Tải bản đầy đủ (.ppt) (32 trang)

MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG TRONG KHU KINH TẾ, KHU CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.67 KB, 32 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH

BAN QUẢN LÝ KHU KINH TẾ

MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG
TRONG KHU KINH TẾ, KHU CÔNG NGHIỆP


1

Lĩnh vực Môi trường: Nghị định số 155/2015/NĐCP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực môi trường

2

Lĩnh vực Tài nguyên nước: Thông tư số
27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ TNMT
về việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ
cấp gia hạn điều chỉnh cấp lại giấy phép tài nguyên
nước

3

Lĩnh vực Đất đai: Nghị định số 01/2017/NĐ-CP
ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi bổ sung
một số Nghị định quy định chi tiết thi hành luật Đất
đai
2



I. NGHỊ ĐỊNH SỐ 155/2015/NĐ-CP VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG

1. Về kết cấu và nội dung Nghị định:
Gồm 4 Chương và 63 Điều
Chương III

Chương II
Chương I

Những quy định
chung: 07 Điều

Những hành vi
VPHC trong lĩnh vực
BVMT, hình thức,
mức xử phạt và biện
pháp khắc phục hậu
quả: 40 Điều

Thẩm quyền, thủ
tục xử phạt
VPHC: 13 Điều

Chương IV
Điều khoản thi
hành: 03 Điều


I. NGHỊ ĐỊNH SỐ 155/2015/NĐ-CP VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM

HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG

2. Một số nội dung chính liên quan đến mức xử phạt
VPHC trong lĩnh vực BVMT tại KKT, KCN:
a. Vi phạm các quy định về hồ sơ BVMT gồm: Kế hoạch
BVMT, Đánh giá tác động môi trường và Đề án BVMT
(Điều 8, 9, 10, 11)
-Không lập hồ sơ môi trường, gửi đến BQL KKT để
phê duyệt/xác nhận khi thực hiện dự án. Mức phạt từ 4
triệu đến 400 triệu đồng.
- Thực không đúng một trong các nội dung trong hồ sơ
môi trường. Hình thức phạt từ cảnh cáo đến xử phạt
80 triệu đồng.
4


I. NGHỊ ĐỊNH SỐ 155/2015/NĐ-CP VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG

a. Vi phạm các quy định về hồ sơ BVMT (tt)
- Xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các
đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra
môi trường; Không vận hành thường xuyên hoặc
vận hành không đúng quy trình công trình BVMT.
Mức phạt từ 02 triệu đến 160 triệu đồng.
- Không xây lắp công trình BVMT theo quy định,
mức phạt từ 03 triệu đến 280 triệu đồng.

5



I. NGHỊ ĐỊNH SỐ 155/2015/NĐ-CP VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG
* Riêng đối với các dự án thuộc quy mô lập báo cáo đánh giá tác
động môi trường (ĐTM) và Đề án BVMT:
+ Nếu không có văn bản thông báo đến Ban Quản lý KKT về kế
hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án
trước khi tiến hành vận hành thử nghiệm ít nhất 10 ngày làm việc.
Mức phạt từ 30 triệu đến 40 triệu đồng
+ Nếu không lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình
BVMT, gửi Ban Quản lý KKT để cấp Giấy xác nhận. Mức phạt từ
Phạt tiền từ 200 triệu đến 240 triệu đồng.
+ Nếu không có Giấy xác nhận thì mức phạt tiền sẽ Mức phạt từ 280
triệu đến 320 triệu đồng.
+ Nếu không thực hiện việc lập lại báo cáo ĐTM khi nâng cấp, mở
rộng quy mô dự án. Mức phạt từ 320 triệu đến 360 triệu đồng
+ Nếu không có Văn bản bảo cáo Ban Quản lý KKT về tiến độ thực
hiện Đề án BVMT; về việc hoàn thành các công trình BVMT theo Đề
án đã phê duyệt. Mức phạt từ 10 6triệu đến 20 triệu đồng


I. NGHỊ ĐỊNH SỐ 155/2015/NĐ-CP VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG

b. Vi phạm các quy định về hồ sơ BVMT tại KKT, KCN
(Điều 12)
* Đối với Chủ đầu tư hạ tầng KCN:
- Không có bộ phận chuyên môn về BVMT; không có
người quản lý vận hành nhà máy XLNT tập trung: Phạt
từ 20 triệu đến 40 triệu đồng;

- Không đảm bảo diện tích cây xanh của KCN: Phạt từ
40 triệu đến 60 triệu đồng;
- Không có Nhật ký vận hành Nhà máy XLNT tập
trung; không có kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố
môi trường: Phạt từ 100 triệu đến 120 triệu đồng.
7


I. NGHỊ ĐỊNH SỐ 155/2015/NĐ-CP VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG

b. Vi phạm các quy định về hồ sơ BVMT tại KKT,
KCN (Điều 12 – tt)
* Đối với Chủ đầu tư hạ tầng KCN:
- Không thực hiện đấu nối hoặc đấu nối không triệt
để nước thải từ các doanh nghiệp thứ cấp vào Hệ
thống XLNT tập trung, không kiểm soát để doanh
nghiệp thứ cấp xả nước thải vào hệ thống thoát nước
mưa của KCN: Phạt từ 160 triệu đến 200 triệu
đồng.
-Không có hệ thống thu gom nước mưa và nước thải
riêng biệt: Phạt từ 200 triệu đến 300 triệu đồng;
8


I. NGHỊ ĐỊNH SỐ 155/2015/NĐ-CP VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG

b. Vi phạm các quy định về hồ sơ BVMT tại KKT, KCN
(Điều 12 – tt)

* Ngoài các hành vi vi phạm bị xử phạt như nêu trên, tùy
từng trường hợp cụ thể, chủ đầu tư hạ tầng KCN và các DN
thứ cấp trong KKT, KCN sẽ bị xử phạt nếu:
- Xả trái phép nước thải không qua xử lý vào hệ thống thoát
nước mưa;
-  Xả nước thải, khí thải, gây tiếng ồn, độ rung vượt quy
chuẩn cho phép;
-  Thực hiện giám sát chất thải định kỳ không đúng, không
đầy đủ (về thông số, vị trí, tần suất giám sát);
9


I. NGHỊ ĐỊNH SỐ 155/2015/NĐ-CP VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG

b. Vi phạm các quy định về hồ sơ BVMT tại KKT, KCN
(Điều 12 – tt)
-  Thuê đơn vị không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt
động dịch vụ quan trắc môi trường để thực hiện quan trắc,
giám sát môi trường.
-  Không có thiết bị, hệ thống quan trắc tự động, liên tục;
- Xây lắp, lắp đặt đường ống, cửa xả nước thải ra môi
trường ở vị trí không thuận lợi kiểm tra, giám sát;
-  Pha loãng nước thải, khí thải sau xử lý nhằm đạt quy
chuẩn kỹ thuật về chất thải;
-  Không thực hiện giám sát môi trường xung quanh theo
quy định;
10



I. NGHỊ ĐỊNH SỐ 155/2015/NĐ-CP VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG

c. Vi phạm các quy định về xử lý CTR sinh hoạt và thông
thường (Điều 20)
-  Không phân loại, không lưu giữ CTR sinh hoạt; Không ký hợp
đồng hoặc không chuyển giao CTR sinh hoạt cho đơn vị có chức
năng thu gom, vận chuyển và xử lý. Mức phạt từ 30 triệu đồng đến
40 triệu đồng.
-   Không phân loại, không lưu giữ CTR công nghiệp; Không ký hợp
đồng hoặc không chuyển giao CTR công nghiệp cho đơn vị có chức
năng thu gom, vận chuyển và xử lý; Không báo cáo định kỳ về tình
hình phát sinh, quản lý CTR công nghiệp thông thường. Mức phạt từ
40 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
-  Không bố trí các thiết bị lưu chứa phù hợp để thu gom, vận chuyển
CTR. Mức phạt từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng
- Để rơi vãi CTR trong quá trình vận chuyển. Mức phạt từ 60 triệu
đồng đến 80 triệu đồng.
11


I. NGHỊ ĐỊNH SỐ 155/2015/NĐ-CP VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG
c. Vi phạm các quy định về xử lý CTR sinh hoạt và CTR công
nghiệp thông thường (Điều 20 - tt)
Ngoài các hành vi vi phạm bị xử phạt như đã nêu tại điểm c nêu trên,
tùy từng trường hợp cụ thể, các DN sẽ bị xử phạt nếu:
- Chuyển giao, cho, bán CTR sinh hoạt và CTR công nghiệp thông
thường cho đơn vị không có chức năng, năng lực xử lý theo quy định;
- Chôn, lấp, đổ, thải CTR sinh hoạt và CTR công nghiệp thông

thường trái quy định về BVMT.
- Thực hiện không đúng phương án xử lý CTR thông thường được cơ
quan có thẩm quyền chấp thuận.

12


I. NGHỊ ĐỊNH SỐ 155/2015/NĐ-CP VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG

d. Vi phạm các quy định về quản lý chất thải nguy hại
(CTNH) (Điều 21, 22, 23)
- Không lập báo cáo quản lý CTNH định kỳ theo quy định;
Không báo cáo theo quy định với Sở TNMT về việc lưu giữ
CTNH quá 06 tháng kể từ ngày phát sinh CTNH. Mức phạt
từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.
- Không ký hợp đồng với đơn vị có giấy phép xử lý CTNH
phù hợp trước khi chuyển giao CTNH để xử lý; Không phân
định, phân loại, xác định đúng số lượng, khối lượng CTNH
để quản lý; báo cáo không đúng thực tế với Sở TNMT về tình
hình phát sinh và quản lý CTNH; Không bố trí hoặc bố trí
khu vực lưu giữ CTNH không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
Mức phạt từ 80 triệu đến 100 triệu đồng.
13


I. NGHỊ ĐỊNH SỐ 155/2015/NĐ-CP VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG

d. Vi phạm các quy định về quản lý chất thải nguy hại

(CTNH) (Điều 21, 22, 23 - tt)
- Không đăng ký chủ nguồn thải CTNH hoặc không đăng ký
cấp lại chủ nguồn thải CTNH theo quy định. Mức phạt từ 60
triệu đến 80 triệu đồng.
- Không thu gom CTNH, để CTNH ngoài trời gây ô nhiễm
môi trường. Mức phạt từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
- Chuyển giao, cho, mua, bán CTNH cho tổ chức, cá nhân
không có giấy phép xử lý CTNH theo quy định. Mức phạt từ
20 triệu đồng đến 500 triệu đồng.
- Chôn, lấp, đổ, thải CTNH trái quy định về BVMT. Mức
phạt từ 200 triệu đồng đến 02 tỷ đồng.
14


I. NGHỊ ĐỊNH SỐ 155/2015/NĐ-CP VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG

e) Các biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường đã bị ô nhiễm hoặc phục
hồi môi trường bị ô nhiễm do VPHC gây ra.
- Buộc tháo dỡ hoặc di dời công trình, phần công trình xây dựng trái
quy định về BVMT; Thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô
nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi
phạm;
- Buộc xây lắp công trình BVMT; vận hành đúng quy trình các công
trình BVMT; thực hiện giảm thiểu tiếng ồn và độ rung, quản lý CTR
và CTNH, xử lý chất thải đạt Quy chuẩn môi trường;
- Buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến vị trí
phù hợp với quy hoạch và sức chịu tải của môi trường,….


15


I. NGHỊ ĐỊNH SỐ 155/2015/NĐ-CP VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG

3. Thẩm quyền lập biên bản xử lý vi phạm
- Người có thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực
BVMT đang thi hành công vụ;
- CC, VC đang thi hành nhiệm vụ BVMT của Bộ TNMT,
Tổng cục MT, Sở TNMT, Chi cục BVMT, Ban Quản lý
KKT, Phòng TNMT thuộc UBND cấp huyện;
- CC đang thi hành nhiệm vụ BVMT của các Bộ, cơ quan
ngang Bộ;
- CB, CC xã phường thị trấn đang thi hành nhiệm vụ
BVMT trên địa bàn quản lý.

16


II. THÔNG TƯ SỐ 27/2014/TT-BTNMT VỀ ĐĂNG KÝ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT, MẪU
HỒ SƠ CẤP GIA HẠN ĐIỀU CHỈNH CẤP LẠI GIẤY PHÉP TÀI NGUYÊN NƯỚC

1. Bố cục: Thông tư gồm 4
Chương và 11 Điều

3. Đối tượng áp dụng:
Thông tư này áp dụng đối
với các cơ quan, tổ chức, cá
nhân trong nước và tổ chức,

cá nhân nước ngoài (sau đây
gọi chung là tổ chức, cá
nhân) có hoạt động liên quan
đến việc thăm dò, khai thác,
sử dụng tài nguyên nước, xả
nước thải vào nguồn nước
thuộc lãnh thổ của nước
CHXHCN Việt Nam.

2. Phạm vi điều chỉnh:
Thông tư này quy định
việc đăng ký khai thác
nước dưới đất; mẫu đơn,
mẫu giấy phép, nội dung
đề án, nội dung báo cáo
trong hồ sơ cấp, gia hạn,
điều chỉnh, cấp lại giấy
phép tài nguyên nước.

17


II. THÔNG TƯ SỐ 27/2014/TT-BTNMT VỀ ĐĂNG KÝ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT, MẪU
HỒ SƠ CẤP GIA HẠN ĐIỀU CHỈNH CẤP LẠI GIẤY PHÉP TÀI NGUYÊN NƯỚC

4. Các nội dung chính của Thông tư liên quan đến KKT,
KCN đối với việc khai thác, sử dụng nước dưới đất.
* Chủ trương chung của UBND tỉnh (Văn bản số 4401/UBNDKTN ngày 24/10/2013):
- Nghiêm cấm việc khai thác sử dụng nước dưới đất tại các khu
vực đã có đường ống cấp nước máy.

- Tại các khu vực chưa có đường ống cấp nước, DN được phép
khai thác, sử dụng nước dưới đất tạm thời với điều kiện phải lập
đầy đủ thủ tục theo quy định. Khi nào có đường ống cấp nước
kéo tới tường rào DN, DN phải sử dụng nước máy, ngừng khai
thác, sử dụng nước dưới đất.

18


II. THÔNG TƯ SỐ 27/2014/TT-BTNMT VỀ ĐĂNG KÝ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT, MẪU
HỒ SƠ CẤP GIA HẠN ĐIỀU CHỈNH CẤP LẠI GIẤY PHÉP TÀI NGUYÊN NƯỚC

• Thủ tục hồ sơ theo quy định tại Thông tư 27:
-

Nếu nhu cầu sử dụng nước dưới đất tại DN không vượt quá 10
m3/ngày đêm và khu vực khai thác nước dưới đất không phải là
khu vực mà mực nước đã bị suy giảm quá mức, thì hoạt động khai
thác nước của DN không phải đăng ký, không phải xin phép.
- Nếu nhu cầu sử dụng nước dưới đất tại DN vượt quá 10 m3/ngày
đêm nhưng nhỏ hơn 3.000 m3/ngày đêm thì doanh nghiệp phải lập
thủ tục đề nghị cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất,
gửi đến Ban Quản lý KKT để xem xét, thẩm định, trình UBND
tỉnh cấp phép.
- Nếu nhu cầu sử dụng nước dưới đất tại DN từ 3.000 m3/ngày đêm
thì doanh nghiệp phải lập thủ tục đề nghị cấp Giấy phép khai thác,
sử dụng nước dưới đất, gửi đến Bộ TNMT để thẩm định, cấp phép.
19



II. THÔNG TƯ SỐ 27/2014/TT-BTNMT VỀ ĐĂNG KÝ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT, MẪU
HỒ SƠ CẤP GIA HẠN ĐIỀU CHỈNH CẤP LẠI GIẤY PHÉP TÀI NGUYÊN NƯỚC

* Thủ tục hồ sơ theo quy định tại Thông tư 27:
- Trường hợp DN đã có giếng khai thác nước trên mặt bằng:
+ DN không phải lập thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thăm dò nước
dưới đất;
+ Lập hồ sơ cấp giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất theo quy
định tại Điều 31, Nghị định 201/NĐ-CP ngày 27/11/2013 gửi đến
Ban Quản lý KKT để xem xét, thẩm định, trình UBND tỉnh cấp
phép.
+ Thành phần hồ sơ: Hồ sơ cấp giấy phép khai thác sử dụng nước
dưới đất được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ TNMT tại Mẫu số
03, Mẫu 27 phần phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 27.

20


II. THÔNG TƯ SỐ 27/2014/TT-BTNMT VỀ ĐĂNG KÝ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT, MẪU
HỒ SƠ CẤP GIA HẠN ĐIỀU CHỈNH CẤP LẠI GIẤY PHÉP TÀI NGUYÊN NƯỚC

* Thủ tục hồ sơ theo quy định tại Thông tư 27:
- Trường hợp DN chưa có giếng khai thác nước trên mặt bằng:
+ DN phải lập thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thăm dò nước dưới đất
theo quy định tại Điều 30, Nghị định 201/NĐ-CP ngày 27/11/2013 gửi
đến Ban Quản lý KKT để xem xét, thẩm định, trình UBND tỉnh cấp
phép.
Thành phần hồ sơ gồm: Hồ sơ Giấy phép thăm dò nước dưới đất được
thực hiện theo hướng dẫn của Bộ TNMT tại Mẫu số 01, Mẫu 22, 23
phần phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 27.

+ Sau khi có Giấy phép thăm dò, DN phải lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy
phép khai thác, sử dụng nước dưới đất giống như đã hướng dẫn trên,
gửi đến Ban Quản lý KKT để xem xét, thẩm định, trình UBND tỉnh cấp
phép.
Thành phần hồ sơ gồm: Hồ sơ cấp giấy phép khai thác sử dụng nước
dưới đất được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ TNMT tại Mẫu số 03,
Mẫu 27 phần phụ lục ban hành kèm
theo Thông tư số 27.
21


II. THÔNG TƯ SỐ 27/2014/TT-BTNMT VỀ ĐĂNG KÝ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT, MẪU
HỒ SƠ CẤP GIA HẠN ĐIỀU CHỈNH CẤP LẠI GIẤY PHÉP TÀI NGUYÊN NƯỚC

* Thủ tục hồ sơ theo quy định tại Thông tư 27 (tt)
- Trường hợp DN đang thực hiện việc khai thác, sử dụng nước dưới đất theo
Giấy phép đã được cấp nhưng sắp hết thời hạn, có nhu cầu gia hạn Giấy
phép.
+ DN phải lập thủ tục đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác, sử dụng nước
dưới đất theo quy định tại Điều 31, Nghị định 201/NĐ-CP ngày 27/11/2013
gửi đến Ban Quản lý KKT để xem xét, thẩm định, trình UBND tỉnh cấp
phép.
+ Thành phần hồ sơ gồm: Hồ sơ Giấy phép thăm dò nước dưới đất được
thực hiện theo hướng dẫn của Bộ TNMT tại Mẫu số 04, Mẫu 28 phần phụ
lục ban hành kèm theo Thông tư số 27.
+ Việc gia hạn giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước đáp
ứng điều kiện Giấy phép vẫn còn hiệu lực và hồ sơ đề nghị gia hạn giấy
phép được nộp trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất chín mươi
(90) ngày.
22



III. NGHỊ ĐỊNH SỐ 01/2017/NĐ-CP NGÀY 06/01/2017 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI BỔ SUNG
MỘT SỐ NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT ĐẤT ĐAI

1. Sự cần thiết ban hành

- Giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Luật đất đai;
-Đảm bảo phù hợp với các luật mới được ban hành như: Luật đầu tư, Luật đấu thầu,
Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản…
2. Bố cục:
Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ có hiệu
lực thi hành ngày 03/3/2017, gồm 06 Điều sửa đổi, bổ sung một số Nghị định như:
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.
- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định
về giá đất.
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định
về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
23


III. NGHỊ ĐỊNH SỐ 01/2017/NĐ-CP NGÀY 06/01/2017 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI BỔ SUNG
MỘT SỐ NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT ĐẤT ĐAI

3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP liên quan đến các
quy định:
- Xác định loại đất;
- Việc xác nhận nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình, cá
nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp;

- Cơ quan tài nguyên và môi trường ở địa phương (bao gồm Sở Tài nguyên và Môi
trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký đất đai được giao thực hiện
một số nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về đất đai) và vị trí, chức năng của Văn phòng đăng ký
đất đai;
- Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện điều tra, đánh giá đất đai, hoạt
động xây dựng hệ thống thông tin đất đai;
- Nhiệm vụ của Bộ Tài chính trong việc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế
mẫu về quản lý, sử dụng Quỹ phát triển đất và trách nhiệm của UBNDcấp tỉnh trong việc quyết
định thành lập hoặc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Quỹ phát triển đất đã được thành lập
trước đây và quyết định cơ cấu tổ chức, nguồn vốn, cơ chế hoạt động của Quỹ phát triển đất;

24


III. NGHỊ ĐỊNH SỐ 01/2017/NĐ-CP NGÀY 06/01/2017 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI BỔ SUNG
MỘT SỐ NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT ĐẤT ĐAI

3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP liên quan đến các
quy định (tt)
- Lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch sử dụng đất trong quy hoạch xây
dựng xã nông thôn mới; trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
điều kiện đối với người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử
dụng đất để thực hiện dự án đầu tư; các trường hợp bất khả kháng ảnh hưởng đến tiến độ sử
dụng đất của dự án đầu tư;
- Thu hồi đất đối với trường hợp không thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất và trường hợp
chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
- Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
đối với diện tích đất tăng thêm so với giấy tờ về quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân
đang sử dụng đất;
- Cho thuê tài sản gắn liền với đất thuê, đất thuê lại trả tiền thuê đất hàng năm;

- Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn
bộ dự án đầu tư không phải là dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở, dự án đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê;
25


×