Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất chăn nuôi gà thịt theo mô hình trang trại trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 109 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
các kết quả nghiên cứu, tính toán trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, các
thông tin và tài liệu tham khảo khác đều đƣợc trích dẫn rõ ràng. Những kết luận của
luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào.
Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2016
Tác giả

Lê Thị Thu Giang


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn này, ngoài những cố gắng của bản thân, tôi đã
nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy, cô Trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt
Nam, Phòng Đào tạo sau đại học Trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Phòng
Thống kê huyện Chƣơng Mỹ, các cán bộ xã, gia đình các hộ nông dân Chăn nuôi gà
thịt v.v.v. Nhân dịp này, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới
sự quan tâm giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin đƣợc trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và hƣớng dẫn tận tình của TS.
Trần Thị Thu Hà - ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm,
động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo nơi tôi công tác – Phòng Đào tạo sau đại
học Trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đúng
tiến độ của khóa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn bè thân thiết, các bạn học viên cùng lớp,
các đồng nghiệp nơi tôi công tác, những ngƣời đã quan tâm, cho tôi thêm niềm tin
và động lực để tập trung nghiên cứu.


Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2016
Tác giả

Lê Thị Thu Giang


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ vii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI.......4
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả chăn nuôi theo mô hình trang trại .............................. 4
1.1.1. Khái niệm trang trại và kinh tế trang trại ..........................................................4
1.1.2. Phƣơng thức và quy mô chăn nuôi theo mô hình trang trại ............................ 10
1.1.3. Một số vấn đề liên quan tới hiệu quả kinh tế ..................................................11
1.1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà .............................. 12
1.2. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sản xuất chăn nuôi theo mô hình trang trại trên
thế giới và ở Việt Nam .............................................................................................. 19
1.2.1. Kinh nghiệm ở một số nƣớc trên thế giới .......................................................19
1.2.2. Kinh nghiệm ở Việt Nam ................................................................................23
1.3. Tổng quan các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt trên thế giới và

ở Việt Nam ................................................................................................................31
1.3.1. Tổng quan các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt trên thế giới....31
1.3.2. Khái quát về nghiên cứu hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt ở Việt Nam .......32
Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............35
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Chƣơng Mỹ .............................. 35
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................... 35
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................37
2.1.3. Hiện trạng sử dụng đất ....................................................................................41


iv

2.1.4. Cơ sở vật chất - kỹ thuật .................................................................................42
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu.....................................................................................44
2.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................................... 44
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu ..........................................................................46
2.2.3. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu ....................................................47
2.3. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài ............................................47
2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất trong trang trại ........................................47
2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế: .......................................................... 48
2.3.3. Chỉ tiêu hiệu quả xã hội và môi trƣờng ........................................................... 49
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................50
3.1. Thực trạng hệ thống trang trại Chăn nuôi gà thịt của huyện Chƣơng Mỹ .........50
3.1.1. Phƣơng thức chăn nuôi trong các trang trại ....................................................50
3.1.2. Số lƣợng đàn gà và giá trị Chăn nuôi gà thịt trong các trang trại ...................52
3.1.3. Thị trƣờng tiêu thụ gà thịt, các kênh tiêu thụ sản phẩm..................................54
3.2. Kết quả và hiệu quả Chăn nuôi gà thịt của các trang trại điều tra .....................56
3.2.1. Sử dụng các yếu tố đầu vào.............................................................................56
3.2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm gà thịt trong các trang trại điều tra ...................63
3.2.3. Kết quả Chăn nuôi gà thịt trong trang trại điều tra .........................................65

3.2.4. Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt trong các trang trại điều tra ......................69
3.2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả Chăn nuôi gà thịt theo mô hình trang trại ......76
3.3. Định hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất Chăn nuôi gà thịt theo mô
hình trang trại trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ .........................................................81
3.3.1. Định hƣớng, mục tiêu nâng cao hiệu quả Chăn nuôi gà thịt theo mô hình trang
trại.............................................................................................................................. 81
3.3.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà thị theo hƣớng
trang trại trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội ..................................82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33

Tên viết tắt
BCN
BQ
BVMT
CC
CN
CP
CLB
DN
DV

DS
ĐTBQ
GT
HTX
HQKT
KTCTTL
KN

NN
NQ
PTCN
QQMN
QMV
QML
SL
SXKD
TNHH
TP
TTSP
TT
TSCĐ
XD
UBND
XH

Tên đầy đủ
Bán công nghiệp
Bình quân
Bảo vệ môi trƣờng
Cơ cấu

Công nghiệp
Chính phủ
Câu lạc bộ
Doanh nghiệp
Dịch vụ
Dân số
Đầu tƣ bình quân
Giá trị
Hợp tác xã
Hiệu quả kinh tế
Kỹ thuật công trình thủy lợi
Khuyến nông
Lao động
Nông nghiệp
Nghị quyết
Phƣơng thức chăn nuôi
Quy mô nhỏ
Quy mô vừa
Quy mô lớn
Sản lƣợng
Sản xuất kinh doanh
Trách nhiệm hữu hạn
Thành phố
Thị trƣờng sản phẩm
Trang trại
Tài sản cố định
Xây dựng
Ủy ban nhân dân
Xã hội



vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
2.1
2.2

Tên bảng
Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Chƣơng Mỹ giai đoạn
2011 - 2015
Tình hình dân số và lao động của huyện Chƣơng Mỹ giai đoạn
2013 - 2015

Trang
38
40

2.3

Tình hình sử dụng đất đai của Huyện Chƣơng Mỹ năm 2015

41

2.4

Đối tƣợng và mẫu điều tra trang trại chăn nuôi gà

45


3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9

3.10

3.11

Phát triển trang trại chăn nuôi gà của huyện Chƣơng Mỹ giai đoạn
2013 - 2015
Phát triển các phƣơng thức chăn nuôi gà của Huyện Chƣơng Mỹ
giai đoạn 2013- 2015
Kết quả chăn nuôi gà của các trang trại huyện Chƣơng Mỹ giai
đoạn 2013- 2015
Giá trị chăn nuôi gà trong các trang trại của huyện Chƣơng Mỹ giai
đoạn 2013- 2015
Tình hình tiêu thụ gà thịt trong các trang trại chăn nuôi trên địa bàn
huyện Chƣơng Mỹ
Tình hình đầu tƣ cơ sở vật chất phục vụ chăn nuôi trong các trang
trại điều tra
Nguồn cung cấp gà giống cho các trạng trại Chăn nuôi gà thịt ở
huyện Chƣơng Mỹ năm 2015
Tình hình phòng trừ dịch bệnh trong các trang trại Chăn nuôi gà thịt
phân theo quy mô và vùng nghiên cứu

Phƣơng thức sử dụng thức ăn trong trang trại chăn nuôi gà thịt phân
theo quy mô và vùng nghiên cứu
Tình hình tiêu thụ gà thịt của các trang trại điều tra theo quy mô và
vùng nghiên cứu
Số lƣợng gà thịt bình quân/lứa của trang trại theo quy mô và vùng
nghiên cứu ở huyện Chƣơng Mỹ

50
51
53
54
55
57
59
61
63

64

65


vii

3.12

3.13

3.14


3.15

3.16

Sản lƣợng và doanh thu gà thịt bình quân/lứa trong các trang trại
theo quy mô và vùng nghiên cứu ở Chƣơng Mỹ
Chi phí sản xuất ngành Chăn nuôi gà thịt trong trang trại bình quân
1 lứa theo quy mô và vùng nghiên cứu
Kết quả và hiệu quả Chăn nuôi gà thịt của các trang trại điều tra
phân theo quy mô và vùng nghiên cứu năm 2015
Thu hút lao động trong các trang trại điều tra ở huyện Chƣơng Mỹ
năm 2016
Đánh giá ảnh hƣởng của yếu tố bên trong trang trại đến hiệu quả
Chăn nuôi gà thịt

66

68

71

74

79

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT

Tên hình


Trang

1.1

Tiêu thụ thịt gà tại Indonesia đang tăng đều mỗi năm

22

2.1

Bản đồ hành chính huyện Chƣơng Mỹ năm 2015

35

2.2

Một số yếu tố khí hậu đặc trƣng của huyện Chƣơng Mỹ

37

2.3
2.4
2.5

Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Chƣơng Mỹ
Giai đoạn 2011-2015
Tình hình sử dụng đất của huyện Chƣơng Mỹ năm 2015
Thị trƣờng tiêu thụ gà thịt ở các trang trại huyện Chƣơng Mỹ
2013 - 2015


39
42
56


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền nông nghiệp Việt Nam đã đƣợc hình thành từ lâu đời với hai ngành sản
xuất là trồng trọt và chăn nuôi. Cả hai ngành sản xuất chính này luôn gắn bó mật
thiết với nhau, cùng thúc đẩy và hỗ trợ nhau trong quá trình phát triển. Trong đó,
chăn nuôi đã và đang từng bƣớc trở thành một ngành sản xuất chiếm tỷ trọng lớn
trong sản xuất nông nghiệp và cũng là ngành mũi nhọn trong xóa đói giảm nghèo ở
nông thôn.
Khoảng 10 năm gần đây, một sự bứt phá của ngành chăn nuôi là có sự
chuyển đổi từ chăn nuôi tự cung tự cấp sang chăn nuôi trang trại tập trung, tiếp cận
dần tới công nghiệp hóa chăn nuôi. Đây có thể coi là bƣớc đột phá mới trong phát
triển của ngành chăn nuôi. Chăn nuôi trang trại phát triển sẽ đáp ứng nhu cầu thị
trƣờng ngày càng nhiều và đa dạng của nhân dân về sản phẩm ch ăn nuôi, nâng cao
tính cạnh tranh năng suất, chất lƣợng sản phẩm chăn nuôi, tăng cƣờng khả năng tiếp
thu công nghệ, tiến bộ khoa học mới, là nhân tố sức mạnh thúc đẩy ngành chăn nuôi
phát triển theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chăn nuôi theo quy mô trang
trại đã và đang là xu hƣớng phát triển tất yếu của ngành chăn nuôi. Bởi vì chăn nuôi
trang trại mới cho đƣợc số lƣợng sản phẩm lớn, mới đủ khả năng và thông số mẫu
đủ lớn để áp dụng các tiến bộ khoa học, các công nghệ phục vụ chăn nuôi cao sản,
kiểm soát dịch bệnh dễ dàng hơn so với chăn nuôi phân tán nhỏ lẻ. Từ đó nâng cao
sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi hàng hóa trên thị trƣờng.
Huyện Chƣơng Mỹ, Thành phố Hà Nội là một huyện có số hộ chăn nuôi gà

theo mô hình trang trại lớn. Đây là một hƣớng đi rất đúng đắn, thực tế đã chứng
minh chăn nuôi theo mô hình trang trại đã phát huy đƣợc vai trò to lớn, tạo ra sức
mạnh mới trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn, đã khai thác sử dụng
có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông
nghiệp bền vững, khuyến khích làm giàu đi đôi với xóa đói giảm nghèo, phân bổ lại
lao động dân cƣ, không những vậy còn góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế.


2

Mặc dù hình thức chăn nuôi theo mô hình trang trại đã đạt đƣợc nhiều thành
quả trong nền sản xuất nông nghiệp nhƣng phát triển vẫn còn chậm, năng suất chất
lƣợng hiệu quả vẫn chƣa cao… Do đó việc tiếp tục nghiên cứu để tìm ra những giải
pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất chăn nuôi theo mô hình trang trại ở nƣớc ta là
rất cần thiết. Chính vì vậy tôi đã chọn nghiên cứu“Giải pháp nâng cao hiệu quả
sản xuất Chăn nuôi gà thịt theo mô hình trang trại trên địa bàn huyện Chương
Mỹ, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Kinh
tế nông nghiệp của Trƣờng Đại học Lâm nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Vận dụng lý luận để đánh giá rõ thực trạng hiệu quả sản xuất của các trang
trại Chăn nuôi gà thịt trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, TP Hà Nội từ đó đề xuất
những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất Chăn nuôi gà thịt theo
mô hình trang trại trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ nói riêng và TP Hà Nội nói
chung.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề về lý luận và thực tiễn về hiệu quả sản xuất chăn
nuôi theo mô hình trang trại;
- Đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất Chăn nuôi gà thịt theo mô hình trang
trại trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, TP Hà Nội;

- Chỉ ra đƣợc những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả Chăn nuôi gà thịt theo
mô hình trang trại trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, TP Hà Nội;
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất Chăn nuôi gà
thịt theo mô hình trang trại trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, TP Hà Nội trong thời
gian tới.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu là hiệu quả Chăn nuôi gà thịt
theo mô hình trang trại trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, TP Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu:


3

+ Về không gian nghiên cứu: Đề tài đƣợc triển khai nghiên cứu trên địa bàn
huyện Chƣơng Mỹ, TP Hà Nội.
+ Về thời gian nghiên cứu: Số liệu tổng hợp, nghiên cứu phân tích trong
khoảng thời gian 2013 -2015. Điều tra khảo sát năm 2016
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về hiệu quả chăn nuôi theo mô hình trang trại;
- Thực trạng phát triển Chăn nuôi gà thịt và các vấn đề thực tiễn hiện nay về
hiệu quả Chăn nuôi gà thịt theo mô hình trang trại;
- Thực trạng hiệu quả Chăn nuôi gà thịt theo mô hình trang trại trên địa bàn
huyện Chƣơng Mỹ, TP Hà Nội;
- Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả Chăn nuôi gà thịt theo mô hình trang
trại trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, TP Hà Nội;
- Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả Chăn nuôi gà thịt theo mô
hình trang trại trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, TP Hà Nội.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 03 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả chăn nuôi theo mô hình

trang trại
Chƣơng 2. Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu


4

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI
THEO MÔ HÌNH TRANG TRẠI
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả chăn nuôi theo mô hình trang trại
1.1.1. Khái niệm trang trại và kinh tế trang trại
1.1.1.1. Khái niệm về trang trại
Khi nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế trong nông nghiệp, các nhà kinh
tế thấy rằng, khi công nghiệp phát triển thì nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp phục
vụ cho tiêu dùng, làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và hàng xuất khẩu tăng
lên rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm nông nghiệp thì không
thể dựa vào hình thức sản xuất nông hộ với quy mô nhỏ lẻ, manh mún với phƣơng
thức canh tác lạc hậu, sản xuất tự cung, tự cấp. Nhƣ vậy, để đáp ứng đƣợc nhu cầu
ngày càng cao của xã hội thì đòi hỏi các hộ nông dân phải sản xuất theo hƣớng hàng
hóa, tập trung với quy mô lớn và hình thành nên các nông trại hay trang trại nhƣ
ngày nay.
Trong những năm gần đây, kinh tế trang trại ở nƣớc ta có xu hƣớng phát triển
nhanh chóng cả về số lƣợng và chất lƣợng trên nhiều địa phƣơng. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu, tìm hiểu các khái niệm và nội dung của trang trại, kinh tế trang trại là cần
thiết để có đƣợc những nhận thức đúng đắn trong công việc đánh giá đúng thực trạng
phát triển của nó.
Trong từ điển Việt, trang trại đƣợc hiểu một cách khái quát là: “Trại lớn sản
xuất nông nghiệp”. Trên thế giới đều dùng phổ biến từ farm (tiếng Anh) và feme
(tiếng Pháp) mà các từ điển Anh – Việt của ta đều dịch là trang trại và các văn kiện

của đảng đều dùng thuật ngữ “trang trại”. Trong các tài liệu nghiên cứu về kinh tế
trang trại thƣờng gắn với ngành sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp gọi là “nông trại”,
“lâm trại”, “ngƣ nghiệp” để phân biệt chuyên ngành sản xuất.
Hiện nay, trong các tài liệu nghiên cứu khoa học kinh tế, trang trại và kinh tế
trang


5

trại đƣợc nhìn nhận dƣới nhiều quan điểm khác nhau, thể hiện rõ qua các khái niệm:
Trang trại là một đơn vị kinh tế hộ gia đình có tƣ cách pháp nhân, đƣợc Nhà nƣớc
giao quyền sử dụng một số diện tích đất đai, rừng, biển hợp lý: để tổ chức lại quá
trình sản xuất nông, lâm nghiệp theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tích cực
áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới nhằm cung ứng ngày càng nhiều sản
phẩm hàng hoá có chất lƣợng cao hơn cho nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu; nâng
cao hiệu quả kinh tế xã hội của từng đơn vị diện tích, góp phần xoá đói giảm nghèo,
nâng cao mức sống và chất lƣợng cuộc sống của mọi ngƣời tham gia [9].
Trang trại gia đình, thực chất là kinh tế hộ sản xuất hàng hoá với quy mô lớn, sử
dụng lao động tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Trang trại gia đình là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp trong điều kiện
của nền kinh tế thị trƣờng từ khi phƣơng thức sản xuất tƣ bản thay thế phƣơng thức
sản xuất phong kiến, khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp hoá lần thứ nhất ở
một số nƣớc Châu Âu.
Trang trại là một loại hình tổ chức sản xuất cơ sở trong nông lâm, thuỷ sản, có
mục đích sản xuất hàng hoá, có tƣ liệu sản xuất thuộc sở hữu hoặc quyền sử dụng của
một chủ độc lập, sản xuất đƣợc tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất
tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trƣờng.
Nhƣ vậy, trang trại là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở
lao động và đất đai của hộ gia đình là chủ yếu, có tƣ cách pháp nhân, tự chủ sản
xuất kinh doanh bình đẳng với các thành phần khác, có chức năng chủ yếu là sản

xuất nông sản hàng hoá, tạo ra nguồn thu nhập chính và đáp ứng nhu cầu cho xã
hội.
1.1.1.2. Khái niệm về kinh tế trang trại
Hệ thống lý luận và thực tiễn về kinh tế trang trại, nhiều nhà nghiên cứu kinh tế
Việt Nam và thế giới đã đƣa ra khái niệm về kinh tế trang trại nhƣ sau:
- Theo PGS –TS Lê Trọng: “Kinh tế trang trại (hay kinh tế nông, lâm, ngƣ trại…)
là một hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, dựa trên cơ sở hợp tác và
phân công lao động xã hội. Bao gồm một số ngƣời lao động nhất định đƣợc chủ trang trại


6

tổ chức, trang bị những tƣ liệu sản xuất nhất định để tiến hành sản xuất kinh doanh, phù
hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng và đƣợc nhà nƣớc bảo hộ” [21].
- Theo ông Trần Trác, Vụ trƣởng – Vụ Kinh tế Trung ƣơng: “Kinh tế trang
trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá lớn trong Nông, Lâm, Ngƣ nghiệp của
các thành phần kinh tế khác nhau ở nông thôn. Có sức đầu tƣ lớn, có năng lực quản
lý trực tiếp quá trình sản xuất kinh doanh, có phƣơng pháp tạo ra tỷ suất sinh lời cao
hơn bình thƣờng trên đồng vốn bỏ ra, có trình độ đƣa các thành tựu khoa học, công
nghệ mới kết tinh trong hàng hoá, tạo ra sức cạnh tranh cao hơn trên thị trƣờng,
mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao”[20].
- Theo Giáo sƣ Đào Công Tiên - trƣờng Đại học Kinh tế thuộc Đại học quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh: “Kinh tế trang trại là một loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh
trong nông nghiệp, phổ biến đƣợc hình thành và phát triển trên nền tảng kinh tế hộ và về
cơ bản giữ bản chất kinh tế hộ. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại là quá
trình nâng cao năng lực sản xuất dựa trên cơ sở tích tụ tập trung vốn và các yếu tố sản
xuất khác, nhờ đó tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá với năng suất, chất lƣợng và hiệu quả
cao”.
Khái niệm Kinh tế trang trại, lần đầu tiên trong văn bản pháp lý của nhà
nƣớc ta, Nghị quyết số 03/2000/NQ – CP ngày 02/02/2000 đã nêu rõ: “Kinh tế trang

trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu
dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong
lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng gắn sản xuất với chế
biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản.
Kinh tế trang trại là khái niệm rộng hơn, là tổng thể các yếu tố bao gồm cả
kinh tế, xã hội, môi trƣờng. Nhƣ vậy, nói đến trang trại là nói đến chủ thể của các
yếu tố đó. Còn nói đến kinh tế trang trại chủ yếu là đề cấp đến yếu tố kinh tế của
trang trại và cũng là vấn đề mấu chốt của các đơn vị kinh tế.
Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp
với mục đích là sản xuất hàng hóa trên cơ sở tự chủ về ruộng đất, tƣ liệu sản xuất
của hộ gia đình, tự hạch toán và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh.


7

Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất tiến bộ, hiệu quả và phù hợp với
đặc điểm và hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, do đó đây là hình thức tổ
chức phổ biến trong nông nghiệp và không chỉ đƣợc phát triển ở các nƣớc công nghiệp
mà còn đƣợc phát triển ở tất cả các nƣớc trên thế giới.
Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế - hình thức tổ chức sản xuất
kinh doanh trong nông nghiệp (hiểu nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông, lâm,
ngƣ nghiệp) phổ biến đƣợc hình thành và phát triển trên nền tảng kinh tế nông hộ. Quá
trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại có gắn với sự tích tụ tập trung các yếu tố
sản xuất kinh doanh đất đại, lao động, tƣ liệu sản xuất - vốn, khoa học công nghệ, để
nâng cao năng lực sản xuất và sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá với năng suất, chất
lƣợng và hiệu quả cao [24].
Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá lớn trong nông, lâm,
ngƣ nghiệp của các thành phần kinh tế khác nhau ở nông thôn, có sức đầu tƣ lớn, có
năng lực quản lý trực tiếp quá trình sản xuất kinh doanh, có phƣơng pháp tạo ra sức
sinh lời cao hơn bình thƣờng trên đồng vốn bỏ ra; có trình độ đƣa những thành tựu

khoa học công nghệ mới kết tinh trong hàng hoá tạo ra sức cạnh tranh cao hơn trên thị
trƣờng xã hội, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Tóm lại: Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông
nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô và nâng cao
hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng
rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản.
1.1.1.3. Những đặc trưng của trang trại
Đặc trƣng chủ yếu của kinh tế trang trại đƣợc thể hiện trên các khía cạnh nhƣ,
mục đích sản xuất của trang trại, mức độ tập trung hoá và chuyên môn hoá, cũng nhƣ
và kiến thức và kinh nghiệm của chủ trang trại.
Một là, về mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nông, lâm, thuỷ sản
hàng hoá với quy mô lớn.
Đặc điểm chủ yếu của kinh tế trang trại khác với kinh tế tiểu nông bởi chức năng


8

sản xuất hàng hóa là chính. Giá trị tổng sản phẩm và sản phẩm hàng hóa là chỉ tiêu trực
tiếp để phân biệt kinh tế trang trại với kinh tế hộ sản xuất tự cung, tự cấp. Quy mô hàng
hóa của trang trại thƣờng lớn hơn rất nhiều lần so với kinh tế hộ bình thƣờng. Ngoài ra
còn có các chỉ tiêu khác nhƣ ruộng đất, vốn, lao động cũng khác so với kinh tế hộ tiểu
nông.
Hai là, mức độ tập trung hoá và chuyên môn hoá các điều kiện và yếu tố sản
xuất cao hơn hẳn (vƣợt trội)* so với sản xuất của của nông hộ, thể hiện ở quy mô
sản xuất nhƣ: đất đai, đầu con gia súc, lao động, giá trị nông sản thuỷ sản hàng hoá.
Ba là, chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản
xuất, biết áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới
vào sản xuất, sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất hiệu
quả cao, có thu nhập vƣợt trội so với kinh tế hộ.
1.1.1.4. Các tiêu chí nhận dạng trang trại

Theo quy định của pháp luật (Điều 5 Thông tƣ số 27/2011/TT-BNNPTNT) thì
cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu
chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:
1. Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:
a) Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu: 3,1ha đối với vùng Đông Nam Bộ
và Đồng bằng sông Cửu Long; 2,1ha đối với các tỉnh còn lại.
b) Giá trị sản lƣợng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.
2. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lƣợng hàng hóa từ 1.000 triệu
đồng/năm trở lên;
3. Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị
sản lƣợng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.
Điều 6. Thay đổi tiêu chí xác định kinh tế trang trại
Tiêu chí kinh tế trang trại đƣợc điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế xã
hội của đất nƣớc trong từng thời kỳ, ổn định trong thời gian tối thiểu là 5 năm.
1.1.1.5. Phân loại trang trại ở Việt Nam
Cũng nhƣ các nƣớc trên Thế giới, trang trại nông, lâm, ngƣ nghiệp của nƣớc ta


9

bao gồm nhiều loại khác nhau. Việc phân loại trang trại rất quan trọng trong việc
nghiên cứu, phân tích và đƣa ra giải pháp phù hợp với từng loại hình. Theo thông tƣ
69/200 – TTLT/BNN - TCTK thì trang trại đƣợc phân theo các hình thức sau:
Theo thu nhập: các trang trại đƣợc phân loại theo thu nhập, theo hai hƣớng
chính là trang trại sản xuất và trang trại kinh doanh. Trong đó trang trại sản xuất là
chính, trang trại kinh doanh thu nhập chủ yếu từ hoạt động kinh doanh.
Theo quy mô đất đai gồm: trang trại nhỏ từ 2-5ha. Trang trại vừa từ 5-10 ha.
Trang trại có quy mô lớn từ 10-30 ha. Trang trại có quy mô lớn vƣợt quá hạn điền
lớn hơn 30 ha.
Theo cơ cấu sản xuất có các loại trang trại như sau:

- Trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp: là trang trại kết hợp của các hình
thức tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau mang tính tổng hợp , sản phẩm làm ra
số lƣợng một loại không lớn nhƣng đa dạng về chủng loại.
- Trang trại chuyên môn hóa: là trang trại chỉ tạo ra một hoặc hai sản phẩm
chính nhƣ trang trại chuyên chăn nuôi gà, chuyên chăn nuôi gia cầm, trồng cây ăn
quả.
Phân loại theo hình thức quản lý:
- Trang trại hợp doanh theo cổ phần: là trang trại theo nguyên tắc cổ phần,
trang trại này thƣờng có quy mô lớn, sử dụng lao động làm thuê.
- Trang trại liên doanh: là trang trại do một số chủ hộ có đất, vốn, tƣ liệu sản
xuất nhƣng có quy mô nhỏ hợp nhất với nhau, để trở thành trang trại có quy mô lớn.
Hoặc mỗi chủ trang trại có một thế mạnh hợp tác lại với nhau để tạo ra một sản
phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng.
- Trang trại gia đình: là trang trại chủ yếu ở Việt Nam hiện nay, do một chủ hộ
đứng ra làm công tác quản lý, độc lập sản xuất, có tƣ cách pháp nhân và sử dụng lao
động gia đình là chủ yếu.
Phân loại theo mối quan hệ sở hữu và lao động:
- Trang trại gia đình: là trang trại mà trong đó ngƣời chủ sở hữu đồng thời là
ngƣời lao động, có thể thuê hoặc không thuê thêm lao động.


10

- Trang trại tƣ bản tƣ nhân: là trang trại mà ngƣời chủ sở hữu không lao động
hoặc có lao động nhƣng làm công tác quản lý, thuê lao động là chủ yếu.
1.1.2. Phương thức và quy mô chăn nuôi theo mô hình trang trại
Ở nƣớc ta, chăn nuôi gà là ngành sản xuất hàng hoá đang phát triển mạnh với
các phƣơng thức chăn nuôi khác nhau và quy mô khác nhau, cụ thể đƣợc phân theo
phƣơng thức và quy mô sau:
a. Về quy mô chăn nuôi trang trại

Hiện nay, khi nền kinh tế phát triển mạnh mẽ về tiến bộ khoa học kĩ thuật,
chăn nuôi theo hình thức hàng hoá đã phát triển với quy mô lớn hơn tuỳ vào điều
kiện của mỗi gia đình mà có quy mô chăn nuôi khác nhau.
Quy mô chăn nuôi trang trại: Phƣơng thức chăn nuôi này khá phổ biến ở hầu
khắp các tỉnh quy mô chăn nuôi từ 500 – 1.000 con gà thƣơng phẩm/lứa, thậm trí có
nhiều trang trại chăn nuôi với quy mô lớn từ 10- 30 ngàn con/lứa [16].
b. Phương thức chăn nuôi trang trại
Chăn nuôi gà là ngành kinh tế sản xuất hàng hoá. Sản phẩm chính của ngành
là thịt gà. Đây là sản phẩm đƣợc trao đổi trên thị trƣờng là chủ yếu. Vì vậy ngành
sản xuất này đƣợc coi là sản xuất hàng hoá.
* Phương thức chăn nuôi bán công nghiệp (BCN): là phƣơng thức chăn nuôi
kết hợp giữa kinh nghiệm sản xuất truyền thống với áp dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên
tiến. Sử dụng nguồn thức ăn có sẵn nhƣ cám gạo, cám ngô… kết hợp thức ăn đậm
đặc đảm bảo chế độ dinh dƣỡng cho gà. Kết hợp vừa nuôi nhốt và vừa thả rông.
* Phương thức chăn nuôi công nghiệp (CN): Là phƣơng thức chăn nuôi dựa
trên cơ sở thâm canh tăng năng suất sản phẩm, sử dụng các giống gà cho năng xuất
cao chất lƣợng tốt. Đặc điểm chung của phƣơng thức chăn nuôi này là yêu cầu vốn
lớn, chuồng trại đảm bảo yêu cầu kĩ thuật cơ giới hoá trong chăn nuôi, thức ăn hỗn
hợp đƣợc chế biến theo quy trình công nghiệp, năng suất sản phẩm cao, thời gian
nuôi ngắn phù hợp với quy mô lớn. Đây là phƣơng thức chăn nuôi đƣợc áp dụng
rộng rãi ở các nƣớc phát triển [11].


11

1.1.3. Một số vấn đề liên quan tới hiệu quả kinh tế
1.1.3.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
HQKT là một phạm trù kinh tế chung nhất liên quan trực tiếp với nền sản
xuất hàng hóa và với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Có nhiều
quan niệm về HQKT nhƣng khái quát nhất có thể hiểu: “HQKT của một hiện tƣợng

(hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt đƣợc mục tiêu xác định”. Từ
khái niệm khái quát này, có thể hình thành công thức biểu diễn khái quát phạm trù
HQKT nhƣ sau:
H = Q/C
H: HQKT của một hiện tƣợng (quá trình kinh tế) nào đó;
Q: Kết quả thu đƣợc từ hiện tƣợng (quá trình) kinh tế đó
C: Chi phí toàn bộ để đạt đƣợc kết quả đó
Để đánh giá đúng HQKT cần phân biệt rõ ba phạm trù: HQKT, hiệu quả xã
hội và HQKT - XH.
Trong lĩnh vực chăn nuôi gà, kết quả SXKD của các hộ chăn nuôi gà là tất cả
những gì thu đƣợc sau một quá trình SXKD (thƣờng tính là một năm), đó là sản
lƣợng các sản phẩm, giá trị sản xuất, thu nhập mà hộ chăn nuôi thu đƣợc sau khi sử
dụng các nguồn lực của mình nhƣ đất đai, tiền vốn, lao động...
Trong chăn nuôi khi đề cập tới HQKT, thông thƣờng ngƣời ta nói tới HQKT
về việc sử dụng các nguồn lực đầu vào nhƣ đất đai, lao động, vốn… Bàn tới vấn đề
này các nhà kinh tế đều thống nhất phải phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu
quả: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ, hiệu quả kinh tế.
1.1.3.2. Bản chất và ý nghĩa của việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế
Bản chất của HQKT trong hoạt động SXKD là phản ánh mặt chất lƣợng của
các hoạt động SXKD, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị
máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt đƣợc mục tiêu cuối cùng của
mọi hoạt động SXKD – mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.


12

Nâng cao HQKT là qúa trình tất yếu của sự phát triển xã hội. Đối với ngƣời
sản xuất tăng hiệu quả chính là tăng lợi nhuận, đối với ngƣời tiêu dùng tăng hiệu
quả là khi họ nâng cao đƣợc độ thỏa dụng khi sử dụng hàng hóa. Nhƣ vậy nâng cao

HQKT sẽ làm cho cả xã hội có lợi, bởi lẽ lợi ích của ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu
dùng đều đƣợc nâng lên.
Nghiên cứu HQKT làm cơ sở nâng cao HQKT trong chăn nuôi có ý nghĩa rất
quan trọng trong xu thế phát triển. Nó giúp cho chăn nuôi gà phát triển ổn định bền
vững, tiết kiệm đƣợc các nguồn lực, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng…[11]
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà
1.1.4.1. Các nhân tố về điều kiện tự nhiên
Mỗi sự biến động của môi trƣờng tự nhiên đều tác động và ảnh hƣởng trực
tiếp tới các hoạt động sản xuất của con ngƣời, trong đó có hoạt động chăn nuôi gà.
Vật nuôi là cơ thể sống, sự sinh trƣởng phát triển và phát dục của chúng phụ thuộc
vào những quy luật nhất định, các quy luật này lại chịu sự khống chế bởi điều kiện
thiên nhiên phức tạp. Nhiệt độ và ẩm độ ảnh hƣởng chủ yếu đến năng suất thịt,
ngoài ra còn ảnh hƣởng không nhỏ đến phẩm chất thịt khi gà đƣợc nuôi ở nhiệt độ
và độ ẩm không thích hợp. Do vậy, điều kiện tự nhiên có ảnh hƣởng lớn đến ngành
chăn nuôi cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Đất, nƣớc, khí hậu và thời tiết - cây trồng vật nuôi có mối quan hệ khăng khít với nhau bằng những quy luật chặt chẽ, phức
tạp; chúng ta cần phải hiểu và nắm chắc các quy luật đó để vận dụng chúng vào
trong sản xuất.
1.1.4.2. Các nhân tố về các nguồn lực trong chăn nuôi gà
Các nguồn lực nhƣ đất đai, lao động và vốn có ý nghĩa quan trọng và mang
tính quyết định trong phát triển nông nghiệp nói chung và chăn nuôi gà thịt nói
riêng. Ở mỗi địa phƣơng các nguồn lực này có sự khác biệt đáng kể, do đó đã tạo
nên sự khác biệt về lợi thế cạnh tranh trong phát triển chăn nuôi gà thịt giữa địa
phƣơng này với địa phƣơng khác. Bên cạnh đó, các nguồn lực này cũng có ảnh
hƣởng lớn đến các loại hình chăn nuôi và quy mô chăn nuôi của hộ.


13

Về đất đai: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất nông nghiệp nói
chung và chăn nuôi gà thịt nói riêng, là điều kiện vật chất - cơ sở không gian, đồng

thời là đối tƣợng lao động trong chăn nuôi. Thực tế cho thấy trong quá trình phát
triển chăn nuôi gà thịt, sự hình thành và phát triển của ngành và các thành tựu khoa
học, kỹ thuật trong chăn nuôi đều đƣợc xây dựng trên nền tảng cơ bản sử dụng đất.
Nhƣ vậy, đất đai không những là đầu vào quan trọng đối với phát triển chăn nuôi gà
mà còn đối với nhiều hoạt động kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp.
Về lao động: Lao động là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng trong
các hoạt động kinh tế nói chung và của quá trình phát triển chăn nuôi gà nói riêng.
Do đó, việc phát triển chăn nuôi gà với quy mô lớn và hiệu quả kinh tế cao, đòi hỏi
ngƣời lao động phải có trình độ khoa học kỹ thuật.
Về vốn: Vốn có vai trò quyết định trong quá trình phát triển chăn nuôi gà
thịt. Nó là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất cho sự ra đời, tồn tại và phát triển
của các hình thức tổ chức sản xuất trong chăn nuôi gà. Là yếu tố quyết định đến
mức đầu tƣ, quy mô trong chăn nuôi gà. Trong chăn nuôi gà, nghiên cứu vấn đề vốn
bao gồm: năng lực vốn, nguồn hình thành, hiệu quả của vốn đầu tƣ trong chăn nuôi.
Bên cạnh đó, nghiên cứu vốn trong chăn nuôi gà cũng đề cập đến những khó khăn,
vƣớng mắc trong tiếp cận vốn cho phát triển chăn nuôi gà.
Lƣợng vốn đầu tƣ vào nuôi gà thịt phụ thuộc vào quy mô chăn nuôi, có thể chỉ vài
triệu nếu quy mô nhỏ lẻ, hàng trăm triệu đồng nếu ở quy mô lớn, thậm chí hàng tỷ đồng.
Thiếu vốn, là khó khăn chung của hầu hết các hộ chăn nuôi gà thịt với quy
mô trang trại. Trong khi đó, cơ chế chính sách về khuyến khích đầu tƣ, về vốn vay
cho sản xuất hiện nay vẫn chƣa phù hợp với loại hình kinh tế này.
1.1.4.3. Các nhân tố về cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng tác động nhiều mặt đến phát triển kinh tế - xã hội trong đó có
sản xuất ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà thịt nói riêng. Việc phát triển
cơ sở hạ tầng kéo theo sự thuận lợi nhiều mặt về văn hóa, xã hội và đặc biệt có ý
nghĩa trong giảm thời gian và giá thành sản phẩm gà thịt, giúp quá trình tiêu thụ gà
thịt có hiệu quả hơn. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển chăn nuôi gà thịt bao gồm hệ
thống giao thông, hệ thống giết mổ và chế biến, điện, nƣớc,...



14

Hệ thống giết mổ và chế biến thịt chƣa phát triển không những có ảnh hƣởng
không nhỏ đến chất lƣợng vệ sinh sản phẩm thịt tiêu thụ mà còn làm ảnh hƣởng đến
hiệu quả chăn nuôi do khả năng can thiệp vào thị trƣờng yếu.
1.1.4.4. Điều kiện về khoa học kỹ thuật và công nghệ
Khoa học kỹ thuật có ảnh hƣởng rất mạnh mẽ đến sự phát triển chăn nuôi gà thịt.
Trong những năm qua nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật đã đƣợc áp dụng mạnh
mẽ và nhanh chóng vào chăn nuôi gà thịt. Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật
đã tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá nhƣ là những yếu tố đầu vào cho sản xuất đó là
các loại vật tƣ, thức ăn chăn nuôi, giống gà con các loại, máy móc thiết bị... Chính
những yếu tố đầu vào có chất lƣợng tốt đã tạo ra một khả năng to lớn góp phần tăng
năng suất, sản lƣợng và chất lƣợng của sản phẩm gà thịt.
Công nghệ sau thu hoạch, trình độ chế biến nông sản phẩm, khả năng nâng cao
chất lƣợng sản phẩm, đa dạng hoá về hình thức, mẫu mã đối với các loại hàng hoá
dịch vụ trong chăn nuôi gà thịt những năm qua là rất nhanh chóng, đó chính là nhờ
những thành tựu khoa học kỹ thuật vừa góp phần nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu
quả kinh tế gà thịt, vừa bảo đảm cho kinh tế hộ phát triển một cách nhanh chóng và bền
vững.
Yếu tố khoa học và công nghệ ảnh hƣởng lớn đến chăn nuôi gà thịt trên
nhiều phƣơng diện.
Một là, các giống gà mới có năng suất cao, chất lƣợng tốt đƣợc đƣa vào chăn
nuôi đã làm cho năng suất gà thịt nâng cao. Một số giống gà truyền thống, năng suất
thấp đƣợc thay thế giống gà mới làm cho thu nhập của ngƣời nuôi gà thịt đƣợc cải
thiện rõ rệt.
Hai là, chăn nuôi gà thịt theo phƣơng thức tiên tiến nhƣ phƣơng thức bán
công nghiệp và công nghiệp nhờ áp dụng khoa học – Kỹ thuật và công nghệ đã thể
hiện sự vƣợt trội, ƣu thế và tính kinh tế cao nhờ quy mô ngày càng đƣợc khai thác
tốt hơn làm giảm giá thành sản phẩm, từ đó làm tăng tính cạnh tranh trên thị trƣờng
tiêu thụ sản phẩm gà thịt.

Ba là, nhờ vào khoa học – Kỹ thuật và công nghệ ngày càng đổi mới đã tác


15

động đến ngƣời chăn nuôi. Từ đó trình độ chuyên môn, kỹ thuật của ngƣời nuôi gà
thịt đƣợc nâng lên đã góp phần thúc đẩy năng suất lao động và nâng cao hiệu quả
kinh tế, nâng cao thu nhập của ngƣời chăn nuôi.
Bốn là, tác động của khoa học - kỹ thuật và công nghệ đã góp phần quan
trọng vào việc kiểm soát, khống chế dịch bệnh trong chăn nuôi gà thịt. Vì vậy, khoa
học - kỹ thuật và công nghệ phải là yếu tố ƣu tiên hàng đầu nhằm giúp ngƣời chăn
nuôi có thể kiểm soát dịch bệnh một cách chủ động và hiệu quả nhằm bảo vệ lợi ích
của ngƣời chăn nuôi và sức khỏe của cộng đồng.
1.1.4.5. Yếu tố về thị trường
Thị trƣờng là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa dịch vụ
giữa ngƣời mua và ngƣời bán hay nói một cách ngắn gọn hơn thị trƣờng là nơi gặp
gỡ giữa cung và cầu.
Kinh tế thị trƣờng là tổng thể các quan hệ kinh tế và các chủ thể tham gia trong
nền kinh tế thị trƣờng. Quan hệ kinh tế đặc trƣng nhất đó là quan hệ cung cầu. Quan
hệ cung cầu thể hiện bản chất, tính quy luật tất yếu khách quan của kinh tế thị trƣờng.
Kinh tế thị trƣờng là điều kiện có tính chất quyết định cho sự hình thành và phát triển
kinh tế hàng hóa, nó là động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của chăn nuôi
hàng hóa. Trong chăn nuôi gà thịt thị trƣờng bao gồm thị trƣờng các yếu tố đầu vào
và thị trƣờng các yếu tố đầu ra.
Các yếu tố đầu vào quan trọng của chăn nuôi gà thịt là vốn, con giống, thức
ăn chăn nuôi, thuốc thú y, nguyên nhiên liệu, năng lƣợng, lao động, khoa học kỹ
thuật và công nghệ.
Hệ thống cung ứng vật tƣ cho chăn nuôi gà thịt hiện nay còn quá nhiều cầu,
cấp trung gian nên vật tƣ đến tay ngƣời sản xuất phải chịu nhiều khâu chi phí, giá
bán cao làm tăng chi phí sản xuất.

Nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và các nguyên liệu khác
ở nƣớc ta hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu (phải nhập hơn 60% số
nguyên liệu) nên sự biến động giá cả các mặt hàng này trên thị trƣờng thế giới đã
ảnh hƣởng không nhỏ đến giá cả thức ăn chăn nuôi, giá thuốc thú y trong nƣớc.


16

Đầu ra là sản phẩm thịt gà cung cấp cho ngƣời tiêu dùng. Thị trƣờng tiêu thụ
sản phẩm chăn nuôi gà thịt ngày càng cạnh tranh quyết liệt do tác động của quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác ngƣời tiêu dùng ngày càng yêu cầu cao hơn
cả về số lƣợng, chất lƣợng, vệ sinh thực phẩm và tiêu dùng nhiều hơn sản phẩm thịt
gà qua chế biến. Do vậy ngành chăn nuôi gà thịt phải có sự điều chỉnh căn bản về
quy mô, cơ cấu, chủng loại sản phẩm gà thịt, phƣơng thức chăn nuôi và phát triển
công nghiệp chế biến.
1.1.4.6. Yếu tố về chính sách
Chính sách của nhà nƣớc là yếu tố quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
sự ra đời và phát triển các loại hình sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, trong
đó hình thức chăn nuôi gà thịt theo hƣớng sản xuất hàng hóa đƣợc khuyến khích phát
triển mạnh mẽ. Chính sách bao gồm, chính sách về đất đai, khoa học kỹ thuật, công
nghệ, chính sách tín dụng, chính sách về lao động, thị trƣờng, chính sách bảo vệ
môi trƣờng và phát triển bền vững. Chính sách bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền
vững kinh tế hộ sản xuất hàng hóa... là những chính sách hết sức quan trọng trực tiếp
tác động vào quá trình hình thành và phát triển của chăn nuôi. Sự tác động của các
chính sách bao giờ cũng có mặt tích cực và rủi ro do sự nhận thức của con ngƣời về
các qui luật kinh tế và vận dụng vào những điều kiện cụ thể.
Thông qua hệ thống chính sách vĩ mô trên, Nhà nƣớc có thể điều tiết sự phát
triển của các ngành kinh tế nói chung và ngành chăn nuôi gà thịt nói riêng. Sự điều
tiết phát triển chăn nuôi gà thịt thông qua các hệ thống chính sách đó là:
Một, chính sách thuế và hàng rào phi thuế. Nhà nƣớc có thể sử dụng hàng

rào thuế và phi thuế để bảo vệ sản xuất trong nƣớc. Hiện nay nƣớc ta đã gia nhập tổ
chức thƣơng mại lớn nhƣ WTO, AFTA, hàng rào thuế từng bƣớc phải cắt giảm
theo lộ trình hội nhập, chính sách thuế phải tuân thủ theo các luật lệ quốc tế. Trong
điều kiện chính sách thuế xuất nhập khẩu tiến tới bình đẳng giữa các quốc gia, Nhà
nƣớc sẽ sử dụng các biện pháp phi thuế để bảo vệ sản xuất trong nƣớc mà phổ biến
nhất là hiện nay là sử dụng hàng rào kỹ thuật (các tiêu chuẩn về chất lƣợng và vệ
sinh an toàn thực phẩm theo quy định của từng quốc gia).


17

Hai, chính sách hỗ trợ phát triển. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới,
các hình thức hỗ trợ qua giá cho các ngành sản xuất nói chung, ngành chăn nuôi gà
thịt nói riêng sẽ không đƣợc luật pháp quốc tế chấp nhận. Vì vậy, để khuyến khích
phát triển chăn nuôi gà thịt, nhà nƣớc cần ban hành chính sách hỗ trợ khác không
qua giá. Ví dụ nhƣ: Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, hổ trợ vốn tín
dụng, hỗ trợ kỹ thuật thông qua công tác khuyến nông với các chƣơng trình đào tạo,
tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất.
Ba, Nhà nƣớc còn có thể sử dụng các chính sách khác để điều tiết sự phát
triển chăn nuôi gà thịt tùy thuộc vào mục tiêu, chiến lƣợc về phát triển chăn nuôi gà
thịt trong từng vùng, trong từng giai đoạn cụ thể.
1.1.4.7. Yếu tố dịch bệnh và công tác thú y
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi gà ở Việt Nam đã có những
bƣớc phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong nƣớc cũng nhƣ một
phần phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, chăn nuôi gà phải đối mặt với tình hình dịch
bệnh diễn ra rất phúc tạp và làm thiệt hại lớn về kinh tế, đặc biệt là chăn nuôi theo
quy mô công nghiệp với mật độ chăn nuôi dày.
Hiện nay quy mô chăn nuôi ngày càng tăng, tốc độ vòng quay chăn nuôi
ngày càng cao đã dẫn đến việc chu chuyển đàn gà ngày càng lớn. Đây là vấn đề gây
ảnh hƣởng đến việc xuất hiện cũng nhƣ lây lan dịch bệnh. Bên cạnh đó, đội ngũ cán

bộ thú y cơ sở còn yếu, nguồn thuốc thú y quá đa dạng, công tác kiểm soát yếu kém,
có những loại vacxin phải nhập giá cao chƣa đƣợc ngƣời sản xuất chấp nhận.
Dịch bệnh, đặc biệt trong nuôi gà là dịch cúm gia cầm (H5N1) đã gây ra yếu
tố rủi ro rất lớn đối với ngƣời chăn nuôi gà thịt. Khi dịch cúm xuất hiện, các sản
phẩm chăn nuôi gà thịt ở các vùng không có dịch cũng bị ảnh hƣởng không tiêu thụ
đƣợc sản phẩm gà thịt, hoặc phải bán giá rẻ, ngƣời chăn nuôi bị thua lỗ nặng. Trong
vùng công bố dịch, ngƣời chăn nuôi buộc phải tiêu hủy gà thịt theo quy định của
Nhà nƣớc để phòng ngừa lây lan từ gà sang gia cầm và từ gia cầm sang ngƣời.
Khi dịch cúm xảy ra, ngƣời tiêu dùng quay lƣng lại với sản phẩm gia cầm, kể
cả sản phẩm có nguồn gốc và đƣợc cơ quan thú y kiểm soát cho phép tiêu thụ, cho


18

nên giá giảm mạnh làm cho ngƣời chăn nuôi thua lỗ, nhiều cơ sở đứng trên bờ vực
phá sản. Sản phẩm sản xuất ra nhiều thời điểm cung cao hơn cầu, đồng thời sản
phẩm không có nguồn gốc, kém chất lƣợng và mang mầm bệnh, không đƣợc kiểm
soát của ngành thú y, nhập lậu qua biên giới, gây tổn hại cho ngƣời tiêu dùng và
làm rối loạn thị trƣờng. Do cung cao hơn cầu, giá thành sản phẩm sản xuất cao,
nhƣng sức tiêu thụ thấp, cho nên sản phẩm luôn bị ứ đọng, tụt giá, vì vậy ngƣời
chăn nuôi đã thua lỗ lại càng thua lỗ, đã khốn khó lại càng khốn khó hơn.
Cúm gia cầm vốn là dịch “đại lƣu hành”, gây những thiệt hại rất nặng nề.
Nhờ làm tốt công tác phòng và dập dịch, nên mấy năm gần đây đã chuyển thành
“dịch địa phƣơng”, với quy mô nhỏ, rải rác. Tuy nhiên, không thể chủ quan với loại
bệnh dịch này vì hiện vi rút cúm gia cầm biến đổi rất nhiều và cực kỳ phức tạp, với
các chủng mới xuất hiện nhƣ H5N6, H7N9, có khả năng lây nhiễm sang ngƣời rất
lớn và làm chết vật nuôi rất nhanh mà chƣa có loại thuốc nào đặc trị.
Do hình thức chăn nuôi nhỏ bé là chủ yếu và do nhận thức của ngƣời chăn
nuôi còn hạn chế nên việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất chƣa đƣợc
coi trọng và chƣa làm tốt công tác vệ sinh an toàn sinh học, chƣa tiêm phòng vắcxin

triệt để, dịch bệnh xảy ra nhiều, tỷ lệ nuôi sống thấp, chi phí thuốc thú y chiếm tỷ lệ
cao, nhiều ngƣời chăn nuôi bị phá sản.
Có thể nói dịch cúm gia cầm xảy ra đã làm cho ngành chăn nuôi kiệt quệ và
ảnh hƣởng đến sức khoẻ cộng đồng và nhiều ngành khác. Đây là một trở ngại và
khó khăn nhất đối với ngành chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà thịt ở nƣớc
ta nói riêng.
1.1.4.8. Các nhân tố về tiêu thụ
Thịt gà thƣờng đƣợc tiêu thụ bằng 3 phƣơng thức chính là: tự sản tự tiêu,
tiêu thụ thông qua thƣơng lái, tiêu thụ thông qua sản phẩm gia công.
Với phƣơng thức tiêu thụ thông qua thƣơng lái là chủ yếu với nhiều tác nhân trung
gian đã làm cho sự chênh lệch giữa giá bán của ngƣời chăn nuôi trực tiếp với giá
thịt gà thành phẩm bán cho ngƣời tiêu dùng có sự chênh lệch lớn, giá thịt gà ở các
địa phƣơng cũng rẻ hơn nhiều so với thành thị. Điều này làm ảnh hƣởng đến hiệu
quả sản xuất kinh doanh của các trang trại.


×