Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

tác động của thị trường chứng khoán đến tăng trưởng kinh tế tại các nước đông nam á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÂM THANH BÌNH

TÁC ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo

Tp. HỒ CHÍ MINH, năm 2017

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÂM THANH BÌNH

TÁC ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

Chuyên ngành

: Kinh tế học


Mã số chuyên ngành : 60 03 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo

Tp. HỒ CHÍ MINH, năm 2017

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan Luận văn với tên đề tài: “Tác động của thị trường
chứng khoán đến tăng trưởng kinh tế tại các nước Đông Nam Á” là
một công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi, các tài liệu tham
khảo, số liệu thống kê, dữ liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng. Kết
quả của Luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu nào khác.

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2017
Học viên

Lâm Thanh Bình

iii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các Thầy Cô – Giảng viên Khoa
Đào tạo Sau Đại học – Trường Đại Học Mở TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt

kiến thức bổ ích để tôi hoàn thành khóa học, đồng thời đã tạo điều kiện
thuận lợi về thời gian để tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo đã
tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm, hoàn thiện luận
văn.
Tôi xin gửi tấm lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã chia sẻ, động viên và
tạo điều kiện hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại Học Mở
TP. Hồ Chí Minh.
Cuối cùng, tôi xin cám ơn bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, góp ý kiến
cho tôi hoàn thành khóa học và bảo vệ luận văn.

Lâm Thanh Bình

iv


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ iii
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... iv
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................... 1
TÓM TẮT ............................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................. 3
1.1 Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu ................................................................... 3
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 4
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 4
1.4 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4
1.5 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 5
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu ...................................................................................... 5

1.7 Kết cấu luận văn .......................................................................................... 6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................... 8
2.1 Các khái niệm .............................................................................................. 8
2.1.1 Thị trường chứng khoán ..................................................................... 8
2.1.2 Tăng trưởng kinh tế ............................................................................ 9
2.2 Tác động của thị trường chứng khoán đến tăng trưởng kinh tế................. 13
2.2.1 Tác động nghịch chiều ..................................................................... 13
2.2.2 Tác động cùng chiều ........................................................................ 14
2.3 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan .................................................... 15
2.3.1 Nghiên cứu thị trường chứng khoán tác động cùng chiều ............... 15
2.3.2 Nghiên cứu thị trường chứng khoán tác động nghịch chiều ............ 18

iii


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 24
3.1 Mô hình nghiên cứu ................................................................................... 24
3.1.1 Giới thiệu các biến ........................................................................... 24
3.1.2 Đo lường các biến ............................................................................ 25
3.1.3 Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................... 26
3.1.4 Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 28
3.2 Dữ liệu nghiên cứu..................................................................................... 29
3.3 Trình tự nghiên cứu ................................................................................... 29
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................... 32
4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình .................................................... 32
4.1.1 Biến tăng trưởng kinh tế (Growth)................................................... 33
4.1.2 Biến vốn hoá thị trường (SIZE) ....................................................... 34
4.1.3 Biến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)............................................ 35
4.1.4 Biến tổng giá trị xuất nhập khẩu (OPEN) ........................................ 37
4.1.5 Biến thanh khoản thi trường (TKTT)............................................... 38

4.1.6 Biến cung tiền (M2) ......................................................................... 39
4.1.7 Biến chi tiêu giáo dục (CTGD) ........................................................ 40
4.2 Phân tích ma trân hệ số tương quan ........................................................... 41
4.3 Kiểm định đa cộng tuyến ........................................................................... 42
4.4 Hồi quy phụ giữa SIZE với FDI và TKTT Error! Bookmark not defined.
4.5 Kết quả hồi quy biến công cụ .................................................................... 43
4.5.1 Kiểm định Wald ............................................................................... 44
4.5.2 Kiểm định Sargan............................................................................. 44
4.5.3 Kiểm định Ramsey/Pesaran-Taylor ................................................. 44
4.6 Thảo luận kết quả hồi quy ......................................................................... 45

iv


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................ 48
5.1 Kết luận ...................................................................................................... 48
5.2 Khuyến nghị ............................................................................................... 48
5.2.1 Về giá trị vốn hoá thị trường ............................................................ 48
5.2.2 Về chi tiêu giáo dục ......................................................................... 49
5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng đề xuất nghiên cứu tiếp theo .............. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 50
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 56
Phụ lục 1: Bảng tổng hợp dữ liệu .................................................................... 56
Phụ lục 2: Thống kê mô tả các biến trong mô hình ......................................... 59
Phụ lục 3: Thống kê mô tả các biến của quốc gia Indonesia ........................... 60
Phụ lục 4: Thống kê mô tả các biến của quốc gia Malaysia ............................ 60
Phụ lục 5: Thống kê mô tả các biến của quốc gia Philippin ............................ 60
Phụ lục 6: Thống kê mô tả các biến của quốc gia Singapore .......................... 61
Phụ lục 7: Thống kê mô tả các biến của quốc gia Thailan .............................. 61
Phụ lục 8: Thống kê mô tả các biến của quốc gia Việt Nam ........................... 61

Phụ lục 9: Hồi quy trước khi chạy biến công cụ ............................................. 62
Phụ lục 10: Ma trận hệ số tương quan ............................................................. 62
Phụ lục 11: Hồi quy phụ .................................................................................. 63
Phụ lục 12 : Kết quả hồi quy ........................................................................... 64
Phụ lục 13: Kiểm định Ramsey/Pesaran-Taylor .............................................. 65

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt
Phương pháp bình phương tối

2SLS

Two stages least square

thiểu đồng thời qua 2 giai
đoạn

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài


GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GNP

Gross National Product

Tổng sản phẩm quốc gia

IV

Instrumental Variables

Biến công cụ

OLS

Ordinary Least Squares

Bình phương tối thiểu

1


TÓM TẮT
Luận văn này thực hiện nhằm đánh giá tác động của thị trường chứng
khoán đến tăng trưởng kinh tế tại các Quốc gia Đông Nam Á gồm 6 nước

(Indonesia, Malaysia, Philipines, Singapore, ThaiLand, Vietnam), giai đoạn
(2000-2015). Thông qua đó, tác giả xác định được thị trường chứng khoán
tác động đến tăng trưởng kinh tế tại các nước trong khu vực Đông Nam Á
như thế nào, đồng thời thể hiện tác động của một số yếu tố vĩ mô khác đến
tăng trưởng như cung tiền, độ mở nền kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài,
chi tiêu giáo dục, ...
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng số liệu thứ cấp
gồm biến phụ thuộc tăng trưởng kinh tế và các biến độc lập vốn hoá thị
trường chứng khoán, đầu tư trực tiếp nước ngoài, cung tiền, độ mở nền
kinh tế, chi tiêu giáo dục và thanh khoản thị trường giai đoạn (2000 2015), được thu thập từ Ngân hàng thế giới.
Tác giả sử sụng phần mềm Excel, Stata13 để thực hiện thống kê mô tả,
phân tích và thực hiện việc chạy hồi quy dữ liệu bảng theo phương pháp
hồi quy hai giai đoạn bình phương tối thiểu (2SLS). Kết quả nghiên cứu
cho thấy vốn hoá thị trường tác động tích cực cùng chiều lên tăng trưởng
kinh tế với mức ý nghĩa 1% và biến kiểm soát tác động tích cực cùng chiều
đến tăng trưởng kinh tế như biến chi tiêu giáo dục với mức ý nghĩa thống
kê 1%. Tuy nhiên có hai biến độ mở thị trường (OPEN) và cung tiền(M2)
tác động nghịch chiều đến tăng trưởng kinh tế nhưng không có ý nghĩa
thống kê.
Từ khoá : Tăng trưởng kinh tế; thị trường chứng khoán; 2SLS

2


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Chương 1 giới thiệu vấn đề, lý do nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi, đối tượng
và phạm vi, phương pháp nghiên cứu. Từ kết quả nghiên cứu rút ra ý nghĩa
thực tiễn của đề tài. Kết cấu luận văn sẽ được trình bày ở cuối chương.
1.1 Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu
Trong xu thế tự do hóa thị trường tài chính, hội nhập quốc tế và phát triển

kinh tế. Vấn đề đặt ra trong hiện tại và tương lai để đạt được mục tiêu tăng
trưởng kinh tế, yêu cầu mỗi quốc gia phải phát huy nguồn lực bên trong và
thu hút nguồn vốn từ bên ngoài. Trong đó, việc thu hút nguồn vốn trên thị
trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, đây là
nguồn lực tài chính góp phần tăng trưởng kinh tế đáng kể cho một quốc gia
và đóng vai trò ngày càng quan trọng cho nền kinh tế. Hiện nay, trong xu
hướng thực hiện toàn cầu hóa và tự do hóa thị trường tài chính, đây là một
kênh huy động vốn rất nhanh chóng và hiệu quả, điều này thể hiện qua thị
trường chứng khoán.
Các nghiên cứu liên quan chứng minh được phát triển thị trường chứng
khoán thì góp phần làm tăng trưởng kinh tế như Aigbovo, Omoruyi Izekor,
Andrew Osaretin (2015); Igbodika, Mary Ann.n(2014); Aboudou Maman
Tachiwou (2010) cho rằng phát triển thị trường chứng khoán góp phần làm
tăng trưởng kinh tế điều này phù hợp với các nghiên cứu theo trường phái
thị trường chứng khoán tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, tại các quốc gia khu vực Đông Nam Á sự tăng trưởng kinh tế
của một quốc gia cũng góp phần tăng cơ hội thu hút nguồn vốn đầu tư từ
nước ngoài vào như đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đầu tư gián tiếp từ
nước ngoài (FII). Mặt khác, để việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài
vào thị trường chứng khoán được thể hiện qua giá trị vốn hóa của thị
trường chứng khoán của mỗi quốc gia, đây là yếu tố quan trọng góp phần
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo niềm tin cho nhà đầu tư.

3


Các nghiên cứu thể hiện thị trường chứng khoán tác động nghịch chiều
đến tăng trưởng kinh tế như Okonkwo Ikeotuonye Victor, Ananwude
Amalachukwu, Echekoba F.N (2015), Osama M. Badr (2015), Baotai
Wang và D.Ajit (2013) cho rằng phát triển thị trường chứng khoán không

có quan hệ với tăng trưởng kinh tế thậm chí còn tác động tiêu cực đến tăng
trưởng kinh tế điều này phù hợp với lý thuyết theo trường phái cầu có sau
(demand-following).
Thực tế cho thấy, việc phát triển và mở rộng thị trường tài chính là rất quan
trọng cho tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng cố niềm tin tài chính cho một
quốc gia. Do đó, tác giả đã chọn chọn đề tài nghiên cứu: “Tác động của thị
trường chứng khoán đến tăng trưởng kinh tế tại các nước Đông Nam Á”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Trong luận văn này đề tài mong muốn nghiên cứu 1 mục tiêu chính:
Ước lượng mức độ tác động của thị trường chứng khoán đến tăng trưởng
kinh tế tại các nước Đông Nam Á và ước lượng mức độ tác động của các
yếu tố vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung giải quyết câu hỏi sau:
Kiểm định mức độ tác động thị trường chứng khoán đến tăng trưởng kinh
tế tại các nước Đông Nam Á và kiểm định mức độ tác động các yếu tố vĩ
mô như cung tiền, độ mở nền kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài, chi tiêu
giáo dục tác động đến tăng trưởng kinh tế.

1.4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài thực hiện nghiên cứu nước trong khu vực vực Đông Nam Á. Mẫu
nghiên cứu không bao gồm các nước không hoạt động thị trường chứng
4


khoán hoặc có hoạt nhưng không cung cấp thông tin dữ liệu giao dịch, sau
khi loại trừ các điều kiện trên thì mẫu nghiên cứu còn lại sáu nước như sau:
Indonesia, Malaysia, Philippnes, Singapore, Thailand và Vietnam, các
nước này có cùng trong khu vực, tương đồng về kinh tế, địa lý và có mối
quan hệ trong lãnh vực kinh tế gần như tương đồng nhau.

Nguồn dữ liệu thứ cấp và lấy từ trang web của Ngân Hàng Thế Giới
(Wordbank). Nguồn dữ liệu được thu thập phục vụ phân tích trong luận văn
lấy khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2015.
Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập nghiên cứu tác động của vốn hoá thị
trường chứng khoán (SIZE) đến tăng trưởng kinh tế tại 6 quốc gia khu vực
Đông Nam Á gồm các nước (Indonesia, Malaysia, Philippnes, Singapore,
Thailand và Vietnam). Các quốc gia còn lại tác giả không đưa vào nghiên
cứu, lý do không đủ số liệu cập nhật trên nguồn chính thống như Wordbank
và số liệu theo yêu cầu nghiên cứu của đề tài chưa đầy đủ.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng dành cho dữ
liệu bảng. Trong đó, tác giả sử dụng kiểm định Sargan về lựa chọn số
lượng biến công cụ đưa vào mô hình, kiểm định Ramsey/Pesaran-Taylor
dành cho mô hình biến công cụ và thấy kiểm định Wald. Mô hình ước
lượng phân tích dữ liệu nghiên cứu dựa vào biến công cụ và sử dụng phần
mềm Stata 13.Từ đó, phấn tích kết quả nghiên cứu. Ngoài việc sử phương
pháp hồi quy, đề tài cũng sử dụng các phương, kỹ thuật thống kê mô tả giá
trị lớn nhất, nhỏ nhất, giá trị trung bình của các biến trong mô hình.
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy sự phát triển thị trường chứng khoán là góp
phần làm tăng trưởng kinh tế cho các nước khu vực Đông Nam Á.Vì vậy,
các quốc gia cần có những giải pháp, kiến nghị chính sách để phát triển thị
trường chứng khoán một cách đa dạng và phù hợp theo thông lệ quốc tế.

5


Đồng thời thúc đẩy thu hút dầu tư trực tiếp nước, hợp tác, trao đổi hàng
hoá, kiểm soát lạm phát góp phần tăng trưởng kinh tế.
Điểm mới của đề tài khác so với các nghiên cứu trước

Nghiên cứu trong luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu vai trò
vốn hóa thị trường chứng khoán (SIZE) đối với tăng trưởng kinh tế. Do vậy
điểm khác biệt của đề tài là sử dụng biến vốn hóa là biến độc lập đồng thời
tác giả chỉ sử dụng một số biến vĩ mô như cung tiền, độ mở nền kinh tế,
đầu tư trực tiếp nước ngoài, chi tiêu giáo dục làm biến kiểm soát nhằm tăng
mức độ tin cậy cho mô hình.Tác giả sử dụng mô hình ước lượng hai giai
đoạn là biến công cụ (2SLS) xử lý các biến nội sinh.
1.7 Kết cấu luận văn
Luận văn được kết cầu gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu
Nội dung chủ yếu chương này tác giả nêu lên vấn đề và lý do nghiên cứu,
câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm
Dựa vào các tiếp cận mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương
pháp đã trình bày ở chương 1, trong chương 2 tác giả đề cặp đến các khái
niệm liên quan, cơ sở lý thuyết nên cứu, các nghiên cứu trước về tác động
thị trường chứng khoán thị trường chứng khoán đến tăng trưởng kinh tế.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu
Chương này, tác giả đề cập đến phương pháp nghiên cứu, sử dụng phương
pháp định lượng, nguồn dữ liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, mô hình
nghiên cứu, giải thích các biến trong mô hình.

6


Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Bao gồm các phân tích mô tả thống kê, xác định biến nội sinh, xử lý biến
nội sinh và chạy kết quả cuối cùng.

Chương 5 : Kết luận và khuyến nghị
Trong chương này rút ra các kết quả từ quá trình phân tích, đưa ra các
khuyết nghị, đề xuất. Đồng thời nêu lên những hạn chế trong nghiên cứu và
có hướng nghiên cứu tiếp theo.

7


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2 trình bày nội dung gồm cơ sở lý thuyết về vốn hoá thị trường
chứng khoán,tác động của vốn hoá đến tăng trưởng kinh tế, lược khảo các
nghiên cứu trước về tác động của của vốn hoá đến tăng trưởng kinh tế.
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán, theo Trading Economics (2013), thị trường chứng
khoán là một thị trường hoặc một trung tâm giao dịch, nơi mà người mua
chứng khoán đáp ứng bên bán chứng khoán tại một mức giá nhất định hay
gọi là giá khớp lệnh giao dịch. Akingbohungbe (1996), thị trường chứng
khoán hoặc thị trường vốn được định nghĩa là các thị trường nơi mà trong
trung và dài hạn tài chính có thể được tăng lên. Al-Faki (2006) và Kolapo
& Adaramola (2012), cho rằng các chứng khoán hoặc thị trường vốn là một
mạng lưới các tổ chức tài chính chuyên ngành, hàng loạt các cơ chế, quy
trình và ứng dụng công nghệ thông tin cho cơ sở hạ tầng, trong nhiều cách
khác nhau tạo điều kiện, quy tụ cho các nhà cung cấp và người sử dụng
nguồn vốn trung hạn và dài hạn để đầu tư vào dự án phát triển kinh tế.
Do đó, thị trường chứng khoán hoặc trao đổi mua bán chứng khoán các nhà
đầu tư không cần thiết phải đến sàn giao dịch để thực hiện, lệnh giao dịch
có thể thực hiện bất kỳ nơi nào với sự kết nối mang internet. Nhưng với sự
tiến bộ của công nghệ thông tin ngày càng đang phát triển khi những nhà
đầu tư, tổ chức trao đổi cổ phiếu của họ chủ yếu trong một sàn giao dịch

chứng khoán. Nhấn mạnh về tầm quan trọng của thị trường chứng khoán,
Donwa & Odia (2010) khẳng định rằng thị trường vốn đã được xác định là
một tổ chức góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội và phát triển của các
nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Để nghiên cứu thị trường chứng
khoán người có rất nhiều chỉ số để đo lường như chỉ số Vnindex, S&P 500,
Nasdaq, Dow 30; thanh khoản thị trường và vốn hoá thị trường, ...

8


Vốn hoá thị trường, theo Amadeo (2013), vốn hóa thị trường “market cap”
là cách sử dụng các giá cổ phiếu để xác định giá trị của một công ty và làm
thế nào để có khả năng phát triển. Mặt khác, Theo Ngân hàng Thế giới
(2013), vốn hóa thị trường (còn được gọi là giá trị thị trường) là tích số
giữa giá cổ phiếu và số lượng cổ phiếu lưu hành. Ngoài ra vốn hóa thị
trường là một yếu tố quan trọng của thanh khoản của thị trường vốn và thể
hiện hiệu quả tổng thể của nền kinh tế (Ewah, Esang & Bassey, 2009). Vốn
hóa thị trường chủ yếu được sử dụng bởi các nhà đầu tư, để phân loại vốn
của các công ty nhà đầu tư thường gọi công ty có vốn hoá nhỏ, vừa và lớn.
Công thức đo lường vốn hoá thị trường theo ngân hàng thế giới
SIZE = P x KLCP

(2.1)

Trong đó, SIZE: Vốn hoá thị trường chứng khoán; P: Giá trị cổ phiếu giao
dịch tại thời điểm; KLCP: Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành
2.1.2 Tăng trưởng kinh tế
Khái niệm tăng trưởng kinh tế, theo Simon trích bởi Nguyễn Trọng Hoài
(2010), tăng trưởng là sự gia tăng một cách bền vững về sản lượng bình
quân đầu người hay sản lượng trên mỗi công nhân. Hay có thể định nghĩa

tăng trưởng kinh tế xảy ra nếu sản lượng tăng nhanh hơn dân số.
Nếu việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia tăng lên theo bất
cứ cách nào, cùng với đó là thu nhập bình quân tăng lên, thì quốc gia đó đã
đạt được “tăng trưởng kinh tế” (Dwight H.Perkins, 1992).
Theo Begg David và ctg (2011), “Tăng trưởng kinh tế là sự thay đổi thu
nhập thực tế hoặc sản lượng thực tế”. Như vậy, tăng trưởng kinh tế là sự
gia tăng thực tế của tổng sản phẩm quốc dân GNP (Gross Nation Product);
tổng sản phẩm quốc nội GDP (Gross Dmestic Product) hay sản phẩm quốc
dân ròng NNP (Net National Product) trong một thời kỳ nhất định. Các nhà
kinh tế thường sử dụng chỉ tiêu GDP để đo lường tăng trưởng kinh tế.

9


Theo cục Thống kê Quốc gia (2013) và Cục Thống kê Úc (1998) GDP có
thể được đo bằng cách sử dụng các phương pháp sản xuất, thu nhập và chi
tiêu. Các biện pháp dựa trên chi tiêu của GDP có nguồn gốc như chi tiêu
cho tiêu dùng cuối cùng của chính phủ và các hộ gia đình, cộng với đầu tư
vốn cố định và những thay đổi trong các kho dự trữ, cộng với xuất khẩu trừ
đi nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, cộng (hoặc trừ) sự khác biệt thống kê.
Cách xác định dựa trên thu nhập của GDP cho thấy các thành phần của thu
nhập yếu tố, đó là tiền lương nhân viên, tổng thặng dư điều hành và thu
nhập hỗn hợp, cộng thêm thuế ít trợ cấp đối với sản xuất và nhập khẩu. Các
biện pháp sản xuất dựa trên GDP được hiển thị như tổng sản lượng mua
"giá tiêu thụ ít trung gian”.
Khái niệm các cách xác định GDP đều bình đẳng, nhưng vì các nguồn dữ
liệu khác nhau và không hoàn hảo được sử dụng để đo mỗi phương pháp,
các biện pháp có thể khác nhau trong thực tế. Sự khác biệt này được phản
ánh trong các mục khác biệt thống kê. Các tài khoản quốc gia thường
xuyên được làm chuẩn để cân đối cung cấp hàng năm và sử dụng (đầu vàođầu ra). Điều này đảm bảo rằng, trừ năm mới nhất, ba xác định GDP đều

bình đẳng trên cơ sở hàng năm, mặc dù vẫn có một sự khác biệt thống kê
giữa các ước tính hàng quý dựa trên ba phương pháp (Văn phòng Thống kê
Quốc gia, năm 2013 và Văn phòng của Úc Thống kê, 1998).
Đo lường tăng trưởng kinh tế, thước đo cơ bản về thu nhập quốc dân được
sử dụng phổ biến đó là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), ngoài ra tăng
trưởng kinh tế còn được đo bẳng tổng sản phẩm quốc dân (GNP), theo
Costanza, Hart, Posner & Talberth (2009), GDP là một ước tính thông qua
thị trường, bằng cách cộng giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối
cùng được sản xuất và giao dịch với tiền bỏ ra trong một khoảng thời gian
nhất định. Nó thường được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội, như chi tiêu
dùng cá nhân (chi cho hộ gia đình và cá nhân cho hàng hoá và dịch vụ), chi
tiêu chính phủ (chi tiêu công về cung hàng hóa và dịch vụ, hạ tầng cơ sở,

10


các khoản thanh toán nợ, vv), xuất khẩu ròng (giá trị của một quốc gia "
xuất khẩu trừ đi giá trị nhập khẩu”), và hình thành vốn ròng (việc tăng giá
trị của một quốc gia" của tổng kho hàng hoá vốn thành tiền) .
Mcteer (2008), GDP là cách các nhà kinh tế đo lường một nền kinh tế là
sản xuất bao nhiêu trong tổng số hàng hóa và dịch vụ. Nó thường được tính
bằng cách cộng số hạng mục chi tiêu, bao gồm cả chi tiêu của người tiêu
dùng, đầu tư và chi tiêu chính phủ.
Suranovic & Flat World Knowledge (2010) đều được xác định GDP là giá
trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong phạm vi lãnh thổ của
một quốc gia chính thức trong một khoảng thời gian, thường là một năm.
Perkins và ctg (2006), GNP là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
được một xã hội tạo ra trong thời gian một năm. GNP loại trừ hàng hóa
trung gian, GNP tính đến sản lượng do công dân của một quốc gia tạo ra,
bao gồm cả giá trị hàng hóa và dịch vụ do công dân quốc gia đó sống ở

nước ngoài tạo ra. Trong bài nghiên cứu này tác giả trình bày cách tính
tăng trưởng kinh tế dựa trên GDP.
GDP thường được tính bằng ba cách theo Perkins và ctg (2006):
Thứ nhất, phương pháp giá trị gia tăng (phương pháp sản xuất)
GDP = AVA + IVA + SVA

(2.2)

Trong đó, AVA: Giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp ; IVA: Giá trị gia
tăng của ngành công nghiệp ; SVA: Giá trị gia tăng của ngành dịch vụ
Thứ hai, phương pháp chi tiêu: GDP bằng tổng tất cả các khoản chi tiêu
hàng hóa và dịch vụ cuối cùng.
GDP = C + I + G + NX

(2.3)

Trong đó, C: Tiêu dùng hộ gia đình; I: Đầu tư gồm đầu tư vào tài sản cố
định và tài sản lưu động; G: Chi tiêu hàng hoá và dịch vụ của Chính phủ;

11


NX: Giá trị của hàng hoá và dịch vụ được xuất khẩu sang các nước khác
trừ giá trị hàng hoá và nhập khẩu từ nước ngoài.
Thứ ba, phương pháp thu nhập: GDP bằng thu nhập gộp của các yếu tố
sản xuất trong nền kinh tế được huy động cho quá trình sản xuất. Nếu tính
theo giá thị trường, GDP cũng bao gồm thuế gián thu:
GDP = w + i + r + Pr + De + Ti

(2.4)


Trong đó, w: Tiền lương và tiền thưởng của người lao động ; i: Thu nhập
của người cho vay; r: Thu nhập của chủ đất, chủ nhà và chủ các tài sản cho
thuê khác; Pr: Lợi nhuận của chủ doanh nghiệp; Ti: Thuế gián thu ; De:
Khấu hao.
Có thể sử dụng mức giá hiện hành (GDP danh nghĩa) hoặc giá cố định
(GDP thực) để đo lường GDP, mối quan hệ giữa GDP danh nghĩa và GDP
thực thông qua chỉ số giá điều chỉnh GDP.
GDPdanh nghĩa = chỉ số điều chỉnh GDP * GDPthực (2.5)
Để đo lường tốc độ tăng trưởng của GDP thực hoặc danh nghĩa người ta
thường sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng (g), phản ánh % thay đổi của
GDP năm sau so với năm trước. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm được
tính theo công thức:
Gi 

GDPt  GDPt 1
*100
GDPt 1

(2.6)

Trong đó, GDPt : GDP ở năm thứ t của thời kỳ nghiên cứu; GDPt-1: GDP ở
năm trước đó của thời kỳ nghiên cứu.
Bên cạnh hai thước đo cơ bản đó, King và Levine (1993) đã phân tích tăng
trưởng kinh tế thành tăng trưởng vốn vật chất và các yếu tố khác bằng
phương trình:
Y=kαx

(2.7)


12


Trong đó, Y : là tăng trưởng GDP bình quân đầu người; k: là tăng trưởng
vốn vật chất bình quân đầu người; x: là biến chỉ các nguồn lực khác.
Tóm lại, Jeroen (2009) khẳng định rằng tổng sản phẩm quốc nội trong nước
(GDP) là tiền tệ, giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối
cùng được sản xuất tại một nước trong một khoảng thời gian một năm.
2.2 Tác động của thị trường chứng khoán đến tăng trưởng kinh tế
Các mối quan hệ giữa phát triển tài chính, phát triển thị trường chứng
khoán và tăng trưởng kinh tế liên quan đến rất nhiều giả thuyết. Đánh giá
này chủ yếu là nhìn vào bản chất của mối quan hệ giữa phát triển thị trường
chứng khoán và tăng trưởng kinh tế. Có hai lý thuyết đối lập chính làm cơ
sở cho các mối quan hệ giữa phát triển thị trường chứng khoán và tăng
trưởng kinh tế. Đây là những giả thuyết về thị trường chứng khoán tác động
tăng trưởng kinh tế "supply-leading" và lý thuyết thị trường chứng khoán
không tác động đến tăng trưởng kinh tế "demand-following" được nhấn
mạnh bởi Patrick (1966).
2.2.1 Tác động nghịch chiều
Những người ủng hộ của lý thuyết "demand-following" như Robinson
(1952) và Lucas (1988) cho rằng hệ thống tài chính trong đó có thị trường
chứng khoán phát triển đóng một vai trò không đáng kể trong phát triển
kinh tế; phát triển tài chính chỉ đơn giản là phản ứng với tốc độ tăng trưởng
kinh tế và do đó nó không được nhấn mạnh. Như Ví dụ, Lucas nói rằng các
nhà kinh tế thường đề cao quá “badly over-stress” vai trò của tài chính hệ
thống trong tăng trưởng kinh tế. Robinson trước đó cho rằng sự phát triển
doanh nghiệp sẽ dẫn tới sự phát triển thị trường tài chính "nơi phát triển
doanh nghiệp dẫn tới phát triển tài chính”. Từ quan điểm này, tăng trưởng
kinh tế tạo ra nhu cầu đối với các loại cụ thể của các dịch vụ tài chính mà
dẫn tới sự phản ứng lại của hệ thống tài chính. Nói cách khác, nó là sự phát

triển của một nền kinh tế mà dẫn tới nhu cầu gia tăng đối với các dịch vụ

13


tài chính từ đó dẫn tới sự phát triển của tài chính và thị trường chứng
khoán. Từ các cơ sở nói trên thì lập luận của họ cho rằng phát triển tài
chính đóng vai trò không quan trọng cho tăng trưởng kinh tế .
Hơn thế nữa, các nhà kinh tế khác có sự chống đối mạnh mẽ đối với sự
phát triển của thị trường chứng khoán như là một phần của thị trường vốn.
Họ lập luận rằng thị trường chứng khoán là có khả năng làm tổn thương sự
phát triển kinh tế do sự nhạy cảm với sự thất bại của thị trường, trong đó
thường thể hiện ở tính chất biến động của thị trường chứng khoán tại nhiều
nước phát triển (Singh & Weiss, 1998). Thực vậy, một số người coi thị
trường chứng khoán như "Sòng bạc" mà có ít tác động và tiềm tàng hiệu
ứng tác động tiêu cực đến kinh tế tăng trưởng (Singh, 1997; Levine &
Zervos, 1996). Họ đề cập đến quan điểm về phát triển thị trường chứng
khoán phần nào có một mối quan hệ tiêu cực với tốc độ tăng trưởng kinh
tế. Một lần nữa, các nhà lý thuyết tăng trưởng truyền thống tin rằng phát
triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế không liên quan với
nhau do những lập luận nêu trên (Pagano, 1993; Shahbaz et al, 2008).
2.2.2 Tác động cùng chiều
Ngược lại, những người ủng hộ lý thuyết "supply-leading" bao gồm
Schumpeter (1912), Hicks (1969) và McKinnon (1973) khẳng định rằng
phát triển tài chính trước sự tăng trưởng kinh tế. Giả thuyết này cho rằng
các thành lập các tổ chức tài chính và thị trường chứng khoán sẽ tăng việc
cung cấp dịch vụ tài chính và từ đó dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Bagehot
(1873) và Hicks (1969) đặc biệt cho rằng hệ thống tài chính đóng một vai
trò quan trọng trong việc đốt cháy công nghiệp hóa ở nước Anh bằng việc
huy động vốn cho "công trình to lớn". Điều này ngụ ý rằng các dự án tốt sẽ

không thất bại vì thiếu vốn như ghi nhận của Levine (2005).
Tương tự như vậy, Azarmi, Lazar và Jeyapaul (2005) lập luận rằng thị
trường chứng khoán như là một nguồn tài chính ban đầu của nguồn vốn

14


chủ sở hữu có tác dụng hỗ trợ tích cực cho việc hình thành các doanh
nghiệp và phát triển cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa . Levine và Zervos
(1996, 1998) cũng ủng hộ quan điểm rằng thị trường chứng khoán thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Họ nhận thấy rằng sự phát triển của thị trường chứng
khoán có mối quan hệ tích cực đến phát triển kinh tế và tích lũy vốn. Do
đó, thị trường chứng khoán không phải là "sòng bạc". Điều này có nghĩa
rằng sự phát triển của thị trường chứng khoán là vấn đề rất cần thiết đồng
thời là một kênh huy động vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài có thể
đầu tư vào các dự án sản xuất cũng như việc cung cấp thanh khoản. Thực tế
là thị trường chứng khoán hoạt động tốt, cùng với các tổ chức được thiết kế
tốt và hệ thống quản lý hiệu quả thì mang lại sự tăng trưởng kinh tế .
Mặc dù các cuộc tranh luận về bản chất của mối quan hệ giữa thị trường
chứng khoán phát triển và tăng trưởng kinh tế vẫn không phân thắng bại,
Levine và Zervos (1996) nhận thấy rằng một nổi bật của nghiên cứu nhấn
mạnh tầm quan trọng của phát triển thị trường chứng khoán đến tăng
trưởng kinh tế. Nó cũng không kém phần quan trọng để nhấn mạnh rằng sự
phát triển của thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế là tích cực phụ
thuộc lẫn nhau từ các mức độ phát triển của một ảnh hưởng khác.
2.3 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan
2.3.1 Nghiên cứu thị trường chứng khoán tác động cùng chiều
Các nghiên cứu trong khoảng thời gian gần đây từ năm 2010 -2015 có
nghiên cứu của Aigbovo, Omoruyi Izekor, Andrew Osaretin (2015) nghiên
cứu phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế tại Nigeria dữ

liệu chuỗi thời gian trong giai đoạn từ năm 1980 đến 2011, tác giả sử dụng
mô hình hiệu chỉnh ECM. Kết quả nghiên cứu phát triển thị trường chứng
khoán có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Cụ thể biến vốn hoá có
tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả này phù hợp với nghiên
cứu của Adamu và Sanni (2005), Adenuga (2010).Trước đó một năm thì

15


Igbodika, Mary Ann.n(2014) xem xét các tác động của hoạt động thị
trường chứng khoán trên tăng trưởng kinh tế kể từ khi khởi đầu của quản
trị dân chủ ở Nigeria 1999-2011. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối
quan hệ lớn giữa hoạt động thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế
ở Nigeria trong thời kỳ nghiên cứu.
Ngoài ra thì ở những năm 2010 trở về trước các tác giả như Aboudou
Maman Tachiwou (2010) sử dụng mô hình ECM để phân tích mối quan hệ
giữa phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế tại các quốc
gia Tây Phi với chuỗi dữ liệu theo quý từ năm 1995 đến năm 2006. Kết quả
nghiên cứu cho thấy sự phát triển thị trường chứng khoán tác động tích cực
lên tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh, Vazakidis và Adamopoulos (2009) xem
xét các mối quan hệ nhân quả giữa phát triển thị trường chứng khoán và
tăng trưởng kinh tế cho nước Pháp đối với các giai đoạn 1965-2007 bằng
các xét nghiệm quan hệ nhân quả Granger-dựa trên mô hình hiệu chỉnh sai
số vector (VECM). Kết quả chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế mang về phát
triển thị trường chứng khoán trong nước Pháp. Điều này cho thấy tăng
trưởng kinh tế có ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển của thị trường
chứng khoán và thị trường chứng khoán tăng trưởng được thúc đẩy bởi sự
tăng trưởng kinh tế. Theo Shahbaz et al (2008) cũng điều tra xem liệu có
một mối quan hệ giữa phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng
kinh tế ở Pakistan bằng cách sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian năm 19712006. Họ đã áp dụng hồi quy phân phối lag (ARDL) và Juselius-Johansen

kỹ thuật kiểm tra đồng tích hợp để ước lượng các mối quan hệ lâu dài giữa
hai biến. Kết quả cho thấy có tác động tích cực mối quan hệ lâu dài giữa
phát triển thị trường chứng khoán đo bằng tỷ lệ vốn hóa thị trường và tăng
trưởng kinh tế đại diện bởi mỗi thực thu nhập đầu người có ý nghĩa.
Từ năm 2005 El-Wassal (2005) điều tra các mối quan hệ giữa phát triển thị
trường chứng khoán (đo bằng tỷ lệ vốn hóa thị trường) và tăng trưởng kinh
tế (đo bằng tốc độ tăng trưởng GNP bình quân đầu người), tự do hóa tài

16


chính, nước ngoài danh mục đầu tư và rủi ro chính trị ở bốn mươi (40) thị
trường đang nổi lên giữa 1980 và 2000 bằng cách áp dụng mô hình hai giai
đoạn bình phương tối thiểu (2SLS) với hiệu ứng cố định . Kết quả cho thấy
tăng trưởng kinh tế, tự do hóa tài chính , chính sách và đầu tư gián tiếp
nước ngoài là yếu tố hàng đầu tăng trưởng thị trường chứng khoán mới nổi.
Azarmi et al. (2005) cũng xem xét mối quan hệ giữa phát triển thị trường
chứng khoán và tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ trong thời gian trước và sau
khi tự do hóa giai đoạn từ năm 1981 đến 2001. Họ báo cáo rằng không có
mối quan hệ giữa phát triển thị trường chứng khoán Ấn Độ (đo bằng chỉ số
chứng khoán bao gồm thị trường tỷ lệ vốn, tổng giá trị tỷ lệ và tỷ lệ doanh
thu) và tăng trưởng kinh tế (đại diện bởi GDP bình quân đầu người ) cho
toàn bộ thời gian hai mươi năm. Họ cũng tìm thấy một mối quan hệ tiêu
cực giữa phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế trong
giai đoạn hậu tự do hóa bao gồm 1991-2001. Các kết quả, tuy nhiên, tìm
thấy bằng chứng về mối quan hệ tích cực giữa các thị trường chứng khoán
phát triển và tăng trưởng kinh tế trong thời gian trước và sau khi tự do hóa
trong thời kỳ giữa năm 1981 và 1990.
George Hondroyiannis et al. (2004), cho thấy một mối quan hệ tích cực
giữa phát triển thị trường chứng khoán và kinh tế tăng trưởng ở Hy Lạp và

Pakistan, tương ứng. Hondroyiannis et al (2004) sử dụng dữ liệu hàng
tháng để điều tra các mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển của
thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng ở Hy Lạp từ năm 1986 đến
năm 1999. Sử dụng VAR.Kết quả của họ cho thấy có sự tác động tích cực
lâu dài quan hệ giữa sản lượng thực tế, phát triển thị trường chứng khoán
(đo bằng thị trường Tỷ lệ vốn hóa) và phát triển hệ thống ngân hàng (đại
diện bởi tín dụng ngân hàng khu vực tư nhân chia GDP) có ý nghĩa. Beck
và Levine (2004) cũng xem xét liệu thị trường chứng khoán và phát triển
ngân hàng độc lập có một mối quan hệ tích cực với tốc độ tăng trưởng kinh
tế bằng cách sử dụng một tập hợp dữ liệu bảng của bốn mươi (40) nước từ

17


năm 1976 đến năm 1998 và sử dụng mô hình GMM. Kết quả cho thấy
thanh khoản của thị trường chứng khoán (tỷ lệ doanh thu) và phát triển
ngân hàng (tính theo yêu cầu của ngân hàng về khu vực tư nhân của ngân
hàng gửi tiền chia cho GDP) có mối quan hệ tích cực mạnh mẽ với tốc độ
tăng trưởng kinh tế . Hamid Mohtadi và Sumit Agarwal (2001) sử dụng mô
hình hồi quy OLS để phân tích mối quan hệ giữa phát triển thị trường
chứng khoán và tăng trưởng kinh tế tại 21 thị trường mới nổi trong 21 năm
(1977 – 1997). Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phát triển thị trường chứng
khoán tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế. Levine và Zervos (1998),
áp dụng bình phương nhỏ nhất phương pháp (OLS) điều tra mối quan hệ
giữa phát triển thị trường chứng khoán (kích thước, tính thanh khoản, biến
động và hội nhập với thế giới vốn thị trường) và tăng trưởng kinh tế với dữ
liệu bốn mươi chín (49) quốc gia trải rộng năm 1976 và 1993. Kết quả cho
thấy các biện pháp thanh khoản thị trường chứng khoán có sự tương quan
tích cực với tỷ lệ của tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Tuy nhiên các biện
pháp của quy mô thị trường chứng khoán không có sự tương quan với tốc

độ tăng trưởng, tích lũy vốn và cải thiện năng suất. Levine và Zervos
(1996) đánh giá mối quan hệ giữa sự phát triển của thị trường chứng khoán
và tăng trưởng dài hạn sử dụng dữ liệu trên bốn mươi mốt (41) quốc gia
trong giai đoạn năm 1976 đến năm 1993, sử dụng biến công cụ các tác giả
thấy rằng sự phát triển của thị trường chứng khoán nói chung có sự tương
quan thuận với tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
2.3.2 Nghiên cứu thị trường chứng khoán tác động nghịch chiều
Okonkwo Ikeotuonye Victor, Ananwude Amalachukwu, Echekoba F.N
(2015) sử dụng mô hình VECM kết hợp với kiểm định nhân quả Granger
để phân tích mối quan hệ nhân quả giữa phát triển thị trường chứng khoán
và tăng trưởng kinh tế tại Nigeria với chuỗi dữ liệu thời gian theo quý từ
năm 1993 đến năm 2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở mô hình VECM
sự phát triển thị trường chứng khoán tác động tiêu cực lên tăng trưởng kinh

18


×