Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới ở các trường mầm non trên địa bàn quận cầu giấy , thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.94 KB, 24 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện
nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ và hội
nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý là khâu then chốt. Thực hiện
kiểm định giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia
đình và xã hội”.
Giáo dục mầm non là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc
dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình
cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho trẻ vào học lớp Một.
Để thực hiện tốt đòi hỏi người Hiệu trưởng mầm non phải có kiến thức
khoa học quản lý trong việc quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình giáo
dục mầm non, có năng lực tổ chức, phối hợp với gia đình và các tổ chức
xã hội thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài:
“Quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới ở các trường
mầm non trên địa bàn Quận Cầu Giấy- Hà Nội ”
làm đề tài nghiên cứu với hy vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trong việc quản lý
chương trình giáo dục mầm non mới ở các trường mầm non trên địa bàn
Quận Cầu Giấy- Thành phố Hà Nội.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý của Hiệu trưởng ở một số trường Mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu



2

2

Biện pháp quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới của
Hiệu trưởng trường Mầm non.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu các biện pháp quản lý thực hiện
chương trình giáo dục mầm non mới của Hiệu trưởng Trường Mầm non.
- Về địa bàn: Khảo sát và thử nghiệm đánh giá tại 04 trường mầm
non trên địa bàn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
-Về đối tượng khảo sát:
+ Cán bộ quản lý (Đại diện Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng, Phó hiệu
trưởng, Tổ trưởng chuyên môn), giáo viên và cha mẹ học sinh.
- Về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 06/2016
5. Giả thuyết khoa học
Chất lượng GDMN trên địa bàn Quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội
trong những năm gần đây đã được nâng cao, tuy nhiên với yêu cầu của
chương trình GDMN mới hoạt động chuyên môn còn nhiều bất cập so với
yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Nếu nghiên cứu và đánh
giá đúng thực trạng quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường mầm non
trên địa bàn Quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội thì có thể đề xuất được các
biện pháp mang tính khả thi và hiệu quả trong việc quản lý thực hiện chương
trình GGDM mới của Hiệu trưởng góp phần nâng cao chất lượng dạy học và
giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý thực hiện chương trình ở các
trường mầm non.
6.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện chương trình giáo dục
mầm non mới và quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới

2


3

3

của Hiệu trưởng trường Mầm non trên địa bàn Quận Cầu Giấy thành phố
Hà Nội.
6.3. Đề xuất biện pháp và khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi
của các biện pháp quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới
của người Hiệu trưởng trường mầm non trên địa bàn Quận Cầu Giấy thành
phố Hà Nội.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, nội dung chính của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thực hiện chương trình giáo dục
mầm nonmới ở các trường mầm non.
Chương 2: Thực trạng quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm
non mới ở các trường mầm non trên địa bàn Quận Cầu Giấy thành phố Hà
Nội.
Chương 3: Biện pháp quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm
non mới ở các trường mầm non trên địa bàn Quận Cầu Giấy thành phố Hà
Nội.

CHƯƠNG 1


3


4

4

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON MỚI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Ở nước ta đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về hoạt động
quản lý giáo dục. Trong đó quản lý giáo dục mầm non đã được các nhà
khoa học, các nhà quản lý quan tâm nghiên cứu. Tuy vậy cho đến nay chưa
có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về biện pháp quản lý thực hiện chương
trình giáo dục mầm non mới trên địa bàn Quận Cầu Giấy thành phố Hà
Nội.
Với vai trò là bậc học nền tảng, đặt tiền đề cho sự hình thành phát
triển nhân cách học sinh, nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng
giáo dục mầm non đáp ứng được yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo
dục. Do vậy việc tìm ra các biện pháp quản lý thực hiện chương trình giáo
dục mầm non mới ở các trường mầm non trên địa bàn Quận Cầu Giấy
thành phố Hà Nội cần được quan tâm nghiên cứu đặc biệt.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm quản lý
Hoạt động quản lý là các tác động có định hướng có chủ đích của
chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý)
trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích
của tổ chức.
1.2.2. Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới
khách thể quản lý nhằm đưa ra hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục
đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất
1.2.3. Quản lý nhà trường
4


5

5

Quản lý nhà trường là một phạm vi cụ thể của quản lý hệ thống giáo
dục. Quản lý nhà trường thực chất là quản lý hoạt động giáo dục trên tất cả
các mặt, các khía cạnh liên quan đến hoạt động giáo dục và đào tạo trong
phạm vi một nhà trường.
1.3. Trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân và
những yêu cầu về chương trình giáo dục mầm non mới
1.3.1. Vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non
* Vị trí của trường mầm non
Trường mầm non là đơn vị cơ sở của giáo dục mầm non trong hệ thống
giáo dục quốc dân.
* Tính chất trường mầm non:
- Thông qua hoạt động Học mà chơi chơi mà học, nhà trường chăm
sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ nhằm hình thành, phát triển nhân cách trẻ
em một cách toàn diện.
* Nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non:
- Tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình
chăm sóc, giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
1.3.2. Mục tiêu và nội dung của giáo dục bậc học mầm non
* Mục tiêu giáo dục mầm non

Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển hài hòa về thế
chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân
cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một
* Yêu cầu về nội dung giáo dục mầm non
5


6

6

Phải đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm
phát triển từ dễ đến khó, đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, gắn với
cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị từng bước cho trẻ hòa nhập
vào cuộc sống.
* Yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non
Phương pháp GD phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi,
khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng
nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học”.
* Yêu cầu đánh giá sự phát triển của trẻ
Đánh giá phải có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá,
coi trọng sự tiến bộ của từng trẻ, đánh giá trẻ thường xuyên qua quan sát
hoạt động hàng ngày.
1.3.3. Chương trình giáo dục mầm non mới ở trường mầm non
1.3.3.1. Khái niệm quản lý Chương trình giáo dục mầm non mới
Chương trình giáo dục:
Chương trình GD là tài liệu để thực hiện mục tiêu giáo dục, quy định
chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc của nội dung giáo dục,
phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục, cách thức đánh
giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp hoặc trình độ

đào tạo.
Chương trình giáo dục mầm non mới:
Là bản đề cương về kế hoạch hành động sư phạm bao gồm những
thành tố cơ bản cấu thành chương trình liên quan chặt chẽ và ảnh hưởng
lẫn nhau từ mục tiêu giáo dục đến đánh giá kết quả chăm sóc giáo dục với
các điều kiện cần và đủ để thực hiện chương trình.
Quản lý chương trình giáo dục mầm non mới
6


7

7

Quản lý chương trình giáo dục mầm non mới là thực hiện các chức
năng quản lý như: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá
nhằm đảm bảo việc thực hiện chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ đúng
quy định góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà
trường.
1.3.3.2. Những yêu cầu của việc thực hiện chương trình GDMN mới
Trẻ được phát triển toàn diện hài hòa; tiếp cận hoạt động nhân cách và
phát triển; giáo dục hướng vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm theo quan điểm
đổi mới phương pháp giáo dục.
1.4. Nội dung quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non
mới của Hiệu trưởng trường mầm non
1.4.1. Vai trò, nhiệm vụ của Hiệu trưởng trong quản lý thực hiện
chương trình giáo dục ở trường mầm non
Theo Quyết định số 14/2008/BGD&ĐT về việc ban hành Điều lệ
trường mầm non quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng.
Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý

các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của
nhà trường, nhà trẻ.
1.4.2. Nội dung quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non
mới của người Hiệu trưởng trường mầm non:
1.4.2.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm
non mới
Kế hoạch quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non là một
loại kế hoạch trong hoạt động quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả mục
tiêu hoạt động của cô và trẻ trong việc thực hiện chương trình giáo dục
mầm non mới.
7


8

8

1.4.2.2. Tổ chức việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non
mới
Là thực hiện chức năng quản lý về các hoạt động: thành lập tổ chức,
sắp xếp bộ máy, tiếp nhận và phân bổ các nguồn lực, đặc biệt là nhân lực
1.4.2.3. Chỉ đạo việc thực hiên chương trình giáo dục mầm non
mới
Để hiện thực hóa các mục tiêu. Chức năng chỉ đạo được xác định từ
việc điều chỉnh và hướng dẫn các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu
có chất lượng và hiệu quả.
1.4.2.4. Quản lý kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình
GDMN mới
Bao gồm tất cả các hoạt động mà người quản lý và người thực hiện
đã thực hiện để thu thập thông tin về các hoạt động chuyên môn của nhà

trường. Qua đó xác định những gì đã thực hiện được, mức độ thực hiện
và kết quả thực hiện; đồng thời dự báo để điều chỉnh quá trình thực hiện
kế hoạch.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thực hiện chương trình
giáo dục mầm non mới ở trường mầm non
1.5.1. Yếu tố khách quan
* Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
Nhằm tạo ra hành lang pháp lý cho các trường mầm non trong việc
thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
* Chế độ chính sách và môi trường làm việc
Sự quan tâm về chế độ chính sách cho đội ngũ CBQL-GVNV của
nhà trường và xã hội. Tạo môi trường làm việc an toàn bình đẳng và năng
động, kích thích sự sáng tạo cống hiến của họ.
8


9

9

1.5.2. Yếu tố chủ quan
Hiệu trưởng phải là người chịu trách nhiệm toàn bộ mọi hoạt động
của nhà trường do mình quản lý. Giáo viên cần có khả năng đánh giá đúng
thực chất năng lực của bản thân.

9


10


10

Kết luận chương 1
Chương 1 của đề tài đã làm rõ một số khái niệm cơ bản, những đặc
trưng cơ bản của giáo dục mầm non, khẳng định tầm quan trọng của việc
thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới. Xác định chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn của người Hiệu trưởng trong việc quản lý thực
hiện chương trình giáo dục mầm non mới đồng thời cũng phân tích những
yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý và tổ chức thực hiện chương trình này.

10


11

11

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC MẦM NON MỚI Ở CÁC TRƯỜNG
MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY THÀNH PHỐ
HÀ NỘI
2.1. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của Quận
Cầu Giấy thành phố Hà Nội
2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội Quận Cầu Giấy:
Giai đoạn 2011 – 2016, quận Cầu Giấy được ghi nhận với nhiều
thành tựu kinh tế – xã hội nổi bật. Giai đoạn này Quận định hướng phát
triển kinh tế theo cơ cấu dịch vụ – công nghiệp – thương mại, đẩy nhanh
tốc độ tăng trưởng giá trị ngành kinh tế dịch vụ. Sự chuyển dịch đúng
hướng đã đem lại sự tăng trưởng khá,nhiều chỉ tiêu đạt và vượt so với chỉ

tiêu đề ra. Trong đó, thương mại dịch vụ với tốc độ tăng bình quân
17,6%/năm, chiếm trên 61% cơ cấu kinh tế của quận với các loại hình dịch
vụ chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, tư vấn, giáo dục, y tế, bưu
chính, viễn thông, điện tử, tin học…
2.1.2. Sự nghiệp giáo dục mầm non của Quận Cầu Giấy:
Giáo dục mầm non ở Quận Cầu Giấy hiện đang phát triển khá mạnh,
từng bước khẳng định vị thế của mình trong nền giáo dục Thủ đô. Theo
nguồn số liệu thống kê của Phòng giáo dục Quận Cầu Giấy, năm học
2015- 2016 cả Quận có 51 trường với khoảng 500 lớp học, thu hút 21.222
trẻ trong độ tuổi mầm non đến trường.

11


12

12

2.1.3. Thực trạng về cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học
Theo nguồn số liệu thống kê của Phòng giáo dục Quận Cầu Giấy,
năm học 2015- 2016 cả Quận có 51 trường với khoảng 500 lớp học, thu
hút 21.222 trẻ trong độ tuổi mầm non đến trường. Trong đó có 09 trường
mầm non công lập, 03 trường mầm non ngoài công lập đạt trường chuẩn
Quốc gia
* Về đội ngũ cán bộ, viên chức:
Tổng số CBQL-GV-NV được đóng BHYT, BHXH là 1.614 người trên tổng
số 2.224 người. Như vậy chỉ có 67% CBQL-GV-NV được quan tâm đến
quyền lợi và có chế độ chính sách. Còn 610 người lao động tại các cơ sở giáo
dục mầm non chưa được quan tâm thỏa đáng, chiếm tỉ lệ 33%.
Bảng 2.5: Tổng hợp trình độ của đội ngũ CBQL-GV-NV tại các

cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn Quận Cầu Giấy, thành phố Hà
Nội

STT
1
2
3

Cơ sở
giáo dục
CL
NCL
NL

Tin
học
445
671
362

Tổng số

1,478

Tỉ lệ %

66%

Trình độ của CBQL-GV-NV
Tỷ lệ

Tỷ lệ
Ngoại
Chuyên
%
%
ngữ
môn
TH
NN
30
297
26
683
45
585
52
875
24
241
21
619
1.00

1,123

1.00

2,177

Tỷ lệ

%
CM
31
40
28
1.00

50%
98%
(Nguồn thống kê số liệu năm học 2015 - 2016)

Qua bảng thống kê tổng hợp số liệu ta nhận thấy, trình độ về tin học
ngoại ngữ và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ CBQL-GV-NV tại các cơ
12


13

13

sở giáo dục mầm non trên địa bàn Quận Cầu Giấy khá cao, thể hiện sự
ham học hỏi phục vụ công tác chuyên môn.
Bảng 2.7: Kết quả công tác kiểm tra, đánh giá toàn diện chuyên
môn nghiệp vụ CBQL-GVNV của Phòng GD&ĐT Quận

Năm học

2012-2013
2013-2014
2014-2015

2015-2016

Tổng số
GV
đã dự
giờ
985
1.054
1.530
1.764

Xếp loại giờ dạy
Giỏi

Khá

Trung

Yếu

bình
738
228
19
0
791
242
21
0
1.147

353
30
0
1.323
406
35
0
(Nguồn số liệu thống kê PGD Quận Cầu Giây)

Tỉ lệ CBQL-GVNV được đánh giá xếp loại giỏi tăng dần theo từng
năm. Đặc biệt không có loại yếu kếm
* Xây dựng xã hội học tập suốt đời
- Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh. Nhận thức của người
dân về vị trí, vai trò của giáo dục đã có những chuyển biến tích cực.

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát

13


14

14

Đánh giá thực trạng quản lý thực hiện chương trình GDMN mới các
trường mầm non trên địa bàn Quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội của Hiệu
trưởng các trường.
2.2.2. Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát bao gồm: 297 chuyên gia trong đó bao gồm: Cán

bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh của các trường mầm non.
2.2.3. Nội dung khảo sát
Đánh giá nhận thức của cán bộ quản lý, GV về tầm quan trọng của quản
lý thực hiện chương trình GDMN mới ở các trường MN trên địa bàn Quận
Cầu Giấy Thành phố Hà Nội.
2.2.4. Phương pháp khảo sát
- Điều tra sử dụng bảng hỏi
- Phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên
- Phỏng vấn, sử dụng bảng hỏi để điều tra về mức độ tín nhiệm hài
lòng của phụ huynh.
2.2.5. Đánh giá kết quả khảo sát
2.3. Thực trạng quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm
non mới của người Hiệu trưởng mầm non trên địa bàn Quận Cầu
Giấy Thành phố Hà Nội
2.3.1. Nhận thức về tầm quan trọng và mức độ thực hiện chương
trình giáo dục mầm non mới
Kết quả khảo sát cho thấy mặc dù công tác tổ chức quản lý thực hiện
chương trình GDMN mới của Ban Giám hiệu nhà trường được cán bộ giáo
viên nhận thực cao, nhưng mức độ thực hiện chưa thực sự tốt.
2.3.2. Thực trạng về lập kế hoạch thực hiện chương trình GDMN
mới
14


15

15

Bảng 2.10. Kết quả lập kế hoạch thực hiện chương trình
giáo dục MN mới ở các trường MN


STT

Các biện pháp quản lý

Nhận thức
mức độ
cần thiết
X

1

2

3
4
5

6
7

Thứ
bậc

Đánh giá
mức độ
thực hiện
X
Thứ
bậc


Xác định căn cứ xây dựng kế hoạch
của nhà trường theo đúng quy định
2,73
1
2,4
2
của ngành và QL hoạt động chuyên
môn theo quy chế.
Đánh giá những thuận lợi và khó
khăn của nhà trường trong việc thực 2,56
4
2,39
3
hiện chương trình GDMN mới.
Xác định mục tiêu, chỉ tiêu cho việc
2,31
7
2,26
6
thực hiện chương trình GDMN mới.
Đề ra các giải pháp thực hiện chương
2,64
3
2,31
5
trình GDMN mới
Phối hợp với các đoàn thể trong nhà
trường trong việc thực hiện chương 2,48
5

2,35
4
trình GDMN mới.
Xây dựng kế hoạch thực hiện chương
2,68
2
2,64
1
trình theo các chủ đề sự kiệnGD
Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm
2,42
6
2,03
7
tra thường xuyên.
Về cơ bản ta thấy CBQL-GVNV nhận thức được tầm quan trọng của

việc lập kế hoạch chương trình GDMN mới và mức độ thực hiện khá sát
so với mức độ nhận thức.

15


16

16

2.3.3. Thưc trạng việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục
mầm non mới ở các trường mầm non trên địa bàn Quận Cầu Giấy
thành phố Hà Nội.

Qua số liệu khảo sát về công tác tổ chức thực hiện chương trình giáo
dục mầm non mới ở các trường mầm non trên địa bàn Quận Cầu Giấy
thành phố Hà Nội cho thấy một số biện pháp nhận thức ở mức độ cần thiết
được đánh giá tốt như: biện pháp 3, biện pháp 1 và biện pháp 2. Có thể nói
đây là những biện pháp hết sức cơ bản trong việc tổ chức thực hiện
chương trình giáo dục mầm non mới. Trong quản lý điều hành hoạt động
của nhà trường nếu Ban Giám hiệu thực hiện tốt các nội dung này thì chất
lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới sẽ được nâng cao.
Bên cạnh đó còn những biện pháp như biện pháp 7, 5, 6 có mức độ
nhận thức thấp trong các nội dung khảo sát. Do vậy, Hiệu trưởng và Phó
Hiệu trưởng các trường cũng nên tăng cường hiệu quả hơn nữa việc kiểm
tra thăm lớp dự giờ và đánh giá sát sao giáo viên thực hiện chương trình
GDMN mới.
2.3.4. Thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục
mầm non ở các trường mầm non trên địa bàn Quận Cầu Giấy thành
phố Hà Nội
Qua bảng khảo sát nhận thấy công tác chỉ đạo thực hiện chương trình
GDMN mới có sự chênh lệch khá cao giữa việc nhận thức mức độ cần
thiết và mức độ thực hiện của CBQL-GVNV. Trong khi cả 7 biện pháp
quản lý trên đây là những biện pháp hết sức cơ bản trong việc tổ chức thực
hiện chương trình GDMN mới. Nếu thực hiện được tốt các nội dung này
thì chất lượng thực hiện chương trình dục mầm non mới của nhà trường sẽ
được nâng cao.
16


17

17


2.3.5. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chương
trình GDMN mới ở các trường MN trên địa bàn Q.Cầu Giấy T.P Hà
Nội.
Kết quả khảo sát cho thấy công tác kiểm tra đánh giá được thực hiện
khá tốt theo kế hoạch đã xác định, cả phương diện tiến độ cũng như nội
dung công việc, đánh giá được ưu, nhược điểm của việc triển khai thực
hiện chương trình GDMN mới với trẻ.
2.3.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thực hiện
chương trình GDMN ở các trường mầm non trên địa bàn Quận Cầu
Giấy thành phố Hà Nội.
Qua kết quả điều tra cho thấy: Các trường mầm non trên địa bàn
Quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội đã chú ý, quan tâm đến việc quản lý
thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới và đã động viên giáo viên
khai thác thực hiện cũng như tổ chức nhiều hoạt động đổi mới giáo dục có
hiệu quả tốt, chúng tôi thấy để quản lý thực hiện chương trình giáo dục
mầm non mới đạt hiệu quả thì nhà trường cũng như giáo viên cần nêu cao
tinh thần trách nhiệm của mình trong công việc và tích cực trong đổi mới
việc chăm sóc - giáo dục trẻ.
2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý thực hiện chương trình
GDMN ở các trường mầm non trên địa bàn
Quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội.
2.4.1. Ưu điểm:
Chương trình giáo dục mầm non mới đã được Phòng Giáo dục và
Đào tạo triển khai tới 100% các trường mầm non trên địa bàn Quận Cầu
Giấy tương đối hiệu quả, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, bắt nhịp
được với sự đổi mới của toàn cấp học trong cả nước.
17


18


18

2.4.2. Hạn chế
- Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của một số cán bộ quản lý và giáo
viên còn hạn chế, cứng nhắc và thiếu đi sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ,
dám làm trong quản lý, chăm sóc giáo dục trẻ.
- Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng chưa được tiến
hành thường xuyên và hiệu quả chưa cao
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Việc nhận thức về vai trò, vị trí của giáo dục nói chung và quản lý
thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới cho trẻ nói riêng của một
bộ phận cán bộ, giáo viên nhất là cha mẹ học sinh chưa tốt. Bên cạnh đó
cán bộ quản lý nhà trường chưa tích cực tham mưu, chưa có cách tuyên
truyền cho họ hiểu để lôi cuốn họ hỗ trợ cho công việc của mình, dẫn đến
tình trạng nhiều gia đình coi đó là việc của các cô giáo, việc của nhà
trường phải làm.

18


19

19

Kết luận chương 2
Qua nghiên cứu thực tiễn về quản lý thực hiện chương trình mới tại
các trường mầm non trên địa bàn Quận Cầu Giấy cho thấy: Nhận thức của
cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của việc thực hiện chương
trình giáo dục mầm non mới khá cao. Đa số đều coi trọng công tác chuyên

môn trong hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non. Tuy nhiên thực
trạng thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục trẻ mầm non
còn bộc lộ một số hạn chế, đó là một trong những nguyên nhân bắt nguồn
từ việc thực trạng quản lý hoạt động này chưa hiệu quả.

19


20

20

CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO
DỤC MẦM NON MỚI Ở CÁC TRƯỜNG
MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY THÀNH PHỐ
HÀ NỘI
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu của giáo dục mầm non
trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống trong thực hiện chương trình giáo
dục mầm non mới
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa trong quản lý thực hiện
chương trình giáo dục mầm non mới
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của các biện pháp
3.2. Biện pháp quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non
mới ở các trường mầm non trên địa bàn Quận Cầu Giấy thành phố
Hà Nội
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng
của việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới ở trường mầm

non
3.2.2. Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình GDMN mới
3.2.3. Chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng chương trình GDMN mới
3.2.4. Tăng cường quản lý bồi dưỡng chuyên môn, nghiêp vụ cho
đội ngũ giáo viên trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới
3.2.5. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện
chương trình giáo dục mầm non mới
20


21

21

3.2.6. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động các
nguồn lực trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Sáu biện pháp trên đây có mối quan hệ mật thiết, gắn bó hữu cơ, thúc
đẩy và hỗ trợ lẫn nhau tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Mỗi biện pháp
có một vị trí, vai trò khác nhau thể hiện khía cạnh đặc thù trong từng giai
đoạn của tiến trình quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới ở
các trường mầm non trên địa bàn Quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội.
3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề
xuất
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
Khảo nghiệm nhằm đánh giá giá trị khoa học của các biện pháp quản
lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới ở các trường trên địa bàn
Quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội được đề xuất.
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm
Đối tượng khảo nghiệm bao gồm: 297 chuyên gia

3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm
- Phương pháp điều tra viết:
- Phương pháp chuyên gia:
3.4.4. Đánh giá kết quả khảo nghiệm
Đánh giá mức độ về tính cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp
với mức thang điểm như sau:
- Rất cần thiết/Rất khả thi: 3 điểm.
- Cần thiết/khả thi: 2 điểm.
- Không cần thiết/Không khả thi: 1 điểm.
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm
21


22

22

Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi
của các biện pháp đã đề xuất

* Nhận xét:
Như vậy, qua khảo sát thăm dò ý kiến của cán bộ giáo viên nhà
trường, tác giả thấy tất cả các biện pháp đều được đánh giá cho điểm từ
mức độ cần thiết và khả thi đến mức độ rất cần thiết và rất khả thi. Tuy
nhiên một số biện pháp hiện đang bị CBQL-GVNV coi nhẹ như: “Chỉ đạo
giáo viên thực hiện đúng chương trình GDMN mới. Xây dựng kế hoạch
quản lý việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới và Đẩy mạnh
công tác XHH giáo dục nhằm huy động các nguồn lực trong thực hiện
chương trình GDMN mới”. Trong khi đó, thực tế để việc quản lý thực hiện
chương trình GDMN mới được hiệu quả rất cần CBQL, GVNV nhận thức

và coi trọng vai trò ảnh hưởng của các biện pháp, vì chúng được kết hợp
hài hòa, hỗ trợ cho nhau trong quá trình thực hiện.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1. Đổi mới quản lý giáo dục mầm non phải bắt đầu từ đổi mới quản
lý nhà trường mà đặc trưng là quản lý chương trình giáo dục với những nội
dung cụ thể, đồng thời đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về các khái niệm quản
lý, quản lý giáo dục, quản lý giáo dục mầm non, quản lý nhà trường, quản
lý chương trình giáo dục mầm non.
2. Về thực trạng công tác quản lý thực hiện chương trình giáo dục
mầm non mới ở các trường mầm non trên địa bàn Quận Cầu Giấy thành
22


23

23

phố Hà Nội cho thấy: Các biện pháp quản lý chương trình giáo dục mầm
non mới của Hiệu trưởng thực sự có ảnh hưởng quan trọng đến việc nâng
cao chất lượng chăm sóc giáo dục nuôi dưỡng trẻ trong nhà trường.
3. Luận văn đề xuất 6 biện pháp quản lý thực hiện chương trình giáo
dục mầm non mới trên địa bàn Quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội:
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Phòng GD&ĐT Quận Cầu Giấy
- Thiết lập hệ thống văn bản chỉ đạo đồng bộ, thống nhất về việc quản
lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới trong các trường mầm
non
- Thường xuyên tổ chức các chuyên đề đúc rút kinh nghiệm trong quá
trình tiếp cận với đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục mầm non

mới
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, hỗ trợ các nhà
trường cải thiện môi trường giáo dục mầm non
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình
chăm sóc giáo dục trẻ, đánh giá kết quả CS-GD trẻ theo đúng quy định.
- Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng
2.2. Đối với các trường mầm non trên địa bàn Quận Cầu Giấy
thành phố Hà Nội
- Ban Giám hiệu nhà trường tiếp tục thực hiện đổi mới quản lý giáo
dục nhằm phù hợp với yêu cầu Xã hội
- Làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương
trong việc đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường;

23


24

24

- Chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện
chương trình giáo dục mầm non mới một cách khoa học, toàn diện, phù
hợp với đối tượng trẻ và điều kiện thực tế của Quận Cầu Giấy

24



×