Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

Chương trình phát triển đô thị tỉnh hà nam 2017 - 2020 hướng tới 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 128 trang )

U BAN NHN DN TNH H NAM

D THO

Chơng trình phát triển
đô thị vĩnh trụ - TỉNH Hà NAM

Giai đoạn năm 2017-2020, định hớng đến năm
2030

H NAM, NM 2018


Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Trụ, tỉnh Hà Nam giai đoạn năm 2017-2020, định hướng đến 2030

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: LÝ DO, SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT
TRIỂN ĐÔ THỊ VĨNH TRỤ..........................................................................................7
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VĨNH TRỤ.....12
2.2.1 Vị trí tỉnh Hà Nam trong hệ thống đô thị cả nước và 6 vùng kinh tế.....................................15
2.2.2 Vị trí tỉnh Hà Nam và mối liên hệ với các vùng kinh tế, vùng Thủ đô....................................16
2.5.1Dân số:......................................................................................................................................20
2.5.2 Hiện trạng Lao động và việc làm.............................................................................................21
2.5.3 Hiện trạng thu nhập và mức sống...........................................................................................22
2.6.1Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...............................................................................22
2.6.2 Ngành dịch vụ:.........................................................................................................................22
2.7.1 Trụ sở cơ quan.........................................................................................................................22
2.7.2 Hệ thống giáo dục...................................................................................................................23
2.7.3 Hệ thống văn hoá, thể dục thể thao.......................................................................................23
2.7.4 Hệ thống thương mại dịch vụ.................................................................................................23
2.7.5 Hiện trạng cơ sở Y tế:..............................................................................................................23


2.7.6 Hiện trạng nhà ở và tình hình đô thị hóa...............................................................................24
2.8.1 Hiện trạng nền xây dựng.........................................................................................................24
2.8.2 Hiện trạng thoát nước mưa....................................................................................................24
2.8.3 Hiện trạng hệ thống giao thông..............................................................................................25
2.8.4 Hiện trạng cấp nước................................................................................................................26

2.1.8 Hiện trạng phát triển các khu dân cư nông thôn và xây dựng nông thôn mới............29
2.1.9 Hiện trạng đầu tư.........................................................................................................29

PHẦN II: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THEO CÁC TIÊU CHÍ
VỀ PHÂN LOẠI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH VÀ PHÂN CẤP ĐÔ THỊ........................30
2.1 Khu vực nội thị đô thị Vĩnh Trụ.....................................................................................30
Đánh giá hiện trạng phát triển của các khu vực dự kiến phát triển thành các phường nội thị
theo tiêu chuẩn phân loại đô thị.............................................................................................55
Thị trấn Vĩnh Trụ............................................................................................................55
Xã Đồng Lý....................................................................................................................57
Xã Đức Lý......................................................................................................................58
Xã Bắc Lý......................................................................................................................60
Xã Nhân Đạo.................................................................................................................61
Xã Nhân Mỹ...................................................................................................................62
Xã Nhân Hưng...............................................................................................................64
Xã Nhân Nghĩa..............................................................................................................65
Xã Nhân Chính..............................................................................................................67
Xã Nhân Khang..............................................................................................................68

RÀ SOÁT CÁC ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH VÀ CÁC CHỈ TIÊU QUY HOẠCH
..................................................................................................................................... 69
Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................................69
Tính chất - tầm nhìn và quy mô dân số đô thị......................................................................70
Tính chất đô thị - Tầm nhìn phát triển đô thị đến năm 2030:...........................................70

Quy mô dân số:..............................................................................................................70
4


Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Trụ, tỉnh Hà Nam giai đoạn năm 2017-2020, định hướng đến 2030

Định hướng phát triển không gian........................................................................................70
Định hướng phát triển đối với các khu vực đô thị:..........................................................73
Quy hoạch sử dụng đất.........................................................................................................75
Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật...................................................................................77
Định hướng quy hoạch hệ thống giao thông :................................................................77
Định hướng quy hoạch cấp nước:..................................................................................80
Định hướng quy hoạch cấp điện:...................................................................................81
Định hướng quy hoạch hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường..........................83
Định hướng quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc..........................................................84
Các giải pháp kiểm soát và bảo vệ môi trường...............................................................85

RÀ SOÁT CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG.............................................86
Rà roát các nguồn vốn đầu tư xây dựng giai đoạn 2017 – 2020..........................................86

DANH MỤC VÀ LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI XÂY DỰNG CÁC KHU VỰC PHÁT
TRIỂN ĐÔ THỊ...........................................................................................................95
Cải tạo, nâng cấp các khu vực đô thị hiện hữu.....................................................................95
Các khu vực phát triển đô thị...............................................................................................95

CỤ THỂ HÓA CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ GIAI ĐOẠN 2017 - 2025. . .95
Các tiêu chuẩn phát triển đô thị đến năm 2020 cho đô thị Vĩnh Trụ, phân tích các chỉ tiêu
còn chưa đạt và giải pháp khắc phục:....................................................................................95
Các tiêu chuẩn cho các xã dự kiến phát triển thành phường giai đoạn 2017 - 2020............97
Diễn giải các tiêu chuẩn còn thiếu, giải pháp khắc phục và dự kiến vốn đầu tư trên địa bàn

các xã/thị trấn dự kiến phát triển thành phường....................................................................98

CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ GIAI ĐOẠN ĐẾN
NĂM 2020 VÀ 2030..................................................................................................101
Phương án 1 .......................................................................................................................101

NHU CẦU VÀ KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ...........................................................117
Tổng hợp nhu cầu vốn ưu tiên đầu tư giai đoạn 2017 – 2020 và 2021-2030.....................117
Dự kiến nguồn vốn ưu tiên đầu tư giai đoạn 2017 – 2020 và 2021-2030..........................117
Nhận xét..............................................................................................................................119

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HUYỆN
LÝ NHÂN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030........................120
Các giải pháp về chính sách...............................................................................................120
Các giải pháp tạo động lực phát triển đô thị.......................................................................120
Các giải pháp tạo nguồn vốn xây dựng đô thị....................................................................120
Các giải pháp về nguồn nhân lực.......................................................................................123
Các giải pháp về giải quyết việc làm, chuyển đổi ngành nghề tại khu vực mới đô thị hóa
123
Các giải pháp về phát triển nhà ở, xây dựng các khu đô thị mới.......................................124
Cung cấp và cải thiện nhà ở cho các đối tượng có khả năng chi trả hạn chế.................125
Chính quyền đô thị cần chủ động tổ chức nghiên cứu về thị trường nhà ở và xây dựng hệ thống
cung cấp thông tin về nhà ở............................................................................................................125
Cung cấp nhà ở phù hợp khả năng chi trả.....................................................................................125
5


Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Trụ, tỉnh Hà Nam giai đoạn năm 2017-2020, định hướng đến 2030

Phát triển các khu đô thị mới........................................................................................126

Rà soát các dự án phát triển các khu đô thị mới...........................................................................126
Xây dựng các đô thị mới cần được thực hiện có quy hoạch và các quy hoạch cần giảm tính áp
đặt, tăng khả năng đáp ứng linh hoạt............................................................................................126
Phát triển nhà ở và các khu đô thị mới theo xu hướng kiến trúc xanh........................................127
Các khu đô thị mới cần hướng tới mục tiêu phục vụ các đối tượng khác nhau và huyến khích đi
bộ, sử dụng phương tiện công cộng...............................................................................................127
Quy mô giao đất thực hiện các dự án phát triển đô thị mới cần phù hợp với nhu cầu để đảm bảo
thị trường hoạt động hiệu quả.......................................................................................................127
Trong quá trình đánh giá dự án, cần phân tích giữa những hiệu quả mà dự án mang lại cho xã
hội, so sánh với những khoản ngân sách đô thị phải chi trả để xây dựng các công trình phúc lợi
công cộng và hạ tầng chính đô thị và đảm bảo cho một dự án hoạt động tốt.............................128
Đầu tư hạ tầng chính đô thị kịp thời..............................................................................................129

Phân phối lợi ích từ phát triển đô thị..................................................................................129
Tạo điều kiện để cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng bởi dự án được hưởng lợi từ các hoạt
động phát triển.................................................................................................................129
Sử dụng một phần quỹ đất phát triển để tạo vốn nâng cao chất lượng môi trường sống
cho các khu dân cư hiện hữu.............................................................................................129
Đảm bảo công bằng xã hội, tránh tạo áp lực tiêu cực lên qúa trình phát triển đô thị.....129
Các giải pháp về quản lý và thực hiện quy hoạch đô thị....................................................130
Các giải pháp về quy hoạch và quản lý đô thị...............................................................130
Về nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trong thực hiện Chương trình...........131

PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN.......................................132
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................133

6


Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Trụ, tỉnh Hà Nam giai đoạn năm 2017-2020, định hướng đến 2030


PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: LÝ DO, SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG CHƯƠNG

TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VĨNH TRỤ

7


Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Trụ, tỉnh Hà Nam giai đoạn năm 2017-2020, định hướng đến 2030

1.1 Các căn cứ lập Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Trụ
* Các văn bản hướng dẫn
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.
Luật Quy hoạch Đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/06/2009.
Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết
một số nội dung về quy hoạch xây dựng.
Nghị định số 11/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát
triển đô thị;
Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ
Quốc hội về Phân loại đô thị.
Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ
Quốc hội về Tiêu chuẩn đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.
Thông tư số 12/2014/TT-BXD ngày 25/08/2014 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập,
thẩm định và phê duyệt chương trình phát triển đô thị;
Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia số QCVN 07:2016/BXD của Bộ Xây dựng về các
công trình hạ tầng kỹ thuật;
Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Chính phủ phê duyệt Chương
trình phát triển đô thị Quốc gia giai đoạn 2012-2020;
Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Chính phủ phê duyệt điều chỉnh

Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển của đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm
nhìn đến năm 2050;
Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 06/5/2016 của Chính phủ về việc phê duyệt Điều
chỉnh quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050;
Quyết định 795/QĐ-TTg ngày 23/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng đến
năm 2020;
Quyết định số 1226/QĐ-TTg ngày 22/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020;
Quyết định số 364/QĐ-UBND ngày 25/3/2011 của UBND tỉnh Hà Nam v/v phê
duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hà Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm
2050;
Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 25/8/2011 của Tỉnh Ủy Hà Nam về phát triển đô
thị tỉnh Hà Nam đến năm 2020.
Quyết định số 1436/QĐ-UBND ngày 22/9/2016 của UBND tỉnh Hà Nam về việc
Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hà Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến
năm 2050.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015 –
2020, ngày 24/9/2015.
Quyết định số 1161/QĐ-BXD ngày 15/10/2015 của Bộ Xây dựng công bố Suất
vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình
năm 2014.
8


Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Trụ, tỉnh Hà Nam giai đoạn năm 2017-2020, định hướng đến 2030

Công văn số 469-TTg ngày 03/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về đề án điều
chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam đến năm 2020.
Quyết định số 1446/QĐ-BCT ngày 13/4/2016 của Bộ Công thương phê duyệt Quy

hoạch phát triển điện lực tỉnh Hà Nam giai đoạn năm 2016 - 2025, có xét đến 2035.
Quyết định số 980/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt
bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Hà Nam, giai đoạn 2007-2015 và
định hướng đến năm 2025.
Quyết định số 1393/QĐ-UBND ngày 22/10/2012 của UBND tỉnh Hà Nam phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Quyết định số 1272/QĐ-UBND ngày 28/9/2012 của UBND tỉnh Hà Nam phê
duyệt Quy hoạch Phát triển văn hoá, thể dục thể thao tỉnh Hà Nam đến năm 2020, tầm
nhìn 2030.
Quyết định số 1102/QĐ-UBND ngày 24/9/2012 của UBND tỉnh Hà Nam phê
duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục & đào tạo tỉnh Hà Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030.
Quyết định số 395/QĐ-UBND ngày 17/2/2012 của UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt
Quy hoạch phát triển Công nghiệp - Thương mại tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2020,
tầm nhìn đến năm 2030.
Quyết định số 819/QĐ-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2016 của UBND tỉnh Hà
Nam về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Phủ Lý đến
năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Quyết định số 1672/QĐ-UBND ngày 12/10/2017 của UBND tỉnh Hà Nam phê
duyệt đề cương, nhiệm vụ Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Trụ, tỉnh Hà Nam giai
đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2030.
Quyết định số 321/QĐ-UBND ngày 20/01/2012 của UBND tỉnh Hà Nam phê
duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân.
Các văn bản, các quy hoạch ngành và các tài liệu có liên quan khác.
Các bản đồ địa hình, hành chính khu vực nghiên cứu tỷ lệ 1/5000, 1/10.000,
1/25.000, 1/50.000.
1.2 Lý do và sự cần thiết lập Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Trụ
Hà Nam là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội 58km về
phía Nam. Hà Nam là địa bàn chuyển tiếp giữa các vùng kinh tế lãnh thổ trong vùng
đồng bằng và với các tỉnh vùng núi Tây Bắc. Hà Nam là tỉnh mới được tái lập nhưng

ổn định và phát triển, có lợi thế về mặt vị trí địa lý, về tiềm năng sản xuất vật liệu xây
dựng, du lịch, về nguồn lao động và quy mô tỉnh vừa phải. Mặc dù trong mấy năm gần
đây sự phát triển của Tỉnh đã có những khởi sắc, nhưng nền kinh tế chưa tạo được sự
đột phá trong phát triển, nguồn vốn còn khó khăn, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo,
sự hợp tác với tỉnh ngoài, nước ngoài còn hạn chế, các tiềm năng chưa được phát huy
có hiệu quả.

9


Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Trụ, tỉnh Hà Nam giai đoạn năm 2017-2020, định hướng đến 2030

Trong khi đó với vai trò là cửa ngõ phía Nam của vùng Thủ đô Hà Nội, Hà Nam
đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển vùng Hà Nội về các mặt phát triển công
nghiệp, dịch vụ thương mại và du lịch. Đồng thời sự liên kết trong phát triển giữa Hà
Nam với Thủ đô Hà Nội sẽ ngày càng thể hiện rõ nét. Trong phát triển vùng Thủ đô Hà
Nội, Hà Nam được xác định nằm trong vùng phát triển đối trọng phía Đông và Đông
Nam của Thủ đô Hà Nội với chức năng phát triển công nghiệp đa ngành, phát triển
trung tâm thương mại đầu mối, trung tâm y tế chất lượng cao cấp vùng và phát triển du
lịch văn hoá, lễ hội. Các yếu tố trên đây sẽ tác động mạnh mẽ đến sự phát triển tỉnh Hà
Nam trong phát triển chung của vùng Hà Nội. Đây là các yếu tố mới chưa được đề cập
một cách đầy đủ trong các quy hoạch trước đây.
Hệ thống hạ tầng của đô thị Vĩnh Trụ hiện có 8 đô thị, trong đó 01 thành phố là
đô thị loại III và 7 thị trấn loại V, hệ thống đô thị toàn tỉnh đang có chuyển biến tích
cực về số lượng và chất lượng. Đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có 01 thành phố là đô thị
loại II và 4 thị trấn loại IV (trong đó có Vĩnh Trụ), 5 đô thị loại V.
Lý Nhân là một huyện thuộc tỉnh Hà Nam. Lý Nhân nằm ở phía đông tỉnh Hà
Nam, trên hữu ngạn sông Hồng. phía bắc giáp với thành phố Hưng Yên, phía đông bắc
giáp huyện Tiên Lữ (đều thuộc tỉnh Hưng Yên) với sông Hồng là ranh giới tự nhiên.
phía tây và tây bắc giáp huyện Duy Tiên, với sông Châu Giang làm đường phân ranh

giới. phía tây nam và nam tiếp giáp với huyện Bình Lục (cùng tỉnh) và phía nam giáp
với huyện Mỹ Lộc (tỉnh Nam Định), cũng với sông Châu Giang làm đường phân ranh
giới tự nhiên. Ở phía đông, đối diện với các huyện Hưng Hà và Vũ Thư thuộc
tỉnh Thái Bình nằm bên tả ngạn sông Hồng.
Lý Nhân là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa cũng như lịch sử. Chính tại nơi
đây đã phát hiện được trống đồng cổ, còn nguyên vẹn và có nhiều giá trị nghệ thuật
nhất, thuộc văn hóa Đông Sơn - đó là trống đồng Ngọc Lũ, phát hiện thấy ở xã Như
Trác năm 1893-1894, nhưng được đem tặng cho xã Ngọc Lũ huyện Bình Lục nên có
tên là trống đồng Ngọc Lũ, đây cũng là nơi phát hiện cuốn sách đồng cổ nhất Việt
Nam, hiện nay nó vẫn đang được lưu giữ ở nơi đã tìm ra nó ở thôn Văn An xã Bắc.
Huyện Lý Nhân có thị trấn Vĩnh Trụ và 22 xã.
Những năm gần đây, bộ mặt kiến trúc, cảnh quan tại một số đô thị trên địa bàn
tỉnh nói chung và thị trấn Vĩnh Trụ nói riêng có nhiều đổi thay, tuy nhiên còn các đô
thị chưa đáp ứng được tiêu chí, tiêu chuẩn theo Nghị quyết số 1210/2016/
UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về Phân loại đô thị, do
thiếu nguồn lực và thiếu sự liên kết giữa các đô thị trong tỉnh.
Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Trụ, tỉnh Hà Nam nhằm xây dựng danh mục,
lộ trình phát triển và nâng loại đô thị phù hợp với Chương trình phát triển đô thị Quốc
gia, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và các quy
hoạch ngành; Xây dựng kế hoạch, nguồn vốn và các giải pháp phù hợp nhằm phát
triển hạ tầng đô thị đồng bộ, bền vững, tạo ra sự gắn kết, hỗ trợ cùng phát triển giữa
các đô thị trong tỉnh, tăng cường mối liên kết của đô thị với vùng lân cận, thúc đẩy sự
phát triển chung của toàn tỉnh. Xác định rõ các dự án phát triển hạ tầng xã hội, hạ tầng
kỹ thuật cho đô thị nhằm đảm bảo mục tiêu đầu tư có trọng tâm, góp phần phát triển
kinh tế xã hội của toàn tỉnh.

10


Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Trụ, tỉnh Hà Nam giai đoạn năm 2017-2020, định hướng đến 2030


Theo Điều 8, Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Chính
phủ quy định về Phân loại đô thị đã quy định “Chương trình phát triển đô thị để làm cơ
sở cho việc đề nghị phân loại đô thị, Ủỷ ban nhân dân các cấp căn cứ các tiêu chuẩn
phân loại đô thị được quy định tại Nghị định này lập Chương trình phát triển đô thị,
huy động các nguồn lực để đầy tư xây dựng phát triển đô thị. Chương trình phát triển
đô thị phải đảm báo nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư, diện mạo kiến trúc cảnh
quan đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, bền vững và giữ gìn những giá trị tinh hoa,
bản sắc văn hóa của mỗi đô thị.”
Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Trụ, tỉnh Hà Nam được phê duyệt sẽ là cơ sở
để lập đề án thành lập thị xã (theo danh mục các đô thị được nâng loại theo quyết định
số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển
đô thị Quốc gia giai đoạn 2012-2020).
Vì vậy để đô thị phát triển bền vững và tuân thủ quy hoạch vùng tỉnh, có sự liên
kết với các quy hoạch ngành thì việc lập Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Trụ, tỉnh
Hà Nam giai đoạn năm 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 là rất cần thiết.
1.3 Quan điểm Mục tiêu của Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Trụ
1.3.1 Quan điểm xây dựng chương trình
Chương trình phát triển đô thị phải phù hợp với Chương trình phát triển đô thị của
Tỉnh, Quốc gia và khả năng huy động nguồn lực tại địa phương.
Việc xây dựng chương trình phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, quán
triệt quan điểm phát triển đô thị trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập kinh tế quốc tế; cụ thể hóa được các yêu cầu nhiệm vụ về phát triển đô thị
đã được Chính phủ, UBND Tỉnh phê duyệt.
Sắp xếp, hình thành và phát triển hạ tầng đô thị đồng bộ theo định hướng Quy
hoạch chung đô thị được duyệt, đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển
hạ tầng, như: giao thông, công nghiệp - thương mại - dịch vụ, sử dụng đất…
Nâng cao nhận thức về quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với chính quyền
đô thị, các cơ quan chuyên môn cũng như đối với cộng đồng dân cư, đẩy mạnh quản lý
khai thác, sử dụng một cách hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi

trường đô thị, phù hợp với các nội dung định hướng chiến lược phát triển đô thị bền
vững của Tỉnh và quốc gia.
Phối hợp lồng ghép có hiệu quả với các chương trình, kế hoạch, dự án đang thực
hiện hoặc đã được phê duyệt liên quan đến phát triển đô thị. Các chương trình kế
hoạch phát triển đô thị phải được tích hợp các yêu cầu về phát triển bền vững, phát
triển đô thị xanh, tiết kiệm năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Huy động nguồn lực và phát huy sức mạnh tổng hợp của cộng đồng xã hội tham
gia vào công tác phát triển đô thị.
1.3.2 Mục tiêu của Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Trụ
a. Mục tiêu tổng quát:

11


Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Trụ, tỉnh Hà Nam giai đoạn năm 2017-2020, định hướng đến 2030

Kiểm soát phát triển của đô thị. Từng bước hoàn chỉnh mạng lưới hạ tầng đô thị
phù hợp với các giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nâng cao tỷ lệ đô thị hóa
trên địa bàn. Thúc đẩy sự phát triển của đô thị đúng với tính chất, chức năng và phân
vùng kinh tế của tỉnh. Phát huy thế mạnh và vai trò hạt nhân của đô thị trong phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh.
Cụ thể hóa chỉ tiêu phát triển đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội
tỉnh Hà Nam, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh và quy hoạch chung đô thị đã được phê
duyệt. Xác định Danh mục dự án đầu tư, và lộ trình nâng loại đô thị theo từng giai
đoạn, từ đó có kế hoạch chuẩn bị nguồn vốn trong từng giai đoạn.
b. Mục tiêu cụ thể:
Xây dựng hệ thống hạ tầng của đô thị Vĩnh Trụ theo định hướng Quy hoạch
chung đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam phê duyệt tại quyết định 321/QĐUBND ngày 20/01/2012. Từng hạng mục yêu cầu đối với đô thị theo các tiêu chí quy
định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ
Quốc hội về phân loại đô thị.

Năm 2017: Là thị trấn đô thị loại V.
Đến năm 2020: Đô thị loại IV.
Giai đoạn năm 2021-2030: Thị xã đô thị loại IV.
1.4 Phạm vi ranh giới của chương trình
- Phạm vi nghiên cứu lập Chương trình gồm:
Toàn bộ phạm vi thuộc địa giới hành chính huyện Lý Nhân, có diện tích là:
167,8 km²
Phía Bắc giáp thành phố Hưng Yên, huyện Tiên Lữ, huyện Duy Tiên, tỉnh Hưng
Yên với sông Hồng là ranh giới tự nhiên;
Phía Tây giáp huyện Duy Tiên, Bình Lục với sông Châu Giang làm đường phân
ranh giới;
Phía Nam giáp Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định cũng với sông Châu Giang làm đường
phân ranh giới tự nhiên;
Phía Đông huyện Hưng Hà và Vũ Thư thuộc tỉnh Thái Bình nằm bên tả
ngạn sông Hồng.
Trong đó, khu vực dự kiến phát triển thành nội thị bao gồm: Thị trấn Vĩnh Trụ, xã
Đồng Lý và một số xã giáp ranh thị trấn hiện hữu.
- Giai đoạn chương trình:
Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Trụ, tỉnh Hà Nam chia ra 2 giai đoạn: Giai
đoạn năm 2016- 2020; Giai đoạn năm 2021-2030.

CHƯƠNG II:

KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
ĐÔ THỊ VĨNH TRỤ
12


Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Trụ, tỉnh Hà Nam giai đoạn năm 2017-2020, định hướng đến 2030


13


Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Trụ, tỉnh Hà Nam giai đoạn năm 2017-2020, định hướng đến 2030

2.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển
Thị trấn Vĩnh Trụ huyện lỵ của huyện Lý Nhân, Hà Nam, được thành lập ngày 13
tháng 2 năm 1987 theo quyết định số 26/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng, nhờ việc hợp
nhất 175,84 ha đất với 3.518 nhân khẩu của xã Đồng Lý và 3,15 ha đất của xã Đức Lý.
Lý Nhân là nơi giàu truyền thống văn hóa cũng như lịch sử. Chính tại nơi đây đã
phát hiện được trống đồng cổ, còn nguyên vẹn và có nhiều giá trị nghệ thuật nhất [1],
thuộc văn hóa Đông Sơn - đó là trống đồng Ngọc Lũ. Được phát hiện ở xã Như
Trác năm 1893-1894, nhưng được đem tặng cho xã Ngọc Lũ huyện Bình Lục nên có
tên là trống đồng Ngọc Lũ, nơi đây cũng là nơi phát hiện cuốn sách đồng cổ nhất Việt
Nam, hiện nay nó vẫn đang được lưu giữ ở nơi đã tìm ra nó ở thôn Văn An xã Bắc Lý.
Lý Nhân là vùng đất được hình thành từ rất sớm, ngay từ những buổi đầu dựng
nước Văn Lang. Theo các dấu tích lịch sử, các thần tích, ngọc phả…cũng lưu giữ ở các
đình đền trong huyện và các truyền thuyết trong dân gian, vào khoảng hơn 2000 năm
trước Công nguyên đã có một bộ phận người Việt cổ từ thượng lưu sông Hồng xuôi về
hạ lưu, cư trú trên các đồi đất cao ven sông, hình thành các vùng dân cư, trong đó có
miền quê Lý Nhân ngày nay.
Dưới thời Văn Lang, Lý Nhân thuộc bộ Giao Chỉ, sau này thuộc huyện Chu Diên,
quận Vũ Bình, bộ Giao Chỉ. Thời Lý, Trần thuộc châu Lỵ Nhân, lộ Đông Đô nay thuộc
Hà Nội. Thời Lê Sơ, năm Quang Thuận thứ 7 (1466), Lê Thánh Tông chia nước ta
thành 12 đạo Thừa Tuyên, Sơn Nam Thượng, đồng thời cho đổi tên huyện Lý Nhân
thành huyện Nam Xương (đọc chệch là Nam Xang) cho khỏi trùng với phủ Lỵ Nhân.
Huyện lị trước đây đặt ở Chi Long đến 1829 mới chuyển về Nga Thượng, Nga
Khê nay thuộc xã Nguyên Lý.
Năm 1832 huyện Nam Xương và Bình Lục được tách khỏi phủ Lỵ Nhân để thành
lập phủ Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nội (tỉnh Hà Nội được thành lập năm 1831). Ngày 21

tháng 3 năm Thành Thái thứ 2 (1890) huyện Nam Xang cùng huyện Bình Lục, Thanh
Liêm lập thành phủ Liêm Bình, thuộc tỉnh Nam Định.
Cuối năm 1890, chính quyền thực dân Pháp phân chia lại các đơn vị hành chính,
bỏ cấp phủ thành lập các tỉnh mới thì Phủ Lý Nhân được tách khỏi tỉnh Hà Nội và sát
nhập thêm mấy tổng của Nam Định, thành lập tỉnh Hà Nam (20/10/1890). Huyện Nam
Xang tách khỏi Nam Định trở về với Hà Nam. Ngày 31/3/1923, huyện Nam Xang
được lấy tên cũ là Lý Nhân.
Trải qua quá trình phát triển hàng nghìn năm huyện Lý Nhân đã có những đóng
góp không nhỏ đến quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong kháng chiến
chống thực dân Pháp giai đoạn 1946 – 1954, cùng với cả nước nhân dân huyện Lý
Nhân đã tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp giải phóng quê hương góp phần
giải phóng đất nước.
Sau năm 1954, huyện Lý Nhân có 31 xã: Bảo Lý, Chân Lý, Chính Lý, Chung Lý,
Công Lý, Đạo Lý, Đồng Lý, Đức Lý, Hòa Lý, Hồng Lý, Hợp Lý, Hùng Lý, Nguyên
Lý, Nhân Bình, Nhân Chính, Nhân Đạo, Nhân Hậu, Nhân Hòa, Nhân Hưng, Nhân
Khang, Nhân Long, Nhân Mỹ, Nhân Nghĩa, Nhân Phú, Nhân Phúc, Nhân Thắng, Nhân
Thịnh, Nhân Tiến, Tân Lý, Văn Lý, Xuân Khê.
Ngày 27-6-1972, hợp nhất xã Hồng Lý và xã Chân Lý thành một xã lấy tên là xã
Chân Hồng; giải thể xã Nhân Long và sáp nhập thôn Do Đạo của xã Nhân Long vào
xã Nhân Thịnh, sáp nhập thôn Thanh Nga của xã Nhân Long vào xã Nhân Phúc.

14


Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Trụ, tỉnh Hà Nam giai đoạn năm 2017-2020, định hướng đến 2030

Ngày 23-2-1977, hợp nhất xã Chính Lý và xã Hùng Lý thành một xã lấy tên là xã
Chính Lý; hợp nhất xã Nguyên Lý và xã Hòa Lý thành một xã lấy tên là xã Nguyên
Lý; hợp nhất xã Tân Lý và xã Chân Hồng thành một xã lấy tên là xã Chân Lý; hợp
nhất xã Nhân Hòa và xã Nhân hậu thành một xã lấy tên là xã Hòa Hậu.

Ngày 1-2-1978, hợp nhất xã Nhân Tiến và xã Nhân Thắng thành một xã lấy tên là
xã Tiến Thắng.
Ngày 27-3-1978, hợp nhất xã Nhân Phú và xã Nhân Phúc thành một xã lấy tên là
xã Phú Phúc; hợp nhất xã Bảo Lý và xã Chung Lý thành một xã lấy tên là xã Bắc Lý.
Năm 13-2-1987, thành lập thị trấn Vĩnh Trụ - thị trấn huyện lỵ huyện Lý Nhân trên cơ sở 175,84 ha diện tích tự nhiên và 3.518 nhân khẩu của xã Đồng Lý và 3,15 ha
diện tích tự nhiên của xã Đức Lý.
Hiện nay huyện Lý Nhân có 22 xã và 01 thị trấn, với 195.800 nhân khẩu. Là
huyện thuần nông. Qua nhiều năm xây dựng phấn đấu, nhân dân trong huyện đã đóng
góp rất nhiều công sức, tiền của để xây dựng các công trình thủy lợi, đê, bối. Hàng
trăm km đê bối sông Hồng, sông Châu Giang, sông Long Xuyên, cùng hàng ngàn km
mương máng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
2.2 Khái quát của Lý Nhân và tỉnh Hà Nam
Lý Nhân là một huyện thuộc tỉnh Hà Nam. Lý Nhân nằm ở phía đông tỉnh Hà Nam,
trên hữu ngạn sông Hồng. Cách thành phố Phủ Lý 15km.
2.2.1 Vị trí tỉnh Hà Nam trong hệ thống đô thị cả nước và 6 vùng kinh tế
Hệ thống đô thị cả nước được hình thành và phát triển trên cơ sở các đô thị trung tâm
các cấp được phân bố hợp lý trên 6 vùng kinh tế xã hội được xác định trong quy hoạch
tổng thể phát triển của đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 được
phê duyệt tại Quyết định 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Chính phủ:

15


Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Trụ, tỉnh Hà Nam giai đoạn năm 2017-2020, định hướng đến 2030

* Các đô thị trung tâm các cấp:
Thành phố trung tâm cấp quốc gia, khu vực và quốc tế: Thủ đô Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh, các thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng và Huế.
Thành phố trung tâm cấp vùng: Hạ Long, Việt Trì, Thái Nguyên, Hà Nam, Nam
Định, Vinh, Phủ Lý, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ.

Thành phố, thị xã trung tâm cấp tỉnh: Gồm 5 thành phố trung tâm quốc gia, khu
vực và quốc tế, 12 đô thị trung tâm vùng kể trên và các thành phố, thị xã tỉnh lỵ khác.
Các đô thị trung tâm cấp huyện: Gồm các thị trấn huyện lỵ, các thị xã trung tâm
chuyên ngành của tỉnh, các đô thị trung tâm cấp tiểu vùng (gồm các thị trấn, trung tâm
cụm xã, các đô thị vệ tinh, đô thị đối trọng trong các vùng đô thị lớn, cực lớn).
* Không gian 6 vùng kinh tế xã hội quốc gia:
Vùng Trung du miền núi phía bắc gồm 14 tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang,
Cao Bằng, Lạng Sơn, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái
Nguyên, Bắc Giang, Hà Nam, Phú Thọ. Trong đó phân thành các tiểu vùng nhỏ hơn,
gồm: Vùng núi Đông bắc Bắc Bộ (Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Cao bằng, Bắc
Kạn). Vùng núi Bắc Bắc Bộ (Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ).
Vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hà Nam).
Vùng đồng bằng Sông Hồng, gồm 11 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Vĩnh Phúc,
Quảng Ninh, thành phố Hà Nội, Hải Dương, thành phố Hải Phòng, Hưng Yên, Hà
Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình;
Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, gồm 14 tỉnh, thành phố: Thanh
Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, thành phố Đà
Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Hà Nam, Ninh Thuận và Bình
Thuận; trong đó được phân thành các tiểu vùng nhỏ hơn, bao gồm: vùng Bắc Trung
Bộ, vùng Trung Trung Bộ và vùng Nam Trung Bộ;
Vùng Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng;
Vùng Đông nam Bộ, gồm 6 tỉnh, thành phố: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương,
Bình Phước, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh và Tây Ninh;
Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm 13 tỉnh, thành phố: Long An, Đồng Tháp,
Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, thành phố Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang,
Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
2.2.2 Vị trí tỉnh Hà Nam và mối liên hệ với các vùng kinh tế, vùng Thủ đô
Hà Nam nằm ở vị trí cửa ngõ phía nam của Đồng bằng sông Hồng, cách thủ đô
Hà Nội gần 60 km, trên tuyến đường giao thông xuyên Bắc-Nam quan trọng vào bậc
nhất của nước ta. Cả hai trục đường ôtô và đường sắtchạy xuyên suốt Bắc – Nam đều

qua đây (với nút giao thông chính là thị xã tỉnh lị) làm cho Hà Nam có điều kiện thuận
lợi về giao lưu kinh tế, văn hóa với các tỉnh khác, Giao lưu thuận tiện với các đô thị
của cả hai miền đất nước, nhất là từ thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Hà Nam thuộc vùng thủ đô Hà Nội (bao gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên,
Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Hoà Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang). Các
tỉnh này nằm trong bán kính 100 km từ trung tâm Hà Nội.

16


Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Trụ, tỉnh Hà Nam giai đoạn năm 2017-2020, định hướng đến 2030

2.3 Điều kiện tự nhiên
a. Địa hình
Địa hình không bằng phẳng. Trục đường 491 đi qua thị trấn cao độ từ 2,7 ÷
4,7m.
Trục đường 492 đi qua thị trấn cao độ từ 3,3 ÷ 5,3m.
Khu dân cư cốt cao 2,6 – 5,6m. Khu đất canh tác 0,9- 3,9m
b. Khí hậu
Vĩnh Trụ là thị trấn huyện lỵ của huyện Lý Nhân cũng như các xã phụ cận, nằm
trong vùng nhiệt đới gió mùa, thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ. Các số liệu đặc trưng về
khí hậu tại trạm Phủ Lý cho kết quả như sau:
- Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí trung bình trong năm là: 23,300c; Nhiệt độ không khí cao
nhất tuyệt đối năm : 39,400c; Nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối năm : 5,200c.
- Lượng mưa:
Lượng mưa trung bình năm : 1889 mm
Lượng mưa ngày lớn nhất: 333 mm.
Số ngày mưa trung bình năm : 161 ngày
- Độ ẩm:

Độ ẩm trung bình hàng năm là: 68%
Độ ẩm tương đối thấp nhất tuyệt đối năm: 11%
Độ ẩm tương đối cao nhất trung bình năm: 84%
Độ bốc: Lượng bốc hơi trung bình năm là 845,6mm
Sương mù: Số ngày sương mù trung bình năm là 9,5 ngày
- Nắng
Tổng số giờ nắng trung bình năm: 1595,1 giờ
- Gió:
Hướng gió thịnh hành chính trong năm, mùa đông theo hướng Bắc, Tây Bắc; mùa
hè theo hướng Nam, Tây Nam.
Tốc độ gió trung bình theo các hướng: 2m/s
Tốc độ gió lớn nhất: 36 m/s xảy ra khi có bão.
c. Thủy văn
Thị trấn Vĩnh Trụ nằm bên cạnh sông Châu Giang chịu ảnh hưởng trực tiếp của
chế độ thuỷ văn sông Châu Giang.
Mực nước mùa mưa lũ phụ thuộc vào chế độ vận hành của các trạm bơm Như
Trác, Hữu Bị.
d. Địa chất công trình

17


Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Trụ, tỉnh Hà Nam giai đoạn năm 2017-2020, định hướng đến 2030

Qua tham khảo một số tài liệu địa chất phục vụ một số công trình đã xây dựng
trên địa bàn thị trấn, nói chung địa chất tương đối tốt, thuận tiện cho việc xây dựng nhà
1 ÷ 3 tầng.
2.4 Hiện trạng sử dụng đất
+ Theo niên giám thống kê năm 2016, toàn huyện Lý Nhân có diện tích 167,8 km².
Trong đó xác định khu vực nội thị gồm thị trấn Vĩnh Trụ hiện hữu và xã Đồng Lý

cùng khu vực lân cận với tổng diện tích tự nhiên 512ha.
+ Đất đai có khả năng để phát triển đô thị lâu dài. Phương hướng sử dụng đất chủ yếu
cải tạo nâng cao mật độ và chuyển hoá một phần đất nông nghiệp nằm gần trục
giao thông chính, gần các công trình công cộng vào quỹ đất phục vụ đô thị.
Hiện trạng sử dụng đất đai thị trấn và xã Đồng Lý được phân bổ cụ thể như sau:
TT

Tổng

Vĩnh Trụ

Đồng Lý

(ha)

(ha)

(ha)

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN

512,84

194,31

318,53

- Đất xây dựng đô thị

136,62


74,40

62,22

- Đất khác

376,22

119,91

256,31

I

Tổng diện tích đất xây dựng đô thị

136,62

74,40

62,22

1

Đất dân dụng

83,62

42,88


40,74

Đất các đơn vị ở

54,03

26,38

27,65

1.1.1

Đất ở đô thị

26,38

26,38

1.1.2

Đất ở nông thôn

27,65

Đất công trình công cộng

3,95

1.2.1


Đất cơ sở văn hóa

0,55

1.2.2

Đất cơ sở y tế

0,38

0,20

0,18

1.2.3

Đất giáo dục

2,69

2,10

0,59

1.2.4

Đất chợ, dịch vụ thương mại

0,33


0,33

1.3

Đất cây xanh, TDTT

0,90

0,83

0,07

1.4

Đất giao thông nội thị

24,74

13,04

11,70

2

Đất ngoài dân dụng

53,00

31,52


21,48

2.1

Đất cơ quan trường chuyên nghiệp

17,69

16,19

1,50

2.2

Giao thông đối ngoại

13,89

2,00

11,89

1.1

1.2

Loại đất

27,65

2,63

1,32
0,55

18


Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Trụ, tỉnh Hà Nam giai đoạn năm 2017-2020, định hướng đến 2030

2.3

Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

9,13

6,66

2,47

2.4

Đất an ninh quốc phòng

1,13

1,13

2.5


Đất tôn giáo tín ngưỡng

1,81

0,30

1,51

2.5.1

Đất tôn giáo

1,44

0,21

1,23

2.5.2

Đất tín ngưỡng

0,37

0,09

0,28

2.6


Đất bãi rác

0,32

0,32

0,00

2.7

Đất công trình năng lượng

0,41

2.8

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

8,62

4,92

Trong đó: nghĩa trang liệt sỹ

0,06

0,06

0,41
3,70


II

Đất khác

375,90

119,91

255,99

2.1

Đất nông nghiệp

327,07

98,94

228,13

2.1.1

Đất trồng lúa

187,58

20,19

167,39


2.1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

73,31

57,76

15,55

2.1.3

Đất trồng cây lâu năm

33,88

17,13

16,75

2.1.4

Đất nuôi trồng thuỷ sản

32,26

3,82

28,44


2.2

Đất sông suối, mặt nước

30,62

19,62

11,00

2.3

Đất thuỷ lợi

16,86

2.4

Đất chưa sử dụng

1,35

16,86
1,35

(Nguồn: Theo số liệu của UBND huyện Lý Nhân)
Đất đai toàn huyện Lý Nhân phân bố như sau:
Diện tích
đất (ha)

16780

Tỷ lệ
(%)
100,0

- Đất xây dựng đô thị

1.497

14,20

- Đất khác

15283

85,80

TT

Hạng mục
Tổng diện tích đất tự nhiên nội thị (A+B)

m2/
người

1.497

100,00


145,86

Đất dân dụng

805,33

53,33

77,78

Đất các đơn vị ở

439,59

29,72

43,36

- Đất CTCC đô thị

63,16

2,88

4,20

A

Tổng diện tích đất xây dựng đô thị


1
-

19


Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Trụ, tỉnh Hà Nam giai đoạn năm 2017-2020, định hướng đến 2030

Diện tích
đất (ha)
15,58

Tỷ lệ
(%)
1,31

m2/
người
1,91

- Đất đường chính đô thị

287,00

19,41

28,31

Đất ngoài dân dụng


691,74

46,67

68,08

TT

Hạng mục

- Đất cây xanh, TDTT

2

106,38

- Đất CN, TTCN, kho tàng

40,87

- Đất SX VLXD gốm sứ
- Đất dịch vụ du lịch, SXKD phi nông nghiệp khác
-

Cơ quan, trường chuyên nghiệp không thuộc quản
lý của đô thị

8,97

6,43


7,23

0,57

109,68

- Giao thông đối ngoại

12,60

- Đất có di tích, danh thắng

171,59

- Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật
- An ninh quốc phòng

97,64

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa

91,13

- Đất tôn giáo, di tích lịch sử văn hoá

45,65

B


15283

Đất khác

10553

- Đất nông nghiệp

3,10

- Đất phi nông nghiệp khác

314,38

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
- Đất nuôi trồng thuỷ sản

20,89

- Đất lâm nghiệp (đất rừng sản xuất)

2.656
1.734,64

- Đất chưa sử dụng

2.5 Hiện trạng dân số và phân bố dân cư
2.5.1Dân số:
Toàn huyện Lý Nhân có 177.780 người (Theo niên giám thống kê năm 2016). Trong đó, dân
số của thị trấn và xã Đồng Lý là 8.645 người. Phân chia như sau:

TT

I

Hạng mục

Dân số trong tuổi LĐ ( người)

Tổng
cộng
8.645

Thị trấn



Vĩnh Trụ

Đồng Lý

5.580

3.065
20


Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Trụ, tỉnh Hà Nam giai đoạn năm 2017-2020, định hướng đến 2030

II


- Tỷ lệ % so dân số

66,70

73,13

59,95

Tổng LĐ làm việc trong các ngành

6.488

3.580

2908

92,82

91,21

94,88

Lao động nông nghiệp, thuỷ sản (người)

2.673

1125

1548


- Tỷ lệ % so LĐ làm việc

41,20

31,42

53,23

Lao động CN, TTCN, XD ( người)

1.170

350

820

- Tỷ lệ % so LĐ làm việc

18,03

9,78

28,20

LĐ dịch vụ, thương mại, HCSN (người)

2.645

2.105


540

- Tỷ lệ % so LĐ làm việc

40,77

58,80

18,57

Nội trợ, mất sức, học sinh trong tuổi LĐ

502

345

157

- Tỷ lệ % so LĐ trong độ tuổi

7,18

8,79

5,12

kinh tế ( người)
- Tỷ lệ % so LĐ trong độ tuổi
Phân theo ngành:
2.1


2.2

2.3

III

(Nguồn: Theo niên giám kê 2016)
- Mật độ dân số: 1.053 người/km². Dân cư tập trung cao ở khu vực trung tâm thị
trấn Vĩnh Trụ hiện nay.
2.5.2 Hiện trạng Lao động và việc làm
Năm 2016, lao động trong độ tuổi của huyện là 91.379 người, chiếm 64,55%
tổng dân số. Lao động trong độ tuổi đang làm việc trong các ngành kinh tế 77.601
người, trong đó: lao động ngành nông - lâm - thủy sản chiếm 26,5%, ngành công
nghiệp – xây dựng 33,7%, thương mại - dịch vụ 39,8%.
Cơ cấu lao động: do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nên cơ cấu lao
động trên địa bàn huyện có sự chuyển dịch tích cực: lao động nông nghiệp giảm dần từ
37,08% xuống còn 26,5%; tuy nhiên, tỷ trọng lao động thuộc lĩnh vực nông nghiệp
vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Dự báo trong những năm tới với tốc độ phát triển công
nghiệp, đô thị hóa và dịch vụ, sự chuyển dịch lao động trên địa bàn huyện sẽ tiếp tục
diễn ra mạnh mẽ, vấn đề là huyện phải có giải pháp đào tạo nghề gắn với việc làm để
chuyển lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
Chất lượng lao động: đa số là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo
còn thấp. Quỹ thời gian lao động sử dụng chưa có hiệu quả, thời gian nông nhàn của
người lao động trong sản xuất nông - lâm nghiệp còn lãng phí.
21


Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Trụ, tỉnh Hà Nam giai đoạn năm 2017-2020, định hướng đến 2030


2.5.3 Hiện trạng thu nhập và mức sống
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập và mức sống của nhân dân
cũng được cải thiện đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 32,68 triệu
đồng/người/năm.
Hiện trên địa bàn huyện tỷ lệ hộ nghèo chiếm 3,85% tổng số hộ toàn huyện.
Nguyên nhân do thiếu vốn, thiếu công cụ sản xuất tiên tiến, thiếu hiểu biết về kỹ thuật
canh tác, chăn nuôi và nguyên nhân chính là tình trạng cơ sở hạ tầng ở những nơi này
còn hạn chế.
2.6 Hiện trạng kinh tế xã hội
2.6.1Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Ngành Công nghiệp – TTCN – Xây dựng tiếp tục tăng trưởng, khai thác có hiệu
quả tiềm năng, lợi thế và tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Giá trị
sản xuất ngành công nghiệp tăng bình quân 15,25% trong giai đoạn 2011-2015.
Toàn huyện có 73 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp với gần 3.800 lao động.
Tiểu thủ công nghiệp và nghề truyền thống có 208 cơ sở, sản xuất cá thể các ngành
nghề truyền thống từng bước được khôi phục, phát triển. hoạt động khuyến công được
quan tâm đầu tư, góp phần nâng cao giá trị sản xuất và tỷ trọng ngành công nghiệp –
TTCM trên địa bàn huyện.
2.6.2 Ngành dịch vụ:
Ngành dịch vụ tiếp tục phát triển cả về quy mô và ngành nghề hoạt động. Giá trị
sản xuất ngành Dịch vụ năm 2015 ước đạt 3.188,58 tỷ đồng (giá hiện hành), tăng
1.827,62 tỷ đồng so với năm 2010, chiếm 30% tổng giá trị sản xuất các ngành; tốc độ
tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 17,35%.
Các ngành dịch vụ như thông tin, bưu chính, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,
vận tải, y tế… được mở rộng quy mô và đầu tư hiện đại với nhiều loại hình dịch vụ
mới. Hoạt động thương mại ngày càng phát triển, hầu hết chợ nông thôn được đầu tư
nâng cấp mở rộng, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hoá. Số lượng doanh nghiệp, hạ
cá thể kinh doanh dịch vụ liên tục tăng, toàn huyện có 5.400 cơ sở và thu hút gần
9.000 lao động.
Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2015 ước đạt 10.207 tỷ đồng, tăng

6.707 tỷ đồng so với năm 2010.
2.7 Hiện trạng hạ tầng xã hội
2.7.1 Trụ sở cơ quan
Các công trình cơ quan hành chính huyện Lý Nhân, cơ quan Thị trấn Vĩnh Trụ
và các đơn vị đóng trên địa bàn...phần lớn là công trình kiến cố từ 1- 3 tầng( huyện uỷ,
UBND và các phòng ban, chi cục thuế, bưu điện, công an, toà án, viện kiểm sát, ban
chỉ huy quân sự huyện...) chất lượng tương tốt.
22


Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Trụ, tỉnh Hà Nam giai đoạn năm 2017-2020, định hướng đến 2030

2.7.2 Hệ thống giáo dục
Các công trình giáo dục bao gồm các trường học cấp 1,2,3 được xây dựng kiên
cố, đảm bảo chất lượng, có hệ thống không gian mở, điểm nhìn đẹp bên bờ sông Châu
Giang.
Tổng số có 78 cơ sở trường học các cấp, trong đó mầm non có 24 trường, tiểu
học có 24 trường, trung học cơ sở có 25 trường và trung học phổ thông 4 trường.
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 01 Trường trung cấp nghề và Trung tâm giáo dục
thường xuyên và hướng nghiệp.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giáo dục từng bước được hoàn thiện;
trên địa bàn huyện có 30 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó: hệ mầm non có 11
trường, tiểu học có 10 trường, THCS có 7 trường, THPT có 3 trường.
2.7.3 Hệ thống văn hoá, thể dục thể thao
Hoạt động văn hoá - thông tin, xây dựng môi trường văn hoá, bảo vệ và phát
huy các di sản văn hoá có nhiều tiến bộ. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hoá ở cơ sở được đẩy mạnh. Đến năm 2015 có 95% hộ gia đình đạt danh
hiệu Gia đình văn hoá, 87% số thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu Khu dân cư văn hoá,
93% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá. Trên địa bàn huyện một số di
tích cấp quốc gia, di tích cấp tỉnh được công nhận và từng bước tôn tạo, bảo vệ.

Đền Trần Thương thuộc thôn Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, Hà
Nam.
Cũng như những nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương khác, đền Trần Thương tổ chức
lễ hội tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc này vào ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm.
Hội rước đền Trần Thương Lễ hội đền Trần Thương là một trong ba lễ hội vùng
của tỉnh Hà Nam. Lễ hội này có ý nghĩa là một cuộc hành hương về cội nguồn không
chỉ đối với người dân địa phương mà đối với người dân cả nước.
Các công trình trụ sở thôn đã được quan tâm và có thiết chế văn hoá và yêu cầu
xây dựng.
2.7.4 Hệ thống thương mại dịch vụ
Các công trình xây dựng về thương mại dịch vụ tồn tại từ thời bao cấp đã
chuyển đổi cơ chế và được quan tâm quy hoạch xây dựng mới - phần lớn là các công
trình thương mại dịch vụ tập trung tại trung tâm thị trấn như chợ,bách hóa tổng hợp,
kho lương thực, hiệu sách. Một số nhà nghỉ, khách sạn tư nhân đang hình thành tại thị
trấn. Tại thị trấn không có công trình khách sạn phục vụ khách du lịch, lưu trú, chỉ một
số ít phục vụ cho nhu cầu của khách lưu trú tại thị trấn đến công tác hoặc học tập với
số lượng hạn chế.
2.7.5 Hiện trạng cơ sở Y tế:

23


Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Trụ, tỉnh Hà Nam giai đoạn năm 2017-2020, định hướng đến 2030

Mạng lưới y tế cơ sở từng bước được nâng cấp và hoàn thiện. 02 Bệnh viện đa
khoa, chuyên khoa trên địa huyện Lý Nhân với quy mô 327 giường bệnh. Các xã, thị
trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện đạt 70,15%.
Hoạt động dân số - kế hoạch hoá gia đình đạt nhiều kết quả; giảm mức sinh hàng năm
0,21%0 , tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,8%, tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm còn 7,81%. Trẻ
em được tiêm chủng mở rộng đạt 98%.

Tính đến năm 2016 toàn huyện có 258 cán bộ y tế, trong đó: có 32 bác sĩ, 83 y
sĩ và 50 nữ hộ sinh, 14 kỹ thuật viên y tế, cán bộ ngành dược có 34 người, điều dưỡng
có 84 người, cán bộ khác có 64 người. Tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ đạt 53%, số giường
bệnh/ 1 vạn dân đạt 30 giường.
2.7.6 Hiện trạng nhà ở và tình hình đô thị hóa
Về nhà ở, đang có nhiều biến động do nhu cầu phát triển của đô thị về tầng cao, hình
thức công trình, về mặt tổ chức không gian quy hoạch.
Trong khu vực trung tâm thị trấn số nhà ở liền kế tập trung dọc trục 491, 492 và các
trục đường nhánh chính của trục 491, 492 trung tâm thị trấn, nhất là khu vực thương
mại. Đây là điểm nhấn đô thị chủ yếu của khu quy hoạch. Tốc độ đô thị hóa diễn ra
khá nhanh tại khu vực này so với các khu vực khác trong toàn huyện.
2.8 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
2.8.1 Hiện trạng nền xây dựng.
- Toàn thị trấn chia làm 3 khu vực nền rõ rệt.

+ Khu 1: khu dân cư có cốt nền từ 3,0-6,6m
+ Khu 2: khu vực đất trồng màu cốt dao động từ 2.5-3,4m
+ Khu3: khu vực đất trồng lúa có cao độ thấp từ 0,7-2,3m.
-

Do trận mưa lịch sử tháng 11/2008 khu vực sân bóng chỉ cao hơn mức nước lũ
0,5m.
- Vì vậy quy định khống chế cao độ xây dựng ≥ 3.0m cho toàn thị trấn.
2.8.2 Hiện trạng thoát nước mưa.
+ Thị trấn có đoạn sông Châu Giang chảy qua và một kênh tưới (Mương Đại),

-

mương C6 và sông Hà Biên bao quanh thị trấn, do đó thoát nước mưa chia làm 4
lưu vực thoát: với đường phân lưu là mương tưới và đường 491 đi Nam Định.

Lưu vực 1: Hướng thoát ra sông Châu giang
Lưu vực 2: Hướng thoát ra mương C6 rồi ra sông Hà Biên
Lưu vực 3: Hướng thoát theo đường tiêu thoát Nhân Khang.
Lưu vực 4: Hướng thoát một phần ra sông Châu Giang và một phần khu Nhân
Khang .
(thể hiện các lưu vực trên bản vẽ hiện trạng)
24


Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Trụ, tỉnh Hà Nam giai đoạn năm 2017-2020, định hướng đến 2030

+ Hệ thống cống thoát: Đường 491, đường 492 có một số đoạn rãnh thoát ở một bên
và 2 bên, các tuyến đường mới đang thi công có rãnh 2 bên kích thước từ 400mm
– 800mm kết cấu xây gạch hoặc đổ BTCT. Các tuyến đường khác hầu hết là
không có HTTN mưa
2.8.3 Hiện trạng hệ thống giao thông.
a Giao thông đối ngoại.
* Đường tỉnh ĐT 491
Đường 491 từ đập Châu Giang đi Cầu Không với chiều dài qua thị trấn 2365m có
lộ giới 16,5m với mặt đường 10,5m; lề đường 3,0mx2; kết cấu nhựa, chất lượng
tốt.
* Đường tỉnh ĐT 492
Đường 492 qua thị trấn Vĩnh Trụ chia làm 2 đoạn:
-

Đoạn 1: Từ Ban chỉ huy quân sự đến điểm giao với đường 491. Lộ giới 13m với
mặt đường 8,0m; lề đường 2,5mx2; chiều dài 1360m, kết cấu nhựa, chất lượng tốt.
- Đoạn 2: Từ điểm đầu bến xe Vĩnh Trụ đến giáp ranh giới xã Nhân Khang đi Nam
Định. Lộ giới 9,0m; chiều dài 1230m. Hiện tại, tuyến này đang thi công.
* Đường huyện ĐH03 và ĐH06

Đường huyện ĐH03 và ĐH06 nối từ bến xe Vĩnh Trụ đi đường ĐT499.
ĐH03 chia làm 2 đoạn, trong đó:
-

Đoạn 1: từ bến xe Vĩnh Trụ cũ đến trạm y tế có lộ giới 9,0m với mặt đường rộng
7,0m; lề đường 1,0mx2; chiều dài 370m, đường đang thi công.
- Đoạn 2: từ trạm y tế đi đến ranh giới giáp xã Đức Lý có lộ giới 5,5m với mặt
đường rộng 3,5m; lề đường 1,0mx2 với chiều dài 1170m; đường đang thi công.
- ĐH06 có lộ giới 7,0m với mặt đường rộng 5,5m; lề đường 0,75mx2, chia làm 2
nhánh:
- Nhánh chính từ Huyện đội Lý Nhân nối vào đường ĐT 491 với chiều dài khoảng
1200m; đường đang thi công.
- Nhánh phụ đi từ đường bờ sông đến giao với đường ĐH03 với chiều dài khoảng
600m.
b. Giao thông đối nội
-

Đường phân khu vực (là đường nối các xóm) với mặt cắt 5,5m (1,5 + 2.5 + 1.5) có
tổng chiều dài 10220m. Kết cấu chủ yếu là bê tông (đoạn đường xóm 9,10 xã
Đồng Lý đang xây dựng).

25


Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Trụ, tỉnh Hà Nam giai đoạn năm 2017-2020, định hướng đến 2030

-

Đường nội khu (là đường trong các xóm) với mặt cắt 3,5m (0.75 + 2 + 0.75). Tổng
chiều dài 36680m. Kết cấu đường bê tông, chất lượng tốt.

- Đường sản xuất là khu đường nội đồng phục vụ sản xuất. Mặt cắt 3,0m có tổng
chiều dài 39630m, đường đất.
• Bến xe
Thị trấn có 1 bến xe với diện tích S = 1549m2.
2.8.4 Hiện trạng cấp nước.
d.1 Hiện trạng nguồn nước:

+ Nước mặt: Tại khu vực thị trấn có sông Châu Giang chảy qua chiều rộng khoảng
100m.
Chất lượng nước: Nguồn nước mặt của sông Châu Giang có hàm lượng sắt và
mangan thấp nhưng độ đục cao trong mùa mưa.

+ Nước ngầm: Khu vực thị trấn có nguồn nước ngầm tầng nông và tầng sâu.
-

Tầng chứa nước bên trên là tầng chứa nước trầm tích Halocen Qa: Tầng chứa
nước này có trữ lượng thấp và có chất lượng không tốt.
- Tầng chứa nước phía dưới là tầng chứa nước trầm tích Pleistocen Qb: Tầng chứa
nước này được cách bởi tầng chứa nước trên bởi một lớp đất sét. Chất lượng của
tầng chứa nước này có độ mặn cao hơn ba lần tiêu chuẩn cho phép.
- Các nguồn nước khác thường có chất lượng kém do độ đục cao và bị ô nhiễm bởi
các chất hữu cơ, hàm lượng sắt và mangan cũng rất cao.
d.2 Hiện trạng sử dụng nước:

+ Hiện tại các khu vực dân cư trên địa bàn thị trấn sử dụng các nguồn nước với tỷ lệ
như sau:
• Giếng khơi + bể chứa nước mưa: Có 20% số hộ sử dụng nước giếng khơi và nước
mưa.
• Giếng khơi + bể lọc : Có 80% số hộ sử dụng nước giếng khơi.
Nước từ các giếng khơi được xử lý không đúng quy cách, do vậy chất lượng nước

không đảm bảo để sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt.
• Xã Đồng Lý hiện cũng chưa có công trình cấp nước tập trung, nguồn nước được
sử dụng chủ yếu vẫn là nước giếng và nước sông hồ. Trong đó có 1571 hộ dùng
nước giếng,180 hộ dùng giếng đào, 750 hộ dùng giếng kiểu UNICEF. Số bể chứa
nước mưa nhỏ hơn 6m3 có 970 , lớn hơn 6m3 có 460.
Nhìn chung, điều kiện sử dụng nước sạch của dân cư trên địa bàn thị trấn và xã
Đồng Lý đang rất yếu kém. Cần phải xây dựng hệ thống cấp nước tập trung.

+ Hệ thống cấp nước tập trung: khu vực thị trấn có 2 công trình cấp nước tập trung
là trạm cấp nước thị trấn Vĩnh Trụ và trạm cấp nước Vĩnh Hà.
26


Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Trụ, tỉnh Hà Nam giai đoạn năm 2017-2020, định hướng đến 2030

- Trạm cấp nước thị trấn Vĩnh Trụ: Năm 2001 thị trấn đã được đầu tư xây dựng hệ
thống cấp nước tập trung theo dự án “ Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sạch thị
trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam”, được đầu tư xây dựng bằng nguồn
vốn đầu tư của nhà nước, một phần của địa phương và do nhân dân đóng góp. Đơn
vị thiết kế là Công ty tư vấn xây dựng thuộc Sở xây dựng Hà Nam. Tuy nhiên, dự
án chỉ triển khai xây dựng một số hạng mục công trình như: Trạm xử lý nước và
một số tuyến ống phân phối chính bằng thép tráng kẽm, các công trình này chưa
được hoàn thiện và chưa được sử dụng do thiếu vốn đầu tư xây dựng.
Trạm xử lý có công suất 900m3/ngđ. Vị trí đặt trạm xử lý cạnh bờ sông Châu
Giang, cách trục đường chính khoảng 250m, đối diện với trường phổ thông dân
lập Trần Hưng Đạo.
Nguồn nước: Nước mặt sông Châu Giang.
Đã lắp đặt một số tuyến ống phân phối nước sạch bằng thép tráng kẽm trong khu
vực trung tâm thị trấn với tổng chiều dài 3558m, đường kính ống D200mm đến
D50mm đặt dọc đường 492 và các nhánh vào khu dân cư.

Trạm cấp nước Vĩnh Hà công suất 300m 3/ngđ. Hiện tại, nhà máy Chế biến thực
phẩm Vĩnh Hà thuộc Công ty CP Chế biến thực phẩm Vĩnh Hà (nằm trong thị
trấn). Vị trí trong khu vực Công ty Cổ phần Sông Châu, khai thác nước sông Châu
Giang.
e. Hiện trạng cấp điện.
-

e.1 Nguồn điện:
Nguồn điện cung cấp cho thị trấn Vĩnh Trụ huyện lỵ huyện Lý Nhân được lấy từ
các nguồn sau:

 Trạm 110/35/22kV – F12 công suất 25MVA cạnh thị trấn Vĩnh Trụ.
 Trạm 35/10kV Mai Xá công suất 5.800kVA cách thị trấn Vĩnh Trụ khoảng 03 km.
e.2 Lưới điện trung và cao thế:
Hiện nay trong phạm vi thiết kế thị trấn Vĩnh Trụ huyện lỵ huyện Lý Nhân có các
tuyến điện sau:
 Tuyến 110kV từ Phủ Lý cấp cho trạm 110/35/22kV Lý Nhân với tổng chiều dài
khoảng 3km. Dây dẫn AC-185.
 Tuyến 110kV từ Đồng Văn cấp cho trạm 110/35/22kV Lý Nhân với tổng chiều dài
khoảng 1,5km. Dây dẫn AC-185.
 Tuyến 35kV - lộ 373 từ trạm 110/35/22kV Lý Nhân cấp cho trạm trung gian Mai
Xá và trạm biến áp Vĩnh Hà. Dây dẫn AC-95 với tổng chiều dài tuyến trong phạm
vi nghiên cứu là 1,5km.

27


×