Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

“Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.63 KB, 14 trang )

A. MỞ ĐẦU
Trong đời sống xã hội có rất nhiều vi phạm pháp luật xảy
ra, trong đó có vi phạm pháp luật hành chính. Để đáp ứng yêu
cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm hành
chính diễn ra ngày càng phức tạp. Ủy ban thường vụ Quốc hội,
Chính phủ và một số cơ quan chức năng có thẩm quyền đã đưa
ra những giải pháp, văn bản quy định khác nhằm giải quyết
những hạn chế, bất cập trước mắt của công tác xử lý vi phạm
hành chính.
Trong những giải pháp ấy thì việc kiểm tra và xử lý các văn
bản quy phạm pháp luật là một nội dung hết sức quan trọng;
Nghị định số 40 ngày 12/4/2010 của Chính phủ quy định về việc
“kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật” để hoàn thiện hệ
thống pháp luật cũng như khắc phục tận gốc những vi phạm
pháp luật hành chính hiện nay. Qua đó em chọn nghiên cứu đề
tài số 7: “Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật”; nhằm
hiểu rõ hơn về đặc điểm, nội dung, nguyên tắc, vai trò của việc
kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật và thấy rõ tầm
quan trọng của việc kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật
trong việc ban hành các văn bản pháp luật.

1


B. NỘI DUNG
I. Thao tác hóa khái niệm
Văn bản là vật lưu trữ và truyền đạt thông tin.
Văn bản pháp luật là hình thức thể hiện ý chí của Nhà
nước, được ban hành theo hình thức, thủ tục do pháp luật quy
định, luôn mang tính bắt buộc và được bảo đảm thực hiện bởi
Nhà nước.


Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm
pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức,
trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật.
Quy phạm pháp luật là quy tắc sử sự chung, có hiệu lực
bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành
chính nhất định do cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền quy
định trong Luật ban hành và được Nhà nước đảm bảo thực hiện.
(Điều 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015).
Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật được hiểu là hoạt
động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc xem xét,
đánh giá và kết luận về tính hợp pháp và hợp lý của văn bản
quy phạm pháp luật, phát hiện những dấu hiệu bất hợp pháp,
bất hợp lý và yêu cầu chủ thể có thẩm quyền kịp thời đính
2


chính, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ nhằm nâng cao
chất luọng của văn bản quy phạm pháp luật.
Xử lý văn bản quy pháp luật là việc cơ quan Nhà nước ,
người có thẩm quyền tiến hành giải quyết đối với văn bản quy
phạm pháp luật có dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý theo thủ
tục, nguyên tắc pháp luật quy định nhằm đình chỉ thi hành, hủy
bỏ, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, đính chính, thay thế một phần hoặc
toàn bộ đối với văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời xem xét,
xử lý trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể ban hành, tham mưu
soạn thảo văn bản đó.

II. Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

1.
Đặc điểm
Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động mang
tính quyền lực nhà nước. Trước tiên được thể hiện ở việc hoạt
động này được thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền của
Nhà nước; đồng thời trong quá trình kiểm tra, chủ thể có thẩm
quyền thay mặt Nhà nước xem xét nhiều vấn đề khác nhau của
văn bản; bên cạnh đó trong việc chủ thể kiểm tra có quyền đưa
ra các yêu cầu đối với cơ quan đã ban hành văn bản quy phạm
pháp luật đó.
Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động mang
tính phòng ngừa. Ngay cả khi văn bản không có khiếm khuyết
vẫn phải kiểm tra, có như vậy mới kịp thời phát hiện các khiếm
khuyết và đề ra giải pháp khắc phục.
Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động mang
tính tiền đề cho việc xử lý văn bản quy phạm pháp luật khiếm
khuyết. Thông qua hoạt động kiểm tra, nếu phát hiện thấy
3


những văn bản quy phạm pháp luật khiếm khuyết thì cấp có
thẩm quyền sẽ tiến hành xử lý kịp thời.
2.
Nguyên tắc và phương thức kiểm tra
a. nguyên tắc kiểm tra
Để hoạt động kiểm tra thực sự có chất lượng, hiệu quả, các
cơ quan thực hiện hoạt đọng này cần quán triệt, tuân thủ những
nguyên tắc nhất định trong quá trình tiến hành những hoạt
động này. Theo Điều 4 Nghị định số 40/2010/ NĐ-CP quy định:
Thứ nhất, Việc kiểm tra văn bản pháp luật được tiến hành

thường xuyên, toàn diện, kịp thời; khách quan, công khai, minh
bạch;
Thứ hai, Việc kiểm tra văn bản pháp luật phải đúng thẩm
quyền, trình tự, thủ tục;
Thứ ba, Việc kiểm tra văn bản pháp luật phải được tiến
hành với sự kết hợp giữa việc kiểm tra của cơ quan có thẩm
quyền với việc tự kiểm tra của cơ quan ban hành văn bản, bảo
đảm sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan.
Thứ tư, Nghiêm cấm các cơ quan, tổ chức, cá nhân lợi
dụng việc kiểm tra văn bản vì mục đích vụ lợi, gây khó khăn cho
hoạt động bình thường của cơ quan, người đã ban hành văn bản
và can thiệp vào quá trình xử lý văn bản trái pháp luật.
Thứ năm, Sau khi kiểm tra, cơ quan kiểm tra văn bản phải
có kết luận về việc kiểm tra và thông báo cho cơ quan, người có
thẩm quyền đã ban hành văn bản được kiểm tra theo quy định
của pháp luật.”
b. Phương thức kiểm tra
Theo Điều 5 Nghị định số 40/2010/ NĐ-CP.

4


“Việc kiểm tra văn bản được tiến hành bằng các phương
thức sau đây:
1. Kiểm tra văn bản do cơ quan, người có thẩm quyền ban
hành văn bản gửi đến;
2. Kiểm tra văn bản khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của các
cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về văn bản có dấu hiệu trái
pháp luật;
3. Kiểm tra văn bản theo chuyên đề, địa bàn (tại cơ quan ban

hành văn bản) hoặc theo ngành, lĩnh vực.”
Ngoài ra, nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ quan ban
hành văn bản quy phạm pháp luật trong việc đảm bảo không để
xảy ra những khiếm khuyết của văn bản, pháp luật đã có những
quy định về trách nhiệm tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp
luật của cơ quan ban hành. Trong quá trình tự kiểm tra thì cơ
quan ban hành có thể kịp lời phát hiện và xử lý văn bản ban
hành.
3.

Nội dung kiểm tra

Theo Điều 3 Nghị định số 40/20110/ NĐ-CP. Nội dung kiểm tra
văn bản:
“Nội dung kiểm tra văn bản là việc xem xét, đánh giá và
kết luận về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản theo các nội
dung được quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật ngày 03 tháng 6 năm 2008 (sau đây gọi tắt là Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật) và Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
ngày 03 tháng 12 năm 2004 (sau đây gọi tắt là Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân).

5


Văn bản hợp hiến, hợp pháp là văn bản bảo đảm đủ các
điều kiện sau đây:
1. Ban hành đúng căn cứ pháp lý.

a) Có căn cứ pháp lý cho việc ban hành;
b) Những văn bản làm căn cứ pháp lý đó đã được ký ban
hành, thông qua vào thời điểm ban hành văn bản được kiểm
tra.
2. Ban hành đúng thẩm quyền.
Thẩm quyền ban hành văn bản bao gồm: thẩm quyền về
hình thức và thẩm quyền về nội dung.
a) Thẩm quyền về hình thức là việc cơ quan, người có thẩm
quyền ban hành văn bản theo đúng hình thức đã được quy định
tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân.
b) Thẩm quyền về nội dung là việc cơ quan, người có thẩm
quyền ban hành văn bản phù hợp với thẩm quyền của mình
theo quy định của pháp luật.
3. Nội dung của văn bản phù hợp với quy định của pháp luật.
a) Văn bản được ban hành theo thẩm quyền phải phù hợp với
Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch
nước; các văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành và các văn bản
của cơ quan nhà nước cấp trên;
b) Văn bản quy phạm pháp luật không quy định lại các nội
dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khác
và bảo đảm thống nhất giữa văn bản hiện hành với văn bản mới
được ban hành của cùng một cơ quan;
6


c) Văn bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khác

ban hành phải phù hợp với văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực đó;
d) Quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân phải phù hợp với
nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Văn bản do các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban
hành phải bảo đảm yêu cầu không làm cản trở việc thực hiện
điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên.
4. Văn bản được ban hành đúng trình tự, thủ tục, thể thức và kỹ
thuật trình bày theo quy định của pháp luật.”
Đối với việc kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật có
nội dung thuộc bí mật Nhà nước, ngoài những tieu chí trên văn
bản này cần phải tuân thủ đày đủ các quy định của pháp luật về
thủ tục xác định độ mật của văn bản (Điều 6 Quyết định
số42/2009/QĐ-TTg ngày 16/3/2009).
Trong quá trình kiểm tra, cơ quan kiểm tra còn phải xem xét về
tính hợp lý của văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Kiểm tra sự phù hợp của nội dung văn bản quy phạm pháp
luật với thực tiễn để đảm bảo tính khả thi của văn bản đó khi
được triển khai trên thực tiễn.
Xem xét về sự phù hợp của nội dungvăn bản với các quy
phạm xã hội khác (đạo đức, tôn giáo, tập quán…) để văn bản
quy phạm pháp luật dễ dàng được thực thi trên thực tế.
4.

Ý nghĩa của hoạt động kiểm tra

Trước hết, hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
có ý nghĩa phục vụ trực tiếp cho việc xây dụng và hoàn thiện
pháp luật. Mục đích kiểm tra là để phát hiện những khiếm

7


khuyết của văn bản như nội dung ban hành, thẩm quyền ban
hành, hình thức không đúng quy định của pháp luật… Từ đó,
các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ kịp thời điều chỉnh
nhằm đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý, thống nhất của hệ thống
các văn bản quy phạm pháp luật.
Hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật góp phần
đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, thống nhất của
hệ thống pháp luật.
Hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có ý
nghĩa trong việc duy trì trật tự quản lý Nhà nước, bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có ý
nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm tính khả thi của các văn
bản.
Hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật góp phần
tạo dựng môi trường pháp lý minh bạch, ổn định, lành mạnh,
thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế, quốc tế.
Hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật góp phần
nâng cao chất lượng quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy
phạm pháp luật.
III. Xử lý văn bản quy phạm phap luật
1. Văn bản khiếm khuyết
Theo Điều 6 Nghị định 40/2010/NĐ-CP. Cơ sở pháp lý để
xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra:
“Cơ sở pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản
được kiểm tra theo quy định tại Điều 3 của Nghị định…”.


8


Trên cơ sở những yêu cầu về chất lượng của văn bản quy
phạm pháp luật , có thể xác định những khiếm khuyết là những
biểu hiện sau:
Thứ nhất, không đáp ứng yêu cầu về chính trị. Đó là các
văn bản có nội dung không phù hợp với đường lối, chính sách
của Đảng; không phù hợp với ý chí và lợi ích chính đáng của
nhân dân.
Thứ hai, không đáp ứng yêu cầu về pháp lý. Đó lá các văn
bản sai hoặc thiếu căn cứ pháp lý; vi phạm thẩm quyền ban
hành; có nội dung trái với quy định của pháp luật; có nội dung
không phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết
hoặc tham gia; vi phạm các quy định về hình thức và thủ tục
ban hành.
Thứ ba, không đáp ứng yêu cầu về khoa học. Đó là các văn
bản có nội dung không phù hợp với thực tiễn; có nội dung không
phù hợp với truyền thống đạo đức, phong tục, tập quan tốt đẹp
của dân tộc; khiếm khuyết về ngôn ngữ và kĩ thuật trình bày
văn bản.
2. Nguyên tắc xử lý
Theo Điều 4 Nghị định 40/2010/NĐ-CP.
Khi xử lý văn bản quy phạm pháp luật khiếm khuyết phải
tuân theo những nguyên tắc sau:
Nguyên tắc khách quan, toàn diện, đúng pháp luật. Nguyên
tác này bảo đảm cho việc hạn chế tới mức thấp nhất những
thiệt hại có thể xảy ra cho xã hội khi thực hiện những văn bản
khiếm khuyết.
Nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời. Những văn bản trái

pháp luật phải được cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn

9


bản thông nbáo ngay ho cơ quan, người có thẩm quyền ban
hành văn bản để tự kiểm tra và xử lý.
Nguyên tắc chịu trách nhiệm trước Nhà nước của cơ quan,
cá nhân ban hành xử lý văn bản quy phạm pháp luật khiếm
khuyết.
3. Thẩm quyền xử lý.
Theo Điều 16. Bộ trưởng Bộ Tư pháp giúp Thủ tướng Chính phủ
xử lý văn bản trái pháp luật.
Điều 17. Thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
Bộ trong việc xử lý văn bản trái pháp luật.
Điều 18. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc xử lý văn bản
trái pháp luật.
Nghị định 40/2010/NĐ-CP :
Thứ nhất, Cấp trên có thẩn quyền xử lý đối với văn bản quy
phạm pháp luật do cấp dưới ban hành. Nguyên tắc này áp dụng
cho hầu hết các cơ quan Nhà nước, trừ trường hợp Quốc hội là
cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất không có cấp trên.
Ví dụ: Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp
luật của Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ,
Tòa an nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với
Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
Thứ hai, Cơ quan ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật có quyền tự xử lý các văn bản do mình ban hành khi bị
khiếm khuyết. Thông qua hoạt động kiểm tra, nếu cơ quan ban

hành phát hiện được những văn bản mình ban hành có dấu hiệu
khiếm khuyết, sẽ phải ban hành các văn bản khác để xử lý.
Điều này không được áp dụng trong trường hợp Tòa án ban
hành bản án và quyết định khiếm khuyết. Vì Tóa án không có
10


quyền tự xử lý với những bản án, quyết định do mình ban hành
mà phải do Tòa án cấp trên xử lý.
4. Các biện pháp xử lý. (Nghị định 40/2010/NĐ-CP )
Theo Điều 27. Các hình thức xử lý văn bản trái pháp luật
“Các hình thức xử lý văn bản trái pháp luật gồm:
1. Đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nội dung văn
bản;
2. Hủy bỏ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản.”
Điều 28. Đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật
“Hình thức đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ
nội dung văn bản áp dụng trong trường hợp nội dung trái pháp
luật đó nếu chưa được sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ kịp thời
và nếu tiếp tục thực hiện thì có thể gây hậu quả nghiêm trọng,
làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân.”
Điều 29. Hủy bỏ, bãi bỏ văn bản trái pháp luật
“1. Hình thức hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn
bản áp dụng trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ văn bản
đó được ban hành trái thẩm quyền về hình thức, thẩm quyền về
nội dung hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật từ thời
điểm văn bản được ban hành.
2. Hình thức bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn
bản áp dụng trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ văn bản

làm căn cứ ban hành văn bản được kiểm tra đã được thay thế
bằng văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dẫn
đến nội dung của văn bản không còn phù hợp với pháp luật hiện
hành hoặc tình hình kinh tế - xã hội thay đổi.”
Điều 30. Đính chính văn bản

11


“Trong quá trình kiểm tra phát hiện văn bản chỉ sai về căn
cứ pháp lý được viện dẫn, thể thức, kỹ thuật trình bày còn nội
dung của văn bản phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm
tính hợp hiến, hợp pháp thì đính chính đối với những sai sót đó.”
C. KẾT LUẬN
Việc ban hành luật văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo
đảm trật tự, kỷ cương trong công tác xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật nói chung và công tác kiểm tra nói riêng. Thức
tế, công tác kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật thời
gian qua cho thấy, mặc dù đã phát hiện khá nhiều văn bản quy
phạm pháp luật do các cấp, các ngành ban hành trái luật, gây
hậu quả nghiêm trọng về vật chất, vi phạm các quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân… Tuy nhiên, công tác giám sát kiểm tra
văn bản quy phạm pháp luật và xử lý văn bản trái pháp luật vẫn
chưa thực sự được chú trọng một cách đúng mức, ccong tác
kiểm tra văn bản chưa được tiến hành thường xuyên, thiếu quy
định trong thực hiện, triển khai công việc; việc bố trí đội nguc
cán bộ, công chức và tổ chức bộ máy phục vụ cho kiểm tra văn
bản chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, dẫn đến tình
trạng “ thả lỏng” việc kiểm tra văn bản, vẫn còn ban hành văn
bản trái pháp luật, sai về thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản,

vi phạm thẩm quyền ban hành…
Trong bối cảnh đó việc tăng cường công tác kiểm tra văn
bản quy phạm pháp luật là trách nhiệm của các cơ quan hành
pháp nhằm hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật cũng
như từng bước hình thành, hoàn thiện, trở thành động lực mạnh
mẽ cho những thay đổi tích cực diễn ra trên đât nước ta.
12


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU...................................................................1
B. NỘI DUNG................................................................2
I. Thao tác hóa khái niệm...................................................2
II. Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.........................3
1. Đặc điểm..........................................................................3
2. Nguyên tắc và phương thức kiểm tra.........................3
a. nguyên tắc kiểm tra......................................................3
b. Phương thức kiểm tra....................................................4
3. Nội dung kiểm tra..........................................................4
4. Ý nghĩa của hoạt động kiểm tra..................................6
III. Xử lý văn bản quy phạm phap luật.............................7
1. Văn bản khiếm khuyết..................................................7
2. Nguyên tắc xử lý............................................................7
3. Thẩm quyền xử lý...........................................................8
4. Các biện pháp xử lý ......................................................9

13


C.


KẾT

LUẬN…………............................................................................1
0

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình luật hành chính Việt Nam – Trường Đại học Kiểm
sát Hà Nội năm 2014.
2. Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật – Trường Đại luật Hà
Nội năm 2015.
3. Nghị định số 40/2010/NĐ-CP của Chính phủ về việc kiểm
tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật ngày 12/4/2010.
4. Trang web: tailieu123.doc

14



×