Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ ở trường mầm non lam sơn đô lương nghệ an (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.79 KB, 24 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bác Hồ đã khẳng định rèn luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức
khỏe để xây dựng một xã hội văn minh. Người đã từng nói “Cái quý
nhất của con người là sức khỏe. Các em chịu khó tập thể dục là giữ gìn
cái quý báu nhất của con người”. Chăm sóc sức khỏe thể chất là một bộ
phận quan trong của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật
thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động
Trong giai đoạn hiện nay cùng với sự phát triển đi lên của nền kinh
tế đất nước, điều kiện kinh tế của nhân dân cũng ngày càng phát triển,
đời sống của nhân dân đẫ đầy đủ và sung túc hơn trước đây, việc chăm
sóc sức khẻo và dinh dưỡng cũng theo đó mà đi lên.
Trường mầm non Lam Sơn - Đô Lương - Nghệ An là một trường
thuộc xã miền núi của huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Công tác chăm
sức sức khỏe thể chất ở trường mầm non Lam Sơn về cơ bản là theo quy
định của nhà nước, của ngành, theo chỉ đạo của cấp trên. Tuy nhiên công
tác chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ của nhà trường còn gặp rất nhiều
khó khăn, cần có những bước đi cụ thể giúp cho quá trình dạy học, chăm
sóc trẻ nói chung và công tác chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ nói
riêng đạt được kết quả tốt nhất. Do đó tôi đã mạnh dạn lựa chon đề tài
“Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ ở trường mầm
non Lam Sơn- Đô Lương - Nghệ An” để nghiên cứu nhằm tìm ra các
biện pháp giúp trường mầm non Lam Sơn thực hiện tốt hơn công tác
chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ, giảm thiểu tỷ lệ suy dinh dưỡng ở
trẻ, nuôi dưỡng trẻ đúng khoa học, tạo cơ sở tất nhất cho những bước
phát triển tiếp theo trong cuộc đời của trẻ.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe thể
chất cho trẻ và công tác quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất


cho trẻ ở trường mầm non Lam Sơn - Đô Lương - Nghệ An. Đề xuất
một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ
ở trường mầm non Lam Sơn - Đô Lương - Nghệ An nhằm giảm tỷ lệ trẻ


2

suy dinh dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
trên địa bàn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý các hoạt động chăm sóc sức
khỏe thể chất cho trẻ mầm non.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý các hoạt động chăm sóc
sức khỏe thể chất cho trẻ ở trường mầm non Lam Sơn - Đô Lương Nghệ An
- Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ ở trường mầm non Lam Sơn Đô Lương - Nghệ An.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động chăm
sóc sức khỏe thể chất cho trẻ từ 03 đến 06 tuổi ở trường mầm non Lam
Sơn - Đô Lương - Nghệ An
Các số liệu minh họa thể hiện kết quả chăm sóc sức khỏe thể chất
cho trẻ tại trường mầm non Lam Sơn - Đô Lương - Nghệ An trong 03
năm học: 2013-2014; 2014-2015; 2015-2016
4.2. Giới hạn về đối tượng khảo sát
Đề tài tập trung khảo sát các đối tượng là những người có liện
quan đến nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ ở trường mầm
non Lam Sơn - Đô Lương - Nghệ An. Bao gồm: 2 cán bộ quản lý; 20
giáo viên, nhân viên; 100 cha mẹ trẻ.
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

5.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động chăm sóc trẻ trong trường mầm non
của hiệu trưởng.
5.2. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất
cho trẻ trong trường mầm non Lam Sơn - Đô Lương - Nghệ An.


3

6. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài tác giả sử dụng kết hợp một số phương pháp
nghiên cứu sau:
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu tài liệu, phân
tích, so sánh, khái quát hóa, đánh giá, tổng hợp các thông tin, tư liệu để
xác định cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của vấn đề nghiên cứu:
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:- Phương pháp điều tra,
khảo sát bằng phiếu thăm dò ý kiến; - Phương pháp phỏng vấn; phương pháp tổng kết kinh nghiệm;- Phương pháp chuyên gia;- Phương
pháp quan sát, nghiên cứu hồ sơ quản lý.
6.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ: Phương pháp thống kê: sử
dụng các công thức toán để thống kê, xử lý số liệu đã thu được.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý các hoạt động chăm sóc
sức khỏe thể chất cho trẻ. Đồng thời triển khai các biện pháp đưa ra một
cách đồng bộ, phối hợp thì sẽ giúp cho việc quản lý các hoạt động chăm
sóc sức khỏe thể chất cho trẻ ở trường mầm non Lam Sơn đạt kết quả
cao, đáp ứng được yêu cầu của xã hội và mục tiêu của ngành giáo dục
huyện nhà.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và

phụ lục luận văn gồm các nội dung chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe
thể chất cho trẻ trong trường mầm non.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe thể
chất cho trẻ trong trường mầm non Lam Sơn.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe thể
chất cho trẻ trong trường mầm non Lam Sơn.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE THỂ CHẤT
CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước
1.2. Một số khái niện cơ bản
1.2.1. Quản lý
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới
đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Bản chất của quản lý là
dạng hoạt động xã hội bắt nguồn từ tổ chức cộng đồng, tính lao động tập
thể dựa trên sự phân công hợp tác giữa các cá thể, các nhóm người với
nhau. Ở đâu có lao động chung, nhóm, tập thể thì ở đó có lao động quản
lý.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Khái niệm quản lý giáo dục có thể hiểu theo hai cấp độ: cấp độ hệ
thống và cấp độ trường học.
- Ở cấp độ hệ thống có thể hiểu: QLGD là những tác động có hệ

thống, có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau
đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo cho hệ
thống giáo dục vận hành bình thường và liên tục phát triển, mở rộng cả
về số lượng cũng như chất lượng.
- Ở cấp độ trường học: QLGD là hệ thống tác động có chủ đích, có
kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản đến nhân viên, học sinh, cha mẹ
học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực
hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục.
1.2.3. Quản lý trường mầm non
Quản lý trường mầm non là hệ thống những tác động có mục đích,
có kế hoạch, hợp quy luật của hiệu trưởng đến tập thể cán bộ giáo viên,
nhân viên và các lực lượng khác nhằm làm cho nhà trường vận hành
theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng và Nhà nước, thực hiện có


5

hiệu quả mục tiêu giáo dục mầm non trên cơ sở huy động và sử dụng các
nguồn lực vật chất và tinh thần của nhà trường, gia đình và xã hội.
1.2.4. Sức khỏe, sức khỏe thể chất, sức khỏe thể chất trẻ mầm non
Sức khỏe thể chất trẻ mầm non là trạng thái thoải mái, đầy đủ về
thể lực và tinh thần của trẻ trong độ tuổi mầm non nhằm giúp trẻ thực
hiện tốt các hoạt động giáo dục, luyện tập, vui chơi ở trường mầm non
và sở nhà.
1.2.5. Chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ mầm non
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non là hoạt động bao gồm các tác
động liên quan đến chăm sóc sức khỏe và thể lực cho trẻ: Chăm sóc dinh
dưỡng, chăm sóc giấc ngủ, chăm sóc vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và đảm
bảo an toàn.Bên cạnh đó chăm sóc sức khỏe thể chất của trẻ cũng thực
hiện việc chăm sóc sự phát triển vận động cho trẻ.

1.2.6. Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ ở trường
mầm non
Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ ở trường
mầm non là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật
của cán bộ quản lý nhà trường đến cán bộ, giáo viên, nhân viên để nâng
cao hiệu quả hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ trong nhà
trường nhằm đạt được mục tiêu phát triển sức khỏe thể chất của trẻ theo
chương trình giáo dục mà nhà trường đã đề ra.
1.3. Hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ ở trường mầm non
1.3.1. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ
Chăm sóc dinh dưỡng bao gồm những yếu tố sau:- Lựa chọn thức
ăn; - Định mức thức ăn; Cách cho trẻ ăn;- An toàn vệ sinh trong các
khâu chế biến, bảo quản.
Chăm sóc dinh dưỡng cần phải phù hợp với đặc diểm phát triển
sinh lý của cơ thể trẻ và đăc điểm cơ thể trẻ theo từng lứa tuổi, đặc biệt
là đối với hệ tiêu hóa.
1.3.2. Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ
- Chuẩn bị trước khi ngủ: Trước khi ngủ, cô nhắc nhở trẻ đi vệ sinh.
Hướng dẫn trẻ tự lấy gối, chăn…


6

- Trong khi ngủ: Trong thời gian trẻ ngủ cô phải thường xuyên có
mặt để theo dõi lúc trẻ ngủ, sửa lại tư thế để trẻ ngủ thoải mái, không để
trẻ chúi mặt vào gối hoặc trùm chăn kín.
- Sau khi ngủ dậy: Do nhu cầu ngủ của mỗi trẻ cũng khác nhau nên
đến cuối thời gian ngủ, nếu có trẻ còn ngủ thì không được trẻ đánh thức
trẻ dậy đồng loạt.
1.3.3. Chăm sóc vệ sinh cho trẻ

* Đối với công tác vệ sinh cá nhân cho trẻ: Trang bị đầy đủ đồ
dùng cá nhân cho trẻ như: khăn mặt, ca, cốc, xà phòng…. đảm bảo đủ
cho mỗi trẻ trong một lớp; Thường xuyên rửa tay. Rèn luyện để trẻ biết
tự rửa tay khi bẩn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; Quần áo sạch sẽ,
hợp thời tiết, hợp vệ sinh; Không để trẻ đi chân đất trên nền nhà bẩn, bụi
đất, ẩm ướt; Rèn luyện để trẻ biết giữ vệ sinh chung, không bôi bẩn lên
tường, không khạc nhổ bừa bãi và biết bỏ rác vào thùng; Rèn luyện để
trẻ có thói quen vệ sinh trong ăn uống, vệ sinh cá nhân
* Đối với công tác vệ sinh môi trường:
- Phòng học, nơi sinh hoạt của trẻ cần: Ðủ rộng; Ðảm bảo ánh sáng,
thoáng mát, tránh gió lùa; Ðồ dùng thiết bị phục vụ trẻ hợp vệ sinh, đảm
bảo an toàn, được sử dụng và bảo quản tốt; Ðảm bảo đủ nước sạch cho
trẻ dùng, đủ nước chín cho trẻ uống; Thùng rác có nắp đậy, hệ thống
thoát nước thải được xử lí tốt; Lớp, phòng sinh hoạt sạch sẽ không có
mùi hôi khai, ẩm thấp; Thực hiện đầy đủ lịch vệ sinh hàng ngày, hàng
tuần, hàng tháng; Giặt chiếu, áo gối, phơi chăn màn; Rửa đồ chơi; Quét
mạng nhện, lau cửa
1.3.4. Theo dõi sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ
- Công tác theo dõi sức khoẻ của trẻ:
+ Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ; cân đo, chấm biểu đồ theo dõi
sức khỏe trẻ; theo dõi tình trạng suy dinh dưỡng và thừa cân ở trẻ.
+ Hàng ngày theo dõi sức khoẻ của trẻ từ khi trẻ đến lớp đến khi
trả trẻ.


7

+ Kiểm tra sổ nhật ký hàng ngày theo dõi sức khoẻ của trẻ ở các lớp.
+ Trang bị cấp cứu - Tủ thuốc của trường.
+ Đầu năm và cuối năm đều tổ chức khám sức khoẻ cho trẻ.

- Công tác phòng bệnh cho trẻ
Phòng chống dịch bệnh thường găp ở trẻ; vệ sinh trường lớp, phun
thuốc muỗi định kỳ, nhắc nhở phụ huynh tiêm vắc xin cho trẻ và giáo
viên phải trao đổi, tuyên truyền với phụ huynh về việc chăm sóc sức
khỏe và phòng bệnh cho trẻ.
1.3.5. Chăm sóc an toàn cho trẻ
- Đáp ứng nhu cầu vệ sinh tối thiểu, thực phẩm dinh dưỡng an toàn,
nước sạch, không khí trong sạch.
- Tạo cho trẻ cảm giác an tâm, an toàn, không có những nguy hiểm
đe dọa (kể cả nguồn gây ô nhiễm và bạo lực).
- Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phải được bảo dưỡng thường
xuyên để đảm bảo sự an toàn, thẩm mĩ và sạch sẽ.
- Trang thiết bị ngoài trời phải đảm bảo an toàn và có tác dụng
khích thích trẻ phát triển về các vận động khác nhau.
1.3.6. Chăm sóc sự phát triển vận động cho trẻ
Các hình thức vận động phát triển thể chất cho trẻ; Tập thể dục
buổi sáng và bài tập phát triển chung:
+ Trẻ 18 đến 36 tháng tuổi: Mỗi bài tập có 04 đến 05 động tác
được sắp xếp theo thứ tự: động tác thở - động tác phát triển cơ tay, bả
vai - động tác phát triển cơ lung, bụng - động tác phát triển cơ chân.
+ Trẻ mẫu giáo: Động tác hô hấp - động tác phát triển cơ tay và bả
vai - các động tác phát triển cơ lung, bung rồi đến các động tác phát triển
cơ chân. Một bài tập bao giờ cũng có đầy đủ các động tác trên để tác
động phát triển toàn diện cơ thể.


8

1.4. Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ ở trường
mầm non.

1.4.1. Quản lý hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ
- Lập kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ:
- Tổ chức, chỉ đạo việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ:
- Kiểm tra đánh gia hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ:
1.4.2. Quản lý hoạt động chăm sóc giấc ngủ cho trẻ
- Lập kế hoạch chăm sóc giấc ngủ cho trẻ:
- Tổ chức, chỉ đạo việc chăm sóc giấc ngủ cho trẻ
- Kiểm tra việc chăm sóc giấc ngủ cho trẻ.
1.4.3. Quản lý hoạt động chăm sóc vệ sinh cho trẻ
- Lập kế hoạch chăm sóc vệ sinh
- Tổ chức, chỉ đạo việc chăm sóc vệ sinh
- Kiểm tra đánh giá công tác chăm sóc vệ sinh
1.4.4. Quản lý hoạt động theo dõi sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ
- Lập kế hoạch theo dõi sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ
- Tổ chức, chỉ đạo công tác theo dõi sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ
- Kiểm tra, đánh giá công tác theo dõi sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ
1.4.5. Quản lý hoạt động chăm sóc an toàn cho trẻ
- Lập kế hoạch chăm sóc an toàn cho trẻ
- Tổ chức, chỉ đạo hoạt động chăm sóc an toàn cho trẻ.
- Kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc an toàn cho trẻ.
1.4.6. Quản lý hoạt động chăm sóc sự phát triển vận động cho trẻ
- Lập kế hoạch phát triển sự vận động cho trẻ
- Tổ chức, chỉ đạo hoạt động chăm sóc sự phát triển vận động cho trẻ.
- Kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc sự phát triển vận độn cho trẻ.
1.4.7. Quản lý đội ngũ giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ chăm
sóc sức khỏe thể chất cho trẻ.
Hiệu trưởng quản lý hoạt động của giáo viên, nhân viên thông qua
sự phân cấp quản lý cho hiệu phó, cho các tổ chuyên môn và tổ chủ



9

nhiệm. Tuy nhiên để đảm bảo tính nghiêm minh và tính nhất quán trong
chăm sóc trẻ nói chung và trong công tác đổi mới chăm sóc nói riêng,
trong nhiều trường hợp hiệu trưởng cần phổ biến và tác động trực tiếp
tới từng giáo viên, nhân viên về những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất
1.4.8. Xây dựng và quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho
hoạt động chăm sóc trẻ
Cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường mầm non là thành phần
không thể thiếu được trong qua trình chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ.
Đối với trường mầm non cơ sở vật chất và trang thiết bị rất phong phú.
Nếu nhà trường có hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị tương đối đồng đều,
đầy đủ và khoa học…thì sẽ giúp cho công tác chăm sóc sức khỏe thể
chất cho trẻ được thuận lợi hơn và làm cho chất lượng chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ được cải thiện
1.4.9. Phối hợp với các lực lượng trong hoạt động chăm sóc sức khỏe
thể chất cho trẻ
- Phối hợp giữa các bộ phận, tổ chuyên môn trong nhà trường
- Phối hợp hợp gia đình trẻ
- Phối hợp với chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể,
các cấp quản lý.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe
thể chất cho trẻ mầm non
1.5.1. Các yếu tố chủ quan
- Thứ nhất, đó là năng lực và phẩm chất của cán bộ quản lý trong
công tác quản lý trường mầm non
- Thứ hai, là năng lực và phẩm chất của giáo viên, nhân viên trong
nhà trường.
1.5.2. Các yếu tố khách quan
- Thứ nhất là nhận thức của các cấp lãnh đạo và xã hội về vai trò

của việc chăm sóc sức khỏe thể chất của trẻ mầm non


10

- Thứ hai là điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương nơi trường
đóng.
- Thứ ba là điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ cho hoạt
động chăm sóc sức khỏe thể chất trong các trường mầm.
- Thứ tư là vấn đề các bệnh dịch hay lây nhiễm trong trường mầm
non.
- Thứ năm là các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tiểu kết chương 1
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc
sức khỏe thể chất cho trẻ trong trường mầm non, tìm hiểu lịch sử nghiên
cứu của vấn đề, tác giả đã tìm hiểu một số khái niện cơ bản của vấn đề
đồng thời tác giả đã tìm hiểu nội dung các hoạt động chăm sóc sức khỏe
thể chất cho trẻ và công tác quản lý các hoạt động đó của hiệu trưởng
các trường mầm non. Dựa vào cơ sở lý luận đã tìm hiểu ở trên, tác giả sẽ
đi sâu vào khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc
sức khỏe thể chất cho trẻ ở trường mâm non Lam Sơn, xã Lam Sơn,
huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
CHĂM SÓC SỨC KHỎE THỂ CHẤT CHO TRẺ
TRONG TRƯỜNG MẦM NON LAM SƠN
2.1. Khái quát về hoạt động khảo sát
- Địa bàn tiến hành khảo sát: Trường mầm non Lam Sơn, xã Lam
Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
- Cách thức tiến hành điều tra, khảo sát:

+ Nghiên cứu báo cáo tổng kết 03 năm học gần đây: Năm học
2013-2014; 2014-2015 và 2015-2016.
+ Tiến hành khảo sát 22 cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà
trường và 100 phụ huynh dưới dạng phiếu hỏi.


11

2.2. Giới thiệu khái quát về trường mầm non Lam Sơn, xã Lam Sơn,
huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An
2.2.1. Vài nét về tình hình kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương
2.2.2. Khái quát về trường mầm non Lam Sơn
Trường mầm non Lam Sơn được thành lập từ năm 1965.
Với sự tập trung chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền địa phương và
sự cố gắng của nhà trường xây dựng cơ sở vật chất ngày càng khang
trang.
2.2.3. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động chăm sóc trẻ
Bảng 2.2. Đánh giá mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất trong việc
phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ ở trường mầm
non Lam Sơn
Cơ sở vật chất việc phục vụ
TT công tác chăm sóc sức khỏe thể
chất cho trẻ
1
2
3
4
5
6


Diện tích khuôn viên trường và
sân chơi
Diện tích các phòng học, phòng
chức năng
Bếp ăn và dụng cụ chế biến thức
ăn
Khu vệ sinh dành cho trẻ
Thiết bị, đồ chơi, đồ dùng cá nhân
phục vụ cho công tác chăm sóc
sức khỏe thể chất của trẻ
Hệ thống cung cấp nước và hệ
thống cống rãnh thoát nước

Rất tốt
SL

%

Mức độ đáp ứng
Trung
Tốt
bình
SL % SL %

Chưa
đáp ứng
SL %

12 54.5


8

36.4

2

9.1

0

0

0

0

9

40.9 11

50

2

9.1

0

0


8

36.4 14 63.6

0

0

0

0

7

31.8 13 59.1

2

9.1

0

0

2

9.1

14 63.6


6

27.3

18.2 14 63.6

3 13.7

1

4

4.5

Như vậy qua bảng số liệu cho ta thấy: Nhìn chung cơ sở vật chất
phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ trong trường
mầm non Lam Sơn được các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà
trường đánh giá ở mức trung bình và tốt (từ 31.8% đến 81.8%).
2.2.4. Thực trạng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên thực hiện công
tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
* Về cơ cấu đội ngũ
Nhà trường có đủ số lượng giáo viên theo quy định tại thông tư số
06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 10 tháng 3 năm 2015 của Bộ


12

GD&ĐT và Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và
định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non
công lập.

* Trình độ đào tạo và thâm niên công tác
Đa số CB, GV, NV trường mầm non Lam Sơn là những người có
kinh nghiệm công tác trong trường mầm non, đồng thời 100% CB, GV,
NV trong nhà trường đếu đạt chuẩn đào tạo trở lên.
* Về tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng
Cán bộ quản lý trường mầm non Lam Sơn đã thực hiện tốt việc
tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên. Số lượng giáo viên, nhân
viên đã đáp ứng được nhu cầu trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
của nhà trường, chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên ngày càng được
nâng cao.
2.3. Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ mầm
non ở trường mầm non Lam Sơn
2.3.1. Thực trạng sức khỏe thể chất của trẻ ở trường mầm non Lam
Sơn
Hằng năm nhà trường tiến hành khám sức khỏe cho trẻ vào hai đợt
trong năm: đợt 1 vào tháng 9 và đợt 2 vào tháng 3 hàng. Bảng 2.6. thể
hiện kết quả khám sức khỏe của trẻ trong năm học 2015 - 2016 của
trường mầm non Lam Sơn
Qua kết quả khám sức khỏe của trẻ chúng ta thấy rừng tỷ lệ trẻ
mắc các bệnh về mắt, tai mũi họng, răng, da, giun chiếm số lượng lớn và
có nhiều trẻ mắc nhiều bệnh cùng một lúc.
2.3.2. Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ trong
trường mầm non Lam Sơn
2.3.2.1. Thực trạng hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ
2.3.2.2. Thực trạng hoạt động chăm sóc giấc ngủ cho trẻ
2.3.2.3. Thực trạng hoạt động chăm sóc vệ sinh cho trẻ
2.3.2.4. Thực trạng công tác theo dõi sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ
2.3.2.5. Thực trạng hoạt động chăm sóc an toàn cho trẻ
2.3.2.6. Thực trạng hoạt động chăm sóc sự phát triển vận động cho trẻ
2.3.2.7. Đánh giá chung các hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho

trẻ


13

Bảng 2.15. Đánh giá chung về hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất
cho trẻ ở trường mầm non Lam Sơn
TT

1
2
3
4
5
6

Hoạt động
chăm sóc sức Đối tượng
khỏe thể chất khảo sát
cho trẻ
Chăm sóc dinh CB GV NV
dưỡng cho trẻ
CMHS
Chăm sóc giấc CB GV NV
ngủ cho trẻ
CMHS
Chăm sóc vệ CB GV NV
sinh cho trẻ
CMHS
Theo dõi sức CB GV NV

khỏe và phòng
CMHS
bệnh cho trẻ
Chăm sóc an CB GV NV
toàn cho trẻ
CMHS
Chăm sóc sự CB GV NV
phát triển vận
CMHS
động cho trẻ

Kết quả thực hiện
Khá
TB

Tốt

SL % SL

SL

%

SL

%

14 63.6 8 36.4 0
49 49 25 25 26
16 72.7 5 22.7 1

30 30 60 60 7
15 68.2 6 27.3 1
27 27 58 58 13

0
26
4.5
7
4.5
13

0
0
0
3
0
2

0
0
0
3
0
2

11

13.6

0


0

20 20 36 36 34 34 10
17 77.3 5 22.7 0
0
0
52 52 39 39 9
9
0
5 22.7 10 45.5 7 31.8 0

10
0
0
0

21

2

50

8

21

47

%


Yếu

36.4

47

3

30

30

2

Qua số liệu ở bảng 2.15 cho ta thấy, hầu hết các hoạt động chăm
sóc sức khỏe thể chất cho trẻ ở trường mầm non Lam Sơn đếu được CB,
GV, NV và cha mẹ học sinh đánh giá khá cao, kết quả thực hiện chủ yếu
được đánh giá ở mức khá và tốt.
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho
trẻ trong trường mầm non Lam Sơn
2.4.1. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ
Bảng 2.16. Đánh giá công tác quản lý hoạt động chăm sóc
dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non Lam Sơn
Công tác quản lý hoạt
TT động chăm sóc dinh
dưỡng cho trẻ
Lập kế hoạch chăm sóc
1
dinh dưỡng cho trẻ

Tổ chức các hoạt động
2 chăm sóc dinh dưỡng
cho trẻ

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

TX KTX KTH Tốt Khá TB Yếu
SL 16
6
% 72.7 27.3
SL 22
0

0
0
0

15
5
68.3 22.7
17
5

2
9
0

0

0
0

%

0

77.3 22.7

0

0

100

0


14

Công tác quản lý hoạt
TT động chăm sóc dinh
dưỡng cho trẻ
Chỉ đạo thực hiện cá
3 hoạt động chăm sóc
dinh dưỡng cho trẻ
Kiểm tra, đánh giá các
4 hoạt động chăm sóc
dinh dưỡng cho trẻ


Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

TX KTX KTH Tốt Khá TB Yếu
SL

20

2

0

%

91

9

0

SL

15

7

0

% 68.3 31.7


0

13

9

59.1 40.9
15

6

0

0

0

0

1

0

68.3 27.2 4.5

0

Qua số liệu ở bảng 2.16. cho ta thấy, ban giám hiệu trường mầm
non Lam Sơn đã rất chú ý đến việc quản lý hoạt động chăm sóc dinh

dưỡng cho trẻ của GV, NV trong nhà trường và thực hiện các chức năng
quản lý khá tốt.
2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc giấc ngủ cho trẻ
Các chức năng của quản lý đã được hiệu ban giám hiệu nhà trường
thực hiện đối với hoạt động chăm sóc giấc ngủ cho trẻ, tuy nhiên so với
việc quản lý hoạt động chăm sóc dinh dưỡng thì hoạt động chăm sóc
giấc ngủ chưa được thực hiện với mức độ thường xuyên và kết quả thực
hiện chưa cao.
2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc vệ sinh cho trẻ
Bảng 2.18. Đánh giá công tác quản lý hoạt động chăm sóc vệ sinh
cho trẻ ở trường mầm non Lam Sơn
Công tác quản lý hoạt
TT động chăm sóc vệ sinh
cho trẻ

Lập kế hoạch chăm sóc
vệ sinh cho trẻ
Tổ chức thực hiện các
2 hoạt động chăm sóc vệ
sinh cho trẻ
Chỉ đạo thực hiện các
3 hoạt động chăm sóc vệ
sinh cho trẻ
Kiểm tra đánh giá hoạt
4 động chăm sóc vệ sinh
cho trẻ
1

Mức độ thực hiện


Kết quả thực hiện

TX KTX KTH Tốt Khá TB

SL 10
12
% 45.5 54.5

0
0

SL

0

19

3

9
10
3
40.9 45.5 13.6
17

5

0
0


0

0

0

0

% 86.4 13.6

0

SL

0

10

11

1

0

% 68.2 31.8

0

45.5


50

4.5

0

SL

0

9

11

2

0

0

40.9

50

9

0

15


9

7

13

% 40.9 59.1

77.3 22.7

Yếu


15

Qua số liệu ở bảng 2.18. cho ta thấy, nhìn chung công tác quản lý
hoạt động chăm sóc vệ sinh ở trường mầm non Lam Sơn được hiệu
trưởng nhà trường qua tâm thực hiện và kết quả thực hiện được đánh giá
khá tốt
2.4.4. Thực trạng quản lý hoạt động theo dõi sức khỏe và phòng bệnh
cho trẻ
Bảng 2.19. Đánh giá công tác quản lý hoạt động theo dõi sức khỏe và
phòng bệnh cho trẻ ở trường mầm non Lam Sơn
Công tác quản lý hoạt
TT động theo dõi sức khỏe
và phòng bệnh cho trẻ

1

2


3

4

Lập kế hoạch theo dõi
sức khỏe và phòng bệnh
cho trẻ
Tổ chức các hoạt động
theo dõi sức khỏe và
phòng bệnh cho trẻ
Chỉ đạo thực hiện các
hoạt động theo dõi sức
khỏe và phòng bệnh cho
trẻ
Kiểm tra, đánh giá các
hoạt động theo dõi sức
khỏe và phòng bệnh cho
trẻ

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

TX KTX KTH Tốt Khá TB

SL

15


7

0

10

12

Yếu

0

0

% 68.2 31.8
SL 14
8

0
0

45.5 54.4
13
9

0
0

0
0


% 63.6 36.4

0

59.1 40.9

0

0

SL

0

11

11

0

0

% 77.3 22.7

0

50

50


0

0

SL

0

10

12

0

0

0

0

17

16

5

6

% 72.7 27.3


0

45.5 54.5

Qua số liệu ở bảng 2.19. ta có thể thấy rằng công tác quản lý hoạt
động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ luôn được ban giám hiệu
trường mầm non Lam Sơn quan tâm và thực hiện chu đáo
2.4.5. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc an toàn cho trẻ
Bảng 2.20. Đánh giá công tác quản lý hoạt động chăm sóc an toàn
cho trẻ ở trường mầm non Lam Sơn
Công tác quản lý hoạt
Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện
TT động chăm sóc an toàn
TX KTX KTH Tốt Khá TB Yếu
cho trẻ
Lập kế hoạch chăm sóc SL 3
15
4
3
10
7
2
1
an toàn cho trẻ
% 13.6 68.2 18.2 13.6 45.5 31.8 9.1


16


TT
2
3

4

Công tác quản lý hoạt
động chăm sóc an toàn
cho trẻ
Tổ chức các hoạt động
chăm sóc an toàn cho trẻ
Chỉ đạo thực hiện các
hoạt động chăm sóc an
toàn cho trẻ
Kiểm tra đánh giá các
hoạt động chăm sóc an
toàn cho trẻ

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

TX KTX KTH Tốt Khá TB Yếu
SL 4
13
5
4
9
6
3

% 18.2 59.1 22.7 18.2 40.9 27.3 13.6
SL 7
10
5
5
10
4
3
% 31.8 45.5 22.7 22.7 45.5 18.2 13.6
SL

5

14

3

4

8

6

4

% 22.7 63.6 13.6 18.2 36.3 27.3 18.2

Qua số liệu ở bảng 2.20. cho ta thấy, công tác lập kế hoạch chăm
sóc an toàn cho trẻ được đánh giá thấp khi có tới 18.2% ý kiến cho rằng
việc này không được thực hiện. Công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt

động chăm sóc an toàn cho trẻ cũng được đánh giá không cao quy định,
đảm bảo an toàn tuyết đối cho trẻ khi ở trường.
2.4.6. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc sự phát triển vận động
cho trẻ.
Chăm sóc sự phát triển vận động cho trẻ là một nội dung giáo dục
tương đối mới, ban giám hiệu trường mầm non Lam Sơn tuy đã cố gắng
để quản lý tốt hoạt động ngày nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi
dưỡng nhưng qua số liệu ở bảng 2.21. cho ta thấy rằng các chức năng
của công tác quản lý chưa được đánh giá cao.
2.4.7. Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên, nhân viên thực hiện
nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ.
Qua quan sát thực tế cũng như trao đổi với các giáo viên, nhân
viên trong trường mầm non Lam Sơn, tôi thấy rằng ban giám hiệu nhà
trường đã chú trọng thực hiện công tác tham mưu với cấp trên nhằm
tuyển dụng đúng, đủ số lượng giáo viên, nhân viên phục vụ cho công tác
chăm sóc sức khỏa thể chất cho trẻ của nhà trường. Công tác phân công,
sử dụng giáo viên, nhân viên trong trường mầm non Lam Sơn được CB,
GV, NV nhà trường đánh giá khá cao.


17

2.4.8. Thực trạng xây dựng và quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị
phục vụ cho hoạt động chăm sóc trẻ
Nhà trường có hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị tương đối đồng đều,
đầy đủ và khoa học…thì sẽ giúp cho công tác chăm sóc sức khỏe thể
chất cho trẻ được thuận lợi hơn và làm cho chất lượng chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ được cải thiện
2.4.9. Thực trạng phối hợp với các lực lượng trong hoạt động chăm
sóc sức khỏe thể chất cho trẻ

Trường mầm non Lam Sơn cũng đã phối hợp nhằm thực hiện tốt
công tác chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ bao gồm: Các cấp chỉ đạo
chuyên môn, trực tiếp là Phòng GD&ĐT huyện Đô Lương; Cấp ủy
Đảng chính quyền địa phương; Trung tâm y tế địa phương; Ban dân số gia đình và trẻ em; Hội phụ nữ, đoàn thanh niên…và đặc biệt là cha mẹ
học sinh.
2.5. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc sức
khỏe thể chất cho trẻ tại trường mầm non Lam Sơn
2.5.1. Những điểm mạnh
Ban giám hiệu nhà trường luôn chú trọng đến công tác chăm sóc
sức khỏe thể chất cho trẻ.
Đội ngũ cán bộ quản lý của trường mầm non Lam Sơn có đủ năng
lực và kinh nghiêm để chỉ đạo, quản lý, tổ chức, triển khai và đánh giá
các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
Ban giám hiệu nhà trường đã luôn quan tâm đến việc phân công
lao động và bố trí công việc phù hợp với điều kiện của nhà trường, phù
hợp với năng lực, thế mạnh của mỗi người, phát huy tốt hiệu quả lao
động của giáo viên, nhân viên.
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến việc đào tạo, nâng
cao trình độ chuyên môn, phấm chất năng lực cho giáo viên, nhân viên.
2.5.2. Những tồn tại
Vấn đề về nâng cao nhận thức, tinh thần, trách nhiệm cho đội ngũ
giáo viên nhân viên về việc chăm sóc trẻ nói chung và đặc biệt là về vai


18

trò, tầm quan trọng của việc đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm đối với sự phát triển thể chất của trẻ nói riêng chưa được thực hiện.
Việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức trong việc chăm sóc sức
khỏe thể chất cho trẻ theo khoa học còn chưa được thực hiện, chưa có kế

hoạch và các nội dung triển khai cụ thể.
Trong quá trình kiểm tra, đặc biệt là việc kiểm tra, giám sát đội
ngũ nhân viên nhà còn mang tính cảm tính, nể nang, còn thiên về hình
thức nhắc nhở, đôn đốc, rút kinh nghiệm, chưa thực hiện triệt để kết quả
kiểm tra để xếp loại thi đua.
Ban giám hiệu nhà trường chưa quan tâm và chỉ đạo họat động này
để tang cường và đảm bảo tính khoa học và phù hợp với trẻ.
Chưa có kế hoạch phối hợp với gia đình trẻ trong công tác cân đo,
khám sức khỏe định kỳ, nhiều gia đình không biết lịch cân đo và khám
sức khỏe định kỳ của trẻ ở trường.
Các hoạt động phòng chống tai nạn thương tích chủ yếu là giáo
viên chú ý theo dõi trẻ ở trường mà chưa có các kế hoạch cũng như biện
pháp để phối hợp với cộng đồng xã hội trong việc đảm bảo an toàn,
phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở nhà và trong các dịp nghỉ hè.
Ngoài các nguồn kinh phí của nhà nước, của ngành thì nhà trường
vẫn không có nguồn thu nào đáng kể để phục vụ cho hoạt động chăm
sóc sức khỏe thể chất của trẻ.
Tiểu kết chương 2
Dựa trên cơ sở lý luận về biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc
sức khỏe thể chất cho trẻ mầm non. Trong chương 2, tác giả đã đi sâu
nghiên cứu thực trạng các hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất và thực
trạng quản lý các hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ tại
trường mầm non Lam Sơn - Đô lương - Nghệ An qua đó đưa ra được
thực trạng các nội dung trên với số liệu xác thực. Từ những hạn chế, tác
giả đã đề xuất một số biện pháp trong chương 3 để khắc phục và làm tốt
hơn các hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ tại trường mầm
non Lam Sơn.


19


Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
CHĂM SÓC SỨC KHỎE THỂ CHẤT CHO TRẺ
Ở TRƯỜNG MẦM NON LAM SƠN
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất
cho trẻ ở trường mầm non Lam Sơn
3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm cho đội
ngũ giáo viên, nhân viên về vai trò, tầm quan trọng của việc đảm bảo
dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sự phát triển sức
khỏe thể chất của trẻ.
Nhận thức đúng đắn và đầy đủ về ý nghĩa, về những nội dung,
trách nhiệm của bản thân trong công tác chăm sóc trẻ nói chung và về
vai trò, tầm quan trọng của việc đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn
thực phẩm đối với sự phát triển sức khỏe thể chất của trẻ nói riêng. Từ
đó sẽ tạo ra ý thức tinh thần tự giác, tích cực, chủ động của giáo viên,
nhân viên khi trực tiếp thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Tăng
cường các nội dung giáo dục, tuyên truyền thông tin là chuyển biến
mạnh mẽ nhận thức của giáo viên, nhân viên về vai trò, trách nhiện của
mình
3.2.2. Biện pháp 2: Tuyên truyền, phổ biến kiến thức chăm sóc sức
khỏe thể chất của trẻ theo khoa học cho giáo viên, nhân viên và các
bậc phụ huynh.
- Tuyên truyền về nội dung chương trình giáo dục mầm non mới
của trẻ tại trường nhằm tạo sự liên kết, thống nhất giữa nhà trường và
cha mẹ học sinh về nội dung, phương pháp chăm sóc sức khỏe thể chất
cho trẻ ở lớp học cũng như ở gia đình.
- Tuyên truyền các nội dung về giáo dục lễ giáo, giáo dục môi trường,
giáo dục an toàn giao thông, các bộ chuẩn về sự phát triển của trẻ.



20

- Tuyên truyền những kiến thức về nuôi con khoa học
- Tham gia tổ chức khám sức khỏe, theo dõi sức khỏe của trẻ theo
lịch và các hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ,
có kế hoạch và biện pháp chăm sóc đối với trẻ suy dinh dưỡng và trẻ có
khiếm khuyết.
- Mời các bậc phụ huynh đến trường xem tổ nuôi dưỡng chế biến
món ăn, tổ chức bữa ăn cho trẻ, phân tích cho phụ huynh biết thức ăn chế
biến phải đảm bảo an toàn thực phẩm, phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ.
3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường kiểm tra giám sát đội ngũ nhân viên
nhà bếp trong việc thu mua nguyên vật liệu, chế biến và chia khẩu
phần ăn cho trẻ đảm bảo đúng tiêu chuẩn và vệ sinh an toàn thực
phẩm.
- Kiểm tra và so sánh, đối chiếu thực đơn trong ngày và các
nguyên liệu được mua để chế biến có phù hợp hay không, các nguên liệu
chế biến có đảm bảo sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Kiểm tra việc xây dựng khẩu phần ăn có hợp lý và đảm bảo tiêu
chuẩn theo quy định hay không
- Kiểm tra thực đơn, việc lên thực đơn thay đổi bữa chính theo tuần,
tháng, mùa, chon thực phẩm có sẵn ở địa phương.
- Kiểm tra quá trình chế biến thực phẩm và công tác đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm.
3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo đội ngũ giáo viên, nhân viên quản lý khoa
học giờ ăn, giờ ngủ của trẻ.
- Hiệu trưởng nhà trường với vai trò là người quản lý, sẽ chỉ đạo
giáo viên, nhân viên thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm cụ của mình khi tổ
chức cho trẻ ăn, ngủ. Để đảm bảo trẻ được ăn đúng gời, ngủ đúng giờ.

- Hiệu trưởng cần giám sát việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ.: Chỉ
đạo, nhắc nhở giáo viên trước bữa ăn nên cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay, lau
mặt, mặc yếm (hoặc khăn ăn); Chỉ đạo việc chuẩn bị thức ăn: cơm mềm,
thức ăn giàu đạm, canh; Chỉ đạo hoạt động bày bàn ăn cho trẻ của giáo


21

viên: tô cơm và thức ăn mặn, tô canh và ly nước, muỗng, khăn ẩm, đĩa
đựng thức ăn bỏ đi.
- Chuẩn bị trước khi ngủ; - Trong khi ngủ; - Sau khi ngủ dậy
3.2.5. Biện pháp 5: Có kế hoạch chủ động phối hợp với trạm y tế xã và
cha mẹ trẻ trong công tác tiêm phòng định kỳ và cân đo các chỉ số
chiều cao, cân nặng của trẻ.
- Hiệu trưởng nhà trường lập kế hoạch cụ thể về việc tổ chức khám
sức khỏe cho trẻ với các nội dung: Ngày tiến hành khám sức khỏe, số
lượng trẻ được khám, các nội dung khám, mực tiêu cần đạt của buổi
khám sức khỏe…đồng thời chuẩn bị đầy đủ sổ khám bệnh và hồ sơ quản
lý, theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ.
- Tuyên truyền cụ thể lịch tiêm phòng định kỳ cho trẻ của nhà
trường cho trạm y tế xã và phụ huynh để họ đưa con em họ đến tiên
phòng đầy đủ, đúng ngày, đúng giờ.
- Nhà trường phối hợp với cơ sở y tế để tiến hành khám, phòng
tránh các dịch bệnh theo mùa, các bệnh thường gặp ở trẻ.
3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường các hoạt động nhằm phòng tránh tai
nạn thương tích cho trẻ.
Từng bước hạn chế tai nạn thương tích cho trẻ em trên tất cả các
loại hình tai nạn thương tích đặc biệt là tai nạn đuối nước, tai nạn giao
thông, góp phần đảm bảo an toàn tính mạng của trẻ em, đảm bảo hạnh
phúc và sự phát triển của gia đình và xã hội qua đó thực hiện tốt nội

dung đảm bảo an toàn cho trẻ đồng thời nâng cao chất lượng chăm sóc
sức khỏe thể chất cho trẻ của nhà trường.
- Phòng ngã; - Phòng ngừa tai nạn giao thông; - Phòng ngừa bỏng,
nhiễm độc; - Phòng ngừa đuối nước; - Phòng ngừa điện giật; - Phòng
ngừa ngộ độc thức ăn; - Nhà trường phải có cán bộ theo dõi về y tế học
đường và có tủ thuốc cấp cứu để phòng ngừa những lúc tai nạn xảy ra
bất chợt.


22

Tuyên truyền trực tiếp cho CB, GV, NV làm công tác bảo vệ,
chăm sóc trẻ, quan tâm dến trẻ có hoàn cảnh đặc biệt về các nội dung
phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em thông qua các hình thức phù
hợp với đối tượng
3.2.7. Biện pháp 7: Đa dạng các nguồn lực để trang bị, bổ sung cơ sở
vật chất cho công tác chăm sóc sức khỏe thể chất của trẻ.
Bên cạnh sự đầu tư của nhà nước, của ngành giáo dục thì nhà
trường cần có những hoạt động cụ thể để nhận được sự đầu tư, hỗ trợ về
các mặt từ các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, tập thể, cá nhân trong và
ngoài nước, của nhiều nhà hảo tâm, các đơn vị kinh tế nhằm trang bị cơ
sở vật chất cho nhà trường trong công tác chăm sóc sức khỏe thể chất cho
trẻ.
- Xây dựng kế hoạch để huy động cộng đồng
- Làm rõ được lợi ích của việc huy động
- Phân định rõ chức năng nhiệm vụ của mỗi bên
- Đảm bảo thực hiện tốt công tác dân chủ
- Huy động phải dựa vào khuôn khổ luật pháp qui định
- Có sự kết hợp giữa các đoàn thể.
- Thực hiện tốt công tác giao tiếp

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho
trẻ của trường mầm non Lam Sơn mà tác giả đưa ra không phải là những
biện pháp đơn lẻ, tách rời nhau mà chúng có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau tạo thành một hệ thống. Biện pháp này là tiền đề, là cơ sở cho biện
pháp kia. Các biện pháp này bổ sung cho nhau và thúc đẩy nhau cùng
hoàn thiện, cùng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động chăm sóc sức
khỏe thể chất cho trẻ của nhà trường.
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Qua kết quả khảo nghiệm, tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp được đánh giá rất cao.


23

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực tiễn hoạt động
chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ của trường mầm non Lam Sơn trong
thời gian vừa qua, tác giả đã đề xuất bảy biện pháp quản lý nhằm nâng
cao hơn nữa hiệu quản của các hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất
cho trẻ trong nhà trường, cụ thể như sau:
- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm cho đội
ngũ giáo viên, nhân viên về vai trò, tầm quan trọng của việc đảm bảo
dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sự phát triển sức khỏe
thể chất của trẻ.
- Biện pháp 2: Tuyên truyền, phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe
thể chất của trẻ theo khoa học cho giáo viên, nhân viên và các bậc phụ
huynh.
- Biện pháp 3: Tăng cường kiểm tra giám sát đội ngũ nhân viên

nhà bếp trong việc thu mua nguyên vật liệu, chế biến và chia khẩu phần
ăn cho trẻ đảm bảo đúng tiêu chuẩn và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Biện pháp 4: Chỉ đạo đội ngũ giáo viên, nhân viên quản lý khoa
học giờ ăn, giờ ngủ của trẻ.
- Biện pháp 5: Có kế hoạch chủ động phối hợp với trạm y tế xã và
cha mẹ trẻ trong công tác tiêm phòng định kỳ và cân đo các chỉ số chiều
cao, cân nặng của trẻ.
- Biện pháp 6: Tăng cường các hoạt động nhằm phòng tránh tai
nạn thương tích cho trẻ.
- Biện pháp 7: Đa dạng các nguồn lực để trang bị, bổ sung cơ sở
vật chất cho công tác chăm sóc sức khỏe thể chất của trẻ.
Đồng thời tác giả đã tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính
khả thi của các biện pháp. Qua khảo sát bước đầu có thể khẳng định các
biện pháp đã đề xuất có tính cần thiết và tính khả thi cao.


24

2. Khuyến nghị
Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo: Có chính sách, chế độ đãi ngộ
đặc thù với giáo viên mầm non, giúp cho cuộc sống của giáo viên được
đảm bảo hơn, ổn định hơn để giáo viên có điều kiện chuyên tâm vào
việc chăm sóc giáo dục trẻ được tốt hơn.
Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An: Tạo điều kiện để
cán bộ, giáo viên được bồi dưỡng, tập huấn những kiến thức về công
nghệ thông tin, được tham quan những mô hình điểm về ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý nhà trường nói chung và trong công tác
quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ nói riêng.
Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đô Lương: Tiếp tục
phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên. Đồng

thời có kế hoạch thu hút nhân viên giỏi về làm việc trong trường mầm
non
Đối với chính quyền địa phương: Quan tâm, đầu tư hơn nữa cho
giáo dục mầm non, xây dựng cơ sở hạ tầng và tăng cường kinh phí cho
các hoạt động giáo dục mầm non.
Đối với giáo viên, nhân viên nhà trường: Hiểu rõ vai trò và tầm
quan trọng của hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất đối với sự phát
triển toàn diện của trẻ. Yêu nghề, có tinh thần đoàn kết và trách nhiệm
cao trong công việc.



×