Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non tân triều huyện thanh trì hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.32 KB, 23 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ những nhận thức trên với kinh nghiệm nhiều năm làm
công tác quản lý chỉ đạo trường mầm non. Tôi luôn trăn trở suy nghĩ và
mạnh dạn đi sâu nghiên cứu, tìm tòi sách báo, học hỏi chị em đồng nghiệp
đúc rút kinh nghiệm của mình trong nhiều năm làm cơng tác quản lý. Tôi
đã làm tốt công tác tham mưu công tác xã hội hóa giáo dục, mua sắm đầy
đủ máy móc, các trang thiết bị CNTT phục vụ đầy đủ cho 100% các lớp và
các phòng chức năng. Tổ chức tốt các lớp bồi dưỡng tin học tại trường.
Sau sáu năm đầu tư cơ sở vật chất (CSVC), mở lớp tin học bồi dưỡng cho
tập thể CBGVNV, đến nay 100% CBGVNV trường chúng tơi đã biết sử
dụng máy tính thành thạo, biết truy cập Internet, mạng Lan toàn trường.
Thực hiện quản lý theo dõi trẻ báo ăn trên máy tính. Việc ứng dụng CNTT
đã đem lại hiệu rất cao, giảm được công sức của CBGVNV, giúp học sinh
hứng thú tham gia hoạt động. Từ những bước khởi đầu vô cùng gian nan,
nhà trường thiếu thốn về cơ sở vật chất, máy móc phục vụ việc ứng dụng
cơng nghệ thơng tin, kỹ năng tin học của giáo viên, nhân viên còn hạn chế.
Đến nay 100% CBGVNV đều biết sử dụng máy tính, truy cập Internet và
xây dựng các bái giảng điện tử. Hệ thống hồ sơ sổ sách của nhà trường
được lưu trữ trên máy rất khoa học và hiệu quả. Trường hồn tồn có thể
tự hào là một trong những những trường dẫn đầu bậc học mầm non huyện
Thanh Trì trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin trong cơng tác
chăm sóc giáo dục trẻ. Chính vì vậy trong năm học này với mong muốn
tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường,
tiếp tục nâng cao năng lực đội ngũ, hệ thống lại những biện pháp đã thực
hiện và rút kinh nghiệm sau quá trình triển khai ứng dụng cơng nghệ thơng
tin tại trường tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Quản lý ứng dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non Tân
Triều – Thanh Trì – Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ




2

của mình, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm
non ở trường mầm non Tân Triều Thanh Trì – Hà Nội.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt
động giáo dục trẻ nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt
động giáo dục trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường Mầm
non Tân Triều – Thanh Trì – Hà Nội.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục
trẻ ở trường Mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động
giáo dục trẻ ở trường Mầm non Tân Triều – Thanh Trì – Hà Nội.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Xác định, tìm hiểu cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng CNTT trong
hoạt động giáo dục ở trường mầm non.
4.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý ứng dụng
CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ ở trường Mầm non Tân Triều – Thanh
Trì - Hà Nội.
4.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt
động giáo dục trẻ ở trường Mầm non Tân Triều – Thanh Trì - Hà Nội.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý ứng
dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ ở trường Mầm non Tân Triều –
Thanh Trì – Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
- Phạm vi khảo sát: Khảo sát tại 18 nhóm lớp của trường mầm non
Tân Triều – Thanh Trì – Hà Nội.

- Phạm vi thời gian: Từ năm học 2013-2014 đến năm học 2015-2016.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt
động giáo dục phù hợp với thực tiễn và áp dụng chúng một cách đồng bộ,


3

thì sẽ nâng cao được hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường Mầm non Tân Triều –
Thanh Trì – Hà Nội.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.3. Phương pháp thống kê toán học
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận - khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung chính của luận văn được bố cụ thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động
giáo dục trẻ ở trường mầm non.
Chương 2: Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo
dục trẻ ở trường Mầm non Tân Triều – Thanh Trì - Hà Nội.
Chương 3: Biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo
dục trẻ ở trường Mầm non Tân Triều – Thanh Trì - Hà Nội.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ
Ở TRƯỜNG MẦM NON

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Giáo dục mầm non nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, do vậy là
mắt xích đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực
CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác giáo dục.
Trong những năm qua, Ngành GD&ĐT cũng đã có rất nhiều những
văn bản hướng dẫn thực hiện ứng dụng CNTT:
Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công
nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012;
Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở
trong các cơ sở giáo dục;
+ Công văn số 4960/BGDĐT-CNTT ngày 27/07/2011 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2011 –
2012.
Từ việc sớm được Đảng, Chính phủ, Bộ GD&ĐT quan tâm, coi là
một trong những mục tiêu lớn của ngành giáo dục và các phân tích trên,
tác giả nhận thấy quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở
trường mầm non là một vấn đề cấp thiết nhưng mới được nghiên cứu dưới
góc độ hẹp. Thực tế ở Việt Nam, việc ứng dụng CNTT vào quản lý các
hoạt động nhà trường nói chung và quản lý hoạt động giáo dục mầm non
nói riêng cịn tồn tại nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết.
Vì vậy, tác giả đã đi sâu nghiên cứu vấn đề này trong phạm vi trường
mầm non Tân Triều – Thanh Trì – Hà Nội nhằm đề xuất được một số biện
pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ ở



5

trường mầm non góp phần nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp giáo
dục mầm non nói riêng, nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.
1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Quản lý
Quản lý là một hoạt động có chủ đích, là sự tác động liên tục của chủ
thể quản lý đến khách thể quản lý về nhiều mặt bằng một hệ thống các luật
lệ, chính sách, nguyên tắc và các phương pháp cụ thể nhằm thực hiện các
mục tiêu xác định.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế
hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể GV và HS, đến những
lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường làm cho q trình này hoạt
động để đạt những mục tiêu dự định, nhằm điều hành phối hợp các lực
lượng xã hội thúc đẩy mạnh mẽ công tác giáo dục thế hệ trẻ, theo yêu cầu
phát triển xã hội.
1.2.3. Quản lý nhà trường
“Quản lý nhà trường là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể
quản lý đến tập thể GV, HS và cán bộ khác, nhằm tận dụng các nguồn dự
trữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây
dựng vốn tự có hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường
mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ. Thực hiện có chất lượng
mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới”.
1.2.4. Trường mầm non
Trường mầm non là đơn vị giáo dục cơ sở của ngành học mầm non, là
trường được liên hợp giữa nhà trẻ và mẫu giáo. Trường mầm non có chức
năng thu nhận để chăm sóc và giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi, nhằm
giúp trẻ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách; chuẩn bị cho trẻ

em vào lớp 1. Trường mầm non có các lớp mẫu giáo và các nhóm trẻ.
Trường do một ban giám hiệu có hiệu trưởng phụ trách.


6

1.2.5. Công nghệ thông tin đối với giáo dục mầm non
1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục ở trường
mầm non
1.3.1. Đặc điểm của giáo dục mầm non
1.3.2. Yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non trong bối cảnh đổi mới giáo
dục
1.3.3. Tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động giáo dục ở trường mầm non
1.3.4. Nội dung ứng dụng công nghệ thong tin trong hoạt động giáo dục
ở trường mầm non
* Ứng dụng CNTT trong xây dựng các chủ đề giáo dục
* Ứng dụng CNTT trong thực hiện các chủ đề giáo dục
* Ứng dụng CNTT trong khai thác tài liệu của giáo viên
* Ứng dụng CNTT trong tự học của trẻ dưới sự hướng dẫn của phụ
huynh
* Ứng dụng CNTT trong đánh giá trẻ
1.4. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục
trẻ ở trường mầm non
1.4.1. Lập kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
giáo dục trẻ
1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động giáo dục trẻ
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động giáo dục trẻ

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động giáo dục
1.4.5. Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt đông giáo dục trẻ
1.4.6. Quản lý và sử dụng sản phẩm ứng dụng
1.5. Yếu tố ảnh hưởng tới quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động giáo dục ở trường mầm non


7

1.5.1. Yếu tố khách quan
1.5.2. Yếu tố chủ quan
Tiểu kết chương 1
Trong chương này tác giả đã tìm hiểu các khái niệm cơ bản liên quan
đến vấn đề nghiên cứu: Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường,
trường mầm non, công nghệ thông tin mầm non. Đặc biệt, tác giả đã làm
nổi bật nội dung quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở
trường mầm non. Ngồi ra, tác giả cũng đã trình bày tổng quan về vấn đề
nghiên cứu ở trong nước cũng như trên thế giới, qua đó làm rõ lý do
nghiên cứu của tác giả.
Các nội dung chương 1 là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu thực trạng
quản lý ứng dụng CNNT trong hoạt động giáo dục ở trường mầm non Tân
Triều – Hà Nội trong chương 2 của tác giả.


8

Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG MẦM NON

TÂN TRIỀU – THANH TRÌ - HÀ NỘI
2.1. Khái quát về giáo dục ở Trường Mầm non Tân Triều – Thanh Trì
– Hà Nội.
2.1.1. Hệ thống các nhóm lớp ở trường Mầm non Tân Triều – Thanh
Trì – Hà Nội
2.1.2. Quy mơ trường, lớp, học sinh
2.1.3. Đội ngũ giáo viên
2.1.4. Cơ sở vật chất
2.1.5. Thành tựu đạt được
2.2. Tổ chức hoạt động khảo sát
2.2.1. Mục đích khảo sát
2.2.2. Đối tượng khảo sát
2.2.3. Nội dung khảo sát
2.2.4. Phương pháp và công cụ khảo sát
2.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo
dục ở trường mầm non Tân Triều – Thanh Trì - Hà Nội
2.3.1. Ứng dụng CNTT trong xây dựng các chủ đề giáo dục
2.3.2. Ứng dụng CNTT trong thực hiện các chủ đề giáo dục
* Ứng dụng CNTT mơn khám phá khoa học
Ứng dụng CNTT mơn tốn
Ứng dụng CNTT môn văn học
Ứng dụng CNTT môn âm nhạc
Ứng dụng CNTT mơn tạo hình
2.3.3. Ứng dụng CNTT trong khai thác tài liệu của giáo viên


9

Bảng 2.1: Thực trạng ứng dụng CNTT để khai thác tài liệu của GV
trường mầm non Tân Triều


TT

Thường
xuyên

Hình thức ứng dụng

Khơng thường
xun

Khơng sử
dụng

Số
lượng

%

Số
lượng

%

Số
lượng

%

1


Dùng máy tìm kiếm

50

83,3

10

16,7

0

0

2

Dùng từ điển mở

22

36,7

20

33,3

18

30


3

Dùng thư viện bài giảng

10

16,7

30

50

20

33,3

2.3.4. Ứng dụng CNTT trong tự học của trẻ dưới sự hướng dẫn của phụ
huynh
2.3.5. Ứng dụng CNTT trong đánh giá trẻ
Bảng 2 : Thực trạng ứng dụng CNTT trong đánh giá trẻ
Mức độ thực hiện (%)
Hoạt động ứng dụng
CNTT trong đánh giá trẻ

1. Ứng dụng CNTT trong
việc đánh giá sự phát triển trí
tuệ của trẻ
2. Ứng dụng CNTT trong
việc đánh giá sự phát triển

thể chất của trẻ
3. Ứng dụng CNTT trong
việc đánh giá sự phát triển
ngôn ngữ của trẻ
4. Ứng dụng CNTT trong
việc đánh giá sự phát triển
tình cảm và kỹ năng xã hội
của trẻ
5.Ứng dụng CNTT trong việc
đánh giá sự phát triển thẩm
mỹ của trẻ

Kết quả thực hiện (%)

Không
Không
Thường
Thỉnh
thường
thực Tốt
xuyên
thoảng
xuyên
hiện

Khá

TB Yếu

75


15

10

0

80

10

10

0

60

35

5

0

70

15

15

0


55

25

15

0

60

10

30

0

70

20

10

0

75

15

10


0

55

10

20

0

60

30

10

0


10

2.4. Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động giáo dục ở trường mầm non Tân Triều – Thanh Trì - Hà Nội
2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động giáo dục
Bảng 23: Thực trạng xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt
động giáo dục ở trường mầm non Tân Triều
Rất tốt
STT


NỘI DUNG

Tốt

Chưa tốt

Số
lượng

%

Số
lượng

%

Số
lượng

%

1

Kế hoạch đầu tư tran0g thiết
bị CNTT

30

50


20

33,3

10

16,7

2

Kế hoạch bồi dưỡng về
CNTT

20

33,3

25

41,7

15

25

3

Kế hoạch tổ chức, triển khai,
quản lý ứng dụng


20

33,3

20

33,3

20

33,3

4

Kế hoạch đánh giá hiệu quả
ứng dụng

15

25

15

25

30

50


2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động giáo dục
Bảng 4 : Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong
hoạt động giáo dục ở trường mầm non Tân Triều
Rất tốt
STT

NỘI DUNG

Tốt

Không tốt

Số
lượng

%

Số
lượng

%

Số
lượng

%

1


Soạn giáo án và thực hiện bài
giảng có ứng dụng CNTT

10

16,7

40

66,6

10

16,7

2

Tổ chức bồi dưỡng về CNTT

10

16,7

25

41,7

25

41,7


3

Tổ chức, triển khai, quản lý ứng
dụng

15

25

35

58,3

10

16,7


11

Rất tốt
STT

NỘI DUNG

Tốt

Không tốt


Số
lượng

%

Số
lượng

%

Số
lượng

%

4

Ứng dụng CNTT trong việc
đánh giá sự phát triển trí tuệ và
thể chất của trẻ

25

41,7

25

41,7

10


16,7

5

Hướng dẫn trẻ học tập với các
website và phần mềm học tập

20

33,3

20

33,3

20

33,3

6

Khai thác dữ liệu, thông tin qua
mạng internet để phục vụ dạy
học

10

16,7


40

66,6

10

16,7

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động giáo dục
Bảng 2.5: Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong
hoạt động giáo dục ở trường mầm non Tân Triều
Rất tốt
STT

1
2

3

4

5

NỘI DUNG

Chỉ đạo về đầu tư trang
thiết bị CNTT
Chỉ đạo về nội dung, hình
thức bồi dưỡng về CNTT

Chỉ đạo về nội dung ứng
dụng CNTT trong hoạt
động giáo dục
Chỉ đạo việc xây dựng các
tiêu chí, phương pháp
đánh giá hiệu quả
Chỉ đạo việc quản lý, sử
dụng sản phẩm ứng dụng

Tốt

Không tốt

Số
lượng

%

Số
lượng

%

Số
lượng

%

40


66,6

10

16,7

10

16,7

30

50

25

41,7

5

8,3

45

75

15

25


0

0

35

58,3

15

25

10

16,7

40

66,6

10

16,7

10

16,7


12


2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá, quản lý và sử dụng sản phẩm ứng
dụng công nghệ thông tin trong trong hoạt động giáo dục
Bảng 2.6: Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá ứng dụng CNTT trong
hoạt động giáo dục ở trường mầm non Tân Triều
Rất tốt
STT

1
2

NỘI DUNG

Số
lượng

Kiểm tra, đánh giá về phạm
20
vi ứng dụng
Kiểm tra, đánh giá về mức
độ ứng dụng

30

3

Kiểm tra, đánh giá về nội
25
dung ứng dụng


4

Kiểm tra, đánh giá về hiệu
quả ứng dụng

30

Tốt

Không tốt

%

Số
lượng

%

Số
lượng

%

33,3

25

41,7

15


25

50

20

33,3

10

16,7

41,7

25

41,7

10

16,7

50

15

25

15


25

Bảng 2.7: Thực trạng quản lý và sử dụng sản phẩm ứng dụng CNTT
trong giáo dục mầm non ở trường mầm non Tân Triều
Rất tốt
STT

NỘI DUNG

Tốt

Không tốt

Số
lượng

%

Số
lượng

%

Số
lượng

%

1


Quản lý các sản phẩm ứng
dụng

50

83,3

10

16,7

0

0

2

Quản lý trang thiết bị CNTT

45

75

5

8,3

10


16,7

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động giáo dục ở trường mầm non Tân Triều – Thanh Trì - Hà
Nội
2.5.1. Mặt mạnh
2.5.2. Mặt hạn chế, tồn tại


13

2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại
* Nguyên nhân khách quan
* Nguyên nhân chủ quan
Tiểu kết chương 2
Trong chương này, tác giả tập trung phân tích thực trạng quản lý hoạt
động ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non
Tân Triều. Trên cơ sở nghiên cứu các báo cáo tổng kết, phân tích kết quả
khảo sát phiếu hỏi, tác giả đã đánh giá về tình hình cơ sở vật chất, tình
trạng đội ngũ giáo viên, thực trạng hoạt động ứng dụng CNTT và quản lý
ứng dụng CNTT trong giáo dục, quản lý, của nhà trường.
Trường mầm non Tân Triều có điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng khá
tốt cho các hoạt động ứng dụng CNTT trong nhà trường. Đội ngũ GV, NV
có trình độ chun mơn, phẩm chất, trình độ tin học phù hợp để ứng dụng
CNTT trong các công việc. Kết quả đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT
tại trường cho thấy: đa số các hoạt động ứng dụng CNTT đều thực hiện
khá tốt. Tuy nhiên, cần chú trọng hơn nữa hoạt động ứng dụng CNTT
trong giáo dục trẻ để nâng cao chất lượng của nhà trường.
Tác giả đã phân tích thực trạng quản lý hoạt động ứng dụng CNTT
trong giáo dục trẻ mầm non ở trường mầm non Tân Triều. Đồng thời, tác

giả cũng đã đi vào tổng hợp, phân tích đánh giá thực trạng để rút ra những
điểm đạt được, những điểm cịn hạn chế trong cơng tác quản lý hoạt động
ứng dụng CNTT tại trường. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để
tác giả đề ra những biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT tại
trường mầm non Tân Triều – Thanh Trì – Hà Nội trong chương 3.


14

Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG MẦM NON
TÂN TRIỀU – THANH TRÌ -HÀ NỘI
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
3.2. Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động giáo dục trẻ ở trường mầm non Tân Triều – Thanh Trì - Hà Nội
3.2.1. Nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục
trẻ cho CBQL, GV và phụ huynh học sinh
3.2.2. Nâng cao kiến thức, kỹ năng Công nghệ thông tin cần thiết cho
giáo viên
3.2.3. Tăng cường hiệu quả đầu tư CNTT phục vụ hoạt động giáo dục
trẻ
3.2.4. Đổi mới công tác chỉ đạo ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo
dục trẻ

3.2.5. Đẩy mạnh kiểm tra đánh giá quá trình và hiệu quả ứng dụng
CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ
3.2.6. Phối hợp nhà trường với phụ huynh học sinh trong việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào hoạt động giáo dục trẻ
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Trong 06 biện pháp mà tác giả đề xuất nói trên đều có vị trí hết sức
quan trọng đối với việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo
dục trẻ tại trường mầm non Tân Triều. Chúng có mối quan hệ biện chứng
với nhau, biện pháp này là điều kiện, là tiền đề của biện pháp kia hoặc hỗ
trợ, thúc đẩy lẫn nhau trong hệ thống tổng thể của trường mầm non. Cụ
thể:


15

Biện pháp thứ nhất là tiền đề để xây dựng và phát triển các biện pháp
khác. Khi Cán bộ, giáo viên nhận thức đầy đủ về vai trị, lợi ích của việc
ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ, nhận thức này sẽ chuyển
thành quyết tâm, khắc phục mọi khó khăn, tìm ra các biện pháp để thực
hiện tốt các yêu cầu cụ thể như vấn đề tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên, bảo quản thiết bị, đầu tư cơ sở vật chất, phần mềm tin học, xây dựng
kế hoạch,… ngược lại nếu CBQL không hiểu hoặc hiểu chưa thấu đáo sẽ
rụt rè, khơng quyết tâm thì sẽ không thể triển khai tốt các ứng dụng CNTT
trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng tin học cần thiết cho giáo viên các
trường mầm non (biện pháp thứ 2) được coi là nền tảng và là vấn đề nên
được quan tâm hàng đầu. Bởi đội ngũ giáo viên không chủ động được kiến
thức, kỹ năng tin học thì sẽ rất khó khăn trong khâu thực hiện, đồng thời
với giáo viên mầm non nếu kỹ năng khai thác CNTT chưa tốt sẽ ảnh
hưởng nhiều đến q trình dạy học có yếu tố ứng dụng CNTT trong hoạt

động giáo dục trẻ.
Các cấp quản lý giáo dục phải luôn quan tâm đến công tác Tăng
cường đầu tư CNTT phục vụ hoạt động giáo dục trẻ (biện pháp thứ 3) và
Tăng cường chỉ đạo ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ (biện
pháp thứ 4). Bên cạnh đó việc Đổi mới kiểm tra đánh giá q trình và kết
quả ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ (biện pháp thứ 5) đóng
một vai trị quan trọng trong điều hướng và tiến trình thực hiện. Tiếp đó,
cần Phối hợp nhà trường với phụ huynh học sinh trong việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào hoạt động giáo dục trẻ nhằm điều chỉnh việc ứng
dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ sao cho đúng hướng và đạt hiệu
quả (biện pháp thứ 6). Đây chính là cơ sở để chuẩn bị cho việc xây dựng
kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm
non Tân Triều – Thanh Trì – Hà Nội vào những giai đoạn tiếp theo.


16

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề
xuất
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
Kiểm định nhận thức về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các
biện pháp đề xuất.
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm
Để tiến hành đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các
biện pháp đề xuất trên đây, chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm bằng
phương pháp điều tra thông qua phiếu xin ý kiến dành cho Lãnh đạo
trường mầm non Tân Triều và các GV ở trường mầm non Tân Triều.
3.4.3. Nội dung và phương pháp khảo nghiệm
Tổng số người được xin ý kiến: 60 người (Trong đó: CBQL nhà
trường: 03; Giáo viên: 57)

Số phiếu thu về: 60 phiếu. 60 phiếu này đều được trả lời đầy đủ (đánh
dấu đủ vào các ý được hỏi), nên khơng có phiếu nào bị loại.
Tổng hợp kết quả xử lý các phiếu hỏi được thể hiện ở các bảng 9,10
dưới đây:
Bảng 2.8: Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất
Mức độ cần thiết
Biện pháp

Rất cần thiết Cần thiết
SL

Không cần
thiết

%

SL

%

SL

%

Nâng cao nhận thức về ứng dụng
CNTT trong trong hoạt động giáo dục
40
trẻ cho CBQL, GV và phụ huynh học
sinh


66,7

20

33,3

0

0

Nâng cao kiến thức, kỹ năng tin học
45
cần thiết cho giáo viên

75

15

25

0

0

83,3

10

16,7


0

0

Tăng cường đầu tư CNTT phục vụ hoạt
động giáo dục trẻ

50


17

Mức độ cần thiết
Biện pháp

Rất cần thiết Cần thiết
SL

Không cần
thiết

%

SL

%

SL

%


Tăng cường chỉ đạo ứng dụng CNTT
55
trong hoạt động giáo dục trẻ

91,6

5

8,4

0

0

Đổi mới kiểm tra đánh giá quá trình và
kết quả ứng dụng CNTT trong hoạt 45
động giáo dục trẻ

75

15

25

0

0

Phối hợp nhà trường với phụ huynh

học sinh trong việc ứng dụng công nghệ 50
thông tin vào hoạt động giáo dục trẻ

83,3

10

16,7

0

0

Bảng 2.9: Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp
Biện pháp
Nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT
trong trong hoạt động giáo dục trẻ cho
CBQL, GV và phụ huynh học sinh
Nâng cao kiến thức, kỹ năng tin học cần
thiết cho giáo viên
Tăng cường đầu tư CNTT phục vụ hoạt
động giáo dục trẻ
Tăng cường chỉ đạo ứng dụng CNTT
trong hoạt động giáo dục trẻ
Đổi mới kiểm tra đánh giá quá trình và
kết quả ứng dụng CNTT trong hoạt động
giáo dục trẻ
Phối hợp nhà trường với phụ huynh học
sinh trong việc ứng dụng công nghệ thông
tin vào hoạt động giáo dục trẻ


Mức độ khả thi
Không khả
Rất khả thi Khả thi
thi
SL % SL
%
SL
%
45

75

15

25

0

0

40

66,7 20

33,3

0

0


50

83,3 10

16,7

0

0

45

75

15

25

0

0

48

80

10

16,7


2

3,3

55

91,6

5

8,4

0

0


18

3.4.4. Phân tích kết quả khảo nghiệm
Qua các bảng trên cho thấy: Đại đa số CBQL, GV đều đánh giá các
biện pháp mà đề tài đề xuất có tính cần thiết và khả thi tương đối cao và ở
mức độ tương đương nhau. Đặc biệt biện pháp Phối hợp nhà trường với
phụ huynh học sinh trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt
động giáo dục trẻ được đánh giá rất cao (83,3% ở mức độ cần thiết và
91,6% ở mức độ khả thi). Điều này chứng tỏ mối quan hệ giữa phụ huynh
và nhà trường có vai trị rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ mầm non.
Tuy nhiên, biện pháp Nâng cao kiến thức, kỹ năng tin học cần thiết cho
giáo viên lại được đánh giá ở mức độ khả thi là 66,7% cho thấy để biện

pháp này được thực hiện có hiệu quả thì chịu sự quyết định, sự tác động
ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan, chủ quan (đặc biệt là vấn đề
nguồn lực tài chính). Do đó đây là biện pháp rất cần thiết nhưng khó thực
hiện được triệt để và hiệu quả so với các biện pháp còn lại. Các biện pháp
còn lại đều được đánh giá mức độ cần thiết và khả thi cao.
Như vậy, số liệu trên đã cho phép khẳng định tính cần thiết và khả thi
của các biện pháp đề xuất ở mức khá cao, các biện pháp đề xuất là cần
thiết và có thể ứng dụng trong thực tiễn rất thuận lợi, dễ dàng đem lại hiệu
quả như mong muốn trong công tác quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt
động giáo dục trẻ ở trường mầm non Tân Triều – Thanh Trì – Hà Nội
Tiểu kết chương 3
Trong chương này tác giả đã đề xuất được 06 biện pháp quản lý ứng
dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non Tân Triều –
Thanh Trì – Hà Nội. Những biện pháp quản lý mà tác giả đề xuất ở trên
được đưa ra dựa trên cơ sở nghiên cứu nội dung và đặc điểm hoạt động
ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ trong điều kiện hiện nay;
nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác quản lý giáo dục nói chung, quản lý
ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ nói riêng và việc vận dụng
trong điều kiện thực tiễn của trường mầm non Tân Triều – Thanh Trì – Hà
Nội. .


19

Q trình đề xuất đã đảm bảo tính pháp lý, tính hệ thống, tính hiệu
quả và tính thực tiễn của các biện pháp. Việc khảo nghiệm cho thấy tính
cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Các biện pháp được đề xuất khi
triển khai áp dụng một mặt phải được triển khai một cách kịp thời, đồng
bộ, thường xuyên trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện các
nhiệm vụ mỗi giai đoạn, mỗi năm học.

Tuy vậy, các biện pháp đề xuất mới chỉ được khẳng định qua khảo
nghiệm nên được triển khai áp dụng cần thực hiện linh hoạt, sáng tạo và có
những điều chỉnh thích hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong quản
lý.


20

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Công nghệ thông tin hiện nay được sử dụng phổ biến và có tác động
mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó, việc ứng
dụng cơng nghệ thơng tin trong lĩnh vực giáo dục nói chung và cơng tác
quản lí và giáo dục mầm non nói riêng đang ngày càng trở nên cấp thiết.
Thực tế công tác tại trường mầm non Tân Triều trong những năm qua, đặc
biệt là năm học 2015-2016, việc ứng dụng CNTT được lãnh đạo nhà
trường, toàn thể giáo viên trong đơn vị rất quan tâm, việc ứng dụng CNTT
trong giáo dục mầm non đã đem lại nhiều kết quả to lớn cả trong nhận
thức, lề lối làm việc, hiệu quả công tác của các bộ phận, tổ chức đoàn thể,
từng cá nhân trong trường mầm non Tân Triều từng bước được nâng cao
và đi vào nề nếp.
Ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục mầm non là yêu cầu tất
yếu, bắt buộc đối với tất cả đội ngũ giáo viên trong thời đại ngày nay để
theo kịp với sự phát triển của thời đại mới - thời đại CNTT.
Luận văn của tác giả đã nghiên cứu, tổng thuật những nội dung lý
luận cơ bản về CNTT, ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục mầm non
và quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục mầm non. Qua đó,
luận văn cũng nghiên cứu và đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
công tác quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục mầm non.
Luận văn đã nghiên cứu, điều tra, đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT

và quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục mầm non ở trường
mầm non Tân Triều hiện nay, tìm hiểu thực trạng những yếu tố ảnh hưởng
đến công tác quản lý ứng dụng. Qua đó, chúng tơi đã đánh giá một cách
khái quát nhất về thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo
dục mầm non tại nhà trường: những điểm mạnh, những điểm còn hạn chế,
nguyên nhân của những hạn chế là cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lý
ở chương 3 của luận văn.


21

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, đề tài đã đề xuất
06 quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục mầm non.
Các biện pháp này được xây dựng có cơ sở lý luận và phù hợp với tình
hình thực tiễn của nhà trường.
Kết quả khảo nghiệm các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong
hoạt động giáo dục mầm non tại trường mầm non Tân Triều cho thấy các
biện pháp này đều có tính cấp thiết và khả thi cao. Kết quả nghiên cứu là
tin cậy và hữu ích cho trường mầm non Tân Triều – Thanh Trì – Hà Nội
trong cơng tác quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục mầm
non.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Phòng Giáo dục vả Đào tạo Huyện Thanh Trì
Cung cấp các trang thiết bị phục vụ việc ứng dụng CNTT cho các đơn
vị trường học như: máy phô tô, máy chiếu Projector, ti vi... Quan tâm
nhiều hơn nữa trong việc đầu tư cơ sở vật chất theo đề án trường chuẩn của
đơn vị.
Thành lập Website riêng của Phịng GD&ĐT để thơng tin liên lạc
giữa Phịng GD&ĐT đến trường và ngược lại được nhanh chóng, kịp thời
hơn, đồng thời các đơn vị tiện trong việc gửi, nhận 1 số thơng tin cần xử lí

gấp.
Tổ chức các hoạt động có ứng dụng CNTT để các đơn vị được tham
gia trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Coi việc ứng dụng CNTT là
chỉ tiêu thi đua quan trọng của các đơn vị có điều kiện thuận lợi trên địa
bàn huyện.
2.2. Đối với Ban giám hiệu
- Nhà trường cần huy động các nguồn lực để trang bị thêm CSVC, xây
dựng các phịng học, đầu tư thêm máy tính, mạng máy tính cho nhà trường
đồng thời thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị máy tính
hiện đại, máy tính, mạng máy tính cho nhà trường.


22

- Tăng cường chỉ đạo, giao kế hoạch, kiểm tra, đánh giá các cá nhân,
tổ nhóm chun mơn ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục mầm non.
Để từ đó có kế hoạch rút kinh nghiệm và tiến hành điều chỉnh kịp thời. Có
những hình thức động viên, khen thưởng các cá nhân, tổ, nhóm thực hiện
tốt, hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục mầm non.
- Tạo mọi điều kiện về thời gian và vật chất để đội ngũ GV được đi
học, đi tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về CNTT và ứng
dụng các phần mềm mô phỏng, minh họa, xây dựng và sử dụng GAĐT, ...
vào hoạt động giáo dục mầm non. Kết nối mạng Internet tốc độ cao để
CBQL, GV tra cứu, tìm kiếm tài liệu, bài giảng hay, để nâng cao chất
lượng dạy và học trong trường mầm non Tân Triều.
- Để đảm bảo có sự thơng tin liên lạc kịp thời đến giáo viên, trường
mầm non Tân Triều cần sử dụng địa chỉ mail, hệ thống trang Web của
trường, đặc biệt là phần mềm office (Văn phòng trực tuyến – phần mềm
hiện nay được Sở GD&ĐT Hà Nội và một số đơn vị trường học trên địa
bàn thành phố đang triển khai khá hiệu quả. Tại đây, mọi cơng tác quản lí

của một cán bộ quản lí được tích hợp khá đầy đủ và tiện lợi như: lập lịch
công tác, trao đổi thông tin: đi - đến, chia sẽ hồ sơ tại liệu, lưu trữ và xử lí
cơng văn, quản lí nhân sự...)
2.3. Đối với giáo viên
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và các phần
mềm Tin học với giáo viên là giáo viên Tin học và những giáo viên có kỹ
năng tốt về Tin học của trường, theo hình thức trao đổi giúp đỡ lẫn nhau,
tập trung chủ yếu vào những kỹ năng mà giáo viên cần sử dụng trong quá
trình soạn giảng hàng ngày như lấy thông tin từ các trang Web phổ biến và
thông dụng, các bước soạn một bài trình chiếu, các phần mềm thơng dụng,
cách chuyển đổi các loại phông chữ, cách sử dụng một số phương tiện như
máy chiếu, máy quay phim, chụp ảnh, cách thiết kế bài kiểm tra...
- Định hướng cho giáo viên luôn có ý thức sưu tầm tài liệu hướng dẫn
ứng dụng CNTT hiệu quả, bộ phận chuyên môn nghiên cứu chọn lọc photo


23

phát cho giáo viên (bằng cách làm này nhà trường đã có nhiều tài liệu hay,
dễ thực hành cho giáo viên sử dụng như: tài liệu hướng dẫn soạn giáo án
Power Point, hướng dẫn sử dụng máy chiếu, hướng dẫn thiết kế bài giảng
điện tử E-Learning, E Mind Maps, Lecture Maker, Photo Story...)
- Giáo viên cần tích cực tham gia các cuộc thi ứng dụng CNTT do
trường, ngành tổ chức. Bởi vì khi tham gia bất cứ cuộc thi nào yêu cầu sản
phẩm cũng đòi hỏi người tham gia cuộc thi phải có sự đầu tư nhiều hơn về
thời gian, công sức, chất xám và cả việc phải học hỏi ở những người giỏi
hơn. Như vậy, vơ hình chung cả việc rèn kỹ năng, tự học và học hỏi đồng
nghiệp đều được đẩy mạnh.
- Khuyến khích cán bộ giáo viên trong nhà trường kết nối Internet,
mua Dcom 3G theo chương trình khuyến mại dành riêng cho ngành giáo

dục.
- Để tăng cường kĩ năng sử dụng vi tính, ứng dụng cơng nghệ thông
tin và tạo nguồn tư liệu phong phú cho mỗi cán bộ, giáo viên, nhà trường
cần tiến hành tập huấn công nghệ thông tin cho giáo viên, hướng dẫn các
kinh nghiệm về truy cập Internet, kĩ năng sử dụng các phần mềm soạn
giảng, khuyến khích cán bộ, giáo viên tham gia trang Violet, tạo các trang
Web con (thừa kế từ Violet) để upload giáo án, tài liệu, bài giảng...tạo
thành một nguồn tài nguyên phong phú phục vụ cho công tác tra cứu, tham
khảo, giảng dạy; thực hiện gửi và trao đổi thư từ, thông tin giữa các thành
viên của trang Web. Đặc biệt từ năm học 2015-2016, nhà trường đã xây
dựng Website riêng, tại đây đã tạo ra một nguồn tài liệu mở gồm các thư
mục như: chuyên đề, đề cương ôn tập, thư viện phần mềm, thư viện bài
giảng, thư viện đề thi...tại đây cán bộ giáo viên có thể tra cứu, tham khảo,
gởi lên các tài liệu mà mình có, tạo ra nguồn tài liệu phong phú phục vụ
cho cơng tác quản lí và giảng dạy cho những năm học tiếp theo.



×