Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

các yếu tô ảnh hương đến tỷ lệ tiết kiệm của hô gia đình ơ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ TIẾT KIỆM
CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2017

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------------------------

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ TIẾT KIỆM
CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành

: Kinh tế học

Mã số chuyên ngành: 60 03 01 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC



Người hướng dẫn khoa học:
Tiến sĩ NGUYỄN VĂN SƠN

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2017

TP. Hồ Chí Minh, Năm…..


i
LỜI CAM KẾT
Tôi cam đoan luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm của hộ gia đình ở Việt
Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng
toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử
dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/ nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này
mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học
hoặc cơ sở đào tạo khác.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 08 năm 2017

Nguyễn Thị Thanh Huyền


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi luôn nhận được sự
quan tâm, động viên, chia sẽ và giúp đỡ từ quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Nhân đây,

tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến những người đã hỗ trợ tôi trong suốt thời gian qua.
Trước hết, tôi xin bày tỏ sự trân trọng và biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Văn
Sơn, là người hướng dẫn khoa học, giúp tôi trong quá trình nghiên cứu khoa học và đã
động viên tôi hoàn thành cuốn luận văn cuối khóa này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô ở khoa Sau đại học, quý Thầy
Cô trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh đã truyền đạt, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn dành cho gia đình, đặc biệt nhất là chồng tôi,
người đã luôn bên cạnh ủng hộ, động viên, khích lệ. Những sự quan tâm từ họ đã giúp
tôi rất nhiều trong việc hoàn thành cuốn luận văn này.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 08 năm 2017

Nguyễn Thị Thanh Huyền


iii
TÓM TẮT
Đề tài đánh giá thực trạng tỷ lệ tiết kiệm của hộ gia đình Việt Nam trong thời giai
đoạn 2004 đến 2014 và xác đinh các yếu tố có ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm của hộ gia
đình năm 2014. Dữ liệu được sử dụng trong phân tích được trích từ các bộ dữ liệu khảo
sát VHLSS 2010, 2012 và 2014 sau khi đã loại bỏ các quan sát có ảnh hưởng theo thống
kê Cook’s D. Cỡ mẫu được sử dụng trong phân tích ứng với ba bộ dữ liệu VHLSS 2014,
2012 và 2010 lần lượt là 9069 hộ, 8949 hộ và 9026 hộ.
Kết quả thống kê trên bộ dữ liệu cho thấy tỉ lệ tiết kiệm của hộ có sự khác nhau
theo địa điểm hộ sinh sống. Ngoài ra, tỉ lệ tiết kiệm của hộ phụ thuộc vào các đặc điểm
nhân khẩu của hộ như giới tính chủ hộ, học vấn của chủ hộ hoặc dân tộc của hộ. Xét về
tỉ lệ chi tiêu của hộ thì chi tiêu cho đời sống và chi cho thực phẩm là hai khoản chi tiêu
thường xuyên và chiếm một tỉ trọng lớn trong cơ cấu chi tiêu của hộ so với các khoản
chi còn lại như chi giáo dục và chi tiêu y tế. Về phía các nguồn hình thành thu nhập của

hộ thì tiền lương - tiền công từ các thành viên của hộ chiếm tỉ trọng cao nhất gần bằng
42% thu nhập của hộ. Bên cạnh đó, các nguồn thu từ trồng trọt, dịch vụ phi nông nghiệp
và kiều hối là ba nguồn thu nhập quan trọng tiếp theo, chiếm 43% thu nhập của hộ. Các
khoản thu từ săn bắt, và dịch vụ nông nghiệp chiếm một tỉ trọng không đáng kể trong
cơ cấu nguồn thu.
Kết quả mô hình hồi quy cho thấy tỉ lệ chi tiêu đời sống, chi tiêu thực phẩm của hộ
gia đình có tác động làm giảm tỉ lệ tiết kiệm của hộ; trong khi đó, các khoản chi tiêu
khác như chi cho giáo dục, chi cho y tế lại làm tăng tỉ lệ tiết kiệm của hộ. Ngoài ra, đề
tài còn làm sáng tỏ được các nguồn thu như tiền lương, kiều hối nhận được từ các thành
viên ngoài hộ, thu từ lâm nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến tỉ lệ tiết kiệm. Đồng thời,
các nguồn thu từ trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải sản, sản xuất kinh doanh lại làm giảm tỉ
lệ tiết kiệm của hộ. Bên cạnh đó, đề tài cũng cho thấy các yếu tố liên quan đến nhân
khẩu học như dân tộc của chủ hộ, tuổi trình độ học vấn của chủ hộ, tình trạng hôn nhân
của chủ hộ, tỉ lệ người phụ thuộc cũng như các yếu tố về khu vực sinh sống của hộ cũng
ảnh hưởng đến tỉ lệ tiết kiệm của hộ.
Từ các các quả trên, tác giả đã đưa ra những hàm ý chính sách liên quan và những
điểm hạn chế của đề tài cũng như hướng nghiên cứu tiếp theo.


iv
MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT .................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................viii
Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ....................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài: ................................................................................................. 1
1.2 Câu hỏi nghiên cứu: để đạt được các mục tiêu ở trên, ba câu hỏi sẽ được đặt ra
để tìm ra mục tiêu nghiên cứu: .................................................................................... 2

1.3. Mục tiêu nghiên cứu: dựa trên dữ liệu thu được ở khảo sát mức sống dân cư Việt
Nam (VHLSS): ............................................................................................................ 2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ....................................................................... 2
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố tác động đến tỷ lệ tiết kiệm của hộ gia đình
ở Việt Nam .................................................................................................................. 2
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu: .......................................................................................... 2
1.5. Phương pháp nghiên cứu: ..................................................................................... 3
1.6. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu: .................................................................................... 3
1.7. Kết cấu của luận văn: ........................................................................................... 3
Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ........... 5
2.1 Các khái niệm liên quan đến tiết kiệm: ................................................................. 5
2.1.1 Định nghĩa tiết kiệm: .......................................................................................... 5
2.1.2 Các hình thức tiết kiệm: ..................................................................................... 6
2.1.3 Vai trò của tiết kiệm đối với tăng trưởng kinh tế: .............................................. 6
2.2 Cơ sở lý thuyết về tiết kiệm: .................................................................................. 6
2.2.1 Học thuyết cổ điển: ............................................................................................. 7
2.2.2 Học thuyết Keynesian : ...................................................................................... 7
2.2.3 Thuyết thu nhập tương đối: ................................................................................ 8
2.2.4 Thuyết thu nhập cố định và thuyết vòng đời: ..................................................... 8
2.2.5 Lý thuyết tiết kiệm tích hợp: ............................................................................ 10
2.5.6 Các tác động đến động cơ tiết kiệm: ................................................................ 11
2.3 Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến tiết kiệm: ....................... 12
2.3.1 Nghiên cứu thực nghiệm ở nước ngoài: ........................................................... 12
2.3.2 Nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam: ............................................................. 14
2.4 Tổng hợp các nghiên cứu trước: .......................................................................... 15


v
2.5 Khung phân tích cho luận văn: ............................................................................ 17
Chương 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................... 18

3.1 Mô hình nghiên cứu:............................................................................................ 18
3.1.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu: ....................................................................... 18
3.1.2. Giải thích các biến của mô hình nghiên cứu: .................................................. 19
3.2. Qui trình thực hiện phân tích định lượng: .......................................................... 22
3.3. Dữ liệu nghiên cứu: ............................................................................................ 23
3.4. Xử lý số liệu: ...................................................................................................... 26
3.4.1 Trích dữ liệu: .................................................................................................... 26
3.4.2 Kiểm định dữ liệu: ............................................................................................ 30
3.3.2.1 Thiếu hoặc lỗi dữ liệu: ................................................................................... 30
3.3.2.2 Loại bỏ các quan sát ảnh hưởng: ................................................................... 30
Tổng kết chương 3 ..................................................................................................... 32
Chương 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................ 33
4.1. Thực trạng tỉ lệ tiết kiệm hộ gia đình Việt Nam: ............................................... 33
4.1.1 Tổng quan về mẫu dữ liệu: ............................................................................... 33
4.1.2 Tỉ lệ tiết kiệm của hộ gia đình: ......................................................................... 34
4.1.2.1 Đặc điểm nhân khẩu học của hộ: ................................................................... 35
4.1.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ: .................................................................. 36
4.1.2.3 Địa điểm sinh sống: ....................................................................................... 36
4.1.3 Tổng hợp các biến trong mô hình:.................................................................... 38
4.2 Phân tích kết quả hồi quy: ................................................................................... 43
4.2.1 Mô hình hồi quy: .............................................................................................. 43
4.2.2 Kiểm định mô hình: .......................................................................................... 44
4.2.3 Giải thích kết quả của mô hình hồi quy: .......................................................... 48
4.2.3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình: ..................................................... 48
4.2.3.2 Đặc điểm kinh tế hộ gia đình:........................................................................ 49
4.2.3.3 Đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình: ............................................... 52
Tóm tắt chương 4....................................................................................................... 54
Chương 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ................................................................... 56
5.1 Kết luận: .............................................................................................................. 56
5.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình: ........................................................ 56

5.1.2 Đặc điểm kinh tế của hộ gia đình: .................................................................... 57
5.1.3 Đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình: .................................................. 57


vi
5.2 Kiến nghị chính sách: .......................................................................................... 57
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo: ............................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 60
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 62


vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1.Bảng tổng hợp thông tin trích lọc các biến số trong mô hình. ....................... 27
Bảng 4.1.Tỉ lệ tiết kiệm của hộ gia đình theo ngũ phân vị thu nhập của hộ ................. 36
Bảng 4.2.Tổng hợp các biến trong mô hình. ................................................................. 38
Bảng 4.3.Sự tương quan giữa các biến trong mô hình .................................................. 41
Bảng 4.4.Kết quả ước lượng mô hình tỉ lệ tiết kiệm của hộ gia đình VN ..................... 44
Bảng 4.5.Tổng hợp kết quả ước lượng mô hình tỉ lệ tiết kiệm từ các bộ dữ liệu......... 45


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1.Đồ thị xác định các quan sát có ảnh hưởng theo thống kê Cook’s D ........... 31
Hình 4.1.Cơ cấu cấu phân bố mẫu theo các vùng ........................................................ 33
Hình 4.2. Bằng cấp trung bình của chủ hộ ................................................................... 34
Hình 4.3.Tỉ lệ tiết kiệm của hộ phân theo 6 vùng trong gian đoạn 2004 – 2014 ......... 35
Hình 4.4.Tỉ lệ tiết kiệm trung bình của các hộ gia đình ở 6 vùng địa lí phân theo khu
vực thành thị và nông thôn ........................................................................................... 37
Hình 4.5. Tỉ lệ tiết kiệm trung bình của các hộ gia đình theo các nhóm thu nhập ở

thành thị và nông thôn .................................................................................................. 38


1
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài:
Lý do của việc tiết kiệm ở các hộ gia đình là để đảm bảo tiêu chuẩn cuộc sống,
tiết kiệm cho cả đời, tiết kiệm đề phòng ngừa, tiết kiệm để đầu tư hoặc tiết kiệm cho con
cháu. Trong một môi trường tài chính đầy rẫy nguy hiểm như khủng hoảng thế giới, lạm
phát,... động cơ phòng ngừa là một yếu tố đặc biệt quan trọng dẫn đến quyết định tiết
kiệm của hộ gia đình. Kết quả tính toán tỉ lệ tiết kiệm của các hộ gia đình Việt Nam giai
đoạn từ năm 2004 đến năm 2014 dựa trên các bộ dữ liệu khảo sát tương ứng cho thấy
tồn tại một xu hướng tỉ lệ tiết kiệm ngày càng gia tăng trên phạm vi cả nước cũng như
ở 6 vùng trên cả nước, trong đó Đông Nam bộ là vùng có tỉ lệ tiết kiệm cao nhất cả nước.
Tỉ lệ tiết kiệm trung bình của các hộ gia đình trên cả nước trong giai đoạn 2004 – 2008
là khoảng 25% tổng thu nhập và gia tăng mạnh trong giai đoạn 2010 – 2014 với tỉ lệ tiết
kiệm trung bình là 57%.
Nguồn đầu tư chính trong khoản tiết kiệm tư nhân trong nước bao gồm tiền tiết
kiệm hộ gia đình và tiền tiết kiệm doanh nghiệp. Trong trường hợp của đầu tư hiệu quả,
lượng tiết kiệm cao dẫn đến đầu tư cao và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Do đó, từ khía
cạnh của khoảng cách tiết kiệm-đầu tư và bối cảnh của một nền kinh tế khan hiếm vốn
như Việt Nam, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiết kiệm hộ gia đình để tìm
ra các giải pháp để tăng tiết kiệm là quan trọng.
Ngoài ra, Nguyễn Ngọc Sơn và Trần Thanh Tú (2007) cho rằng tiết kiệm từ hộ
gia đình trong nước chiếm 1 tỷ lệ đáng kể, khoảng 35 % trong tổng tiết kiệm của nền
kinh tế. Do đó, tiết kiệm của người dân có thể xem là nguồn vốn đầu tư tiềm năng và là
một mảng nghiên cứu thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu cũng như
hoạch định chính sách. Mặc dù thu nhập của đa số người Việt Nam còn thấp nhưng tổng
giá trị tiết kiệm của hộ gia đình trên cả nước là khá cao. Vì thế tiền tiết kiệm hộ gia đình

có thể được khai thác như một nguồn huy động vốn bổ sung.
Qua những yếu tố trên chúng ta đã thấy được vai trò quan trọng của tiết kiệm của
hộ gia đình. Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả sẽ phân tích cụ thể ở tiết kiệm hộ gia
đình qua đề tài nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm của hộ gia


2
đình ở Việt Nam” để phân tích kỹ hơn tình hình tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình Việt Nam
trong những năm gần đây như thế nào và từ việc phân tích những yếu tố nào tác động
đến tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình để đưa ra những chính sách tốt hơn.
1.2 Câu hỏi nghiên cứu: để đạt được các mục tiêu ở trên, ba câu hỏi sẽ được đặt ra để
tìm ra mục tiêu nghiên cứu:
(i)

Tình hình tỷ lệ tiết kiệm của hộ gia đình ở Việt Nam như thế nào trong giai
đoạn năm 2004 đến 2014?

(ii) Tác động của các yếu tố đến tỷ lệ tiết kiệm của hộ gia đình ở Việt Nam năm
2014 như thế nào?
(iii) Những kết luận và những hàm ý chính sách nào cần được đưa ra nhằm nâng
cao hiệu quả tiết kiệm của hộ gia đình Việt Nam?
1.3. Mục tiêu nghiên cứu: dựa trên dữ liệu thu được ở khảo sát mức sống dân cư Việt
Nam (VHLSS):
(i)

Đánh giá thực trạng tỷ lệ tiết kiệm của hộ gia đình Việt Nam trong thời giai
đoạn 2004 đến 2014.

(ii) Xác đinh các yếu tố có ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm của hộ gia đình năm 2014.
(iii) Hình thành một số hàm ý chính sách nhằm nhằm nâng cao hiệu quả tiết kiệm

của hộ gia đình Việt Nam.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố tác động đến tỷ lệ tiết kiệm của hộ gia đình
ở Việt Nam
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:
(i)

Không gian: các hộ gia đình tại Việt Nam

(ii) Thời gian: giai đoạn 2004 đến 2014
(iii) Nội dung: Đề tài tập trung đánh giá thực trạng tỷ lệ tiết kiệm của hộ gia đình
Việt Nam trong thời giai đoạn 2004 đến 2014 và nghiên cứu các yếu tố tác động
đến tiết kiệm của hộ gia đình ở Việt Nam năm 2014.

Commented [nn1]: Như thế này là đảo ngược qui trình. Trong
nghiên cứu hàn lâm (ở bậc cao nhất là luận án tiến sĩ hoặc sau tiến
sĩ) nhà nghiên cứu phải lược khảo dòng phát triển học thuật liên
quan (bao gồm cả lý thuyết và các công trình nghiên cứu thực
nghiệm) để tìm ra khoảng trống nghiên cứu (GAP). Từ đó, hình
thành các câu hỏi nghiên cứu mà nhà nghiên cứu phải giải đáp
nhằm tìm ra kết quả (phát minh mới) bổ sung vào để lấp đầy
khoảng trống. Theo đó, câu hỏi nghiên cứu là cơ sở để đề ra mục
tiêu nghiên cứu (câu hỏi nghiên cứu có trước, mục tiêu nghiên cứu
phải diễn đạt cho phù hợp với câu hỏi nghiên cứu, chứ không phải
ngược lại). Trong luận văn thạc sĩ không bắt buộc phải lược khảo
những nghiên cứu trước đầy đủ như nói trên, nên mục 1.1 chỉ cần
trình bày lý do chọn đề tài sao cho thuyết phục là được. Còn câu
hỏi nghiên cứu không trình bày cũng không sao, nhưng nếu muốn
thì phải trình bày trước mục tiêu nghiên cứu để làm cơ sở đề ra các
mục tiêu nghiên cứu tương ứng.



3
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
Trên căn bản của phương pháp luận suy diễn (hay nghiên cứu định lượng), các phương
pháp nghiên cứu được áp dụng để thực hiện đề tài này bao gồm:
Phương pháp thu thập thông tin: chủ yếu áp dụng phương pháp nghiên cứu tại
bàn để thu thập thông tin từ cơ sở dữ liệu VHLSS các năm 2010, 2012, 2014…
Phương pháp xử lý thông tin: áp dụng kết hợp các phương pháp thống kê mô
tả để đánh giá thực trạng tỷ lệ tiết kiệm của hộ gia đình Việt Nam trong thời giai đoạn
2004 ến 2014 và phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để ước lượng sơ bộ mô hình
với toàn mẫu. Kết quả ước lượng này sẽ được sử dụng để tính thống kê Cook’s D làm
căn cứ để xác định các quan sát có ảnh hưởng đến kết quả hồi quy.
Sau khi loại các quan sát có ảnh hưởng theo thống kê Cook’s D, tiếp tục ước
lượng OLS trên mẫu mới này để đánh giá độ phù hợp của mô hình. Mô hình sau khi
đảm bảo độ phù hợp theo thống kê Wald sẽ tiếp tục được kiểm chứng và khắc phục các
khuyết tật của mô hình thông qua qua các kiểm định như đa cộng tuyến, phương sai thay
đổi, bỏ sót biến.
Công cụ xử lý thông tin: phần mềm thống kê Stata phiên bản 14.
1.6. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu:
Về lý luận: kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu tham khảo tin cậy về
cơ sở lý thuyết và dữ liệu để các công trình nghiên cứu sau có thể tham khảo, thừa kế.
Đề tài nghiên cứu còn trả lời các câu hỏi liên quan đến tình hình tỷ lệ tiết kiệm của hộ
gia đình ở Việt Nam trong giai đoạn năm 2004 đến 2014 và xác đinh các yếu tố có ảnh
hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm của hộ gia đình năm 2014.
Về thực tiễn: dựa trên khung phân tích, đề tài đưa ra một số kết luận và những
hàm ý chính sách cần được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả tiết kiệm của hộ gia đình
Việt Nam.
1.7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần tóm tắt, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu luận văn gồm

có 6 chương:


4
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu của đề tài
Nội dung chương này sẽ trình bày: (i) cơ sở hình thành luận văn; (ii) câu hỏi nghiên
cứu; (iii) mục tiêu nghiên cứu; (iv) đối tượng và phạm vi nghiên nghiên cứu; (v) phương
pháp nghiên cứu; (vi) ý nghĩa của đề tài; (vii) kết cấu luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan
Chương 2 trình bày các vấn đề sau: (i) định nghĩa về tiết kiệm; (ii) các học thuyết
về tiết kiệm; (iii) các tác động đến động cơ tiết kiệm; (iv) các hình thức tiết kiệm; (v)
vai trò của tiết kiệm đối với tăng trưởng kinh tế; (vi) nghiên cứu thực nghiệm ở nước
ngoài; (vii) nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam; (viii) khung khái niệm của nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
Phần chương 3 sẽ trình bày: (i) mô hình nghiên cứu; (ii) dữ liệu nghiên cứu; (iii) xử
lý số liệu.
Chương 4: Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu
Phần chương 4 sẽ trình bày: (i) thực trạng tỉ lệ tiết kiệm hộ gia đình Việt Nam; (ii)
Phân tích kết quả hồi quy.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị chính sách
Chương này có ba phần chính: (i) trình bày kết luận nghiên cứu; (ii) trình bày các
hàm ý chính sách; và (iii) hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.


5
Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Chương này sẽ cung cấp các khái niệm, lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm liên quan
đến đề tài.
2.1 Các khái niệm liên quan đến tiết kiệm:

2.1.1 Định nghĩa tiết kiệm:
Từ điển kinh doanh định nghĩa tiết kiệm là một phần thu nhập khả dụng không
dành cho tiêu dùng hàng hóa nhưng tích lũy hoặc đầu tư trực tiếp vào các thiết bị vốn.
Tiết kiệm tạo thành cơ sở cho sự hình thành vốn, đầu tư và tăng trưởng của một quốc
gia (Nga, 2007).
Tiết kiệm của các hộ gia đình được định nghĩa là một phần của thu nhập hiện tại,
sau khi nộp các loại thuế trực tiếp, không được tiêu thụ hoặc chuyển nhượng cho việc
tiêu dùng trong tương lai. Tiết kiệm bao gồm giải ngân hiện tại dưới hình thức giảm nợ
trong gia đình, như trả nợ. Ngược lại, bất kỳ phần nào của chi tiêu hiện tại của các hộ
gia đình không được tài trợ bằng thu nhập hiện tại, mà bằng cách sử dụng tín dụng thể
hiện sự gia tăng nợ công tài chính của cá nhân và được coi là tiết kiệm tiêu cực. Tiết
kiệm cũng được xác định theo dòng chảy trong tài khoản vãng lai và loại trừ bất kỳ
khoản lợi tức và lỗ vốn nào (Schultz, 2005, Nga, 2007, Cronje, 2009). Tiết kiệm của các
hộ gia đình nói chung được định nghĩa là sự khác biệt giữa thu nhập dùng khả dụng của
hộ gia đình và chi tiêu tiêu dùng của hộ gia đình (Shikha và cộng sự, 2009).
Có hai loại tiết kiệm: tiết kiệm tài chính và tiết kiệm vật chất. Dựa trên VHLSS
2008, khái niệm "sử dụng của các tổ chức tài chính của để tiết kiệm" bao gồm các khoản
tiết kiệm trong ngân hàng nhà nước, tham gia các ngân hàng cổ phần, ngân hàng nước
ngoài, quỹ tín dụng, trái phiếu chính phủ, hệ thống tín dụng chính thức. Tiết kiệm vật
chất hoặc tiết kiệm phi tài chính - bao gồm tiết kiệm bằng tiền mặt, vàng, đô la, đất đai,
máy móc thiết bị, nhà ở... (Meyer, 1988 ). Tiết kiệm phi tài chính là tiết kiệm nhàn rỗi
không có nguồn cho đầu tư.
Ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, việc phân bổ tiền
tiết kiệm vào đầu tư là cực kỳ quan trọng để giải quyết các mâu thuẫn mà nền kinh tế

Commented [nn2]: Bố cục lại chương 2 thành 4 mục thôi. Cụ
thể như sau:
2.1. Các khái niệm liên quan đến tiết kiệm (gom nội dung các mục
2.1, 2.4, 2.5 của bản thảo vào đây).
2.2. Cơ sở lý thuyết về tiết kiệm (gom nội dung các mục 2.2 và 2.3

của bản thảo vào đây).
2.3. Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến tiết kiệm
(gom nội dung các mục 2.6 và 2.7 của bản thảo vào đây).
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm của các hộ gia đình
(tương ứng với nội dung mục 2.8 của bản thảo).


6
cần đầu tư vốn nhưng hộ gia đình vẫn giữ tiền tiết kiệm trong các tài sản nhàn rỗi và phi
tài chính. Theo thống kê của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), lượng vàng dự trữ của
Việt Nam đã tăng liên tục qua các năm và đạt đỉnh điểm vào cuối năm 2009 là 1.000 tấn
với tổng giá trị lên đến $ 45 tỷ, bằng 50 % GD của Việt Nam cùng một lúc. Bên cạnh
nỗi lo lạm phát, người ta cất vàng, đô la vì không có sản phẩm tài chính và chi phí giao
dịch của việc sử dụng các sản phẩm này là rất cao. Do đó, phát triển tài chính là một
trong những yếu tố quan trọng để chuyển tiết kiệm thành đầu tư.
2.1.2 Các hình thức tiết kiệm:
Hình thức tiết kiệm gồm 2 dạng chính thức và không chính thức:
 Tiền tiết kiệm ở dạng chính thức: là những khoản tiền được đầu tư vào
các tổ chức tài chính chính thức như ngân hàng thương mại.
 Tiết kiệm phi chính thức có nhiều dạng như bất động sản, tiền mặt, ngoại
tệ, vàng, kim hoàn, chơi hụi, tích trữ lúa và gạo. Có bốn nguyên do chính
vì sao những “người tiết kiệm nhỏ” ở Việt Nam thường giữ tiền theo các
hình thức này:
 Thói quen tằn tiện truyền thống của các hộ gia đình nông thôn
 Thiếu tiếp cận với những tổ chức tài chính chính thức
 Lạm phát kéo dài
 Tỉ suất lợi nhuận tiền gửi ngân hàng thấp
2.1.3 Vai trò của tiết kiệm đối với tăng trưởng kinh tế:
 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
 Khai thác lợi thế về vốn.

 Kéo dài chu kỳ của công nghệ và sản phẩm
2.2 Cơ sở lý thuyết về tiết kiệm:
Các thuyết về tiết kiệm của hộ gia đình chia ra làm 2 trường phái: một là lý thuyết cổ
điển và hai là lý thuyết Keynes và những lý thuyết hiện đại khác. Sự khác biệt chính
giữa lý thuyết cổ điển và các học thuyết khác là trong lý thuyết cổ điển, tiết kiệm được
quyết định chính bởi lãi suất. Ngược lại, Keynes và những nhà kinh tế hiện đại khác
nhấn mạnh vai trò của thu nhập hộ gia đình là yếu tố chính quyết định tiết kiệm của hộ


7
gia đình (Wai, 1972). Những học thuyết về tiết kiệm hộ gia đình sẽ được tác giả tóm tắt
một cách hệ thống bên dưới:
2.2.1 Học thuyết cổ điển:
Trường phái lý thuyết cổ điển tiêu biểu là Alfried Marshall, Knut Wicksell and
Irving Fisher. Theo quan điểm của trường phái này, lãi suất là yếu tố quan trọng nhất
trong tiết kiệm của hộ gia đình. Theo quan điểm này, “lãi suất là phần thưởng của sự
chờ đợi”, một sự tăng lên trong lãi suất sẽ dẫn đến phần thưởng cho tiết kiệm lớn hơn
và do đó tiết kiệm của hộ gia đình sẽ lớn hơn (Wai, 1972). Thêm vào đó, sự gia tăng này
cũng có nghĩa là sự gia tăng đầu tư (Wai, 1972; Carol Newman, 1996).
2.2.2 Học thuyết Keynesian :
Theo quan điểm của Keynes, lượng tiết kiệm phụ thuộc vào lượng đầu tư trong
khi đó đầu tư lại bị ảnh hưởng bởi lãi suất. Việc tăng lãi suất sẽ giảm khối lượng đầu tư,
do đó sẽ làm giảm tiết kiệm (Waheed, 1996). Dựa trên lập luận này, Keynes phát triển
mô hình tiết kiệm của ông được gọi là "Thuyết thu nhập tuyệt đối".
Dưới thuyết thu nhập tuyệt đối, mô hình tiết kiệm đơn giản là một công thức của
thu nhập hiện tại.
S = a + b. Yt

(Jason, 1990)


(2.1)

Trong đó a là hệ số chặn (a âm), b là xu hướng tiết kiệm luôn lớn hơn 0 nhỏ hơn
1, Yt là thu nhập khả dụng hiện tại bằng thu nhập trừ thuế. Theo ông thì tăng thu nhập
sẽ làm tăng việc tiêu dùng của hộ gia đình. Tuy nhiên lượng tăng trong tiêu dùng hộ gia
đình thì chậm hơn lượng tăng trong tiết kiệm hộ gia đình. Do đó, sự gia tăng thu nhập
từng hộ gia đình sẽ dẫn đến sự tăng tiết kiệm của hộ gia đình (Waheed, 1996). Keynes
cũng chỉ ra tám động cơ để hộ gia đình tiết kiệm, đó là: biện pháp phòng ngừa, tầm nhìn
xa, sự tính toán, sự cải thiện, sự độc lập, khởi nghiệp, niềm tự hào và lòng tham (Wai,
1972; Tín, 2000).
Trái ngược với quan niệm cổ điển, Keynes cho rằng lãi suất có tác động tiêu cực
đối với tiết kiệm. Việc tăng lãi suất dẫn đến sự sụt giảm trong đầu tư, do đó sẽ dẫn đến
sự sụt giảm lớn trong thu nhập và do đó làm giảm tiết kiệm. Hiện tượng này được gọi là
"nghịch lý của tiết kiệm". Từ quan điểm này, mô hình Keynes bị phản biện bởi các lý


8
thuyết về "tự do hóa tài chính" của McKinon và Shaw. Theo Shaw (1973), các nước
đang phát triển phải đối mặt với các vấn đề thiếu vốn đầu tư chứ không phải là vấn đề
thiếu các dự án đầu tư sản xuất. Do đó, việc tăng lãi suất không dẫn đến việc giảm đầu
tư và lượng tiền tiết kiệm. Bên cạnh đó, mô hình Keynes bị phản bác bởi các nghiên cứu
thực nghiệm của những người Kunezts năm 1946, Brady và Friedman năm 1947
(Modigliani, 1998). Theo nghiên cứu của họ, hành vi tiết kiệm của hộ gia đình bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố dài hạn như sự mong đợi của thu nhập suốt đời chứ không phải là
yếu tố ngắn hạn như thu nhập hiện tại.
Từ những bất cập nêu trên, ba mô hình mới về việc tiết kiệm của các hộ gia đình
đã được phát triển. Chúng là "Thuyết thu nhập tương đối" được phát triển bởi
Duesenberry, "Thuyết thu nhập cố định" được phát triển bởi Milton Friedman và
"Thuyết Vòng đời " được phát triển bởi Duesenberry và Modigliani. Cả ba mô hình này
sẽ được trình bay trong phần tiếp theo.

2.2.3 Thuyết thu nhập tương đối:
Theo thuyết thu nhập tương đối, sự tiết kiệm của hộ gia đình phụ thuộc “không
chỉ trên thu nhập hiện tại mà còn về các khoản thu nhập trước và thói quen tiêu dùng
trong quá khứ" (Gillis và các cộng sự, 1996: 313). Đó là, khi thu nhập hộ gia đình tăng
trong dài hạn, tiêu dùng gia đình cũng tăng lên. Tuy nhiên, phải mất thời gian để thay
đổi thói quen tiêu dùng hộ gia đình. Vì vậy, trong ngắn hạn, bất kỳ sự tăng thu nhập nào
của hộ gia đình cũng không dẫn đến sự thay đổi trong chi tiêu hộ gia đình ngay lập tức.
Điều này dẫn đến sự gia tăng trong lượng tiết kiệm ở các hộ gia đình (Wahees, 1996 ;
Gillis và các cộng sự, 1996 )
2.2.4 Thuyết thu nhập cố định và thuyết vòng đời:
Thuyết thu nhập cố định Friedman (1957) chỉ ra rằng 1 người chỉ có thể thay đổi
phần tiêu dùng của anh ta khi trong cùng giai đoạn ấy thu nhập của anh ta dự kiến thay
đổi, nếu không thì anh ta sẽ làm ổn thỏa, dàn xếp mức chi tiêu dựa trên thu nhập đời
sống của mình. Theo giả thuyết này, việc nghiên cứu hành vi tiết kiệm và chi tiêu có thể
dự đoán kỳ vọng của người dân về hành vi kinh tế trong tương lai của họ.
Theo thuyết thu nhập cố định, các quyết định tiết kiệm của hộ gia đình phụ thuộc
vào thu nhập cố định, định nghĩa như là "sự trở lại của sự giàu có bao gồm cả nguồn


9
nhân lực và tài sản vật lý tích luỹ của hộ gia đình" (Jansen, 1990 : 82 ) và thu nhập tạm
thời, được cho là thu nhập không thể đoán trước như xổ số chiến thắng, quà tặng, thừa
kế và vận may bất ngờ khó lường khác (Gillis và các cộng sự, 1996). Phương trình tổng
quát về tiết kiệm trong học thuyết về thu nhập cố định là:
S = a0 + a1Y1 + a2Yp (Jansen, 1990; Qian, 1988)
Trong đó: Y1 là thu nhập tạm thời. Các tham số a1 bằng 1 chỉ ra rằng bất kỳ sự
gia tăng trong thu nhập tạm thời sẽ dẫn đến sự gia tăng tiết kiệm hộ gia đình b cùng một
lượng. Yp là thu nhập cố định. Trong thực tế, rất khó để ước tính thu nhập cố định như
định nghĩa trên. Vì vậy, các nghiên cứu thực nghiệm thường ước tính thu nhập cố định
bằng cách lấy bình quân giá trị của các giá trị thu nhập quan sát trong quá khứ (Jansen,

1990).
Tiếp theo là một kết luận quan trọng của thuyết thu nhập cố định. Trong ngắn
hạn, sự khác biệt trong thu nhập ít có tác động đến hành vi chi tiêu của người tiêu dùng.
Các cá nhân sẽ tiêu thụ một mức độ liên quan với thu nhập cố định của mình; và người
có thu nhập thấp có mức độ tiêu thụ cao hơn. Mặt khác, người có thu nhập cao có yếu
tố chuyển tiếp cao hơn thu nhập của họ và xu hướng tiêu thụ thấp hơn bình thường.
Thu nhập cố định có thể được kiểm tra bằng mô hình thống kê được đề xuất bởi
Hyun (1976). Đặc thù của thu nhập cố định đang bị đánh bại và thụt lùi so với thu nhập
hiện tại, giá trị của các tài sản vật chất và tài sản tài chính, trình độ học vấn kích thước
nhà, tỷ lệ phụ thuộc và nghề nghiệp chính của hộ gia đình.
Trong những năm 1950, áp dụng mô hình hành vi người tiêu dùng của Fisher,
Franco Modigliani, Ando và Brumberg nghiên cứu các chức năng tiêu dùng. Một trong
những mục tiêu của họ là để ước tính ma trận tiêu dùng. Dựa trên mô hình của Fisher,
tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập cả một đời người. Mô hình vòng đời được sử dụng
với một số điều chỉnh bởi Modigliani, người nhấn mạnh rằng những thay đổi trong thu
nhập mang tính hệ thống hóa hơn việc tiết kiệm tiền sẽ giúp người tiêu dùng để nâng
cao thu nhập trong những thời điểm khác nhau của cuộc sống. Điều này giải thích về
hành vi của người tiêu dùng và tạo ra các cơ sở của giả thuyết vòng đời.
Thuyết vòng đời (Modiglianiand Brumberg, 1954) chỉ ra rằng khoảng tiết kiệm
cá nhân sẽ thay đổi phụ thuộc vào giai đoạn sống của cá nhân đó. Nhìn chung, một người


10
điển hình trải qua 3 giai đoạn trong đời sống: Giai đoạn tuổi trẻ, giai đoạn lao động và
giai đoạn nghỉ hưu, và anh ta là người tiêu dùng thực sự ở giai đoạn đầu và giai đoạn
cuối, là một người tiết kiệm ở giai đoạn giữa.
Thuyết vòng đời gần như cùng thời điểm với "Thuyết thu nhập cố định". Trong
thuyết vòng đời, các quyết định tiết kiệm của hộ gia đình phụ thuộc nhiều vào thu nhập
cố định hơn là thu nhập hiện hành. Tuổi tác cũng ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm của
hộ gia đình. Con người không có khả năng tiết kiệm khi còn trẻ, họ tăng tiết kiệm trong

độ tuổi trung niên, số tiền tiết kiệm giảm xuống nghỉ hưu và đạt được điểm hòa vốn sau
khi chết. Bên cạnh yếu tố thu nhập và tuổi, các yếu tố khác như sự biến động của tỉ lệ
phụ thuộc lên thu nhập cũng ảnh hưởng đến tiết kiệm hộ gia đình (Gersovitz, 1988;
Modigliani, 1988, Ngân hàng Phát triển Châu Á, 1996). Hai mô hình có những giả định
chung, ví dụ như thị trường vốn hoàn hảo và tầm nhìn xa hoàn hảo. Giả thuyết về thị
trường vốn hoàn hảo có nghĩa là các hộ gia đình không gặp phải bất kỳ khó khăn vay.
Họ có thể vay để làm theo ý muốn của họ. Các giả định về tầm nhìn xa hoàn hảo có
nghĩa là các hộ gia đình có thể ước tính thu nhập cả đời của họ. Sự khác biệt chính giữa
hai mô hình là giả thuyết thường trực tập trung vào sự biến động thu nhập, trong khi đó
mô hình Vòng đời tập trung vào cuộc sống và kế hoạch nghỉ hưu (Wai, 1972; Aryeetey
và Urdry, 2000).
2.2.5 Lý thuyết tiết kiệm tích hợp:
S = f (W, A, O)

(Wai, 1972)

Có sự thống nhất chung là không có một lý thuyết nào có thể giải thích thực tế
khi đứng một mình. Mỗi lý thuyết duy nhất nêu trên đều có thế mạnh riêng của mình
trong việc nghiên cứu các hành vi tiết kiệm của hộ gia đình, vì vậy chúng không thể loại
trừ nhau. Do đó, Wai (1972) và các nhà kinh tế khác đã phát triển lý thuyết tích hợp để
nắm bắt các yếu tố kinh tế và phi kinh tế ảnh hưởng đến tiết kiệm của hộ gia đình. Trong
mô hình tích hợp, quyết định tiết kiệm được xác định bởi khả năng tiết kiệm, sự sẵn sàng
để tiết kiệm và cơ hội để tiết kiệm:
Trường hợp W là sẵn sàng để tiết kiệm; A là khả năng tiết kiệm, và O là cơ hội
để tiết kiệm. Trong công thức này, mỗi yếu tố là một chức năng của các biến số kinh tế
xã hội. Ví dụ, sẵn sàng để tiết kiệm là một chức năng của tuổi tác và nghề nghiệp của
chủ hộ. Khả năng tiết kiệm là một chức năng của thu nhập, tỷ lệ phụ thuộc và sự giàu
có. Hai chức năng W và A được kế thừa từ các mô hình tiết kiệm đã đề cập trước đó. Sự
khác biệt duy nhất giữa mô hình tích hợp và các mô hình trước đó là cơ hội để tiết kiệm
(O) được trình bày bởi các biến số tài chính. Theo Wai (1972), phát triển tài chính là



11
một trong những yếu tố quyết định tiền tiết kiệm hộ gia đình. Hiệu suất biên của vốn
phản ánh sự lựa chọn của các hộ gia đình trong việc phân bổ tiết kiệm giữa tài sản tài
chính và tài sản vật chất. Điều này dẫn đến sự gia tăng tỷ trọng tiết kiệm tài chính đối
với tổng khối lượng tiết kiệm. Theo Wai (1972), việc cải thiện các định chế tài chính và
tỷ lệ lợi tức trên tiết kiệm sẽ dẫn đến tăng lượng tiết kiệm.
Mặc dù mô hình của Wai chưa phát triển hoàn hảo, nhưng nó vẫn có thể đưa ra
những nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hượng đến hành vi tiết kiệm của hộ
gia đình và ảnh hưởng của phát triển tài chính lên sự tiết kiệm của hộ gia đình. Nhiều
nhà kinh tế đã xây dựng các nghiên cứu thực nghiệm của họ dựa trên các mô hình với
một số thay đổi tích hợp để nghiên cứu tác động của phát triển tài chính về tiết kiệm như
nghiên cứu của Fry (1988, 1998), Thirdwall, (1999)...
2.5.6 Các tác động đến động cơ tiết kiệm:
Động cơ để tiết kiệm của các hộ gia đình là chủ yếu được xác định bởi lãi suất
(Adam, 1983). Phát triển tài chính dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ lợi tức tiền gửi tiết kiệm hộ
gia đình do sự gia tăng hiệu quả trong việc phân bổ các nguồn tiết kiệm (Jasen 1990;
Wai, 1972). Tuy nhiên, sự gia tăng lãi suất tạo ra hai tác động ngược nhau vào lượng
tiết kiệm của hộ gia đình (Jasen, 1990; Husain, 1996)
Tác động đầu tiên được gọi là hiệu ứng thay thế. Dưới tác dụng thay thế, sự gia tăng
lãi suất có tác động tích cực vào khối lượng tiền tiết kiệm của hộ gia đình. Theo Shaw
và McKinnon (1973), ở các nước đang phát triển, tăng lãi suất dẫn đến sự gia tăng tiết
kiệm. Việc tăng lãi suất cũng làm cho chi phí cơ hội tiêu thụ và nắm giữ nhàn rỗi tăng.
Các hộ gia đình phản ứng với sự gia tăng chi phí cơ hội bằng cách giảm tiêu thụ hiện tại
và bằng cách chuyển tiền tiết kiệm sang các tài sản tài chính để kiếm lãi. Điều này làm
cho sự gia tăng trong khối lượng tiết kiệm hộ gia đình và các phần tiết kiệm tài chính
(Kitchen, 1995; Fry, 1998).
Tác động thứ hai được gọi là hiệu ứng thu nhập. Dưới tác dụng thu nhập, tăng lãi
suất có tác động tiêu cực đến khối lượng tiền tiết kiệm của hộ gia đình. Do một gia tăng

của lãi suất, sự giàu có gia tăng. Sau đó, sự giàu có của gia đình lần lượt sẽ khuyến khích
các hộ tiêu thụ nhiều hơn. Kết quả là, lượng tiền tiết kiệm của hộ gia đình sẽ bị giảm
(Rogg, 2000).


12
2.3 Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến tiết kiệm:
2.3.1 Nghiên cứu thực nghiệm ở nước ngoài:
Nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiết kiệm của hộ gia
đình tăng lên trong những năm gần đây ở cả một số nước phát triển lẫn đang phát triển.
Đặc biệt, ở các nước phát triển, nơi vốn đầu tư là khan hiếm, sự phát triển tài chính hy
vọng tạo ra động lực cho người dân cho tiết kiệm, cung cấp nhiều cơ hội hơn để tiết
kiệm và phân bổ nguồn lực tiết kiệm hiệu quả.
 Doshi (1994) sử dụng dữ liệu từ 129 quốc gia để để tiến hành nghiên cứu về các
yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm. Tác giả sử dụng mô hình kinh tế lượng với tỷ lệ
tiết kiệm như là một biến phụ thuộc và một bộ các biến độc lập bao gồm: tỷ lệ trẻ em
dưới 14 tuổi, người già trên 65 tuổi, tuổi thọ trung bình, và các biến khác như GNP trung
bình hoặc tăng trưởng GNP. Họ tìm ra rằng ngoài một số biến khác, biến liên quan đến
nhân khẩu học là biến cơ cấu tuổi có liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ tiết kiệm, điều này phù
hợp với giả thuyết về chu kỳ sống tiết kiệm.
 Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu khác, như bởi Jeffrey
(2011), hoặc Kim (2010) về tiết kiệm hộ gia đình ở US. Trong trường hợp các nước
đang phát triển có sự thay đổi nhanh chóng trong nhân khẩu học và thu nhập, nhân khẩu
học cũng được xem là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm.
 Modigliani và Cao (2004), đã tiến hành nghiên cứu tỷ lệ tiết kiệm ở Trung Quốc
giai đoạn 1954 – 2000 và tìm thấy rằng ngoài thu nhập, biến giới tính có ảnh hưởng đến
tỷ lệ tiết kiệm. Cụ thể tỷ lệ người lao động thanh niên đóng một vai trò quan trọng trong
hành vi tiết kiệm cũng như giải thích tỷ lệ tiết kiệm cao kể từ khi Trung Quốc cải tạo
nền kinh tế.
 Cùng với dòng này là nghiên cứu của Abhijit Banerjeeetal (2010), tác giả này

xem xét hành vi tiết kiệm của hộ gia đình ở Trung Quốc và sử dụng dữ liệu năm 2008.
Trong nghiên cứu này, tác giả xem hộ gia đình như một đơn vị và sử dụng mô hình kinh
tế lượng để đo lường những ảnh hưởng của biến giải thích như là tuổi của chủ hộ, giới
tính, trình độ học vấn và biến cấu trúc tuổi của hộ gia đình như là tuổi của trẻ em, giới
tính của con cả trong gia đình, hay tuổi của người con út. Kết quả này cũng phù hợp với
những phát hiện ở mức độ vĩ mô.
 Meyer (1988) thu thập dữ liệu từ Hội đồng chính sách tín dụng nông nghiệp


13
(ACPC) trong quý cuối cùng của năm 1987 ở Philippines, áp dụng mô hình Keynes và
Friedman. Những phát hiện này cho biết thêm rằng thu nhập là biến số kinh tế quan
trọng ảnh hưởng đến tiết kiệm nông thôn. Thu nhập tăng động lực để khuyến khích nhà
nông đầu tư như tạo điều kiện cho sự ra đời của công nghệ, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ
nông nghiệp thích hợp và các biện pháp lâu dài đối với việc tạo ra việc làm, cơ hội sẽ
thúc đẩy lượng tiết kiệm nông thôn. Hơn nữa, việc nâng cao các tiêu chuẩn giáo dục
cũng sẽ dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ tiết kiệm.
 Wai (1972) đã sử dụng dữ liệu trong khoảng thời gian 1950-1969 của 43 nước
đang phát triển trong đó có Mỹ Latinh, Châu Phi, và các nước châu Á, các nghiên cứu
thực nghiệm của Wai (1972) cho thấy rằng có mối quan hệ tích cực giữa tiết kiệm quốc
gia và phát triển tài chính do lãi suất và tỷ lệ tiết kiệm tài chính.
 Girma và các cộng sự (2014) đã xác định 9 yếu tố quyết định tiết kiệm của các
hộ gia đình ở vùng Đông Hararghe, nhà nước vùng Oromia, Ethiopia bao gồm: trình độ
học vấn của hộ gia đình, chăn nuôi, tiếp cận với dịch vụ tín dụng, thu nhập, đầu tư, tham
gia đào tạo, tiếp xúc với khuyến nông, các hình thức tiết kiệm và tiết kiệm.
 Prema, C. A và Pang, L. T (1999) đã xem xét những yếu tố quyết định tiết kiệm
của các hộ gia đình trong quá trình phát triển kinh tế, dưới sự cân nhắc kĩ lưỡng dựa trên
những kinh nghiệm của Đài Loan trong những năm 1952-1999. Kết quả cho thấy tầm
quan trọng của nguồn thu nhập ảnh hưởng lên quyết định tiết kiệm. Hơn nữa, một vài
nhân tố thiết yếu bao gồm độ tuổi, sự thay đổi trong việc trợ cấp các khoản an sinh xã

hội, và việc sử dụng tín dụng trong các hộ gia đình.
 Gedela (2012) đã xem xét các yếu tố quyết định tiết kiệm của các hộ gia đình
nông thôn và kết quả cho thấy tuổi chủ hộ, giới tính, thu nhập và chi tiêu có ảnh
hưởng đáng kể đến tiết kiệm hộ gia đình nông thôn. Ông thấy rằng chi tiêu đã
ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiết kiệm hộ gia đình. Thu nhập là yếu tố quan trọng
nhất của hành vi tiết kiệm trong toàn bộ nghiên cứu của ông.


14
2.3.2 Nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam:
 Ở Việt Nam có một số nghiên cứu về tiết kiệm hộ gia đình. Một trong số đó được
thực hiện bởi Neuman (2010). Trong lần nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng dữ liệu từ
khảo sát trên việc tiếp cận nguồn dữ liệu hộ gia đình việt nam được thu thập tại 12 tỉnh,
trong năm 2006, 2008, 2010. Trọng tâm của việc này là vai trò của các tổ chức xã hội
như hội nông dân và hội phụ nữ trong tiết kiệm hộ gia đình. Tác giả phân loại hộ gia
đình trong 2 nhóm: nhóm chọn cách tiết kiệm chính thức và nhóm khác theo hình thức
tiết kiệm không chính thức. Trong mô hình này cũng bao gồm biến tuổi, tuy nhiên, biến
này chỉ sử dụng cho một dạng tự động. Do đó nó chỉ nắm bắt các thay đổi đơn giản của
hành vi tiết kiệm. Nó không thích hợp với lý thuyết chu kỳ sống, trong đó tác động của
độ tuổi là phi tuyến tính: con người không tiết kiệm ở độ tuổi trẻ, họ tiết kiệm ở độ tuổi
làm việc và tiết kiệm ít nhất lúc về già. Hơn thế nữa, mặc dù dữ liệu từ khảo sát này
chứa những thông tin hữu ích, nhưng nó không bao gồm dữ liệu sự tiêu dùng và tác giả
có thể ước tính nó gián tiếp. Vì thế, sự đo lường tiết kiệm trong nghiên cứu này có thể
chưa đúng.
Trong bối cảnh kinh tế ở Việt Nam, một số nghiên cứu đã được thực hiện liên quan
đến các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định tiết kiệm của hộ gia đình.
 Tuấn (1998), thu thập 5939 quan sát từ VHLSS 1997-1998. Bằng cách áp dụng
phân tích kinh tế, thu nhập cố định và tuổi của chủ hộ được tìm thấy như là một trong
những yếu tố quyết định đến sự tiết kiệm của hộ gia đình. Quy mô hộ có ảnh hưởng tiêu
cực đáng kể đến sự tiết kiệm của hộ gia đình, các biện pháp tỷ lệ phụ thuộc là tỷ lệ dựa

trên sự phụ thuộc vào việc làm - các thành viên có tuổi trong gia đình ảnh hưởng tiêu
cực đến tiết kiệm. Hơn nữa, các bằng chứng về giáo dục (đo bằng số năm đi học của chủ
hộ) phân kỳ từ các phát hiện điển hình của giáo dục ảnh hưởng tích cực đến tiết kiệm
cho nền kinh tế thị trường.
 Phương (2002), áp dụng mô hình tích hợp để kiểm tra các nhân tố chỉ yếu ảnh
hưởng tới quyết định tiết kiệm của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Các phân
tích kinh tế trong nghiên cứu thực nghiệm này được dựa trên dữ liệu từ các cuộc điều
tra hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Từ tổng số mẫu của 203 quan sát, kết quả
hồi quy cho thấy trong số các biến được xem xét, sáu biến số trình độ học vấn, nghề
nghiệp, giới tính của chủ hộ gia đình, quy mô gia đình, quy mô đất đai, thu nhập hộ gia


15
đình, được cho là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiết kiệm của các hộ gia đình trên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng.
 Carol Newman và các cộng sự (2006), sử dụng dữ liệu từ Việt Nam tiếp cận
với dữ liệu về hộ gia đình (VARHS) từ tháng Tám và tháng Chín năm 2001 tại 12 tỉnh
(Hà Tây, Lào Cai, Phú Thọ, Lai Châu, Biên Biên, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa,
Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Long An) ở các vùng khác nhau của Việt Nam. Các
kết quả tìm thấy rằng thu nhập là một yếu tố tích cực ảnh hưởng đến việc xác định mức
độ tiết kiệm hộ gia đình; Quy mô hộ gia đình có ảnh hưởng tiêu cực tới tiết kiệm hộ gia
đình cho thấy các hộ gia đình lớn hơn có nguồn tài nguyên hạn chế hơn so với những
cái gia đình có quy mô nhỏ hơn với thu nhập ít hơn và dẫn đến một mức độ tiết kiêm
thấp hơn.
2.4 Tổng hợp các nghiên cứu trước:
Biến phụ
thuộc
Tỷ lệ tiết
kiệm hộ
gia đình

Gedela
(2012)

Biến độc lập
Nhân khẩu học

Mức độ ảnh
hưởng
Nhân tố quan
trọng có ảnh
hưởng

Tuổi của chủ hộ, Giới tính, Trình
độ học vấn và biến cấu trúc tuổi

Có tác động

Thu nhập

Có tác động
tích cực

Phát triển tài chính

Có tác động
tích cực

Trình độ học vấn của hộ gia đình,
chăn nuôi, tiếp cận với dịch vụ tín 9 yếu tố tác
dụng, đầu tư, tham gia đào tạo,

động đến tiết
tiếp xúc với khuyến nông, các hình kiệm
thức tiết kiệm và tiết kiệm.

Trích dẫn
Jeffrey (2011),
Kim (2010), Doshi
(1994)
Abhijit
Banerjeeetal
(2010), Modigliani
và Cao (2004)
Meyer (1988),
Carol Newman và
các cộng sự
(2006), Modigliani
và Cao (2004),
Prema, C. A và
Pang, L. T (1999),
Girma và các cộng
sự (2014)
Wai (1972)

Girma và các cộng
sự (2014)


×