Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

thực trạng nhiễm hiv ở phạm nhân trong trại giam và trại tạm giam tỉnh đắk lắk năm 2006 – 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA Y - DƯỢC

TRẦN MINH HIẾU

THỰC TRẠNG NHIỄM HIV Ở PHẠM NHÂN TRONG TRẠI GIAM
VÀ TRẠI TẠM GIAM TỈNH ĐẮK LẮK
NĂM 2006 – 2010

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA

KHÓA 2005 - 2011
1


NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

AIDS

:

Acquered Immuno Deficience Syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)

BCS

:



Bao cao su

BKT

:

Bơm kim tiêm

CDC

:

Centers for Disease Control and Prevention
(Trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ)

PNMD

:

Phụ nữ mại dâm

HIV

:

Human Immunodeficiency Virus
(Virus gây suy giảm miễn dịch ở người)

HS - SV


:

Học sinh - sinh viên

NCMT

:

Nghiện chích ma túy

QHTD

:

Quan hệ tình dục

THPT

:

Trung học phổ thông

THCS

:

Trung học cơ sở

TCMT


:

Tiêm chích ma túy

UNAIDS

:

Chương trình phối hợp Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS

KTNVQS

:

Khám tuyển nghĩa vụ quân sự

2


MỤC LỤC

Nội dung

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................3
1.1. Sơ lược lịch sử phát hiện HIV/AIDS..................................................3
1.2. Qúa trình lây nhiễm HIV/AIDS và phát triển ...................................4

1.3. Tình hình nhiễm HIV/AIDS...............................................................6
1.3.1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới........................................6
1.3.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam.........................................10
1.3.3. Tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Tây Nguyên....................................13
1.4. Một số đặc điểm phạm nhân nhiễm HIV............................................14
1.5. Vài nét về địa điểm nghiên cứu..........................................................16
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........17
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................17
2.2. Thời gian nghiên cứu..........................................................................17
2.3 Thiết kế nghiên cứu.............................................................................17
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu..................................................................17
2.5. Các biến số chính................................................................................17
2.5.1. Xác định tỷ lệ nhiễm HIV ở phạm nhân..........................................17
3


2.5.2. Mô tả một số đặc điểm phạm nhân nhiễm HIV...............................18
2.6. Phương tiện và kỹ thuật trong phòng xét nghiệm...............................19
2.7. Xử lý số liệu.......................................................................................20
2.8. Y đức...................................................................................................20
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................21
3.1. Tỷ lệ nhiễm HIV ở phạm nhân trong trại giam và trại tạm giam
tỉnh Đắk Lắk.............................................................................................21

3.2. Một số đặc điểm ở phạm nhân nhiễm HIV trong trại giam và trại
tạm giam tỉnh Đắk Lắk..............................................................................26
Chương 4. BÀN LUẬN...........................................................................33
4.1. Tỷ lệ nhiễm HIV ở phạm nhân trong trại giam và trại tạm giam tỉnh
Đắk Lắk.....................................................................................................33
4.1.1. Tỷ lệ nhiễm HIV qua các năm 2006 – 2010....................................33

4.1.2. Tỷ lệ nhiễm HIV theo nhóm hành vi nguy cơ ................................33
4.1.3. Tỷ lệ nhiễm HIV theo nhóm tuổi.....................................................34
4.1.4. Tỷ lệ nhiễm HIV theo giới tính.......................................................35
4.1.5. Tỷ lệ nhiễm HIV theo dân tộc.........................................................35
4.1.6. Tỷ lệ nhiễm HIV theo tình trạng việc làm.......................................36
4.1.7. Tỷ lệ nhiễm HIV theo trình độ học vấn...........................................36
4.1.8. Tỷ lệ nhiễm HIV theo tình trạng hôn nhân......................................37
4.1.9. Tỷ lệ nhiễm HIV theo nơi cư trú.....................................................37
4


4.2. Một số đặc điểm phạm nhân nhiễm HIV tại trại giam và trại
tạm giam tỉnh Đắk Lắk..............................................................................38
4.2.1. Đặc điểm về tuổi với nhiễm HIV....................................................38
4.2.2. Đặc điểm về giới tính với nhiễm HIV.............................................39
4.2.3. Đặc điểm về dân tộc với nhiễm HIV...............................................40
4.2.4. Đặc điểm về nghề nghiệp với nhiễm HIV.......................................40
4.2.5. Đặc điểm về trình độ học vấn với nhiễm HIV.................................40
4.2.6. Đặc điểm về tình trạng hôn nhân với nhiễm HIV...........................41
4.2.7. Đặc điểm về nơi cư trú với nhiễm HIV...........................................42
KẾT LUẬN...............................................................................................43
KIẾN NGHỊ.............................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................46

5


DANH MỤC CÁC BẢNG

Nội dung


Trang

Bảng 1.1. Tần suất và tỷ lệ lây nhiễm HIV qua các phương thức...5
Bảng 1.2. Số lũy tích HIV/AIDS.....................................................13
Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm HIV từ năm 2006 – 2010............................21
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm HIV phân theo nhóm hành vi nguy cơ........22
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm HIV phân theo nhóm nhóm tuổi.................23
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm HIV phân theo giới tính .............................24
Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm HIV phân theo dân tộc................................24
Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm HIV phân theo tình trạng việc làm.............24
Bảng 3.7. Tỷ lệ nhiễm HIV phân theo trình độ học vấn.................25
Bảng 3.8. Tỷ lệ nhiễm HIV phân theo tình trạng hôn nhân............25
Bảng 3.9. Tỷ lệ nhiễm HIV phân theo nơi cư trú............................25
Bảng 3.10. Đặc điểm về nhóm tuổi nhiễm HIV.............................26
Bảng 3.11. Đặc điểm về giới tính với nhiễm HIV.........................27
Bảng 3.12. Đặc điểm về dân tộc với nhiễm HIV..........................28
Bảng 3.13. Đặc điểm về nghề nghiệp với nhiễm HIV..................29
Bảng 3.14. Đặc điểm về trình độ học vấn với nhiễm HIV............30
Bảng 3.15. Đặc điểm về tình trạng hôn nhân với nhiễm HIV.......31
Bảng 3.16. Đặc điểm về nơi cư trú với nhiễm HIV.....................32
6


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Nội dung

Trang


Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhiễm HIV phân theo năm.................................21
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhiễm HIV phân theo nhóm hành vi nguy cơ....22
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nhiễm HIV phân theo nhóm tuổi.......................23
Biểu đồ 3.4. Phân bố nhiễm HIV theo nhóm tuổi.........................26
Biểu đồ 3.5. Phân bố nhiễm HIV theo giới tính..............................27
Biểu đồ 3.6. Phân bố nhiễm HIV theo dân tộc................................28
Biểu đồ 3.7. Phân bố nhiễm HIV theo nghề nghiệp........................29
Biểu đồ 3.8. Phân bố nhiễm HIV theo trình độ học vấn.................30
Biểu đồ 3.9. Phân bố nhiễm HIV theo tình trạng hôn nhân............31
Biểu đồ 3.10. Phân bố nhiễm HIV theo nơi cư trú..........................32

7


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới dịch HIV/AIDS đang ngày càng phát triển và lan rộng,
đặc biệt ở các nước đang phát triển. HIV/AIDS không chỉ ảnh hưởng tới
sức khoẻ con người mà còn ảnh hưởng tới an ninh, sự phát triển và nòi
giống của loài người. Tính đến cuối năm 2009, số người nhiễm HIV/AIDS
đang sống trên thế giới đạt con số 33,3 triệu người. Trong đó 30,8 triệu là
người lớn (từ 15 - 49 tuổi) và 2,5 triệu là trẻ em dưới 15 tuổi. Tính từ đầu
vụ dịch (từ năm 1981) đến nay đã có trên 60 triệu người trên hành tinh bị
nhiễm HIV. Trong đó có khoảng hơn 25 triệu người đã chết do các bệnh có
liên quan đến AIDS [4], [30].
Tại Việt Nam tính đến ngày 31/12/2010, đã có 183.938 người nhiễm
HIV/AIDS đang còn sống được báo cáo, trong đó có 44022 bệnh nhân
AIDS còn sống và tổng số người nhiễm HIV/AIDS đã tử vong là 49.477
người. Có 100% các tỉnh / thành phố có người nhiễm HIV/AIDS, 74% số
xã/phường và 97,8% số quận / huyện trong toàn quốc đã có báo cáo về
người nhiễm HIV/AIDS. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương có số

người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo cao nhất, chiếm khoảng 23% số
người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo của cả nước. Tính riêng trong 9
tháng đầu năm 2010, toàn quốc đã phát hiện được 9.128 người nhiễm HIV,
3.841 bệnh nhân AIDS và 1.498 người tử vong do AIDS. Trong số người
mới được phát hiện nhiễm HIV trong 9 tháng qua, TP Hồ Chí Minh chiếm
nhiều nhất (1.345 người), tiếp đến là Hà Nội (764), Điện Biên (743), Thái
Nguyên (466), Thanh Hóa (454) [4], [8].
Khu vực 4 tỉnh Tây Nguyên tính đến ngày 31/12/2010, lũy tích số
người nhiễm HIV được phát hiện là 2.764 trường hợp; bệnh nhân AIDS là
1.065 trường hợp và tử vong do AIDS là 661 trường hợp [28].
Trong bối cảnh, dịch HIV ở nước ta tiếp tục gia tăng nhanh chóng nói
chung thì số trường hợp nhiễm HIV trong các trại giam nói riêng cũng ngày
càng tăng, phạm nhân là đối tượng có tỷ lệ nhiễm HIV cao, đặc biệt là đối
8


tượng tiêm chích ma tuý. Ở nước ta, số phạm nhân nhiễm HIV chiếm tỷ lệ
hơn 1/10 tổng số nhiễm HIV trong cả nước. Tại một số tỉnh, thành phố
trọng điểm tỷ lệ này lên đến 1/3 hoặc hơn [21].
Để tiếp tục có đầy đủ các thông tin về tình hình nhiễm HIV/AIDS của
các đối tượng phạm nhân trong trại giam, trại tạm giam chúng tôi tiến hành
nghiên cứu “Thực trạng nhiễm HIV ở phạm nhân trong trại giam và trại
tạm giam tỉnh Đắk Lắk, năm 2006 - 2010” với 2 mục tiêu:
- Xác định tỷ lệ nhiễm HIV ở phạm nhân trong trại giam và trại tạm
giam.
- Mô tả một số đặc điểm phạm nhân nhiễm HIV trong trại giam và trại
tạm giam.

9



Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lược lịch sử phát hiện HIV/AIDS
HIV là virus gây suy giảm miễn dịch ở người.
Tháng 6/1981, Trung tâm phòng chống bệnh ở Atlanta (CDC) xác định
các trường hợp bệnh nhân mắc hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
trên cơ sở phát hiện của Michael Gottlieb về 5 thanh niên đồng tính luyến
ái nam bị nhiễm trùng Pneumocystis carinii ở Los Angeles (Mỹ) và
Friedman Alvin tìm thấy một bệnh nhân bị ung thư da Sarcoma Kaposi vốn
lành tính mà lại gây tử vong.
Từ năm 1982, nhiều nơi lần lượt công bố căn bệnh tương tự gặp trên
bệnh nhân ưa chảy máu, bệnh nhân phải truyền máu nhiều lần, những
người nghiện chích ma tuý, những người mẹ và đứa con do họ đẻ ra....
Điều này củng cố thêm giả thuyết cho rằng căn nguyên gây bệnh có thể là
một loại virus (giống virus viêm gan) lây truyền qua đường máu, đường
tình dục và mẹ truyền cho con.
Cũng trong năm 1982, dựa trên 100 ca AIDS đầu tiên được thông báo,
Trung tâm CDC đã đưa ra định nghĩa đầu tiên về các tiêu chuẩn lâm sàng
chẩn đoán một ca AIDS, khi chưa có phương pháp xét nghiệm tìm căn
nguyên.
Tháng 5/1983, Luc Montagnier và cộng sự ở Viện Pasteur Paris phân
lập được virus và đặt tên là LAV (Lymphoadenopathy Associated Virus)
virus gây viêm hạch bạch huyết.
Tháng 5/1984, Robert Gallo phân lập được virus có ái tính với lympho
T của người nên đặt tên là HTLV typ III (Human Lympho Trophic Virus).
Cùng năm 1984, Levy phân lập được 1 virus gọi là ARV (AIDS
related Virus), virus này có liên quan với AIDS.
Năm 1985, Barin phân lập được 1 virus HIV thứ hai gọi là HIV2.
Năm 1986, Hội nghị định danh quốc tế thống nhất gọi cả 3 loại virus

(ARV, HTLV và LAV) là HIV1.
10


Tuy nhiên, người ta đã tìm thấy kháng thể HIV1 trong huyết thanh
người bệnh ở Zaire cất giữ từ năm 1976 và theo nghiên cứu dịch tễ học,
HIV có thể xuất hiện ở Tây Phi từ thập kỷ 60-70, nhưng phải đến những
năm của thập kỷ 80 mới bùng nổ thành đại dịch [27], [31], [34].
1.2. Quá trình lây nhiễm HIV/AIDS và phát triển
Sự lan truyền rộng rãi của HIV bắt đầu vào cuối những năm 1970 và
đầu năm 1980 ở Châu Phi sau đó là Châu Mỹ, Châu Úc và Tây Âu. Tại khu
vực Nam và Đông Nam Á, Đông Á Thái Bình Dương dịch HIV/AIDS xuất
hiện muộn vào những năm cuối của thập kỷ 80. Vùng Đông Âu và Trung Á
phát hiện dịch vào những năm đầu thập kỷ 90. Lúc đầu, xảy ra chủ yếu ở
những người đàn ông có quan hệ tình dục cùng giới hoặc quan hệ tình dục
với cả hai giới và ở những người tiêm chích ma túy tại một vài vùng đô thị.
Ở một số miền thuộc vùng Caribê cũng như tại Đông và Trung Phi có sự
lan truyền trong số đàn ông và đàn bà có nhiều bạn tình. Ngày nay, virus
này đang lan truyền ở hầu khắp các nước trên thế giới [9], [11].
Đại dịch HIV/AIDS bao gồm nhiều vụ dịch xảy ra ở từng phần của
từng nước, từng lục địa và có phương thức lây truyền, biểu hiện lâm sàng
đặc trưng riêng phụ thuộc vào nguồn gốc virus, đối tượng nhiễm, điều kiện
kinh tế xã hội, tập quán của từng nước.
Bệnh nhân AIDS và người nhiễm HIV là nguồn truyền nhiễm duy nhất
của virus HIV. Nhờ các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và các điều tra
dịch tễ học cho thấy rằng chỉ có 3 phương thức làm lây truyền HIV:
- Lây truyền theo đường tình dục
- Lây truyền theo đường máu
- Lây truyền từ mẹ sang con
Sự lan truyền HIV qua đường tình dục chiếm khoảng 3/4 tổng số

trường hợp nhiễm HIV trên thế giới. Đa số những người này bị nhiễm do
quan hệ tình dục khác giới giữa nam và nữ. Tỷ lệ nhiễm HIV do quan hệ
tình dục khác giới tiếp tục tăng lên khắp mọi vùng trên thế giới và đặc biệt
ở những nước phát triển [11].
11


HIV cũng truyền qua đường máu, chẳng hạn khi truyền máu hoặc các
chế phẩm máu bị nhiễm. Ở nhiều nơi trên thế giới, người ta đang đạt được
những tiến bộ trong việc cung cấp máu an toàn hơn cho truyền máu, nhờ
việc chọn lọc thích đáng và duy trì những người cho máu ít có nguy cơ,
không nhận tiền trả công, tự nguyện và nhờ việc sàng lọc máu tìm kháng
thể HIV.
HIV cũng được truyền do việc dùng dụng cụ xuyên chích qua da
không tiệt trùng. Điều này xảy ra tại các cơ sở y tế, nơi mà sự lây truyền
được gọi là do bệnh viện và xảy ra chủ yếu giữa các bệnh nhân [9], [11].
Sự lây truyền qua máu chủ yếu xảy ra bên ngoài các cơ sở chăm sóc
sức khỏe, thường do những người tiêm chích ma túy dùng chung các dụng
cụ tiêm bị nhiễm. Đây là một vấn đề chính đối với các nước phát triển cũng
như các nước đang phát triển.
Sự truyền HIV từ mẹ sang con bao gồm sự lây truyền trong thời kỳ
mang thai, trong lúc đẻ và trong thời gian cho con bú. Nói chung, khoảng
1/3 số trẻ sinh ra từ những người mẹ bị nhiễm HIV sẽ bị nhiễm HIV từ mẹ
của chúng. Đa số các trường hợp lây truyền từ mẹ sang con xảy ra trong
thời kỳ mang thai và trong khi đẻ, còn lại là trong thời kỳ cho con bú.
Các nghiên cứu và kinh nghiệm cho thấy rằng HIV không lây truyền
do tiếp xúc hàng ngày, do ôm hoặc hôn, qua thực phẩm hoặc nước, hoặc do
muỗi và các côn trùng đốt [11].
Bảng 1.1. Tần suất và tỷ lệ lây nhiễm HIV qua các phương thức [11], [16]
Phương thức lây truyền

- Truyền máu
- Quan hệ tình dục
- Nghiện chích ma túy
- Từ mẹ sang con
- Tai biến trong chăm sóc

Tần suất lây cho

Tỷ lệ lây nhiễm

một lần tiếp xúc (%)
> 90
0,01 – 1
0,5 – 1
30
0,5

trên thế giới (%)
5
80 – 90
7
5
0,1

1.3. Tình hình nhiễm HIV/AIDS
1.3.1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới
12


Tại nhiều nước đang phát triển phần lớn những trường hợp nhiễm mới

là thanh niên. Khoảng 1/3 trong tổng số những người hiện đang bị nhiễm
HIV/AIDS ở độ tuổi 15 - 24. Phần lớn trong số họ không biết mình đang
mang virus HIV. Hàng triệu người hầu như không biết hoặc biết rất ít về
HIV/AIDS để tự bảo vệ mình chống lại căn bệnh này [9].
Theo thông báo của UNAIDS và WHO cho biết số người nhiễm
HIV/AIDS đang sống trên thế giới đến cuối năm 2009 là 33,3 triệu người,
trong đó 30,8 triệu là người lớn (từ 15-49 tuổi) và 2,5 triệu là trẻ em dưới
15 tuổi. Trong 30,8 triệu người lớn nhiễm HIV/AIDS còn sống nói trên có
15,9 triệu (hơn 51%) lá phụ nữ (con số này năm 2008 là 50%). [8] Trong
năm 2009 ước tính trên toàn cầu có 2,6 triệu người mới nhiễm HIV, trong
đó khu vực Cận Shahara của châu Phi 1,8 triệu người, đây là nơi chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất. Khu vực có ít người nhiễm HIV trong năm này là
châu Đại Dương với con số 4.500 người. Tỷ lệ nhiễm HIV trên thế giới ở
người lớn cao nhất là vùng Cận Sahara với 8,4% người lớn bị nhiễm
HIV/AIDS, tiếp theo là đến khu vực Caribê, Đông nam châu Á, khu vực
Bắc Mỹ. Hình thái lây nhiễm chủ yếu ở các khu vực là qua QHTD khác
giới, TCMT và có một vài khu vực đồng tính nam giới là hình thức lây
truyền chính [8].
Ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, dịch HIV/AIDS lan sang Châu
Á khá muộn. Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên tại khu vực này được phát
hiện tại Thái Lan vào năm 1985. Đến cuối những năm 90 Campuchia, Miến
Điện và Thái Lan đều công bố bệnh dịch đáng lo ngại trên đất nước. Dịch
tễ học lây nhiễm HIV ở khu vực này có nhiều hình thái khác biệt. Tại Thái
Lan và Campuchia hình thái lây nhiễm HIV chủ yếu qua quan hệ tình dục
khác giới nhưng một số nước khác như Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia
hình thái lây nhiễm vẫn chủ yếu qua tiêm chích ma tuý [5], [9], [11].
Dịch HIV/AIDS ở các nước trong khu vực Châu Á và Châu Đại
Dương đang gia tăng, đặc biệt là Trung Quốc, Papua New Guinea và Việt
nam. Ngoài ra cũng có nhiều dấu hiệu cho thấy ở các nước khác như
13



Pakistan và Indonesia dịch cũng có thể gần đến mức nghiêm trọng. Tại
Thái Lan theo ước tính có khoảng trên 700.000 trường hợp nhiễm. Thái
Lan là nước triển khai chương trình bao cao su rất sớm, tỷ lệ nhiễm HIV ở
Thái Lan không gia tăng như các năm trước đây và có xu hướng giảm
xuống ở một số nhóm đối tượng [27]. Việc dùng chung dụng cụ tiêm chích
ma tuý là một trong những hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV nổi trội ở
một số nước. Đó là những thách thức cho công tác phòng chống HIV/AIDS
ở tất cả các nước trong khu vực nói riêng và trên toàn cầu nói chung.
Tại Mỹ (năm 1993), Trung tâm giám sát và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ
(CDC) phỏng vấn 116 người nghiện chích ma tuý nhiễm HIV nhằm đánh
giá mối liên quan giữa tình dục không được bảo vệ và một số đặc tính về
tuổi, đạo đức, nhận thức về tình trạng sức khoẻ, cách sử dụng ma tuý, kiểu
quan hệ tình dục,... cho kết quả: tuổi trung bình là 36 (thay đổi từ 22-54),
86% đã đến những dịch vụ liên quan đến HIV trên 2 lần, 72% có sử dụng
ma tuý cực mạnh, 30% có quan hệ tình dục > 12 lần trong vòng 30 ngày,
34% có từ hai bạn tình trở lên, 23% có quan hệ tình dục đường âm đạo
hoặc hậu môn mà không dùng bao cao su, 32% giấu tình trạng nhiễm HIV
của mình với bạn tình, 63% hoặc là không cảnh giác về tình trạng nhiễm
HIV của bạn tình hoặc tin rằng bạn tình không bị nhiễm HIV [27], [31].
Tại Nepal (năm 1996), nghiên cứu kiến thức và hành vi về HIV/AIDS
trong 883 sinh viên ở các Trường đại học quốc gia ở thành phố Pokhara cho
thấy hầu hết sinh viên đều có kiến thức cơ bản về AIDS. Phần lớn cho rằng
HIV lây qua đường tình dục, các sinh viên nam có tư tưởng rất thoáng
trong quan hệ tình dục nhưng lại cẩn thận hơn trong hành vi của mình. Có
1/4 số sinh viên (2,5% là nữ) cho biết họ đã có quan hệ tình dục trước hôn
nhân và hơn 50% trong số họ có hơn 2 bạn tình [22].
Tại Ấn Độ (năm 1998), một nghiên cứu KAP về AIDS trong học sinh
của 4 trường Trung học ở vùng nông thôn Delhi có 83,0% học sinh đã được

nghe nói về AIDS nhưng đa số đều chưa hiểu rõ các phương pháp phòng
chống AIDS, chỉ có 27,1% học sinh nữ biết sử dụng bao cao su đúng cách,
14


một nửa trong số họ cho rằng có thể chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn
nhân [9].
Năm 2000, theo kết quả công bố ngày 17/10 của cuộc điều tra toàn cầu
hàng năm về vấn đề tình dục do hãng Durex (nhà sản xuất bao cao su hàng
đầu thế giới) tiến hành thì người Mỹ hiện đang dẫn đầu thế giới về mức độ
thường xuyên quan hệ tình dục cũng như độ tuổi bắt đầu quan hệ. Qua điều
tra 18.000 người tuổi từ 16 – 55 tuổi (trên 27 quốc gia, đại diện cho từng
khu vực và toàn thế giới) cho kết quả về thái độ, hành vi đối với vấn đề tình
dục ở những nhóm tuổi khác nhau: [9], [26]
+ 1/4 số người cho rằng họ đã tìm hiểu vấn đề tình dục qua bạn bè và
những người đồng đẳng, 12% thừa nhận được mẹ giáo dục, 15% thì học
được ở trường.
+ Nhóm người 25 - 34 tuổi là nhóm tích cực quan hệ tình dục nhất.
Nhóm tuổi 16 - 20 tuổi bắt đầu quan hệ tình dục từ năm 16 tuổi, khi đó
nhóm 25 - 34 tuổi là 18 tuổi.
+ 92% người từ 16 - 20 tuổi chủ động thực hành các biện pháp an toàn
tình dục, nhưng những người trên 45 tuổi thực hành kém nhất.
+ 50% dân số đã thay đổi lối sống của họ về phương diện tình dục và
họ đã chấp nhận những hành vi dự phòng. Có 74% dân số Mỹ quyết định
chỉ có một bạn tình, có 51% lựa chọn dùng bao cao su làm biện pháp dự
phòng hàng đầu.
Tại Quảng Đông - Trung Quốc (năm 2002), một nghiên cứu ở 147
người dân ở khu buôn bán kinh doanh trên đường phố nhân ngày AIDS thế
giới 1/12/2002 cho thấy: 62,8% hiểu biết về HIV/AIDS, 76,2% biết về các
đường lây truyền và 47% hiểu biết về các biện pháp phòng chống nhiễm

HIV/AIDS [26], [27], [34].
Ở Kampala – Uganda (tháng 4 / 2003), điều tra 1.491 đối tượng cho
kết quả: 99,8% đã được nghe nói về HIV/AIDS, hiểu về các đường lây
truyền HIV: 97% cho rằng qua quan hệ tình dục; 77% qua dụng cụ không
khử trùng; 42% do truyền máu; 16% do mẹ truyền cho con.
15


+ Về cách phòng chống: 59% cho rằng phải chung thủy một bạn tình,
79% dùng bao cao su khi quan hệ tình dục. Phòng chống nhiễm từ mẹ sang
con: 62% không nuôi con bằng sữa mẹ, 27% nên mổ lấy thai.
+ Về quan hệ tình dục: 92% có tuổi quan hệ tình dục trung bình là
17,2 tuổi, 13% có quan hệ tình dục với bạn tình không thường xuyên và 2%
có quan hệ tình dục với gái mại dâm (trong 12 tháng). 68% dùng bao cao
su với bạn tình bất chợt và 45% dung BCS với phụ nữ mại dâm (trong 3
tháng) [27].
Năm 2003: Một kết quả nghiên cứu tại 3 thành phố lớn ở Indonesia là
Jakarta, Surabay và Bangdung về hành vi tình dục trong nhóm tiêm chích
ma tuý, với tổng số 65 người đàn ông tiêm chích ma tuý cho thấy:
+ 97,7% biết rằng tiêm chích chung bơm kim tiêm và sử dụng chung
dụng cụ tiêm chích có thể bị lây nhiễm HIV, 85% từng dùng lại bơm kim
tiêm của người khác trong tuần, 7% họ đã lấy thuốc pha sẵn từ một bơm
kim tiêm chung, chỉ có 7,1% chưa hề dùng chung bơm kim tiêm.
+ Hơn 2/3 số họ có quan hệ tình dục trong 12 tháng, trong đó 70% có
quan hệ tình dục với nhiều bạn tình. Tỷ lệ dùng bao cao su thường xuyên
với bạn tình ở mức dưới 10%. Có 40% đã từng mua dâm trong năm, trong
đó 88% rất ít khi dùng hoặc chưa hề dùng bao cao su với phụ nữ mại dâm.
Như vậy, hành vi tình dục của họ là rất đáng lo ngại. Nó chính là nguy
cơ tiềm tàng làm lây truyền HIV từ nhóm tiêm chích ma túy sang nhóm
không tiêm chích và cộng đồng [26], [28].


1.3.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam
Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam được phát hiện vào tháng
12 năm 1990. Tính đến ngày 31/12/2010, cả nước đã có 183.938 người
nhiễm HIV/AIDS đang còn sống được báo cáo (trong đó có 44.022 bệnh
16


nhân AIDS còn sống và tổng số người nhiễm HIV/AIDS đã tử vong là
49.477 người). Cho đến nay, 100% các tỉnh / thành phố có người nhiễm
HIV/AIDS, 74% số xã / phường và 97,8% số quận / huyện trong toàn quốc
đã có báo cáo về người nhiễm HIV/AIDS. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là
địa phương có số người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo cao nhất (chiếm
khoảng 23% số người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo của cả nước). Tính
riêng trong 9 tháng đầu năm 2010, toàn quốc đã phát hiện được 9.128
người nhiễm HIV, 3.841 bệnh nhân AIDS và 1.498 người tử vong do AIDS.
Trong số người mới được phát hiện nhiễm HIV trong 9 tháng qua, TP Hồ
Chí Minh chiếm nhiều nhất (1.345 người), tiếp đến là Hà Nội (764), Điện
Biên (743), Thái Nguyên (466), Thanh Hóa (454),... [4], [28], [31].
Năm 1999, Nguyễn Anh Tuấn và cộng sự nghiên cứu trên 520 người
nghiện chích ma túy ở tỉnh Thanh Hoá cho kết quả: tuổi trung bình là 25
chiếm tỷ lệ 61%, có 68% đã từng dùng chung bơm kim tiêm, tỷ lệ hiện
nhiễm HIV là 74%, những yếu tố liên quan đến nhiễm HIV là dùng chung
bơm kim tiêm và tiêm nhiều hơn 31 lần trong một tháng, quan hệ tình dục
trong 6 tháng qua của những đối tượng chưa lập gia đình là 44% và đã có
gia đình là 24% [26].
Năm 2000, Nguyễn Trần Hiển và cộng sự nghiên cứu các yếu tố liên
quan đến nhiễm HIV ở những người nghiện chích ma túy trong tỉnh Quảng
Ninh cho kết quả: tuổi trên 30, mức học vấn thấp, ly thân hoặc ly dị, thất
nghiệp, tiêm chích đã 5 - 10 năm, tần suất tiêm chích trên 14 lần / tuần,

dùng chung bơm kim tiêm, tiêm trên đường phố, tụ điểm, đã từng ở Trung
tâm cai nghiện và đã từng QHTD [13].
Thời gian từ 1997 - 2001, Lê Ngọc Yến, Chung Á, Nguyễn Năng An,
Nguyễn Chí Phi nghiên cứu tại 8 tỉnh thành ở phía Bắc, Trung và Nam cho
kết quả: có 606 người nghiện chích ma túy nhiễm HIV/AIDS và 371 người
nghiện chích ma túy/ HIV (-) âm tính và cho rằng có 20 yếu tố nguy cơ
khiến người nghiện chích ma túy dễ lây nhiễm HIV trong đó có 3 yếu tố
chính là: dùng chung bơm kim tiêm, không tiệt trùng bơm kim tiêm thường
17


xuyên và quan hệ tình dục với PNMD. Xu hướng trẻ hoá trong nhóm
nghiện chích ma túy liên quan đến tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. Hầu hết họ
ở độ tuổi lao động, học vấn thấp, không nghề nghiệp, đa số là nam giới,
nghiện chích ma túy do đua đòi, một số nữ nghiện chích ma túy có hoạt
động mại dâm [20], [22].
Năm 2002, Tiểu ban giám sát HIV/AIDS Viện Vệ sinh dịch tễ Trung
Ương và Ban AIDS Bộ Y tế điều tra “Cộng đồng hành động phòng chống
HIV/AIDS” tại 5 tỉnh: Lai Châu, Quảng Trị, Đồng Tháp, An Giang, Kiên
Giang trên 976 PNMD đứng đường và 1.367 PNMD nhà hàng, 1.361 người
nghiện chích ma tuý, 2.382 thanh niên 15 - 24 tuổi và 2.413 nhóm quần thể
di động, 364 nhân viên Y tế, 321 cán bộ Y tế điều trị bệnh lây truyền qua
đường tình dục, 331 người nhiễm HIV, 319 người nhà chăm sóc người
nhiễm HIV và 504 phụ nữ đã đẻ trong 3 tháng kết quả cho thấy: tỷ lệ người
nghiện chích ma túy dùng lại bơm kim tiêm trong 1 tháng từ 5 - 29%,
khoảng 90% bơm kim tiêm này là của bạn chích, họ có quan hệ tình dục
với PNMD từ 15 - 50% và không thường xuyên sử dụng bao cao su. Tỷ lệ
dùng bao cao su của PNMD đường phố với khách làng chơi từ 20 - 45%,
với khách quen từ 17 - 32%. Các nhóm quần thể di động đều có quan hệ
tình dục với PNMD trong năm vừa qua nhưng tỷ lệ dùng bao cao su rất

thấp. Đối với nhóm thanh niên có 6-31% đã quan hệ tình dục trước hôn
nhân, có khoảng 5% có quan hệ tình dục với PNMD nhưng chỉ có 6,8 18,9% dùng bao cao su. Các tỉnh Lai Châu, Kiên Giang và Đồng Tháp
những người nhiễm HIV vẫn tiếp tục tiêm chích ma túy và dùng chung
bơm kim tiêm với tỷ lệ lần lượt là 55%, 66% và 61% và khoảng 80 - 90%
có quan hệ tình dục với PNMD nhưng tỷ lệ dùng bao cao su rất thấp 2040%. Đây là nguy cơ lây truyền HIV ra cộng đồng [24].
Năm 2002, Võ Đặng Huỳnh Anh và cộng sự nghiên cứu trên nhóm
người nghiện chích ma túy đang được quản lý tại thành phố Huế cho kết
luận sau: tỷ lệ hiện nhiễm HIV là 41,3%; tỷ lệ hiểu biết đúng 3 đường lây
truyền HIV là 71,7%; 54,4% nhận thức được hành vi chích ma tuý có nguy
18


cơ nhiễm HIV; 41,5% chưa bao giờ dùng bao cao su trong quan hệ tình
dục, tuổi < 30 là 66,7%; nhóm tuổi từ 30 tuổi trở lên là 29,0%; học vấn
dưới phổ thông trung học là 64,0%; tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm nghiện chích
ma túy không nhận thức được hành vi tiêm chích ma túy của mình có nguy
cơ nhiễm HIV là 70,0% (cao hơn nhóm nghiện chích ma túy có nhận thức
được nguy cơ là 19,2%); nhiễm HIV ở nhóm nghiện chích ma túy có thời
gian chích ma tuý < 10 năm là 64,7% (cao hơn nhóm chích ma tuý 10 năm
trở lên là 27,6%); nhiễm HIV ở nhóm có dùng chung bơm kim tiêm là
70% (cao hơn so với nhóm không dùng chung bơm kim tiêm là 19,2%) [1].
Năm 2002, Nguyễn Trần Hiển và cộng sự lượng giá nguy cơ nhiễm
HIV/AIDS trên 1.622 người tiêm chích ma tuý tại 7 tỉnh: Thanh Hoá,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Phước, Bình Dương, Long An và Sóc Trăng, cho
kết quả: lây truyền HIV xảy ra chủ yếu ở những người nghiện chích ma
túy; tỷ lệ nhiễm HIV dao động từ 18,8 - 40,6%; tỷ lệ dùng lại bơm kim
tiêm trong 1 tháng khá cao chiếm 18,7 - 37,6%; nguy cơ lây truyền HIV từ
nhóm nghiện chích ma túy sang nhóm PNMD và bạn tình của họ tương đối
cao do việc sử dụng bao cao su chưa thường xuyên. Tại một số tỉnh có gần
2/3 số người nghiện chích ma túy hiểu sai về cách phòng tránh HIV, số

người đã từng được xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV thấp (chiếm tỷ lệ <
30% ) [18].
Năm 2003, Nguyễn Văn Hải và cộng sự nghiên cứu trên những người
sử dụng ma tuý tại tỉnh Khánh Hoà cho kết quả: tỷ lệ hiện nhiễm HIV là
43,5% (nam giới nhiễm HIV cao gấp 8,6 lần nữ giới), 83,3% chưa qua lớp
9, có đến 30,3% nhiễm HIV đang sống với bố mẹ, thất nghiệp hoặc nghề
nghiệp không ổn định chiếm tỷ lệ 83,9%, có 62% sử dụng ma tuý là do bạn
bè rủ rê và > 36,3% là do ham vui tò mò thử cho biết, 80% qua giai đoạn
hút hít, 72,7% hút không đủ phê là nguyên nhân chuyển từ hút sang chích,
72,7% đối tượng tiêm chích ở cộng đồng thường từ 2 - 3 lần trong ngày và
68% tiêm chích từ 6 - 7 ngày trong tuần [11].

19


Năm 2004, Lưu Thị Minh Châu nghiên cứu trên 512 người nghiện
chích ma túy tại Hà Nội cho thấy: đa phần người nghiện chích ma túy tuổi
từ 25 - 34, học vấn trung bình thấp, sống một mình và làm nghề tự do, tỷ lệ
thất nghiệp cao 34 - 39%, đối tượng nghiện chích ma túy từ 2 - 5 năm là
48%, tần suất nghiện chích ma túy cao thường là vài lần trong 1 ngày
(62%), mặc dù ít dùng chung bơm kim tiêm nhưng tỷ lệ pha chung dung
dịch ma tuý lại khá cao 45%. Đa số tiêm chích tại nhà (96%) nhưng có một
nửa thường tiêm chích tại cộng đồng, nhu cầu tình dục thấp (40%), tuy
nhiên tỷ lệ luôn luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục lại rất thấp
7,4% do đó tỷ lệ hiện nhiễm cao 63%, tỷ lệ đã từng đi xét nghiệm HIV thấp
(13%), đa phần không biết mình đã nhiễm HIV là 98,5% [5].
1.3.3. Tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Tây nguyên
Tại Tây Nguyên, kể từ trường hợp phát hiện ca nhiễm HIV đầu tiên
vào năm 1993 cho đến 31/12/2010 có 2.764 người nhiễm HIV, 1.065
người chuyển sang giai đoạn AIDS và 661 người tử vong vì AIDS. 100%

số huyện / TP/ TX ghi nhận có người nhiễm HIV và 54,18 % Xã / Phường /
TT có người nhiễm.
Bảng 1.2. Số luỹ tích HIV/AIDS
Địa

Luỹ tích

Lũy tích

phương

HIV

AIDS

ĐắkLắk
ĐắkNông
Gia Lai
Kon Tum
Tổng cộng

1.535
428
567
234
2.764

631
137
191

106
1.065

TT
1
2
3
4

Lũy tích tử
vong do
AIDS
352
92
123
94
661

Tỷ lệ /100.000
dân
88,8
87,5
44,5
54,4
70,5

Tính đến nay, số người nhiễm HIV/AIDS được phát hiện nhiều hơn ở
2 tỉnh ĐắkLắk và Gia Lai, tuy nhiên tính số mắc trên 100.000 dân số thì
Gia Lai lại là tỉnh có tỷ lệ nhiễm thấp nhất [29].
Từ 1999 - 2000, Hoàng Anh Vường và cộng sự điều tra trên nhóm đối

tượng nghiện chích ma túy tại tỉnh ĐăkLăk cho thấy: tỷ lệ nhiễm HIV
20


chiếm 55,3%, gặp ở nhóm tuổi 20 - 29 là 45,2%, nam giới 87,5%. Hành vi
nghiện chích ma túy là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiễm HIV, có 66,4%
do dùng chung bơm kim tiêm, tiêm chích tại tụ điểm và trên đường phố có
tỷ lệ nhiễm cao 89,6 - 91,3%, thời gian chích < 5 năm nhiễm cao nhất
(64,4%). Trong quan hệ tình dục bừa bãi và không an toàn: có 74,7% quan
hệ tình dục trước hôn nhân, 75,6% không sử dụng bao cao su, quan hệ tình
dục với gái mại dâm có tỷ lệ nhiễm HIV là 15,6%, tỷ lệ thực hành đúng, an
toàn còn thấp [33].
1.4. Một số đặc điểm phạm nhân nhiễm HIV
Theo Hà Đình Ngư, tỷ lệ nhiễm HIV ở phạm nhân NCMT tại 5 trại
giam tỉnh Thanh Hóa là 15,7%. Một số hành vi làm tăng nguy cơ lây nhiễm
HIV ở các phạm nhân NCMT trong các trại giam là: xăm mình, phẫu thuật
lấy bi và kiếm dương vật, sử dụng loại bơm kim tiêm nhiều lần, quy trình
khử trùng BKT không đúng cách và thời gian sử dụng ma túy trên 12 tháng
[20].
Theo Hồ Bá Do, Trần Quốc Hùng nhiễm HIV tập trung chủ yếu ở nam
giới chiếm 96%, tuổi trung bình là 19 - 30, có ở mọi nghề nhưng chiếm
32,6% ở nhóm không nghề nghiệp, 49% có trình độ văn hóa trung học cơ
sở, 88,1% không dùng BCS khi quan hệ tình dục, 82,8% có hành vi NCMT
và 40,2% TCMT nhiều hơn 7 lần/tuần. Tỷ lệ NCMT trong phạm nhân là
65% và 82,2% thường xuyên dùng chung bơm kim tiêm. Trong trại 67,4%
phạm nhân còn sử dụng ma túy. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV/AIDS trong trại
giam đã ở mức báo động với tỷ lệ hiện nhiễm cao 41,5% và tốc độ phát
triển nhanh [10].
Nghiên cứu ở trại giam Bình Điền năm 2003 cho thấy: tỷ lệ hiểu đúng
3 đường lây HIV ở phạm nhân là 90%, có 20,4% phạm nhân cho rằng là do

muỗi đốt và 14,9% cho rằng do tắm chung làm lây nhiễm HIV. Tỷ lệ hiểu
biết BCS phòng lây nhiễm HIV là 73,6% và dùng BKT riêng để phòng lây
nhiễm HIV qua đường máu là 62,5%. Tuy nhiên còn 69% phạm nhân chưa
bao giờ sử dụng BCS trong QHTD [21].

21


Năm 1997, Nguyễn Mạnh Tề, Lê Diên Hồng, Võ Việt Hà, Lê Ngọc
Yến và cộng sự nghiên cứu tại 6 trại giam ở Hà Nội, Quảng Ninh, Khánh
Hoà, Tiền Giang, An Giang và Bình Dương cho kết luận: HIV đã xuất hiện
trong trại giam và gặp ở lứa tuổi trẻ, thời gian nghiện chích ma túy càng lâu
thì nguy cơ nhiễm HIV càng cao, tỷ lệ nhiễm HIV ở những người bắt đầu
nghiện ma tuý bằng đường tiêm chích là 64,3%, tỷ lệ dùng chung bơm kim
tiêm là 78,5%, có trên 50% quan hệ tình dục trước và ngoài hôn nhân và
trên 90% phạm nhân nhiễm HIV cho rằng mình không bị nhiễm [22].
Thời gian 1996 - 2000, Trần Quốc Hùng và Hồ Bá Do mô tả thực
trạng nghiện chích ma tuý và nhiễm HIV/AIDS ở phạm nhân tại Hà Nội là:
tỷ lệ nghiện ma tuý cao 65%. Trong đó 77,7% nghiện chích ma túy, 77,3%
đối tượng nghiện chích ma túy tập thể, 82,2% thường xuyên dùng chung
bơm kim tiêm, trong trại có 67,4% phạm nhân còn sử dụng ma tuý, lây
nhiễm HIV/AIDS trong phạm nhân đã ở mức báo động với tỷ lệ hiện nhiễm
cao 41,5%. Các yếu tố ảnh hưởng tới nghiện ma tuý là: 78,2% dưới 30 tuổi;
49,7% không có việc làm. Các yếu tố ảnh hưởng tới nhiễm HIV/AIDS là:
80,9% dưới 30 tuổi, nghiện chích ma túy và HIV có mối liên quan chặt chẽ,
với OR = 5,4 và p < 0,001; 86,8% có quan hệ tình dục, trong đó có 29,5%
không bao giờ dùng bao cao su [9].
Năm 1998 - 2000 Hà Đình Ngư xét nghiệm trên 1.115 phạm nhân
nghiện chích ma túy tại các trại giam và tạm giam ở tỉnh Thanh Hóa cho
thấy: tỷ lệ hiện nhiễm HIV là 15,7%, trong đó 12,5% số người nhiễm HIV

là người Thanh Hoá và 87,5% là người đến từ các tỉnh thành khác. Đặc
điểm dịch tễ học nhiễm HIV là: tuổi trung bình 30±10, nam giới gặp
92,55%, trình độ học vấn chủ yếu là cấp tiểu học và phổ thông cơ sở
(chiếm 71,5%), 66,7% không có nghề nghiệp [19].
Năm 2002, Lê Anh Tuấn và cộng sự phát hiện một số hành vi nguy cơ
lây nhiễm HIV của học viên tại Trung tâm 05 - 06 ở Hà Nội cho kết quả
như sau: dùng chung dao cạo râu (25,8%), xăm mình (11,6%), đánh nhau
gây thương tích có chảy máu 11,2%, tỷ lệ hiện nhiễm HIV 20 - 30%, kiến
thức về đường lây truyền và phòng lây nhiễm HIV còn thấp, nhận thức
22


rằng bản thân có nguy cơ lây nhiễm HIV trong thời gian sống ở trung tâm
là 39% [24].
Năm 2005, Nguyễn Lê Tâm nghiên cứu tình hình nhiễm HIV/AIDS ở
phạm nhân trại giam Bình Điền (Thừa Thiên Huế) cho kết quả: tỷ lệ hiện
nhiễm HIV 21,74%, nam giới nhiễm (25%) cao hơn nữ (2,8%), ở người
Kinh (24%) cao hơn người thiểu số (10,6%), những người có nghề nghiệp
không ổn định nhiễm (25,7%) cao hơn những người có nghề nghiệp ổn
định 17,7%, những người chưa có vợ (chồng) nhiễm (41,9%) cao hơn
những người đã có gia đình (18,6%). Những người nghiện chích ma túy có
tỷ lệ nhiễm HIV (37,0%) cao hơn những người không nghiện chích ma túy
(5,1%); những người dùng chung bơm kim tiêm nhiễm 43,5%, nhóm người
đã từng vào trung tâm cai nghiện có tỷ lệ nhiễm (73,5%) cao hơn nhóm
chưa từng vào trung tâm cai nghiện (22,3%). Chưa có liên quan giữa nhiễm
HIV với các yếu tố: tuổi, trình độ học vấn, nơi cư trú của phạm nhân [21].
1.5. Vài nét về địa điểm nghiên cứu
Trại giam Đăk Trung nằm ở 2 huyện CưM’gar và huyện M’Drăk
(Đắk Lắk) trực thuộc sự quản lý của Bộ Công An. Trại tạm giam của tỉnh
nằm tại Km4 quốc lộ 14 trực thuộc quản lý công an tỉnh Đắk Lắk. Từ năm

2006 đến năm 2010, số phạm nhân đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước
được tập trung về đây, chủ yếu là từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
Tây Nguyên (Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum và Đăk Nông), đa dạng các loại
hình tội phạm: sử dụng ma tuý trái phép, buôn bán ma tuý, môi giới mại
dâm, mại dâm, cướp, giết người, hiếp dâm, lừa đảo,… mức hình phạt tù
cao nhất là 20 năm, do vậy luôn có sự phức tạp trong quản lý tội phạm
cũng như gia tăng số phạm nhân nhiễm HIV/AIDS hàng năm, lưu lượng
trung bình trên 2.000 phạm nhân [28].

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

23


2.1. Đối tượng nghiên cứu: Phạm nhân vào trại giam Đắk Trung (trại giam
CưM’gar, trại Ma’Drắk) và trại tạm giam công an tỉnh Đắk Lắk từ tháng
1/2006 đến 12/2010.
2.2. Thời gian nghiên cứu: Tháng 9/2010 đến tháng 5/ 2011
2.3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả
- Để đạt mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp nghiên cứu hồi cứu thu
thập tất cả các trường hợp nhiễm HIV trong trại giam, trại tạm giam tỉnh
Đắk Lắk từ năm 2006 đến 2010.
- Để đạt mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả trường
hợp, các trường hợp nhiễm HIV trong trại giam, trại tạm giam tỉnh Đắk
Lắk từ năm 2006 đến 2010.
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu: Tất cả phạm nhân vào trại giam và trại
tạm giam từ năm 2006 đến 2010.
2.5. Các biến số chính
2.5.1. Xác định tỷ lệ nhiễm HIV ở phạm nhân

- Tỷ lệ nhiễm HIV phân theo năm: Từ năm 2006, 2007, 2008, 2009,
2010.
- Tỷ lệ nhiễm HIV theo nhóm tuổi: Phân 5 nhóm tuổi
+ < 20
+ 20 - 29
+ 30 - 39
+ 40 - 49
+ > 49
- Tỷ lệ nhiễm HIV theo nhóm hành vi nguy cơ: Phân thành 2 nhóm
+ Nghiện chích ma túy
+ Phụ nữ mại dâm
- Tỷ lệ nhiễm HIV theo giới tính: Gồm 2 nhóm
+ Nam
+ Nữ
- Tỷ lệ nhiễm HIV phân theo dân tộc: Gồm 2 nhóm
24


+ Dân tộc Kinh
+ Dân tộc thiểu số
- Tỷ lệ nhiễm HIV phân theo tình trạng việc làm: Gồm 2 nhóm
+ Có việc làm
+ Không có việc làm
- Tỷ lệ nhiễm HIV phân theo trình độ học vấn: Chia 5 nhóm
+ Mù chữ (không biết đọc và viết)
+ Tiểu học (lớp 1 - 5)
+ Trung học cơ sở (lớp 6 - 9)
+ Trung học phổ thông (lớp 10 - 12)
+ Cao đẳng, đại học
- Tỷ lệ nhiễm HIV phân theo tình trạng hôn nhân: Gồm 3 nhóm

+ Có gia đình
+ Độc thân
+ Ly dị, góa
- Tỷ lệ nhiễm HIV phân theo nơi cư trú: Gồm 2 nhóm
+ Thành thị (là các đơn vị hành chính có tên gọi là phường, thị
trấn)
+ Nông thôn (là các đơn vị hành chính có tên gọi là xã)
2.5.2. Mô tả một số đặc điểm phạm nhân nhiễm HIV
- Mô tả về nhóm tuổi nhiễm HIV: Chia thành 5 nhóm tuổi: < 20, 20 –
29, 30 – 39, 40 – 49, > 49.
- Mô tả về giới tính nhiễm HIV: Gồm 2 nhóm
+ Nam
+ Nữ
- Mô tả về dân tộc với nhiễm HIV: Gồm 2 nhóm
+ Dân tộc kinh
+ Dân tộc thiểu số
- Mô tả về nghề nghiệp với nhiễm HIV: Phân thành 7 nhóm
+ Nông dân
25


×