Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

" Luật Đất đai 2013 quan tâm, chú trọng tới tính minh bạch, công khai và dân chủ trong quy hoạch, kế hoạchsử dụng đất.”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.08 KB, 10 trang )

1
MỞ ĐẦU
Trong mọi hoạt động quản lý của nhà nước, nguyên tắc minh bạch, công khai
và dân chủ luôn là một nguyên tắc vô cùng quan trọng. Đặc biệt trong lĩnh vực
quản lý đất đai – tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện chủ sở hữu và
thống nhất quản lý; thì vấn đề minh bạch, công khai và dân chủ lại càng quan
trọng. Việc minh bạch, công khai và dân chủ trong quản lý nhà nước về đất đai
được coi là một trong những phương thức hạn chế, kiểm soát quyền lực nhà nước
từ bên ngoài, hạn chế tình trạng lạm quyền, lộng quyền gây ảnh hưởng đến quyền
và lợi ích chính đáng của Nhân Dân.
Nhận thức sâu sắc được điều này, Đảng và nhà nước đã có những chủ
trương, chính sách để đảm bảo tốt nhất công tác triển khai, thực hiện công khai,
minh bạch và dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước về đất đai. Mặc dù vậy
nhưng trong thời gian vừa qua, việc thực hiện các vấn đề về công khai, minh bạch
và dân chủ trong quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt là trong mảng quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất vẫn chưa đạt hiệu quả. Dẫn đến nhiều vấn đề tiêu cự phát sinh,
như: tình trạng tham ô, tham nhũng, biến đất công thành đất tư, thu chi nghĩa vụ tài
chính về quyền sử dụng đất trái với quy định của pháp luật; gây mất lòng tin của
quần chúng Nhân Dân vào những chính sách, kế hoạch của Nhà nước, làm ảnh
hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, đến sự
phát triển của nền kinh tế - xã hội của đất nước. Cùng với sự ra đời của hiến pháp
năm 2013 tiếp tục khẳng định quyền làm chủ đất nước của Nhân dân, Luật đất đai
năm 2013 cũng đã được ban hành, trong đó có nhiều quy định đã thể hiện sự quan
tâm, chú trọng tới tính minh bạch, công khai và dân chủ trong quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất .Xuất phát từ những lý do này, em xin chọn đề tài: “Hãy phân tích vai
trò của vấn đề minh bạch, công khai và dân chủ trong quản lý nhà nước về đất đai.
Bằng các quy định của pháp luật hiện hành hãy chỉ rõ: Luật Đất đai 2013 quan
tâm, chú trọng tới tính minh bạch, công khai và dân chủ trong quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất.”



2
NỘI DUNG
1. Lý luận chung về tính minh bạch, công khai và dân chủ trong hoạt động
quản lý nhà nước về đất đai.
1.1.Khái niệm.
Để hiểu rõ về vai trò vai trò của vấn đề minh bạch, công khai và dân chủ trong
quản lý nhà nước về đất đai. Ta cần làm rõ và thống nhất về khái niệm và cách hiểu
của một số thuật ngữ sau:
- Quản lý nhà nước là: sự chỉ huy, điều hành xã hội của các cơ quan nhà nước
(lập pháp, hành pháp và tư pháp) để thực thi quyền lực Nhà nước, thông qua các
văn bản quy phạm pháp luật. ( theo từ điển tiếng Việt)
- Quản lý nhà nước về đất đai là: Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các
hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền
sở hữu của Nhà nước đối với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử
dụng đất; phân phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm
tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai. [1].
- Nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại điều 22, luật đất đai
năm 2013, bao gồm 15 nội dung, khái quát lại nhằm bảo vệ và thực hiện quyền sở
hữu nhà nước về đất đai, được tập trung vào bốn lĩnh vực cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Nhà nước nắm chắc tình hình đất đai, tức là Nhà nước biết rõ các
thông tin chính xác về số lượng đất đai, về chất lượng đất đai, về tình hình hiện
trạng của việc quản lý và sử dụng đất đai.
Thứ hai: Nhà nước thực hiện việc phân phối và phân phối lại đất đai theo quy
hoạch và kế hoạch chung thống nhất. Nhà nước chiếm hữu toàn bộ quỹ đất đai,
nhưng lại không trực tiếp sử dụng mà giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng.
Thứ ba: Nhà nước thường xuyên thanh tra, kiểm tra chế độ quản lý và sử
dụng đất đai.
Thứ tư. Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai. Hoạt
động này được thực hiện thông qua các chính sách tài chính về đất đai.



3
- Minh bạch là: rõ ràng, rành mạch, không gây khó khăn phiền hà trong việc
tiếp cận
- Công khai là: việc cơ quan, tổ chức, đơn vị công bố, cung cấp thông tin
chính thức về văn bản, hoạt động hoặc về nội dung nhất định” (khỏan2, Điều 2,
Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2007 và
2012 )).
- Dân chủ là: đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân.
Tóm lại theo em minh bạch, công khai và dân chủ trong quản lý nhà nước về
đất đai là:
Mọi hoạt động của nhà nước về đất đai phải được công bố hoặc phổ biến,
truyền tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, làm cho mọi người dân có thể
tiếp cận được các quyết định của nhà nước một cách dễ dàng; các thông tin đó
không khuất tất, không rắc rối, không gây khó khăn cho công dân trong tiếp cận
thông tin, và đảm bảo cho người dân được theo dõi, giám sát mọi hoạt động của
nhà nước về quản lý đất đai..
1.2.Tính tất yếu phải minh bạch, công khai và dân chủ trong hoạt động
quản lý nhà nước về đất đai.
Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân để thống nhất quản lý về đất đai.
Việc quản lý nhà nước về đất đai được thực hiện bằng quyền lực nhà nước và cũng
thể hiện quyền lực nhà nước. Mặt khác, theo lý luận về nhà nước và pháp luật;
quyền lực nhà nước là do toàn thể Nhân Dân trao cho, “ủy quyền” cho nhà nước
thực hiện. Nên việc nhà nước thực hiện quyền lực đó như thế nào, phải minh bạch,
công khai cho những “người chủ ủy quyền” - Nhân Dân nắm bắt được một cách rõ
ràng và đầy đủ, để từ đó người dân thực hiện quyền giám sát của mình bằng
phương thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các đại biểu của mình.
Hơn nữa trong hiến pháp của nước ta năm 2013 tiếp tục ghi nhận công cuộc xây
dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của Dân do Dân và Vì Dân. Mà
để xây dựng một nhà nước nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì phải luôn thượng



4
tôn pháp luật, đảm bảo quyền trong pháp, quyền lực chịu sự chế ngự của pháp luật
mà muốn vậy thì mọi hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước (trong đó có hoạt
động quản lý nhà nước về đât đai) phải luôn chịu sự kiểm soát chi phối từ cả bên
trong lẫn bên ngoài, trong đó có hoạt động giám sát từ bên ngoài của Nhân Dân.
Bởi các lẽ đó việc thực hiện và đảm bảo tính minh bạch, công khai, dân chủ trong
hoạt động quản lý nhà nước về đất đai là một sự tất yếu trong quá trình xây dựng
một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung và xây dựng một nên hành
chính trong sạch, minh bạch, và chuyên nghiệp mà Đảng và Nhà Nước ta đang nỗ
lục phấn đấu dựng xây.
2. Vai trò của vấn đề minh bạch, công khai và dân chủ trong quản lý nhà
nước về đất đai.
Vấn đề minh bạch, công khai dân chủ trong quản lý nhà nước về đất đai có vai trò
vô cũng quan trọng cơ bản như sau:
Thứ nhất, đảm bảo cho việc sử dụng đất đai được thực hiện đúng quy hoạch, kế
hoạch mà nhà nước đã phê duyệt. Đảm bảo cho công tác quản lý đất đai, cấp đất
giao đất cho cá cá nhân, tổ chức được tuân theo đúng các quy định của pháp luật
đất đai.
Thứ hai, Góp phần hạn chế những tiêu cực phát sinh trong lĩnh vực quản lý và sử
dụng đất đai, như: tình trạng lạm quyền, lộng quyền, tham ô, tham nhũng, hạch
sách nhũng nhiễu người dân trong quá công tác quản lý đất đai, cấp đất, giao đất,
bồi thường về đất đai…vv.
Thứ ba, Thực hiện tốt vấn đề minh bạch, công khai và dân chủ trong hoạt động
quản lý nhà nước về đất đai, là đang góp phần thực hiện tốt cơ chế kiểm soát quyền
lực nhà nước từ bên ngoài, góp phần tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất,
giữa các cơ quan của nhà nước trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
mình.
Thứ tư, là cơ sở để các cá nhân, tổ chức trong quần chúng nhân dân thực hiện tốt

quyền và nghĩa vụ của mình. Ví dụ: khi người dân phát hiện cán bộ xã trong quá


5
trình cấp đất “giãn dân” cho người dân đã không công khai điều kiệnn tiêu chuẩn
để được cấp đất, nên những hộ dân đủ tiêu chuẩn được xét cấp đất giãn dân, đã căn
cứ vào yêu cầu phải công khai, minh bạch và dân chủ trong quản lý đất đai của nhà
nước, để khiếu nại yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền gải quyết.
Thứ năm, đảm bảo quyền lợi ich hợp pháp của Nhân Dân, những người trực tiếp
sử dụng và khai thác giá trị của đất đai.
3. Luật Đất đai 2013 quan tâm, chú trọng tới tính minh bạch, công khai và
dân chủ trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Ngày 1/7/2014, Luật Đất đai năm 2013 chính thức có hiệu lực thi hành. Đạo luật
này như luồng sinh khí mới thổi vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và hội
nhập kinh tế toàn cầu hóa của đất nước.
Luật Đất đai có nhiều quy định mới, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để nâng cao
hiệu quả sử dụng đất, đồng thời giải quyết các tồn tại, vướng mắc phát sinh trong
thực tiễn, nhằm khai thác tiềm năng vô giá về đất đai để xây dựng và phát triển đất
nước trong giai đoạn mới. đặc biệt so với luật đất đai năm 2003, đạo luật này đã
quan tâm, chú trọng đến vấn đề minh bạch công và dân chủ trong quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất; điều này được thể hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất, luật đất đai năm 2013 đã bổ sung thêm khái niệm quy hoạch sử dụng đất
và kế hoạch sử dụng đất tại khoản 2, 3 Điều 3 - giải thích từ ngữ:
“2. Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không
gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo
vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu
cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn
vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.
3. Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để
thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.”

Điều này góp phần tạo nên cách hiểu thống nhất giữa những người làm công tác
quản lý đất đai và với cả người dân, để từ đó người dân có thể biết được thế nào là


6
quy hoạch, thế nào là kế hoạch sử dụng đất mà có những hoạt động giám sát, phát
hiện kịp thời những sai sót.
Thứ hai, Tại điều 36 luật đất đai năm 2013, đã quy định rõ ràng về Hệ thống quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
“1. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
2. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
4. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng.
5. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.”
Như vậy luật đất đai 2013, đã quy định cụ thể rõ ràng hệ thống quy hoạch kế hoạch
sử dụng đất chia làm 3 cấp theo địa giới hành chính, và 2 lĩnh vực. Việc quy định
này đã tạo nên sự phân cấp rõ ràng trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo
cho việc lập, thực hiện kế hoạch sử dụng đất đúng đắn, công khai, minh bạch.
Thứ ba. Trong quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh
tại Điều 41, so với Điều 30 Luật đất đai năm 2003, luật đất đai năm 2013 đã thiết
kế quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh như quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất các cấp hành chính. Quy định này đã góp phần làm khách quan hơn, rõ
ràng hơn trong quá trình lập, và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc
phòng an ninh, tạo nên cơ chế quản lý chặt chẽ, không chỉ theo lĩnh vực, mà còn
theo các cấp hành chính nơi có diện tích đất thuộc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
quốc phòng, an ninh; ngoài ra còn đảm bảo tính thống nhất về mặt pháp luật đối với
các loại hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Thứ tư, Tại Điều 43 Luật Đất đai năm 2013 quy định việc lấy ý kiến về quy hoạch,
kế hoach sử dụng đất. Theo quy định tại điều luật này thì cơ quan tổ chức lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân

dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Điều luật quy định cụ thể về hình thức,
nội dung, thời gian lấy ý kiến nhân dân; trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến của
nhân dân trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất đối với tất cả các cấp.


7
Đây là một quy định mới, là một sự bổ sung đặc biệt quan trọng so với luật đất đai
năm 2003, thể hiện rõ ràng, trực tiếp nhất việc chú trọng tăng cường hơn tính công
khai, minh bạch, phát huy quyền làm chủ dân của nhân dân trong quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
Thứ năm, luật đất đai năm 2013, đã bổ sung thêm quy định về thẩm định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tại điều 44. Theo đó sau khi các cơ quan có thẩm
quyền lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phải được hội đồng thẩm định, thẩm
định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đó. Quy định này tạo nên sự minh bạch đúng
đắn hơn trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Thứ sáu, việc công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định tại điều 28
luật đất đai năm 2003, đã được điều 48 luật đất đai năm 2013 sửa đổi bổ sung trước
hết là tên điều luật “công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đât” và bổ
sung phần nội dung theo hướng quy định rõ ràng hơn trách nhiệm, thời điểm, thời
hạn công bố công khai kế quy hoạch, sử dụng đất. đây cũng là điểm thể hiện rõ tính
minh bạch, công khai và dân chủ trong quy hoạch, kế hoach sử dụng đất.
Thứ bảy, luật đất đai năm 2013, đã có hàng loạt những quy định mới quy định cụ
thể, chi tiết và ràng hơn về các vấn đề như: Điều 47. Tư vấn lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất; Điều 50. Báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Điều 51. Giải quyết phát sinh về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau khi Luật này
có hiệu lực thi hành. Tất cả những quy định này đều góp phần đảm bảo cho quá
trình lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được tiến hành một cách chính
xác, đúng pháp luật, thể hiện rõ tính công khai, dân chủ, minh bạch trong quá trình
thực hiện những hoạt động này của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai.



8
KẾT LUẬN

Luật đất đai năm 2013 ra đời đã thể chế hoá đúng và đầy đủ những quan
điểm, định hướng của Nghị quyết số 19/NQ-TƯ tại hội nghị lần 6 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, đồng thời khắc phục, giải quyết những tồn tại, hạn chế phát sinh
trong quá trình thi hành Luật đất đai năm 2003. Đạo luật này đã chú trọng nhiều
hơn đến vấn đề minh bạch, công khai và dân chủ trong hoạt động quản lý nhà nước
về đất đai, đặc biệt là trong vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất - công cụ quản
lý quan trọng để đảm bảo cho phát triển bền vững. Đây là sự kiện quan trọng đánh
dấu những đổi mới về chính sách đất đai, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thể hiện
được ý chí, nguyện vọng của đại đa số nhân dân. Điều này đã được chứng minh sau
gần hai năm đi vào thực tiễn, những quy định của luật đất đai năm 2013 nói chung
và đặc biệt là quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đã dần đẩy lùi tình
hình buông lỏng trong quản lý, nôn nóng, chạy theo lợi ích kinh tế ở nhiều địa
phương, tự phát, chuyển mục đích sử dụng đất tạo ra sự rối loạn trong sử dụng đất
để lại tác động xấu đến môi trường.


9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Luật đất đai (2013), trường ĐH Luật Hà Nội; NXB Công An Nhân
Dân.
2. Giáo trình Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai (2007), trường Đại Học Nông
Lâm; NXB Nông Nghiệp Hà Nội.
3. Luật đất đai năm 2003.
4. Luật đất đai năm 2013.
5. Nghị quyết số 19/NQ-TƯ tại hội nghị lần 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

6. Một số bài viết trên internet như:
+ Bài Viết: Nâng cao tính minh bạch trong quản lý, sử dụng đất; đăng trên
báo tin tức, tại địa chỉ: truy cập ngày 18/9/2016.
+ Bài viết: Công khai, minh bạch trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường;
đăng trên trang thông tin điện tử của Ban Nội Chính Trung ương, tại địa chỉ:
truy cập ngày 20/9/2016.
+ Bài viết: Công khai, minh bạch thông tin trong quản lý đất đai; tại địa
chỉ: truy cập ngày: 20/9/2016 .


10

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
1.

Lý luận chung về tính minh bạch, công khai và dân chủ trong hoạt

động quản lý nhà nước về đất đai.......................................................................2
1.1. Khái niệm....................................................................................................2
1.2. Tính tất yếu phải minh bạch, công khai và dân chủ trong hoạt động quản
lý nhà nước về đất đai........................................................................................3
2.

Vai trò của vấn đề minh bạch, công khai và dân chủ trong quản lý nhà

nước về đất đai.....................................................................................................4
3.

Luật Đất đai 2013 quan tâm, chú trọng tới tính minh bạch, công khai


và dân chủ trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất..........................................5
KẾT LUẬN...............................................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................9



×