Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

chính luận nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.67 KB, 5 trang )

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

--------------------๘๘๘๘๘-----------------

BÀI TẬP
MÔN: CÁC THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH
LUẬN NGHỆ THUẬT

Giảng viên: Dương Xuâ Sơn
Sinh viên: Phạm Thị Hồng Anh
Lớp: k56 báo chí
Mssv: 11030043
Ngày sinh: 28/6/2993

Hà Nội 4/2014


Câu 1. Ký chính luận
1. Khái niệm
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về thể loại ký chính luận. Tuy nhiên, ta có thể
hiểu về thể loại này như sau: “Ký chính luận là một thể loại thuộc ký báo chí có
khả năng thông tin lý lẽ và thông tin nghệ thuật về những vấn đề, sự kiện, sự việc,
hiện tượng có thật tiêu biểu mới xảy ra trong đời sống xã hội. Qua đó, thẩm định
và đưa ra những chứng kiến, quan điểm nhất định để rút ra những kết luận cần thiết
nhằm điều chỉnh hành vi của công chúng và cộng đồng”.
2. Đặc điểm của ký chính luận
a. Cái “Tôi” trong ký chính luận
Trong ký chính luận, vai trò của cái tôi - tác giả rất quan trọng. Nó không những
giữ vai trò là nhân tố liên kết các chi tiết, các dữ kiện, là nhân chứng khách quan
trước hiện thực được phản ánh mà còn vượt lên khỏi hiện thực để thẩm định hiện


thực một cách dứt khoát theo một quan điểm rõ ràng, không úp mở giấu giếm. Cái
tôi trong ký chính luận là cái tôi thẩm định chứ không phải là cái Tôi - nhân chứng
như trong phóng sự, ghi nhanh hay ký chân dung.
b. Ký chính luận có khả năng thông tin lý lẽ một cách sinh động đa dạng
Đây là một đặc điểm riêng cơ bản của thể loại. Nhưng thông tin lý lẽ được coi là
khả năng chứ không phải là mục đích của ký chính luận. Ngoài khả năng này, nó
còn có khả năng thông tin thời sự, thẩm mỹ.
c. Ký chính luận nêu lên những sự việc có thật, tiêu biểu mới nảy sinh trong đời
sống và khẳng định sự thật
Sự thật trong tác phẩm ký chính luận là phần luận cứ của tác phẩm. Lý lẽ được coi
là luận chứng đan xen giữa luận cứ và luận điểm. Sự thật được nêu lên trong tác
phẩm ký chính luận phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
Một là, tính xác thực. Sự thật được nêu trong tác phẩm ký chính luận được tác giả
khai thác ở khía cạnh từ những điều mình trực tiếp hướng dẫn chứng kiến hơn là sự
cụ thể chính xác của ngày giờ, địa điểm hay những con người có địa chỉ rõ ràng.


Hai là, tính điển hình: Mặc dù tác phẩm ký chính luận lấy đối tượng phản ánh và
thẩm định là những sự việc hoặc tình huống hoàn cảnh không có tầm quan trọng
như các thể chính luận, thậm chí nhiều tác phẩm còn đề cập đến sự việc tưởng như
riêng tư, vụn vặt nhưng thực chất đó vẫn là những sự kiện tương đối tiêu biểu gần
với đời thường.
Ba là, tính thời sự: Với mục đích nhằm thông tin và lý giải sự thật mới nảy sinh,
Ký chính luận mang tính thời sự cao. Yêu cầu thời sự đặt ra với Ký chính luận có
thể coi là thời sự của từng giai đoạn ngắn chứ không phải thời sự ngay tức khắc
hàng ngày, hàng giờ.
Câu 2: bài ký chính luận
Nghe hát, nhận năng lượng khỏi ung thư vòm họng
“Cổ tôi trướng lên, tai ù ù và đầu đau nhức, tôi đã phải viết thay nói. Hóa trị, xạ trị
7 tháng trời mà bệnh vẫn không đỡ”.


7 tháng xạ trị tại Bệnh viện K
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Thà (SN 1959, trú tại số 1, Tràng Thi , Hoàn
Kiếm, Hà Nội) – bệnh nhân từng bị ung thư vòm họng, đã có thể nói chuyện bình
thường. Sau 3 tháng uống lá mát, được bắt tay và nghe bà Phan Thị Tranh(thôn
Viên Du, Tam Dương, Vĩnh Phúc) hát, cổ họng ông không còn đau nhức, tinh thần
thoải mái, ông ăn được 4 bát cơm 1 bữa và lao động bình thường.
Nhắc lại thời gian bị bệnh, ông vẫn không thể nghĩ rằng mình còn sống đến ngày
hôm nay. Tháng 1/2013, sau một thời gian dài nghĩ mình bị viêm xoang, tai - mũi họng bình thường, ông chỉ mua thuốc Tây Y về uống. Tuy nhiên, giọng ông ngày
càng khản đặc, hai tai ù ù như có tiếng xe cộ chạy. Ông đến Bệnh viện K để khám.
Sau khi tiến hành khám và xét nghiệm, các bác sĩ cho biết ông bị Ung thư vòm
họng giai đoạn cuối, các tế bào bắt đầu lây lan. Những hạch to nổi trong cuống
họng khiến ông Thà vô cùng khó chịu: “Cảm giác vừa đau, vừa nhức, mỗi lần nuốt
nước bọt là một lần đau họng, đầu buốt đến tận xương tủy”.


Tin tưởng vào tay nghề của các bác sĩ hàng đầu của BV K, ông yên tâm thực hiện
theo các phác đồ điều trị. Nhiều lần hóa trị, xạ trị mà bệnh tình của ông không hề
thuyên giảm. Trong vòng 5 tháng, ông phải thay đổi đến 3 phác đồ điều trị.
Đến tháng 6/2013, cổ họng của ông Thà gần như không thể hoạt động. Mỗi lần cố
gắng nói, ông lại bị những cơn đau giật lên đến đỉnh đầu. Bởi vậy, ông phải dùng
giấy để nói chuyện.
Thương bố nằm viện suốt 6 tháng trời mà bệnh tình không tiến triển, con trai ông
đã dò hỏi khắp nơi về cách chữa bệnh cho bố. Qua một người bạn giới thiệu, anh
tình cờ biết đến buổi Giao lưu những người có khả năng đặc biệt tại trường ĐH
Thủy Lợi (Hà Nội - ngày 18/8/2013).
“Có bệnh thì vái tứ phương”, anh đã nói chuyện với ông Thà về buổi Giao lưu đó
và muốn đưa bố đến gặp những người có khả năng đặc biệt tại Đại học Thủy Lợi.
Cơ duyên tình cờ
Dù việc đi lại khó khăn, cộng thêm cuống họng ngày càng đau đớn nhưng ông Thà

vẫn gắng sức đến ĐH Thủy Lợi. “Lúc đó tôi chỉ cầu mong xuất hiện một vị thần y
có thể giúp căn bệnh của tôi đỡ đi 2 phần, để tôi có thể trò chuyện với mọi người”
ông Thà kể.
Ông Nguyễn Văn Thà (áo đen) kể lại bệnh tình với ông Lê Đức Thành - GV trường
ĐH Thủy Lợi.
Tại buổi giao lưu, ông được nghe giới thiệu về khả năng đặc biệt của bà Phan Thị
Tranh (Tam Dương – Vĩnh Phúc). Sau đó, ông ghi âm lại 2 bài hát mà bà Tranh hát
ở hội nghị. Lúc đầu, ông không tin vào khả năng kỳ diệu của người đàn bà chất
phác, luôn nở nụ cười, không tin tiếng hát và nắm lá mát rẻ tiền có thể chữa được
căn bệnh hiểm nghèo của ông. Căn bệnh mà ông đã tốn hàng trăm triệu đồng điều
trị mà bệnh vẫn “giậm chân tại chỗ”.
Lạ kỳ thay, sau khi nghe bà Tranh hát ở hội nghị trở về, ông Thà đã thấy vòm họng
mình dễ chịu hơn. Khi vừa về đến nhà, ông muốn đi vệ sinh mà con trai lại rủ ông
ra ngoài hít không khí trong lành. Ông ra hiệu mãi mà anh không hiểu. Loay hoay
tìm giấy bút nhưng ông cũng không mang theo. Lúc này, ông buột miệng nói:
“Muốn đi vệ sinh, khổ quá….”


Thấy bố nói được, anh con trai ông nhìn ông sung sướng. Gần 2 tháng trời, anh chỉ
được đọc những dòng chữ ông viết, giờ đây lại được nghe giọng của bố.
Tuy nhiên, sau hôm đó, cổ họng của ông lại trở nên đau nhức. Những lúc ở nhà
ông lại mở bài hát của bà Tranh mà ông đã ghi âm lại để nghe. Nửa tháng nghe
tiếng hát của bà Tranh, ông thấy tinh thần khoan khoái hẳn, họng cũng dễ chịu hơn.
Ngay lập tức, ông xin xuất viện để khăn gói lên nhà bà Tranh, diện kiến bà.
Nghe 150 bài hát, uống lá mát khỏi bệnh
Quyết tâm tìm đến thôn Viên Du, hỏi vào nhà bà Tiên Tranh, ông Thà thực sự ngỡ
ngàng khi nhìn thấy hàng nghìn người ngồi trước sân nghe bà hát.
Liên tiếp trong vòng một tháng nghe 150 bài hát, bắt tay, uống lá mát ông Thà đã
có thể ăn cơm. “Trước khi gặp cô Tranh, tôi nuốt nước bọt đã khó chứ đừng nói
đến ăn. Chính bản thân tôi cũng không thể lý giải được tại sao mình lại thấy dễ

chịu. Chỉ biết khi nghe cô hát, có một luồng sinh khí rất mạnh mẽ truyền vào
người” ông Thà chia sẻ.
Sau khi thấy mình có thể nói và sinh hoạt bình thường, ông Thà có trở lại Bệnh
Viện K để khám. Chính bác sĩ điều trị cho ông cũng bất ngờ khi thấy các tế bào
ung thư đã dừng phát triển, vòm họng của ông đã đỡ hơn nhiều.
“Qua thực tế bệnh tình của mình, tôi xin đảm bảo về khả năng chữa bệnh của bà
Tranh. Xin Chính phủ, các cấp chính quyền thương dân mà đừng cấm bà chữa
bệnh” ông Thà khẩn thiết cầu xin.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×