Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động hiện nay (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 185 trang )

MỤC LỤC
Trang
Phụ bìa
Lời cam đoan
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1
Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến phát triển
sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động
1.2
Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học tiêu
biểu đã công bố và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
Chƣơng 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH
CHIẾN ĐẤU CỦA LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG
2.1
Thực chất phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh
sát cơ động
2.2
Những vấn đề có tính quy luật phát triển sức mạnh chiến đấu
của lực lượng Cảnh sát cơ động
Chƣơng 3 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YÊU CẦU PHÁT TRIỂN SỨC
MẠNH CHIẾN ĐẤU CỦA LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT CƠ
ĐỘNG HIỆN NAY
3.1
Thực trạng phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh
sát cơ động hiện nay
3.2
Yêu cầu phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát
cơ động hiện nay
Chƣơng 4 GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH CHIẾN


ĐẤU CỦA LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG HIỆN NAY
4.1
Phát huy vai trò của các chủ thể trong phát triển sức mạnh
chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động hiện nay
4.2
Phát triển hoàn thiện, đồng bộ các nhân tố cấu thành sức mạnh
chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động hiện nay
4.3
Nâng cao chất lượng hoạt động huấn luyện, diễn tập chiến đấu
của lực lượng Cảnh sát cơ động hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

5
9
9
25
29
29
58

85
85
108
119
119
132

149
156
158
159
167


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận án
Sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động có vai trò trực tiếp
quyết định khả năng hoàn thành nhiệm vụ vũ trang chiến đấu trấn áp các loại
tội phạm của lực lượng này. Đặc biệt, với tính cách là lực lượng nòng cốt thực
hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã
hội thì sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động còn là vấn đề cơ
bản, liên quan trực tiếp đến khả năng chiến đấu trấn áp tội phạm của cả lực
lượng Công an nhân dân nói chung.
Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang đứng trước nhiều thuận lợi và
cơ hội mới, nhưng cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Do
tác động của mặt trái cơ chế thị trường, sự chống phá của các thế lực thù địch,
sự tác động nhiều mặt ở trong và ngoài nước làm cho tình hình tội phạm và tệ
nạn xã hội diễn biến rất phức tạp: tranh chấp, khiếu kiện tập thể xảy ra ở
nhiều địa phương; xuất hiện nhiều loại tội phạm mới, tội phạm có tổ chức, tội
phạm mang tính chất xuyên quốc gia như hoạt động rửa tiền, khủng bố quốc
tế, buôn lậu qua biên giới, buôn bán ma tuý... Ở một số nơi, lợi dụng tình hình
trên, kẻ xấu kích động nhân dân thực hiện các hành vi gây rối, gây bạo loạn,
tác động xấu đến thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
và an ninh, trật tự ở địa phương… trong đó, việc sử dụng bạo lực vũ trang của
các loại đối tượng tội phạm có xu hướng gia tăng cả về tính chất lẫn quy mô,

điển hình như vụ bạo loạn tại Mường Nhé, Điện Biên vào tháng 4/2011. Ở
đây, bọn phản động đã có sự chuẩn bị về lực lượng vũ trang, trang bị vũ khí,
tổ chức huấn luyện về quân sự, võ thuật, từ đó lôi kéo, lừa gạt, cưỡng bức
hàng ngàn quần chúng tiến hành các hoạt động chống phá chính quyền. Tình
hình trên đặt ra yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm bằng biện pháp vũ
trang của lực lượng công an nhân dân nói chung, lực lượng Cảnh sát cơ động
nói riêng ngày càng tăng.


6
Cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm thời gian gần đây, nhất là qua
giải quyết các vụ việc lớn như bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên (2001, 2004),
Tây Bắc (2011) cho thấy sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động
có sự phát triển, trưởng thành nhiều mặt, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản
của nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm bằng biện pháp vũ trang. Tuy
nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, sức mạnh chiến đấu lực lượng Cảnh
sát cơ động vẫn bộc lộ những hạn chế, yếu kém: Trình độ nhận thức chính trị,
trình độ kỹ, chiến thuật, thể lực của một bộ phận cán bộ, chiến sĩ; vũ khí,
trang bị chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao; tình hình vi phạm kỷ luật chuyển
biến còn chậm… làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức phát triển mạnh chiến đấu
của lực lượng Cảnh sát cơ động. Nhận thức được vấn đề này, Đảng ta khẳng
định cần phải xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy,
tinh nhuệ, hiện đại, trong đó, “Ưu tiên hiện đại hóa lực lượng … Cảnh sát cơ
động” [25, tr. 11].
Thực tiễn trên cho thấy, phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng
Cảnh sát cơ động là một yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, vì những lý do khác
nhau, cho đến nay việc nghiên cứu làm rõ lý luận, thực tiễn của việc phát triển
sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động chưa được thực hiện. Vì
vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Phát triển sức mạnh chiến đấu của lực
lượng Cảnh sát cơ động hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu: Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn của
phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động; đề xuất giải
pháp cơ bản phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng ngừa trấn áp tội phạm hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án phát triển
sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động hiện nay.


7
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển sức mạnh chiến đấu
của lực lượng Cảnh sát cơ động.
- Phân tích đánh giá thực trạng phát triển sức mạnh chiến đấu của lực
lượng Cảnh sát cơ động hiện nay.
- Đề xuất một số yêu cầu và giải pháp cơ bản phát sức mạnh chiến đấu
của lực lượng Cảnh sát cơ động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng ngừa trấn áp
tội phạm hiện nay.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Bản chất và những vấn đề có tính quy luật
phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động.
* Phạm vi nghiên cứu: Là những vấn đề liên quan đến phát triển sức
mạnh chiến đấu của Cảnh sát cơ động từ năm 2010 đến nay; số liệu khảo sát từ
cơ quan Bộ Tư lệnh và các trung đoàn, tiểu đoàn Cảnh sát cơ động ở phía Bắc.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Cơ sở lý luận của luận án là hệ thống các quan điểm cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Công sản
Việt Nam về phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang. Đồng
thời, luận án còn kế thừa kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học có

liên quan đến phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động.
* Cơ sở thực tiễn:
Cơ sở thực tiễn của luận án là tình hình xây dựng, phát triển sức mạnh
chiến đấu của lực lượng Công an nhân dân; tình hình công tác xây dựng lực
lượng của lực lượng, huấn luyện, chiến đấu của Cảnh sát cơ động từ năm
2011 đến nay.
* Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể:


8
lịch sử và lô gíc, phân tích và tổng hợp, trừu tượng hoá và khái quát hoá,
phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia…
5. Những đóng góp mới của luận án
- Những đặc trưng bản chất và một số vấn đề có tính quy luật phát triển
sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động.
- Giải pháp cơ bản phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh
sát cơ động hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa lý luận:
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận cơ bản về phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động;
làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học về xây dựng, phát triển lực
lượng Cảnh sát cơ động.
* Ý nghĩa thực tiễn:
Luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho cho công tác xây
dựng, phát triển lực lượng Cảnh sát cơ động cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,
hiện đại.
7. Kết cấu của luận án

Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục công trình
của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


9
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến phát triển
sức mạnh chiến đấu của lực lƣợng Cảnh sát cơ động
1.1.1. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến lý luận
phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động
Sức mạnh chiến đấu là một trong những vấn đề cơ bản nhất của lực
lượng vũ trang vũ trang. Do vậy, ngay từ khi lực lượng vũ trang cách mạng vừa
ra đời, vấn đề này đã được các nhà khoa học mácxít quan tâm nghiên cứu.
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh
và quân đội, ở nước ngoài, nhất là Liên Xô, nghiên cứu về sức mạnh chiến
đấu của quân đội đã có nhiều công trình của các tác giả được công bố. Trong
đó, tiêu biểu có các công trình: “Hệ thống con người và kỹ thuật quân sự”
[69] của giáo sư, tiến sỹ triết học A.B. Pypco; “Những vấn đề phương pháp
luận của lý luận và thực tiễn quân sự” [39] của tập thể các nhà triết học quân
sự Xô Viết, do tác giả A.X. Gientốp chủ biên; “Học thuyết Mác – Lênin về
chiến tranh và quân đội” [87] của D.A. Vôncơcônôp; “Nhân tố tinh thần,
chính trị trong chiến tranh hiện đại” của Học viện Quân chính Lênin [44].
Đây là những công trình khoa học tiêu biểu mang tính tổng quát về các vấn đề
cơ bản nhất về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng. Những công trình này
đã phân tích, làm rõ đặc trưng sức mạnh chiến đấu của quân đội trên ba khía
cạnh: Thứ nhất, sức mạnh chiến đấu của quân đội được biểu hiện cụ thể ở
trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu và khả năng chiến đấu của quân đội;
trong hoà bình là trình độ huấn luyện, khả năng sẵn sàng chiến đấu; trong
chiến tranh là khả năng hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu với hiệu suất chiến

đấu cao. Thứ hai, sức mạnh chiến đấu của quân đội được biểu hiện ở hiệu lực
chiến lược, ở khả năng răn đe, làm nhụt ý chí xâm lược của kẻ thù. Thứ ba,
sức mạnh chiến đấu của quân đội cũng được thể hiện trong tương quan so


10
sánh với sức mạnh chiến đấu của đối tượng tác chiến cụ thể, gắn với những
điều kiện lịch sử cụ thể.
Những công trình trên đã phân tích làm rõ cấu trúc sức mạnh chiến đấu
của quân đội, khẳng định vai trò trung tâm của nhân tố con người, khẳng định
vai trò của sức mạnh tinh thần, chính trị - ưu thế tuyệt đối của các lực lượng
vũ trang cách mạng. Phân tích, luận giải những giải pháp xây dựng, phát triển
sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang cách mạng... Đây là những nguồn
tư liệu quan trọng để nghiên cứu sinh kế thừa, vận dụng vào luận giải các vấn
đề nghiên cứu trong đề tài luận án.
Khi tiếp cận nghiên cứu, làm rõ các nhân tố trong cấu trúc sức mạnh
chiến đấu của lực lượng vũ trang cách mạng, đặc biệt là Quân đội nhân dân
Việt Nam, có nhiều công trình khoa học, tiêu biểu là các công trình:
“Nâng cao chất lượng nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu của
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [37]. Trong công trình này, tác giả
Hoàng Quang Đạt đã tập trung phân tích, làm rõ nhân tố con người trong sức
mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam, tác giả chỉ rõ, nhân tố con
người là thành tố năng động nhất trong quan hệ với các thành tố khác tạo
thành sức mạnh chiến đấu quân đội; đồng thời nó cũng có mối liên hệ chặt
chẽ với yêu cầu phát triển sức mạnh chiến đấu của quân đội. Đề tài luận án
tiếp cận nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu của quân đội dưới góc
độ các cá nhân liên kết lại với nhau tạo thành tập thể đặc thù ở các quy mô
khác nhau của hệ thống tổ chức chiến đấu của quân đội.
Nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu của quân đội được tác giả
Hoàng Quang Đạt tiếp cận, phân tích cả hai mặt chất lượng và số lượng. Về

mặt chất lượng, tác giả khẳng định: “Chất lượng con người có tính lịch sử là
tổng hợp các phẩm chất, các năng lực của con người” [37, tr. 08]; chất lượng
con người được xem xét cả ở cấp độ tập thể con người và cấp độ chất lượng
của từng cá nhân trong hoạt động chiến đấu cụ thể theo vị trí, chức trách của nó


11
trong mối liên hệ tạo thành sức mạnh chiến đấu của quân đội. Về mặt số lượng,
tác giả Hoàng Quang Đạt khẳng định vai trò số lượng con người trong cấu trúc
nhân tố con người của sức mạnh chiến đấu quân đội, “sức mạnh chiến đấu của
quân đội trước hết phải đặt trên cơ sở số lượng quân nhân” [37, tr.16], tác giả
cũng nhấn mạnh sự cân đối, tính hợp lý của yếu tố “số lượng” để các cá nhân
có thể kết hợp với nhau và phát huy một cách tốt nhất các phẩm chất, kỹ năng
cá nhân, “nếu không có số lượng cần thiết, hợp lý về những con người đó thì
không thể có sức mạnh chiến đấu mong muốn” [37, tr.16].
Trên cơ sở phân tích, làm rõ vị trí, vai trò của nhân tố con người trong cấu
trúc sức mạnh chiến đấu của quân đội, tác giả Hoàng Quang Đạt khẳng định:
nâng cao chất lượng nhân tố con người là một đòi hỏi tất yếu nhằm đáp ứng yêu
cầu tăng cường sức mạnh chiến đấu của Quân đội ta trong tình hình mới. Tính
tất yếu của nâng cao chất lượng nhân tố con người xuất phát từ nhiều yêu cầu
bức thiết của thực tiễn nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Tác giả Vũ Quang Tạo khi nghiên cứu về “Mối quan hệ con người và
vũ khí trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa chống
cuộc tiến công bằng vũ khí công nghệ cao” [76] lại tập trung đi sâu nghiên
cứu mối quan hệ về con người và vũ khí trong chiến tranh. Tác giả chỉ ra:
“mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong chiến tranh là sự thống nhất,
tương tác giữa giữa chủ thể điều khiển là con người với phương tiện bị điều
khiển là vũ khí trong một phương thức kết hợp phù hợp với một phương thức
tác chiến nhất định” [76, tr.14]. Cũng trong công trình này, tác giả Vũ Quang
Tạo đã đi sâu luận giải về vị trí, vai trò của nhân tố con người trong mối quan

hệ giữa con người và vũ khí, tác giả khẳng định: “con người vừa là thành tố
tham gia mối quan hệ con người và vũ khí, vừa là chủ thể tham gia mối quan
hệ ấy” [76, tr.14]. Đồng thời, tác giả cũng phân tích vai trò con người trong
mối quan hệ giữa con người và vũ khí, biểu hiện trên các khía cạnh: Thứ nhất,
con người là chủ thể điều khiển, kiểm soát, định hướng quá trình sử sụng vũ


12
khí trong sự thống nhất giữa mặt kỹ thuật quân sự với mặt chính trị - xã hội,
trong đó ở mặt kỹ thuật quân sự, tính chất của quá trình điều khiển, sử dụng
vũ khí phụ thuộc trực tiếp vào trình độ khoa học công nghệ; về mặt chính trị xã hội, điều khiển vũ khí thực chất là quá trình sử dụng vũ khí cho mục đích
chiến thắng kẻ thù, đây là sự biểu hiện tập trung nhất vai trò của con người
đối với vũ khí. Thứ hai, vai trò của con người đối với vũ khí còn được thể
hiện như một trung tâm điều phối, tiếp nhận, xử lý thông tin, hình thành mối
quan hệ với các yếu tố khác để duy trì sự cân bằng, ổn định sức mạnh chiến
đấu, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy vũ khí phát triển. Kết hợp với tổng kết,
phân tích thực tiễn chiến tranh ở Việt Nam, tác giả Vũ Quang Tạo khẳng
định, hiệu quả của vũ khí trong chiến đấu vừa phụ thuộc vào uy lực, tính năng
kỹ thuật của vũ khí, vừa phụ thuộc vào việc con người khắc phục khó khăn để
sử dụng, khai thác triệt để uy lực, tính năng của vũ khí, tác giả viết: “hiệu quả
thực tế của vũ khí trong chiến tranh không chỉ phụ thuộc vào tính năng kỹ,
chiến thuật của vũ khí mà chủ yếu phụ thuộc vào việc con người khắc phục
khó khăn, vượt qua nguy cơ, thách thức” [76, tr.15].
Đặc biệt, trong công trình “Mối quan hệ con người và vũ khí trong
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa chống cuộc tiến công
bằng vũ khí công nghệ cao” [76], tác giả Vũ Quang Tạo đã đi sâu phân tích
mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong mối quan hệ tương tác đa chiều
với các nhân tố khác. Tác giả khẳng định: sự kết hợp chặt chẽ giữa con người
và vũ khí được thực hiện ở nhiều trình độ khác nhau là sáng tạo của con
người Việt Nam, nó có thể tạo ra nhiều khả năng mới, chất lượng mới cho

mối quan hệ giữa con người và vũ khí. Nhân tố nghệ thuật tác chiến được xây
dựng trên cơ sở số lượng, chất lượng nhân tố con người, vũ khí, trang bị, đồng
thời đến lượt nó, nghệ thuật tác chiến lại quy định trở lại mức độ chặt chẽ của
mối quan hệ giữa con người và vũ khí. Trong điều kiện hiện nay, lực lượng vũ
trang ta chưa có điều kiện thống nhất hóa, đồng bộ hóa vũ khí trang bị, hơn


13
nữa lại vận dụng học thuyết chiến tranh nhân dân, trong đội hình tác chiến có
sự tham gia của nhiều lực lượng với nhiều trình độ khác nhau, nên kết hợp
con người và vũ khí ở nhiều trình độ khác nhau cho phép lực lượng vũ trang
có thể huy động được hầu hết các lực lượng tham gia tác chiến. Đây là những
luận cứ quan trọng để nghiên cứu sinh kế thừa, phát triển trong luận giải mối
quan hệ giữa các nhân tố trong cấu trúc sức mạnh chiến đấu của lực lượng
Cảnh sát cơ động nói chung, đi sâu luận giải nhân tố nghệ thuật tác chiến của
lực lượng Cảnh sát cơ động nói riêng.
“Quan hệ giữa số lượng và chất lượng trong nâng cao sức mạnh chiến
đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [67], trong công trình này,
dưới góc độ triết học, tác giả Nguyễn Kim Ninh đã đi sâu phân tích mối quan
hệ giữa số lượng và chất lượng nhân tố con người trong cấu trúc sức mạnh
chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, đây là những cơ sở lý
luận, thực tiễn quan trọng để nghiên cứu sinh kế thừa luận giải cấu trúc sức
mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động.
Liên quan đến khái niệm phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng
Cảnh sát cơ động có nhiều công trình khoa học, tiêu biểu là:
“Phát triển văn hóa chính trị của người sỹ quan Biên phòng hiện nay”
[73]. Trong công trình này, dưới góc độ triết học, tác giả Nguyễn Thái Sinh
đã tập trung luận giải quá trình phát triển văn hóa chính trị của người sỹ quan
Biên phòng hiện nay như là quá trình vận động nội tại của một thực thể chính
trị xã hội, đó là sự tương tác giữa hai quá trình: Thứ nhất, đây là quá vận động

nội tại, tự vạch đường đi, tuân theo những quy luật khách quan vốn có của
một thực thể chính trị xã hội. Vì vậy, xem xét sự vận động phát triển tự thân
của nó phải tìm hiểu được sự vận động phát triển đó là kết quả của quá trình
giải quyết mâu thuẫn nội tại nào, phương thức phát triển là gì, chu trình phủ
định biện chứng được bộc lộ ra sao... tác giả viết: “Phát triển là quá trình tự
thân vận động tiến lên của văn hóa chính trị người sĩ quan biên phòng” [73,


14
tr.73]. Thứ hai, đây là quá trình tác động biện chứng giữa các chủ thể, tác giả
viết: “Phát triển văn hóa chính trị là hoạt động tự giác, có mục đích của các
chủ thể cải tạo khách thể” [73, tr.81]. Trên cơ sở phương pháp luận duy vật,
biện chứng, tác giả Nguyễn Thái Sinh luận giải làm rõ vị trí, vai trò của các
chủ thể trong quá trình tương tác này và chỉ rõ người sỹ quan biên phòng với
tính cách là chủ thể chính, họ có vai trò quan trọng nhất, quyết định nhất đối
với sự phát triển của một thuộc tính của chính họ.
Trong công trình “Phát triển giá trị văn hoá trong nhân cách sĩ quan trẻ
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [83], tác giả Nguyễn Xuân Trường đã
phân tích dưới góc độ triết học nội dung, cơ chế, cách thức và con đường vận
động, phát triển của giá trị văn hoá trong nhân cách sĩ quan trẻ Quân đội nhân
dân Việt Nam, tác giả chỉ rõ: một là, phát triển giá trị văn hoá trong nhân
cách sĩ quan trẻ bao hàm sự thống nhất giữa tính liên tục và tính gián
đoạn; hai là, sự phát triển giá trị văn hoá trong nhân cách sĩ quan trẻ được
thực hiện thông qua cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn giữa những xu
hướng vận động, biến đổi đối lập nhau, giữa cái cũ và cái mới, cái lạc hậu và
cái tiên tiến, cái hợp quy luật; ba là, quá trình phát triển giá trị văn hoá trong
nhân cách sĩ quan trẻ không phải theo đường thẳng hay vòng tròn khép kín mà
theo đường “xoáy ốc”; bốn là, sự phát triển giá trị văn hoá trong nhân cách sĩ
quan trẻ diễn ra trong quan hệ tương tác biện chứng giữa khách quan và chủ
quan. Đây vừa là cơ sở lý luận, vừa là những dẫn dắt khoa học quan trọng đối với

nghiên cứu sinh trong quá trình luận giải đề tài luận án.
“Phát triển đạo đức cách mạng của thanh niên quân đội trong tình hình
hiện nay” [68]. Trong công trình, tác giả Nguyễn Hùng Oanh đã phân tích
dưới góc độ triết học nội dung, động lực, cách thức, con đường phát triển của
đạo đức cách mạng của thanh niên quân đội trong tình hình hiện nay, tác giả
chỉ rõ: Một là, phát triển đạo đức cách mạng ở thanh niên quân đội là quá
trình giải quyết các mâu thuẫn, để thúc đẩy sự chuyển hoá những giá trị đạo


15
đức cách mạng thành giá trị đạo đức riêng ở mỗi người thanh niên quân đội;
hai là, phát triển đạo đức cách mạng ở thanh niên quân đội là một quá trình tự
giác, thông qua tác động tích cực của các chủ thể giáo dục, rèn luyện đạo đức
và tinh thần, khả năng tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức ở thanh niên quân
đội, để nâng cao ý thức, hành vi đạo đức và từng bước hoàn thiện các mối
quan hệ đạo đức, theo các chuẩn mực giá trị đạo đức cách mạng ở thanh niên
quân đội; ba là, phát triển đạo đức cách mạng ở thanh niên quân đội là quá
trình hiện thực hoá những giá trị đạo đức cách mạng vào thực hiện các nhiệm
vụ của thanh niên quân đội trong sự nghiệp xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa; đồng thời là sự sáng tạo giá trị đạo đức mới trong
chính hoạt động thực tiễn thực hiện các nhiệm vụ của thanh niên quân đội.
Những phân tích trên về mặt triết học của tác giả Nguyễn Hùng Oanh là
những cơ sở lý luận và dẫn dắt khoa học quan trọng để nghiên cứu sinh kế
thừa, phát triển trong đề tài luận án của mình.
Bên cạnh đó, còn có nhiều công trình khoa học khác nghiên cứu về “phát
triển” có liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả đã được công bố. Trong đó
có các công trình tiêu biểu như: Công trình “Mối quan hệ giữa điều kiện khách
quan và nhân tố chủ quan trong phát triển bản chất giai cấp công nhân của
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [64], “Phát triển bản chất giai cấp công
nhân của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” [65]. Trong

những công trình trên, các tác giả đã tập trung phân tích làm rõ thực chất, cấu
trúc của các vấn đề: bản chất giai cấp công nhân của lực lượng vũ trang nói
chung, làm rõ nội dung, cơ chế, cách thức, những vấn đề có tính quy luật trong
vận động, phát triển của các vấn đề trên trong điều kiện hiện nay; mô phỏng,
đánh giá sự vận động, phát triển của các vấn đề này trong thực tiễn bằng hệ
thống các số liệu được thu thập, xử lý một cách công phu, khoa học. Đây là
những cơ sở lý luận, thực tiễn rất có giá trị cả về mặt tri thức cũng như phương
pháp tiếp cận, nghiên cứu, xử lý các vấn đề khoa học cụ thể để nghiên cứu sinh


16
tham khảo, kế thừa, phát triển trong quá trình nghiên cứu phân tích, luận giải
bản chất, quy luật, nội dung, cơ chế, quá trình phát triển sức mạnh chiến đấu
của lực lượng Cảnh sát cơ động hiện nay
Trong công trình “Xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng,
chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước” [26], tác giả Phạm Văn Dần đã phân tích quan điểm
của Đảng ta về xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ, từng bước hiện đại; luận giải, phân tích những tiêu chí cụ thể về các
thành tố “cách mạng”, “chính quy”, “tinh nhuệ”, “từng bước hiện đại” của
lực lượng Công an nhân dân phù hợp với đòi hỏi của thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong công trình: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực
lượng Công an nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước” [5], tác giả Nguyễn Bình Ban đã phân tích những nội dung
cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng Công an nhân dân nói chung;
những mặt tích cực cũng như tồn tại, hạn chế của công tác xây dựng lực
lượng Công an nhân dân; những yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với việc xây
dựng lực lượng Công an nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước; đề xuất hệ thống giải pháp xây dựng lực lượng Công

an nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Dưới góc độ khoa học chính trị, trong công trình “Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn về xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong tình hình mới” [4],
tác giả Nguyễn Bình Ban đã tiếp cận, luận giải các vấn đề lý luận thực tiễn của
việc xây dựng lực lượng Công an nhân trong tình hình mới trên cơ sở lý luận
duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Liên quan đến nhân tố khoa học an ninh có các công trình tiêu biểu:
“Thực trạng và giải pháp nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ trong lực


17
lượng Công an nhân dân đến năm 2000 và những năm tiếp theo” [42]; “Tiềm
lực khoa học nghiệp vụ công an. Thực trạng và giải pháp” [36]; “Thực trạng
hoạt động khoa học công nghệ trong lực lượng Công an nhân dân tại các tỉnh
phía Nam từ năm 2000 đến nay” [77]. Trong các công trình này, các tác giả
Đặng Ngọc Hách, Nguyễn Phùng Hồng và Nguyễn Huy Tân đã phân tích,
chỉ rõ vai trò của khoa học an ninh nói chung và nghiệp vụ công an nhân dân
nói riêng; khái quát những đặc điểm cơ bản của khoa học an ninh; phân tích,
luận giải những nhân tố cơ bản quy định triển vọng, tiềm năng phát triển to
lớn của khoa học an ninh; chỉ rõ những tồn tại, hạn chế của khoa học an ninh
hiện nay, đồng thời, đề xuất những giải pháp cơ bản để khắc phục những
khó khăn, tồn tại và phát huy thế mạnh của khoa học Công an nhân dân nói
chung, khoa học nghiệp vụ an ninh nói riêng trong thời gian tiếp theo. Đây
là những cơ sở lý luận và dẫn dắt khoa học quan trọng để nghiên cứu sinh
luận giải nhân tố khoa học Công an nhân dân trong cấu trúc sức mạnh chiến
đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động, cũng như giải pháp phát triển nhân tố
này trong đề tài luận án của mình.
Liên quan đến nhân tố vũ khí, trang bị trong cấu trúc sức mạnh chiến
đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động cũng có nhiều công trình khoa học.

Trong đó, tiêu biểu là: Công trình khoa học “Nghiên cứu phương pháp luận
khoa học để xây dựng định mức, biểu trang bị đáp ứng nhu cầu chiến đấu của
các đơn vị nghiệp vụ trong tình hình mới” [62]. Trong công trình này, tác giả
Trần Quang Minh đã luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn của việc xây dựng định
mức, biểu trang bị đáp ứng nhu cầu chiến đấu của các đơn vị nghiệp vụ công
an nhân dân trong tình hình mới, đây là những cơ sở khoa học quan trọng để
nghiên cứu sinh luận giải các vấn đề lý luận, thực tiễn về nhân tố vũ khí, trang
bị trong sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động cũng như giải
pháp để phát triển nhân tố này.


18
Công trình khoa học “Biện pháp vũ trang trong công tác công an- Những
vấn đề lý luận và thực tiễn” [89] của tác giả Nguyễn Văn Vượng tập trung
nghiên cứu, luận giải “biện pháp vũ trang” với tính cách là một trong bảy biện
pháp nghiệp vụ cơ bản của Công an nhân dân đồng thời cũng là biện pháp công
tác chủ yếu, nòng cốt, chuyên trách của lực lượng Cảnh sát cơ động.
1.1.2. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến thực trạng
phát triển sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát cơ động
Liên quan đến vấn đề thực trạng phát triển sức mạnh chiến đấu của lực
lượng Cảnh sát cơ động có nhiều công trình khoa học, tiêu biểu là:
“Hoạt động phòng ngừa tội phạm của lực lượng Cảnh sát cơ động”
[25]. Trong công trình này, tác giả Lê Ngọc Châu đã khảo sát một cách toàn
diện tình hình trang bị vũ khí, phương tiện, công cụ hỗ trợ hiện có của lực
lượng Cảnh sát cơ động, tình hình thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm
của lực lượng này trong vòng 10 năm từ 2004 đến năm 2014. Đây là những
nguồn số liệu quan trọng để nghiên cứu sinh tham khảo và sử dụng làm luận
chứng trong đề tài luận án.
Trong công trình: “Sử dụng biện pháp vũ trang phòng ngừa tội phạm
của lực lượng Cảnh sát cơ động” [49], tác giả Nguyễn Thành Lâm đã đánh giá

khái quát, toàn diện tình hình và hoạt động của lực lượng Cảnh sát cơ động
trong 10 năm từ 2006 đến 2016. Trong đó, tác giả đi sâu phân tích tình hình tổ
chức biên chế của lực lượng Cảnh sát cơ động; thế bố trí chiến lược; cơ cấu
cấp bậc, trình độ, độ tuổi của cán bộ, chiến sĩ lực lượng Cảnh sát cơ động.
Đây là nguồn tư liệu quan trọng được nghiên cứu sinh kế thừa, sử dụng trong
đề tài luận án của mình.
Dưới góc độ kinh tế - kỹ thuật, công trình khoa học “Nghiên cứu tiêu
chuẩn trang bị phương tiện của các đơn vị cảnh sát nhân dân trong tình hình
mới” [7] của C29 Bộ Công an, đã luận chứng một cách khoa học, chặt chẽ về
tiêu chuẩn trang bị phương tiện của các đơn vị cảnh sát nhân dân trong tình hình
mới, đây là cơ sở khoa học quan trọng để nghiên cứu sinh luận giải nhân tố vũ


Luận án đủ ở file: Luận án full











×