MARKETING THỜI TRANG
Đề tài: Xây dựng chiến lược Marketing cho thương hiệu thời
trang New Style
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, nền kinh tế của đất nước đang phát triển rất nhanh, thu nhập của người
dân đã được nâng cao rất nhiều. Cùng với quá trình đó, nhu cầu tiêu dùng của
người dân cũng tăng mạnh cả về lượng và chất. Nhiều chục năm trước đây, chúng
ta mới chỉ có ước mơ là “ăn no mặc ấm” thì bây giờ mọi chuyện đã thay đổi.Mọi
người đều có một cách suy nghĩ là “ăn ngon mặc đẹp”. Đó cũng chính là một mục
tiêu mà cuộc sống hiện đại mang lại. Trong đại bộ phận những người này thì tầng
lớp thanh niên chiếm một tỷ lệ tương đối lớn. Những người này đến với thời trang
với một mong muốn rất chính đáng đó là làm đẹp cho bản thân và thể hiện sự tôn
trọng đối với người khác. Do khách hàng là giới trẻ nên họ có con mắt thẩm mỹ rất
cao mặt khác mặt hàng may mặc cho giới trẻ là mặt hàng có sự thay đổi nhanh của
thị hiếu khách hàn. Trong suy nghĩ với tư cách là người chủ dự án thì tôi luôn
mang trong mình một tinh thần mới mẻ, sang tạo nhằm đem đến cho khách hàng sự
lựa chọn tốt nhất.
Nhận thức được rằng là một cửa hàng mới xuất hiện trên thị trường nên tôi muốn
tạo cho mình một sự khác biệt, một sự mới mẻ trong ngành thời trang Việt Nam.
Như thế, khách hàng mới sẽ đón nhận và ủng hộ mình một cách nhiệt tình nhất. Do
đó đòi hỏi thương hiệu phải có sự khác biệt hoá trong tất cả mọi lĩnh vực từ chất
lượng đến phong cách phục vụ và cả cách bố trí cửa hàng. Những điều này sẽ được
tôi đề cập kĩ trong những phần sau của dự án.
Vài nét sơ lược về thương hiệu:
Logo thương hiệu
Tên thương hiệu: New Style ( Phong cách mới)
Lĩnh vực kinh doanh: Thời trang
Sản phẩm kinh doanh: Quần áo nam nữ thời trang, các sản phẩm thời trang nhóm
như: áo phông,váy, jeans, mũ, dây thắt lưng, dày, túi xách,..
Mô hình doanh nghiệp: Chuỗi cửa hàng
B. PHẦN NỘI DUNG
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1
Khái niệm chiến lược marketing:
Chiến lược marketing về cơ bản thường được triển khai chung quanh 4 yết tố,
thường được gọi là 4Ps cho dễ nhớ: Sản phẩm (product), Giá (price), Xúc tiến
thương mại hay Truyền thông (promotion) và Kênh phân phối (place). Tuỳ vào tình
hình thực tế của thị trường mà người ta vận dụng một hay nhiều yếu tố để thực
hiện chiến lược thị trường.
Các doanh nghiệp mà sản phẩm chủ yếu là sản phẩm dịch vụ thường có xu hướng
triển khai từ 4 yếu tố chính nầy thành 7 yếu tố (và được gọi là 7P) để phản ánh sự
chú tâm của mình đối với sự đặc thù của sản phẩm dịch vụ: Sản phẩm (product),
Giá (price), Xúc tiến thương mại hay Truyền thông (promotion), Kênh phân phối
(place), Con người (people), Qui trình (process) và Chứng minh thực tế (physical
evidence).
1.2
Vai trò của chiến lược marketing:
Marketing có vai trò là cầu nối trung gian giữa hoạt động của doanh nghiệp và thị
trường, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp hướng đến thị trường, lấy thị
trường làm mục tiêu kinh doanh. Nói cách khác, Marketing có nhiệm vụ tạo ra
khách hàng cho doanh nghiệp. Sử dụng Marketing trong công tác kế lập hoạch
kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp thực hiện phương châm kế hoạch phải xuất
phát từ thị trường.
Chiến lược Marketing giúp giải quyết các vấn đề:
•
•
•
•
Xác định sản phẩm, thị trường, kênh phân phối
Phân tích môi trường cạnh tranh và những tình huống kinh doanh
Định hướng chiến lược cạnh tranh
Con đường rõ ràng và những hoạt động cụ thể giúp tăng doanh số, thị phần
và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
PHẦN II: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING
1.Nghiên cứu thị trường:
Ngày nay, nhu cầu làm đẹp đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống
của bạn. Đáp ứng được sự đòi hỏi này thì các nhà kinh doanh thời trang đã nghiên
cứu, nhanh chóng nắm bắt được thị hiếu khách hàng nhằm tung ra những sản phẩm
ngày càng phong phú đa dạng cả về chất liệu và mẫu mã. Hiện nay, thời trang ngày
càng được nhiều doanh nghiệp trẻ quan tâm hơn, thu hút sự chú ý của nhiều người
vào lĩnh vực kinh doanh ngành hàng này với sự ra đời của nhiều nhãn hiệu tên tuổi
trong và ngoài nước như: Ninomax, Blue Exchange, Nem… và kể cả các mặt hàng
không tên tuổi khác được nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan…đang tràn ngập thị
trường nước ta.
Có thể nói, thị trường cạnh tranh ngành thời trang hiện nay là sự chạy đua giữa các
thương hiệu nội và ngoại. Thị trường hàng trong nước Ngoài việc tung ra thị
trường nhiều mẫu mã mới, các nhãn hàng thời trang còn tự làm mới mình bằng
việc sử dụng các gam màu tươi trẻ và chất liệu mới lạ đã thực sự thu hút được
khách hàng, đặc biệt là giới trẻ.
* Đa dạng thị trường thời trang Theo một số chủ sạp quần áo ở chợ Đồng Xuân,
Hà Nội các loại quần áo may sẵn luôn được số đông khách hàng, đặc biệt là giới
trẻ ưa chuộng do kiểu dáng và chất liệu phù hợp với thị hiếu, giá cả vừa phải. Hiện
nay, chỉ cần từ 30.000 - 45.000, người mua có thể chọn cho mình một chiếc áo
thun, áo kiểu ưng ý. Riêng quần Jean thì có giá từ 90 - 110 ngàn đồng/chiếc tùy
kiểu dáng, chất liệu. Hàng mới về mỗi ngày, mẫu mã thay đổi liên tục (mỗi ngày có
gần 10 kiểu mới) nên người mua tha hồ chọn lựa. Các loại áo yếm, áo cặp, áo dây...
được may trên nền vải katê, cotton và thun với những gam màu nóng như cam,
vàng, cốm... hiện đang bán rất chạy. Mặc dù hàng chợ có nhiều chủng loại như thế,
nhưng nếu biết cách, người mặc vẫn có thể tạo cho mình một phong cách riêng.
* Các thương hiệu vào cuộc Cùng với làn sóng ồ ạt của thời trang Hồng Kông, Hàn
Quốc..., để cạnh tranh, các công ty thời trang trong nước cũng tung ra thị trường
nhiều bộ sưu tập mới. Một nhân viên cửa hàng thời trang Việt Nino Maxx tại
TP.Hà Nội cho biết, mùa hè năm nay, công ty cho ra đời bộ sưu tập với gần 100
mẫu thiết kế dành cho áo thun, quần Jean. Các mẫu thiết kế này được thể hiện trên
nền vải Pointtelle và Melange 100% cotton, với những kiểu áo dây, sát nách, ngắn
tay rất thích hợp cho mùa hè. Cùng với Nino Maxx, các nhãn hàng thời trang khác
như: Blue Exchange, Sifa PT, PT Collection... cũng giới thiệu nhiều mẫu thiết kế
mới với chất liệu vải voan, linen, taffta là những loại vải thoáng mát, nhẹ, thích
hợp với khí hậu nóng. Chị Nguyên, nhân viên cửa hàng thời trang Sifa trên đường
30-4 cho biết: "Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, thương hiệu nào muốn
trụ được trên thị trường thì phải biết tự làm mới mình. Các kiểu thời trang của Sifa
có nét sang trọng, luôn tạo được phong cách riêng biệt nên rất được nhiều người ưa
thích".
Thị trường hàng nhập khẩu: Không chỉ có ở chợ, các cửa hàng bình dân chuyên
bán quần áo may sẵn ở các shop thời trang Hồng Kông, Hàn Quốc... cũng nhộn
nhịp không kém. Những mẫu thời trang mới nhất trong tháng đều được cập nhật,
đóng thành cuốn để khách hàng dễ chọn lựa. Các mẫu được giới trẻ ưa chuộng mùa
hè năm nay là áo thun bo tay liền; áo thun phối các tông màu lạnh như vàng chanh,
trắng bạc; áo dây voan in hoa; quần Jean thì màu xanh đen và màu đen là hai màu
bán chạy nhất. Ngoài ra, thời trang hiphop của Hồng Kông như những chiếc quần
thụng, áo thun rộng cũng đang rất hút hàng. Tuy không cầu kỳ, nhưng hầu như các
mẫu quần áo Hồng Kông tung ra thị trường đều được ưa chuộng. Ngoài ra, khi kể
đến hàng nhập khẩu, chung ta không khỏi nhắc đến một ông lớn đang làm mưa làm
gió trên thị trường nước ta nhờ giá thấp và mẫu mã đẹp, thời trang là: hàng Trung
Quốc. Phần lớn hàng Trung Quốc bán trên thị trường có xuất xứ từ Quảng Châu và
đang được tiêu thụ mạnh. Để đánh hàng về, nhiều người chọn cách "mục sở thị",
sang tận nơi chọn, mua hàng. Tìm được đúng nhà cung cấp, để có giá mềm nhất,
hàng "hot" nhất là những gì nhà buôn mong muốn.
Mặt khác, một cách đặt hàng tiết kiệm thời gian, công sức và đang rất "thịnh" với
giới trẻ là qua các trang web quảng cáo của Trung Quốc như taobao.com,
paipai.com, lelefushi.com...Ai không thành thạo tiếng Trung thì qua các trang web
này chọn hàng, rồi qua các đối tượng trung gian để đặt cọc tiền và tiến hành các
hợp đồng giao nhận. Nhiều người làm ăn phát đạt nhờ phát triển dịch vụ đặt hàng
qua mạng này. Giới sành mặc thường tìm được nhiều hàng "hot" nhất tại đây. Có
thể nói, muốn chen chân vào thị trường thời trang là một điều không mấy dễ dàng
thì việc có một chỗ đứng an toàn trong thị trường này lại càng khó hơn. Vì vậy, khi
quyết định chọn ngành hàng này, nhóm chúng tôi đã tìm hiểu, cân nhắc, phân tích
kĩ lưỡng để tiến hành phân khúc và chọn ra một thị trường mà chúng tôi cho là
tiềm năng nhất như sau.
2.Phân khúc thị trường và chọn khách hàng mục tiêu:
2.1 Phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu:
Như đã thấy, sự phong phú của các mặt hàng quần áo cũng đủ để phản ánh sự đa
dang trong thị hiếu của người tiêu dùng về mặt hàng này. Mỗi cá nhân với độ tuổi,
phong cách, tầng lớp khác nhau đem lại cho ta những nhu cầu, thị hiếu khác nhau;
với mục đích sử dụng khác nhau cũng tạo nên những trang phục khác nhau. Ở đây,
công ty chúng tôi sẽ nhắm đến giới trẻ (từ 13-35 tuổi) là nhóm có tỉ lệ phần trăm
tiêu dùng cho mặt hàng này cao nhất.
Trong phân khúc này, chúng tôi lại chia thành 4 phân khúc nhỏ như sau: Thời
trang công sở, đi học Thời trang hàng ngày Người lớn (Từ 20-35 tuổi ) Người lớn
(Từ 20-35 tuổi) 37% 38% Thời trang đi học Thời trang hàng ngày Tuổi teen (Từ
13-20 tuổi) Tuổi teen (Từ 13-20 tuổi) 15% 20%
Khách hàng mục tiêu: giới tuổi teen từ 13-20 tuổi với trang phục hàng ngày, đi
chơi, đi pic nic hay đi tiệc cùng bạn bè.
2.2.Lý do chọn đối tượng mục tiêu khách hàng:
Cách đây khoảng vài năm, thời trang dành cho tuổi teen còn rất hiếm. Nhưng hiện
nay, tại Hà Nội, ngày càng có nhiều cửa hàng thời trang chuyên kinh doanh quần
áo kết hợp các phụ kiện đi kèm mang phong cách teen. Chúng tôi nhận thấy rằng
đây là một thị trường đầy tiềm năng nhưng đáng tiếc, các doanh nghiệp thời trang
trong nước dường như không mặn mòi... Teen theo phong cách ngoại Tại Hà Nội,
dễ dàng nhận thấy phong cách teen ở các shop thời trang, các trung tâm mua sắm
như Diamond, Parkson... “Tư duy” ăn mặc của tuổi teen chủ yếu hình thành từ
phim ảnh, có thể tạm chia thành những nhóm sau: Trung Quốc “hiền hiền” theo
tuýp baby. Theo phong cách Hàn Quốc thì chuộng kiểu phối màu ton sur ton.
Riêng gu Nhật Bản lại thể hiện cá tính mạnh của người mặc với “tả pí lù” màu sắc,
phụ trang đi kèm.
Ngoài ra còn có phong cách hiphop, quần thụng, áo rộng, hoặc quần rằn ri. Hiện
nay teen rất chuộng phong cách thời trang theo kiểu “hoàng tử, công chúa, baby”.
“Mốt Harajuku”, theo phong cách Nhật Bản cũng đang rất thịnh, nhưng chỉ với con
“nhà giàu”. Dù có thể gây sốc cho những bậc phụ huynh, nhưng phải nhìn nhận
một thực tế là các bạn tuổi teen có nhu cầu thể hiện bản thân mình qua trang phục.
Tuy nhiên, hang việt Nam ít mẫu mã, dễ đụng hàng, đường may quá kém. Muốn
có hàng “độc”, phải đặt gia công theo mẫu với số lượng nhiều, nhưng giá quá cao
so với hàng Trung Quốc. Doanh nghiệp VN chỉ mới... ngắm đối tượng. Trong khi
đó, thời trang trong nước dành riêng cho tuổi teen thì “tìm đỏ con mắt” cũng không
ra. Một vài thương hiệu dành cho giới trẻ như Nino Maxx, Sea fashion, Foci... thì
tuổi teen bị “lẫn” trong giới trẻ nói chung. Có lẽ hiện nay, chỉ có nhãn hiệu Molo
có thiết kế thời trang chuyên biệt cho tuổi teen. màu sắc vải theo yêu cầu của teen.
Nếu chỉ khai thác loại vải hiện nay mà May đang có, chắc chắn sẽ bị teen... chê vì
quá già! Chưa hết, dù đã thiết lập nhãn hiệu dành riêng cho teen là MMT, dù đã
qua ba mùa “Tuần lễ thời trang” có giới thiệu những thiết kế đặc biệt cho teen, dù
có kế hoạch cho cửa hàng “đồ sộ” cho teen, nhưng đến thời điểm này, MMT chỉ ra
mẫu “nhỏ giọt” và chưa có shop nào "xuất đầu lộ diện”. Nhà thiết kế Việt Hà – đầu
quân cho May 10, một trong những nhà thiết kế “nặng tình” với đối tượng này nêu
ý kiến, cứ mỗi đợt trình diễn xong là các bạn trẻ tìm hàng để mua. Điều này cho
thấy, đối tượng teen dễ dàng tiếp cận với cái mới lại không quá khắt khe. Teen cần
mẫu mã phong phú, giá rẻ, chất lượng không nhất thiết phải “tốt” vì thay đổi liên
tục. Những tiêu chí này hàng Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đều thỏa mãn
được. Theo nhận định của công ty chúng tôi, teen là lứa tuổi đi tìm một phong cách
trong sự tác động của xã hội, phim ảnh. Các nhà thiết kế phải năng động và phải
hiểu rõ tâm sinh lý lứa tuổi này thì mới tìm được thị trường cho thương hiệu của
mình. Hiện nay các thương hiệu thời trang trong nước “ngại” đi tìm cái mới, chỉ
muốn khẳng định mình từ những sản phẩm truyền thống. Đó cũng là lý do hàng
hóa Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản tha hồ “móc” hầu bao của teen. Nói tóm lại,
theo chúng tôi quần áo tuổi teen là một thị trường đầy tiềm năng. Tuy nhiên các
doanh nghiệp thời trang trong nước lại chưa thể khai thác hết được tiềm năng của
thị trường này mà hầu hết các thị phần đều rơi cào tay các hàng hóa nhập khẩu từ
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Với ước mong đem lại một chỗ đứng, một thương hiệu Việt chất lượng, công ty
chúng tôi đã tiến hành thiết kế và cho ra đời các mẫu sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu
cầu của teen nhà ta. Đó cũng là lý do mà chúng tôi chọn thị trường mục tiêu này.
2.3 Mục tiêu
2.3.1 Mục tiêu chung:
Mục tiêu chung của chúng tôi là đưa thương hiệu “ New Style” trở thành nhãn
hàng thời trang phổ biến, được nhiều người biết dến và có sức cạnh tranh lớn đối
với các doanh nghiệp thời trang khác trên thị trường thời trang Việt Nam.
Sứ mạng kinh doanh: Các mặt hàng của công ty chủ yếu đánh vào giới trẻ năng
động với những thiết kế phù hợp nhất với đi làm và đi chơi, phong cách thanh lịch,
trẻ trung, quyến rủ tự nhiên.Đây cũng là lứa tuổi dễ dàng thay đổi sở thích và
phong cách cho phù hợp thời trang nên công ty thường xuyên cho ra nhiều mẫu
thiết kế mới, đa dạng.
2.3.2 Mục tiêu ngắn hạn:
Là thương hiệu mới, nên chúng tôi đặt ra mục tiêu như sau: chiếm được 30% thị
phần của các mặt hàng trong 1 năm đầu và mở rộng thị phần lên 50% trong 3 năm
tiếp theo.
•
•
•
•
•
•
•
•
Tạo dựng và gia tăng sự nhận biết thương hiệu trong phân khúc thị trường
tuổi teen từ 0% lên 50% trong năm đầu tung sản phẩm.
Đạt được mức độ cao về sự hài lòng của khách hàng, khoảng 95% số khách
hàng mục tiêu.
Trong 3 tháng đầu tiên tung sản phẩm chỉ giúp teen nhận biết thương hiệu,
và để ra mục tiêu bán được 50 sản phẩm mỗi tuần trong 3 tháng tiếp theo
của chiến dịch.
Tiến hành thiết kế và tung mới sản phẩm trong mỗi 3 tháng để làm mới
dòng sản phẩm - Bắt đầu hình thành khách hàng thân thuộc, khoảng 20%
trong năm đẩu tiên.
Gia tăng 5-10% thị phần trong phân khúc mỗi năm. Dài hạn (4 năm tiếp
theo)
Trở thành thương hiệu số một trên thị trường vào năm 5 với mức độ bao
phủ trên khắp cả nước.
Xây dựng sự nhận biết quảng cáo mạnh mẽ về sản phẩm trong 2 năm tới.
Giành được 20% khách hàng của đối thủ cạnh tranh vào năm 4.
3. Chiến lược cạnh tranh của công ty:
Sau khi phân tích những điểm yếu cũng như điểm mạnh của công ty, chúng tôi xin
đưa ra chiến lược cạnh tranh như sau :
•
Tập trung vào thị trừơng hẹp: phân khúc dành cho tuổi teen, trong thời gian
đầu tập trung vào các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,
Đà Nẵng, trong dài hạn sẽ tập trung vào thị trường của các thành phố nhỏ,
phấn đấu độ bao phủ là cả nước. Xa hơn là thâm nhập thị trường nướcngoài
•
•
•
khi thị phần trong nước đã ổn định và đã khẳng định được chỗ đứng vững
chắc.
Tạo sự độc đáo, thời trang khác lạ mang phong cách khác biệt so với dòng
sản phẩm của các đối thủ.
Là người tiên phong trong việc xây dựng thương hiệu thời trang đặc sắc,
nổi tiếng dành riêng cho tuổi teen.
Marketing hỗn hợp : Chiến lược sản phẩm: Sản phẩm sẽ mang những nét
độc đáo phù hợp với phong cách của teen: năng động, phá cách . Trang
phục dạo phố và dạ hội sẽ được thiết kế dựa vào thời trang của Audtion
đồng thời công ty sẽ kết hợp với VTC thiết kế thêm nhiều mẫu.
Bên cạnh đó, công ty có thể đưa ra thêm một số các dịch vụ mới lạ như may đo
cho khách hàng… Chiến lược đa dạng hóa hàng ngang sẽ góp phần tang doanh thu
bán hàng của công ty, quảng bá được thương hiệu và tăng thị phần của thời trang
New Style.
4. Định vị sản phẩm:
Các sản phẩm do thương hiệu New Style mang lại là những thiết kế có tính sáng
tạo, cập nhật xu hướng mới nhất chất lượng mẫu mã đa dạng.
Về chất liệu sản phẩm: đa dạng các chất liệu cotton, voan, kaki, lụa, jeans,..
đảm bảo an toàn với da và chú ý hướng tới các chất liệu tự nhiên, tái chế
đảm bảo an toàn cho khách hàng cũng như bảo vệ môi trường.
Về thiết kế: kết hợp và hợp tác với nhiều nhà thiết kế thành công trong nước
và quốc tế, luôn cập nhật các xu hướng thời trang mới nhất trên thế giới.
Một số sản phẩm của thương hiệu New Style
Công ty sẽ thiết kế và cho ra mắt các dòng sản phẩm của mình theo mùa, khí
hậu để phù hợp với từng vùng miền, tìm hiểu kỹ về khí hậu để có được
những trang phục phù hợp nhất.
Kỹ thuật in: Lớp mực in âm màu, không có cảm giác dày lên như của các
loại vải thong thường. Màu sắc in sắc sảo, không bị trộn lẫn với màu nền của
áo.
Kiểu dáng đa dạng, form dáng gọn gàng, chuẩn khối.
Ngoài quần áo, New Style cũng thiết kế các sản phẩm túi xách, mũ, giày,…
kết hợp vơi mọi trang phục.
5. Chiến lược giá:
Giá của sản phẩm: sẽ được phân loại hỗn hợp theo nhiều loại mức giá khách
nhau để đáp ứng được thu nhập của đối tượng khách hàng hướng tới.
Mức giá dao động từ : 180.000 – 800.000 tùy từng sản phẩm
Tại các thành phố lớn sẽ tập trung đổi mới mẫu mã, kiểu cách chú ý mix
cùng phụ kiện kèm theo trang phục do đó sản phẩm sẽ được bán với giá cao,
đối với các thành phố nhỏ sẽ đơn giản mẫu mã đồng thời giảm giá thành để
phù hợp với mức chi tiêu của khách hàng ở khu vực này.
6. Chiến lược phân phối:
Loại hình kênh phân phối:
• Đại lý bán hàng: Các cửa hàng bán lẻ, đại lý kinh doanh, các cá
nhân có nhu cầu bán sản phẩm của New Style tại cửa hàng.
• Trực tiếp bán các sản phẩm của New Style tại cửa hàng
• Bán hàng qua Internet: Giới thiệu các sản phẩm , bộ sưu tạo thời
trang qua Website trên mạng internet để khách hàng cập nhật một
cách nhanh chóng các xu hướng và các sản phẩm mới nhất của
công ty.
• Mở rộng khu vực bán hàng: tại các tỉnh thành khác trên toàn quốc,
tiếp cận các khách hàng tiềm ẩn, các khách hàng có nhu cầu
• Khách hàng có thể mua hàng online của New Style qua các trang
rao vặt, trang bán hàng online mà New Style đã lien kết như
Shopee, Tiki, Adayroi,…
7.Chiến lược truyền thông:
Chiến lược truyền thông là một phần của chiến lược thị trường. Một
chiến lược truyền thông cụ thể tạo ra một định hướng cần thiết cho mọi
hoạt động truyền thông, nó giúp doanh nghiệp chuyển thông điệp của
mình đến khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả, qua đó tạo ra
một vị trí vững chắc trong suy nghĩ, nhận thức của khách hàng.
Marketing thông qua các phương tiện xã hội là rất cần thiết cho mọi nhãn
hiệu khi cho ra mắt sản phẩm mới. Nó cho phép các nhãn hiệu quảng bá
sản phẩm rộng rãi mà không cần qua sự sàng lọc của truyền thông hay
chi phí đắt đỏ của việc in ấn, quảng cáo trên ti vi.
Quảng cáo rộng rãi có thể tăng hiệu quả truyền tải thông điệp đã được
đưa ra trên các kênh Marketing khác. Các quảng cáo trả tiền này sẽ giúp
thương hiệu được nhiều người tiếp cận và quan tâm hơn. Không chỉ vậy,
nó cũng giúp nhãn hiệu dễ tập trung vào những nhóm nhỏ là khách hàng
tiềm năng.
Một số phương thức truyền thông có thể được áp dụng để quảng bá
thương hiệu:
•
Nhân viên bán hàng
•
Quảng cáo truyền hình
•
Quảng cáo ngoài trời
•
Quảng cáo báo toàn quốc
•
Quảng cáo tạp chí chuyên nghành
•
Quảng cáo di động
•
Tờ rơi chèn báo
•
Quan hệ báo chí (PR)
•
Tài trợ và sự kiện
•
Hội nghị khách hàng
•
Hội thảo kỹ thuật, chuyên đề
•
Thư tín trực tiếp
•
Khuyến mại
•
Triễn lãm, hội chợ
•
POS
•
Nhân vật nổi tiếng (celebrity, người phát ngôn và người đại diện)
•
Điện tử (điện thoại, sms, TV show)
•
Vẽ bầu trời
•
Bao bì sản phẩm
•
Nhân viên công ty
•
Marketing xã hội, từ thiện
•
WOM
•
Quảng cáo internet
•
Trang web, e-catalogue
•
Mạng xã hội
•
Diễn đàn
•
Blog
•
Thư điện tử (email)
Sự kiện lễ hội thời trang lớn nhất
Họp báo ra mắt sản phẩm mới
Nhân vật nổi tiếng quảng bá cho sản phẩm
Chương trình giảm giá
8. Chiến lược bảo vệ thương hiệu.
Trong giai đoạn mới khi mà tình trạng làm giả đang trở nên ngày càng nghiêm
trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu thương hiệu. New Style đã chủ
trương áp dụng một số biện pháp bảo vệ thương hiệu như sau.
•
Bảo vệ bằng pháp luật.
Đăng kí bảo hộ qua hệ thống và đăng kí nhãn hiệu mỗi khi ra mắt nhẵn hiệu sản
phẩm mới, hẵng đều ngay lập tức đăng kí sở hữu trí tuệ bởi các sản phẩm của
chanel luôn bị đới thủ và các hàng giả săn lùng. Ở lĩnh vực này, New Style cũng
thể hiện đẳng cấp một thương hiệu lớn khi hãng có hẳn một đội ngũ gồm 5 luật sư
tài năng chuyên về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ.
•
•
Các biện pháp kỹ thuật.
Đối với sản phẩm chính hãng, New Style có tem chống hàng giả. Khi được
nhập khẩu thì sản phẩm phải có tem hàng chính hãng của bộ công an. Ngoài
ra còn có hệ thống thông tin phản hồi và cảnh báo xâu hại của công ty. Hệ
thống này được thiết lập xuyên suốt các chuỗi cửa hàng, đại lý của công ty ở
các tỉnh thành. Tại mỗi chi nhánh khác nhau đều có bộ phận thông tin nhận
phản hồi từ khách hàng. Nhờ vào những thông tin này, New Style có thể biết
được cụ thể sản phẩm nhái như thế nào qua đó tìm ra biện pháp sử lý.
Biện pháp kinh tế tâm lý:
•
•
Với chuỗi của hàng New Style khắp cả nước mà chủ yếu tại các trung tâm
mua sắm , New Style đã giúp cho khách hàng của mình dễ dàng tiếp cận với
sản phẩm và có thể được hàng chính hãng mà không lo ngại tình trạng hàng
giả.
Cuối cùng New Style luôn đầu tư để củng cố chất lượng sản phẩm và dịch
vụ hỗ trợ để có thể bảo vệ thương hiệu khỏi sức cạnh tranh của các đối thủ
khác. Các sản phẩm của New Style luôn được người tiêu dùng chứng nhận
về chất lượng tuyệt hảo.
C. KẾT LUẬN
Với thông điệp “ Phong cách mới – Cuộc sống mới” New Style luôn nỗ lực không
ngừng trong việc đa dạng hóa các dòng sản phẩm để cho ra mắt nhiều dòng sản
phẩm chất lượng dành cho các đối tượng khách hàng. Có thể các sản phẩm của
New Style không dẫn đầu về chất lượng nhưng New Style đảm bảo rằng khách
hàng của chúng tôi được dùng sản phẩm có xu hướng mưới nhất và chất lượng tốt
nhất tương ứng với số tiền họ bỏ ra. Trên thị trường ngày nay, thời trang là ngành
có tính cạnh tranh cao nhất, với rất nhiều thách thức từ nguồn cung ứng, thị trường
cạnh tranh, đối thủ,.. nhưng New Style tin rằng với chiến lược Marketing của
mình, có thể đưa các dòng sản phẩm của mình tới tay khách hàng những sản phẩm
chất lượng cao với giá cả hợp lý nhất sẽ là cách tốt nhất để khẳng định được vị thế
của mình trong số vô vàn sự lựa chọn của khách hàng. Và đó chính là tôn chỉ mà
New Style muốn hướng đến trong xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển
thương hiệu của mình trở thành một trong các thương hiệu thời trang uy tín nhất
Việt Nam.