Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH THỦY ĐẬU CHO TRẺ 3 4 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
Mã SKKN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
DỊCH THỦY ĐẬU CHO TRẺ 3 - 4 TUỔI
TẠI TRƯỜNG MẦM NON

Lĩnh vực : Giáo dục mẫu giáo
Cấp học : Mầm non

NĂM HỌC: 2016 – 2017

1


MỤC LỤC
STT

Phần nội dung

Số trang

I

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

II


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

3

1

Cơ sở lý luận

3

2

Thực trạng vấn đề

3

a

Đặc điểm chung

2

b

Thuận lợi

3

c


Khó khăn

4

3

Các biện pháp thực hiện

4

Biện pháp1:Vệ sinh đồ dùng đồ chơi trong lớp bằng
Cloramin B
Biện pháp 2: Giáo dục trẻ có thói quen rửa tay bằng xà
phòng mỗi ngày
Biện pháp 3: Phối kết hợp với y tế và tổ nuôi dưỡng.

4

4

Biện pháp 4 : Tuyên truyền và phối kết hợp với các phụ
huynh.
Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm

7
12
15
17

III


KẾT LUẬN và KIẾN NGHỊ

18

1

Ý nghĩa của SKKN

18

2

Bài học kinh nghiệm

18

3

Ý kiến đề xuất

18

2/19


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh ở các trường mầm non
cũng ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của trẻ. Năm học nay dịch bệnh thủy
đậu có ở rất nhiều xã trên địa bàn huyện và bệnh thủy đậu không chỉ mắc ở trẻ

em mà còn ở mọi lứa tuổi. Để chủ động phòng chống các dịch bệnh nói chung
và bệnh thủy đậu nói riêng tại trường mầm non là nhiệm vụ rất quan trọng.
Dịch bệnh thủy đậu xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường tập trung ở lứa
tuổi mầm non vì ở độ tuổi này cơ thể trẻ còn non nớt, sức đề kháng còn yếu so
với môi trường bên ngoài, đặc biệt sở thích của trẻ là hay cho tay hoặc cho đồ
chơi vào miệng ngậm. Chính vì thế việc phòng chống dịch bệnh thủy đậu là việc
vừa dễ lại vừa khó đối với cả giáo viên và trẻ. Bởi trẻ mầm non dễ tiếp thu
những kiến thức, nhưng lại chóng quên và mất đi những kiến thức vừa học nếu
không được thực hiện thường xuyên. Việc giáo dục này cần thực hiện thường
xuyên và liên tục bắt đầu từ lứa tuổi mầm non. Tuy nhiên, nội dung và hình thức
tuyên truyền tới trẻ phải được thực hiện dần dần và từ ít đến nhiều, từ lý thuyết
đến thực hành để giúp trẻ nắm bắt được. Qua đó sẽ tạo được nề nếp thói quen và
kỹ năng phòng chống dịch bệnh cho trẻ, không những là bệnh thủy đậu mà cả
những dịch bệnh khác ngay từ lứa tuổi mầm non.
Nói đến dịch bệnh thủy đậu ai cũng sợ vì nếu khi bị bệnh mà không kiêng
tốt sễ để lại rất nhiều sẹo cho người mắc bệnh. Bệnh thủy đậu phát triển quanh
năm, và bùng phát mạnh vào các thời điểm tháng 12 và tháng 2 trong năm, chính
vì vậy giáo viên cần tìm hiểu và trang bị cho bản thân những kiến thức chính xác
về dịch bệnh thủy đậu để có những biện pháp hướng dẫn trẻ cách phòng chống
một cách có hiệu quả nhất. Nói đến biện pháp thì một trong những biện pháp
quan trọng giúp phòng chống các dịch bệnh nói chung và bệnh thủy đậu nói
riêng để có hiệu quả nhất là giúp trẻ biết cách rửa tay bằng xà phòng thường
xuyên. Một việc không thể đó là thói quen trước khi ăn cơm và sau khi đi vệ
sinh đều cần rửa tay bằng xà phòng nó sẽ hạn chế được 70% dịch bệnh theo
thông tin của y tế.
Trong năm học 2016 -2017 thời điểm bùng phát dịch bệnh thủy đậu cho
tất cả mọi lứa tuổi là vào tháng 12 - 2016 và tháng 2 -2017. Bệnh thủy đậu có
thể để lại di chứng và không để lại di chứng vì thế cần phòng chống bệnh ngay
từ khi mình chưa mắc bệnh để đảm bảo sức khỏe cho mọi người và đặc biệt là
trẻ con mầm non. Bản thân tôi là một giáo viên mới nhưng tôi luôn yêu nghề,

mến trẻ vì thế tôi rất muốn chung tay cùng nhà trường phòng chống các dịch
bệnh cho trẻ. Nếu trẻ bị mắc các bệnh mà do thiếu sự hiểu biết của giáo viên về
cách phòng chống thì thật sự đáng buồn. Chính điều đó đã thôi thúc tôi nghiên
cứu và tìm ra “ Một số biện pháp phòng chống dịch thủy đậu cho trẻ 3-4 tuổi
tại trường mầm non ”.
1


Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Đánh giá mức độ nhận thức về dịch bệnh thủy đậu đối với trẻ lứa tuổi
mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi để từ đó đề xuất các biện pháp phòng chống dịch thủy
đậu cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi tại trường mầm non.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Các biện các biện pháp phòng chống dịch thủy đậu cho trẻ mẫu giáo bé 3
– 4 tuổi tại trường mầm non.
Phạm vi áp dụng:
Trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé (3 – 4 Tuổi ) trong trường mầm non năm học
2016 - 2017.

2/19


II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
Nội dung phòng chống dịch bệnh thủy đậu cho trẻ mầm non nói chung và
trẻ MGB 3-4 tuổi nói riêng là một yêu cầu rất quan trọng và cần thiết trong mỗi
nhà trường. Điều cần thiết nhất là giáo viên cần xây dựng các hoạt động thông
qua quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ. Đặc biệt là quá trình nhận thức của
trẻ mẫu giáo, đó là những đặc điểm như :
- Tư duy của trẻ mẫu giáo thường gắn với tình cảm nên chúng suy nghĩ và

hành động theo hứng thú trước mắt.
- Trẻ suy nghĩ bằng hình thức tư duy trưc quan hình tượng. Tri giác sự vật
theo kiểu trực giác toàn bộ và tổng thể.
- Khả năng ghi nhớ của trẻ mẫu giáo không bền vững, trẻ cần được làm
quen những nội dung cần học ở mọi lúc, mọi nơi và cần làm quen nhiều lần.
Giáo dục trẻ biết cách phòng chống dịch bệnh nói chung và dịch bệnh
thủy đậu nói riêng là một việc làm rất quan trọng nhưng không dễ dàng. Trước
tiên cô giáo cần trang bị cho bản thân những hiểu biết một cách chính xác nhất
về bệnh dịch này ( khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân, cách phòng chống). Sau
khi đã có những hiểu biết rõ rang về bệnh thì giáo viên cần tích hợp, lồng ghép
một cách hợp lý vào tất cả các hoạt động như: hoạt động vui chơi, học tập, đi
dạo cho trẻ đúng lúc, đúng yêu cầu.
Thực tế cho ta thấy hàng ngày trẻ được tiếp xúc với những hành vi đúng,
hành vi sai khi tham gia các hoạt động ở lớp như: ăn cơm, uống sữa, vệ sinh,
hay nói một cách chung nhất là trong những nhu cầu hàng ngày của trẻ. Nhưng
có lẽ trẻ chỉ biết rằng mình chỉ cần ăn hay làm thế nào mình thích theo cách của
trẻ, điều naỳ rất nguy hại bởi trẻ cũng là những thành viên tham gia vào cuộc
chiến chống lại bệnh dịch. Chính vì vậy một trong những nhiệm vụ của trường
mầm non là trang bị cho trẻ những hiểu biết về dịch bệnh nói chung và dịch
bệnh thủy đậu nói riêng để trẻ có một số nề nếp, thói quen, kỹ năng trong cách
phòng chống. Để giúp trẻ tiếp thu được những kiến thức đó thì cô giáo cần nắm
bắt được tình hình cũng như đặc điểm của trẻ lớp mình qua đó việc tuyên truyền
phòng chống dịch bệnh thủy đậu mới đạt được hiệu quả như mong đợi.
2. Thực trạng vấn đề
a. Đặc điểm chung:
- Trường mầm non tôi đang làm việc là trường chuẩn quốc gia mức độ
1và ở trung tâm 2 thôn cho nên trẻ được tiếp cận nhiều thông tin đó là việc rất
tốt cho mọi hoạt động của trẻ.

3/19



- Năm học 2016 - 2017 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu
giáo bé 3 - 4 tuổi với số học sinh là 40 trẻ/3 cô.
- Trường có 14/14 lớp có đầy đủ nhà vệ sinh theo đúng tiêu chuẩn, có bồn
rửa tay riêng cho nam và nữ, có tủ hấp bát, thìa sạch sẽ, phòng học thoáng mát
về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
- Giáo viên, nhân viên luôn có tinh thần cao trong việc phòng chống dịch
bệnh.
- Y tế của trường nắm vững chuyên môn và sát sao trong công tác phòng
chống dịch.
b. Thuận lợi :
- Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần
và đã tổ chức lớp tập huấn dịch bệnh cho các giáo viên từ đầu năm học.
- Nhà trường trang bị đầy đủ tài liệu cho giáo viên
- Học sinh nhanh nhẹn, có nề nếp, 80% trẻ được học từ lớp nhà trẻ lên lớp
3 tuổi nên trẻ có nề nếp, kỹ năng vệ sinh tốt.
- Lớp được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất theo quy định.
c. Khó khăn :
- 50% phụ huynh làm nghề buôn bán và tự do nên chưa có thời gian quan
tâm đến công tác phòng chống dịch.
- 50% phụ huynh là cán bộ công nhân viên nhà nước.
- Có 1 y tế mà có 2 điểm trường.
- Trẻ còn nhỏ nên ý thức tự giác còn hạn chế.
Nắm bắt được tình hình thực tế trên tôi biết rằng kiến thức về phòng
chống dịch mà tôi cung cấp cho trẻ ở lớp rất khó để cho phụ huynh nắm bắt và
cho trẻ ôn luyện tại nhà. Cũng có những quan điểm cho rằng “ Chúng nó còn
nhỏ nên không tự vệ sinh được”. Song có những bố mẹ do bận công việc nên ít
có thời gian dạy dỗ, trò chuyện, với con về việc tự bảo vệ mình qua những kỹ
năng vệ sinh hàng ngày như rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và đây cũng là

một hạn chế trong việc giúp trẻ phòng chống dịch bệnh tại gia đình.
3. Các biện pháp thực hiện.
Biện pháp 1: Vệ sinh đồ dùng đồ chơi trong lớp bằng Cloramin B
Đồ dùng đồ chơi trong mỗi lớp học đều có rất nhiều mà trẻ con rất thích
chơi với chúng và đây là nhưng thứ có thể gây bệnh cho trẻ, nếu chúng ta không
thường xuyên vệ sinh chúng sạch sẽ. Chính vì thế việc tẩy trùng đồ dùng đồ
chơi bằng clramin B là cần thiết trong các trường học mầm non.
Cloramin B là một loại thuốc khử trùng hay được dùng trong bệnh viện và
trạm xá và giờ đây nó đươc dùng phổ biến trong các trường học nói chung và
4/19


mầm non nói riêng. Cloraim B không phải trường học nào cũng sử dụng thường
xuyên mà chỉ dùng khi có dịch bệnh xẩy ra mà thui. Vậy tại sao chúng ta không
dùng nó thường xuyên để ngăn chặn bệnh trước khi nó bùng phát tại nhà trường.
Theo như hướng dẫn ở Quy chế mầm non thì các giáo viên phải tới lớp trước
15phút. Nhiệm vụ của giáo viên là làm thông thoáng lớp học và tiến hành vệ
sinh sạch sẽ lớp học như: quét dọn, lau chùi vệ sinh sạch sẽ, thu gom rác, đất,
bụi bám trên nền nhà, các vật dụng, đồ dùng, đồ chơi ở các góc. Nếu trường
chúng ta dùng Cloramin B thì sau khi làm sạch bề mặt sàn nhà, đồ dùng, đồ
chơi cá nhân của học sinh, thì để chúng khô tự nhiên rồi tiến hành pha cloamin
B nồng độ 0.5% clo hoạt tính (200g bột cloramin B loại 25%clo hoạt tính cho
10lít nước sạch). Công việc tiếp đó là dùng chổi lau nền sạch nhúng ướt vừa
phải nước pha cloramin B để tiến hành lau từ ngoài vào trong, sau đó lau lại từ
trong ra ngoài và để khô tự nhiên. Đối với đồ dùng, đồ chơi, dùng khăn sạch
nhúng vào nước cloramin B đã pha sẵn và tiến hành lau ướt đều trên bề mặt rồi
để khô tự nhiên. Cuối buổi làm việc khi trẻ đã về hết thì giáo viên lại tiếp tục
tiến hành làm sạch lớp học, đồ dùng đồ chơi bằng cloramin B.
Vào các thời điểm dịch thủy đậu đang có xu hướng phát triển thì các
trường học cần triển khai các biện pháp vệ sinh hàng ngày để chủ động phòng

dịch bệnh cho trẻ. Và một trong những hoạt động vệ sinh cần thiết nhất cho trẻ,
đó là tổ chức vệ sinh môi trường lớp học, đồ dùng, đồ chơi bằng dung dịch
cloramin B theo quy định.

Lau nhà bằng dung dịch Cloramin B
Nói về đồ chơi, thì đồ chơi là một trong những đồ dùng không thể thiếu
đối với lứa tuổi mầm non, đồ chơi cần cho trẻ nó được ví giống như cơm ăn
5/19


nước uống hàng ngày của trẻ vậy. Nếu trong một ngày ở lớp, các hoạt động của
trẻ mà không có đồ chơi thì coi như hoạt động đó không thành công. Nói như
vây ta đã hiểu được tầm quan trọng của đồ chơi là rất cần thiết đối với trẻ.
Khoảng thời gian trẻ con ở trường là khá dài vì thế việc tiếc với đồ
dùng, đồ chơi trong một ngày là rất nhiều, chính vì thế nếu đồ chơi không được
khử trùng sạch sẽ mỗi ngày thì việc trẻ bị mắc bệnh dịch là tương đối cao,
nguyên nhân không đâu xa chính là do đồ chơi bẩn khiến cho trẻ mắc bệnh.
Hiện nay ở rất nhiều trường mầm non công tác vệ sinh bằng dung dịch cloramin
B được giáo viên thực hiện rất nghiêm túc theo lịch vệ sinh hàng tuần những có
những trường công tác này chưa được chú trọng dẫn đến khả năng mắc các dịch
bệnh là cao hơn so với các trường thực hiện thường xuyên. Trường chúng tôi
công việc phòng chống các dịch bệnh nói chung và dịch bênh thủy đậu nói riêng
luôn được chú trọng và y tế nhà trường cung cấp dung dịch Cloramin B cho các
lớp thực hiện.
Lịch vệ sinh của giáo viên
Ngày
Công việc hàng tuần
Thứ 2
Tráng cốc buổi sáng - Luộc khăn
Thứ 3

Tráng cốc buổi sáng - Đánh ca cốc
Thứ 4
Tráng cốc buổi sáng - Giặt khăn
Thứ 5
Tráng cốc buổi sáng - Tổng vệ sinh lớp học
Thứ 6
Tráng cốc buổi sáng - Tổng vệ sinh toàn trường

Ngâm khăn, cốc bằng dung dịch CloraminB

6/19


Lau và ngâm đồ dùng đồ chơi bằng Cloramin B

Tráng cốc và giặt khăn lại bằng nước sạch.
Kết quả: Việc thực hiện vệ sinh đồ dung, đồ chơi sạch bằng cloamin B
hằng ngày là việc dễ làm và đơn giản nhưng lại hiệu quả vì nó giúp chúng ta
phòng chống các bệnh khác nói chung và dịch bệnh thủy đậu nói riêng môt cách
hiệu quả cho trẻ ở lứa tuổi mầm non và tất cả các lứa tuổi khác.
Biện pháp 2: Giáo dục trẻ có thói quen rửa tay bằng xà phòng mỗi
ngày.
Nói đến việc rửa tay thì từ trẻ nhỏ đến người lớn không ai xa lạ gì vì nó là
thói quen với mỗi con người chúng ta, nhưng rửa tay như thế nào cho đúng cho
7/19


sạch lại là chuyện khác.Với trẻ nhỏ quy trình rửa tay thì không có gì xa lạ đối
với trẻ, nhưng làm thế nào để trẻ có thể nhớ và hình thành một thói quen hằng
ngày là một điều mà giáo viên cần phải có trách nhiệm nhắc nhở và giúp trẻ thực

hiện một cách thường xuyên, và giáo viên cũng phải là người thực hiện cùng trẻ
để trẻ nhìn cô mà làm theo. Việc rửa tay bằng xà phòng mỗi ngày là một việc
cần thiết vì nó giữ cho đôi tay sạch sẽ và nó là một nếp sống quen thuộc rất cần
cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo.
Một ngày của trẻ ở trường và trẻ được thực hiện rất nhiều hoạt động và có
rất nhiều hoạt động để giáo viên giáo dục trẻ sao cho trẻ biết và hiểu được cách
phòng chống dịch cho chính trẻ.
Ví dụ: Vào những buổi giải lao, trước bữa ăn tôi thường đàm thoại với trẻ
bằng những câu hỏi:
“Về nhà các con thường làm gì để giúp bố mẹ ”
“ Trước và khi ăn cơm các con phải làm gì để đảm bảo vệ sinh?”
“Sau khi đi vệ sinh các con phải làm gì? ”
Các câu hỏi khi được tôi đặt ra thì lúc này trẻ sẽ rất sôi nổi, hào hứng kể
về những gì trẻ có thể giúp được bố mẹ mình như: nhặt rau, tưới cây, cho chó ăn
thức ăn …và sau những việc như vậy trẻ đều trả lời là phải rửa tay bằng xà
phòng để đảm bảo vệ sinh. Với trẻ thì việc trẻ rửa tay thì không khó nhưng để
trẻ có thói quen rửa tay đúng cách mới là quan trọng, nếu ta rửa tay đúng quy
trình thì sẽ giúp ta loại bỏ khả năng nhiễm vi khuẩn gây bệnh rất cao. Chính vì
vậy cần giáo dục và hướng dẫn trẻ nắm chắc cách rửa tay đúng cách nhằm bảo
vệ sức khỏe cho trẻ trước tất cả các bệnh có thể đang muốn xâm nhập vào cơ thể
trẻ mọi lúc, mọi nơi.
Trẻ rửa tay đúng quy trình giúp cho trẻ có đôi bàn tay luôn sạch sẽ và khả
năng nhiễm khuẩn thấp, trẻ sẽ luôn có sức đề kháng tốt để chống các bệnh xung
quanh.
Quy trình rửa tay mới nhất theo năm học 2016-2017
+ Bước 1: Làm ướt 2 bàn tay bằng nước sạch, sát xà phòng vào lòng bàn
tay, chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.
+ Bước 2: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia, kẽ
ngón tay và ngược lại.
+ Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ giữa các ngón tay

+ Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
+ Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón tay cái cuả bàn tay kia và ngược lại.

8/19


+ Bước 6: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia và
ngược lại, rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay. Lau khô tay bằng khăn
sach.

Sáu quy trình rửa tay bằng xà phòng
Hoạt động ngoài trời là hoạt động trẻ được quan sát, được chơi các trò
chơi tự do, lúc này việc để giữ vệ sinh sạch sẽ cho mỗi học sinh là rất khó. Trẻ
con vốn thích vui đùa, nhất là trong giờ hoạt động ngoài trời vì trẻ được chạy
nhảy và chơi những đồ chơi trẻ thích. Các đồ chơi ngoài trời dù có thường
xuyên vệ sinh đến mấy thì vẫn không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ như ở trong lớp
và khả năng lây nhiễm bệnh từ bên ngoài này là rất cao. Vậy phải là như thế nào
để trẻ con luôn có một sức đề kháng tốt nhất giúp phòng chống dịch bệnh nói
chung, đó chính là giữ cho cơ thể trẻ luôn sạch sẽ vì thế sau cuối buổi hoạt động
ngoài trời trẻ lớp tôi đều biết xếp hàng rửa tay ở sân trường trước khi vào lớp.
Bên cạnh đó giúp trẻ khắc sâu hơn nữa cách rửa tay đúng quy trình thì
những lần đi dạo, tôi cùng trẻ cùng bàn luận về từng quy trình rửa rồi đến cách
rửa tay như thế nào thì mới đúng để giúp đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho cơ thể.
Sau khi trò chuyện xong tôi cho trẻ ra thực hành lại cách rửa tay ở dưới sân
trường, đó cũng là một cách giúp trẻ ghi nhớ sâu sắc hơn về cách rửa tay thường
xuyên có tác dụng tốt như thế nào với cơ thể trẻ. Đối với trẻ 3 tuổi việc ghi nhớ
sẽ chậm hơn so với trẻ lớp lớn, nhưng nếu cứ thực hiện thường xuyên thì sẽ tạo

9/19



thành thói quen và trẻ sẽ hình thành thói quen đó trong đầu giống như việc trẻ
ngủ dạy là đánh răng, rửa mặt và ăn sáng trước khi đi hoc.

Cô và trò cùng trao đổi về quy trình rửa tay ở HĐNT
Việc rèn kỹ năng rửa tay cho trẻ mọi lúc, mọi nơi và rửa tay bằng xà
phòng là hoạt động hết sức quan trọng đối với trẻ mầm non. Vì vậy giáo viên
cần lồng ghép một cách khéo léo vào các giờ hoạt động để tạo cho trẻ có thói
quen thường xuyên vệ sinh bàn tay sạch sẽ. Cô phải giáo dục thường xuyên việc
trẻ rửa tay sau khi nghịch bẩn, khi chơi đồ chơi, sau khi đi vệ sinh… Đặc biệt
trước giờ ăn cơm thì việc rửa tay không thể thiếu được, chính vì thế trước giờ ăn
cơm 100% trẻ lớp tôi đều được rửa tay sạch sẽ rồi mới vào bàn ăn cơm. Thói
quen này được hình thành thường xuyên cho nên có khi đến giờ ăn cơm giáo
viên chưa kịp nhắc trẻ đi rửa tay thì trẻ cũng đã biết phải đi rửa tay rùi.

Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
Nói như vậy cô giáo chỉ nhắc nhở trẻ thực hiện rửa tay thường xuyên mà
cô không làm thì cũng không đúng, chính cô giáo mới là người cần thực hiện
10/19


nghiêm túc để trẻ học tập làm theo và đó cũng chính là giúp bảo vệ sức khoẻ cho
chính cô cũng như học sinh của cô hàng ngày. Khi đến giờ ăn ( hoặc sau khi vệ
sinh cho trẻ ), tôi thường xuyên rửa tay bằng xà phòng rồi mới chia ăn cho trẻ
cũng như tiếp xúc gần trẻ. Hơn thế nữa việc rửa tay bằng xà phòng thường
xuyên đã giúp cô giáo có thói quen cho chính mình và mọi người xung quanh và
nhất là đối với trẻ học sinh cuả lớp mình đang trông giữ.

Giáo viên rửa tay bằng xà phòng trước khi chia ăn và sau khi vệ sinh
Giáo dục việc rửa tay bằng xà phòng cho trẻ có tác dụng tốt như thế nào

và giúp ích gì cho trẻ là cần thiết. Việc giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi giúp trẻ
khắc ghi hơn nữa, vì thế trong các giờ hoạt động học cũng như hoạt động vui
chơi chúng tôi có thể lồng ghép cách hướng dẫn quy trình rửa tay. Khi trẻ đã có
nếp rùi thì cô có quên nhắc trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh thì trẻ
vẫn sẽ thực hiện bình thường mà không cần cô nhắc nhở. Để trẻ có ý thức tự
giác được như thế chính là sự thành công rất lớn của mỗi giáo viên đối với học
sinh của mình. Để có được kết quả như vậy chính là sự tâm huyết và yêu nghề
mến trẻ mà mỗi giáo viên dành cho công việc của mình.

11/19


Cô và trẻ cùng chơi trò chơi rửa tay
Kết quả: Với biện pháp này là một biện pháp mà tôi nghĩ rằng không tốn
nhiều thời gian nhưng nó đem lại hiệu quả cao, bởi trẻ vừa được học vừa được
chơi, được nói lên những điều mà trẻ biết để trải nghiệm vốn hiểu biết của mình.
Biện pháp 3: Phối kết hợp với y tế và tổ nuôi dưỡng.
Việc kết hợp với y tế nhà trường và tổ bếp là việc làm cần thiết trong việc
phòng dịch bệnh nói chung ở mỗi nhà trường. Y tế sẽ phối hợp với giáo viên của
lớp cùng chăm sóc sức khỏe của trẻ và cung cấp cloramin B cho các lớp học mỗi
ngày, còn tổ nuôi sẽ giúp luộc cốc, hấp khăn mỗi buổi sáng. Theo quy định thì
cô y tế thường xuyên tuyên truyền với các bậc phụ huynh về các dịch bệnh
thông qua các bài tuyên truyền để nhắc nhở phụ huynh phối kết hợp với nhà
trường có cách chăm sóc con em mình một cách tốt nhất. Đối với từng lớp học
thì y tế là người lập những kế hoạch vệ sinh cho từng lớp, thường xuyên tìm tòi
và làm những bài thông báo, tuyên truyền đến phụ huynh rất ngắn gọn nhưng
gây được sự chú ý vì ngoài nội dung thông báo còn có những hình ảnh đẹp mắt
và ấn tượng.
Trong thời gian một ngày ở trường, nếu trẻ nào có hiện tượng sốt.. thì cô
y tế luôn có mặt để kết hợp cùng giáo viên chăm sóc và đảm bảo an toàn tuyệt

đối cho trẻ. Vì dịch thủy đậu biểu hiện đầu tiên là sốt nên nhà trường cũng đã
tạo điều kiện trang bị cho y tế máy kiểm tra sốt siêu tốc, thời gian mà máy kiểm
tra xem trẻ có bị sốt hay không chỉ trong 5 giây là có thể đo được trẻ sốt bao
nhiêu độ, lúc đó cô y tế sẽ biết cách cho trẻ uống thuốc đúng liều lượng. Máy
kiểm tra sốt siêu tốc giúp phát hiện kịp thời trẻ sốt vì nguyên nhân gì, để có cách
chăm sóc hợp lý. Có nhiều trẻ nhỏ khi sốt cao chờ thời gian cặp nhiệt độ thì
cũng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ như: “Trẻ sốt co giật” nếu không có biện
pháp hạ nhiệt luôn khi trẻ sốt thì rất nguy hiểm tới tính mạng trẻ. Còn có những

12/19


trẻ không chịu dùng cặp nhiệt độ để đo vì sợ, vì thế trong trường mầm non nếu
được trang bị máy kiểm tra sốt siêu tốc là rất tốt.

Máy kiểm tra sốt siêu tốc
Ngoài ra phòng y tế là nơi chăm sóc khi trẻ mệt, trẻ ốm vì thế việc giữ
vệ sinh sạch sẽ tại phòng y tế là cần thiết và thực hiện mỗi ngày. Khi cơ thể trẻ
đang yếu ớt nếu gập môi trường không sạch sẽ sẽ khiến trẻ mắc bệnh cao hơn
bình thường. Tại trường tôi có 2 điểm trường mà y tế có 1 vì thế cũng rất khó
khăn cho công việc của y tế để đảm bảo toàn diện mọi hoạt động cho cả 2 khu.
Nhưng khó khăn này luôn được khắc phục vì nhờ có sự giám sát và chỉ đạo sát
sao của BGH nhà tường, đặc biệt vệ sinh phòng y tế luôn sạch sẽ dù ở điểm nào
của trường đi nữa. Hàng năm y tế nhà trường phối hợp với các tổ chức khám
sức khỏe cho học sinh theo định kỳ vào tháng 10 và tháng 3, đây cũng là cách
để biết thêm về tình trạng sức khỏe của mỗi học sinh để giáo viên có kế hoạch
chăm sóc cho trẻ một cách tốt nhất phòng trách các bệnh.

Phòng y tế nhà trường


Tổ chức khám sức khỏe cho trẻ
13/19


Đối với tổ nuôi dưỡng thì một bữa ăn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng
và an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ là một phần giúp giáo viên an tâm trong
việc dạy dỗ, chăm sóc sức khỏe hằng ngày cho trẻ. Chính vì vậy giáo viên cần
kết hợp cùng tổ nuôi dưỡng và tổ nuôi dưỡng cũng cần thường xuyên phải rửa
tay bằng xà phòng trước khi chế biến món ăn cũng như sau khi đi vệ sinh. Với
những biện pháp thông thường này cũng giúp các cháu có một sức khỏe tốt, một
sức đề kháng cao mà điều này nhà trường và phụ huynh luôn mong đợi. Đây
cũng là tiền đề giúp trẻ chống lại được mọi dịch bệnh, trong đó có dịch thủy
đậu. Trẻ con đi học thì mỗi trẻ sẽ có những đồ dùng cá nhân riêng của trẻ như:
Balo, cốc, khăn mặt, dép… Vậy việc giữ vệ sinh cho cơ thể trẻ là cần thiết
nhưng việc giữ vệ sinh sạch sẽ cho dồ dùng cá nhân của trẻ cũng không kém
phần quan trong. Chính các đồ dùng cá nhân của trẻ nếu không được giữ vệ sinh
schj sẽ cũng sẽ khiến trẻ mắc bệnh bất kỳ lúc nào. Vậy thì đồ dùng như: cốc
uống nước, khăn mặt của trẻ sẽ được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên mỗi ngày và
giáo viên cũng như các cô nuôi cũng sẽ phải phối hợp với nhau để giúp đảm bảo
an toàn tuyệt đối cho trẻ khi đến trường mầm non. Mỗi buổi sáng việc giáo viên
đưa cốc xuống tổ nuôi để tổ nuôi tráng cốc bằng unốc nóng là một việc cần thiết
và làm hàng ngày vì giúp cho cốc của trẻ luôn sạch sẽ và được khử trùng bằng
nước nóng trước khi trẻ dùng ( Trường chúng tôi trang bị cho mỗi học sinh 2 cái
cốc và 2 cái khăn).

Giáo viên tráng cốc bằng nước nóng buổi sáng
14/19


Kết quả: Việc phối hợp với y tế và tổ nuôi dưỡng rất thuận lợi cho giáo

viên trong việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho các cháu. Một cơ thể khỏe
mạnh đồng nghĩa với một cơ thể không có bệnh tật và hạn chế tối đa cho trẻ mắc
các bệnh và bệnh thủy đậu.
Biện pháp 4: Tuyên truyền và phôi kết hợp với các phụ huynh.
Ngoài việc phối kết hợp với y tế và tổ nuôi ra thì công tác phối kết hợp
các bậc phụ huynh cũng hết sức quan trọng. Vì nếu không có sự phối hợp của
các phụ huynh ở nhà cho con thực hiện vệ sinh sạch sẽ thì giáo viên không thể
làm tốt vai trò của mình trong công tác phòng chống dịch thủy đậu.
Tại trường mầm non công tác tuyên truyền tới phụ huynh học sinh là một
trong những biện pháp quan trọng. Vì đa phần phụ huynh cho con học tại trường
đều làm kinh doanh, buôn bán nên không có nhiều thời gian quan tâm tới con.
Nắm bắt được tình hình giáo viên thường xuyên trao đổi với từng phụ huynh
học sinh, nhằm nhắc nhở, thông báo những vấn đề cần thiết trong những thời
điểm quan trọng của dịch bệnh. Qua đó giúp phụ huynh hiểu và kết hợp cùng
giáo viên, nhà trường giúp con em mình biết cách phòng chống dịch bệnh ở lớp
học cũng như ở nhà một cách hiệu quả nhất.
Để phụ huynh và cô giáo phối hợp tốt mọi vấn đề thì giáo viên tranh thủ
những giờ đón trả trẻ tôi đã trao đổi nhanh với phụ huynh cách hướng dẫn trẻ
biết cách phòng chống dịch bệnh tại nhà như khuyến khích phụ huynh cùng con
rửa tay bằng xà phòng, nhắc nhở trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Vệ sinh thường xuyên những đồ dùng, đồ chơi ở nhà của trẻ, ngâm, tráng nước
sôi trước khi sử dụng đồ dùng ăn uống như bát, đũa, cốc, đặc biệt nhắc trẻ
không cho tay vào mồm. Tuy nhiên để việc cung cấp kiến thức cho trẻ cũng
không đơn giản để phụ huynh tìm hiểu và ghi nhớ. Nên phải làm sao giúp cho
phụ huynh nhớ, hiểu được nội dung thì tôi làm những tờ thông báo treo ở góc
tuyên truyền. Ở đó có dán những hình ảnh đẹp mắt về những điều cần dạy trẻ
biết cách phòng chống dịch bệnh. Ngoài ra tôi còn sưu tầm một số thực đơn ăn
uống giúp trẻ có sức đề kháng tốt nhằm tránh được dịch bệnh.
Công tác tuyên truyền phòng chống dịch thủy đậu với phụ huynh là việc
vừa dễ vừa khó, dễ làm vì đây là công việc hằng ngày của giáo viên, nhưng khó

ở đây là giáo viên cần phải có những lời nói thuyết phục để phụ huynh hiểu và
làm được những gì mà giáo viên truyền đạt. Để làm được điều đó thì giáo viên
cần biết chọn lọc những nội dung tuyên truyền thiết thực, thu hút được đối với
phụ huynh học sinh và biết được thời gian nào của từng phụ huynh có thể dành
thời gian trao đổi với cô giáo.

15/19


Bảng tuyên truyền với phụ huynh học sinh
Một trong những nội dung quan trọng tuyên truyền với phụ huynh khi về
nhà là luôn giữ vệ sinh môi trường ở nhà thật sạch sẽ, đồ dùng cá nhân của trẻ
được lau chùi thường xuyên, khi tới lớp thì đầu tóc, quần áo phải gọn gàng, sạch
đẹp. Biện pháp tuyên truyền kết hợp với phụ huynh tại lớp, giúp cô giáo cũng
như phụ huynh học sinh hiểu nhau hơn, từ đó giúp giáo viên thuận lợi trong việc
giáo dục trẻ phòng chống dịch thủy đậu ở lớp. Đây cũng là cách giáo viên cũng
yên tâm hơn trong công tác phòng chống dịch tại gia đình trẻ vì khi có kiến thức
phụ huynh sẽ biết làm gì để tốt nhất cho con em của mình.

16/19


Trao đổi với phụ huynh nội dung tuyên truyền giờ đón trẻ
Kết quả: Như vậy việc phối kết hợp giữa phụ huynh và nhà trường là
rất cần thiết, vì nếu chỉ có một bên giáo dục trẻ thôi thì chưa đủ. Chính vì vậy
mà công tác phối kết hợp với phụ huynh đã đem lại hiệu quả cao trong việc
tuyên truyền phòng chống dịch thủy đậu cho trẻ.
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm.
Sau một năm thực hiện những biện pháp phòng chống dịch thủy đậu nhà
trường luôn đảm bảo môi trường vui chơi, học tập sạch sẽ, thuận lợi.

- Đã có đầy đủ bồn rửa tay và quy trình rửa tay bằng xà phòng ở mọi nơi
theo đúng quy định.
- Lớp đã có tương đối đầy đủ đồ dùng đồ chơi phục vụ cho từng trẻ.
- Giáo viên đã nắm vững nội dung và biện pháp, cách phòng chống dịch thủy đậu.
- Trẻ đã có hiểu biết về dịch bệnh thủy đậu và cách phòng chống bệnh.
- 100% trẻ khối MGB không có trường hợp nào mắc bệnh thủy đậu.
- Phụ huynh học sinh có ý thức trong công tác phòng chống dịch bệnh và biết
kết hợp với nhà trường hướng dẫn trẻ cách phòng chống dịch bệnh thủy đậu tại nhà
và hỗ trợ về tinh thần, vật chất, tạo điều kiện cho cô và trẻ trong mọi hoạt động.

17/19


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
Mỗi năm học các phòng ban đều có rất nhiều công văn gửi về để nhắc
việc nhà trường cần có các biện pháp phòng chống tất cả dịch bệnh cho trẻ ở
trường. Khi có các công văn về phòng chống các dịch bệnh thì nhà trường luôn
triển khai luôn trong trường học nhằm mục đích giúp mọi người biết cách phòng
chống các dịch bệnh nói chung, dịch bệnh thủy đậu nói riêng. Phòng chống
được tốt sẽ tránh được những điều đáng tiếc xảy ra, đảm bảo an toàn về con
người và tài sản.
Biện pháp tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy đậu cho trẻ là một
hoạt động tổng hợp, đòi hỏi gia đình cùng nhà trường tham gia. Giúp trẻ hiểu
được tầm quan trọng của việc phòng chống dịch bệnh. Như vậy cũng sẽ góp
phần xây dựng kinh tế - xã hội - đất nước. Tất cả các chủ nhân tương lai của đất
nước cần được giáo dục tốt để có thói quen, kỹ năng bảo vệ chính mình. Đây là
trách nhiệm và lương tâm phấn đấu cho cuộc sống trật tự, kỷ cương, văn minh,
hiện đại.
2. Bài học kinh nghiệm:

- Cô giáo phải tận tâm, tận lực với nghề nghiệp. Thường xuyên cập nhật
thông tin để kịp thời biết cách phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Phải có kế hoạch
cụ thể cho từng thời gian.
- Phải có sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Ban giám hiệu. Tạo điều
kiện về tinh thần và vật chất cho giáo viên thực hiện.
- Phải tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm kiến thức của mình.

-

Phải theo dõi, đánh giá được những việc đã làm để có được sự điều
chỉnh kịp thời.
- Phải phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để có sự thống nhất
trong việc tuyên truyền phòng chống dịch tay chân miệng cho trẻ.
3. Ý kiến đề xuất:
Để nâng cao tầm hiểu biết cho giáo viên có biện phòng phòng chống các
dịch bệnh cho trẻ tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất và một số ý kiến sau :
- Ban giám hiệu nhà trường cần tham mưu với cấp trên tổ chức các
chuyên đề phòng tránh dịch bệnh rộng rãi tới các giáo viên.
- Y tế nhà trường thường xuyên cập nhật các dịch bệnh, phô tô các tài
liệu tập huấn cho giáo viên để phòng tránh dịch cho trẻ đạt hiệu quả cao hơn
nữa.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của tôi, rất mong sự đóng góp của
các đồng chí để đề tài “Một số biện pháp phòng chống dịch thủy đậu cho trẻ
18/19


3- 4 tuổi tại trường mầm non ’’ đầy đủ hơn, để có thể là tài liệu tham khảo nhỏ
cho giáo viên mầm non.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 8 tháng 4 năm 2017


19/19


20/21



×