Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững cho huyện đắk glong, tỉnh đắk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

DƢƠNG QUỐC HƢNG

GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO NHANH VÀ
BỀN VỮNG CHO
HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đồng Nai – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

DƢƠNG QUỐC HƢNG

GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO NHANH VÀ
BỀN VỮNG CHO
HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN:
PGS.TS NGUYỄN VĂN TUẤN

Đồng Nai – Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận văn

Dƣơng Quốc Hƣng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................... Error! Bookmark not defined.
5. Ý nghĩa khoa học của luận văn ........... Error! Bookmark not defined.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tàiError! Bookmark
not defined.
7. Nội dung chính của luận văn ................................................................ 3
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO... 4
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................... 4
1.1.1. Một số khái niệm chung về nghèo .................................................. 4

1.1.2. Giảm nghèo ..................................................................................... 7
1.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến giảm nghèo ......................................... 21
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................................. 27
1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong nƣớc về công tác giảm
nghèo ............................................................................................................... 29
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Đắk Glong về giảm nghèo ........ 38
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN
ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG ................. Error! Bookmark not defined.
2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA
HUYỆN ĐẮK GLONG .................................................................................. 41
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Đắk Glong ..................................... 41
2.1.2. Đặc điểm Kinh tế- Xã hội của huyện Đắk Glong ......................... 45
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN ĐẮK
GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG ......................................................................... 54
2.2.1. Kết quả thực hiện công tác giảm nghèo tại huyện Đắk Glong ..... 57


2.2.2. Đánh giá công tác giảm nghèo bền vững ...................................... 72
2.2.3 Đánh giá chung về những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế của
công tác giảm nghèo tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông ........................... 90
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO VÀ BỀN VỮNG CHO
HUYỆN ĐẮK GLONG,
TỈNH ĐẮK NÔNG ............................................ Error! Bookmark not defined.
3.1 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO .......... 93
3.1.1. Quan điểm về công tác giảm nghèo .............................................. 93
3.1.2. Định hƣớng về công tác giảm nghèo ............................................ 93
3.1.3. Mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn huyện Đắk Glong ................. 106
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO HUYỆN ĐẮK GLONG,
TỈNH ĐẮK NÔNG ....................................................................................... 106
3.2.1. Nhóm giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho ngƣời

nghèo, vận động tự vƣơn lên thoát nghèo ....................................................... 95
3.2.2. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách và sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ
phía Chính quyền .......................................................................................... 107
3.2.3. Nhóm giải pháp tạo điều kiện cho ngƣời nghèo tiếp cận các dịch
vụ xã hội ........................................................................................................ 109
3.2.4. Nhóm giải pháp tạo điều kiện cho ngƣời nghèo phát triển sản xuất,
tăng thu nhập ................................................................................................. 111
3.2.5. Các giải pháp khác ...................................................................... 113
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 115
3.3.1. Đối với Nhà nƣớc ........................................................................ 115
3.3.2. Đối với tỉnh Đắk Nông................................................................ 115
Kết luận ........................................................................................................ 119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

1.1.

Tóm tắt năng lực của chính quyền

16


1.2.

Biểu hiện về đảm bảo an toàn

147

1.3.

Tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam từ năm 2011-2012

354

2.1.

Hiện trạng sử dụng đất huyện Đắk Glong năm 2014

430

2.2.

Diện tích, dân số và mật độ dân số huyện Đắk Glong
năm 2014

452

2.3.

Tƣơng quan giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ
cấu kinh tế huyện Đắk Glong giai đoạn 2010-2014


463

2.4.

Số phòng học, lớp học, học sinh, giáo viên mầm non
huyện Đắk Glong qua các năm

Error!
Bookmark
not
defined.

2.5.

Số lớp học Tiểu học, THCS, THPT huyện Đắk Glong
qua các năm

46

2.6.

Giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế

48

2.7.

Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế

49


Tăng trƣởng kinh tế ngành nông lâm nghiệp thủy sản
2.8.

Error!
Bookmark
not
defined.0

Cơ cấu kinh tế ngành nông lâm nghiệp thủy sản
2.9.

Error!
Bookmark
not
defined.1

2.10.

Tình hình sản xuất công nghiệp – TTCN giai đoạn 2010
- 2014

522

2.11.

Thực trạng hộ nghèo huyện Đắk Glong giai đoạn 20102014

58



Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.12.

Tình hình hộ nghèo và nghèo phát sinh ở huyện Đắk
Glong giai đoạn 2010 - 2014

620

2.13.

Hộ nghèo, cận nghèo trong đồng bào dân tộc Mạ giai
đoạn 2010-2014

62

2.14.

Lao động của hộ gia đình

734

2.15.


Hộ nghèo theo độ tuổi giai đoạn 2010 - 2014

65

2.16.

Trình độ học vấn của chủ hộ

66

2.17.

Tổng hợp kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ

68

2.18.

Đa dạng hóa việc làm của các nhóm hộ

69

2.19.

Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình

781

2.20.


Tình hình sử dụng và nhu cầu vay vốn

802

2.21.

Tình hình nhà ở, phƣơng tiện sinh hoạt chủ yếu

814

2.22.

Tổng hợp các yếu tố sản xuất kinh doanh

75

2.23.

Tình hình sử dụng đất đai của hộ gia đình

77

2.24.

Tổng hợp các nguyên nhân chủ quan dẫn đên nghèo của
các hộ điều tra
Vai trò trong giảm nghèo của các cấp Chính quyền

2.25.


78
Error!
Bookmark
not
defined.0

Các nguồn lực đƣợc huy động cho phát triển nhanh kinh
2.26.

tế nông thôn huyện Đắk Glong giai đoạn 2010-2014

Error!
Bookmark
not
defined.5

2.27.
2.28.

Biểu kết quả đầu tƣ cho nông thôn, nông dân huyện Đắk
Glong giai đoạn 2010-2014
Đánh giá của ngƣời nghèo về mức độ dễ tiếp cận dịch vụ

88
850


Số hiệu
bảng


Tên bảng

Trang

giảm nghèo
2.29.

Thái độ vƣơn lên của các nhóm hộ nghèo

871

2.30.

Hành vi của ngƣời nghèo khi nhàn rỗi

882

2.31.

Nhận thức về vai trò, trách nhiệm trong giảm nghèo

893

2.32.

Tổng hợp hộ nghèo theo các nguyên nhân nghèo

94

DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

1.1.

Phƣơng pháp đƣờng cong Lorenz

9

1.2.

Các yếu tố trụ cột giảm nghèo bền vững

14

1.3.

Hành vi thoát nghèo của ngƣời nghèo

18

1.4.

Các nhóm yếu tố tác động đến động cơ hành động

19


1.5.

Vòng luẩn quẩn của nghèo đói và mối quan hệ của nó
với tăng trƣởng kinh tế và phát triển xã hội

23

2.1.

Cơ cấu lao động các ngành năm 2010-2014

44


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASXH

An sinh xã hội

BHYT

Bảo hiểm xã hội

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CSHT


Cơ sở hạ tầng

DTTS

Dân tộc thiểu số

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GTSX

Giá trị sản xuất

HDI

Chỉ số phát triển con ngƣời

HĐND

Hội đồng nhân dân

LĐTB &XH

Lao động Thƣơng binh và Xã hội

MTTQ

Mặt trận tổ quốc


NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

NXB

Nhà xuất bản

PTNT

Phát triển nông thôn


UBND

Ủy ban nhân dân

UBTMTQ

Ủy ban Mặt trận tổ quốc

UNDP

Chƣơng trình phát triển Liên Hợp Quốc

WB

Ngân hàng thế giới

XH


Xã hội

XĐGN

XĐGN


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chính phủ Việt Nam coi vấn đề XĐGN là một mục tiêu quan trọng
trong phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Qua hơn hai mƣơi năm đổi mới
và phát triển, Việt Nam đã có nhiều chƣơng trình, giải pháp giảm nghèo, mặc
dù đạt đƣợc nhiều thành tựu nhƣng tình trạng nghèo đói vẫn còn tồn tại đặc
biệt là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS.
Đắk Glong là một huyện nghèo của tỉnh Đắk Nông, đồng bào dân tộc
thiểu số chiếm gần 70%, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân còn
nhiều khó khăn; trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn trên 40%. Thực trạng
đói nghèo ở Đắk Glong là một vấn đề bức xúc, cần đƣợc giải quyết. Vì vậy
nghiên cứu, tìm ra những giải pháp giảm nghèo cho huyện Đắk Glong, tỉnh
Đắk Nông là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Trong năm vừa qua Nhà nƣớc đã có rất nhiều chƣơng trình, dự án để đầu
tƣ cho vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu
số. Những năm gần đây, mặc dù tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện
Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đã có những bƣớc phát triển đáng ghi nhận, nhƣng
đời sống của cộng đồng dân cƣ vẫn còn nhiều khó khăn, số hộ nghèo, cận nghèo
còn cao. Tình trạng giảm nghèo thiếu tính bền vững (tái nghèo) cũng còn khá
phổ biến. Nguyên nhân là một bộ phận không nhỏ ngƣời dân còn mang nặng

tâm lý trông chờ, ỷ lại vào nhà nƣớc, lƣời lao động, ngại khó, ngại khổ; chƣa có
ý thức tự vƣơn lên thoát nghèo bằng chính khả năng của bản thân; ngƣời thoát
nghèo không muốn ra khỏi danh sách hộ nghèo với mong muốn đƣợc hƣởng
những chế độ, chính sách trợ giúp của Nhà nƣớc. Công tác tuyên truyền, định
hƣớng phát triển sản xuất cho ngƣời nghèo chƣa đƣợc quan tâm đúng mực và
thực hiện triệt để, dẫn đến việc hiểu sai về công tác hỗ trợ của Nhà nƣớc cho
công tác giảm nghèo, dẫn đến tình trạng trông chờ, ỷ lại. Bên cạnh đó trình độ
học vấn, nhận thức về nghề nghiệp việc của một bộ phận không nhỏ ngƣời dân


2

còn thấp. Một số nơi còn chịu ảnh hƣởng nặng nề của một số phong tục tập quán
lạc hậu, sản xuất còn mang tính tự cung tự cấp, phụ thuộc hoàn toàn vào thiên
nhiên hay còn chƣa mạnh dạn học hỏi, tiếp thu cái mới, chƣa biết áp dụng khoa
học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất... Đặc biệt là trong cộng đồng dân tộc ngƣời
Mông, ngƣời Mạ, ngƣời Mƣờng, M'Nông, Tày, Dao,... vẫn còn có thói quen sử
dụng tiền bạc, ngƣời nào làm ra tiền thì ngƣời đó tiêu, không biết cách hình
thành nguồn tài chính chung trong gia đình, để tƣơng trợ lẫn nhau và không có
kỹ năng chi tiêu... Nếu không có những giải pháp triệt để, gắn với thực tiễn, phù
hợp đặc thù của từng cá thể, đặc biệt là trong đối tƣợng hộ gia đình trẻ để thoát
nghèo, sẽ tạo thành lực cản rất lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội. Từ những
đặc điểm và yêu cầu bức thiết trên tác giả chọn đề tài: “Giải pháp giảm nghèo
nhanh và bền vững cho huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng nghèo và kết quả thực hiện chƣơng
trình giảm nghèo trên địa bàn nghiên cứu, Luận văn đề xuất một số giải pháp
cơ bản nhằm giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk
Nông

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo và giảm nghèo
bền vũng.
- Đánh giá đƣợc thực trạng nghèo đói và kết quả thực hiện chƣơng trình
giảm nghèo tại huyện Đăk Glong
- Chỉ ra những yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả công tác giảm nghèo tại
huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản giảm nghèo bền vững cho huyện Đắk
Glong, tỉnh Đắk Nông.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.


3

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng nghèo, kết quả công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Đắk
Glong, tỉnh Đắk Nông.
3.2. Phạm vị nghiên cứu
Đói nghèo là hiện tƣợng vừa mang tính xã hội, tính kinh tế, tính văn
hoá… Trong khuôn khổ luận văn này, vấn đề đói nghèo và công tác giảm
nghèo chủ yếu đƣợc nghiên cứu dƣới giác độ kinh tế.
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung vào thực trạng công tác giảm
nghèo trên địa bàn huyện Đắk Glong, những bất cập trong công tác giảm
nghèo trong thời gian qua, đề xuất những giải pháp giảm nghèo bền vững
trong thời gian tới.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu những số liệu của
năm 2015 và các số liệu thứ cấp từ năm 2012 đến năm 2015.
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Đắk
Glong, tỉnh Đắk Nông.
4- Nội dung nghiên cứu

- Cơ sở LL và cơ sở TT về giảm nghèo và giảm nghèo bền vững.
- Thực trạng đói nghèo và kết quả thực hiện chƣơng trình giảm nghèo
tại huyện Đăk Glong
- Giải pháp góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đăk
Glong.
5. Nội dung chính của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận văn đƣợc trình
bày thành 03 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo và giảm nghèo bền
vƣng.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu.


4

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO VÀ
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
1.1. Cơ sở lý luận về giảm nghèo và giảm nghèo bền vững.
1.1.1. Một số khái niệm chung về nghèo
a. Khái niệm về nghèo
Tại hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban kinh tế xã hội khu vực
Châu Á - Thái Bình Dƣơng (ESCAP) tổ chức tại Thái Lan năm 1993, các
quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao cho rằng: "Nghèo đói là tình trạng
một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của
con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã
hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội
thừa nhận".1

Tại hội nghị thƣợng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại
Copenhagen, Đan Mạch năm 1995 đã đƣa ra một định nghĩa cụ thể hơn về
nghèo nhƣ sau: "Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới
1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ mua những
sản phẩm thiết yếu để tồn tại".
Nhà kinh tế học Mỹ Galbraith cũng quan niệm: "Con người bị coi là nghèo
khổ khi mà thu nhập của họ, ngay dù thích đáng để họ có thể tồn tại, rơi xuống rõ
rệt dưới mức thu nhập cộng đồng. Khi đó họ không thể có những gì mà đa số
trong cộng đồng coi như cái cần thiết tối thiểu để sống một cách đúng mực"2.
Ở Việt Nam, căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội và mức thu nhập của
nhân dân trong những năm qua thì khái niệm đói nghèo đƣợc xác định nhƣ
1 2

, Báo cáo số 21/LĐTBXH-BTXH ngày 25/4/2005 của Bộ Lao động- Thƣơng binh xã hội về chuẩn nghèo
giai đoạn 2006-2010 ( />2
/>

5

sau: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có những điều kiện thoả
mãn những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức sống
thấp hơn mức sống của cộng đồng xét trên mọi phương diện”3.
b. Các quan điểm về chỉ tiêu đánh giá về mức nghèo hiện nay
- Quan điểm của Ngân hàng thế giới (WB): Ngƣỡng nghèo hay mức
nghèo, là mức chi dùng tối thiểu, đƣợc xác định nhƣ tổng số tiền chi cho
giỏ tiêu dùng trong thời hạn nhất định, bao gồm một lƣợng tối thiểu lƣơng
thực, thực phẩm và đồ dùng cá nhân cần thiết bảo đảm cuộc sống và sức
khỏe một ngƣời ở tuổi trƣởng thành và các khoản chi bắt buộc khác.
- Quan điểm của Liên Hợp quốc (LHQ): Nghèo đói chịu tác động của
nhiều nhân tố, để đánh giá mức độ giàu nghèo của một quốc gia, LHQ đã sử

dụng chỉ số nghèo khổ Human Poverty Index (HPI). Giá trị HPI càng cao thì
mức độ nghèo khổ càng lớn và ngƣợc lại. Giá trị HPI của một nƣớc nói lên rằng
sự nghèo khổ của con ngƣời ảnh hƣởng lên bao nhiêu phần dân số nƣớc đó.
- Quan điểm của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội:
Theo quan điểm của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội cho rằng
nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cƣ không đƣợc hƣởng và thoả mãn
nhu cầu cơ bản của con ngƣời mà những nhu cầu này đã đƣợc xã hội thừa
nhận, tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của
từng khu vực.
Chuẩn nghèo giai đoạn 2006 - 2010 đƣợc áp dụng theo Quyết định số
170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tƣớng Chính phủ về
việc ban hành chuẩn nghèo, quy định những ngƣời có mức thu nhập xếp vào
nhóm hộ nghèo nhƣ sau:
+ Thu nhập bình quân đầu ngƣời đối với khu vực nông thôn là dƣới
200.000 đồng/ngƣời/tháng.
+ Thu nhập bình quân đầu ngƣời đối với khu vực thành thị là dƣới
3

Chinhphu.vn/Default.aspx/CD%209.doc


6

260.000 đồng/ngƣời/tháng.
Chuẩn nghèo giai đoạn 2011 – 2015 đƣợc áp dụng theo Quyết định số
09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban
hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo quy định nhƣ sau:
- Chuẩn hộ nghèo:
+ Vùng nông thôn: Hộ gia đình có mức thu nhập từ 400.000
đồng/ngƣời/tháng trở xuống.

+ Vùng thành thị: Hộ gia đình có mức thu nhập từ 500.000
đồng/ngƣời/tháng trở xuống.
- Chuẩn hộ cận nghèo
+ Vùng nông thôn: Có mức thu nhập từ 401.000 - 520.000
đồng/ngƣời/tháng.
+ Vùng thành thị: Có mức thu nhập từ 501.000 - 650.000
đồng/ngƣời/tháng.
c. Các chỉ tiêu đo lường về nghèo
- Phương pháp đường cong Lorenz: Đƣờng cong Lorenz thể hiện mối
quan hệ giữa tỷ lệ % dân số đƣợc cộng dồn với tỷ lệ thu nhập đƣợc cộng dồn
tƣơng ứng. Phƣơng pháp này đƣợc mô tả bằng đồ thị sau:

Hình 1.1. Phương pháp đường cong Lorenz
Nguồn: />

7

Vì dân số đƣợc cộng dồn và thu nhập đƣợc cộng dồn tƣơng ứng nên
mọi điểm nằm trên đƣờng phân giác (đƣờng chéo) phản ánh một sự phân
công tuyệt đối công bằng. Khoảng cách giữa đƣờng chéo và đƣờng Lozen là
một dấu hiệu cho biết mức độ bất bình đẳng. Đƣờng Lozen càng xa đƣờng
chéo thì mức độ bất bình đẳng càng lớn, điều đó cũng có nghĩa là phần trăm
thu nhập của ngƣời nghèo nhận đƣợc giảm đi.
Hạn chế của đƣờng Lozen là không lƣợng hóa đƣợc mức độ bất bình
đẳng và trong trƣờng hợp so sánh 2 phân phối thu nhập, nếu đƣờng Lozen
tƣơng ứng với 2 phân phối đo cắt nhau thì không thể xếp hạng sự bất bình
đẳng đƣợc. Vì vậy phải biểu thị thƣớc đo bằng có số.
- Phương pháp chỉ số nghèo khó: Chỉ số nghèo khó đƣợc xác định bằng
tỷ lệ % giữa số dân nằm dƣới giới hạn của sự nghèo khó với toàn bộ dân số.
Công thức tính:

Ip =

Số hộ dân ở dƣới mức tối thiểu
Tổng số hộ dân cƣ

x 100

Chỉ số này cho ta biết những thay đổi trong phân phối thu nhập giữa
những ngƣời thật sự nghèo với những sự thay đổi trong phân phối thu nhập
những ngƣời khá giả. Đây cũng là chỉ tiêu phản ánh tình trạng nghèo của dân
cƣ theo khu vực, vùng và tỉnh/Thành phố, là căn cứ để xây dựng các chƣơng
trình, chính sách giảm nghèo đối với các khu vực địa lý khác nhau.
1.1.2. Giảm nghèo
a. Một số vấn đề về giảm nghèo
- Khái niệm giảm nghèo: Giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cƣ nghèo
nâng cao mức sống, từng bƣớc thoát khỏi tình trạng nghèo. Điều này đƣợc thể
hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lƣợng ngƣời nghèo giảm xuống. Hay giảm nghèo
là quá trình chuyển bộ phận dân cƣ nghèo lên mức sống cao hơn.


8

- Phát triển bền vững: Theo Hội đồng Thế giới về môi trƣờng và Phát
triển (WCED) của Liên hợp quốc định nghĩa về “phát triển bền vững”: là sự
phát triển đáp ứng những nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả
năng phát triển của các thế hệ tƣơng lai.
- Giảm nghèo bền vững: Theo khái niệm phát triển bền vững, giảm
nghèo đƣợc coi là một bộ phận hợp thành quan trọng, do đó nó cũng đòi hỏi
tính bền vững.
+ Quan điểm của nƣớc ta: Giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị

trọng tâm hàng đầu, đặt dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, sự chỉ
đạo sâu sát, cụ thể và đồng bộ của các cấp chính quyền, sự phối hợp tích cực
của MTTQ và các đoàn thể nhân dân; đồng thời, phải phát huy vai trò làm chủ
của ngƣời dân từ khâu xây dựng kế hoạch, đến tổ chức thực hiện, giám sát,
đánh giá hiệu quả của Chƣơng trình. Giảm nghèo bền vững là kiên quyết
không để tái nghèo, là phải duy trì tiếp tục các nguồn đầu tƣ và các biện pháp
chỉ đạo thực hiện triển khai liên tục có hƣớng đích để không cho đói nghèo
quay lại chính nơi chúng ta đang tích cực thực hiện quyết tâm giảm nghèo.
+ Quan điểm nhìn từ khía cạnh thu nhập ngƣời dân: Giảm nghèo bền
vững là hoạt động hỗ trợ để ngƣời dân có ý chí tự vƣơn lên tạo đƣợc nguồn
thu nhập ổn định và đáp ứng đƣợc nhu cầu cơ bản của con ngƣời .
+ Giảm nghèo bền vững nhìn dƣới góc độ năng lực của ngƣời dân:
Trong nền kinh tế thị trƣờng, muốn thoát nghèo bền vững thì ngƣời dân phải
đƣợc và có khả năng tham gia vào “sân chơi” của thị trƣờng.
- Mối quan hệ giữa giảm nghèo với phát triển bền vững: Phát triển bền
vững là tăng trƣởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; để
đạt đƣợc mục tiêu phát triển bền vững phải đảm bảo nguyên tắc lấy con ngƣời
là trung tâm của phát triển bền vững. Giảm nghèo và phát triển bền vững có
vai trò, mối quan hệ tƣơng tác lẫn nhau đó là để phát triển bền vững thì phải


9

thực hiện giảm nghèo hay giảm nghèo là một yêu cầu của phát triển bền vững;
và phát triển bền vững sẽ thúc đẩy giảm nghèo nhanh, hiệu quả hơn.
b. Sự cần thiết phải giảm nghèo
Xét tình hình thực tế, khi nƣớc ta bƣớc vào thời kỳ đổi mới thì sự phân
hoà giàu nghèo diễn ra rất nhanh nếu không tích cực XĐGN và giải quyết tốt
các vấn đề xã hội khác thì khó có thể đạt đƣợc mục tiêu xây dựng một cuộc
sống ấm no về vật chất, tốt đẹp về tinh thần, vừa phát huy đƣợc truyền thống

của dân tộc, vừa tiếp thu đƣợc yếu tố lành mạnh và tiến bộ của thời đại.
Do đó trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua
của Nhà nƣớc ta đã xây dựng đƣợc các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, trong
đó có chƣơng trình XĐGN. XĐGN không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần, mà
nó còn là vấn đề kinh tế -xã hội quan trọng, do đó phải có sự chỉ đạo thống
nhất giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội.
Xuất phát từ điều kiện thực tế nƣớc ta hiện nay, XĐGN về kinh tế là
điều kiện tiên quyết để XĐGN về văn hoá, xã hội. Vì vậy, phải tiến hành thực
hiện XĐGN cho các hộ nông dân sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, hải đảo và
những vùng căn cứ kháng chiến cách mạng cũ, nhằm phá vỡ thế sản xuất tự
cung, tự cấp, độc canh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế sản xuất nông
nghiệp trên toàn quốc theo hƣớng sản xuất hàng hoá, phát triển công nghiệp
nông thôn, mở rộng thị trƣờng nông thôn, tạo việc làm tại chỗ, thu hút lao
đông ở nông thôn vào sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thƣơng nghiệp và dịch
vụ là con đƣờng cơ bản để XĐGN ở nông thôn.
Tiếp tục đổi mới nền kinh tế theo hƣớng sản xuất hàng hoá trên cơ sở
nền kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết của nhà nƣớc. Đó là con đƣờng để cho
mọi ngƣời vƣợt qua đói nghèo, để nhà nƣớc có thêm tiềm lực về kinh tế để
chủ động XĐGN. Đây là sự thể hiện tƣ tƣởng kinh tế của Chủ tịch Hồ Chí
Minh: "Giúp đỡ ngƣời vƣơn lên khá, ai khá vƣơn lên giàu, ai giàu thì vƣơn


10

lên giàu thêm". Thực hiện thành công chƣơng trình XĐGN không chỉ đem lại
ý nghĩa về mặt kinh tế là tạo thêm thu nhập chính đáng cho ngƣời nông dân
ổn định cuộc sống lâu dài, mà XĐGN, phát triển kinh tế nông thôn còn là nền
tảng, là cơ sở để cho sự tăng trƣởng và phát triển 1 nền kinh tế bền vững, góp
phần vào sự nghiệp đổi mới đất nƣớc. Hơn thế nữa nó còn có ý nghĩa to lớn
về mặt chính trị xã hội. XĐGN nhằm nâng cao trình độ dân trí, chăn sóc tốt

sức khoẻ nhân dân, giúp họ có thể tự mình vƣơn lên trong cuộc sống, sớm hoà
nhập vào cuộc sống cộng đồng, xây dựng đƣợc các mối quan hệ xã hội lành
mạnh, giảm đƣợc khoảng trống ngăn cách giữa ngƣời giàu với ngƣời nghèo,
ổn định tinh thần, có niềm tin vào bản thân, từ đó có lòng tin vào đƣờng lối và
chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc.
Ngoài ra còn có thể nói rằng không giải quyết thành công các nhiệm vụ
và yêu cầu XĐGN thì sẽ không chủ động giải quyết đƣợc xu hƣớng gia tăng
phân hoá giàu nghèo, có nguy cơ đẩy tới phân hoá giai cấp với hậu quả là sự
bần cùng hoá và do vậy sẽ đe doạ tình hình ổn định chính trị và xã hội làm
chệch hƣớng XHCN của sự phát triển kinh tế - xã hội. Không giải quyết thành
công các chƣơng ttrình XĐGN sẽ không thể thực hiện đƣợc công bằng xã hội
và sự lành mạnh xã hội nói chung.
c. Các yếu tố cơ bản của giảm nghèo bền vững
Giảm nghèo bền vững là kết quả đạt đƣợc từ những nỗ lực của nhà
nƣớc, cộng đồng và ngƣời dân về giảm nghèo và có khả năng duy trì trên mức
tối thiểu này ngay cả khi đối mặt với những biến cố, rủi ro thông thƣờng.
Những yếu tố trụ cột của giảm nghèo bền vững đƣợc thể hiện:


11

Yếu tố 1
(Năng lực, khả năng)

Yếu tố 4
(Cơ hội phát
triển)

Giảm
nghèo

bền
vững

Yếu tố 2
(Dịch vụ xã hội)

Yếu tố 3

(An toàn)
Hình 1.2. Các yếu tố trụ cột giảm nghèo bền vững .
Nguồn: Bùi Xuân Dự, 2010, Marketing xã hội với giảm nghèo bền vững.
* Yếu tố 1 ( Năng lực và khả năng): Để giảm nghèo bền vững không
thể thiếu yếu tố “năng lực và khả năng”. Nếu chúng ta chỉ dựa vào các nguồn
trợ giúp trực tiếp để giảm nghèo thì không mang tính lâu dài, khi nguồn trợ
giúp không còn thì ngƣời dân lại trở lại với nghèo đói. Ngƣợc lại, khi năng
lực của ngƣời dân, của chính quyền và cộng đồng tốt thì khi đó ngƣời dân sẽ
chủ động vƣơn lên thoát khỏi nghèo đói bằng nỗ lực của chính họ cùng với
năng lƣc hỗ trợ của chính quyền. Trong một cộng đồng tốt thì hiệu quả đối
phó với những rủi ro cũng cao hơn. Những điều này dẫn đến tính bền vững
trong giảm nghèo. Ba nhóm đối tƣợng cần xem xét yếu tố năng lực, gồm:
Ngƣời dân, cộng đồng và chính quyền.
- Năng lực của người dân.: Để đạt tới mức độ bền vững rõ ràng là một
hộ gia đình cần có năm tài sản sinh kế (DFID 1999).
+ Vốn nhân lực: Bao gồm các yếu tố, nhƣ trình độ giáo dục, trình độ
chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng, tình trạng sức khỏe và khả năng tham gia lao


12

động...mà một ngƣời có khả năng phát huy để đạt đƣợc mục đích (nâng cao

mức sống). Ở cấp độ hộ gia đình, tài sản con ngƣời bao gồm số lƣợng và chất
lƣợng của lao động. Tài sản con ngƣời có thể diễn giải bằng các chỉ báo về giáo
dục, số lƣợng lao động, kỹ năng của lao động, kiến thức bản địa.
+ Vốn tài chính: Chỉ các nguồn lực tài chính mà hộ gia đình có đƣợc. Ba
vấn đề cơ bản khi xem xét vốn tài chính: Những phƣơng tiện và dịch vụ tài
chính hiện có và khả năng tiếp cận; Phƣơng thức tiết kiệm của ngƣời dân và
các dạng thu nhập. Trong vốn tài chính thì các tiêu chí quan trọng luôn đƣợc
xem xét, nhƣ: thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, vốn vay (nợ).
+ Vốn vật chất: Là những yếu tố có tính chất hiện vật, bao gồm các công
trình cơ sở hạ tầng của xã hội và hộ gia đình. Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ
công cộng bao gồm đƣờng giao thông, cầu cống, công trình thuỷ lợi, các hệ
thống cung cấp nƣớc sạch và vệ sinh, các mạng lƣới cung cấp năng lƣợng
(điện), nơi làm việc, nhà ở, bệnh xá...Các tài sản trong gia đình nhƣ đồ dùng
nội thất, dụng cụ sinh hoạt, trang thiết bị, máy móc...
+ Vốn xã hội: Đó là mạng lƣới kinh tế, xã hội thiết lập từ các nhóm bạn
bè, họ hàng; các cơ chế hợp tác, liên kết trong sản xuất, kinh doanh trên thị
trƣờng, các mạng lƣới trao đổi thƣơng mại với những con ngƣời tham gia vào
mạng lƣới; những luật lệ, quy ƣớc chi phối hành vi ứng xử, sự trao đổi và quan
hệ; các cơ hội tiếp cận thông tin; hoạt động của các đoàn thể và chính quyền...
+ Vốn tự nhiên: Bao gồm những yếu tố liên quan về tự nhiên môi trƣờng
nhƣ khí hậu, địa hình, đất đai, sông ngòi, rừng, biển, mùa màng...có thể không
thuộc sở hữu của cá nhân nhƣng con ngƣời phụ thuộc hay bị ảnh hƣởng.
- Năng lực của chính quyền: Năng lực của chính quyền các cấp (đặc
biệt là cơ sở nơi trực tiếp tiếp nhận và xử lý các vấn đề với ngƣời dân) phụ
thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ hệ thống bộ máy có đƣợc thiết lập đầy đủ? Trình
độ, kỹ năng của cán bộ lãnh đạo, quản lý có phù hợp? Trang thiết bị kỹ thuật
điều hành công tác điều hành, quản lý? Các biểu hiện về năng lực của chính
quyền đƣợc thể hiện tóm tắt qua bảng sau:



13

Bảng 1.1. Tóm tắt năng lực của chính quyền
STT Danh mục

Hiểu biết

Kỹ năng

Trách nhiêm

- Yêu cầu và định - Kỹ năng đánh giá, - Giải trình /giải

1

hƣớng phát triển;
phân tích;
đáp thắc mắc;
- Phƣơng pháp xây - Kỹ năng làm việc - Tƣ vấn, tham
Xây dựng kế
dựng kế hoạch;
với ngƣời dân;
mƣu hỗ trợ ngƣời

hoạch

- Hiểu biết thực tế - Huy động cộng dân;
địa phƣơng.
đồng.
- Sẵn sàng đối

thoại, trao đổi.

2

- Quy trình tổ chức - Kỹ năng tổ chức, - Công khai thông
điều hành;
tin;

Thực hiện kế
thực hiện;
hoạch, chính
- Thời vụ.
sách, chế độ

- Làm việc với cộng - Lắng nghe và
đồng.
giải trình kết quả.

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Đắk Glong
- Năng lực Cộng đồng: Trong một cộng đồng nếu có sự liên kết chặt chẽ,
đoàn kết, tƣơng trợ sẽ thúc đẩy địa phƣơng phát triển nhanh và bền vững. Có
nhiều tiêu chí đánh giá năng lực của cộng đồng, cụ thể gồm:
+ Tính liên kết giữa các hộ, nhóm hộ trong cộng đồng
+ Khả năng huy động nguồn lực khi cần thiết
+ Vai trò và sự tham gia của các tổ chức, hội đoàn thể trong hoạt động
cộng đồng
+ Đoàn kết giải quyết các vấn đề rủi ro (chia sẻ) đối với cộng đồng hoặc
cá nhân trong cộng đồng
+ Ngƣời dân tôn trọng và tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng.
* Yếu tố 2 (Dịch vụ xã hội): Giảm nghèo là nỗ lực của cả nhà nƣớc,

cộng đồng và ngƣời dân trong đó nhà nƣớc (chính quyền) và các đối tác xã
hội cung cấp những dịch vụ cần thiết để ngƣời dân thực hiện các giải pháp
giảm nghèo. Do vậy, dịch vụ công và dịch vụ xã hội tốt là điều kiện quan
trọng bảo đảm cho giảm nghèo nhanh và bền vững. Các tiêu chí quan trọng để


14

đánh giá về dịch vụ công cộng và dịch vụ xã hội gồm có: Tính minh bạch;
tính linh hoạt; số lƣợng dịch vụ cung ứng; Tính hiệu lực và hiệu quả của các
dịch vụ công; tính kịp thời của dịch vụ.
* Yếu tố 3 (Tính an toàn): Giảm nghèo bền vững phải gắn với khả
năng chống chịu rủi ro. Chủ động phòng, ngừa giảm thiểu rủi ro chính là nền
tảng của giảm nghèo bền vững. Thƣớc đo đánh giá giảm nghèo bền vững về
góc độ tính an toàn là xem xét mức độ và cách thức ngƣời dân, cộng đồng và
chính quyền địa phƣơng dự phòng, giải quyết vấn đề rủi ro.
Bảng 1.2. Biểu hiện về đảm bảo an toàn
Phòng ngừa

Giảm thiêu

- Hạ tầng cơ sở có - Sẵn sàng xử lý tình huống
khả năng chịu đƣợc trong khi rủi ro xảy ra;

Chính thiên tai;
quyền

- Có phƣơng án tổ chức lực

- Dự báo đƣợc lƣợng khi rủi ro xảy ra;

những rủi ro có khả - Thông báo nguy cơ rủi ro
năng xảy ra.

Khăc phục
- Tổ chức khắc phục
rủi ro kịp thời; sẵn
sàng nguồn lực vật
chất, phƣơng tiện hỗ
trợ ngƣời dân.

cho ngƣời dân.

- Tuyên truyền về - Hƣớng dẫn ngƣời dân cách

- Tinh thần chia sẻ

Cộng

cách thức phòng thức cùng hỗ trợ nhau khi

khó khăn;

đồng

ngừa rủi ro

- Đoàn kết thống nhất

rủi ro xảy ra.


khắc phục rủi ro
- San sẻ rủi ro - Hiểu biết và có kỹ năng xử

Ngƣời thông qua đa dạng lý khi rủi ro xảy ra.
dân

hoá

nguồn

thu - Mua bảo hiểm;

- Vay (tín dụng)
- Báo cáo cho chính
quyền, cộng đồng.

nhập.

Nguồn: Bùi Xuân Dự, 2010, Marketing xã hội với giảm nghèo bền vững.
* Yếu tố 4 (Cơ hội cho ngƣời nghèo tiếp cận phát triển): Cơ hội phát
triển luôn là vô tận và ngày càng phong phú, mọi cơ hội phát triển đều gắn với
việc tiếp cận với các thị trƣờng. Tuy nhiên với ngƣời nghèo không dễ để tiếp
cận và khai thác đƣợc các cơ hội bởi những bất lợi so với nhóm giàu hay khá


15

giả hơn. Trên thực tế, nhiều cơ hội còn xa với ngƣời nghèo do thiếu các kênh
để ngƣời nghèo tiếp cận, đặc biệt là việc tiếp cận với các thị trƣờng này thông
qua các yếu tố về kênh (tiếp cận bằng cách nào?). Do đó, cần xem xét độ mở

của các cơ hội cho ngƣời nghèo tiếp cận hay khả năng có thể tiếp cận đƣợc.
d. Cách tiếp cận giảm nghèo bền vững
- Tiếp cận giảm nghèo bền vững với nhóm đối tượng là người nghèo:
Trong giảm nghèo bền vững, yêu cầu cần đạt đƣợc đối với nhóm ngƣời
nghèo là năng lực của ngƣời nghèo tốt hơn, khả năng tiếp cận với dịch vụ xã
hội cơ bản của ngƣời nghèo đƣợc cải thiện, ngƣời nghèo cũng tiếp cận đƣợc
nhiều cơ hội phát triển hơn, và khả năng phòng ngừa rủi ro tốt hơn.
Hành vi vƣơn lên thoát nghèo là toàn bộ những phản ứng, cách cƣ xử
trƣớc những kích thích hƣớng đến nâng cao năng lực, tiếp cận dịch vụ, cơ hội
phát triển và phòng ngừa rủi ro đƣợc biểu hiện ra bên ngoài của ngƣời nghèo.
Về mặt lý thuyết, hành vi thoát nghèo của ngƣời nghèo là khâu cuối của quá
trình thay đổi với những tác động từ môi trƣờng bên ngoài diễn ra theo trình
tự đƣợc giới thiệu trong hình sau đây:
- Thực hiện các hoạt
động cung cấp thông tin.
- Giới thiệu chƣơng trình
- Giới thiệu về sản phẩm,
hình mẫu.

- Khuyến khích thay đổi
hành vi.
- Tạo môi trƣờng thuận lợi
(xúc tác) để hành vi mong
đợi thực hiện.

Tuyên truyền lợi ích
và giá trị của sản
phẩm.
Khuyến khích và
tuyên truyền, vận

động thƣờng xuyên,
bảo đảm cho hành vi
mong đợi tiếp tục
đƣợc thể hiện

Hình 1.3. Hành vi thoát nghèo của người nghèo
Nguồn: Rothschild, M. (1997). An historic perspective of social marketing;
Bùi Xuân Dự (2010) “Maketing xã hội với giảm nghèo bền vững”


×