Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Ôn tập phần nghị luận xã hội khối 12 (có kèm các đề kiểm tra tham khảo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.53 KB, 11 trang )

ÔN TẬP PHẦN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI HỌC KÌ 1
KHỐI 12
A/ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ:
I/ Dàn ý chung
1.Mở bài:
- Giới thiệu chung
- Nêu tư tưởng,đạo lí cần nghị luận
2.Thân bài:
- Luận điểm 1: Giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lí ( giải thích các từ ngữ,các khái
niệm, nghĩa đen ,nghĩa hàm ẩn....trong câu nói chứa đựng đạo lí tư tưởng => trả lời câu
hỏi “là gì?” )
- Luận điểm 2: Phân tích- Chứng minh :
+ Khẳng định mặt đúng của nội dung tư tưởng đạo lí ( Biểu biện, ý nghĩa => trả
lời câu hỏi “ như thế nào”, “ tại sao” ) . Dùng luận cứ từ cuộc sống và xã hội để chứng
minh ,
+ Bác bỏ những biểu hiện chưa đúng,hoặc cách hiểu sai lệch có liên quan đến
nội dung tư tưởng đạo lí . Dùng luận cứ từ cuộc sống và xã hội để bác bỏ
- Luận điểm 3: Bình luận:
+ Đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lí đã nghị luận đối với đời sống và con người (đặt
biệt trong xã hội hiện nay)
+ Phê phán những biểu hiện ngược lại TTĐLđang nghị luận
3.Kết bài:
- Tóm lại tư tưởng đạo lí
- Rút ra bài học nhận thức và hành động của bản thân
II/. Đề bài tham khảo:
Đề 1 :“ Tình thương là hạnh phúc của con người”
GỢI Ý
1. GIAI THICH :
- Tình thương: là khái niệm chỉ mọi phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người
.Đó là “tình cảm thương yêu, chia sẻ, đùm bọc một cách thắm thiết “.
( theo Từ điển tiếng Việt, Trung Tâm Từ điển học Việtlex- NXB Đà Nẳng , 2007, tr


1543).
- Hạnh phúc: là khái niệm chỉ “Trang thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được
ý nguyện” ( Theo Từ điển Tiếng Việt, sdd tr. 655)
- Tình thương là hạnh phúc củ con người là cách nói định nghĩa về tình thương: Tình
cảm yêu thương chia sẻ, đùm bọc thắm thiết của con người sẽ đem đến cho con người


niềm sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.Thực chất đây là cách diễn
đạt cô dộng về ý nghĩa, tác dụng của tình thương đối với đời sống con người.
2.PHÂN TÍCH- CHỨNG MINH
- Tình thương giữa những người có quan hệ ruột thịt, thân thích:
+ tình yêu thương, sự chăm sóc, sự hy sinh… tự nhiên tự nguyện của ông bà cha mẹ
dành cho con cháu.
+ Sự nhường nhịn giúp đỡ ..giữa anh chị em .
+ Sự đùm bọc cưu mang giữa những người trong họ hàng
+ Sự kính trọng, biết ơn , thái độ quan tâm, phụng dưỡng … của con cháu đối với ông
bà, cha mẹ.
- Tình thương yêu dành cho đồng bào, đồng loại:
+ Thái độ đồng cảm, xót thương chân thành, sâu sắc dành cho những con người có số
phận đau khổ, bất hạnh : những đứa trẻ mồ côi, những người già cô đơn, những con
người bị hắt hủi, những người tật nguyền, những người sống trong nghèo khổ …
+ Thái độ quan tâm, hành động sẳn sàng chia sẻ về vật chất cho những con người sống
khó khăn, thiếu thốn cần sự giúp đở ( ủng hộ tiền, đồ dung sinh hoạt, tham gia các hoạt
động xã hội, từ thiện do các cấp, các ngành phát động như hiến máu nhân đạo ….)
+ Tích cực lên án, đấu tranh chống lại những thế lực đày đọa, bóc lột ngược đãi con
người.
3. BÌNH LUẬN, ĐÁNH GIÁ
- Ý nghĩa, tác dụng của tình thương trong cuộc sống:
+ Tình thương yêu sẽ là ngọn Lửa sưởi ấm tân hồn những con người con người cô đơn,
đau khổ, bất hạnh truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh.

+ Tình thương tạo sức mạnh cảm hóa kì diệu đối với những người lầm đường lạc lối,
thâm chí là kẻ thù.
+ Được sống trong tình yêu thương là niềm hạnh phúc lớn, là tiền đề để con người trở
nên lương thiện: những đứa trẻ được nuôi dưỡng, lớn lên trong tình thương sẽ có tâm hồn
nhạy cảm với những buồn vui, biết yêu thương, quan tâm đến người khac ở quanh mình.
Trái lại những đứa trẻ bị đối xử thô bạo, bị hắt hủi, bị ruồng bỏ sẽ là bất hạnh khôn
cùng…
+ Con người hạnh phúc vì được sống khi bị cái chết rình rập, được ăn khi đói, được đầy
đủ khi đang nghèo khó, được hy vọng khi đang tuyệt vọng, được thành công sau khi thất
bại …Nhưng niềm hạnh phúc lớn lao nhất vẫn là được sống trong tình thương.
+ Không chỉ người được nhận tình thương mới hạnh phúc mà cả người trao gởi tình
thương cũng cũng được hạnh phúc vì hạnh phúc không phải chỉ là nhận mà còn là cho.
ĐỀ 2
“Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”..
Ý kiến trên của M. Xi- xê – rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những
suy nghị gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân?


GỢI Ý
1.GIẢI THÍCH KHÁI NIỆM (TỪ NGỮ)
- Đức hạnh là khái niệm biểu đạt “đạo đức và tính nết tốt, thường dùng để nói về phụ
nữ” (theo Từ điển Tiếng Việt, sđd, tr 558). Trong câu nói của Xi-xê- rông nó được dùng
để chỉ đạo đức và tính nết tốt của con người nói chung.
- Hành động: Là “làm những việc những việc cụ thể nào đó, ít nhiều quan trọng một
cách có ý thức, có mục đích” ( sđd tr 653).
- Nói “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động” nghĩa là cái làm nên giá trị của
một người là những việc làm có ý thức cụ thể - những việc làm xuất phát từ những mục
đích tốt đẹp khác nhau, gắn với những quy mô lớn nhỏ khác nhau.
- Nguyên nhân: Là do suy nghĩ, nhận thức biểu hiện bản chất, giá trị con người ở dạng
tìêm ẩn, trừu tượng khó nhận biết. Lời nói tuy cũng biểu hiện trực tiếp bản chất nhung

không có độ tin cậy cao: “ Đừng nghe anh ta nói, hãy xem anh ta làm”.Chỉ hành động
mới biểu hiện rõ nhất, có sức thuyết phục hơn cả mọi phẩm chất của đức hạnh – giá trị
bản chất của con người. Hec-béc (Anh) cũng khẳng định: “Câu trả lời ngắn nhất là hành
động”.
2. PHÂN TÍCH. LÝ GIẢI
Cau nói của M. Xi-xê-rông thể hiện một quan niệm đúng đắn về một trong những thước
đo tin cậy về bản chất tốt đẹp của con người là hành động.
a) Đức hạnh trong lĩnh vực tu dưỡng, học tập mà bản thân cần trau dồi là gì?
Với tuổi trẻ học đường, đặt trong bối cảnh xã hội, xu thế thời đại, đức hạnh cần trau dồi
trong quá trình tu dưỡng, học tập là “ Rèn đức- Luyện tài vì ngày mai lập nghiệp”. Cụ
thể:
+ Xác định được lý tưởng, mục đích cuộc sống mục đích cao đẹp : góp phần tích cực để
xây dựng đất nước “ Dân giàu- nước mạnh- xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
+ Tự giác rèn luyện thể chất, chăm lo sức khỏe bản thân.
+ Xây dựng cho mình một lối sống đẹp : Nhân ái, năng động, tự tin, có trách nhiệm với
với tương lai tốt đẹp của chính mình , của đất nước.
+ Có ý chí quyết tâm vượt khó, say mê, sáng tạo, xác định được một phương pháp học
tập khoa học để tích lũy, làm giàu tri thức ; biết vân dụng hiệu quả những tri thức, hiểu
biết vào cuộc sống …
b) Từ những phẩm chất đạo đức cần thiết ấy, bản thân cần hành động ra sao để phù
hợp với tiêu chuẩn đạo đức mà mình theo đuổi ?
Mọi người cần có hành động cụ thể :
- Quan tâm, chăm sóc, những người thân trong công việc gia đình .
- Tham gia một cách tự nguyện, tự giác, nhiệt tình các hoạt động xã hội, từ thiện được tổ
chức, phát động ở địa phương cư trú hay nơi công tác học tập.
- Đoạn tuyệt, tránh xa, tích cực đấu tranh chống lại những tệ nạn xã hội có sức cám dỗ
tuổi trẻ : nghiện hút trộm cắp, đua xe…và những thói quen xấu mà tuổi trẻ thường mắc
phải: Sống tự do, buông thả, đua đòi, lười biếng, lề mề, cẩu thả, vô tâm, ích kỷ, chỉ biết



hưởng thụ mà không biết nghĩ đến trách nhiệm, những hành vi, lối sống ứng xữ thiếu văn
hóa nơi công cộng …
c.Trên thực tế bản thân đã thực hiện được điều gì , có khó khăn gì khi biến nhận thức
thành hành động?
- Đây là nội dung người viết cần thể hiện chân thành những suy nghĩ của bản thân , thể
hiện khả năng tự đánh giá về chính mình . (có thể xoáy vào những nội dung cơ bản theo
gợi ý sau : Đã xác định cho mình lý tưởng, mục đích sống đúng đắn chưa ? Có kiên trì
theo lý tưởng, mục đích đó không? trong cuộc sống mình có cần thiết phát huy, có gì cần
khắc phục, thay đổi? Cần từ bỏ dứt khoát những thói quen xấu nào?
- Trong quá trình chuyển nhận thức thành hành động, thấy xuất hiện những khó khăn,
trở ngại : lối tư duy còn máy móc, giáo điều ; tinh thần chưa thật quyết tâm ; thiếu bản
lĩnh , tự chgu3 hay bị chi phối bởi dư luận; tâm lý mặc cảm, tư ti (tùy từng cá nhân mà
xác định trở ngại lớn nhất của bản thân là gì?)
3. BÌNH LUẬN, ĐÁNH GIÁ
-Bài học có ý nghĩa lớn nhất mà bản thân đúc kết được từ câu nói của Xi – xê- rông. Mỗi
con người có cách tự bộc lộ, tự khẳng định mình khác nhau song cách tự khẳng định, tự
bộc lộ mình ngắn nhất, thông qua hành động và bằng hành động .
- Và hành động cũng là thước đo tin cậy nhất để nhận biết, đánh giá bản chất, giá trị tốt
đẹp nhất của con người. Đó là một chân lý.

ĐỂ 3
Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng:
“ Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
GỢI Ý
1.GIẢI THÍCH KHÁI NIỆM (TỪ NGỮ)
- Học để biết:
+ Học là quá trình tiếp thu tri thức từ sách vở, trường học ; từ thực tế cuộc sống – trường
đời.
+ Học để biết là mục đích đầu tiên của việc học. Biết là tiếp thu, mở mang, có thêm kiến
thức về tự nhiên, xã hội, con người. Con người từ chưa biết đến biết. Từ biết ít đến biết

nhiều, từ biết sơ sài đến biết sâu sắc, từ chổ biết một lĩnh vực mà có hiêu biết về nhiều
lĩnh vực đời sống khác nhau…
+ Nhờ học, con người có những hiểu biết, phong phú, đa dạng về mọi lĩnh vực của cuộc
sống, xã hội; tự làm giàu kho tri thức của mình trong các lỉnh vực tạo được vốn sống sâu
sắc.


+ Điều có ý nghĩa quan trọng hơn là qua những tri thức đó, con người có khả năng hiểu
biết bản chất về con người và tự nhận thức về bàn thân. Nói cách khác nhờ học con người
có thể “ biết người”- “biết mình”
- Học để làm :
+ Học để làm là mục đích tiếp theo của việc học theo đề xướng của UNESCO. Làm là
vận dụng kiến thức, hiểu biết có được vào thực tế cuộc sống. Đây là nội dung thể hiện
mục đích thiết thự nhất của việc học : “ Học đi đôi với hành”.
+ Làm trước hết để tạo ra những giá trị vật chất, tinh thân cụ thể phục vụ nhu cầu sống
của bản thân và góp phân tạo ra của cải cho xã hội .
+ Học mà không làm thì kiến thức có được không tạo nên những giá trị vật chất, tinh thần
mới cho bản thân và cho xã hội .
- Học để chung sống:
+ Học để chung sống là một trong những mục đích qua trong nhất của việc học. Chung
sống là khả năng hòa nhập xã hội, kỷ năng giao tiếp, ứng xử …để tự thích nghi với mọi
môi trường sống, các quan hệ xã hội phức tạp của con người trong quá trình sống. Đây là
hệ quả tất yếu của việc biết, làm .
+ Bởi lẽ, “con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”. Bản chất, giá trị, nhân cách
con người được hình thành, nuôi dưỡng, khẳng định, thử thách trong các mối quan hệ đó .
- Học để tự khẳng định mình:
+ Học để tự khẳng định mình là mục đích sau cùng của việc học trong đề xướng của
UNESCO. Tự khẳng định mình là tạo lập được vị trí, chổ đứng vững vàng trong xã hội,
thể hiện sự tồn tại có ý nghĩa của cá nhân mình trong cuộc đời. Mỗi con người chỉ có thể
khẳng định mình khi có hiểu biết, có năng lực hành động, có khả năng chung sống .

+ Từ việc học, mỗi người sẽ có khẳng định tri thức mình tích lũy được; khẳng định khả
năng lao động, sáng tạo; khẳng định nhân cách, phẩm chất …
2. BÌNH LUẬN, ĐÁNH GIÁ
- Nội dung đề xướng về mục đích học tập của UNESCO thật sự đúng đắn, đầy đủ, toàn
diện.
- Mục đích học tập này đã thực sự đáp ứng hoàn toàn phù hợp với yêu cầu đào tạo, giáo
dục con ngưới trong thời đại ngày nay.Đây là mục đích học tập không phải chỉ dành riêng
cho đối tượng học sinh, sinh viên mà còn dành cho tất cả những ai là người học.
Vì thế, có thể coi đây là mục đích học tập chung có tính cách toàn cầu.
- Từ mục đích học tập đúng đắn này, mỗi người học cần thấy rõ những sai lầm trong nhận
thức về việc học: học không có mục đích ; coi việc học là thực hiện nghĩa vụ nặng nề với
người khác chứ không phải học vì mình; học vì bằng cấp; học vì thành tích ; học mà
không có khả năng làm, không thể chung sống, không thể tự khẳng định mình ( hiện
tượng học sinhTHPT không biết viết một lá đơn xin nghĩ học đúng quy cách; kỷ sư giỏi
được đào tạo bài bản mà không chế tạo được những công cụ sản xuất trong nông nghiệp;
có học vị, bằng cấp nhưng cách ứng xử thì vụng về, lối sống lại thiếu văn hóa...)
- Mục đích học tập giúp con người, xã hội điều chỉnh được nhận thức về thời gian học:
Không chỉ học ở một chặng đời mà phải học suốt đời; nơi học: không chỉ học trong nhà
trường mà cần phải học ngoài xã hội; điều chỉnh quan niệm về người dạy : Không chỉ là


người truyền đạt tri thức mà còn dạy “làm người”, không chỉ học ở thầy mà còn học ở
mọi người trong xã hội.
- Mục đích học tập này còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xác định mình học
những gì ( nội dung thiết thực) và phải học như thế nào ( lựa chọn phương pháp, cách
thức học phù hợp, hiệu quả).
- Đánh giá tầm quan trọng của việc xác định mục đích học tập đối với mọi người nói
chung và bản thân nói riêng ( đã xác định được mục đích đúng đắn cho việc học của mình
chưa? Cần làm gì để đạt mục đích ấy?...)


B/. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG:
I/ Dàn ý chung
1. Mở bài:
- Dẫn đề
- Nêu hiện tượng đời sống cần nghị luận
2.Thân bài
- Luận điểm 1: Giải thích (nếu cần)
- Luận điểm 2 : Nêu rõ hiện tượng đời sống sẽ nghị luận
- Luận điểm 3 :Phân tích – Chứng minh :
+ Chỉ ra các mặt đúng- sai, lợi- hại của hiện tượng (Dùng luận cứ từ cuộc
sống để chứng minh mặt đúng, bác bỏ mặt sai)
+ Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống trên(Dùng luận cứ từ
cuộc sống để chứng minh, hoăc bác bỏ)
- Luận điểm 4: Bình luận :
+ Đánh giá hiện tượng đời sống đang nghị luận(đối với cuộc sống,con ngườinhất là với giới trẻ hiện tại)
+ Phê phán (hoặc biểu dương ) những biểu hiện ngược lại với hiện tượng
+ Nêu giải pháp để hạn chế hiện tượng tiêu cực, phát huy hiện tượng tích cực
+ Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân
3. Kết bài:
+ Đánh giá chung
+ Nêu cảm nghĩ riêng
II/ Đề bài tham khảo :
Đề 1: Suy nghĩ và hành động của tuổi trẻ học đường để góp phần giảm tai nạn
giao thông.
GỢI Ý


1. THỰC TRẠNG
- Giao thông có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống . Đây là một trong những lĩnh
vực đời sống có liên quan đến toàn thể xã hội. Bởi không ai không có nhu cầu đi lại để

học tập, làm ăn, sinh sống. An toàn hay nguy hiểm khi tham gia giao thông có ảnh hưởng
trực tiếp đến cuộc sống từng cá nhân, mỗi gia đình và cả xã hội.
- Vậy mà tai nạn giao thông đang là một quốc nạn ở nước ta hiện nay, vì sao nói vậy?
+ Tai nạn giao thông xảy ra ở mọi địa phương, vùng miền trên địa bàn cả nước : nông
thôn, miền núi, thành phố.
+ Tai nạn giao thông diễn ra ở mọi loại hình giao thông: Đường bộ, đường thủy, đường
không, đường sắt.
+ Tai nạn giao thông ở tất cả các loại phương tiện từ thô sơ đến hiện đại: Xe đạp, xe máy,
ô tô…
+ Tất cả các đối tượng khi tham gia giao thông đều có thể bị tai nạn giao thông: trẻ em,
thanh niên, người già, người Việt Nam, người nước ngoài …
2 / TÁC HẠI : Tai nạn giao thông đã để lại những hậu quả nặng nề cho mỗi cá nhân, gia
đình và xã hội:
+ Cá nhân thiệt hại về tài sản, sức khỏe, nhẹ thì suy giảm khả năng lao động, nặng thì
mất khả năng lao động, thành gánh nặng cho người thân, thậm chí còn thiệt mạng.
+ Gia đình có người bị tai nạn giao thông cũng vậy, không chỉ thiệt hại về kinh tế mà
chịu tổn thất về tinh thần : có không ít gia đình, cha mẹ bị tai nạn giao thông không còn
sức lao động nên con cái phải bỏ học, lao động tự kiếm sống và nuôi dưỡng cha mẹ ; cha
mẹ mất vì tai nạn mà con cái trở thành trẻ mồ côi, không nơi nương tựa, mất đi mái ấm
…; cũng có những gia đình mất con do tai nạn giao thông mà sống những ngày còn lại
của cuộc đời trong đau khổ, bất hạnh khôn cùng.
+ Xã hội cũng phải gánh chịu thiệt hại không kém: chi phí chữa bệnh cho người bị tai nạn
giao thông, an ninh, trậ tự xã hội không ổn định…. Những vụ tai nạn giao thông xảy ra
với người nước ngoài đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến cách nhìn nhận của bạn bè quốc
tế về Việt Nam. Thiện cảm, lòng tin của khách du lịch, các nhà đầu tư nước ngoài đối với
môi trường du lịch và đầu tư Việt Nam chắc chắn có thay đổi…
+ Chỉ cần đọc một vài con số cụ thể sau chúng ta sẽ cảm thấy kinh hoàng: Theo thống kê
của Cục Cảnh sát Giao thông Đường bộ- Đường sắt, chỉ trong ba tuần đầu tiên sau Tết
Đinh Hợi (khoảng từ 17/2 đến 1/3), Trên địa bàn cả nước xảy ra khoảng 1090 vụ tai nạn,
làm chết tới gần 800 người và bị thương hơn 1150 người. Tính trung bình mỗi ngày cả

nước xảy ra tới 78 vụ tai nạn, hơn 57 người chết và hơn 82 người bị thương (theo
giaothongvantai.com.vn).
+ Trong đó vấn đề dáng lo ngại nhất khi tham gia giao thông hiện nay: hiện tương vi
phạm pháp luật trong thực hiện an toàn giao thông diễn ra thường xuyên mà chưa có giải
pháp thực sự hiệu quả.
3. NGUYÊN NHÂN
- Những nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến tai nạn giao thông ?


+ Chất lượng các công trình giao thông xuống cấp nghiêm trọng. Đầu tư của nhà nước
cho xây dựng cơ bản trong giao thông chưa có tầm chiến lược, manh mún, chưa tập
trung, giao thông ở trong các đô thị cũng nay lấp mai đào, đường phố lúc nào cũng như
công trường …
+ Chất lương các phương tiện giao thông chưa được kiểm định, quản lý chặt chẽ.
+ Nhận thức, ý thức của người tham gia giao thông còn rất hạn chế: thiếu hiểu biết cơ bản
về luật an toàn giao thông, đi xe không đội mũ bảo hiểm, không bằng lái, phóng nhanh
vượt ẩu, lạng lách, đua xe tốc độ..
+ Việc ban hành các văn bản pháp quy về an toàn giao thông của các cấp quản lý chưa sát
thực tế, chưa có tính khả thi: việc xử lý người vi phạm an toàn giao thông chưa nghiêm
khắc, thậm chí người thi hành luật pháp cũng vi phạm pháp luật.
4. GIẢI PHÁP
Cần khẳng định khó có thể chấm dứt tai nạn giao thông nhưng hạn chế ở mức thấp nhất,
“giảm thiểu” hiện tượng này hoàn toàn có thể. Đây là trách nhiệm của toàn xã hội, đặc
biệt là của học sinh, sinh viên:
- Trước hết, cần trang bị những hiểu biết cơ bản về luật an toàn giao thông.
- Tự giác thực hiện trong quá trình tham gia giao thông.
- Có trách nhiệm tuyên truyền với cộng đồng, người thân, vận động bạn bè, giáo dục các
em nhỏ thực hiện đúng luật an toàn giao thông.
- Tích cực đấu tranh, tố giác hiện tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong thực hiện
an toàn giao thông ở người tham gia giao thong, người quản lý về an toàn giao thông.

- Nhiệt tình tham gia các hoạt động tình nguyện giữ trật tự an toàn giao thông nơi cư trú,
học tập trong những giờ cao điểm…

ĐỀ 2
Hiện nay ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhở, lang
thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi
dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về hiện tượng đó.
GỢI Ý
1. THỰC TRẠNG TRẺ EM LANG THANG, CƠ NHỠ
- Trẻ em lang thang, cơ nhỡ là những trẻ ở lứa tuổi vị thanh niên bị mồ côi cả cha lẫn mẹ,
không nơi nương tựa, bị bỏ rơi, do cha mẹ bất hòa, gia đình khó khăn hay một lý do nào
đó mà không có người chăm sóc, nuôi dưỡng, sớm phải sống lang thang, tự lập.
- Cuộc sống của trẻ em lang thang, cơ nhỡ phần lớn là đói rách, nghèo khổ, không được
học hành đến nơi đến chốn, không được bao bọc, chở che trong vòng tay yêu thương của


cha mẹ hay của người thân. Nhìn chung, đó là những trẻ em chịu nhiều thiệt thòi, bất
hạnh bởi là trẻ thơ mà không có tuổi thơ.
- Trẻ em lang thang, cơ nhỡ đã, đang và sẽ đối mặt với nhiều thách thức: luôn bị đói
nghèo, bệnh tật đe dọa; bị bóc lột sức lao động ; dễ bị kẻ xấu lạm dụng, lợi dụng làm việc
phạm pháp ; dể bị tha hóa ; cuộc sống không ổn định ; tương lai mờ mịt, sống hôm nay
không biết ngay mai sẽ ra sao..
2.HOẠT ĐỘNG GIÚP TRẺ EM LANG THANG, CƠ NHỞ
- Trên khắp cả nước, có nhiều tập thể, cá nhân tự nguyện chung tay giúp đỡ những trẻ em
bất hạnh này:
+ Sư thầy Đàm Thích Lan ở chùa Bồ Đề ( quận Long Biên, Hà Nội) đón nhận 50 trẻ em
bị bỏ rơi, cha mẹ bỏ nhau, cha mẹ nghiện ngập gửi nhà chùa nuôi rồi không trở lại, người
già neo đơn. Hằng ngày, sư thầy dạy các trẻ những điều thiện theo giáo lý Phật, cho học
văn hóa, dạy các em làm những công việc nhà chùa theo sức cũa mình.

+ Cô nhi viện Thánh An ( Giáo phận Bùi Chu, Xuân Trường, Nam Định) sẳn sàng tiếp
nhận, nuôi dưỡng trẻ mồ côi, bị bỏ rơi, trẻ bị khuyết tật như bại liệt, bị thần kinh, bị nhữn
di chứng chất độc màu da cam không phân biệt lương – giáo. Cô nhi viện đã giúp các em
học văn hóa, dạy nghề để hòa nhập cộng đồng. Từ năm 1993 đến nay đã nhận 201 trẻ mồ
côi, bị bỏ rơi. Trong số đó, đã có 23 em được nhận làm con nuôi, 8 em đi học đại học, 9
em đang học THPT, 22 em đng học từ mẫu giáo đến THCS, 6 em đã trưởng thành đi làm
ở Hà Nội, TP . Hồ Chí Minh…
+ Mái ấm Diệu Giác ( phường Bình an, quận 2 TP. Hồ Chí Minh) có 17 bà mẹ ngày đêm
túc trực, chăm lo cho 120 đứa con từ 4 ngày tuổi đến 18 tuổi. Các bà mẹ làm việc tất bật
như một doanh nhân. Chỉ khác ở chổ, các doanh nhân thì có phúc lợi, lương bổng, còn
đối với những người mẹ hiền làm việc suốt 24 giờ một ngày không lương bổng này thì
niềm vui duy nhất là nhìn thấy các con khỏe mạnh, khôn lớn, con nào cũng ngoan ngoản
lễ phép. Từ mái ấm tình thương này đã có 3 em học ĐH Giao thông – Vận tải TP. Hồ Chí
Minh. 3 em đi làm ở nhà in chuẩn bị trở về dạy nghề cho các em nhỏ ở nhà.
+ Nhiều cá nhân, tập thể hảo tâm tuy không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em lang
thang, cơ nhỡ nhưng luôn sẳn sang ủng hộ, quyên góp tiền, quần áo, sách vở, thuốc men
cho những cá nhân và tập thể đang cưu mang những trẻ em bất hạnh. Đáng quan tâm là
những cuộc vận động lớn như : Nhịp cầu trái tim, Nối vòng tay lớn … được tổ chức
thường xuyên mỗi năm.
- Có thể khẳng định đây là một hoạt động có ý nghĩa xã hội lớn lao, mang tính nhân đạo
sâu sắc. Nó góp phần giảm bớt những bất hạnh mà trẻ em lang thang, cơ nhỡ đang phải
gánh chịu: trả lại cho các em cuộc sống hạnh phúc, nụ cười hồn nhiên thơ trẻ; giúp các
em có môi trường lành mạnh để phát triển nhân cách, tạo cho cơ hội thuận lợi để sống tự
lập khi bước vào cuộc sống ; giảm bớt nguy cơ tội phạm và tệ nạn xã hội.
3. BÌNH LUẬN, ĐÁNH GIÁ
- Khâm phục, cảm động trước tấm lòng nhân hậu và nghĩa cử cao đẹp của những cá nhân,
tập thể đang nuôi dưỡng, ủng hộ, giúp đỡ trẻ em lang thang, cơ nhỡ.


- Tình nguyện, tự giác tham gia các hoạt động giúp đở các trẻ em bất hạnh ở nơi cư trú,

học tập hay công tác: quyên góp sách vở, đồ dung sinh hoạt; chăm sóc trong các mái ấm,
cơ sở tình thương; dạy văn hóa, trò chuyện, tâm tình với trẻ.
- Tích cực tuyên truyền, vận động cộng đồng chung tay giúp đỡ trẻ em lang thang, cơ
nhỡ.
- Mở rộng, nâng cao: bản chất và truyền thống nhân đạo của dân tộc “nhiểu điều phủ lấy
giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”.
+ Hạn chế nguyên nhân gây nên hiện tương trẻ em lang thang, cơ nhỡ.
ĐỀ 3
Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “nói không với những tiêu
cực và bệnh thành tích trong giáo dục”.
GỢI Ý
1.GIẢI THÍCH
- Những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục là gì ?
+ Những tiêu cực trong thi cử là những hành vi vi phạm quy chế, pháp luật ở một khâu
trong quá trình giáo dục. Đó là khâu cuối cùng: Kiểm tra đánh giá kết quả của cả quá
trình giáo dục. Hiện tượng tiêu cực chủ yếu ở hành vi gian lận, thiếu trung thực của học
sinh như quay cóp; chép bài của bạn; dung tiền để mua đề, mua điểm từ người ra đề,
người chấm…Hiện tượng này còn xuất hiện ở đội ngủ làm công tác làm kiểm tra, đánh
giá chất lượng giáo dục: thầy lộ đề, vô tình hay cố ý chấm bài không đúng thực chất, vào
nhầm điểm…
+ Những tiêu cực trong thi cử là một biểu hiện của căn bệnh vì thành tích trong giáo dục.
Gọi là bệnh vì thành tích vì trước đó nó chỉ là hiện tượng các biệt ở một vài cá nhân hay
cơ sở giáo dục, dần về sau đã trở nên trầm trọng như một căn bệnh cần phải chữa chạy
kịp thời, nghiêm túc.Thành tích là kết quả của nững phong trào thi đua lành mạnh rất
đáng trân trọng, rất cần khuyến khích. Song nếu vì chạy theo thành tích mà bất chấp cả
quy chế, pháp luật thì lại rất cần ngăn chặn, lên án.
- “Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”nghĩa là
có nhận thức sâu sắc, đúng đắn: có thái độ kiên quyết và những hành động thiết thực để
chấm dứt những biểu hiện tiêu cực trong Ngành Giáo dục, trả cho giáo dục môi trường
trong lành vốn có.

- Tại sao có cuộc vận động “nói không với những tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo
dục”?
+ Quan điểm của Đảng, Nhà nước coi giáo dục là quốc sách. Giáo dục đảm nhận sứ
mạng bồi dưỡng nhân tài và đạo tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu- Nước mạnh- xã hội công
bằng, gân chủ, văn minh”.
+ Thực trạng chất lượng giáo dụcchưa thực sự đáp ứng được những mục tiêu đào tạo
con người : chất lượng văn hóa, chất lượng đạo đức, chất lượng giáo dục thể chất…Tình
trạng trò ngồi nhằm lớp, thầy chọn nhằm nghề không còn là cá biệt.


2. TRÌNH BÀY QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN
- Đây là cuộc vận động quan trọng, thiết thực với Ngành Giáo dục và xã hội.
- Lực lượng tham gia thực hiện cuộc vận động này là toàn thể xã hội song lực lượng chủ
yếu vẫn là người dạy, người học, người làm công tác quản lý giáo dục.
- Mỗi lực lượng trên có cách thể hiện trách nhiệm khác nhau. Với người học, cách thiết
thực nhất để hưởng ứng, thực hiện cuộc vận động này là:
+ Trước hết, cần xác định đúng đắn mục đích học tập để có động cơ học tập đúng: học
để có kiến thức, hiểu biết cùng những kỷ năng sống cần thiết làm hành trang bước tới
tương lai một cách tự tin, tự chủ.Học cho tương lai của chính mình để làm chủ tương lai
của mình và chuẩn bị gánh vác vai trò làm chủ tương lai đất nước.
+ Tự rèn luyện đức tính trung thực trong cuộc sống cũng như trong học tập. Từ đó mới
cần cù chăm chỉ có ý chí và quyết tâm sẳn sàng vượt khó trong học tập.
+ Hình thành được phương pháp học tập khoa học để nắm vững, vận dụng thành thạo
kiến thức… dũng cảm đoạn tuyệt lối học vẹt, từ bỏ lối ghi nhớ máy móc, thái độ học thụ
động.
+ Dũng cảm, bản lĩnh trong cuộc đấu tranh chống lại những hành vi tiêu cực trong thi cữ
và bệnh vì thành tích ở chính mình và trong môi trường giáo dục mình đang học tập.
- Ý nghĩa thực hiện hiệu quả cuộc vận động “ nói không với những tiêu cực trong thi cữ
và bệnh thành tích trong giáo dục” sẽ góp phần đưa nền giáo dục nước nhà thoát khỏi tình

trạng trì trệ, tụt hậu.Đạt yêu cầu “học thật, thi thật, kết quả thật”, sản phẩm đặc biệt của
ngành giáo dục là con người mới có thể thực sự trở thành những chủ nhân xứng đáng của
tương lai dân tộc.
- Khẳng định quan điểm của bản thân, có thể rút ra những bài học có ý nghĩa với bản
thân từ cuộc vận động này.



×