Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

SỰ hấp THỤ nước và MUỐI KHOÁNG ở rễ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.17 KB, 2 trang )

ThS. Phan Tấn Thiện – GV chuyên luyện thi THPT Quốc gia tại TP. Huế

SĐT: 0961.55.19.19

TÀI LIỆU LUYỆN THI THPT QUỐC GIA
Môn: SINH HỌC
Chuyên viết sách luyện thi Sinh học

SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ

Họ, tên thí sinh: …………………………………………………….
Số báo danh: ………………………………………………………..
Câu 1: Cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua bộ phận nào?
A. Miền bần.
B. Miền lông hút.
C. Miền sinh trưởng.
D. Đỉnh sinh trưởng.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông
hút?
A. Hấp thụ nước chỉ theo cơ chế chủ động.
B. Hấp thụ khoáng chỉ theo cơ chế thụ động.
C. Hấp thụ nước theo cơ chế thụ động hoặc chủ động.
D. Hấp thụ khoáng theo cơ chế thụ động hoặc chủ động.
Câu 3: Lông hút rất dễ gẫy và sẽ tiêu biến ở môi trường
A. quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxi.
B. quá nhược trương, quá axit hay thiếu oxi.
C. quá nhược trương, quá kiềm hay thiếu oxi.
D. quá ưu trương, quá kiềm hay thiếu oxi.
Câu 4: Nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo các con đường nào?
A. Xuyên qua tế bào chất của của các tế bào vỏ rễ vào mạch gỗ.
B. Con đường tế bào chất và con đường gian bào.


C. Qua lông hút vào tế bào nhu mô vỏ, sau đó vào trung trụ.
D. Đi theo khoảng không gian giữa các tế bào vào mạch gỗ.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây sai khi nói đến sự hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào rễ tế bào lông
hút?
I. Sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút chỉ theo cơ chế thụ động.
II. Sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút chỉ theo cơ chế chủ động.
III. Sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động hoặc chủ động.
IV. Các ion khoáng có thể xâm nhập vào tế bào rễ cây theo hai cơ chế: thụ động và chủ động.
Phương án trả lời đúng là
A. I, IV.
B. II, III.
C. II, IV.
D. I, III.
Câu 6: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói đến sự hấp thụ ion khoáng từ đất
vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động?
I. Không cần tiêu tốn năng lượng.
II. Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao sang tế bào lông hút có nồng độ thấp.
III. Chỉ một số ion khoáng có thể xâm nhập vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động.
IV. Ở cơ chế thụ động, ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút chỉ đi theo con đường tế bào chất.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 7: Nước di chuyển từ môi trường nhược trương (thế nước cao) trong đất vào tế bào lông hút (và
các tế bào biểu bì còn non khác), nơi có dịch bào ưu trương (thế nước thấp hơn). Dịch của tế bào biểu bì
rễ (lông hút) là ưu trương so với dung dịch đất là do nguyên nhân nào dưới đây?
I. Quá trình thoát hơi nước ở lá hút nước từ phía trên, làm giảm hàm lượng nước trong tế bào lông hút.
II. Nồng độ các chất tan (sản phẩm chuyển quá trình chuyển hóa vật chất trong cây, các ion khoáng
được rễ hấp thụ vào) cao.
III. Nồng độ các chất tan trong môi trường đất cao hơn trong tế bào rễ nên nước từ môi trường đất di

chuyển vào tế bào lông hút.
IV. Lượng nước trong môi trường đất lớn hơn rất nhiều so với tế bào lông hút nên nước di chuyển từ
đất vào tế bào lông hút.
/>Trang 1/2


ThS. Phan Tấn Thiện – GV chuyên luyện thi THPT Quốc gia tại TP. Huế

SĐT: 0961.55.19.19

A. I, II.
B. I, III.
C. II, IV.
D. III, IV.
Câu 8: Các ion khoáng từ đất xâm nhập vào tế bào rễ cây không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Môi trường đất có nồng độ các ion khoáng cao hơn môi trường tế bào lông hút.
B. Có thể di chuyển ngược chiều građien nồng độ.
C. Có thể không cần tiêu tốn năng lượng ATP.
D. Không chịu tác động bởi các nhân tố ngoại cảnh.
Câu 9: Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói đến cơ chế hấp thụ nước ở rễ
cây?
I. Bằng con đường gian bào, nước và các ion khoáng không thể xâm nhập trực tiếp vào mạch gỗ vì bị
đai Caspari ở nội bì chặn lại.
II. Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút diễn ra theo cơ chế giống nhau.
III. Quá trình hấp thụ nước ở rễ cây phải tiêu tốn năng lượng ATP từ hô hấp.
IV. Sự hấp thụ ion khoáng phải gắn liền với quá trình hấp thụ nước.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 10: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về sự hấp thụ nước và các ion
khoáng từ đất vào rễ?
I. Nước được hấp thụ từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thẩm thấu: từ môi trường nhược trương
đến môi trường ưu trương của tế bào rễ cây nhờ vào sự chênh lệch áp suất thẩm thấu.
II. Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây có thể theo cơ chế thụ động hoặc chủ động.
III. Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây một cách chọn lọc có thể theo cơ chế chủ động: di
chuyển ngược chiều gradient nồng độ và không cần năng lượng.
IV. Dòng nước đi từ đất vào tế bào lông hút, rồi xuyên qua các tế bào vỏ rễ vào mạch gỗ của rễ theo
con đường gian bào và con đường tế bào chất.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
------------------HẾT------------------

/>
Trang 2/2



×