Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tiểu luận: SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TỪ XÃ HỘI NÔNG NGHIỆP TRUYỀN THỐNG SANG XÃ HỘI ĐÔ THỊCÔNG NGHIỆP LÀ MỘT TẤT YẾU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.92 KB, 11 trang )

SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TỪ XÃ
HỘI NÔNG NGHIỆP TRUYỀN THỐNG SANG XÃ HỘI
ĐÔ THỊ-CÔNG NGHIỆP LÀ MỘT TẤT YẾU

Một xã hội Đô thị là một không gian hoặc mật độ dân cư
hoặc thương mại hoặc các hoạt động khác trong khu vực theo
thời gian. Công nghiệp là quá trình nâng cao tỷ trọng trong toàn
bộ các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế.
Đó là tỷ trọng về lao động, về giá trị gia tăng, v.v..
Sự chuyển biến từ xã hội nông nghiệp truyền thống sang
một xẫ hội đô thị - công nghiệp là quá trình chuyển biến kinh tếxã hội ở một cộng đồng người từ nền kinh tế truyền thống với
mức độ tập trung của một doanh nghiệp tư nhân nhỏ hay kinh tế
gia đình riêng lẽ sang nền kinh tế công nghiệp và Công nghiệp
hóa là một phần của quá trình hiện đại hóa. Sự chuyển biến kinh
tế-xã hội này đi đôi với tiến bộ công nghệ, đặc biệt là sự phát
triển của sản xuất năng lượng và luyện kim quy mô lớn. Công
nghiệp còn gắn liền với thay đổi các hình thái triết học hoặc sự
thay đổi thái độ trong nhận thức tự nhiên.

1


Sự thay đổi này đi theo các quá trình đô thị hóa có thể bao
gồm: Sự mở rộng tự nhiên của dân cư hiện có; thông thường quá
trình này không phải là tác nhân mạnh vì mức độ tăng trưởng
dân cư tự nhiên của thành phố thường thấp hơn nông thôn. Sự
chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành thị, hoặc như là sự
nhập cư đến đô thị.
Đô thị hóa làm ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, đến số lượng, chất lượng dân số đô thị. Quá trình
này còn làm thay đổi nhu cầu sử dụng đất đô thị và ảnh hưởng


đến sự phát triển kinh tế xã hội của vùng và quốc gia. Từ đó
ngay từ thời xưa, người ta đã nhận ra rằng không có công nghiệp
thì kinh tế không giàu lên được. Thông qua công nghiệp hóa, các
nguồn lực được phân bổ nhiều hơn cho khu vực công nghiệp là
khu vực mà năng suất lao động được nâng cao nhanh chóng.
Nhờ đó, kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh hơn. Tuy nhiên, cùng với
các chu kỳ đầu tư thiết bị, lưu kho, công nghiệp hóa làm cho chu
kỳ kinh tế trở nên rõ nét hơn. Khi công nghiệp với đặc trưng sản
xuất quy mô lớn (sản xuất hàng loạt) phát triển, nó sẽ cần
nhiều đầu vào hơn và cần thêm thị trường tiêu thụ, nên công
nghiệp hóa làm cho thương mại nội địa lẫn thương mại quốc
tế phát triển. Công nghiệp phát triển thu hút nhiều lao động hơn,
2


làm tăng thu nhập cho họ nhưng cũng dễ làm họ mất việc hơn
vào những lúc suy thoái kinh tế hay xí nghiệp phá sản. Đay cũng
là một tất yếu cần thiết nhất của sự chuyển đổi từ xã hội nông
nghiệp sang xã hội đô thị- công nghiệp.
Như vậy, Đô thị hóa góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động,
thay đổi sự phân bố dân cư, khu vực nhóm dân cư nông thôn dần
dần bị đẩy lùi khỏi địa bàn dân cư đô thị, làm thay đổi đất sản
xuất thành những mặt bằng xây dựng các dịch vụ như nhà nghỉ,
điểm ca hát khu vui chơi giải trí, khu du lịch…. Các đô thị
không chỉ là nơi tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao
động mà còn là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng,
là nơi sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở kĩ
thuật hạ tầng cơ sở hiện đại có sức hút đầu tư mạnh trong nước
và nước ngoài. Tuy nhiên, Đô thị hóa cũng làm cho sản xuất ở

nông thôn bị đình trệ do lao động chuyển đến thành phố, chuyển
đến những nơi đô thị tập trung đông dân với nhiều loại hình dịch
vụ phục vụ nhu cầu của xã hội. Làm choThành thị phải chịu áp
lực thất nghiệp, quá tải cho cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường
sống, an ninh xã hội không đảm bảo, các tệ nạn xã hội…do vậy

3


một xã hội muốn phát triển nền kinh tế bắc buộc phải chuyển từ
nông nghiệp sanng công nghiệp – đô thị và dịch vụ.
Công nghiệp hóa là yếu tố căn bản chuyển biến từ xã hội
nông nghiệp thành xã hội hiện đại hóa là một quá trình mở, liên
tục và không giới hạn, không mang tính chất tĩnh, không là
thành tựu "làm một lần xong ngay". Hiện đại hóa, đô thị hóa là
việc làm liên tiếp nhiều thế hệ, mang nhiều diện mạo khác nhau,
và cũng tạo ra những kết quả khác nhau. Ðây là những thách
thức lớn đối với công cuộc bảo tồn văn hóa truyền thống.
Nền văn hóa đô thị, văn minh đô thị, công nghiệp dịch vụ
và thương mại không có ở nước ta, nó bị đức đoạn từ đời này
sang đời khác, khi chuyển từ triều đại này sang triều đại khác thì
văn hóa, văn minh triều đại trước bị biến mất, do vậy chúng ta
không thể xác định được văn hóa bản địa. Ngoài ra ra nền văn
hóa ở nước ta là nền văn hóa tiếp biến, do lịch sử việt nam là bị
chiến tranh xâm lược và chống chiến tranh, chống sự xâm lược
của các nước khác; từ đó kéo theo các nền văn hóa, văn minh
của các nước khác vào Việt Nam và quá trình tiếp nhận có chọn
lọc và biến thành nền văn hóa bản sắc của chúng ta. chính vì vậy
mà nền văn hóa đô thị, văn minh đô thị, công nghiệp dịch vụ và
4



thương mại nhu nhập từ nơi khác đến, nó diễn ra trên qui mô nào
tốc độ nào là lệ thuộc vào quá trình nhu nhập và tiếp nhận của
của chúng ta. cho đến ngày nay
Trong những thay đổi tiện nghi hơn về điều kiện sống, con
người trong xã hội hiện đại dễ chấp nhận sự thay thế các yếu tố
văn hóa truyền thống bằng các nhân tố mới, nét văn hóa mới.
Trước luồng gió hiện đại hóa, đô thị hóa tốc độ cao với những sự
hấp dẫn nhiều lúc không cưỡng nổi, sự chống cự của các giá trị
truyền thống dường như trở nên yếu ớt, thậm chí bị lãng quên.
Diện mạo xã hội thay đổi nhanh, thậm chí từng ngày, từng giờ.
Những sản phẩm vật chất của cộng đồng như các công trình xây
dựng, các di tích lịch sử văn hóa, khung cảnh làng xã, đô thị
được hình thành qua cả một thời gian dài của lịch sử ít được
quan tâm hơn, có thể bị lãng quên tronng tiềm thức của xã hội
hiện đại.
Như vậy thách thức của hiện đại hóa, đô thị hóa đối với bảo
tồn di sản văn hóa là rất lớn. Tuy nhiên, cần bình tĩnh nhìn nhận,
phân tích một cách đầy đủ hơn về tác động của hiện đại hóa, đô
thị hóa. Đô thị hóa có thể coi là nhu cầu tự nhiên, tất yếu của sự
phát triển kinh tế xã hội. Vấn đề là làm sao để quá trình đô thị
5


hóa diễn ra một cách hữu cơ với những cái đã có và đang tồn tại
để có thể cùng phát triển một cách bền vững. Thật ra luồng gió
của đô thị hóa có thể làm thay đổi nhanh diện mạo của một khu
vực nào đó, song nó không thể dễ dàng và nhanh chóng làm đổi
thay cách sống, cách nghĩ của cộng đồng nơi đó, có nghĩa là đô

thị hóa không dễ tác động đến mức làm thay đổi ngay được văn
hóa truyền thống; nếu chúng ta biến cách thức hiện, có chủ
trương đúng đăn và hợp lý. Hiện đại hóa gắn liền với công
nghiệp hóa tạo ra cơ sở vật chất, hạ tầng xã hội tốt hơn. Hiện đại
hóa tạo điều kiện cho những suy nghĩ rộng mở, tự do hơn. Tất cả
cái đó tạo điều kiện tốt và thuận lợi để thực hiện mọi hoạt động
xã hội trong đó có hoạt động bảo tồn văn hóa truyền thống. Ðặc
biệt, trong làn sóng hiện đại hóa mà ngày nay cùng với nó là
toàn cầu hóa, những giá trị truyền thống, bản sắc vùng miền hay
cộng đồng lại càng trở nên nổi bật hơn. Trong các sản phẩm du
lịch của các quốc gia khác nhau, những vấn đề về phương tiện đi
lại, tiện nghi ăn ở, dịch vụ đã trở nên đồng nhất, nhưng cái khác
biệt nổi lên của từng sản phẩm là văn hóa đặc trưng của mỗi
quốc gia, mỗi địa phương - văn hóa truyền thống.

6


Thực tế ở Việt Nam có nhiều giải pháp về bảo tồn và phát
huy giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống như: Khu phố cổ Hội
An với những giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc đã từng là một thị
xã hẻo lánh chẳng mấy ai quan tâm, một vùng đất bị "bỏ quên",
trở nên "hiu hắt" mặc dù rất gần thành phố Ðà Nẵng sôi động,
mới mẻ (sau chiến tranh) và bãi biển Non Nước hấp dẫn mọi
người. Vào những năm 80 của thế kỷ trước nó được đánh thức
bởi Tiểu ban hợp tác Việt Nam - Ba Lan làm công tác bảo tồn
trùng tu di tích. Từ đó Hội An được quan tâm đặc biệt, đến năm
1999 được công nhận là Di sản thế giới, nay trở thành điểm đến
hấp dẫn đối với mọi người từ khắp nơi trong và ngoài nước. Ðể
được như ngày nay, ngoài nỗ lực của chính quyền địa phương và

hoạt động của các nhà chuyên môn về bảo tồn di sản, vai trò của
người dân sở tại là hết sức quan trọng. Từng người Hội An hiểu
rằng mảnh đất của họ, ngôi nhà của họ được mọi người "đến
với", cuộc sống của họ được giàu lên là nhờ Hội An được biết
đến là một di sản thế giới, được quản lý và tổ chức các hoạt động
theo hướng bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa. Người
Hội An đồng thuận, ủng hộ, hồ hởi chấp hành các quy định của
chính quyền và chung sức cùng Nhà nước trong các chương
trình bảo tồn và phát triển.
7


Mỗi phương thức sản xuất của xã hội công nghiệp hóa – đô
thị hóa và dịch vụ nhất định có một cơ sở vật chất - kỹ thuật
tương ứng, lực lượng sản xuất phù hợp với trình độ kỹ thuật
(công nghệ) tương ứng; chuyển từ lao động bằng tay với nhũng
công cụ cụ thô sơ sang lao động bằng may móc công nghệ cao
phù hợp với loại hình sản xuất công nghiệp hiện đại; mà lực
lượng lao động xã hội sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất
đáp ứng nhu cầu xã hội.
Một số giải pháp Để đẩy mạnh công nghiệp hóa – đô thị
hóa và dịch vụ; phát triển kinh tế đất nước..
Gia tăng nhanh quá trình hiện đại hóa nền nông nghiệp
phù hợp với điều kiện tự nhiên, sinh thái của từng vùng và
từng loại sản phẩm. Như vậy mới rút được lao động ra khỏi
khu vực nông nghiệp mà vẫn bảo đảm nông nghiệp đáp ứng
được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ngày càng gia
tăng.
Phát triển các làng nghề truyền thống để khai thác các
tiềm năng kinh tế của các địa phương và phù hợp với xu hướng

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế

8


vào phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn với những
chính sách ưu đãi như: đất đai, thuế, tín dụng...
Chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các
ngành nghề khác; từng bước tăng quỹ đất canh tác cho mỗi lao
động nông nghiệp; mở rộng quy mô sản xuất, tăng việc làm và
thu nhập cho dân cư nông thôn.
Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế nông thôn phải đặt
trong điều kiện của kinh tế thị trường, tránh chủ quan duy ý chí;
chú ý tới các yếu tố khách quan như khả năng về vốn, tổ chức
quản lý, công nghệ và điều kiện thị trường.
Công nghiệp hóa – đô thị hóa và dịch vụ đòi hỏi phải trang
bị kỹ thuật cho các ngành của nền kinh tế theo hướng hiện đại.
Do đó phát triển kinh tế nông thôn trong điều kiện công nghiệp
hóa, hiện đại hóa cần phải đẩy mạnh ứng dụng của tiến bộ khoa
học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
Phát triển hệ thống siêu thị, chợ nông thôn và cửa hàng
thương mại ở những nơi phù hợp. Mở rộng mặt hàng và thị
trường xuất khẩu. Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn
với bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử, bản sắc văn
hóa của dân tộc.

9



Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp cách
mạng của quần chúng, trong đó lực lượng cán bộ khoa học và
công nghệ, khoa học quản lý và công nhân lành nghề đóng vai
trò đặc biệt quan trọng. Trong quá trình phát triển công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đòi hỏi phải có đầy đủ nguồn nhân lực về số
lượng, đảm bảo về chất lượng và có trình độ cao. Để đáp ứng đòi
hỏi đó phải coi trọng con người và đặt con người vào vị trí trung
tâm của sự phát triển kinh tế. Phải coi việc đầu tư cho giáo dục
đào tạo là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển,
giáo dục và đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu.
Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại: Ngày nay cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ với xu hướng toàn cầu hoá kinh tế
đang tạo ra mối liên hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền
kinh tế của các nước. Do đó việc mở rộng quan hệ kinh tế giữa
nước ta với các nước khác trở thành một tất yếu, tạo ra khả năng
và điều kiện để các nước chậm phát triển tranh thủ vốn, kỹ thuật,
kinh nghiệm tổ chức quản lý... để đẩy nhanh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước. Quan hệ kinh tế đối ngoại càng mở rộng
và có hiệu quả bao nhiêu, thì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá càng thuận lợi và nhanh chóng bấy nhiêu.

10


11



×