Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin thư viện tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.05 MB, 153 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO ĐẠI HỌC
BỘ VĂN
THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG
VĂNHOÁ,
HOÁ THỂ
HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

LÊ THỊ TUYẾT MAI
LÊ THỊ TUYẾT MAI

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THƯ VIỆN
TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Chuyênngành
ngành: Khoa
: Khoahọc
họcThư
Thưviện
viện
Chuyên
Mãsốsố
: 6032322020

: 60


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN

NGƯỜIHƯỚNG
HƯỚNGDẪN
DẪNKHOA
KHOAHỌC:
HỌC:
NGƯỜI
PGS.TS. MAI HÀ

HÀ NỘI - 2012
HÀ NỘI - 2012


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Mai Hà,
người thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và
hồn thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn tới PGS.TS. Trần Thị Minh Nguyệt - Trưởng Khoa
Sau Đại học Trường Đại học Văn hố Hà Nội và các thầy, cơ giáo đã hết lịng vì sự
nghiệp trồng người, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tơi trong q trình học tập
và nghiên cứu tại Trường.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại
học Luật Hà Nội, các đồng nghiệp đã tạo điều kiện để tơi có thể tham gia học tập
nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin dành lời cảm ơn tới bố mẹ, người thân trong gia đình đã
ln quan tâm, động viên và khích lệ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu
đề tài luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, luận văn chắc khơng

tránh khỏi thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, đánh giá của các
thầy, cơ và các bạn đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2012
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Thị Tuyết Mai


1

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT

3

CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ VÀ BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU

4

MỞ ĐẦU

5

Chương 1: TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT 13
HÀ NỘI VỚI YÊU CẦU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1.1 Tổng quan về Trường Đại học Luật Hà Nội


13

1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ

13

1.1.2 Các ngành đào tạo

17

1.1.3 Định hướng và yêu cầu đào tạo của Trường trong giai đoạn hội 19
nhập quốc tế
1.2 Hoạt động của Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Luật Hà Nội

19

1.2.1 Khái quát về Trung tâm Thông tin Thư viện

19

1.2.2 Đặc điểm nguồn lực thông tin (vốn tài liệu)

27

1.2.3 Các sản phẩm dịch vụ thông tin

30

1.2.4 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin


38

1.3 Đáp ứng nhu cầu tin trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin
1.3.1 Khái niệm ứng dụng công nghệ thơng tin

46
46

1.3.2 Xu hướng và vai trị ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin 48
thư viện
1.3.3 Nhu cầu và yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt 53
động thông tin thư viện tại Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học
Luật Hà Nội
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 58
THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

2.1 Thiết lập cơ sở hạ tầng thông tin
2.1.1 Hệ thống máy tính và các thiết bị ngoại vi

58
58


2

2.1.2 Cổng từ an ninh, thiết bị nạp từ, khử từ

62


2.1.3 Hệ thống mạng LAN, Internet, Wireless

64

2.1.4 Cổng thông tin (Portal)

67

2.2 Lựa chọn phần mềm

68

2.2.1 Các tiêu chí về chuẩn công nghệ thông tin và truyền thông

68

2.2.2 Các chuẩn nghiệp vụ thư viện

71

2.3 Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ - đào tạo nguồn nhân lực

72

2.4 Kết quả triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm

75

2.4.1 Ứng dụng trong quy trình bổ sung, biên mục


75

2.4.2 Ứng dụng trong quy trình lưu thơng (mượn/trả tài liệu)

86

2.4.3 Ứng dụng trong quy trình quản lí người dùng tin

92

2.4.4 Ứng dụng trong quy trình tra cứu tài liệu

96

2.4.5 Ứng dụng trong quản lí ấn phẩm định kì

101

2.4.6 Ứng dụng trong cơng tác quản lí thư viện

102

2.5 Nhận xét đánh giá chung

104

2.5.1 Đánh giá các quy trình cơng nghệ thư viện

104


2.5.2 Người dùng tin đánh giá các sản phẩm và dịch vụ thư viện

108

Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ỨNG DỤNG 110
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ
VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

3.1 Nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ cán bộ chuyên môn

110

3.2 Nâng cao chất lượng đào tạo người dùng tin

115

3.3 Nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin và chia sẻ nguồn lực thông tin

118

3.4 Nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thơng tin

121

3.5 Hồn thiện phần mềm ứng dụng

123

3.6 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin


123

KẾT LUẬN

125

TÀI LIỆU THAM KHẢO

127

PHỤ LỤC

130


3

DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

AACR2

Quy tắc biên mục Anh - Mỹ (Anglo American Cataloguing Rules)

CBTV


Cán bộ thư viện

CNTT

Công nghệ thông tin

CSDL

Cơ sở dữ liệu

ĐKCB

Đăng ký cá biệt

ISBD

Mô tả thư mục theo tiêu chuẩn quốc tế
(International Standard Bibilographic Description)

LIBOL

Phần mềm Libol (Library Online)

LAN

Mạng nội bộ (Local Area Network)

MARC21

Khổ mẫu biên mục đọc máy


NDT

Người dùng tin

OCLC

Trung tâm Thư viện Máy tính trực tuyến
(Online Computer Library Center)

OPAC

Mục lục thư viện truy cập trực tuyến
(Online Public Access Catalog)

PDF

Định dạng tài liệu di động (Portable Document Format)

POP3

Giao thức bưu điện (PostOffice Protocol)

PORTAL

Cổng thơng tin

TCVN 4743-89 Tiêu chuẩn về xử lí thơng tin, mô tả thư mục tài liệu



4

CÁC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ

Hình 1: Mức độ thường xuyên NDT tới Trung tâm
Hình 2: Lĩnh vực tài liệu người dùng tin thường sử dụng
Hình 3: Loại hình tài liệu NDT thường sử dụng
Hình 4: Sơ đồ khoảng cách lắp đặt cổng từ
Hình 5: Sơ đồ mạng LAN của Trung tâm
Hình 6: Sơ đồ mạng Internet sử dụng kênh th riêng Leased-Line
Hình 7: Các cơng đoạn trong quy trình bổ sung, biên mục tài liệu
Hình 8: Tạo dữ liệu xếp giá bằng sinh số ĐKCB tự động

CÁC BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU

Bảng 1: Trình độ của đội ngũ cán bộ, giảng viên
Bảng 2: Số lượng sinh viên, học viên năm 2011
Bảng 3: Đội ngũ cán bộ, viên chức của Trung tâm
Bảng 4: Các cơ sở dữ liệu (tính đến tháng 12/2011)
Bảng 5: Thống kê tổng số tài liệu tại hệ thống kho lưu trữ
Bảng 6: Thống kê tần xuất lưu thông tài liệu
Bảng 7: Thống kê số lượt kiểm sốt NDT
Bảng 8: Thống kế số lượng NDT (tính đến tháng 12/2011)
Bảng 9: Thống kê số lượt mượn trả chìa khoá tủ gửi đồ
Bảng 10: Người dùng tin đáng giá các sản phẩm, dịch vụ


5

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, công nghệ thông
tin (CNTT) và truyền thông đã tạo ra sự bùng nổ thơng tin tồn cầu. CNTT và
truyền thơng là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng
với một số ngành công nghệ cao khác làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn
hóa, xã hội của đất nước. Nhận thức rõ vai trò của CNTT và truyền thông, Đảng và
Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật, nghị quyết, chỉ thị cần thiết về ứng
dụng CNTT vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, tạo điều kiện thuận lợi
để Việt Nam phát triển, hội nhập với các nước tiên tiến trên thế giới. Cụ thể: Nghị
quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh: "Ứng dụng CNTT
trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về nǎng suất,
chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế... Hình thành mạng thơng tin quốc gia liên
kết với một số mạng thông tin quốc tế"...; Nghị quyết 49/CP ngày 04/08/1993 của
Chính phủ về phát triển CNTT ở nước ta và những việc cụ thể cần tiến hành trong
những năm 90; Chỉ thị 58 CT/TW ngày 17/10/2000 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp
hố, hiện đại hố; Luật Cơng nghệ thơng tin năm 2006 và các văn bản hướng dẫn
quy định về hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT, các biện pháp bảo đảm ứng
dụng và phát triển CNTT, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia
hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT. Bên cạnh đó, Nghị quyết Đại hội Đảng lần
thứ IX khẳng định: “phải tổ chức hệ thống thông tin khoa học và công nghệ quốc
gia, các thư viện điện tử theo hướng hiện đại hoá”; Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ
XI trong chiến lược phát triển khoa học, công nghệ cũng nhấn mạnh: “đẩy mạnh
ứng dụng khoa học và công nghệ, tăng cường hội nhập quốc tế về khoa học, công
nghệ…”. Đây là cơ sở pháp lý cho các cơ quan thông tin, thư viện tăng cường ứng
dụng và phát triển CNTT, tạo tiềm lực thông tin của quốc gia.


6


Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT và truyền thông đặt ra cho ngành thông tin
thư viện những cơ hội và thách thức. Lượng kiến thức ghi lại dưới hình thức in ấn
truyền thống và bằng các phương tiện khác ngày càng gia tăng. Nhờ CNTT, truyền
thông, Internet, tốc độ xử lý thông tin ngày càng nhanh, khả năng truy nhập tới các
nguồn thông tin ngày càng mở rộng và nhu cầu hợp tác trong môi trường thông tin
ngày càng phát triển. Tất cả các yếu tố trên đòi hỏi hoạt động thông tin thư viện ngày
nay phải ứng dụng mạnh mẽ CNTT và truyền thông trong việc xây dựng hệ thống
thơng tin tự động hố, thư viện điện tử, thư viện số [22, tr.19-20]. Ứng dụng CNTT
khơng cịn là mới mẻ, hầu hết các cơ quan thông tin, thư viện của Việt Nam đã ứng
dụng CNTT từ cuối thập niên 90 của thế kỉ XX vào các lĩnh vực hoạt động của mình
bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhằm lưu trữ, quản lí nguồn tài liệu, truyền bá
thơng tin trên các phương tiện lưu trữ thông tin hiện đại, giúp người dùng tin dễ dàng
truy cập và sử dụng thông tin một cách hiệu quả ở mọi nơi, mọi lúc. Hiện nay, ngồi
các cơng việc trên các cơ quan thông tin, thư viện đang chuyển sang giai đoạn xây
dựng bộ sưu tập số, từng bước số hoá nguồn tài liệu hiện có, dần hình thành thư viện
điện tử, thư viện số.
Trường Đại học Luật Hà Nội là trường đại học công lập thuộc hệ thống giáo
dục quốc dân, là đơn vị trực thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tổ chức đào tạo trung
cấp, đại học và sau đại học các chuyên ngành luật học, nghiên cứu khoa học, truyền
bá pháp lí và tư vấn pháp luật lớn nhất của cả nước. Đội ngũ giảng viên là các nhà
khoa học có trình độ chun mơn, nghiệp vụ cao, năng lực, phẩm chất tốt, đáp ứng
yêu cầu đào tạo cán bộ pháp luật cho đất nước trong tiến trình phát triển và hội nhập
quốc tế. Trong hơn 30 năm, Trường Đại học Luật Hà Nội đã đào tạo cho đất nước
78.636 cán bộ pháp luật, chiếm trên 60% tổng số cán bộ pháp luật đã được đào tạo
của cả nước; trong đó, có 95 tiến sĩ, 783 thạc sĩ, 65.514 cử nhân, 10.739 cán bộ
trình độ trung cấp luật. Trường cũng đã và đang đào tạo 200 cán bộ pháp lí cho các
nước Trung Quốc, Lào, Cămpuchia, Yêmen và tiếp nhận nhiều thực tập sinh từ các
nước như Thụy Điển, Nhật Bản... đến học tập, nghiên cứu tại Trường.



7

Năm 2008, thực hiện đề án đổi mới giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Trường Đại học Luật Hà Nội đã chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên
chế sang học chế tín chỉ ở tất cả các chuyên ngành, hệ đào tạo đại học và sau đại
học với mục đích “lấy người học làm trung tâm” nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học của giảng viên, sinh viên trong trường. Đây cũng là nhiệm vụ đặt ra cho Trung
tâm Thông tin Thư viện làm thế nào để đáp ứng tốt nhu cầu tin tăng cao của các đối
tượng người dùng tin, phục vụ công tác đào tạo theo học chế tín chỉ của Trường.
Ứng dụng CNTT vào các quy trình cơng nghệ thư viện là giải pháp tối ưu, có thể
đáp ứng nhanh các nhu cầu tin của NDT.
Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội là một thư viện
đại học chuyên ngành trong lĩnh vực luật học, là một bộ phận cấu thành trong cơ
cấu tổ chức của Trường Đại học Luật Hà Nội có chức năng, nhiệm vụ thu thập, xử
lý, lưu trữ, bảo quản, quản lí nguồn thơng tin, cung cấp thơng tin, giáo trình và tài
liệu tham khảo nhằm đáp ứng nhu cầu tin của trên 8000 người dùng tin thường
xuyên sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thư viện. Đó là các cán bộ, giảng viên, học
viên cao học, nghiên cứu sinh, sinh viên trong trường, cũng như các học viên,
nghiên cứu sinh tại các cơ sở đào tạo luật khác. Nhận thức được tầm quan trọng của
việc ứng dụng CNTT, năm 1998, Trung tâm Thông tin Thư viện đã bước đầu ứng
dụng CNTT vào các hoạt động của thư viện: trang bị hệ thống máy tính, máy in,
đường truyền mạng LAN trong các phịng làm việc của Trung tâm, đồng thời sử
dụng phần mềm CDS/ISIS của UNESCO để quản lí vốn tài liệu hiện có, từng bước
chuẩn hố các quy trình nghiệp vụ, quản lí người dùng tin, xây dựng hệ thống tra
cứu thơng tin trên máy tính, đáp ứng nhu cầu tra cứu, tìm kiếm thơng tin của các đối
tượng người dùng tin trong trường.
Năm 2001, được sự giúp đỡ của Dự án Sida về “Tăng cường cơ sở vật chất,
nâng cao năng lực đào tạo pháp luật ở Việt Nam” do Chính phủ Thuỵ Điển tài trợ,
Trung tâm Thông tin Thư viện đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào các hoạt động thư

viện với mục tiêu tích hợp quản lí, xử lý thơng tin đồng bộ, tự động hố các quy trình
cơng nghệ thư viện theo một chu trình khép kín: quản lí tài liệu theo đúng chu trình


8

đường đi của tài liệu trên thực tế và các chuẩn nghiệp vụ thư viện; quản lí lưu thơng
mượn/trả giảm sức lao động cơ bắp của cán bộ thư viện; quản lí NDT, xây dựng hệ
thống tra cứu thơng tin, tạo điều kiện thuận lợi cho NDT tiếp cận với nguồn thơng tin,
tài liệu hiện có của Trung tâm bằng hệ thống thông tin hiện đại. Trung tâm đã thay
mới cơ sở hạ tầng thông tin, sử dụng đường truyền mạng Internet tốc độ cao (ADSL);
các máy chủ và máy trạm của Trung tâm được thiết kế trong mạng LAN theo mơ
hình mạng hình sao dễ lắp đặt, thêm mới. Về phần mềm, chuyển đổi phần mềm
CDS/ISIS đang sử dụng sang ứng dụng phần mềm quản trị thư viện điện tử tích hợp
Libol 5.5 gồm nhiều phân hệ khác nhau để đáp ứng yêu cầu đặt ra của Trung tâm.
Năm 2008, khi Trường chuyển đổi phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ,
Trung tâm Thơng tin Thư viện đã trở thành giảng đường thứ hai - nơi cung cấp các
nguồn tài liệu, thơng tin chính cho NDT. Vì vậy, để đáp ứng tối đa nhu cầu tin của
NDT, Trung tâm đã tăng cường ứng dụng CNTT trong các hoạt động thư viện có
liên quan trực tiếp tới nhu cầu của NDT. Trung tâm được sự hỗ trợ của dự án Sida
Thuỵ Điển tiến hành nâng cấp toàn bộ cơ sở hạ tầng thông tin, thuê bao đường
truyền Internet băng thông rộng Leased-Line của Công ty FPT, đảm bảo cung cấp
đường truyền truy cập Internet tốc độ cao tới NDT tại các điểm truy cập trong hệ
thống thông tin chung của Trường. Hệ thống mạng không dây - Wireless được lắp
đặt tại Trung tâm nhằm cung cấp thêm nhiều điểm truy cập thông tin cho NDT.
Trang bị thêm hệ thống máy tính và các thiết bị ngoại vi: máy in, máy scanner, máy
đọc mã vạch…Phần mềm cũng được nâng cấp, chuyển sang ứng dụng phiên bản
phần mềm Libol 6.0. Phiên bản này chạy hồn tồn trên mơi trường Web, có thể tạo
thêm nhiều tính năng ứng dụng trong các phân hệ theo yêu cầu của Trung tâm.
CBTV có thể gửi yêu cầu, giao dịch trực tiếp với các nhà xuất bản, nhà cung cấp tài

liệu ngay ở phân hệ bổ sung. Người dùng tin dễ tiếp cận tới nguồn thông tin, tài liệu
điện tử của Trung tâm trên mục lục tra cứu trực tuyến OPAC ở mọi lúc, mọi nơi.
Trung tâm có thể chia sẻ thơng tin, dữ liệu với các thư viện trong nước và trên thế
giới. Đặc biệt, Libol 6.0 cũng có thêm phân hệ sưu tập số, giúp Trung tâm xử lý
thơng tin, số hố nguồn tài liệu nội sinh, xây dựng bộ sưu tập số, tạo điều kiện cho


9

NDT tiếp cận tới nguồn tài liệu điện tử ở mọi lúc, mọi nơi, từng bước hình thành
thư viện điện tử.
Nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT tại Trung tâm Thông tin thư viện Đại
học Luật Hà Nội nhằm đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT trong các hoạt động
thông tin thư viện, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nguồn tin, phát triển
nguồn tin điện tử, đáp ứng nhu cầu tin cho NDT trong giai đoạn đổi mới công tác
giáo dục và đào tạo theo phương pháp học chế tín chỉ của Trường.
Bản thân tác giả là cán bộ thư viện của Trung tâm Thông tin Thư viện, tơi
mong muốn đóng góp một phần cơng sức nhỏ cho sự phát triển của Trung tâm
mình. Vì vậy, tơi đã chọn đề tài: “Ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin thư
viện tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội” làm luận
văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, có một số cơng trình nghiên cứu của các thạc sĩ đã nghiên cứu
vấn đề ứng dụng CNTT. Cụ thể:
+ Luận văn thạc sĩ khoa học thư viện Trường Đại học Văn hoá Hà Nội của
thạc sĩ Chu Vân Khánh, bảo vệ năm 2006 với đề tài: “Khảo sát việc ứng dụng hệ
quản trị thư viện tích hợp Libol 5.5 tại Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc
gia Hà Nội”. Tác giả của luận văn đi sâu nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng
quá trình triển khai ứng dụng phần mềm hệ quản trị thư viện tích hợp Libol 5.5
trong hoạt động thư viện trên các phân hệ của phần mềm tại Trung tâm Thông tin

Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội.
+ Luận văn thạc sĩ khoa học thư viện Trường Đại học Văn hoá Hà Nội của
thạc sĩ Đỗ Tiến Vượng, bảo vệ năm 2006 với đề tài: “Ứng dụng CNTT trong hoạt
động thông tin thư viện tại Trường Đại học Giao thông vận tải”. Tác giả của luận
văn tập trung nghiên cứu, đánh giá quá trình ứng dụng CNTT trong các hoạt động
thư viện bằng phần mềm Ilib của Công ty trách nhiệm hữu hạn CMC tại nơi mà tác
giả đang công tác, những điểm mạnh, điểm yếu cần khắc phục.


10

+ Luận văn thạc sĩ khoa học thư viện Trường Đại học Văn hoá Hà Nội của
thạc sĩ Dương Hồ Diệp, bảo vệ năm 2007 với đề tài: “Ứng dụng CNTT tại Thư viện
Viện Kinh tế Việt Nam”. Tác giả tập trung nghiên cứu q trình tin học hố, xây
dựng các cơ sở dữ liệu và hệ thống tra cứu tìm tin điện tử tại Thư viện Viện Kinh tế
Việt Nam bằng phần mềm CDS/ISIS của UNESCO.
+ Luận văn thạc sĩ khoa học thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội của thạc sĩ Nguyễn Phương Cương, bảo vệ năm
2011 với đề tài: “Ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin thư viện tại Viện Khoa
học và Công nghệ Quân sự”. Tác giả đề cập đến việc ứng dụng CNTT trong các hoạt
động thư viện bằng phần mềm Ilib, Dlib của Công ty trách nhiệm hữu hạn CMC, các
giải pháp để nâng cao nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin
thư viện tại Viện Khoa học và Công nghệ quân sự.
Tuy nhiên, các tác giả chỉ nghiên cứu, đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT
nơi mà các tác giả đang công tác, căn cứ vào những nét đặc thù riêng và điều kiện
thực tế của từng cơ quan, đơn vị cũng như triển khai ứng dụng các phần mềm khác
nhau: CDS/ISIS, Ilib, Dlib, Libol….Các quy trình công nghệ thư viện được triển
khai ứng dụng tại các thư viện chưa đồng bộ đúng với quy trình làm việc thực tế của
thư viện hoặc chỉ ứng dụng một phần cơng việc do hạn chế về kinh phí triển khai
cũng như tính năng của phần mềm. Các luận văn chưa làm rõ khái niệm cơ bản

“ứng dụng CNTT”, những cơ hội và thách thức của các cơ quan thông tin, thư viện
trước xu hướng phát triển mạnh mẽ của CNTT.
Một số bài viết đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, hội thảo khoa
học về ứng dụng CNTT nhưng cũng chỉ đề cập tới từng góc độ, khía cạnh đơn lẻ.
Bài viết “Ứng dụng CNTT trong quản lí vận hành thư viện” của PGS.TS Nguyễn
Duy Hoan đăng trên Kỷ yếu hội thảo khoa học của Liên hiệp thư viện đại học khu
vực phía Bắc tháng 12/2010 [7, tr.132]. Tác giả đề cập tới mơ hình thư viện hiện đại
của Trung tâm học liệu Thái Nguyên khi ứng dụng CNTT trong q trình quản lí và
vận hành thư viện.


11

Bài viết “Thư viện Đại học Ngoại thương với việc ứng dụng CNTT” của ThS.
Kiều Hương đăng trên Kỷ yếu hội thảo khoa học của Liên hiệp thư viện đại học khu
vực phía Bắc tháng 12/2010 [10, tr.143]. Tác giả đề cập đến kết quả của quá trình
ứng dụng CNTT tại Thư viện Trường Đại học Ngoại thương, các hoạt động thơng
tin thư viện được hiện đại hố theo mơ hình thư viện điện tử, nâng cao năng lực
quản lí và chất lượng phục vụ người dùng tin, phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa
học tại Trường.
Tại Trung tâm Thơng tin thư viện Đại học Luật Hà Nội có một số cơng trình
nghiên cứu của các tác giả đề cập đến vấn đề tổ chức và quản lí thư viện:
+ Luận văn thạc sĩ khoa học thư viện Trường Đại học Văn hoá Hà Nội của
thạc sĩ Đàm Viết Lâm, bảo vệ năm 1996 về đề tài: “Hoàn thiện công tác thư viện
trường Đại học Luật Hà Nội”.
+ Luận văn thạc sĩ khoa học thư viện Trường Đại học Văn hoá Hà Nội của
thạc sĩ Lê Thị Hạnh, bảo vệ năm 2005 với đề tài: “Hoạt động tổ chức, quản lí Thư
viện Trường Đại học Luật Hà Nội trong điều kiện ứng dụng CNTT”.
+ Luận văn thạc sĩ khoa học thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội của thạc sĩ Phạm Thị Mai, bảo vệ năm 2009

với đề tài: “Nghiên cứu phát triển thư viện điện tử trong các trường đại học trên địa
bàn Hà Nội hiện nay”.
Tuy nhiên, chưa có cơng trình nghiên cứu nào về ứng dụng CNTT trong các
hoạt động thư viện tại Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Luật Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT tại Trung
tâm Thông tin Thư viện Đại học Luật Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu khảo sát, phân tích thực trạng ứng dụng
CNTT trong hoạt động thông tin thư viện từ năm 2001 đến nay.


12

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích: Nghiên cứu hiệu quả của việc ứng dụng CNTT tại Trung tâm
Thông tin thư viện Đại học Luật Hà Nội và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh
chất lượng ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin thư viện tại Trung tâm Thông
tin thư viện Đại học Luật Hà Nội.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu những vấn đề chung về ứng dụng CNTT, xu hướng và vai trò
của CNTT trong các hoạt động thông tin thư viện;
- Thực trạng ứng dụng CNTT trong các quy trình cơng nghệ thư viện tại
Trung tâm Thông tin thư viện Đại học Luật Hà Nội từ năm 2001 đến nay;
- Đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh chất lượng ứng dụng CNTT
trong hoạt động thông tin thư viện.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lê Nin. Các quan điểm của
Đảng, pháp luật của Nhà nước về ứng dụng CNTT.
5.2 Phương pháp nghiên cứu

Bao gồm các phương pháp cụ thể: nghiên cứu tài liệu; thống kê, phân tích số
liệu; điều tra bằng phiếu hỏi và phương pháp quan sát.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn
gồm ba chương:
Chương 1: Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội với
yêu cầu ứng dụng CNTT.
Chương 2: Thực trạng và hiệu quả ứng dụng CNTT tại Trung tâm Thông tin
Thư viện Đại học Luật Hà Nội.
Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT tại
Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Luật Hà Nội.


13

Chương 1
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
HÀ NỘI VỚI YÊU CẦU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1.1 Tổng quan về Trường Đại học Luật Hà Nội
1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ
* Quyết định thành lập
Trường Đại học Luật Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 405/CP
ngày 10/11/1979 của Hội đồng Chính phủ, trên cơ sở hợp nhất Khoa Pháp lí của
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Cao đẳng Pháp lí Việt Nam. Lúc đó,
Trường có tên là Trường Đại học Pháp lí Hà Nội. Ngày 06/07/1993, Bộ Tư pháp ra
Quyết định số 368/QĐ-TC về việc đổi tên Trường thành Trường Đại học Luật Hà
Nội nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển công tác đào tạo cán bộ pháp luật trong tiến
trình đổi mới và hội nhập quốc tế [29].
* Chức năng, nhiệm vụ

Trường Đại học Luật Hà Nội là trường đại học công lập thuộc hệ thống giáo
dục quốc dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là đơn vị trực thuộc
Bộ Tư pháp, có chức năng tổ chức đào tạo trung cấp, đại học và sau đại học các
chuyên ngành luật học, nghiên cứu khoa học, truyền bá pháp lí và tư vấn pháp luật.
Trường chịu sự quản lí, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư pháp, sự quản lí nhà nước của
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường là đơn vị sự nghiệp, có con dấu và tài khoản tại
kho bạc và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Theo Quyết định số 420/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành ngày
19/01/2010, Trường có những nhiệm vụ và quyền hạn:
- Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp kế hoạch công tác dài hạn, trung
hạn và hàng năm của Trường phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy
hoạch mạng lưới các trường đại học của Nhà nước; tham gia xây dựng chiến lược,


14

chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển Ngành Tư pháp; xây dựng và tổ chức
thực hiện kế hoạch về tổ chức bộ máy, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quản lí biên
chế, sử dụng đội ngũ cán bộ, viên chức của Trường theo quy định của pháp luật và
sự phân cấp của Bộ Tư pháp.
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, thẩm định các dự án, văn bản quy phạm
pháp luật, tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật; các đề án, văn bản về đào
tạo, nghiên cứu khoa học phục vụ công tác của ngành và đất nước để Bộ trưởng ban
hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Tổ chức các hoạt động đào tạo, bao gồm: xác định và mở các ngành,
chuyên ngành đào tạo đại học luật; phát triển chương trình đào tạo theo hướng đa
dạng hố, chuẩn hoá và hiện đại hoá; xây dựng, thực hiện các kế hoạch đào tạo dài
hạn, ngắn hạn với quy mô, hình thức và phương pháp đào tạo hợp lí nhằm không
ngừng nâng cao chất lượng đào tạo; tổ chức tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng, đánh
giá kết quả đào tạo, công nhận và cấp bằng tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ luật học và

các văn bằng, chứng chỉ khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; đào tạo
các chức danh tư pháp và thực hiện các nhiệm vụ đào tạo khác do Bộ trưởng Bộ Tư
pháp giao; thực hiện các quy trình kiểm định chất lượng đào tạo của Trường theo
quy định của pháp luật.
- Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin, thư viện và các trang thiết bị
hiện đại, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu, truyền bá pháp
lí và tư vấn pháp luật; biên soạn, thẩm định, in và phát hành các giáo trình, sách và
tài liệu để phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.
- Tổ chức các hoạt động khoa học và công nghệ, bao gồm: xác định và thực
hiện các chiến lược, định hướng, kế hoạch nghiên cứu khoa học dài hạn, trung hạn và
ngắn hạn; huy động các nguồn lực phục vụ nghiên cứu khoa học; tổ chức cho các tập
thể, cán bộ, viên chức và sinh viên trong trường thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa
học; hợp tác, liên kết khoa học với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu ở trong nước và


15

nước ngoài theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp; tổ chức ứng
dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào các hoạt động của Trường.
- Thực hiện các hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lí cho các cơ quan,
tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ
và năng lực của Trường.
- Thực hiện hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học theo quy định
của pháp luật và sự phân cấp của Bộ Tư pháp.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao...[3].
* Cơ cấu tổ chức:
- Hội đồng Trường gồm có Chủ tịch, Tổng thư ký, các thành viên.
- Ban Giám hiệu gồm có Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng.
- Hội đồng Khoa học và Đào tạo.
- Các đơn vị chức năng thuộc Trường bao gồm 29 đơn vị:

+ Khoa Lý luận chính trị

+ Phịng Tổ chức cán bộ

+ Khoa Hành chính Nhà nước

+ Phịng Hành chính tổng hợp

+ Khoa Pháp luật Dân sự

+ Phịng Đào tạo

+ Khoa Pháp luật Hình sự

+ Phịng Cơng tác sinh viên

+ Khoa Pháp luật Kinh tế

+ Phịng Quản lí khoa học

+ Khoa Pháp luật Quốc tế

+ Phịng Tài chính kế tốn

+ Khoa Sau Đại học

+ Phịng Quản trị

+ Khoa Tại chức


+ Phòng Hợp tác quốc tế

+ Khoa Tiếng Anh pháp lý

+ Phòng Thanh tra đào tạo

+ Bộ mơn Ngoại ngữ

+ Phịng Bảo vệ

+ Bộ mơn Giáo dục thể chất

+ Trạm Y tế


16

+ Phịng Biên tập sách và trị sự tạp chí

+ Trung tâm Thông tin Thư viện

+ Trung tâm Luật so sánh

+ Trung tâm Tin học

+ Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo

+ Trung tâm Tư vấn pháp luật

+ Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn

- Tổ chức Đảng, đồn thể và tổ chức xã hội: Đảng bộ, Cơng đoàn Trường,
Đoàn thanh niên, Chi hội luật gia, Hội sinh viên, Hội cựu chiến binh.
* Đội ngũ cán bộ, giảng viên
Hơn 30 năm qua, Trường Đại học Luật Hà Nội đã phát triển khá toàn diện,
vững chắc, xứng đáng là cơ sở đào tạo cán bộ pháp luật lớn nhất của cả nước với
đội ngũ giảng viên là các nhà khoa học có trình độ chun mơn, nghiệp vụ cao,
năng lực, phẩm chất tốt; cơ sở vật chất khá khang trang, trang thiết bị hiện đại, đáp
ứng yêu cầu đào tạo cán bộ pháp luật cho đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế
và phát triển bền vững. Đến nay, đội ngũ giáo viên, cán bộ, viên chức của Trường
đã phát triển mạnh cả về số lượng, chất lượng.

Thành phần

Số lượng

Tỷ lệ

Giáo sư

01

0,22%

Phó giáo sư

14

3,16%

Nhà giáo ưu tú


04

0,90%

Tiến sĩ

85

19,18%

Thạc sĩ

116

26,18%

Giảng viên chính

70

15,80%

Cử nhân

132

29.80%

Trình độ khác


21

4.74%

Tổng số cán bộ, giảng viên

443

100%

Bảng 1: Trình độ của đội ngũ cán bộ, giảng viên


17

Trình độ của đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường được thể hiện ở bảng 1.
Hiện tại, tổng số cán bộ, viên chức của Trường là 443 người. Trong đó, đội ngũ
giảng viên là 262 người, chiếm tỉ lệ 59,15% tổng số cán bộ, viên chức của Trường;
đội ngũ cán bộ, viên chức phục vụ hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học là 181
người, chiếm tỉ lệ 40,85% tổng số cán bộ, viên chức.
1.1.2 Các ngành đào tạo: Trường đang có các bậc đào tạo: trung cấp, đại
học, thạc sĩ và tiến sĩ với đầy đủ các chuyên ngành đào tạo theo quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
* Đào tạo đại học gồm 05 chuyên ngành cơ bản: Luật Hành chính Nhà
nước, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Pháp luật Kinh tế và Luật Quốc tế.
* Đào tạo sau đại học gồm 04 chuyên ngành: Luật Hành chính Nhà nước,
Luật Dân sự, Luật Hình sự, Pháp luật Kinh tế. Trường đang đề xuất, trình Bộ Giáo
dục và Đào tạo mở rộng thêm mã ngành Luật Quốc tế.
* Quy mô đào tạo

Hiện nay, quy mô đào tạo của Trường là 17.798 sinh viên, học viên cao học
và nghiên cứu sinh đang theo học ở các hệ đào tạo:
Hệ đào tạo

Số lượng

Tỷ lệ

Hệ đại học chính quy (văn bằng 1)

6.612

37,15%

Hệ đại học chính quy (văn bằng 2)

771

4,33%

Hệ đại học vừa học vừa làm (văn bằng 1)

8.244

46,32%

Hệ đại học vừa học vừa làm (văn bằng 2)

810


4,55%

Hệ trung cấp

899

5,05%

Hệ đào tạo thạc sĩ

422

2,37%

Hệ đào tạo tiến sĩ

40

0,22%

17.798

100%

Tổng số

Bảng 2: Số lượng sinh viên, học viên năm 2011


18


* Phương pháp đào tạo
Từ năm 2007, thực hiện “Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn
2006 - 2020” (Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ); “Quy
chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” ban hành kèm
theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Trường Đại học Luật Hà Nội đã chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế
sang học chế tín chỉ. Ban đầu, phương thức này được thí điểm giảng dạy ở 19 môn
học cơ bản. Năm 2008, tất cả các môn học, chuyên ngành đào tạo của Trường được
giảng dạy theo học chế tín chỉ cho hệ đại học và sau đại học. Học chế tín chỉ là một
hình thức đào tạo được hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng, với phương
pháp “lấy người học làm trung tâm”. Kiến thức đào tạo được phân chia thành những
đơn vị học tập mà sinh viên có thể tự sắp xếp để tích lũy được ở những thời gian và
không gian khác nhau. Tùy điều kiện của mỗi người học có thể học nhanh hơn hay
muộn hơn so với tiến độ bình thường hoặc thay đổi chun ngành học ngay giữa tiến
trình học tập mà khơng phải học lại từ đầu. Học chế tín chỉ cịn tạo ra một “ngôn ngữ
chung” giữa các trường đại học, tạo điều kiện cho việc chuyển đổi sinh viên, hướng
tới liên thông giữa các trường trong nước và quốc tế.
* Kết quả hoạt động đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội
Trong hơn 30 năm qua, Trường Đại học Luật Hà Nội đã đào tạo cho đất
nước 78.636 cán bộ pháp luật, chiếm trên 60% tổng số cán bộ pháp luật đã được
đào tạo của cả nước; trong đó, có 95 tiến sĩ, 783 thạc sĩ, 65.514 cử nhân, 10.739 cán
bộ trình độ trung cấp luật. Trường cũng đã và đang đào tạo 200 cán bộ pháp lí cho
các nước Trung Quốc, Lào, Cămpuchia, Yêmen và tiếp nhận nhiều thực tập sinh từ
các nước như Thụy Điển, Nhật Bản...đến học tập, nghiên cứu tại Trường.
Tính riêng trong năm 2011, Trường đã hoàn thành việc đào tạo và cấp bằng tốt
nghiệp cho 4.356 sinh viên và học viên. Trong đó, có 1.447 cử nhân luật văn bằng 1 hệ
chính quy; 160 cử nhân luật văn bằng hai chính quy, 2.262 cử nhân luật hệ vừa học vừa
làm, 286 hệ trung cấp luật, 188 thạc sĩ và 13 tiến sĩ luật học [27, tr.5-6].



19

1.1.3 Định hướng và yêu cầu đào tạo của Trường trong giai đoạn hội
nhập quốc tế
Trường Đại học Luật Hà Nội phấn đấu tới năm 2015 trở thành trường đại học
trọng điểm quốc gia về đào tạo luật học - trung tâm nghiên cứu, trung tâm học thuật,
trao đổi các ý tưởng khoa học pháp lí có uy tín tại Việt Nam và hội nhập quốc tế.
Trường là cơ sở hàng đầu về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cung cấp các dịch
vụ tư vấn pháp luật cho các doanh nghiệp, tổ chức xã hội và công dân.
Phấn đấu đến năm 2015, Trường đổi mới tồn diện cơng tác đào tạo, tạo sự
chuyển biến sâu sắc về chất lượng, hiệu quả và quy mô đào tạo, tăng cường công
tác nghiên cứu khoa học và tư vấn pháp luật. Trường có cơ sở vật chất hiện đại; đội
ngũ cán bộ, giảng viên có năng lực hội nhập, cạnh tranh và hợp tác quốc tế.
Phấn đấu đến năm 2020, năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học và tư vấn
pháp luật của Trường được xếp hạng trong khu vực Đông Nam Á và tiếp cận trình
độ tiên tiến trên thế giới. Trường có khoảng 3 đến 4 chuyên ngành đào tạo đạt trình
độ các nước tiên tiến trong khu vực nhằm nâng cao năng lực hội nhập, cạnh tranh
và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và tư vấn pháp luật.
Quy mô đào tạo của Trường ổn định ở mức từ 18.000 đến 20.000 sinh viên đại học
và sau đại học. Đội ngũ giảng viên là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ chiếm 40% và
khoảng 30 đến 40 giảng viên có trình độ ngoại ngữ tốt, đáp ứng yêu cầu có thể
giảng dạy ở nước ngồi.
1.2 Hoạt động của Trung tâm Thơng tin Thư viện Đại học Luật Hà Nội
1.2.1 Khái quát về Trung tâm Thông tin Thư viện
Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội (sau đây gọi tắt
là Trung tâm) là đơn vị chức năng trực thuộc Trường Đại học Luật Hà Nội, đồng
thời là thư viện đại học chuyên ngành thuộc khối thư viện các trường đại học có vốn
tài liệu chủ yếu về các chuyên ngành luật học.
Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm gắn với sự hình thành và

phát triển của Trường. Năm 1988, Hiệu trưởng trường Đại học Pháp lí Hà Nội (nay là


20

Trường Đại học Luật Hà Nội) ra Quyết định số 49/QĐ-TCCB ngày 21/01/1988 thành
lập Thư viện Trường Đại học Pháp lí Hà Nội với tư cách là một đơn vị độc lập trực
thuộc Ban Giám hiệu, hoạt động theo Quy chế của Bộ Đại học và Trung học chuyên
nghiệp về tổ chức và hoạt động của thư viện trường đại học (theo Quyết định số
688/ĐH ngày 14/07/1986 của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp) [29, tr.203].
Ngày 24/12/2009, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội đã ban hành
Quyết định số 2233/QĐ-TCCB thành lập Trung tâm Thông tin Thư viện trên cơ sở
Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội.
* Chức năng, nhiệm vụ
◊ Chức năng: Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội
có chức năng thông tin và thư viện, phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học,
tư vấn pháp luật, triển khai các ứng dụng và hoạt động quản lí của nhà trường.
Thông qua việc tổ chức thu thập, xử lý, lưu trữ, quản lí, phổ biến, khai thác, sử dụng
các nguồn tài liệu chuyên ngành luật và các chuyên ngành khác tại Trung tâm nhằm
truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học
của các đối tượng NDT, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, phục vụ sự
nghiệp giáo dục và đào tạo của Nhà trường.
◊ Nhiệm vụ:
- Tham mưu giúp Hiệu trưởng xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển
thông tin thư viện dài hạn và ngắn hạn; tổ chức và điều phối tồn bộ hệ thống thơng
tin, tư liệu thư viện trong nhà trường.
- Bổ sung, phát triển nguồn lực thơng tin trong nước và nước ngồi đáp ứng
nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và tư vấn pháp luật; thu nhận lưu
chiểu các tài liệu do trường xuất bản bao gồm: các cơng trình nghiên cứu khoa học
đã được nghiệm thu, tài liệu hội nghị, hội thảo, khoá luận, luận văn thạc sĩ, luận án

tiến sĩ, chương trình đào tạo, giáo trình, tập bài giảng và các dạng tài liệu khác của
Trường; các ấn phẩm tài trợ, biếu tặng, tài liệu trao đổi giữa các thư viện.


21

- Tổ chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản, quản lí tài liệu và thơng tin; xây
dựng hệ thống tra cứu thông tin hiện đại, thiết lập mạng lưới truy cập và tìm kiếm
thơng tin tự động hóa; xây dựng, quản lí các cơ sở dữ liệu, các bộ sưu tập; biên
soạn, xuất bản các ấn phẩm thông tin theo quy định của pháp luật.
- Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, các tiêu chuẩn
về xử lý thông tin và các ứng dụng của CNTT vào công tác thông tin thư viện.
- Tổ chức phục vụ, hướng dẫn, đào tạo NDT tiếp cận, khai thác, sử dụng hiệu
quả các nguồn thông tin, tài liệu, sản phẩm và dịch vụ hiện có của Trung tâm.
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ,
ngoại ngữ, tin học cho cán bộ viên chức của Trung tâm để phát triển nguồn nhân lực
có chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác.
- Tổ chức, quản lí cán bộ, tài sản theo sự phân cấp của Hiệu trưởng; bảo
quản, kiểm kê định kỳ vốn tài liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật và các tài sản khác của
Trung tâm; tiến hành thanh lý các tài liệu lạc hậu, cũ nát theo quy định của cơ quan
quản lí nhà nước và của Trường.
- Mở rộng hợp tác với các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế theo quy
định của pháp luật và của Trường về lĩnh vực thông tin thư viện, tham gia các hoạt
động về nghiệp vụ với hệ thống thư viện trong cả nước nhằm thúc đẩy sự nghiệp thư
viện Việt Nam phát triển; liên kết hợp tác với các thư viện luật trong và ngoài nước
để phối hợp bổ sung và trao đổi tài liệu, chia sẻ nguồn lực thông tin, dữ liệu biên
mục, tổ chức dịch vụ cung cấp thông tin qua mạng, mượn liên thư viện.
- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác trong trường để hoàn thành tốt các
nhiệm vụ được giao. Cụ thể:
+ Phối hợp với các khoa chuyên môn trong việc lựa chọn, bổ sung tài liệu và

triển khai các dịch vụ thơng tin thư viện.
+ Phối hợp với phịng Đào tạo, phịng Cơng tác sinh viên, khoa Sau Đại học,
phịng Tổ chức cán bộ để có kế hoạch phục vụ, quản lí và thu hồi tài liệu trước khi sinh
viên, học viên ra trường, ngừng học; viên chức nghỉ hưu hoặc chuyển công tác.


22

+ Phối hợp với phịng Tài chính kế tốn để triển khai dịch vụ có thu phí: in
ấn, sao chụp tài liệu; bồi thường, đền tài liệu; kiểm kê, thanh lý tài liệu, tài sản.
+ Phối hợp với Trung tâm Tin học để bảo trì hạ tầng CNTT của Trung tâm, kịp
thời xử lý các sự cố hạ tầng mạng, hệ thống máy tính, máy in và các phần mềm ứng dụng.
+ Phối hợp với Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo, phịng Quản lí khoa
học, phịng Biên tập sách và trị sự tạp chí để xây dựng kế hoạch và triển khai cơng
tác bổ sung giáo trình, tài liệu.
+ Phối hợp với phòng Quản trị để mua sắm, kiểm kê, thanh lý tài liệu, tài sản.
- Thực hiện báo cáo định kỳ tháng, quý, năm hoặc báo cáo đột xuất về tình
hình hoạt động của Trung tâm với Ban Giám hiệu và cấp có thẩm quyền.
◊ Quyền hạn:
- Tham gia trao đổi tài liệu với các thư viện, tổ chức, cá nhân trong nước và
nước ngoài theo quy định của pháp luật và quy chế của Trường.
- Tham gia vào các mạng thông tin thư viện trong nước và nước ngoài, thực
hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lí, sử dụng các mạng máy tính và dịch
vụ Internet phục vụ cho hoạt động thông tin thư viện của Trung tâm.
- Tham gia các hội nghề nghiệp, hội nghị, hội thảo khoa học về thông tin thư
viện trong nước và quốc tế; liên kết, hợp tác với các thư viện, tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước theo quy định của pháp luật và của Trường để tiếp nhận tài trợ, viện
trợ, trao đổi nguồn lực thông tin, kinh nghiệm chuyên môn.
- Tổ chức các hoạt động nhằm quảng bá hình ảnh, sản phẩm và dịch vụ thông
tin thư viện của Trung tâm.

- Triển khai các hoạt động dịch vụ có thu phí phù hợp với quy định của pháp
luật và chức năng nhiệm vụ được giao.
- Từ chối yêu cầu phục vụ tài liệu trái pháp luật, trái nội quy, quy chế của
Trường và Trung tâm [3, 26].


23

* Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ
◊ Cơ cấu tổ chức của Trung tâm được bố trí theo chức năng và nhiệm vụ của
từng bộ phận phòng ban.
- Ban Giám đốc gồm 01 giám đốc và 01 phó giám đốc. Giám đốc phụ trách
chung, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về mọi hoạt động của Trung tâm; phó
giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về các lĩnh vực chun mơn được giao
quản lí hoặc được ủy quyền và phụ trách bộ phận phục vụ NDT.
- Tổ Bổ sung biên mục: xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin: lập kế
hoạch, tiến hành bổ sung tài liệu trên cơ sở định mức ngân sách của Trường; thu
thập, bổ sung nguồn tài liệu phù hợp với nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu
khoa học của NDT.
+ Tiếp nhận các tài liệu nội sinh do Trường xuất bản: cơng trình nghiên cứu
khoa học đã được nghiệm thu; tài liệu hội nghị, hội thảo; luận án tiến sĩ, luận văn
thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp đã được bảo vệ; chương trình đào tạo, giáo trình, tập
bài giảng và các dạng tài liệu khác.
+ Bổ sung tài liệu từ các nguồn miễn phí như: biếu tặng, tài trợ, trao đổi.
+ Xây dựng chính sách quản lí, phát triển nguồn lực thông tin, lưu thông tài
liệu; tổ chức và quản lí hệ thống kho lưu trữ điện tử; hỗ trợ công tác kiểm kê, thanh
lý tài liệu cũ nát, hư hỏng.
+ Xử lý tài liệu: thực hiện quy trình xử lý tài liệu bao gồm xử lý hình thức,
xử lý nội dung tất cả các loại hình tài liệu theo đúng yêu cầu về chuẩn nghiệp vụ thư
viện; xây dựng và hồn thiện hệ thống tra cứu thơng tin hiện đại.

Các chuẩn nghiệp vụ được ứng dụng tại Trung tâm: bảng phân loại 19 lớp
của Thư viện Quốc gia, bảng phân loại chuyên ngành luật do Trung tâm xây dựng
(mở rộng mục 34. từ bảng 19 lớp để phân loại và tổ chức kho tài liệu luật học tiếng
Việt) và bảng DDC cho tài liệu tiếng nước ngoài; sử dụng khổ mẫu biên mục đọc
máy MARC21; quy tắc mô tả tài liệu ISBD, AACR2; sử dụng phần mềm quản lí


×