Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Thực trạng quản trị hoạt động tại công ty CP đầu tư xây dựng và phát triển công nghiệp đông dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.91 KB, 5 trang )

(Bài tập được thực hiện dựa trên các thông tin của doanh nghiệp chúng
tôi (tình huống giả định): Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công
nghiệp Đông Dương; Ngành nghề chính của công ty: kinh doanh và đầu tư bất
động sản; tư vấn đầu tư phát triển công nghiệp và thi công xây dựng; khai thác
và chế biến khoáng sản; sản xuất và kinh doanh nông - lâm sản, xúc tiến thương
mại - tổ chức hội chợ, triển lãm,…)
1. Những yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động sản xuất và tác nghiệp
hiện nay tại công ty của chúng tôi.
* Những yếu tố bên ngoài có tính chất ảnh hưởng chung đến các doanh
nghiệp:
- Các cơ chế chính sách của Nhà nước, của các Bộ (Bộ Công thương; Bộ
Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Xây dựng,
…) và UBND các tỉnh, thành phố;
- Những biến động, thay đổi của tình hình tài chính của thế giới (chứng
khoán; giá dầu thô,…); tình hình chính trị (không ổn định có thể gây cản trở về
thị trường xuất nhập khẩu; giá vàng tăng,…);
- Việc tăng lãi suất, thắt chặt tín dụng của ngân hàng. Việc tiếp cận các
nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước và nước ngoài.
* Những yếu tố bên ngoài có tính chất ảnh hưởng đến doanh nghiệp của
chúng tôi:
- Các văn bản pháp quy mới, bổ sung hoặc thay thế của các Bộ, ngành
hoặc UBND các tỉnh, T.p liên quan đến các hoạt động như: khai thác khoáng
sản; đầu tư bất động sản; xây dựng,…
- Nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước về sản phẩm của công ty,
như: cà phê, hạt điều, hồ tiêu, cao su, chè,…;
- Các yếu tố xã hội như việc thay đổi niềm tin về sản phẩm, việc thay đổi
mức thu nhập hoặc việc xu hướng tiếp cận đến các nhà cung cấp nước ngoài;


- Nguồn nguyên liệu đầu vào hạn chế, ảnh hưởng nhiều do các nhà cung
cấp ở địa phương;


- Số lượng các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào thị trường VN (công ty
có các đơn đặt hàng về cung cấp dịch vụ tư vấn, chuyển giao công nghệ, liên
doanh liên kết,…);
- Mối quan hệ của công ty đối với chính quyền địa phương (VD: chi cục
thuế, chi cục quản lý thị trường,…);
- Lực lượng cán bộ nhân viên của công ty không ổn định, dễ bị điều
chuyển (do các lý do khách quan: nhu cầu về cơ hội thăng tiến; lương bổng và
những vấn đề khác của người lao động). Các cán bộ trẻ, nhiệt tình với công việc,
kinh nghiệm chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc.
2. Những lựa chọn ưu tiên cạnh tranh thích hợp nhất cho doanh nghiệp
hiện nay:
- Tăng quy mô vốn để tăng cường khả năng cạnh tranh bằng việc liên
doanh, liên kết với các công ty nước ngoài;
- Tập trung vào các thế mạnh sẵn có và là sở trường của công ty, đó là các
lĩnh vực khai thác, sản xuất và chế biến khoáng sản, nông - lâm sản (lý do: công
ty đã hoạt động trong lĩnh vực này đã nhiều năm, được sự ủng hộ của chính
quyền địa phương; có thị phần lớn trong thị trường nội địa,…); Khai thác thế
mạnh về quan hệ của lãnh đạo của công ty với các Bộ, ngành liên quan;
- Thực hiện việc marketing tổng thể thông qua việc liên doanh, liên kết
với các Tổng công ty, Tập đoàn lớn trong nước, sẽ giúp cho công ty quảng bá
được thương hiệu và có cơ hội tham gia tư vấn và đầu tư những dự án lớn, công
trình lớn (VD: dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên; dự án xây dựng Khu du
lịch sinh thái T.p Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh,….); Thực hiện chiến lược
marketing thị trường nước ngoài thông qua tham gia các đoàn công tác của
chính phủ, các Bộ; sử dụng hệ thống internet, tham gia các hội chợ, triển lãm
quốc tế,…. Áp dụng thương mại điện tử vào kinh doanh;


- Các sản phẩm của công ty mang tính thân thiện hoặc có lợi với môi
trường (việc đầu tư trồng cây nông - công nghiệp sẽ phủ xanh đồi trọc, tăng diện

tích trồng rừng trên địa bàn công ty hoạt động); giảm thiểu việc ô nhiễm môi
trường trong quá trình hoạt động sản xuất bằng việc đầu tư, thay thế các dây
chuyền, máy móc thiết bị cũ bằng những máy móc mới từ các nguồn vốn hỗ trợ
khuyến công của Bộ Công thương, khuyến nông của Bộ NN&PTNT; vốn vay từ
quỹ Môi trường của Bộ TN&MT; thay đổi công nghệ kinh doanh,….;
- Cung cấp dịch vụ khách hàng có chất lượng, chu đáo và thân thiện;
Nâng cao chất lượng của sản phẩm về tính tiện dụng, phổ thông, giá cả hợp lý,
phù hợp với mọi lứa tuổi và mở rộng các chủng loại sản phẩm (VD: sản phẩm cà
phê hòa tan, chè thanh nhiệt,…);
- Lựa chọn thị trường mục tiêu như tập trung đầu tư các dự án về bất động
sản ở các đô thị lớn (Hà Nội và T.p Hồ Chí Minh); những địa điểm có điều kiện
tự nhiên ưu đãi cho việc sản xuất, kinh doanh nông - lâm sản (Đắc Lắc, Đắc
Nông, Lâm Đồng,….);
- Hiện tại, các doanh nghiệp ở VN chế biến sâu về khoáng sản chưa nhiều,
công ty sẽ tập trung vào lĩnh vực này; Ngoài ra tiến hành xây dựng và bảo hộ
thương hiệu của công ty; Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng (thông qua Cục
Quản lý cạnh tranh của Bộ Công thương).
3. Các điều kiện cần thiết bên trong của doanh nghiệp để thực hiện các lựa
chọn ưu tiên kể trên. Hệ thống sản xuất và tác nghiệp đóng góp trong việc đạt
được các ưu tiên cạnh tranh này.
* Yếu tố con người:
- Những người đứng đầu trong công ty, trong đó năng lực quản lý, điều
hành phải có mối quan hệ mật thiết với nhau; người lãnh đạo đòi hỏi phải có tầm
nhìn chiến lược và dài hạn trong việc đưa ra quyết định có lợi ích lâu dài cho
công ty;
- Những cán bộ, nhân viên trong công ty: phải được thường xuyên tập
huấn, đào tạo và có trình độ học vấn cao; có điều kiện phát triển và nâng cao


năng lực quản lý doanh nghiệp; Công ty phải tạo được động lực làm việc cho

đội ngũ cán bộ có tri thức có sự nhiệt tình, sáng tạo phục vụ lâu dài cho công ty;
Nâng cao tính kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp;
- Những công nhân trực tiếp tham gia sản xuất, thi công: đòi hỏi được đào
tạo nghề cơ bản và có tay nghề cao. Nâng cao tính kỷ luật lao động và tác phong
công nghiệp;
* Yếu tố thiết bị, máy móc:
- Máy móc hiện đại, đáp ứng được yêu cầu về sản xuất, kinh doanh. Các
thiết bị, máy móc không lạc hậu; giảm thiểu việc gây ô nhiễm môi trường.
- Sự hiểu biết và thay đổi về khoa học công nghệ;
Và các yếu tố khác.
4. Những rào cản trong quá trình triển khai các chiến lược cạnh tranh
- Hạn chế về nguồn lực tài chính; Không tiếp cận được các nguồn vốn hỗ
trợ, vốn vay ưu đãi của Nhà nước, các quỹ đầu tư trong ngoài nước;
- Không được hỗ trợ từ chính sách bảo hộ của Nhà nước (ưu đãi độc
quyền; bảo hộ hàng rào thuế quan;….). Những cơ chế phòng vệ thương mại
được sử dụng ở các nước sẽ gây khó khăn trong việc công ty tiếp thị sản phẩm
của mình ra thị trường nước ngoài;
- Việc gia nhập WTO và chính thức trở thành nền kinh tế thị trường sẽ
khiến cho công ty gặp nhiều khó khăn trong việc hòa nhập, thích ứng và phát
triển trong “thế giới phẳng”.
- Giá xăng, dầu không ổn định sẽ khiến cho hoạt động sản xuất, kinh
doanh của công ty bị ảnh hưởng;
- Những chính sách tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên ảnh hưởng
đến việc sản xuất, kinh doanh của công ty;
- Có nhiều nhà cung cấp các sản phẩm cùng loại trên thị trường trong
nước (như cà phê Highland; cà phê Trung Nguyên, cà phê Mai; Cao su Đồng
Nai,…);


- Thị trường nước ngoài yêu cầu cao về mẫu mã sản phẩm, bản sắc văn

hóa; tính sáng tạo cao và giá cả;
- Thiếu nguồn thông tin từ các đối thủ cạnh tranh; Thiếu lượng khách
hàng trung thành với các phân khúc sản phẩm mới của công ty. Không có hệ
thống khoa học và khả năng chi tài chính trong việc nghiên cứu, tìm hiểu tham
quan và khảo sát thị trường nước ngoài.
- Việc xử lý thông tin của cán bộ, nhân viên của công ty còn yếu kém.
Ngân hàng dữ liệu phục vụ cho công việc chưa được đầu tư bài bản;
- Bị động trong việc đưa ra các dự báo thị trường trong công ty;
- Chiến lược cạnh tranh đòi hỏi có tính bài bản từ những ngày đầu công ty
khởi nghiệp và phải mang tính dài hạn dựa trên sự khác biệt của sản phẩm và
dịch vụ hỗ trợ hoàn hảo hậu mãi.
Hà Nội, 24/05/2009
Lưu Anh Tuấn



×