Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết dengue tại tỉnh gia lai năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 34 trang )

Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sốt xuất huyết dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus
Dengue gây nên. Virus Dengue có 4 type là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và
DEN-4. Virus truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi
Aedes aegypti là vec tơ truyền bệnh chủ yếu.
Sốt xuất huyết Dengue là một trong những bệnh nhiễm trùng hàng
đầu trẻ em nhập viện và tử vong ở các vùng Đông Nam Á và Tây Thái
Bình Dương trong những thập kỷ qua. Hiện nay, theo Tổ chức Y tế Thế
giới, bệnh xảy ra ở khắp mọi nơi từ thành thị đến nông thôn như Châu Phi,
châu Mỹ, Tây Địa Trung Hải… Tuy nhiên, Đông Nam Á và Tây Thái Bình
Dương vẫn là hai nơi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Ước tính hàng năm, có
trên 50 triệu người nhiễm virus Dengue trên toàn thế giới trong đó có hơn
500.000 bệnh nhân cần phải nhập viện. Việt Nam là một trong những nước
có tỉ lệ bệnh nhân sốt xuất huyết cao trong khu vực.
Ở Việt Nam, bệnh bắt đầu xuất hiện vào những năm của thập niên
1960 tại Đồng bằng sông Cửu Long. Bệnh phát thành dịch nhanh chóng và
lan nhanh đến các vùng. Trước đây theo chu kỳ mỗi 3 – 5 năm, bệnh phát
thành dịch lớn mà cao điểm vào mùa mưa các tháng 6 đến tháng 10.
Trong hơn một thập niên qua, năm 1998 là năm có dịch lớn nhất, cả
nước có 234.866 ca mắc và 383 ca tử vong ở 56/61 tỉnh/ thành phố. Bệnh
xảy ra chủ yếu ở các tỉnh Nam bộ và duyên hải miền Trung, riêng ở Tây
Nguyên, cả khu vực có 14.652 ca mắc và 10 ca tử vong, dịch đều xảy ra cả
3 tỉnh (Đăk Lăk – Gia Lai – Kon Tum )[6].
Khu vực Tây nguyên, virus Dengue lưu hành quanh năm, dịch Sốt
1


Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa



xuất huyết ở Tây nguyên những năm qua không có quy luật thành chu kỳ
rõ rệt, hàng năm bệnh xảy ra rãi rác, lẻ tẻ, khi dịch bệnh bùng phát thường
phát triển mạnh ở các thị xã, thị trấn đông dân, các năm có dịch lớn là:
1983, 1987, 1991, 1995, 1998 và 2004 với số mắc từ 54,80 – 553.38 /
100.000 dân, số chết từ 0,08 – 1,34 / 100.000 dân [13], [14], [8]. Giai đoạn
2005 – 2009 dịch diễn biến phức tạp hơn, dịch xảy ra tập trung ở một số
huyện/thị trấn chưa xảy ra dịch trong hơn 10 năm qua và ở một số huyện
mới thành lập; 4 năm liền 2006, 2007, 2008, 2009 đều xảy ra vài vụ dịch ở
qui mô huyện.
Năm 2010, dịch bùng phát mạnh ở cả khu vực Tây nguyên ( Đăk
Lăk – Đăk Nông - Gia Lai – Kon Tum ) với số mắc 13255, tử vong 5
trường hợp. Dịch tập trung chủ yếu tại 4 thành phố, thị xã và một số huyện
đông dân , có mật độ giao lưu lớn.
Gia Lai là tỉnh có địa bàn rộng, đông dân cư, dịch bệnh lưu hành
thường xuyên. Năm 2010, dịch sốt xuất huyết Dengue diễn biến phức tạp
với nhiều ổ dịch quy mô xã/phường, quận/huyện. Để góp phần cho việc
đánh giá diễn biến tình hình, mức độ lưu hành dịch, một số đặc điểm dịch
tễ học của bệnh sốt xuất huyết tại tỉnh Gia Lai chúng tôi tiến hành nghiên
cứu, tổng kết đề tài: Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue
tại tỉnh Gia Lai năm 2010 với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Gia Lai
năm 2010.
2. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue
tại tỉnh Gia Lai năm 2010.

2


Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.

Vài nét về lịch sử bệnh
Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là một bệnh lây, gây dịch do muỗi

truyền.
Lâm sàng bệnh SXHD được biết từ trên 200 năm nay. Đầu tiên là 2
vụ dịch ở Cairo và Batavia – Indonesia năm 1777 và Philadelphia năm
1780.
Năm 1906 Bancroft đã chứng minh vectơ truyền bệnh là Aedes
aegypti.
Từ năm 1920 nhiều dịch lớn không gây tử vong xảy ra ở Hy Lạp,
Nam Phi, Châu Úc, Nhật, Mỹ.
Năm 1944 – 1945, Sabin phân lập ra virus ở Hawaii và New Guinea
(type 1 và 2).
Năm 1945 Florancis Quintos và cộng sự mô tả bệnh Philippines, là
bệnh ở thành phố, đa số trường hợp mắc là ở khu người nghèo, bệnh chỉ
xảy ra vài tháng trong một năm.
Năm 1965, dịch lớn xảy ra ở Manila, trẻ em mắc nhiều, bắt đầu bằng
sốt, có hội chứng xuất huyết và suy sụp về hệ tuần hoàn, tỷ lệ tử vong
khoảng 10%. Ở Thái Lan dịch xảy ra nặng ở Băng Cốc. Cũng năm này
Hammon và Sather phân lập 2 type mới – type 3 và 4.

3



Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa

Từ năm 1953 – 1964 dịch phát triển ở vùng Đông nam Á: Philippine,
Thái Lan (năm 1985, chết 8,3%), Malaysia chết 8,2%, Việt Nam,
Singapore, Miến Điện, Campuchia, Lào, Calcutta (Ấn Độ), Indonesia và
các đảo ven Thái Bình Dương.
Từ thập kỷ 80 đến nay, dịch phát triển tăng dần lên ở Đông Nam Á
nhiệt đới, bao gồm bán đảo Đông Dương và Ấn Độ dương, ở Trung và
Nam Mỹ, các bán đảo Thái Bình dương và các đảo Caribee (đặc biệt là
Cuba).
Ngày nay dịch SXH là 1 trong 10 nguyên nhân chính phải vào bệnh
viện và là tử vong ở trẻ em ở phần lớn các nước nhiệt đới Đông Nam Á và
tây Thái Bình dương [6].
1.2.

Tình hình SD/SXHD trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á
Virus Dengue lan truyền rộng rãi ở trên 100 nước trên toàn cầu, ranh

giới từ 40o vĩ tuyến Bắc đến 40o vĩ tuyến Nam, căn cứ vào môi giới truyền
bệnh chủ yếu là Ae. aegypti. Bệnh lưu hành ở nhiều thành phố, từ đó lan
dần ra các thành phố, thị xã và khu dân cư nhỏ khác và gần đây bệnh có
khuynh hướng lan ra vùng rừng núi [10].
Bệnh đe doạ sức khoẻ của khoảng 2,5 tỷ người sống ở thành phố và
nông thôn vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hơn 20 năm qua, số mắc SXH
do virus Dengue không ngừng gia tăng trên thế giới, đặc biệt ở các nước
Đông Nam Á và châu Mỹ La Tinh. Số mắc hàng năm khoảng 50 triệu
người, trong đó 500.000 trường hợp phải nhập viện. Có tới 90% các trường
hợp bị nhiễm ở độ tuổi dưới 15 tuổi. Tỷ lệ chết trung bình khoảng 5% với
khoảng 24.000 trường hợp mỗi năm.

Năm 1953 ở Manila, Philippin, xảy ra một vụ dịch sốt đi kèm biểu
hiện xuất huyết truỵ mạch dẫn đến tử vong ở trẻ em. Căn bệnh này lúc đó
4


Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa

được gọi tên là “SXH Philippin”, sau đó đã lan ra nhiều thành phố lớn khác
ở Đông Nam Á.
Trước đây SXHD/SSD hầu như mới chỉ được ghi nhận ở Đông Nam
Á, cho đến tận năm 1981, khi xảy ra các trường hợp sốt Dengue nặng, có
xuất huyết, truỵ mạch, sốc và tử vong ở Cu Ba. Năm 1989 một vụ dịch
SXHD/SSD xảy ra ở Venezuela và sau đó ở nhiều nước vùng Trung và
Nam Mỹ.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, từ năm 1956 đến 1995, tình
hình sốt xuất huyết trên thế giới, một số quốc gia trong khu vực và Việt
Nam như sau:
Bảng 1.1. Tình hình SXH trên thế giới, 1956 – 1995 [2], [16].

Giai đoạn

Số năm

Số trường hợp

Số trường hợp trung bình
hàng năm

1956- 1980
1981- 1985

1986 - 1990
1991- 1995

25
5
5
5

1.547.760
1.304.305
1.776.140
1.704.050

61.910
260.861
355.228
340.810

Bảng 1.2. Số liệu mắc và chết do sốt xuất huyết trên thế giới 1998-2001
[2], [15] .
Khu vực

1998

1999

5

2000


2001


Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa

của
WHO
Tây Thái
Bình
Dương
Đông
Nam Á
Châu Mỹ
Địa Trung
Hải
Châu Phi

Mắc

Chết

Mắc

Chết

Mắc

Chết

Mắc


Chết

356.554

1.470

64.006

112

45.603

167

Không
báo cáo

Không
báo cáo

218.859

2.075

55.405

471

57.997


542

119.707

452

720.572

83

322.256

98

400.514

92

406.206

44

Không có số liệu báo cáo
Không có trường hợp mắc Dengue nào được báo cáo cho WHO

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, từ năm 1956 đến 1995, tình
hình sốt xuất huyết ở Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực như sau
(Bảng 1.3):
Bảng 1.3. Tình hình SXH ở một số quốc gia trong khu vực và Việt

Nam, 1956 – 1995 [6], [10], [17].

Giai
Đoạn

Việt Nam
Mắc

Chết

Thái Lan
Mắc

Lào
Chế
Mắc
t

Chết

1956325.409 6.268 236.556 5.926
37
1980
1981300.253 3.334 227.586 1.577 1.835
1985
1986563.717 3.438 437.722 2.131 6.900
1990
1991329.429 1.093 263.512
801
624

1995
Cộng 1.518.808 14.133 1.165.376 10.435 9.396

0

Campuchia
Mắc

Chết

419

52

Philippin
Mắc

Chết

25.831 2.124

35

12.771 1.092

6.753

468

164


17.216 1.032

5.361

166

9

15.528

691

7.580

77

308

45.934

2.867

45.525

2.835

So với các Quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam có số mắc và tử vong
cao.
Năm 1997, rất nhiều nước báo cáo số mắc cao và ngày một tăng như

Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, nhất là Indonesia chỉ trong 5

6


Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa

tháng đầu năm 1998 đã có 32.665 trường hợp mắc với 774 trường hợp tử
vong do sốt xuất huyết.
Theo Tổ chức Y tế thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, tình
hình SXH năm 2007 ở các nước trên thế giới và trong khu vực diễn biến
phức tạp được trình bày ở (bảng 1.4) dưới đây.
Bảng 1.4. Tình hình SXH các nước trong khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương 9 tháng đầu năm 2007 (theo WHO) [4].
Nước,
vùng lãnh
thổ

Mắc

Chết

M/100.000
dân

Chết/mắc
(%)

Indonesia


68.636

748

28,4

1,08

Thái Lan

21.251

14

32,5

0,08

Malaysia

31.279

67

130,6

0,2

Singapore


3.597

3

81,2

0,08

Cam pu
chia

30.431

327

223,6

1,07

So sánh với
cùng kỳ năm
2006
Số mắc tăng gấp 3
lần
Số mắc tăng gấp
36%
Số mắc tăng gấp
48%
Số mắc tăng gấp
89%

Số mắc tăng gấp 3
lần
so cùng kỳ 2005
Không có so sánh
Không có so sánh

Lào
2.270
4
36,5
0,18
Philippines
7.361
73
8,4
0,99
Tại Indonesia, bệnh gặp chủ yếu ở trẻ 5 – 14 tuổi. Tỷ lệ người lớn
(trên 15 tuổi) mắc bệnh có xu hướng tăng trong giai đoạn 1968 – 1995.

Thời kỳ cao điểm của bệnh gặp vào mùa mưa, từ tháng 10 – tháng 3 năm
sau [17].
Ở Singapore, tỷ lệ tử vong trong các trường hợp mắc bệnh cao nhất là
ở nhóm tuổi từ 15 – 24 tuổi, tỷ lệ nam / nữ là 1,7 / 1. Dịch thường xảy ra từ

7


Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa

tháng 8 – 11. Vectơ truyền bệnh chính là Aedes aegypti và Aedes

albopictus [17].
Ở Băng Cốc (Thái Lan) : 1962 cho thấy lứa tuổi mắc bệnh SXHD
nhiều nhất là 1 – 3 tuổi. Ở Thái Lan dịch SXHD xảy ra theo chu kỳ 3 – 4
năm. Cao điểm của dịch từ tháng 6 – 10 [6].
Về vectơ, có nhiều loại muỗi Aedes có thể truyền virus cho người.
Nhưng các dịch SXHD trên lục địa châu Á và quần đảo Nam dương xảy ra
thường phù hợp với sự có mặt của muỗi Ae. aegypti, chứ không phù hợp
với sự phân bố của Ae. albopictus. Con người có khả năng nhiễm với cả 4
type virus Dengue, tuỳ theo mức độ nhiễm virus, có thể chỉ là nhiễm trùng
không triệu chứng hoặc SD hay SXHD, SSD hoặc tử vong.
Biểu hiện lâm sàng của nhiễm trùng Dengue có thể nhẹ hoặc nặng:
• Hình thái nhẹ của Dengue là sốt Dengue cổ điển.
• Thể nặng là sốt xuất huyết Dengue hoặc Dengue xuất huyết có
choáng.
Tỷ lệ tử vong do SXHD tại các vùng lưu hành Dengue từ < 1% đến >
20%, thường gặp ở những bệnh nhân SXHD độ 3 và 4, nếu không được
chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời [6].
Từ tháng 5/1993, tổ chức Y tế thế giới đã coi SXHD như một bệnh
nghiêm trọng cần phải ưu tiên phòng chống và năm 1995 chính thức thông
qua chiến lược toàn cầu phòng chống SXHD.
1.3.

Tình hình SD/SXHD và nghiên cứu về SD/SXHD ở Việt Nam
Những năm đầu, ở nước ta dịch sốt xuất huyết chỉ xuất hiện ở một vài

địa phương với các ổ dịch nhỏ, số người mắc ít, tỷ lệ tử vong cao. Dịch chỉ
khu trú ở các thành phố, thị xã đông dân ở đồng bằng, nhưng càng về sau
dịch càng lan rộng, với số người mắc bệnh ngày càng nhiều, ngày nay dịch
đã lan tràn về nông thôn, trừ một số tỉnh miền núi như Cao Bằng, Hà Tuyên
8



Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa

(cũ), Hòang Liên Sơn (cũ), Lai Châu, Sơn La ở phía Bắc. Đỉnh cao là các
vụ dịch 1983, 1987, 1991, 1995, 1998 với qui mô toàn quốc.
Các kết quả giám sát dịch tễ học từ 1979 - 1985 cho thấy bệnh xảy ra
hàng năm, với tỷ lệ mắc bệnh chung cho cả nước từ 41,02 (1981) đến
462,24/100.000 dân (1987). Do công tác điều trị đạt được nhiều tiến bộ nên
tỷ lệ tử vong giảm từ 2,7 (1983) xuống còn 0,16 (1994) / 100.000 dân. Tỷ
lệ mắc bệnh giao động rất khác nhau giữa các năm, giữa các miền và giữa
các tỉnh, ở miền Trung và miền Nam tỷ lệ mắc bệnh thường cao hơn nhiều
lần so với miền Bắc. Kết quả theo dõi những năm có dịch lớn (1983, 1987,
1991) cho thấy, trong khu vực sốt xuất huyết lưu hành, bệnh tập trung chủ
yếu ở các vùng đồng bằng, ven biển, các huyện lỵ, tỉnh lỵ. Miền Nam có
87,2% số huyện, thị xuất hiện bệnh, tỷ lệ này ở miền Trung là 58,7%, miền
Bắc là 59,5% [9]. Đặc biệt càng về sau bệnh tập trung chủ yếu ở các tỉnh
miền Nam, năm 1995 - 1996 tỷ lệ mắc bệnh ở miền Nam chiếm 66 - 67%
so với 2 - 3% ở miền Bắc [7].
Theo số liệu của hệ thống giám sát, số mắc, số chết do sốt xuất huyết
liên tục gia tăng kể từ năm 1994 trở lại đây, trở thành vấn đề nghiêm trọng
đối với y tế cộng đồng ở nước ta. Năm 1997, sốt xuất huyết xảy ra ở 50/61
tỉnh/thành phố với số mắc 107.188/266 chết. Số mắc tăng 19% so với năm
1996, 64% so với số mắc trung bình của 10 năm 1988 - 1997. Trong năm
1998, cả nước đã có 234.866 trường hợp mắc, chết 383 trường hợp ở 56/61
tỉnh/thành phố; số mắc tăng 2,19 lần so với năm 1997. Bệnh xảy ra chủ yếu
ở các tỉnh Nam Bộ và duyên hải miền Trung với số mắc chiếm 81%, số
chết chiếm 95% so với số mắc, chết trong cả nước. Đây là một trong số các
dịch bệnh gây mắc và chết cao nhất cho trẻ em trong các bệnh truyền
nhiễm gây dịch hiện nay.


9


Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa

Nhóm tuổi mắc bệnh chủ yếu là trẻ em < 15 tuổi, nhưng nhiều nhất là
7 tuổi. Trong cả nước, nhóm trẻ em < 15 tuổi là 69,8%, nhưng tỷ lệ này ở
miền Nam là 96,7%, miền Trung 71,6%, miền Bắc là 41,1% [6], [7], [9].
Nam và nữ đều có thể mắc bệnh như nhau.
Sốt xuất huyết phát triển theo mùa rõ rệt, tính tần số mắc trung bình
hàng tháng trong 5 năm (1991-1995) cho thấy bệnh xảy ra quanh năm,
nhưng dịch thường bùng phát mạnh vào mùa mưa, từ tháng 6-10, đỉnh cao
của dịch thường vào tháng 7,8,9. Giám sát biến động mật độ muỗi Ae.
aegypti (là vec tơ chủ yếu) cho thấy sự tăng các ca bệnh trong mùa mưa
phù hợp với sự gia tăng mật độ muỗi Ae. aegypti. Thường mật độ muỗi Ae.
aegypti tăng trước tháng 6, sau đó dịch sốt xuất huyết phát triển mạnh.
Vùng ôn đới và những vùng núi cao thường không có bệnh do thời tiết khí
hậu lạnh, không phù hợp cho sự sinh sản, phát triển và hoạt động của muỗi
Ae. aegypti nên những nơi này thường không thấy xuất hiện sốt xuất huyết.
Loài muỗi này sống gần người, ở trong nhà. sự phân bố của Ae. aegypti
chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu, khí hậu và thời tiết thuận lợi cho sự sinh
sản và phát triển của vec tơ truyền bệnh và dịch phát triển là: lượng mưa
trung bình từ 200 - 230 mm, nhiệt độ không khí trung bình 20 - 30 0C và
ẩm độ 80 - 90% [6], [7].
Bảng 1.5. So sánh tình hình sốt xuất huyết ở Việt nam từ 1998 đến
2005

Khu
vực

Miền
Bắc

1998 (*)
Tử
Mắc
vong
29.778

20

2001

2002

Mắc

Tử
vong

1.959

1

2003

Mắc

Tử
vong


Mắc

Tử
vong

1.334

0

1.875

1

10

2004 (*)
Tử
Mắc
vong
1.447

0

2005
Mắc

Tử
vong


1.076

0


Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa

Miền
Trung
Miền
Nam
Tây
Nguyê
n
Cả
nuớc

71.490

41

10.965

8

7.172

5

6.383


1

6.964

10

7.650

6

119.358

305

28.865

71

22.029

45

40.524

69

66.100

103


37.300

35

14.291

11

1.089

2

1.655

2

908

2

4.169

1

538

0

243.917


377

42.878

82

32.190

52

49.691

72

78.680

114

46.564

41

(*) Năm 1998 và 2004 là năm đỉnh cao dịch [1], [2], [11].
Năm 2007, số mắc SXH cả nước trong 9 tháng đầu năm là 75.233
trường hợp, (tỷ lệ mắc/100.000 dân là 90,05), trong đó có 64 trường hợp tử
vong, (tỷ lệ chết/mắc là 0,085%). So với cùng kỳ năm 2006, số mắc tăng
51%, tử vong tăng 45%. So với trung bình giai đoạn 1999 – 2006, số mắc
tăng 115%. So với năm 2004 là năm có số mắc cao, số mắc tăng 22% [4].
Từ năm 1999 đến nay, dự án phòng chống sốt xuất huyết quốc gia bắt

đầu được triển khai. Hệ thống giám sát và phòng chống sốt xuất huyết ngày
càng được chủ động chú trọng ở các tỉnh thành.

1.4.

Tình hình sốt xuất huyết ở Tây Nguyên
Từ 1983-2004, bệnh xảy ra hàng năm và những năm có dịch lớn là

1983, 1987, 1988, 1995, 1997, 1998 và 2004. Bệnh nhân được ghi nhận
có quanh năm, dịch thường xảy ra từ tháng 6-10, cao điểm là các tháng
7,8,9, trùng với mùa mưa tại Tây Nguyên, tương ứng với các tháng có
lượng mưa lớn nhất trong từng năm, thuận lợi cho sự sinh sản và phát
triển của quần thể muỗi.
Bảng 1.6. Tình hình mắc và chết do SXH ở Tây Nguyên từ 1983 –
2009 [5], [8], [12], [13].
11


Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa

Năm

Số mắc

Mắc/100.000

Số chết

Chết/100.000


% chết/mắc

1983
1984
1985
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009


1.345
118
37
96
1.691
2.319
299
705
1027
405
257
619
2.196
1.263
1.760
14.652
888
479
1.024
1.655
908
4.169
538
779
1409
1005
1476

111,59
9,79

3,07
5,37
94,55
129,67
16,72
37,89
54,80
20,08
11,66
27,15
93,74
51,76
69,28
553,38
29,75
15,79
29,75
52,76
26,36
116,12
14,86
20,82
36,88
26,31
38,61

15
2
0
5

24
16
3
4
4
2
0
2
3
2
2
10
0
1
2
2
2
1
0
0
0
2
1

1,24
0,17
0
0,28
1,34
0,89

0,17
0,21
0,21
0,10
0
0,09
0,13
0,08
0,08
0,38
0
0,03
0,06
0,06
0,10
0,05
0
0
0
0,05
0,025

1,12
1,69
0
5,21
1,42
0,69
1,00
0,57

0,39
0,49
0
0,32
0,14
0,16
0,11
0,07
0
0,21
0,18
0,12
0,22
0,02
0
0
0
0,2
0,07

Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em từ 1-14 tuổi và nhóm tuổi 20-29. Vec tơ
truyền bệnh chỉ phát hiện thấy sự có mặt của Ae. aegypti, muỗi Ae. aegypti
có mặt hàng tháng, nhưng số lượng tăng dần vào những tháng đầu mùa
mưa, đặc biệt từ tháng 6, các chỉ số vec tơ Ae. aegypti tăng cao trùng với số
lượng bệnh nhân tăng cao từ những tháng này.

12


Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa


Ở Tây Nguyên, dịch không có quy luật thành chu kỳ rõ rệt, giữa các
dịch lớn này hàng năm bệnh xảy ra rải rác, dịch bệnh chỉ tập trung ở thành
phố và các thị xã, thị trấn huyện lỵ là những nơi tập trung đông dân nhất.
Những năm có dịch lớn ở Tây Nguyên thường trùng với các năm có dịch
trên toàn quốc, đặc biệt trùng với đỉnh dịch ở các tỉnh phía Nam. Địa phương
có số mắc cao là các thành phố, thị xã , cao nhất là Tp. Pleiku (Gia Lai), Tp.
Buôn Ma Thuột (tỉnh Đăk Lăk), là những nơi đông dân nhất.
Hiện nay, các yếu tố làm tăng sự lan tràn của bệnh như: đô thị hoá và
du lịch ngày một phát triển, cung cấp nước sạch còn rất nhiều tồn tại, di
dân xây dựng các vùng kinh tế mới, các vectơ kháng thuốc đang có xu
hướng gia tăng, hiểu biết của nhân dân về bệnh SXH chưa cao nên việc dự
phòng cho bản thân, gia đình và cộng đồng chưa được thực hiện thường
xuyên, triệt để.
1.5.

Bệnh SD/SXHD ở Gia Lai
Dịch xảy ra cũng không có quy luật chu kỳ rõ rệt.
Địa phương có số mắc cao nhất là Tp. Pleiku, Các huyện khác trong

tỉnh bệnh xảy ra lẻ tẻ, rải rác không thành dịch. Năm 1998 dịch phát triển
lan rộng ra 10/18 huyện, thành phố, toàn tỉnh có số mắc /100.000 dân từ
278,52 – 2174,35, dịch bệnh tập trung ở các thành phố và các thị trấn,
huyện lỵ là những nơi tập trung đông dân nhất, các trường hợp tử vong tập
trung chủ yếu ở Tp. Pleiku.
Đây là bệnh dịch lưu hành địa phương ở Việt Nam, khu vực Tây
Nguyên. Chưa có thuốc chữa đặc hiệu, chưa có vaccine dự phòng. Do vậy
tiếp tục nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học bệnh SD/SXHD nhằm góp
phần dự báo, định hướng và triển khai các biện pháp phòng chống thích
hợp, có hiệu quả cao là cần thiết.

13


Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.

Đối tượng nghiên cứu

- Sử dụng số liệu thống kê hàng tháng năm 2010: số mắc và chết do
SD/SXHD của TTYTDP tỉnh Gia Lai.
- Số liệu xét nghiệm huyết thanh và phân lập virus của TTYTDP tỉnh
Gia Lai và Labo Virus của Viện VSDT Tây Nguyên.
- Số liệu điều tra vec tơ hàng tháng của TTYTDP tỉnh Gia Lai và
Khoa Côn trùng - Kiểm dịch, Viện VSDT Tây Nguyên.
2.2.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp hồi cứu: Giám sát hàng tháng:

- Số bệnh nhân SD/SXHD được ghi nhận và báo cáo hàng tháng
- Giám sát huyết thanh, virus
14


Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa


- Giám sát vec tơ
2.2.1. Xác định ca bệnh: Dựa theo các tiêu chuẩn lâm sàng và xét nghiệm
của “Giám sát, chẩn đoán và điều trị bệnh sốt Dengue / Sốt xuất
huyết Dengue” của Bộ Y tế [1]:
SD: Sốt cao đột ngột, liên tục kéo dài 2 – 7 ngày, là một thể giống
như cúm, có thể biểu hiện da sung huyết, phát ban. Hematocrit bình
thường, tiểu cầu bình thường hoặc hơi giảm, ít gây tử vong.
SXHD:
• Về lâm sàng: (4 tiêu chuẩn)
- Sốt cao đột ngột, liên tục kéo dài 2 – 7 ngày.
- Xuất huyết: ít nhất phải có dấu hiệu dây thắt dương tính (Lacet (+)).
- Gan to.
- Choáng.
• Về xét nghiệm:
- Giảm tiểu cầu: Tiểu cầu ≤ 100.000 mm3
- Hiện tượng cô huyết: Hematocrit tăng 20% hoặc hơn.
2.2.2. Về phân độ lâm sàng: Dựa theo các tiêu chuẩn lâm sàng và xét
nghiệm của “Giám sát, chẩn đoán và iều trị bệnh sốt Dengue /
Sốt xuất huyết Dengue” của Bộ Y tế [1]:
Phân 4 độ:
- Độ I: Sốt cao đột ngột, kéo dài 2 – 7 ngày. Dây thắt dương tính (+)
hoặc dễ bầm tím da khi đụng dập nhẹ tay ở vùng tiêm.
- Độ II: Như độ I, kèm theo xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc

15


Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa


- Độ III: Có dấu hiệu suy tuần hoàn, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp hay
huyết áp kẹp (≤ 20mmHg), kèm theo da lạnh ẩm, người bồn chồn,
vật vã hoặc li bì.
- Độ IV: Sốc sâu, mạch nhỏ, khó bắt, huyết áp không đo được.
2.2.3. Số liệu về vec tơ chính truyền bệnh hàng tháng tại các điểm giám sát
của TTYTDP tỉnh Gia Lai và khoa Côn trùng Kiểm dịch, Viện
VSDT Tây Nguyên thực hiện theo thường quy của TCYTTG.

2.2.4. Chẩn đoán huyết thanh:
• Lấy huyết thanh lúc bệnh nhân nhập viện tuần đầu, ở những bệnh
nhân sốt từ ngày thứ 5 trở đi (Lấy máu tĩnh mạch về ly tâm, chắt
huyết thanh).
• Các kỹ thuật xét nghiệm:
- ELISA: Phát hiện kháng thể
- Phương pháp sắc ký miễn dịch: phát hiện nhanh IgM và IgG
kháng virus Dengue
2.2.5. Phân lập virus:
• Lấy máu bệnh nhân sốt từ ngày 1 – 4 của bệnh
• Phương pháp nuôi cấy tế bào Ae. albopictus dòng C6/36 theo thường
quy của Viện VSDT Trung ương, Hà Nội.
• Phát hiện virus Dengue bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang
trực tiếp với các IgG anti – Flavivirus và xác định type virus Dengue
bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFA) với các kháng
thể đơn dòng (Dengue 1, Dengue 2, Dengue 3, Dengue 4) tại labo
Arbovirus Viện VSDT Tây Nguyên.
16


Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa


2.3.

Xử lý thống kê số liệu:
Bằng phương pháp thống kê dịch tễ học thông thường.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
3.1.1. Số mắc và chết do SD/SXHD tại tỉnh Gia Lai năm 2010
Bảng 3.1. Số mắc và chết phân theo địa phương (Huyện, thành phố) tại
tỉnh Gia Lai năm 2010

TT
1
2
3
4
5
6
7

HUYỆN
Tp. Pleiku
Krông Pa
Mang Yang
Đức Cơ
Chư Prông
Chư Sê

Ia Grai

SỐ MẮC
2079
32
32
61
99
90
73
17

MẮC / 100.000
DÂN
970,7
42,6
56,7
120,0
97,8
85,5
80,9

SỐ CHẾT
1
0
0
1
0
0
0



Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa

8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

Chư Pah
Kong chro
AyunPa
Kbang
An Khê
Đăc Đoa
Đăk Pơ
Ia Pa
Phú Thiện
Chư Puh
Cộng

10
42
64

203
377
31
84
18
159
111
3565

15,1
96,7
173,3
319,8
543,8
30,7
207,8
35,4
215,5
274,6
274,78

0
0
0
0
0
0
0
0
0

0
2

Tỉnh Gia Lai năm 2010, 17/17 huyện/thị, thành phố có bệnh nhân. với
số mắc là 3565, mắc/100.000 dân là 274,78. Dịch tập trung chủ yếu ở thành
phố Pleiku: 2079 bệnh nhân, tỷ lệ mắc/100.000 dân: 970,7. Thị xã An Khê:
377 bệnh nhân, mắc/100.000 dân: 543,8. Huyện Kbang: 203 bệnh nhân,
mắc/100.000 dân: 319,8. Huyện Chư Pah có số mắc thấp nhất là 10 bệnh
nhân, mắc/100.00 dân: 15,1. Các huyện khác trong tỉnh có tỷ lệ
mắc/100.000 dân thay đổi từ 30,7 đến 274,6.
Tử vong 2 trường hợp, 1 bệnh nhân tại Tp. Pleiku, 1 bệnh nhân tại
Đức Cơ. Tỷ lệ chết/mắc 0,056%. Lý do tử vong do đến cơ sở y tế muộn.

18


Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa

3.1.2. Diễn biến dịch SD/SXHD theo tháng tại tỉnh Gia Lai năm 2010

Hình 1. Diễn biến dịch SD/SXHD theo tháng
Bệnh nhân được ghi nhận lẻ tẻ từ những tháng đầu năm, dịch xảy ra
từ tháng 5 đến tháng 11 (mùa mưa ở Tây Nguyên), đỉnh điểm của dịch vào
tháng 8, 9, tương ứng với các tháng có lượng mưa lớn và điều kiện thời tiết,
khí hậu thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển của vec tơ truyền bệnh.

19


Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa


3.1.3. Phân bố số bệnh nhân SD/SXHD theo tuổi và mức độ lâm sàng
Bảng 3.2. Phân bố SD/SXHD theo tuổi
Nhóm tuổi
≤ 15 tuổi
> 15 tuổi
Tổng

Số mắc
671
2894
3565

Tỷ lệ %
18,82
81,18
100

Hình 2. Số bệnh nhân SD/SXHD phân theo nhóm tuổi
Mọi lứa tuổi đều mắc SD/SXHD, tỷ lệ bệnh gặp nhiều nhất ở nhóm >
15 tuổi có 2894 bệnh nhân chiếm 81,18%, ≤ 15 tuổi có 671 bệnh nhân
chiếm 18,82%.

Bảng 3.3. Phân độ lâm sàng

20


Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa


Phân độ lâm sàng
SD
SXHD I, II
SXHD III, IV
Tổng

Số mắc
2426
1127
12
3565

Tỷ lệ %
68,05
31,61
0,34
100

Hình 3. Phân độ lâm sàng
Theo số liệu báo cáo thống kê qua hệ thống giám sát của TTYTDP
tỉnh Gia Lai cho thấy trong 3565 trường hợp mắc có 2426 ca SD (68,05%),
1127 ca SXHD độ I, II (31,61%) và 12 ca mắc SXHD độ III, IV (0,34%).

3.1.4. Kết quả chẩn đoán huyết thanh học và phân lập virus
3.1.4.1. Chẩn đoán huyết thanh
Bảng 3.4. Kết quả xét nghiệm huyết thanh
Thời gian

Kỹ thuật


Số dương

Số huyết thanh

tính

Xét nghiệm

21

Tỷ lệ %


Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa

Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
ELISA
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Tổng cộng


0
0
1
15
6
28
27
30
21
22
12
7
169

0
0
2
43
11
36
62
41
28
97
23
16
359

47,07


Tỷ lệ huyết thanh dương tính (+) là 47,07%
Số mẫu huyết thanh thu thập tập trung từ tháng 6 đến tháng 10 tương
ứng đỉnh điểm của dịch, nhiều bệnh nhân.

3.1.4.2. Phân lập tìm type virus lưu hành
Bảng 3.5. Kết quả phân lập virus
Type Virus

Số mẫu phân

Số dương tính

Tỷ lệ %/Số (+)

4
12
12
13
41

9,7
29,3
29,3
31,7
100

lập
D1
D2
D3

D4

97
97

22


Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa

Trong năm 2010 tại tỉnh Gia Lai lưu hành cả 4 type virus D1, D2, D3
và D4. Type Virus chiếm ưu thế là D4 với 31,7%, tiếp theo là D2 và D3
58,6% và D1 là 9,7%.

3.1.5. Kết quả điều tra muỗi Ae. aegypti, vectơ truyền bệnh.
Bảng 3.6. Sự biến đổi các chỉ số Ae. aegypti theo tháng tại tỉnh Gia Lai
năm 2010

Tháng

1

2

3

4

5


6

7

8

0,18

0,30

0,28

9

10

11

12

Chỉ số
Mật độ
muỗi

0,12 0,16

0,1

0,16 0,22


0,42 0,58 0,30

Nhà có
muỗi

8

12

6

8

14

10

18

18

20

20

12

Nhà có
bọ gậy


6

6

6

4

6

8

16

14

16

14

12

Dụng

0,12
8
10

7,69 5,88 4,35 3,64 7,02 13,21 19,3 11,86 14,7 16,5 10,2 13,79


23


Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa

cụ có
BG
Breteau

10

8

6

4

8

16

22

28

32

34

20


8

Hình 4. Diễn biến các chỉ số Ae. aegypti theo tháng tại tỉnh Gia Lai năm
2010
Giám sát thường xuyên hàng tháng vectơ truyền bệnh tại các điểm
giám sát của tỉnh Gia Lai phát hiện thấy sự có mặt của Ae. aegypti. Một vài
địa phương có mặt của muỗi Ae. albopictus, tuy nhiên vai trò truyền bệnh
sốt xuất huyết của Ae. albopictus chưa được xác định tại khu vực Tây
Nguyên. Muỗi Ae. aegypti có mặt quanh năm, nhưng số lượng có xu hướng
tăng cao dần vào những tháng mùa mưa. Đây cũng là thời điểm bùng phát
dịch trên địa bàn.

24


Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa

Bảng 3.7. Kết quả điều tra ổ bọ gậy nguồn tại Phường Yên Đỗ – Pleiku –
Gia Lai
- Thời gian điều tra: từ ngày 04 đến ngày 05 tháng 6 năm 2010
- Số hộ gia đình điều tra: 100.
- Số hộ gia đình có bọ gậy: 22
Dụng cụ chứa nước
TT
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10

Loại DCCN

Bể >500 lít
Bể <500 lít
Chum vại
Giếng
Phuy
Bể cầu
Xô, thùng
Bẫy kiến
Phế thải
Lọ Hoa

Cộng

Số
lượng

50
28
12
59
48
39

209
8
24
88
565

* C/S Breteau:
* C/S nhà có BG(%):
* Mật độ bọ gậy :

Bọ gậy Ae. aegypti
Tỷ lệ
%

8,84
4,95
2,12
10,44
8,94
6,90
36,99
1,41
4,24
15,57
100

Số
DCCN (+)

Số lượng

bọ gậy

Tỷ lệ
tập
trung(%)

2
1
1
0
7
1
8
0
6
5
31

2000
1000
200
0
980
70
1560
0
210
105
6125


32,65
16,32
3,27
0
16,00
1,14
25,47
0
3,43
1,71
100

GHI
CHÚ

31
22
61,25

Chỉ số Breteau khá cao (BI=31) và CS nhà có BG rât cao (HI=22%).
DCCN là bể xây >500 lít tỷ lệ BG tập trung rất cao (32,65%) tiếp theo là
các DCCN là xô, thùng có tỷ lệ BG tập trung là 25,47% và CS mật độ BG
rất cao = 61,25 con/nhà. Theo hướng dẫn giám phòng chống SXH của Cục
YTDP và của WHO khi điều tra BG ở một nơi nào đó có HI ≥ 5 và hoặc
BI≥ 20 thì có nguy cơ xảy ra dịch SXH ở nơi đó.
25


×