Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Nghiên cứu tình hình hút thuốc lá của nam sinh viên y khoa trường đại học tây nguyên năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.52 KB, 77 trang )

1

MỤC LỤC
Số trang

Lời cám ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng biểu
Ký hiệu viết tắt
Đặt vấn đề

1

Chương 1: TỔNG QUAN

4

1.1. Ảnh hưởng của thuốc lá

4

1.1.1. Tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người

4

1.1.2. Thuốc lá với môi trường và xã hội

8

1.1.2.1. Thuốc lá và môi trường



8

1.1.2.2. Thuốc lá gây nghiện

9

1.2. Tình hình sử dụng thuốc lá trên thế giới và Việt Nam

9

1.2.1. Tình hình sử dụng thuốc lá trên thế giới

9

1.2.2. Tình hình sử dụng thuốc lá ở Việt Nam

12

1.2.3. Tình hình sử dụng thuốc lá trong sinh viên y khoa

15

1.2.4. Nguyên nhân của hút thuốc trong học sinh

16

1.3. Một số kết quả điều tra KAP về tác hại của thuốc lá tại Việt Nam

17


Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

21

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

21

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

21

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

21

2.1.3. Thời gian nghiên cứu

21


2

2.2. Phương pháp nghiên cứu

21

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang


21

2.2.2. Cỡ mẫu:

21

2.2.3 Sơ đồ và kỹ thuật chọn mẫu

21

2.2.4. Công cụ thu thập thông tin

23

2.2.5. Kỹ thuật thu thập thông tin

23

2.3. Các chỉ số nghiên cứu

23

2.3.1. Một số đặc trưng cá nhân của sinh viên:

23

2.3.2. Thực trạng hút thuốc lá trong sinh viên Y khoa

23


2.3.3. Kiến thức, thái độ về tác hại của thuốc lá và thực hành bỏ
thuốc lá

24

2.3.4. Tiếp cận nguồn thông tin về phòng chống tác hại thuốc lá

24

2.3.5. Một số yếu tố liên quan đến hút thuốc lá

24

2.3.6. Thông tin về xây dựng mơ hình trường khơng thuốc lá

25

2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

25

2.5. Đạo đức nghiên cứu

25

2.6. Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục

26

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


27

3.1 Thông tin chung của sinh viên

27

3.1.1 Phân bổ theo hệ đào tạo và nhóm tuổi của sinh viên

27

3.1.2 Năm đang học của sinh viên

27

3.2 Thông tin về kiến thức của sinh viên

29

3.2.1 Nghe thông tin về tác hại của thuốc lá trong tháng vừa qua:

29

3.2.2 Số lần nhìn nghe thơng tin về tác hại của thuốc lá trong tháng vừa qua

30

3.2.3 Tỷ lệ tiếp nhận thơng tin trực tiếp từ gia đình và bạn bè

31



3

3.2.4 Thời gian thảo luận về tác hại của thuốc lá của sinh viên

31

3.2.5 Kiến thức về tác hại của thuốc lá của sinh viên

32

3.3 Thái độ đối với tác hại thuốc lá của sinh viên

33

3.3.1 Thái độ đối với tác hại thuốc lá của sinh viên

33

3.3.2 Thái độ của SV khi tiếp xúc với người khác hút thuốc lá:

35

3.4 Thực hành của sinh viên đối với tác hại thuốc lá :

36

3.4.1 Thực hành của sinh viên đối với tác hại thuốc lá:


36

3.4.2 Lý do hiện tại vẫn đang hút thuốc của sinh viên

37

3.4.3 Thời gian hút thuốc của sinh viên

38

3.4.4 Hành vi hút thuốc của sinh viên

39

3.4.5 Số điều thuốc hút/ngày và số năm hút thuốc lá của sinh viên

41

3.4.6 Hành vi cai thuốc của sinh viên

41

3.5 Yếu tố liên quan đến hành vi hút thuốc lá của sinh viên
3.5.1 Liên quan đến hành vi hút thuốc lá của sinh viên

43
43

3.5.2 Liên quan giữa tình trạng hút thuốc lá của sinh viên với mức
độ tiếp xúc với người hút thuốc


44

3.5.3 Liên quan giữa tình trạng hút thuốc lá của sinh viên với hoạt
động xã hội và yếu tố gia đình

44

3.6 Thơng tin mơ hình trường học khơng thuốc lá

45

3.6.1 Phân bố tỷ lệ các ý kiến đề xuất của sinh viên về mơ hình
trường học khơng thuốc lá theo hệ đào tạo

45

Chương 4: BÀN LUẬN

47

4.1. Thực trạng hút thuốc lá của sinh viên

47

4.2. Kiến thức, thái độ của sinh viên về tác hại của thuốc lá và
thực hành bỏ thuốc lá của sinh viên

49


4.3 Một số yếu tố liên quan đến hút thuốc lá trong sinh viên

53


4

4.4 Đề xuất mơ hình ngơi trường khơng thuốc lá

55

KẾT LUẬN

57

Khuyến nghị

59

Tài liệu tham khảo
Phụ lục


5

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Số trang

Bảng 3.1 : Giới tính và nhóm tuổi của SV


27

Bảng 3.2: Năm đang học của SV.

27

Bảng 3.3: Nghe thông tin về tác hại của thuốc lá trong tháng vừa qua

29

Bảng 3.4: Số lần nhìn nghe thông tin về tác hại của thuốc lá trong tháng vừa qua

30

Bảng 3.5: Tỷ lệ tiếp nhận TT trực tiếp từ gia đình và bạn bè

31

Bảng 3.6: Thời gian thảo luận về tác hại của thuốc lá của SV

31

Bảng 3.7: Kiến thức về tác hại của thuốc lá của SV

32

Bảng 3.8: Thái độ đối với tác hại thuốc lá của SV

33


Bảng 3.9: Thái độ của SV khi tiếp xúc với người khác hút thuốc lá

35

Bảng 3.10: Thực hành của SV đối với tác hại thuốc lá

36

Bảng 3.11: Lý do hiện tại vẫn đang hút thuốc của SV

37

Bảng 3.12: Thời gian hút thuốc của SV

38

Bảng 3.13: Hành vi hút thuốc của SV

39

Bảng 3.14: Số điều thuốc hút/ngày và số năm hút thuốc lá của SV

41

Bảng 3.15: Hành vi cai thuốc của SV

41

Bảng 3.16: Liên quan đến hành vi hút thuốc lá của sinh viên


43

Bảng 3.17: Liên quan giữa tình trạng hút thuốc lá của sinh viên với
mức độ tiếp xúc với người hút thuốc
Bảng 3.18: Liên quan giữa tình trạng hút thuốc lá của sinh viên với hoạt
động xã hội và yếu tố gia đình
Bảng 3.19: Phân bố tỷ lệ các ý kiến đề xuất của SV về mơ hình trường
học không thuốc lá theo hệ đào tạo

44

44

45


6

Biểu đồ 3.1: Năm đang học của SV

28

Biểu đồ 3.2: Tuổi lần đầu tiên hút thuốc của SV

37

Biểu đồ 3.3: Thời gian hút thuốc của SV

39


KÝ HIỆU VIẾT TẮT

CBYT:

Cán bộ Y tế

CQ:

Chính quy

CT:

Chuyên tu

ĐH:

Đại học


7

KAP:

Kiến thức (Knowledge), Thái độ (Attitude), thực hành (Practice)

SV:

Sinh viên

TT:


Thông tin

WHO:

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hút thuốc là tác nhân của rất nhiều loại bệnh khác nhau và chi phí
khám chữa bệnh do nguyên nhân từ thuốc lá là khá cao, Ba bệnh chủ yếu là
ung thư phổi, các bệnh không ung thư và bệnh hơ hấp tắc nghẽn mãn tính
(phế quản mãn, khí phế thũng),theo nghiên cứu chi phí cho các bệnh liên
quan đến thuốc lá thì nếu ngừng hút thuốc, Việt Nam có thể tiết kiệm được
804 tỷ cho điều trị bệnh nhân nội trú mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,
ung thư phổi và nhồi máu cơ tim.


8

Số lượng người hút thuốc chủ yếu ở các nước đang phát triển và chậm
phát triển [6][13][27][28]
Với 47,4% nam giới trưởng thành hút thuốc, Việt Nam là một trong
những nước có tỷ lệ nam giới sử dụng thuốc lá rất cao trên thế giới. Đồng
thời, tỷ lệ hút thuốc lá thụ động ở Việt Nam cũng rất cao với 67,6% người
bị phơi nhiễm với khói thuốc lá tại nhà và 49,0% người bị phơi nhiễm tại
nơi làm việc. Tỷ lệ hút thuốc thụ động cao nhất được tìm thấy ở các quán
rượu, cà phê, trà (92,6%), tiếp đó là các nhà hàng (84,9%), trường đại học
(54,3%).. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo công bố kết quả điều tra
toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam, do Bộ Y

tế tổ chức ngày 27/10 ở Hà Nội.[8]
Theo WHO, Việt Nam có tỷ lệ hút thuốc khá cao trong khu vực châu
Á với nam là 73% và nữ là 4% [28]. Số điếu thuốc trung bình hàng ngày:
11 điếu; Thời gian hút thuốc trên 10 năm chiếm 67,5%.[14]Theo Điều tra
tồn cầu về tình hình hút thuốc lá của sinh viên Y khoa, nghiên cứu tại Việt
Nam, năm 2006 cho thấy tỷ lệ từng hút thuốc ở nam sinh viên y khoa là
57,1%, hiện hút là 20,7%, tỷ lệ này ở nữ là 19,8% và 2,7% [9].
Việt Nam là một trong số 100 nước đã ký vào Cơng ước khung về kiểm
sốt thuốc lá và Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định
1315/QĐ-TTg ngày 21/08/2009 về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện cơng
ước khung về kiểm sốt thuốc lá với mục tiêu chung nhằm làm giảm nhu cầu
sử dụng tiến tới kiểm soát và giảm mức cung cấp các sản phẩm thuốc lá,
nhằm giảm tỉ lệ chết và mắc các bệnh liên quan đến thuốc lá [15],[6].
Để giảm các gánh nặng về sức khỏe và kinh tế do việc sử dụng thuốc
lá, Việt Nam cần thực thi có hiệu quả các chính sách cấm hút thuốc tại nơi
cơng cộng; tăng thuế thuốc lá; thực hiện nghiêm quy định cấm quảng cáo,
khuyến mại và một số loại hình tài trợ của các công ty thuốc lá... Đặc biệt,


9

để giúp người nghiện thuốc bỏ thuốc, Việt Nam nên quan tâm đầu tư phát
triển các dịch vụ cai nghiện thuốc lá....[8]
Hiện nay chương trình phịng chống tác hại thuốc lá đã được triển
khai thí điểm tại 5 tỉnh thành: Tuyên Quang, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng
và Tp. Hồ Chí Minh với mục tiêu xây dựng cộng đồng khơng thuốc lá. Tổ
chức có hiệu quả Tuần lễ quốc gia không thuốc lá (từ ngày 25-31/5) và
ngày Thế giới không thuốc lá (31/5).
Ngành giáo dục đã đặt ra chỉ tiêu đến năm 2010, giảm tỷ lệ thuốc lá
ở giáo viên, cán bộ công chức trong ngành giáo dục xuống dưới 10% ở

nam, 1% ở nữ và học sinh, sinh viên xuống dưới 2% [2]. Chương trình này
cũng đã được Bộ giáo dục & Đào tạo đưa vào thí điểm tại 85 trường học, ra
quy định yêu cầu giáo viên và cán bộ nhà trường không hút thuốc lá trong
trường học, giáo dục học sinh về tác hại của thuốc lá....
Sinh viên khoa Y – Đại học Tây Nguyên là những cán bộ y tế trong
tương lai có vai trị quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và
cũng là người thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe vận động
mọi người không hút thuốc lá. Việc nhận thức được tác hại của hút thuốc
lá, những thói quen ảnh hưởng đến lối sống của sinh viên từ khi còn ngồi
trong ghế nhà trường là hết sức cần thiết. Vấn đề đặt ra là tỷ lệ hút thuốc lá
trong sinh viên y khoa hiện nay như thế nào? Các yếu tố nào liên quan đến
hành vi hút thuốc lá. Để trả lời cho câu hỏi trên và góp phần đánh giá kiến
thức thái độ thực hành của sinh viên y khoa trong cơng tác phịng chống tác
hại thuốc lá, tiến tới xây dựng mơ hình ngơi trường khơng thuốc lá, chúng
tôi tiến hành đề tài “ Nghiên cứu tình hình hút thuốc lá của nam sinh viên Y
khoa Trường Đại học Tây Nguyên năm 2010”.
Với các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng hút thuốc lá của nam sinh viên Y khoa


10

2. Mô tả kiến thức, thái độ của sinh viên về tác hại của thuốc lá và
thực hành bỏ thuốc lá của nam sinh viên
3. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến hành vi hút thuốc lá của nam
sinh viên.

Chương 1
TỔNG QUAN


1.1. Ảnh hưởng của thuốc lá
1.1.1. Tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người
Thuốc lá đầu tiên được tìm ra ở châu Mỹ vào thế kỷ XV. Kể từ đó,
thuốc lá được nhập vào các châu lục khác trên toàn thế giới và ngành công
nghiệp thuốc lá ngày càng phát triển và là ngành thu lại rất nhiều lợi nhuận


11

[3],[20]. Bên cạnh đó, số người sử dụng thuốc lá ngày càng tăng. Cho đến
đầu thế kỷ XX ảnh hưởng đến sức khoẻ con người của khói thuốc lá đã
được các nhà khoa học phát hiện [20],[25].
Có hơn 4.000 chất độc hại trong khói thuốc lá, trong đó có hơn 200
loại có hại cho sức khoẻ, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc [3],
[6]. Người ta chia ra 4 nhóm chính, bao gồm: (1) Nicotine; (2) Monoxit
carbon (CO); (3) Các phân tử nhỏ trong khó thuốc; và (4) Các chất gây ung
thư. Có đến 43 chất được biết là các chất gây ung thư, dù sử dụng dưới
hình thức thuốc có khói hay khơng có khói thì đều có khả năng gây ra bệnh
tật. Thuốc lá khơng chỉ gây hại cho những người hút thuốc mà còn gây ra
nhiều hậu quả về sức khoẻ cho những người xung quanh. Trẻ em sinh ra
bởi những phụ nữ hút thuốc thường có nguy cơ suy dinh dưỡng hoặc mắc
các bệnh đường hơ hấp. Những người hít phải khói thuốc lá của người
khác cũng có nguy cơ mắc các bệnh ở đường hô hấp và một số bệnh khác
[3],[6]. Hút thuốc lá là một yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ mắc ung
thư, các bệnh tim mạch, đột tử, bệnh đường hơ hấp, dị tật bẩm sinh… Đó
cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong mà chúng ta có thể ngăn chặn
được.
Thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu có thể phịng ngừa
được, và ước tính giết chết hơn 5 triệu người mỗi năm trên toàn thế giới.
Hầu hết tập trung ở các ngước có thu nhập thấp và trung bình [25]. Nếu xu

hướng như hiện nay vẫn cịn tồn tại, thì dự báo hàng năm thuốc lá sẽ giết
chết hơn 8 triệu người trên toàn thế giới vào năm 2030, với 80% trong số
đó là các nước đang và chậm phát triển. Đến cuối thế kỷ này, thuốc lá có
thể giết một tỷ người hoặc nhiều hơn, trừ khi chúng ta cần có những hành
động khẩn cấp [25],[26],[27].
Ở các nước đang phát triển, thuốc lá là nguyên nhân chính gây tử
vong. Khoảng 20% tổng số chết trong thập kỷ 80 ở Trung Quốc là do hút


12

thuốc lá trong đó 1/3 tử vong do ung thư phổi, 1/3 do các loại ung thư khác
và 1/3 còn lại là do các bệnh khác. Dự tính tới năm 2020, khoảng 70% tử
vong do thuốc lá sẽ xảy ra ở các nước đang phát triển so với hiện tại là
50%. WHO dự báo rằng sẽ có khoảng 10% dân số Việt Nam ngày nay sẽ tử
vong sớm do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá và một nửa trong số
họ sẽ tử vong ở độ tuổi lao động [25].
Thuốc lá là nguyên nhân quan trọng gây ung thư, đặc biệt là ung thư
phổi. Theo Doll và Hill thì những người hút thuốc lá có nguy cơ bị ung thư
phổi cao gấp 14 lần so với những người khơng hút thuốc lá [3],[6].
Hút thuốc lá cịn là ngun nhân quan trọng của nhiều loại ung thư
khác nhau như ung thư bàng quang, ung thư thận, ung thư khoang miệng,
ung thư vòm họng, ung thư thanh quản, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ
dầy…. Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân của rất nhiều bệnh đường hô hấp
như khí phế thũng, hen phế quản, viêm phế quản mạn và bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính. Theo TCYTTG, 80-85% các trường hợp viêm phế quản
mạn và khí phế thũng có liên quan đến hút thuốc lá [3],[6]. Tỷ lệ hiện mắc
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường thấy ở người hút thuốc lá hơn những
người không hút thuốc lá [25]. Khoảng 15-20% những người hút thuốc lá
sẽ bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Hút thuốc lá làm tăng tần suất ho, tăng tiết đờm và các bất thường về
chức năng hô hấp. Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản mạn tính và
khí phế thũng xẩy ra phổ biến hơn ở những người hút thuốc lá. Nghiên cứu
ảnh hưởng của hút thuốc đến niêm mạc phế quản ở Viện lao và bệnh phổi
năm 1998 cho biết, chỉ cần hút dưới 5 điếu thuốc/ngày thì các tổn thương
nhầy đục, nhầy đen, dị sản và ung thư đều cao hơn rõ rệt so với người
không hút thuốc. Số điếu hút trong một ngày và số năm hút càng nhiều thì
tỷ lệ tổn thương niêm mạc phế quản càng cao [3],[6],[26].


13

Hút thuốc lá lâu ngày còn gây viêm mũi họng mạn tính, viêm thanh
quản mạn tính. Đặc biệt nếu hút thuốc từ khi còn trẻ sẽ làm tăng nguy cơ bị
các chứng ho, đờm, thở khị khè, khơng sâu, giảm chức năng phổi và giảm
phát triển thể chất tăng nguy cơ hen xuyễn.
Như vậy, tác hại của hút thuốc đối với sức khoẻ con người được thấy
rõ ràng nhất ở hệ thống hô hấp, đặc biệt là các bệnh phổi, phế quản. Tỷ lệ
người nghiện thuốc lá chết vì bệnh đường hô hấp đứng hàng đầu trong các
bệnh do thuốc lá gây ra. Trong số những người chết vì bệnh hơ hấp do hút
thuốc thì tỷ lệ chết vì ung thư phổi cao nhất, gấp 7,5 lần so với người
không hút thuốc.
Hút thuốc lá là nguy cơ chủ yếu gây nhồi máu cơ tim và đột tử. Ở
Mỹ mỗi năm có khoảng 18% trong số 150.000 trường hợp đột tử là do hút
thuốc lá. Ở Canada, hút thuốc lá là nguyên nhân của 30% trong tổng số tử
vong do bệnh tim mạch [23],[24]. Theo Tổ chức y tế thế giới, 35% trong
tổng số chết vì các bệnh tim mạch là có liên quan đến thuốc lá. Hút thuốc lá
là nguyên nhân quan trọng nhất tạo nên mảng bám thành mạch. Các xét
nghiệm về giải phẫu bệnh lý cho thấy vữa xơ động mạch rõ rệt hơn ở
những người hút thuốc lá so với người không hút thuốc lá [25],[26].

Hút thuốc lá làm tăng tử vong do bệnh mạch vành. Theo một nghiên
cứu ở Mỹ thì tỷ lệ chết do xơ cứng động mạch vành ở người hút thuốc lá so
với người không hút là 1,61. Nghiên cứu ở Anbani và Birmingham cho
thấy nguy cơ nhồi máu cơ tim ở người hút thuốc lá cao gấp 2,5 lần so với
người không hút thuốc lá. Phụ nữ hút thuốc lá thường xẩy ra phình động
mạch, viêm mạch, xuất huyết màng não hơn so với phụ nữ không hút thuốc
lá [23],[24]. Phụ nữ dùng thuốc tránh thai mà hút thuốc lá thì nguy cơ nhồi
máu cơ tim cao gấp 5 lần so với những phụ nữ dùng thuốc tránh thai nhưng
không hút thuốc lá.


14

Người hút thuốc lá dễ mắc các bệnh loét đường tiêu hố hơn những
người khơng hút thuốc. Hút thuốc lá gây suy giảm sự lành vết thương và
làm loét dễ bị tái phát. Người hút thuốc lá cũng dễ bị mắc các bệnh đường
ruột mạn tính, rụng răng tự nhiên, răng dễ bị gẫy và hay mắc các bệnh về
lợi hơn những người không hút thuốc lá. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ
bị chứng loãng xương. Hút thuốc lá cịn gây khó ngủ, ngủ khơng ngon giấc.
Hút thuốc gây bệnh đục thuỷ tinh thể và mù. Theo một nghiên cứu ở
Mỹ thì hút thuốc lá có thể làm tăng gấp đơi nguy cơ dẫn đến mù lồ ở cả
nam và nữ. Nếu hút trên 20 điếu/ngày sẽ có nguy cơ mắc các bệnh từ hạn
chế nhìn tới thối hố đốm. Khoảng 1/4 tổng số các trường hợp mắc bệnh
thoái hố đốm ở phụ nữ có ngun nhân từ hút thuốc lá. Hút thuốc lá cịn
gây các kích thích ở họng, mũi, tai. Hút thuốc lá làm cơ thể kém phát triển
thể chất, giảm thể lực, ảnh hưởng hệ thống miễn dịch và các chức năng tự
bảo vệ khác của cơ thể, do vậy làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm
trùng, nhất là viêm phổi, cúm [23],[24].
Hút thuốc lá không chỉ gây các bệnh ở các tổ chức bên trong cơ thể
mà cịn tác động đến hình dạng bên ngồi, đặc biệt là da và tóc. Khói thuốc

lá có khả năng phá huỷ các tế bào và mô, tạo nên các vết nhăn, các bệnh
ung thư, bệnh vẩy nến, tổn thương vòm miệng, chậm lành vết thương và
các vấn đề khác có liên quan đến da. Hút thuốc lá làm dầy da, rạn da, làm
mất các sợi đàn hồi của da, làm giảm lượng nước trong da. Hút thuốc lá
cũng làm giảm lưu thông máu trong các mao mạch dưới da, phá huỷ thành
phần da khiến da bị khô, rạn [3],[6],[23],[24]. Đối với phụ nữ, hút thuốc lá
làm giảm lưu thông estrogen khiến mô da bị khô và phân huỷ. Người hút
thuốc lá có khả năng phát triển bệnh vẩy nến cao gấp 2-3 lần người không
hút thuốc. Hút thuốc lá cũng có thể gây xám da, hói đầu và trong già sớm.
Theo một nghiên cứu ở Anh thì chỉ có 12% trong tổng số những người hút
thuốc lá khơng bị rụng tóc và cịn màu tóc tự nhiên, trong khi đó tỷ lệ này ở
người khơng hút thuốc lá là 32%. Tỷ lệ người hút thuốc lá bị bạc tóc là


15

54%, so với 49% bị bạc tóc ở những người không hút thuốc lá. 35% số nam
giới hút thuốc lá bị hói đầu so với 21% hói đầu ở nam giới không hút thuốc
lá [17],[19].

1.1.2. Thuốc lá với môi trường và xã hội
1.1.2.1. Thuốc lá và môi trường
Thuốc lá ảnh hưởng xấu tới mơi trường thơng qua nhiều hình thức
khác nhau. Hút thuốc lá là ngun nhân chính gây ơ nhiễm khơng khí do nó
thải ra khơng khí hàng ngàn chất độc hại [25]
Khi điếu thuốc lá cháy, khói thuốc lá gồm dịng khói chính và dịng
khói phụ được phát sinh. Dịng khói chính là phần khói thuốc được người
hút hít vào miệng (hút thuốc chủ động) trong suốt thời gian hút. Dịng khói
phụ là phần khói toả ra từ đầu cháy của điếu thuốc bao gồm cả phần khói từ
giấy cuốn xung quanh điếu thuốc bị cháy. Phần khói được nhả ra từ miệng

người hút giữa những lần hít vào đơi khi được coi như dịng khói phụ.
Dịng khói phụ có thành phần chất độc hại cao hơn dịng khói chính rất
nhiều: nồng độ monoxyt cacbon cao gấp 15 lần, nicotine gấp 21 lần,
fomandehyt gấp 50 lần, dimethylnitrosamin gấp 130 lần… Khói thuốc phụ
cịn nguy hiểm hơn khói thuốc chính vì cháy ở nhiệt độ cao và khơng qua
lọc [3],[6]. Chính vì vậy mà những người khơng hút thuốc lá nhưng thường
xun phải hít thở trong mơi trường có khói thuốc lá (hút thuốc thụ động)
cũng bị những tác hại tương tự như những người hút thuốc lá. Tuy nhiên,
dịng khói phụ được pha lỗng với khơng khí nên mức độ bị tác hại của
dịng khói phụ cịn phụ thuộc vào diện tích phịng, thể tích khơng khí nơi
hút thuốc lớn hay nhỏ [20],[25].
1.1.2.2. Thuốc lá gây nghiện
Thuốc lá có chứa nicotine, một chất được các tổ chức y học quốc tế
xác định là chất gây nghiện. Sự phụ thuộc vào thuốc lá đã được liệt kê


16

trong xếp loại bệnh tật quốc tế. Nicotine, là yếu tố mấu chốt của gây nghiện
và sự phụ thuộc, bao gồm sự sử dụng có tính ép buộc, sự thèm muốn và
chống lại các cố gắng bỏ thuốc. Thuốc lá có khả năng làm cho nicotine
chuyển đổi tới não nhanh chóng trong vịng vài giây sau khi hít khói, và
người hút có thể điều chỉnh liều lượng bằng những hơi hít ngắn. Việc gây
nghiện nicotine có thể tạo nên nhanh chóng [3],[6],[20]. Với thanh thiếu
niên đang hút thuốc, nước bọt tập trung nicotine - một sản phẩm phản ánh
nicotine, gia tăng nhanh chóng tới mức của người thường xuyên hút thuốc.
Mức nicotine hít vào trung bình đủ để tạo ra tác động dược lý và giữ vai trò
củng cố hút thuốc. Mặc dù vậy, nhiều người trẻ hút thuốc không tính được
nguy cơ trở thành nghiện ngập.
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng nicotine cũng gây nghiện

như heroin, cocain và rượu. Nhiều người sau khi sử dụng thuốc lá bị phụ
thuộc vào thuốc lá nhiều hơn cả những người sử dụng rượu, cocain và cần
sa. Những người sử dụng ma tuý thường bắt đầu với thuốc lá và rượu [22].
1.2. Tình hình sử dụng thuốc lá trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sử dụng thuốc lá trên thế giới
Theo ước tính của WHO, trên tồn thế giới có khoảng hơn 1.100
triệu người hút thuốc lá, trong đó ở các nước phát triển chiếm khoảng 300
triệu người và hơn 800 triệu người ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ hút
thuốc lá ở nam giới cao, chiếm 47%, trong khi đó tỷ lệ hút thuốc lá ở nữ
giới là 12%. Tính riêng ở các nước phát triển thì tỷ lệ nữ giới hút thuốc
tương đối cao, chiếm 24% trong khi tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới là 42%.
Còn ở các nước đang phát triển tỷ lệ nữ giới hút thuốc tương đối thấp,
chiếm 7% trong khi tỷ lệ này ở nam giới là 48% [16],[17], [21],[25],[28].


17

Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ % trẻ có độ tuổi từ 13-15 sống trong mơi trường có
khói thuốc lá theo vùng địa lý, năm 2008

(Nguồn: [28])

Các nước thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương, tỷ lệ hút thuốc lá
ở nam giới khá cao so nữ giới. Ở Trung Quốc có 61% nam giới hút thuốc lá
và nữ giới hút thuốc lá chỉ có 7%, cịn ở Nhật Bản có tới 66% nam giới hút
thuốc lá trong khi tỷ lệ hút thuốc lá ở nữ giới là 14%. So sánh với Mỹ, có
tới 24% nữ giới hút thuốc lá trong khi chỉ có 28% nam giới hút thuốc lá
[25],[26],[27],[28].
Kết quả báo cáo của TCYTT năm 2009 cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá ở
một số nước khu vực châu Âu, châu Mỹ là cao (từ 14% - 44%), ở khu vực

Đơng Nam Á – Tây Thái Bình Dương, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ hút
thuốc ngang với Australia, Thái Lan (18%), chỉ cao hơn so với Singapore
(15%), thấp hơn các quốc gia như Laos, Campuchia, Malaysia, Myanmar,
Indonesia, Japan và China (23% - 31%) [25]. Theo một nghiên cứu năm
2006 ở Trung Quốc thì nam sinh viên có tỷ lệ hút thuốc lá ở nhóm 20-24
tuổi là 57%; và trên 25 tuổi là 62% [27],[28].
Khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới rất cao so với tỷ
lệ nữ giới hút thuốc lá. Ở Indonesia tỷ lệ nam giới hút thuốc lá là 53% trong


18

khi chỉ có 4% nữ giới hút thuốc lá, cịn ở Singapore khoảng 40% nam giới
hút thuốc lá và 2,7% nữ giới hút thuốc lá [22],[25].
Hút thuốc lá có xu hướng gia tăng ở các nước đang phát triển. Tiêu thụ thuốc lá
trên tồn thế giới tăng 0,8% trong vịng 20 năm từ 1970-1972 đến 1990 - 1992. Trong
khi tiêu thụ thuốc lá ở châu Âu không thay đổi, tiêu thụ thuốc lá ở khu vực châu Mỹ
giảm thì tiêu thụ thuốc lá ở các khu vực còn lại trên tồn cầu đều tăng. Trong vịng 20
năm, tiêu thụ thuốc lá tăng nhanh ở khu vực Tây Thái Bình Dương (3,0%), tiếp đến là
khu vực Đông nam Á (1,8%), khu vực Địa trung hải (1,4%) và sau cùng là khu vực
châu Phi (1,2%) [16],[17],[25],[27]

Châu Phi
Châu Mỹ
Algeria
14%
Argentina
25%
Cameroon
6%

Brazil
14%
Ghana
4%
US. of America
17%
Zimbabwe
15%
Mexico
14%
South Africa
16%
Cuba
34%
Tây Thái Bình Dương - Đơng Nam Á Châu Âu
Thailand
18%
Vương quốc Anh
18%
Indonesia
29%
Turkey
30%
Myanmar
23%
Russian Federation
44%
Nepal
28%
Thụy Điển

22%
Myanmar
23%
France
27%
Australia
18%
Trung Đông
Vietnam
18%
Tunisia
32%
Singapore
15%
Pakistan
17%
Malaysia
23%
Jordan
36%
Cambodia
24%
Iraq
11%
Japan
25%
Bahrain
6%
China
31%

Saudi Arabia
7%
Bảng 1.2. Tỷ lệ hút thuốc lá ở người trưởng thành của một số quốc gia
trong năm 2009
1.2.2. Tình hình sử dụng thuốc lá ở Việt Nam
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (2009) [25]:

Nguồn: [28]


19

- Khuynh hướng hiện nay tại các nước có thu nhập trung bình và thấp
thì việc sử dụng thuốc lá đang gia tăng, mua bán thuốc lá tự do hơn góp
phần tăng tiêu dùng thuốc lá tại các nước này.
- Các lợi ích từ việc hút thuốc lá là cảm thấy thư giãn và thoát khỏi
sự cai nghiện - lợi ích thấy được lớn hơn chi phí thấy được.
- Nhiều người hút thuốc lá không nhận thức đầy đủ mức độ rủi ro
bệnh tật và tử vong tăng cao là do sự lựa chọn của họ gây nên.
- Việc hút thuốc lá bắt đầu từ thanh thiếu niên, khơng có khả năng sử
dụng thông tin để đưa ra quyết định đúng, ước lượng thấp nguy cơ nghiện
nicotine của họ.
- Chưa xác định được những chi phí vật chất, tổn thất sức khoẻ, sự
phiền tối, khó chịu với người khơng hút do người hút thuốc đương nhiên
gây ra.
- Nam giới ở nhóm kinh tế xã hội thấp hút thuốc nhiều hơn so với
nhóm kinh tế xã hội cao.
Theo kết quả điều tra của GATS năm 2010, tại Việt Nam có 47,4%
nam, 1,4% nữ và 23,8% người trưởng thành đang hút thuốc lá; trong đó có
81,8% người hút thuốc hàng ngày và 26,9% người hút thuốc lào. Tuổi bắt

đầu hút thuốc trung bình là 19,8 ở nam; 23,6 ở nữ và 19, 9 ở người trưởng
thành nói chung. Cũng theo kết quả phỏng vấn 9.925 người trưởng thành từ
15 tuổi trở lên cho thấy: có 29,3 người từng hút thuốc đã bỏ thuốc, trong
khi 67,5% những người đang hút thuốc có kế hoạch hoặc suy nghĩ đến việc
bỏ thuốc vào một thời điểm nào đó trong tương lai; 71,3% người trưởng
thành ủng hộ việc tăng thuế thuốc lá; 91,6% người để ý thấy có thơng tin
phịng chống tác hại thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại chúng và
hầu hết trong số họ tin rằng hút thuốc lá gây ra các bệnh nghiêm trọng...[8]
Theo nghiên cứu thực trạng hút thuốc lá của Ths Lê Quang Hùng
2002 tại Bình Định thì Số điếu thuốc trung bình hàng ngày: 11 điếu; có
58,8% hút trung bình 10-20 điếu ngày; 3,2% hút trung bình trên 20
điếu/ngày. Thời gian hút thuốc trên 10 năm chiếm 67,5%. [14]


20

Ở Việt Nam, từ rất lâu, hút thuốc lá đã trở thành một thói quen của
người dân. Thuốc lá được coi như công cụ hỗ trợ trong giao tiếp, điều đó
làm cho thuốc lá ngày càng trở nên phổ biến không chỉ trong các dịp hội
họp, cưới, hỏi, … mà ngay cả trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày của nhiều
tầng lớp dân cư [3],[6],[10]. Trước đây trong thời kỳ bao cấp, thuốc lá ở Việt
Nam được coi như là một nhu yếu phẩm, phân phối cho mọi người với giá
rẻ. Rất nhiều nhà máy thuốc lá từ cấp trung ương đến địa phương kể cả cấp
quận/huyện sản xuất thuốc lá và đẩy mạnh tiêu dùng thuốc lá.
Khi chúng ta thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế chuyển từ bao
cấp sang cơ chế thị trường, các công ty thuốc lá quốc tế đầu tư vào Việt
Nam với nhiều hình thức, liên doanh, liên kết, đẩy mạnh quảng cáo tiếp thị
cùng với tệ nạn buôn lậu thuốc lá ồ ạt qua biên giới làm cho mức tiêu thụ
thuốc lá ở Việt Nam đã đến mức báo động [4]. Tiêu thụ thuốc lá ở Việt
Nam (bao gồm thuốc lá do nhà máy sản xuất, thuốc cuộn và thuốc lào) vẫn

chưa có xu hướng giảm nhiều trong những năng gần đây. Vào năm 1998, tỷ
lệ hút thuốc ở người trưởng thành tại Việt Nam là 50% thì tới năm 2002 tỷ
lệ này là 56%. Trung bình, một người nam trên 15 tuổi hút thuốc hút
khoảng 12,5 điếu thuốc/ngày và một phụ nữ trên 15 tuổi hút 8,1 điếu
thuốc/ngày. Khoảng 65% số hộ gia đình ở Việt Nam có ít nhất 1 người sử
dụng thuốc lá [4],[6].
Mặc dù tỷ lệ hút thuốc ở nữ là tương đối thấp so với nam giới nhưng
sự gia tăng tỷ lệ hút thuốc ở nữ giới qua thời gian cũng cảnh bảo về nguy
cơ tiềm tàng của vấn đề hút thuốc ở phụ nữ bởi vì phụ nữ hút thuốc có
nguy cơ ung thư phổi cao gấp 2 lần ở nam giới có cùng số lượng
thuốc hút trung bình một ngày. Phụ nữ hút thuốc sẽ giảm khả năng thụ
thai 40%, dễ sảy thai, đẻ non hoặc sinh con nhẹ cân, dễ mắc các bệnh phổ
biến ở phụ nữ như loãng xương, mãn kinh sớm, sớm bị lão hố và da
trở nên khơ nhám, nhăn nheo… Phụ nữ hút thuốc cịn có ảnh hưởng
đến sức khoẻ của con cái: Trẻ em thường xun hít thở khói thuốc lá hay bị


21

ốm hơn và có nguy cơ cao mắc phải những bệnh về đường hô hấp,
viêm tai giữa, hen suyễn, chứng đột tử, bệnh ung thư, và bệnh máu trắng
[10],[12],[20].
Theo báo cáo Y tế Việt Nam năm 2006, học vấn có ảnh hưởng đến tỷ
lệ hút thuốc. Tỷ lệ hút thuốc thấp hơn ở những người có trình độ học vấn
cao, đặcc biệt ở nữ giới. Khơng có xu hướng nhất định đối với tỷ lệ hút
thuốc ở các nhóm nghề nghiệp khác nhau. Nhóm khơng làm việc có tỷ lệ
hút thuốc tương đối thấp so với các nhóm khác. Những người làm nghề
dịch vụ, lái xe, buôn bán và xây dựng có tỷ lệ hút thuốc cao nhất. Mức sống
có ảnh hưởng rõ rệt tới tỷ lệ hút thuốc và tỷ lệ hút thuốc thấp hơn ở những
người có mức sống cao. Điều này đúng với cả hút thuốc lá và hút thuốc lào

[4]. Theo kết quả điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá của Tổ chức Y tế thế
giới năm 2007 [25], tại Việt Nam, những người trưởng thành có độ tuổi
trên 18 hút thuốc lá hàng ngày chiếm 17,5% (nam 34,8% và nữ 1,8%) và tỷ
lệ những người trên 18 tuổi hút thuốc hiện nay là 24,8% (nam 49,4% và nữ
2,3%) [25].
1.2.3. Tình hình sử dụng thuốc lá trong sinh viên y khoa
Tác hại của thuốc lá đã được biết rõ. Đã có rất nhiều nỗ lực can thiệp
mang tính chất quốc gia và quốc tế được áp dụng nhằm giảm tỷ lệ hút
thuốc lá. Một trong những biện pháp có hiệu quả là việc tư vấn, giáo dục
của cán bộ y tế đối với người hút thuốc lá.
Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường những “thầy thuốc tương
lai” này cần có những kiến thức và kỹ năng tư vấn về phòng chống tác hại
của thuốc lá cũng như không hút thuốc lá. Tuy nhiên, có rất nhiều nghiên
cứu trên thế giới đã chứng minh rằng, tình hình hút thuốc lá trong sinh viên
y khoa vẫn còn tương đối phổ biến và những sinh viên này còn thiếu các
kiến thức về tác hại của thuốc lá cũng như kỹ năng tư vấn thúc đẩy việc
ngừng thuốc lá [2],[9],[13].


22

Một nghiên cứu mang tính chất quốc tế do đơn vị phòng chống thuốc
lá của Hiệp hội quốc tế phòng chống lao và bệnh phổi phối hợp với Tổ
chức y tế thế giới, Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ và Hiệp hội quốc tế về phòng
chống ung thư đã được tiến hành trên 9.000 sinh viên trong 51 trường đại
học y thuộc 42 nước đã cho thấy rằng tỷ lệ hút thuốc lá trong sinh viên y
biến động tương đối rộng từ 0 - 56,9% ở nam và 0 - 47% ở nữ. Trong đó, ở
Đại học Y Thượng Hải - Trung Quốc tỷ lệ hút thuốc lá ở nam sinh viên là
21,4%, ở nữ sinh viên là 1,81%, một trường đại học y ở Malaysia tỷ lệ này
18,3% ở nam sinh viên và 0,8% ở nữ sinh viên [9]. Nhìn chung, tỷ lệ hút

thuốc lá trong các trường đại học y ở châu Á thấp hơn so với tỷ lệ hút thuốc
lá trong các trường đại học y ở châu Âu và tỷ lệ nữ sinh viên y ở châu Á và
châu Phi thấp hơn các vùng khác.
Hiện nay, ở Việt Nam việc giáo dục về tác hại thuốc lá cho sinh viên
trong các trường đại học y còn chưa được quan tâm đúng mức và có lẽ điều
này là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng hút thuốc lá trong
sinh viên y khoa còn là phổ biến. Theo Phan Thị Hải (2006), trong một
nghiên cứu 1430 sinh viên Đại học Y khoa trên toàn quốc, tỉ lệ hút thuốc lá
khá cao trong sinh viên y khoa. Tỷ lệ đã từng hút thuốc ở nam sinh viên là
57,1%, hiện hút là 20,7%, ở nữ sinh viên, tỷ lệ này tương ứng là 19,8% và
2,7%. Khoảng 70% - 80% sinh viên cho biết trường họ đã có những chính
sách và biện pháp cấm hút thuốc lá nhưng chưa được thực hiện có hiệu quả.
Trên 60% sinh viên có phơi nhiễm với hút thuốc lá thụ động tại nhà trong
tuần trước phỏng vấn, trong khi kết quả này từ cuộc điều tra tương tự năm
2003 là 53%. Khoảng 70% sinh viên đang hút thuốc nói có ý định bỏ thuốc
và 73,8% đã cố gắng bỏ thuốc trong năm. Mặc dù có tới 92% sinh viên cho
rằng các cán bộ y tế cần được trang bị kiến thức về tư vấn bỏ thuốc lá
nhưng chỉ có 79,9% nói rằng có quan tâm đến tiền sử hút thuốc lá của bệnh
nhân khi hỏi bệnh.Nhiều sinh viên đã tập hút thuốc do bắt chước cha, mẹ
và anh chị em ruột hoặc người thân trong gia đình. Một số sinh viên khác


23

đã bắt đầu hút thuốc khi họ tốt nghiệp vào trường, do môi trường tập thể
sống gần nhau chỉ cần một người hút thuốc lá là có thể họ mời nhau, bắt
chước nhau hút thuốc.[9]
Sinh viên y khoa, người thầy thuốc trong tương lai, có vai trị quan
trọng trong việc tuyên truyền vận động mọi người không hút thuốc lá, cai
bỏ thuốc lá để phòng tránh những bệnh nguy hiểm do thuốc lá gây ra. Đồng

thời, việc xây dựng một lối sống lành mạnh từ khi còn ngồi trong ghế nhà
trường của những sinh viên này là hết sức cần thiết. Hơn nữa bỏ thuốc lá
cịn mang lại cho chính từng cá nhân những lợi ích về mặt kinh tế, xã hội…
1.2.4. Nguyên nhân của hút thuốc trong học sinh
Theo Bộ Y tế [4], lý do hàng đầu cai thuốc vì hút thuốc lá có hại cho
sức khoẻ chiếm 75%, sau đó là lý do về kinh tế chi trả mua thuốc và cho
thấy lý do muốn cai thuốc của những người đang hút thuốc lá như sau:
- Hại sức khoẻ:

75,1%

- Bất tiện khi hút ở cơ quan:

21,3%

- Không cho hút trong giờ làm việc:

16,7%

- Bỏ theo người khác:

11,1%

- Do vợ khuyên bỏ:

17,4%

- Do vận động bỏ:

8,1%


- Tốn tiền:

18,3

- Cần gương mẫu:

5,2%

- Khác:

5,1%

Theo nghiên cứu của Best, J.A và cộng sự, nguyên nhân hút thuốc lá
bắt nguồn tự nhiều nguyên nhân, có thể đơn lẻ hoạc phối hợp [18] như:
- Do kinh tế xã hội
- Do ảnh hưởng của gia đình (như cha mẹ hút thuốc, thái độ của cha
mẹ cho phép, sự dạy dỗ con cái)


24

- Kiến thức, giá trị, lòng tin, thái độ, mục đích
- Sự lựa chọn bạn, ảnh hưởng của bạn
- Tính cách cá nhân, phong cách thể hiện (cảm giác, chấp nhận nguy
hiểm, nổi loạn)
- Hỗ trợ khác
- Chuẩn mực xã hội (quy định, chế tài…)
1.3. Một số kết quả điều tra KAP về tác hại của thuốc lá tại Việt Nam
Kết quả Báo cáo Y tế Việt Nam 2006 cho thấy, mức độ hiểu biết của

người được phỏng vấn về tác hại của thuốc lá là rất cao. Trên 85% người
hút thuốc được hỏi trả lời hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ, làm giảm tuổi
thọ và những người khác hít phải có hại cho sức khoẻ. Trong khi đó, tỷ lệ
này ở những người đã cai thuốc là trên 93%. Trong số những người hút
thuốc, khi được hỏi có tới 95,7% cơng nhân cho rằng hút thuốc lá có hại
cho sức khoẻ; tỷ lệ này ở cán bộ y tế là 94,9%; sinh viên là 91,8% và ở bộ
đội là thấp hơn cả chiếm 90,4%. Những người hút thuốc có trình độ văn
hố cấp III nhận thức về tác hại thuốc lá cao hơn so với những người có
trình độ văn hố cấp II trở xuống (87,8% so với 83,8%) [4]
Sinh viên y khoa là đối tượng có kiến thức chuyên môn về y học. Họ
được đào tạo một cách cơ bản để khi ra trường tham gia cơng tác chăm sóc
và bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng. Vấn đề đặt ra là thuốc lá có hại như
vậy, liệu họ có hút thuốc lá khơng? tại sao họ hút? có phải do hiểu biết của
họ về tác hại của thuốc lá còn thấp hay do yếu tố nào khác tạo nên... Một
nghiên cứu tiến hành trên 1500 sinh viên trường Đại học Y Hà Nội chỉ ra
rằng, đa số sinh viên có hiểu biết về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ
và những bệnh do thuốc lá gây ra. 92,6% sinh viên trả lời có ảnh hưởng đến
sức khoẻ; 61,4% ý kiến cho rằng thuốc lá có thể gây ung thư phổi, phế
quản; 56,6% trả lời có thể gây viêm phế quản cấp và mãn tính; 19,2% trả


25

lời có thể gây bệnh hơ hấp khác. Tuy nhiên, đáng chú ý là vẫn có 7,4% sinh
viên y khoa trả lời hút thuốc lá không ảnh hưởng đến sức khoẻ [9].
Nhìn chung, hiểu biết về tác hại của thuốc lá tuy có khác nhau trong
các nhóm đối tượng, nhưng đều ở mức khá cao. Hiểu biết thì cao như vậy,
nhưng thái độ của người được hỏi ý kiến lại trái ngược với hiểu biết về tác
hại của thuốc lá. Tại Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ nam CBYT đang hút thuốc
là 40,7%, còn ở nữ là 0%. 89,8% những CBYT đang hút thuốc dùng loại

thuốc chính là Vinataba. Khoảng 75% số hút thuốc bắt đầu hút thường
xuyên trước 20 tuổi. Trên 86% ngưười hút sử dụng trung bình dưới 10
điếu/ngày. 47,5% chưa có ý định bỏ thuốc, 33,9% dự định sẽ bỏ thuốc
trong vòng 6 tháng tới, 18,6% dự định bỏ ngay. 21,4% nam CBYT đã bỏ
thuốc [5].
Tại Việt Nam, tỷ lệ hút thuốc lá trong nam giới có khuynh
hướng tăng lên trong thời gian gần đây. Có hai lý do quan trọng dẫn tới
tình trạng này, thứ nhất, thu nhập trong dân cư tăng lên làm sức mua thuốc
lá tăng; thứ hai, quan niệm của xã hội vẫn chấp nhận thuốc lá là loại hàng
hố có tính xã giao được dùng phổ biến trong tiếp khách và mời bạn bè. Tỷ
lệ từ 15 tuổi trở lên hút thuốc lá ở nông thôn là 56,4%, nữ là 2%; ở thành
thị là 55,1% đối với nam, và 1,4% đối với nữ [10]. Trong khi dân số của
Việt Nam chủ yếu là ở các vùng nơng thơn. Điều này cũng có nghĩa là
trong tương lai, mắc bệnh và tử vong do thuốc lá tiếp tục là một gánh nặng
lớn. Mặc dù hiểu biết về tác hại của thuốc lá cao nhưng vẫn có thái độ chấp
nhận việc hút thuốc lá, tức là khơng có sự tương xứng giữa kiến thức và
thái độ, kiến thức cao nhưng thái độ thấp. Khi thái độ thấp thì thực hành
phịng chống tác hại của thuốc lá cũng thấp theo, tức là tỷ lệ hút thuốc lá sẽ
cao.
Trong các nghiên cứu của Ngô Quý Châu (2004), Phan Thị Hải
(2006), Lê Thị Thanh Hà (2006) cho thấy những người hút thuốc lá thường


×