Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

các yếu tố ảnh hưởng đến ý định học tập trực tuyến của người đi làm ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 151 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

PHẠM NGUYỄN ANH MINH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH
HỌC TẬP TRỰC TUYẾN CỦA NGƯỜI ĐI LÀM
Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định học tập trực tuyến
của người đi làm ở Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn
này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Tp. Hồ Chí Minh, 2017
Người thực hiện luận văn

PHẠM NGUYỄN ANH MINH




ii

LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn các Quý Thầy cô Khoa Sau Đại học của Trường Đại học
Mở Tp. HCM đã truyền đạt những kiến thức nền tảng, kinh nghiệm thực tế hữu ích
trong thời gian tác giả theo học tập tại trường. Đây là những kiến thức quan trọng để
tôi có thể hoàn thành được luận văn này.

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS Hoàng Thị Phương Thảo,
người đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.
Những định hướng, chia sẻ và động viên của cô là động lực trong quá trình thực hiện
luận văn của tôi.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, các bạn học cùng lớp MBA13B và một số anh
em thân thiết đã khuyến khích, động viên, chia sẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này.


iii

TÓM TẮT
Đào tạo trực tuyến đang là một xu hướng mới của nền giáo dục hiện đại và có
nhiều tiềm năng để phát triển ở đất nước ta. Để phát triển hình thức đào tạo trực tuyến
các nhà hoạch định chính sách, các nhà phát triển hệ thống dịch vụ từ các trường Đại
học, các tổ chức giáo dục phải xác định được những thuộc tính giúp cho hệ thống
được chấp nhận bởi người học. Mặc dù, các nghiên cứu đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng tới quá trình chấp nhận việc học tập trực tuyến đã được thực hiện khá phổ biến

trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam các nghiên cứu như vậy rất hạn chế do phần
lớn các tổ chức giáo dục và các trường Đại học Việt Nam mới bắt đầu triển khai rộng
rãi trong thời gian gần đây. Do vậy, nhu cầu thực hiện nghiên cứu một cách hệ thống
về ý định hành vi của người dùng về học tập trực tuyến là rất cần thiết. Hơn nữa, ở
Việt Nam những người tham gia các khóa học trực tuyến chiếm phần đông là những
người đi làm có nhu cầu nâng cao, bổ sung kiến thức … để có được những bước phát
triển trong công việc và cuốc sống, và những người này có những hạn chế về mặc
thời gian, khoảng cách địa lý … cho việc học tập.
Xuất phát từ tình hình thực tế như vậy, tác giả tiến hành thực hiện nghiên cứu đề
tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định học tập trực tuyến của những người đi làm ở
Việt Nam”. Để từ kết quả nghiên cứu đề xuất những hàm ý quản trị cho các tổ chức
giáo dục, trường đại học có những tác động tích cực đến những người đi làm nói riêng
và cộng đồng xã hội nói chung trong việc tìm hiểu nhu cầu của người học, đồng thời
nâng cao nhận thức của họ đối với hình thức đào tạo trực tuyến.
Nghiên cứu này dựa theo mô hình mở rộng của lý thuyết thống nhất chấp nhận và
sử dụng công nghệ (UTAUT2) để nghiên cứu ý định tham gia học tập trực tuyến của
những người đi làm ở Việt Nam ... Dựa trên cơ sở lý thuyết của các nghiên cứu trước
về ý định hành vi chấp nhận học tập trực tuyến ở các nước, nghiên cứu này xây dựng
mô hình nghiên cứu với 07 giả thuyết tác động đến ý định của những người đi làm ở
Việt Nam tham gia học tập trực tuyến. Nghiên cứu định lượng được phân tích từ 259


iv

kết quả khảo sát của những người đi làm có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên trên khắp cả
nước và được chọn ra từ 384 kết quả khảo sát được thực hiện qua email, form khảo
sát online. Kết quả kiểm định EFA và phân tích hồi quy bội cho thấy mô hình nghiên
cứu là phù hợp với dữ liệu, 6 giả thuyết của mô hình nghiên cứu đều được chấp nhận
và có tác động dương đối với giả thuyết ban đầu, 1 giả thuyết có tác động dương
nhưng không có ý nghĩa thống kê. Mức độ tác động của sáu yếu tố lên ý định tham

gia học tập trực tuyến của những người đi làm ở Việt Nam giảm dần từ mạnh nhất
đến yếu nhất theo thứ tự như sau: (1) Giá trị giá cả, (2) Kỳ vọng nỗ lực, (3) Thói quen,
(4) Điều kiện thuận lợi, (5) Kỳ vọng hiệu quả, (6) Ảnh hưởng xã hội.
Từ phát hiện của kết quả nghiên cứu, một số kiến nghị được đề xuất nhằm nâng
cao thái độ tích cực của những người đi làm đối với hình thức học tập trực tuyến.


v

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Davis & ctg, 1989) ....................... 12
Hình 2.2: Mô hình Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT
(Venkatesh & ctg, 2003) ........................................................................................... 14
Hình 2.3: Mô hình cấu trúc phân cấp các yếu tố ảnh hưởng đến ý định học tập trực
tuyến ở Trung Quốc (Zhang & ctg, 2010) ................................................................ 17
Hình 2.4: Mô hình Ý định hành vi giáo dục EduBIM (Lin & ctg, 2013) ................. 18
Hình 2.5: Mô hình các yếu tố tác động đến ý định hành vi học tập trực tuyến của
người sử dụng ở các nước đang phát triển (Tarhini & ctg, 2014)............................. 19
Hình 2.6: Mô hình các yếu tố tác động đến ý định học tập m-learning của sinh viên
các trường đại học tại Hàn Quốc (Kang & ctg, 2015) .............................................. 20
Hình 2.7: Mô hình các yếu tố tác động đến ý định học tập m-learning (Sabah,
2016).......................................................................................................................... 21
Hình 2.8. Mô hình khảo sát các yếu tố tác động đến ý định học tập trực tuyến của
người đi làm tại Việt Nam......................................................................................... 33
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 35
Hình 4.1: Thống kê lựa chọn chương trình học trực tuyến của các đáp viên ........... 47
Hình 4.2: Thống kê giới tính của các đáp viên ......................................................... 47
Hình 4.3: Phân phối chuẩn của phần dư ................................................................... 71



vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Sự tương đồng của các yếu tố chính của UTAUT so với các mô hình
khác ........................................................................................................................... 15
Bảng 2.2: Tổng hợp các nghiên cứu liên quan .......................................................... 22
Bảng 2.3: Bảng tóm tắt các giả thuyết của nghiên cứu ............................................. 32
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp thang đo các biến độc lập ................................................. 41
Bảng 3.2: Thang đo biến phụ thuộc .......................................................................... 44
Bảng 4.1: Thống kê địa phương cư trú và làm việc của các đáp viên ...................... 45
Bảng 4.2: Thống kê thu nhập và cấp bậc của các đáp viên....................................... 46
Bảng 4.3: Thống kê mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu theo giới tính, độ tuổi và trình
độ học vấn ................................................................................................................. 48
Bảng 4.4: Thống kê đặc điểm hành vi sử dụng Internet của các đáp viên................ 49
Bảng 4.5: Thống kê mô tả yếu tố “Kỳ vọng hiệu quả” ............................................. 50
Bảng 4.6: Thống kê mô tả yếu tố “Kỳ vọng nỗ lực” ................................................ 51
Bảng 4.7: Thống kê mô tả yếu tố “Ảnh hưởng xã hội” ............................................ 52
Bảng 4.8: Thống kê mô tả yếu tố “Điều kiện thuận lợi”........................................... 53
Bảng 4.9: Thống kê mô tả yếu tố “Động lực hưởng thụ” ......................................... 54
Bảng 4.10: Thống kê mô tả yếu tố “Thói quen” ....................................................... 54
Bảng 4.11: Thống kê mô tả yếu tố “Giá trị giá cả” ................................................... 55
Bảng 4.12: Thống kê mô tả yếu tố “Ý định học tập trực tuyến” .............................. 56
Bảng 4.13: Đánh giá độ tin cậy thang đo “Kỳ vọng hiệu quả” ................................. 57
Bảng 4.14: Đánh giá độ tin cậy thang đo “Kỳ vọng nỗ lực” .................................... 58
Bảng 4.15: Đánh giá độ tin cậy thang đo “Ảnh hưởng xã hội” ................................ 58
Bảng 4.16: Đánh giá độ tin cậy thang đo “Điều kiện thuận lợi” .............................. 59
Bảng 4.17: Đánh giá độ tin cậy thang đo “Động lực hưởng thụ” ............................. 59
Bảng 4.18: Đánh giá độ tin cậy thang đo “Động lực hưởng thụ” sau khi loại biến . 60
Bảng 4.19: Đánh giá độ tin cậy thang đo “Thói quen” ............................................. 60
Bảng 4.20: Đánh giá độ tin cậy thang đo “Thói quen” sau khi loại biến.................. 61



vii

Bảng 4.21: Đánh giá độ tin cậy thang đo “Giá trị giá cả” sau khi loại biến ............. 61
Bảng 4.22: Đánh giá độ tin cậy thang đo “Ý định học tập trực tuyến” .................... 62
Bảng 4.23: Hệ số KMO và Bartlett của các thang đo tác động đến Ý định học tập trực
tuyến của người đi làm .............................................................................................. 63
Bảng 4.24: Bảng xoay các yếu tố tác động đến Ý định học tập trực tuyến của người
đi làm ......................................................................................................................... 63
Bảng 4.25: Bảng phân tích nhân tố EFA cho biến phụ thuộc ................................... 66
Bảng 4.26: Bảng tổng hợp độ tin cậy thang đo sau phân tích nhân tố ...................... 67
Bảng 4.27: Ma trận hệ số tương quan ....................................................................... 68
Bảng 4.28: Kết quả kiểm định F ............................................................................... 69
Bảng 4.29: Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình ........................................... 70
Bảng 4.30: Kết quả hồi quy....................................................................................... 72
Bảng 4.31: Kết quả kiểm định Levene và kiểm định T – Test theo giới tính đáp
viên ............................................................................................................................ 74
Bảng 4.32: Thống kê mô tả của các nhóm học vấn .................................................. 75
Bảng 4.33: Kết quả kiểm định Levene và kiểm định ANOVA theo trình độ học
vấn ............................................................................................................................. 75
Bảng 4.34: Thống kê mô tả của các nhóm tuổi ......................................................... 76
Bảng 4.35: Kết quả kiểm định Levene và kiểm định ANOVA theo các nhóm tuổi . 76


viii

CÁC THUẬT NGỮ NGHIÊN CỨU VÀ CHỮ VIẾT
TẮT
e-learning


Hình thức giáo dục trực tuyến

World Wide Web

Còn gọi là Web, là tên gọi mở rộng của các trang HTML được
sử dụng trên Internet.

Moodle

Viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning
Environment) được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas
Là một hệ thống quản lý học tập (Learning Management
System - LMS hoặc người ta còn gọi là Course Management
System hoặc VLE - Virtual Learning Environment) mã nguồn
mở (do đó miễn phí và có thể chỉnh sửa được mã nguồn), cho
phép tạo các khóa học trên mạng Internet hay các website học
tập trực tuyến.

Blackboard

Phần mềm có tính năng đào tạo trực tuyến tương tự Moodle

WebCT

Phần mềm có tính năng đào tạo trực tuyến tương tự Moodle

Lớp học self-paced 1 danh từ mới xuất hiện cùng với việc học trực tuyến. Nghĩa
là bạn đang học khóa học nào đó trên các platform đang có
mặt trên Internet. Sau đó, bạn có thể dừng lại và ngày hôm

sau mở lên học tiếp theo.
PDA

Thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân (Personal Digital
Assistant), là các thiết bị cầm tay được thiết kế như một cuốn
sổ tay cá nhân và ngày càng tích hợp thêm nhiều chức năng.

FUNIX

Đại học Trực tuyến FUNiX

TOPICA

Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica

ASTD

HIệp hội về đào tạo và phát triển Hoa Kỳ (American Society
for Training & Development)

TAM

Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology Acceptance
Model)


ix

UTAUT


Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ
(Unified Theory of Acceptance Use of Technology)

UTAUT2

Mô hình mở rộng của lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử
dụng công nghệ

TRA

Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action)

TPB

Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior)

MPCU

Mô hình sử dụng máy tính (Model of PC Utilization)

DOI, IDT

Lý thuyết phổ biến sự đổi mới (Innovation Diffusion Theory)

SCT

Lý thuyết nhận thức xã hội (Socio-cognitive theory)

MM


Mô hình động lực thúc đẩy (Motivational model)

EduBIM

Mô hình Ý định hành vi giáo dục EduBIM (Education
Behavioral Intention Model)

QWL

Chất lượng cuộc sống công việc (Quality of Work Life)

ANOVA

Phân tích phương sai (Analysis of Variance)

EFA

Phân tích nhân tố khám phá (Chief Excutive Officer)

KMO

Hệ số Kaiser-Mayer-Olkin xem xét sự thích hợp của phân
tích nhân tố

Sig.

Mức ý nghĩa quan sát (Observed Significance Level)

SPSS


Phần mềm xử lý thống kê dùng trong các ngành khoa học xã
hội (Statisticaln Package for Social Sciences)

VIF

Hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflatation Factor)


x

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................vi
CÁC THUẬT NGỮ NGHIÊN CỨU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .............................. viii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN..................................................................................... 1
1.1.

Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................4


1.4.

Phạm vi và phương pháp nghiên cứu ............................................................4

1.5.

Ý nghĩa nghiên cứu........................................................................................5

1.6.

Kết cấu của báo cáo nghiên cứu ....................................................................6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................ 7
2.1.

Khái niệm chung ............................................................................................7

2.1.1.

Học tập trực tuyến...................................................................................7

2.1.2.

Ý định học tập trực tuyến .......................................................................8

2.1.3.

Khái niệm người đi làm ..........................................................................9

2.2.


Thị trường giáo dục trực tuyến ở Việt Nam ................................................10

2.3.

Lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ ................................................12

2.4.

Các nghiên cứu trước liên quan đến ý định học tập trực tuyến ...................17


xi

2.4.1.

Mô hình cấu trúc phân cấp các yếu tố ảnh hưởng đến ý định học tập trực

tuyến ở Trung Quốc của Zhang & ctg (2010) ....................................................17
2.4.2.

Mô hình Ý định hành vi giáo dục (EduBIM) của Lin & ctg (2013).....18

2.4.3.

Nghiên cứu Những ảnh hưởng của sự khác biệt cá nhân đến hành vi học

tập trực tuyến của người sử dụng ở các nước đang phát triển của Tarhini & ctg
(2014) ...............................................................................................................19
2.4.4.


Mô hình các yếu tố tác động đến ý định học tập m-learning sử dụng lý

thuyết UTAUT2 của Kang & ctg (2015) ...........................................................20
2.4.5.

Mô hình các yếu tố tác động đến ý định sử dụng m-learning của Sabah

(2016) ...............................................................................................................21
2.5.

Tổng hợp các nghiên cứu trước ...................................................................22

2.6.

Các giả thuyết ..............................................................................................24

2.6.1.

Kỳ vọng hiệu quả ..................................................................................24

2.6.2.

Kỳ vọng nỗ lực .....................................................................................26

2.6.3.

Ảnh hưởng xã hội .................................................................................27

2.6.4.


Điều kiện thuận lợi................................................................................28

2.6.5.

Động lực hưởng thụ ..............................................................................29

2.6.6.

Thói quen ..............................................................................................30

2.6.7.

Giá trị giá cả ..........................................................................................31

2.6.8.

Các yếu tố nhân khẩu học .....................................................................31

2.7.

Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................32

2.8.

Tóm tắt .........................................................................................................33

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 35
3.1.


Quy trình nghiên cứu ...................................................................................35

3.2.

Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................38


xii

3.2.1.

Nghiên cứu định tính ............................................................................38

3.2.2.

Nghiên cứu định lượng .........................................................................39

3.3.

Đo lường các biến nghiên cứu .....................................................................40

3.3.1.

Thang đo các biến độc lập ....................................................................40

3.3.2.

Thang đo biến phụ thuộc ......................................................................43

3.4.


Tóm tắt .........................................................................................................44

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................... 45
4.1.

Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ....................................................................45

4.1.1.

Đặc điểm nhân khẩu .............................................................................45

4.1.2.

Đặc điểm hành vi ..................................................................................49

4.2.

Thống kê mô tả các biến trong mô hình ......................................................50

4.2.1.

Yếu tố “Kỳ vọng hiệu quả” ..................................................................50

4.2.2.

Yếu tố “Kỳ vọng nỗ lực” ......................................................................51

4.2.3.


Yếu tố “Ảnh hưởng xã hội” ..................................................................51

4.2.4.

Yếu tố “Điều kiện thuận lợi” ................................................................52

4.2.5.

Yếu tố “Động lực hưởng thụ” ...............................................................53

4.2.6.

Yếu tố “Thói quen” ...............................................................................54

4.2.7.

Yếu tố “Giá trị giá cả” ..........................................................................55

4.2.8.

Yếu tố “Ý định học tập trực tuyến” ......................................................56

4.3.

Phân tích thang đo và mô hình ....................................................................56

4.3.1.

Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha ..............................................56


4.3.2.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .......................................................62

4.4.

Kiểm định mô hình và giả thuyết ................................................................67

4.4.1.

Hồi quy đa biến .....................................................................................67


xiii

4.4.2.

Kiểm định các giả định của mô hình hồi quy .......................................68

4.4.3.

Phân tích hồi quy đa biến......................................................................72

4.5.

Kiểm định sự khác nhau theo các đặc điểm nhân khẩu học ........................73

4.5.1.

Phân tích sự khác biệt theo giới tính.....................................................74


4.5.2.

Phân tích sự khác biệt theo trình độ học vấn ........................................75

4.5.3.

Phân tích sự khác biệt theo độ tuổi .......................................................75

4.6.

Thảo luận kết quả nghiên cứu......................................................................76

4.6.1.

Kỳ vọng hiệu quả có ảnh hưởng tích cực đến ý định học tập trực tuyến

của những người đi làm ......................................................................................77
4.6.2.

Kỳ vọng nỗ lực có ảnh hưởng tích cực đến ý định học tập trực tuyến của

những người đi làm ............................................................................................78
4.6.3.

Ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng tích cực đến ý định học tập trực tuyến

của những người đi làm ......................................................................................79
4.6.4.


Điều kiện thuận lợi có ảnh hưởng tích cực đến ý định học tập trực tuyến

của những người đi làm ......................................................................................80
4.6.5.

Động lực hưởng thụ không có ảnh hưởng đến ý định học tập trực tuyến

của những người đi làm ......................................................................................81
4.6.6.

Thói quen có ảnh hưởng tích cực đến ý định học tập trực tuyến của những

người đi làm........................................................................................................82
4.6.7.

Giá trị giá cả có ảnh hưởng tích cực đến ý định học tập trực tuyến của

những người đi làm ............................................................................................83
4.6.8.

Không có sự khác biệt trong Ý định học tập trực tuyến của những người

đi làm có các yếu tố nhân khẩu học khác nhau ..................................................84
4.7.

Tóm tắt chương ............................................................................................84

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................ 86



xiv

5.1.

Kết luận........................................................................................................86

5.2.

Hàm ý quản trị .............................................................................................87

5.2.1.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả của phương thức đào tạo trực tuyến 88

5.2.2.

Xây dựng các ứng dụng giúp sử dụng dễ dàng hơn trên các thiết bị khác

như điện thoại, máy tính bảng … .......................................................................89
5.2.3.

Xây dựng chiến lược marketing hợp lý nhằm tiếp cận đến đông đảo các

đối tượng học viên ..............................................................................................90
5.3.

Hạn chế của bài nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo .......................91

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 93
PHỤ LỤC A ........................................................................................................... 107

PHỤ LỤC B: BẢNG CÂU HỎI ĐỊNH LƯỢNG ............................................... 114
PHỤ LỤC C: PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO .................................. 120
PHỤ LỤC D: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA .............................. 128
PHỤ LỤC E: PHÂN TÍCH HỒI QUY................................................................ 133
PHỤ LỤC F: KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT .................................................... 135


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Chương này đề cập đến các nội dung chính như sau: lý do nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của
nghiên cứu và kết cấu đề tài.
1.1. Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, vai trò của giáo dục ngày càng quan trọng vì nó mang
lại cho con người những kỹ năng cơ bản để tồn tại và phát triển. Có thể nói giáo dục
là nền tảng của sự phát triển của xã hội loài người từ khi xã hội loài người mới hình
thành cho đến thời kỳ phát triển hiện đại.
Trong một xã hội thông tin như ngày nay, sử dụng các công nghệ của học tập điện
tử trở thành một cách chấp nhận rộng rãi của đào tạo vì sự linh hoạt và tiêu chuẩn hóa
các quá trình giáo dục.
Nhiều người cho rằng học tập trực tuyến (e-learning) là phương pháp học tập mới
xuất hiện trong vài năm trở lại đây. Trên thực tế, mô hình học tập này đã xuất hiện từ
khá lâu, nhưng chỉ thực sự được nhiều người biết đến từ năm 2010.
Trong hai thập kỷ qua, với việc sử dụng rộng rãi của World Wide Web (WWW),
các trường đại học và cơ sở giáo dục khác đã được đầu tư vào hệ thống thông tin dựa
trên web như Moodle, Blackboard và WebCT … để hỗ trợ cả hai mặt-đối-mặt và
khoá đào tạo từ xa (Fletcher, 2005; Ngai & ctg, 2007). Công nghệ thông tin và truyền
thông trợ giúp người học rất nhiều trong việc giáo dục của họ, giúp giảm chi phí và
thời gian (Ho & Dzeng, 2010), giúp nghiên cứu sâu hơn, linh hoạt và nâng cao trải

nghiệm và hiệu quả học tập (Christie & Ferdos, 2004).
Khóa học trực tuyến đầu tiên được một học viên thuộc trường Đại học John F.
Kennedy (California, Hoa Kỳ) đưa ra. Đó là khóa học dựa trên công nghệ Web vào
năm 1986. Theo các số liệu thống kê gần đây, học tập trực tuyến phát triển không


2

đồng đều tại các khu vực trên thế giới, phát triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ và
châu Âu.
Ngày nay, học tập trực tuyến đang trở thành phương pháp học tập phổ biến trên
toàn thế giới. Tháng 2 năm 2016, Microsoft đã công bố kết quả khảo sát tại khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương về vai trò của công nghệ trong quá trình cải tiến phương
pháp sư phạm. Theo đó, 95% chuyên gia giáo dục thừa nhận vai trò quan trọng của
công nghệ và 100% đồng thuận việc công nghệ sẽ có vai trò chủ chốt trong chuyển
đổi giáo dục và truyền cảm hứng cho người học.
Nhiều trường đại học và các nhà cung cấp dịch vụ đã thay đổi cách tiếp cận, nhân
rộng mô hình này và cố gắng gần gũi hơn với những người theo học. Một nghiên cứu
được tiến hành bởi tổ chức Babson Survey Research Group đã cho thấy có trên 7 triệu
sinh viên Hoa Kỳ đã đăng ký tham gia học trực tuyến vào năm 2013. Hơn 80% các
tổ chức và trường đại học của Mỹ hiện nay đang cung cấp các khóa học trực tuyến,
các trường đại học hàng đầu như Đại học Harvard, Đại học California - Berkeley và
Đại học Chicago không nằm ngoài danh sách này. Ngành công nghiệp này đạt 107 tỷ
USD năm 2015. Trong đó, các lớp học self-paced (học viên có thể tự lên học, tạm
dừng và tiếp tục tùy nhu cầu) ước tính đạt doanh thu 49.9 tỷ USD, tăng 9.2% so với
năm 2010 (Thu Ngân, 2016). Một số quốc gia trong khu vực như Hàn Quốc, Trung
Quốc đã có những công ty thuộc lĩnh vực này niêm yết trên các sàn chứng khoán của
Mỹ.
Theo đại diện công ty Google – Rajan Anandan – thì “Mọi thứ thay đổi từ thời
Internet. Bạn có thể nhận được chương trình giáo dục tốt nhất, từ Stanford chẳng hạn,

mà chỉ cần ngồi tại Tp. HCM. Không chỉ bậc giáo dục đại học, ngay cả những kỹ
năng khác, như tiếng Anh, cũng có thể được học ngay tại nhà thông qua máy tính,
hãy tưởng tượng 90 triệu người Việt có thể học tiếng Anh chuẩn thông qua các ứng
dụng như Elsa” (Rajan Anandan, 2016; trích bởi Lê Phát, 2016)
Tuy nhiên, không phải đã nhiều người Việt Nam quen với hình thức giáo dục mới
này, cũng rất nhiều người e ngại việc học này có thể “không chính thống” theo cách


3

học truyền thống (lên lớp nghe giảng trực tiếp), khó “đọng” lại trong người học, khiến
người học thiếu sự chuyên cần (vì không bị bó buộc thời gian cố định).
Môi trường đào tạo trực tuyến ngày cạnh tranh càng nhiều trong khi thực tế cho
thấy tại Việt Nam, nhận thức của cả người dùng còn nhiều bỏ ngỏ và bản thân các
trung tâm giáo dục cung cấp dịch vụ cũng chưa thật sự nắm bắt đầy đủ nhu cầu của
người học trong khi người học đã quá quen thuộc với phương thức giảng dạy truyền
thống. Trong Hội thảo nâng cao chất lượng Đào tạo từ xa theo xu thế phát triển của
khu vực và thế giới diễn ra vào tháng 4/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đào tạo
trực tuyến tại Việt Nam đang bị thách thức rất nghiêm trọng, điều đó được thể hiện
qua số lượng học viên trên cả nước giảm rất mạnh nhiều năm liền, điều này trái ngược
với xu thế chung của khu vực và thế giới (Hồng Hạnh, 2017).
Hơn nữa, những nghiên cứu trước đây về học tập trực tuyến ở Việt Nam không có
nhiều và chủ yếu tập trung vào đối tượng sinh viên, học sinh; và những nghiên cứu
này được thực hiện trong bối cảnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác
giảng dạy để giảm tải khối lượng và thời gian học cho việc học truyền thống thông
qua việc đưa bài giảng hoặc làm bài tập của một số môn qua mạng Internet nên chưa
phân tích một cách đầy đủ những ý định hành vi của người học. Đồng thời, theo kết
quả khảo sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì những người đi làm chiếm số lượng khá
lớn trong việc tham gia học tập trực tuyến do họ không có nhiều thời gian, vừa đi làm
và vừa đi học, hay phải đi công tác … nên thời gian giành cho việc học tập truyền

thống khá bị hạn chế.
Do vậy, đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia học tập
trực tuyến của người đi làm tại Việt Nam” tập trung tìm hiểu, phân tích một cách
khách quan các yếu tố có ảnh hưởng đến ý định tham gia học trực tuyến của những
người đi làm ở Việt Nam.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Từ những phân tích về thực trạng đào tạo trực tuyến ở Việt Nam ở trên, nghiên
cứu này có các mục tiêu sau:


4

(1) Xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến ý định của người đi làm đối với việc
tham gia học tập trực tuyến
(2) Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến ý định tham gia học tập trực
tuyến của người đi làm
(3) Xác định mức độ khác nhau của các nhóm đối tượng đối với ý định tham gia
học tập trực tuyến
(4) Đưa ra các hàm ý quản trị giúp các đơn vị giáo dục trực tuyến làm gia tăng thái
độ tích cực của người đi làm đối với ý định tham gia học tập trực tuyến.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Với những mục tiêu cần đạt được ở trên, có 4 câu hỏi nghiên cứu được đề ra cho
luận văn như sau:
- Các yếu tố tác động đến ý định tham gia học tập trực tuyến của người đi làm là
gì?
- Các yếu tố này tác động như thế nào đến ý định tham gia học tập trực tuyến?
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định tham gia học tập trực tuyến như
thế nào?
- Sự khác biệt đến ý định tham gia học tập trực tuyến giữa các nhóm đối tượng
nghiên cứu như thế nào?

- Các đơn vị giáo dục trực tuyến cần làm gì để tăng cường nhận thức và ý định
tham gia học tập trực tuyến của người đi làm?
1.4.

Phạm vi và phương pháp nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định học tập trực tuyến
của người đi làm ở Việt Nam.
 Đối tượng khảo sát: Những người đi làm ở Việt Nam có ý định tham gia học
tập các chương trình học tập trực tuyến ngắn hạn (kỹ năng mềm, ngoại ngữ, đồ họa
…) hoặc chương trình học có cấp bằng (cao đẳng, đại học …).


5

 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: nghiên cứu được thực hiện ở Việt Nam. Đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu mối quan hệ của các yếu tố có ảnh hưởng đến ý định tham gia học tập
trực tuyến của người đi làm và sự tác động của các yếu tố nhân khẩu học đến các mối
quan hệ này.
- Về thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ
tháng 02 năm 2017 đến tháng 08 năm 2017.
 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
-

Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận nhóm với nhóm 10

người đang đi làm có độ tuổi từ 18 – 40 để tìm hiểu các nội dung có liên quan trong
bài nghiên cứu. Qua đó tác giả có sự điều chỉnh thang đo (nếu cần) cũng như khám

phá, bổ sung thêm những thang đo mới cho phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam.
-

Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp

bằng bảng câu hỏi đối với mẫu khảo sát. Thang đo chủ yếu được sử dụng là thang đo
Likert 5 điểm. Kết quả thu được được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 qua các
phương pháp nghiên cứu gồm: phân tích mô tả, kiểm định sự khác biệt, kiểm định
chất lượng thang đo, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy và phân tích phương
sai (ANOVA).
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu này sẽ mang lại một số ý nghĩa trong phân tích hành vi ý định khách
hàng trong kinh doanh đào tạo trực tuyến. Cụ thể như sau:
Một là, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp tham gia kinh doanh
đào tạo trực tuyến hiểu được các tố ảnh hưởng đến ý định học tập trực tuyến của
những người đi làm và từng đặc điểm của các yếu tố này, từ đó có thể tìm ra giải pháp
cải thiện cách tiếp cận đối với khách hàng của mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh,
đem lại lợi ích nhiều hơn cho người sử dụng dịch vụ.


6

Hai là, kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần bổ sung nguồn tài liệu tham khảo về
đào tạo trực tuyến ở Việt Nam. Đặc biệt là các vấn đề về hành vi ý định của người
dùng đối với đào tạo trực tuyến để làm phong phú hơn nguồn tài liệu khoa học cho
ngành đào tạo trực tuyến tuy mới mẻ nhưng có triển vọng phát triển mạnh mẽ trong
tương lai gần tại Việt Nam.
1.6.

Kết cấu của báo cáo nghiên cứu


Bài báo cáo nghiên cứu này được chia thành năm chương với cấu trúc như sau:
 Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Giới thiệu sơ lược về đề tài nghiên cứu, nêu rõ lý do hình thành đề tài nghiên cứu,
đưa ra mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu và kết cấu đề tài.
 Chương 2: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn
Trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu, mô hình và các giả
thuyết đề xuất.
 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trình bày phương pháp nghiên cứu để kiểm định thang đo, mô hình nghiên cứu và
các giả thuyết đã đề xuất.
 Chương 4: Phân tích kết quả
Trình bày kết quả phân tích dữ liệu, bao gồm các phân tích về đặc điểm mẫu nghiên
cứu, kiểm định thang đo, kiểm định mô hình, giả thuyết nghiên cứu bằng phương
pháp hồi quy đa biến.
 Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
Tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu, các đóng góp, đề xuất của nghiên
cứu cho các nhà quản trị tổ chức tham gia đào tạo trực tuyến và các hạn chế của
nghiên cứu nhằm định hướng cho các nghiên cứu kế tiếp.


7

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này trình bày các cơ sở lý thuyết và một số các nghiên cứu liên quan đến
đề tài làm cơ sở hình thành mô hình nghiên cứu về các yếu tố có ảnh hưởng đến ý
định tham gia học tập trực tuyến của những người đi làm ở Việt Nam.
2.1.


Khái niệm chung

2.1.1. Học tập trực tuyến
Theo Bates (2007), học tập trực tuyến là tất cả những hoạt động dựa vào máy tính
và Internet để hỗ trợ dạy và học – cả ở trên lớp và ở từ xa. Horton (2011) cũng cho
rằng học tập trực tuyến là việc sử dụng công nghệ thông tin và máy tính trong học
tập.
Thuật ngữ học tập trực tuyến được định nghĩa: "E-learning là hình thức giáo dục
mà việc mua lại và sử dụng kiến chủ yếu bằng phương tiện điện tử. Đây là hình thức
học tập phụ thuộc vào mạng và máy tính nhưng có khả năng sẽ phát triển thành hệ
thống bao gồm một loạt các kênh (không dây, vệ tinh), và công nghệ (điện thoại di
động, PDA). Học tập trực tuyến có thể là các khóa học hoàn chỉnh hoặc như các môđun và các đối tượng học tập nhỏ hơn. Phương thức học tập này có thể kết hợp truy
cập đồng bộ hoặc không đồng bộ và có thể được phân phối về mặt địa lý với những
giới hạn khác nhau của thời gian" (Steve Downey & ctg, 2007, trích bởi Alkharang,
2014)
Hiệp hội về Đào tạo và Phát triển Hoa Kỳ (ASTD) định nghĩa học tập trực tuyến
như là một tập hợp các ứng dụng và các quá trình trong đó bao gồm việc học tập dựa
trên web, học tập dựa trên máy tính, lớp học ảo, và hợp tác kỹ thuật số. Phần lớn trong
số này được gửi qua Internet, mạng nội bộ (LAN/WAN), âm thanh và video, phát
sóng truyền hình vệ tinh, truyền hình tương tác, và đĩa CD-ROM (Bernthal, 2004).
Ngoài ra, học tập trực tuyến được định nghĩa bởi Koohang & Harman (2005) như
sau: "Việc cung cấp giáo dục (tất cả các hoạt động có liên quan đến hướng dẫn, giảng
dạy và học tập) thông qua các phương tiện truyền thông điện tử khác nhau. Các


8

phương tiện điện tử có thể là Internet, intranet, extranet, truyền hình vệ tinh, video/âm
thanh, và/hoặc CD ROM".
Theo Cheng (2011), Engelbrecht (2005), Welsh & ctg (2003), học tập trực tuyến

là học tập điện tử, được định nghĩa là một công cụ sử dụng công nghệ mạng máy tính
như Internet, mạng nội bộ và mạng Extranet để cung cấp hướng dẫn học tập cho
người dùng.
Tương tự như vậy, theo Lee & ctg (2011) học tập trực tuyến là việc một tổ chức
cung cấp "một hệ thống thông tin có thể tích hợp một loạt các tài liệu giảng dạy (thông
qua âm thanh, video, và các phương tiện văn bản) được truyền đạt thông qua e -mail,
các buổi trò chuyện trực tiếp, các cuộc thảo luận trực tuyến, các diễn đàn, các câu hỏi
và bài tập".
Do đó, học tập trực tuyến là một phương thức dạy học mới dựa trên công nghệ
thông tin và truyền thông. Với học tập trực tuyến, việc học là linh hoạt cho người học.
Người học có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, với bất cứ ai, học những vấn đề
bản thân quan tâm, phù hợp với năng lực và sở thích, phù hợp với yêu cầu công việc
… mà chỉ cần có phương tiện là máy tính và mạng Internet. Phương thức học tập này
mang tính tương tác cao, giúp cho việc học tập trở thành một quá trình tiếp cận, tùy
chỉnh, và liên tục bất kể thời gian và địa điểm. Học tập trực tuyến hay còn được gọi
là e-learning hoặc online learning.
Học tập trực tuyến đã và đang đóng góp quan trọng sự phổ biến cũng như cải tiến
chất lượng của giáo dục (Basheer & Ibrahim, 2011) vì học tập trực tuyến cho phép
người học có thể truy cập vào hệ thống để học tập bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi nào
miễn là có kết nối Internet.
2.1.2. Ý định học tập trực tuyến
Ý định là đại diện của mặt nhận thức về sự sẵn sàng thực hiện một hành vi, nó
được xem như tiền đề đứng trước hành vi. Samin & ctg (2012) cho rằng “ý định là
động lực của con người trong chính ý nghĩ thực hiện hành vi của họ”.


9

Long & Ching (2010) định nghĩa “ý định mua là biểu trưng cho những gì chúng
tôi sẽ mua trong tương lai”. Một trong những nghiên cứu của Blackwell & ctg (2001)

khám phá rằng ý định mua hàng đại diện cho những gì người tiêu dùng sẽ mua. Lý
thuyết về hành vi phát biểu rằng ý định mua hàng bị tác động bởi 3 yếu tố: thái độ,
nhóm ảnh hưởng, nhận thức. Các yếu tố này liên quan và tác động mạnh mẽ đến ý
định mua hàng thông qua những hành vi và tình huống cụ thể.
Khái niệm ý định học tập đề cập đến sự sẵn sàng, hoặc kế hoạch của một người để
vượt qua những “thiếu hụt” giữa kiến thức hiện tại, kỹ năng, thái độ có liên quan đến
công việc của họ với những yêu cầu hoặc mong muốn thông qua giáo dục hoặc đào
tạo (Kyndt & ctg, 2011).
Như vậy, ý định học tập trực tuyến là sự sẵn sàng hoặc kế hoạch bỏ ra chi phí để
của một người bổ sung, cải thiện những “thiếu hụt” trong kiến thức, kỹ năng … thông
qua việc học tập trực tuyến được cung cấp bởi các tổ chức giáo dục.
2.1.3. Khái niệm người đi làm
Ở Việt Nam, khái niệm việc làm đã được quy định tại Điều 13 của Bộ luật lao
động: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều
được thừa nhận là việc làm”.
Như vậy, người đi làm là người có việc làm với những đặc điểm: làm những công
việc mà người lao động nhận được tiền công, đó là những công việc mà người lao
động thu lợi nhuận cho bản thân và gia đình, hoạt động đó phải được pháp luật thừa
nhận.
Theo Điều 3 Bộ luật Lao động, quy định về người lao động là người từ đủ 15 tuổi
trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và
chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Độ tuổi lao động là 15 – 60
tuổi đối với nam và 15 – 55 tuổi đối với nữ.
Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 18, trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến
dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại


10

diện theo pháp luật của người lao động (Bộ luật Lao động, 2012) do ở giai đoạn này,

thể lực và trí lực của người lao động đang phát triển và chưa ổn định. Người chưa
thành niên tiếp thu công việc nhanh, năng động và sáng tạo trong lao động song còn
thiếu kinh nghiệm sống và làm việc, trình độ nhận thức chưa toàn diện, thiếu sự kiên
trì, dẻo dai, dễ bị tác động bởi môi trường khách quan.
Do vậy, ở nghiên cứu này, khái niệm người đi làm là những người trên 18 tuổi và
có việc làm được pháp luật thừa nhận.
2.2.

Thị trường giáo dục trực tuyến ở Việt Nam

Manh nha xuất hiện từ năm 2007, giáo dục trực tuyến (e-Learning) đã và đang thực
sự bùng nổ tại Việt Nam với giá trị hiện ước tính khoảng 1.000 tỷ đồng (gần 50 triệu
USD).
Hình thức giảng dạy trực tuyến thông qua mạng Internet đã dần thay thế phương
pháp truyền thống trong thời đại công nghệ số. Thực tế cho thấy, hàng ngàn khóa học
online ngắn hạn về mọi lĩnh vực trong cuộc sống từ âm nhạc, ngoại ngữ hay kĩ năng
sống đã ra đời đánh dấu cho thời kỳ nở rộ của nền công nghiệp giáo dục trực tuyến.
Bên cạnh các tổ chức giáo dục nước ngoài đang âm thầm đầu tư, xây dựng các hệ
thống giáo dục trực tuyến tại Việt Nam (đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Úc,
Canada, Mỹ ...), nhiều trường Đại học, cơ sở đào tạo xây dựng các phòng quay, dự
án eLearning cho riêng mình. Hình thức cấp bằng Đại học trực tuyến ngày càng phát
triển thể hiện bằng sự ra mắt của FUNIX ( cũng như sự
phát triển mạnh mẽ trong mảng cấp bằng đại học trực tuyến của Topica Edu, Đại học
kinh doanh và công nghệ ... Các chương trình đào tạo trực tuyến của các đơn vị giáo
dục trong nước mở ra ngày càng nhiều và phong phú ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ
ngắn hạn cho tới dài hạn.
Bên cạnh đó, Nhà nước đang quan tâm đặc biệt hơn đến giáo dục trực tuyến, tập
trung vào các nội dung như: chuẩn đầu ra trong giáo dục; giáo dục mầm non; công
nghệ hỗ trợ xây dựng nội dung số.



×