Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Vận dụng quan điểm của hồ chí minh về lối sống mới vào thực tiễn đời sống sinh viên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.05 KB, 15 trang )

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb.
Chính trị quốc gia Hà Nội, 2009
[2] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội 2000
[3] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội 2000
[4] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội 2000
[5] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội 2000
[6] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội 2000
[7] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng CSVN, NXB
CTQG Sự thật, Hà Nội – 2011
[8]
Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh
về văn hóa, Hà Nội.
[9] Chuyên đề “ Tăng cường công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo
đức lối sống cho Thanh niên nhiệm kì 2002-2007” trong Nghị quyết đại hội đại
biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ X.
[10] />List=f73cebc3-9669-400e-b5fd-9e63a89949f0&ID=2263
[11] Nghị quyết hội nghị trung ương 9 khóa XI của Đảng
/>[12] http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/4lanhtu/details.asp?
topic=3&subtopic=91&leader_topic=&id=BT150327828

A.PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài


Hồ Chí Minh là con người đa tài, vĩ đại nhưng lại có lối sống giản dị, gần
gũi với nhân dân. Cuộc đời Người là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ muôn đời
sau noi theo. Tư tưởng của Người có vai trò, ý nghĩa và tác dụng to lớn đối với
cách mạng Việt Nam. Với cách nhìn khách quan khoa học, Chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn đánh giá cao vai trò, vị trí, khả năng của thanh niên đối với sự
nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Người cho rằng: “thanh niên là người


chủ tương lai của nước nhà” ([2], tr. 392), nước nhà thịnh hay suy, yếu hay
mạnh một phần lớn là do thanh niên, sự nghiệp đổi mới dân tộc có thành công
hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chũ
nghĩa hay không, phần lớn tùy thuộc vào thanh niên, vào đạo đức, lối sống của
thanh niên.
Đứng trước yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế hiện nay, đa số thanh niên
đặc biệt sinh viên đã ý thức được rõ trách nhiệm của mình với đất nước; có ý
thức phấn đấu trong học tập, lao động, rèn luyện về mọi mặt; có lối sống văn
minh tiên tiến; có mục đích, lý tưởng lớn lao với khát vọng cống hiến vì tương
lai dân tộc.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận sinh viên phai nhạt lý tưởng
cách mạng, suy thoái về đạo đức, mờ nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống thực
dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước;
có những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức và hành vi, một bộ phận không nhỏ
sinh viên còn ham ăn chơi đua đòi chạy theo lối sống buông thả, xa rời đạo đức
truyền thống, tiếp thu lối sống, văn hóa phương Tây không chọn lọc, quá coi
trọng giá trị vật chất, xem nhẹ giá trị tinh thần, lối sống, mắc tệ nạn xã hội, vi
phạm pháp luật. Diễn biến tình hình tư tưởng và những vấn đề tiêu cực mới nảy
sinh trong sinh viên gây lo lắng cho toàn xã hội.
Như vậy, trước yêu cầu khách quan và cấp bách của công cuộc đổi mới
toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, việc tìm hiểu thực trạng cũng như công tác giáo dục lối sống mới
cho thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh là nội dung quan trọng hàng đầu
trong việc rèn luyện nhân cách tuổi trẻ, xây dựng xã hội dân giàu nước mạnh
công bằng dân chủ văn minh. Với những lý do trên tôi chọn đề tài “Vận dụng
quan điểm của Hồ Chí Minh về lối sống mới vào thực tiễn đời sống sinh viên
hiện nay” làm đề tài nghiên cứu để góp phần nhỏ xây dựng lối sống mới lành
mạnh cho sinh viên, giúp xã hội ngày càng văn minh, tiên tiến hơn.
2.Mục đích yêu cầu:

a. Mục đích:

2


Nghiên cứu những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về lối
sống mới, tìm hiểu thực trạng của thanh niên đặc biệt là sinh viên hiện nay, trên
cơ sở đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
công tác giáo dục lối sống cho đối tượng này theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
b. Yêu cầu:
- Làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về lối sống
mới, vai trò của sinh viên.
- Phân tích thực trạng lối sống của SV hiện nay
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu để tiếp tục tiến hành công việc giáo dục lối
sống theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
a. Đối tượng nghiên cứu:
Lối sống mới của thanh niên theo quan điểm của HỒ Chí MInh
b. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về lối
sống của thanh niên; đặc biệt là lối sống của SV trường Đại học Quảng Nam
hiện nay.
4.Những đóng góp chính của đề tài:
- Góp phần nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về lối sống mới cho TN
-Nhận định đúng đắn, khách quan về lối sống của SV và các giải pháp có
tính khả thi góp phần cải thiện lối sống của SV.
5.Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng các phương pháp di vật biện chứng và di vật lịch sử , các phương
pháp lô-gic, các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khảo sát thực tế
trong phạm vi trường Đại học Quảng Nam.


B. PHẦN NỘI DUNG

3


I. Cơ sở lý luận và thực tiễn:
1.Cơ sở lý luận:
1.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh
1.1.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về lối sống mới.
Hồ Chí Minh xem lối sống là hình thức biểu hiện của văn hóa – văn hóa
đời sống. Người quan niệm văn hóa là bộ mặt tinh thần của xã hội và bộ mặt đó
được thể hiện ra ngay trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người, rất dễ hiểu, dễ
thấy. Lối sống mới là lối sống có lý tưởng, có đạo đức, kết hợp giữa truyền
thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại tạo nên lối sống văn
minh, tiên tiến. Con người muốn tồn tại phải làm sao cho có ăn, có mặc, ở, đi
lại và làm việc; phải làm sao cho mỗi hoạt động đó đều mang tính văn hóa.
Người cho rằng: “Cách ăn mặc phải sạch sẽ, giản đơn, chất phác, chớ lượt
thượt, xa xỉ, lòe loẹt” ([3], tr. 99). Không phải Người phủ nhận nhu cầu chính
đáng của mỗi người trong việc cải thiện và nâng cao điều kiện sinh hoạt của
mình ngày càng tốt hơn, ai mà chả muốn ăn ngon mặc đẹp, nhưng muốn phải
đúng thời, đúng hoàn cảnh. Chính vì vậy, để xây dựng lối sống mới, Hồ Chí
Minh yêu cầu phải sửa đổi “cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại”- theo ngôn
ngữ hiện nay thì đây chính là phong cách sống (sinh hoạt ứng xử) và phong
cách làm việc, gọi chung là lối sống mới.
Theo Người, phải xây dựng một phong cách sống giản dị, khiêm tốn,
chừng mực, ngăn nắp, điều độ, vệ sinh, yêu lao động, yêu con người, biết quí
trọng thì giờ, ít lòng ham muốn về vật chất, có chức quyền danh lợi. Quan hệ
bạn bè, đồng chí, nhân dân thì chân tình, cởi mở, trân trọng con người; đối với
mình thì nghiêm, đối với người thì khoan dung độ lượng. Lối sống trong quan

niệm của Hồ Chí Minh còn là tiêu chí, thước đo trình độ văn minh, tiến bộ của
mỗi dân tộc. Người cho rằng: “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm sĩ, là một
dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ”
([3], tr. 642].
Phấn đấu thực hành lối sống mới giúp mỗi cá nhân và cả xã hội từng bước
vượt qua được những cái nhỏ bé, thấp hèn để vươn tới những cái lớn lao. “Con
người sống thì phải có ước mơ, hoài bão. Nếu như, con người không còn những
hoài bão để theo đuổi, không có những vấn đề cần giải quyết thì sự tê liệt của
đầu óc sẽ biến con người thành cái xác không hồn chỉ biết có hưởng thụ “([8],
tr.199). Hoài bão là mục tiêu cao đẹp nhất mà con người hướng tới và ra sức
thực hiện. Mỗi cá nhân đều có những hoài bão riêng để theo đuổi.
Phong cách làm việc, theo Hồ Chí Minh, là phải sửa đổi sao cho có tác
phong quần chúng, tác phong tập thể - dân chủ, tác phong khoa học. Ba loại tác
phong này có quan hệ mật thiết với nhau. Sửa đổi phong cách làm việc có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cán bộ làm công tác quản lý, lãnh đạo. Bởi vì,

4


theo Hồ Chí Minh, đã là cán bộ cách mạng phải có phong cách sống và phong
cách làm việc tốt, để làm gương mẫu cho dân.
1.1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác giáo dục lối sống cho
TN.
Ngay từ tháng 01/1946, trong thư gửi thanh niên toàn quốc, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã viết: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi
trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội" ([4], tr.167). Là một lãnh tụ vĩ đại, có tầm
nhìn xa trông rộng, hơn ai hết, Người thấu hiểu vai trò vô cùng to lớn của lực
lượng thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, trong công cuộc bảo vệ, xây
dựng, kiến thiết nước nhà, Người ân cần căn dặn “Đảng cần phải chăm lo giáo
dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây đựng

chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên".” ([5], tr. 510), Người luôn chú trọng
tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Chính phủ đối với công tác thanh
niên. Người luôn nhắc nhở các bộ, các ngành ban hành những chính sách nhằm
giải quyết những vấn đề thuộc lợi ích nguyện vọng chính đáng của thanh niên.
Theo Hồ Chí Minh, lối sống không phải từ trên trời sa xuống mà là kết quả
trực tiếp của hoạt động giáo dục và tự giáo dục, tự rèn luyện của mỗi cá nhân.
Trong thư Gửi các em học sinh (24/10/1955), Hồ Chí Minh khẳng định: “Giáo
dục các em là việc chung của gia đình, trường học và xã hội. Bố mẹ, thầy giáo
và người lớn phải cùng nhau phụ trách” ([6], tr. 74). Với thanh niên, Bác dạy:
"Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì.
Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho lợi ích
nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng
nào"[12]. Tất cả những điều bác dạy là nhiệm vụ trước hết của thế hệ trẻ Việt
Nam, đồng thời cùng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Suy rộng
ra là trách nhiệm của toàn xã hội trong việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau.
1.2 Quan điểm Đường lối của Đảng về xây dựng lối sống:
Cùng với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kim chỉ
nam, là định hướng cho mọi chủ trương, đường lối của Đảng. Điều đó tiếp tục
được thể hiện rõ qua nội dung Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI của
Đảng, về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững đất nước”.
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể, Ban Chấp hành
Trung ương xác định một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để tiếp tục xây dựng,
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là: “Xây
dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là nhân cách, lối
sống”. Quan điểm thứ 3 trong Nghị quyết đã chĩ rõ “Phát triển văn hóa vì sự
hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa.

5



Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân
cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình,
trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo”, tức là cần phải tiếp tục xây dựng môi
trường văn hóa lành mạnh, tạo điều kiện cho việc xây dựng nhân cách, lối sống
con người; chăm lo xây dựng văn hóa trong chính trị, văn hóa trong kinh tế và
văn hóa gia đình; phát triển và đổi mới giáo dục và đào tạo, khoa học và công
nghệ. Xây dựng và phát huy lối sống "Mỗi người vì mọi người, mọi người vì
mỗi người"; hình thành lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc
theo Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ môi trường; kết hợp hài hòa tính tích cực
cá nhân và tính tích cực xã hội; đề cao trách nhiệm cá nhân đối với bản thân, gia
đình và xã hội. Khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng;
nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn.
Đại hội XI của Đảng cũng nhấn mạnh phải: “Khuyến khích, cổ vũ thanh
niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học,
công nghệ hiện đại. Hình thành lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục
trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, góp phần
quan trọng vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN” ([7], tr. 243).
Như vậy, vấn đề xây dựng đời sống văn hóa, lối sống có văn hóa là một bộ
phận hợp thành trong xây dựng nền văn hóa dân tộc đã được Đảng ta quan tâm
từ rất sớm, ngay cả khi chúng ta chưa giành được độc lập dân tộc. Trong việc
xây dựng nền văn hóa mới dưới chế độ xã hội mới, Đảng ta luôn quan tâm và
đặt trọng tâm vào việc xây dựng đời sống mới – một đời sống văn hóa tinh thần
lành mạnh, một lối sống có văn hóa của con người, cộng đồng người trong xã
hội Việt Nam mới trong mối quan hệ đa chiều.
1.3 Văn kiện của Đoàn :
Quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nghị quyết của Đảng, Nghị
quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ X đã xác

định một trong các phương hướng của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu
niên nhiệm kỳ 2012- 2017 đó là: “Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo
đức cách mạng, truyền thống, lịch sử dân tộc, văn hoá, lối sống, ý thức chấp
hành pháp luật cho thanh thiếu niên”.[9]
Nội dung xuyên suốt trong công tác giáo dục của Đoàn là bồi đắp lý
tưởng, ước mơ, hoài bão, niềm tin, khát vọng cao đẹp, lối sống lành mạnh của
thanh niên đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ
mới; góp phần hình thành lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế thừa trung
thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, “vừa hồng, vừa
chuyên” theo tư tưởng của Bác Hồ.

6


Nghị quyết số 25 đã xác định mục tiêu chung về phát triển thanh niên:
“Tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường
dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức, ý
thức chấp hành pháp luật, sống có văn hóa, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh
trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp
trong lao động tập thể, trở thành những công dân tốt của đất nước” [9]
Để đạt được mục tiêu và những nội dung đã đề ra, công tác giáo dục đạo
đức, lối sống, Đoàn thanh niên đã đặt ra nhiều giài pháp. Cụ thể là chú trọng
giáo dục làm cho thế hệ thanh thiếu niên trong cả nước nhận thức đúng các giá
trị chân, thiện, mỹ, những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Kế đến, phải
kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục, rèn
luyện đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cho thanh thiếu niên. Phát huy vai
trò tự học tập, tự du dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống và lý tưởng của thế hệ
trẻ. Đại hội còn đặt ra các phương hướng như thực hiện phng trào xung kích
thanh niên : xung kích tình nguyện vì cuộc sống, xung kích lao động sang tạo,
làm chủ khoa học công nghệ.,….Mỗi một đoàn viên thanh niên phải xác định rõ

trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, sống có lý tưởng, có hoài bão, khát
khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ .
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Lối sống của Hồ Chí Minh
Là lãnh tụ cách mạng nhưng Hồ Chí Minh luôn coi khinh mọi sự xoa hoa,
không ưa chuộng những nghi thức trang trọng cầu kỳ, suốt đời giữ một nếp
sống thanh bạch, tao nhã, giản dị, yêu thương con người, khiêm tốn, khắc khổ,
cần lao và tranh đấu để mưu cầu hạnh phúc cho dân. Toàn thể nhân dân Việt
Nam và thế giới đều biết bộ ka ki bạc màu, đôi dép lốp mòn của Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Ở cương vị Chủ tịch nước, Người khước từ ở ngôi nhà sang trọng
thuộc thời toàn quyền Đông Dương, mà chỉ ở ngôi nhà nhỏ của người thợ điện
phục vụ cho Toàn quyền thời đó để làm việc, sống hòa mình với thiên nhiên, cỏ
cây hoa lá, gần gũi với quần chúng nhân dân, trong ngôi nhà sàn Bác đã sống và
làm việc những năm cuối đời, chỉ có những vật dụng rất đơn sơ: một chiếc bàn,
giá sách, tủ quần áo, giường gỗ cá nhân, tấm chăn đơn, chiếc chiếu cói, cây quạt
cọ, chai nước lọc... biểu trưng sinh động cho phong cách sống của một con
người vĩ đại: khiêm tốn, yêu lao động, không ham danh lợi, đạt đến độ mẫu
mực, cảm hoá được tình cảm của con người Việt Nam.
Hồ Chí Minh là tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm
vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích sống. Cuộc đời của
Người là chuỗi những năm tháng vô cùng gian khổ, nhưng nhờ ý chí và nghị
lực tinh thần to lớn, Hồ Chí Minh đã bình tĩnh, kiên cường, chủ động vượt qua
mọi thử thách, gian nguy, kiên trì mục đích sống, bảo vệ chân lý, giữ vựng quan
điểm cách mạng của mình. Ngay từ thuở thiếu thời, Hồ Chí Minh đã lựa chọn
7


một cách rõ rang, dứt khoát mục tiêu hiến dâng cả cuộc đời mình cho cách
mạng. Người đã chấp nhận mọi sự hi sinh, luôn kiên định, dung cam và sang
suốt để vượt qua mọi khó khan, gian khổ “ thăng không kiêu, bại không nản”,

giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không
thể khuất phục” nhằm thực hiện bằng được mục tiêu đó.
Tư tưởng và tấm gương đạo đức, phong cách nêu gương của Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã làm cho Người trở thành một con người toàn vẹn với một cuộc
sống mẫu mực tự nhiên trong suốt cả cuộc đời. Chính vì vậy mà tư tưởng, lối
sống, phong cách của Người đã trở thành bất tử trong lòng dân tộc, mãi mãi là
tấm gương cho mọi người chúng ta học tập và phấn đấu làm theo.
2.2 Hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh
Cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh là một chuỗi những năm tháng vô
cùng gian khổ. Song nhờ ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, Hồ Chí Minh đã
bình tĩnh, kiên trì mục đích cuộc sống, bảo vệ chân lý, giữ vững quan điểm cách
mạng của mình. Ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành
đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước, mặc dù biết rằng sẽ rất khó khăn, vất
vả và cả hiểm nguy. Lúc đó có người khuyên anh không nên đi và hỏi nếu đi ra
nước ngoài thì sống thế nào? Nguyễn Tất Thành đã xòe hai bàn tay ra và nói:
”Đây, sẽ sống bằng chính cái này!” Điều đó đã cho thấy nghị lực và ý chí quyết
tâm của Người ngay từ buổi đầu của hành trình tìm đường cứu nước, cứu dân.
Sau hơn 30 năm xa cách, Bác lại cùng với các đồng chí lãnh đạo của Đảng
tiếp tục vượt qua những khó khăn thử thách mới để chèo lái con thuyền cách
mạng tiến lên. Tuy nhiên, tình hình cách mạng lúc này có những bước phát triển
mới đòi hỏi phải có sự hợp tác quốc tế để chống đế quốc. Vì vậy, ngày
13/8/1942, Nguyễn Ái Quốc lấy tên mới là Hồ Chí Minh lại lên đường đi Trung
Quốc. Sau 15 ngày đi bộ trên đất Quảng Tây, ngày 27/8/1942, Người bị nhà
đương cục Tĩnh Tây bắt giam, kẻ địch đã đối xử hết sức tàn bạo với Người, có
những lúc cái chết cận kề nhưng Người vẫn bình tĩnh tự tin vào lý tưởng và con
đường cứu dân, cứu nước mà mình đã chọn. Một lần nữa sức mạnh của nghị
lực, ý chí quyết tâm đã giúp Người đạp bằng mọi hiểm nguy, mưu trí đấu tranh
thoát khỏi được nanh vuốt của kẻ thù để trở về với đồng chí, đồng bào, lãnh đạo
cách mạng tiến lên giành thắng lợi.
Hồ chí minh có tình yêu thương bao la với con người. Người thường xuyên

đi xuống cơ sở để tìm hiểu, “lắng nghe ý kiến của đảng viên, của nhân dân, của
những người không quan trọng:. Người thấu hiểu nỗi khổ của nhân loại. Chính
vì vậy mà khi Cách mạng tháng Tám thành công, cũng là lúc Việt Nam trải qua
nạn đói khủng khiếp, Hồ Chí Minh chủ trương tang gia sản xuất, mỗi tháng mỗi
người nhịn ba bữa ăn để góp gạo cứu đói và Người cũng đóng góp lon gạo của
mình như dân. Người còn thăm trại tù binh trong chiến dịch Biên giới về, người
cho áo khoác ngoài cho tên quan ba thầy thuốc người Pháp bị rét cóng.
8


II. Thực trạng và giải pháp
1.Thực trạng lối sống của Sinh viên trường Đại Học Quảng Nam hiên
nay
1.1. Mặt tích cực
Sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Quảng Nam nói riêng có
lòng yêu nước, yêu thương con người, giúp đỡ những người khó khăn, sống
nghĩa tình trọn vẹn, có lối sống giản dị, khiêm tốn, cần cù, kính trọng người lớn,
nhường nhịn em nhỏ, đúng với chuẩn mực lý tưởng Hồ Chí Minh, có lối sống
lành mạnh, năng động, lạc quan, phần lớn không sa vào các tệ nạn xã hội, chấp
hành nghiêm chỉnh pháp luật.
Mục đích, lý tưởng sống của họ hiện nay là học tập, rèn luyện không chỉ vì
tương lai của bản thân mà còn xuất phát từ mong muốn được góp một phần
công sức vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng
đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, tiến kịp các nước trong
khu vực và trên thế giới. Sinh viên luôn có ước mơ, hoài bão, có ý chí lập thân
lập nghiệp, có nghị lực khát vọng to lớn.
Đặc biệt, sinh viên đã nhận rõ vai trò của học vấn, của kiến thức chuyên
môn nên ngày càng có ý thức chủ động, tích cực trong học tập, trong nghiên
cứu khoa học vì ngày mai lập nghiệp.Ngày nay, khoa học công nghệ đang thực
sự trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp và nòng cốt, là động lực cơ bản

của sự phát triển kinh tế – xã hội. Nhận thức rõ điều này, SV rất tích cực học
tập, không ỷ lại, chai lì, chủ động trau dồi kiến thức chuyên môn để lập thân,
lập nghiệp và cống hiến nhiều hơn cho đất nước. Ngoài giờ học trên lớp, SV
còn dành một khoảng thời gian thỏa đáng cho việc tự học, không ngừng tự đổi
mới phương pháp học sao cho lượng kiến thức của họ thu được là tối đa. Không
thụ động, chờ đợi thầy cô, họ tự mình đọc sách, nghiên cứu, lấy thông tin, tài
liệu từ mọi nguồn. Đây là ưu điểm lớn của Sinh viên đáng tuyên dương.
1.2 Hạn chế :
Một bộ phận sinh viên có động cơ học tập không đúng. Không ít SV có
những biểu hiện lệch lạc trong việc lựa chọn ngành nghề theo học. Thay vì phải
xuất phát từ năng lực của bản thân và niềm say mê với công việc thì họ lại bị
chi phối bởi những nguyên do hoặc động cơ khác, việc này dẫn đến thái độ học
tập chưa đúng đắn: đi học trễ, cúp giờ, không làm bài tập, một số vi phạm kỉ
luật học tập: quay cóp, gian lận trong thi cử…
Sinh viên chưa có ý chỉ phấn đấu, thực dụng, buông thả, thờ ơ với các vấn
đề xã hội, có lối sống cầu toàn, có biểu hiện suy giảm về đạo đức, lệch lạc về lối
sống. Tình trạng SV ăn chơi đua đòi chạy theo lối sống thực dụng, coi trọng giá
trị vật chất, xem nhẹ giá trị tinh thần, bị đồng tiền tha hóa ngày càng rõ. Lối
9


sống hưởng thụ làm tha hóa đời sống của sinh viên một cách rõ rệt. Thái độ bi
quan, chán đời xuất hiện ở một số sinh viên, họ không có niềm tin vào cuộc
sống. Trong khi mọi người đều đang cố gắng cho tương lai thì họ lại sống khép
mình, mặc kệ, buông thả.
Một vấn đề khác đáng lo ngại ở sinh viên chính là lâm vào các tệ nạ xã hội
như hút thuốc, rượu chè, sống thử, cờ bạc, vi phạm pháp luật… Và chạy theo
lối sống Tây hóa , ăn mặc kiểu cách hở hang, nhuộm tóc,…. Đây là vấn đề phổ
biến trong đời sống sinh viên cả nước nói chung và sinh viên trường Đại học
Quảng Nam nói riêng.

2. Những nhân tố ảnh hưởng đến lối sống mới của sinh viên hiện nay:
Nhân cách của con người phụ thuộc vào lối sống của mỗi cá nhân. Lối
sống có tiên tiến lành mạnh hay không chủ yếu phụ thuộc vào nhận thức của
mỗi con người. Nhưng bên cạnh đó, nó còn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều tác nhân
bên ngoài khác như gia đình, xã hội….
2.1 Gia đình:
Gia đình và giáo dục gia đình có vai trò quan trọng đối với quá trình phát
triển nhân cách và định hướng lối sống của thanh niên. Gia đình chính là cái nôi
nuôi dưỡng đầu tiên, là môi trường xã hội gần gũi, quan trọng nhất của mỗi
người.. Có thể nói, gia đình vừa là cái màng lọc mà thông qua đó thanh niên
tiếp nhận một cách có chọn lọc những tác động văn hóa từ bên ngoài, vừa như
cái lá chắn bảo vệ họ khỏi những tác động tiêu cực của xã hội. Vì vậy việc hình
thành lối sống của thanh niên phụ thuộc không ít vào việc kiểm soát, quản lí,
nuôi dưỡng của gia đình.
2.2. Nhà trường và giáo dục học đường:
Nhà trường và giáo dục học đường là một trong những yếu tố tác động
quan trọng nhất đối với quá trình phát triển nhân cách và định hướng lối sống
của thanh niên. Chính tại nhà trường và nhờ giáo dục học đường, thanh niên
tiếp thu được nhiều tri thức về tự nhiên và xã hội, các kỹ năng nghề nghiệp và
kỹ năng sống, những bài học về đạo đức, pháp luật, tôn giáo, chính trị và văn
hóa… Đây là những hành trang giúp cho họ vững bước vào đời. Những nội
dung giáo dục trong nhà trường cũng có tác động quan trọng và trực tiếp đối với
sự định hướng lối sống của thanh niên, đồng thời để lại dấu ấn trong suốt cuộc
đời họ.Mặt khác, những khuyết tật hay những bất cập của nền giáo dục Việt
Nam cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu của xu hướng lối sống tiêu
cực, không lành mạnh của giới trẻ hiện nay.
2.3 Xã hội:
Trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay, cùng với sự phát triển như
vũ bão của khoa học công nghệ đã làm cho những giá trị đạo đức của con người
đang đứng trước nguy cơ suy thoái trầm trọng. Việc giao lưu văn hóa ngoại ảnh

10


hưởng trực tiếp đến giá trị đạo đức của học sinh. Khoa học công nghệ phát
triển, học sinh tiếp xúc với internet và học rất nhiều điều hữu ích từ nó. Tuy
nhiên, bên cạnh mặt tích cực, internet có nhiều điểm tiêu cực như có những
hình ảnh, phim ảnh không phù hợp với những giá trị đạo đức của con người
Việt Nam. Mặt khác, xã hội ngày nay phát triển đa dạng, phong phú. Những
mặt trái của sự phát triển nền kinh tế thị trường để lại hậu quả suy thoái về đạo
đức. Con người vì lợi nhuận bất chấp thủ đoạn hại nhau, vì lợi sẵn sàng giết
nhau,…. Môi trường sống xung quanh cùng với những tệ nạn xã hội đang diễn
ra tràn lan và ngày càng xâm nhập sâu vào học đường cũng là nguyên nhân gây
ra sự suy thoái về loi sống sinh viên.
3. Đề xuất giải pháp:
Từ những quan điểm lý luận trong tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn lối
sống của sinh viên hiện nay, em xin đưa ra một số giải pháp khả thi nhằm đóng
góp ý kiến vào việc xây dựng và cải thiện một lối sống tiên tiến và lành mạnh
của sinh viên:
- Thứ nhất là việc giáo dục gia đình. Gia đình nên quan tâm đến đời sống
sinh viên của con mình, đặc biệt ở độ tuổi đang trưởng thành này, các bậc cha
mẹ cần biết được tâm lí và tình cảm của con cái, điều này rất quan trong trong
việc nhận thức của sinh viên. Bên cạnh đó, gia đình phải thường xuyên liên lạc
với nhà trường vừa để nắm bắt tình hình học tập, sinh hoạt của SV vừa là tìm
hiểu nội dung, hình thức giáo dục của nhà trường. Từ đó mà có những phối hợp
với nhà trường trong công tác giáo dục lối sống cho SV.
- Thứ hai ,việc kiểm soát của nhà trường là vô cùng quan trọng.
+Theo em đa số các sinh viên đi học đại học đều ở xa gia đình, sống độc
lập, nên gia đình khó có thể quản lý tốt được con cháu của mình, như vậy việc
giáo dục của nhà trường là cần thiết. Nhà trường cần phải nắm rõ và chính xác
các thông tin cá nhân của sinh viên như số điện thoại liên lạc, địa chỉ, chỗ ở nội

-ngoại trú, …Nhà trường cần phải đặt ra những qui định, phép tắc kĩ cương, kết
hợp với công an Tam kì để tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, giám sát sinh
viên đặc biệt sinh viên ngoại trú. Có hình thức thưởng phạt hợp lí đối với các cá
nhân.
+ Tuy nhiên môi trường đại học là một môi trường rộng lớn, vì vậy việc
kiểm soát hàng nghìn sinh viên là điều không dễ dàng. Vậy mỗi khoa, mỗi tập
thể lớp nên tự giác xây dựng nguyên tắc, có qui định để quản lí được tốt hơn,
Nhà trường cần phát động xuống các khoa, lớp để mỗi tập thể tự xây dựng và
phát triển, Trong lớp phải thường xuyên quan tâm đến học tập cũng như đời
sống của mọi ngươi, hay mỗi khoa nên thành lập một câu lạc bộ cũng như tạo ra
nhiều hoạt động lành mành hơn để sinh viên có thể học học và nâng cao hiểu
biết.

11


+ Xây dựng website của trường, cập nhật các thông tin về những hoạt động
của trường cũng như kết quả học tập rèn luyện của SV để phụ huynh kịp thời
nắm rõ tình hình học tập, sinh hoạt của con em. Cần mở hộp thư điện tử để thu
nhận những đóng góp ý kiến của SV, phụ huynh về công tác giáo dục của
trường, từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp.
+Em nghĩ Nhà trường nên tạo cơ hội cho sinh viên gặp gỡ và giao lưu với
những người thành danh có kinh nghiệm, những tấm gương tiêu biểu để nói về
vấn đề cuộc sống cũng như những bài học, trải nghiệm của họ để thức tĩnh sinh
viên, giúp sinh viên tự suy nghĩ, nhận thức và tìm ra được mục tiêu phấn đấu
cho mình. Cũng như cho sinh viên tham gia các hoạt động thực tế, ví dụ thăm
các gia đình nghèo khỗ, khó khan,… để sinh viên có thể thay đổi lối sống,
không lãng phí, đua đòi, biết cố gắng phấn đấu, thương yêu con người hơn.
-Thứ ba là công tác Đoàn , Hội SV : Ngoài việc tổng kết, nhận xét cụ thể
các hoạt động từng đơn vị lớp thì theo em cần phải tổ chức nhiều hơn các hoạt

động xã hội như tình nguyện, tổ chức cho sinh vien đến các trung tâm của trẻ
khuyết tật, trẻ mồ côi… để họ nhận ra rằng trên cuộc sống này còn nhiều người
kém may mắn hơn ta nhưng vẫn có nghị lưc mạnh mẽ, khát vọng to lớn., thông
qua đó có thể rút ra bài học cho mình, nhận ra giá trị cua cuộc sống mà thay đổi
lối sống; hay tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh, các cuộc thi với các
mục đích học tập giải trí, giúp sinh viên hòa nhập vào lối sống văn hóa, lành
mạnh.
- Bên cạnh đó, nhà nước và Đảng ta có vai rất lớn trong công tác giáo dục
lối sống cho sinh viên. Cần phải có nhiều biện pháp và qui định cũng như hình
phạt để răn đe, giáo dục sinh viên.
III. Tóm lại:
Hồ Chí Minh được cả thế giới tôn vinh là nhà văn hóa kiệt xuất, không chỉ
vì Người đã sáng tạo ra một thời đại mới và một nền văn hóa mới ở Việt Nam,
mà còn là vì những đóng góp mới của Người vào lý luận và sự phát triển chung
của văn hóa nhân loại. Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống đặc
biệt là lối sống mới có ý nghĩa thực tiễn vô cùng to lớn đối với con người Việt
Nam đặc biệt là thanh niên- sinh viên Việt Nam. Theo người thì lối sống mới là
lối sống có lý tưởng, có đạo đức, đó còn là lối sống văn minh, tiên tiến, kết hợp
hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Đặc biệt
trong bối cảnh hội nhập hiện nay, vấn đề về lối sống của thanh niên đặc biệt là
sinh viên hết sức cần thiết và cấp bách, việc vận dụng quan điểm của Hồ Chí
Minh cũng như các quan điểm quả Đảng cộng sản và Đoàn thanh niên là thiết
yếu để xây dựng một nước Việt Nam tiên tiến, văn minh.

12


C.KẾT LUẬN
Từ những thực tiễn và những kiến thức đã học ở trường và qua nghiên cứu
tham khảo một số giáo trình, tài liệu, nên em đã chọn đề tài này với mong muốn

mở mang sự hiểu biết của mình, ở phạm vi bài viết em đã khái quát một số vấn
đề trong quan điểm của Hồ Chí Minh về lối sống mới và xây dựng lối sống mới
cho sinh viên. Do trình độ còn nhiều hạn chế cũng như kiến thức còn hạn hẹp
nên trong quá trình làm bài và bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót
nhất định. Em rất mong sự góp ý phê bình của thầy giáo để giúp em tiến bộ hơn
trong học tập .
Em xin chân thành cảm ơn!

13


14


15



×