Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

NGHIÊN cứu một số GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HÀNH CÔNG tác xã hội với TRẺ EM LANG THANG ở THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.8 KB, 10 trang )

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
VỚI TRẺ EM LANG THANG Ở THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH
GVHD: Lê Thị Mai Hương

SVTH: Võ Thị Nhàn
CĐ Công tác xã hội, Khóa 51

Tóm tắt: Công tác xã hội là một ngành khoa học còn rất mới mẻ ở Việt Nam, cần phải nhanh chóng để rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết
và thực tiễn trong việc giải quyết các vấn đề của thân chủ là người già, trẻ em lang thang…Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả thực hành
để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng yếu thế là một vấn đề cấp thiết. Dưới góc độ nghiên cứu của ngành công tác xã hội thì thực hành
công tác xã hội với trẻ em là một tiến trình mà nhân viên công tác xã hội cần có tư duy sáng tạo, không ngừng nghiên cứu trao đổi để đưa
ra các giải pháp mang tính khả thi cao.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai", trẻ em là tương lai của đất nước, là thế hệ trẻ, là nhân tài đóng vai trò quan trọng
đặt nền tảng trong việc xây dựng một nền kinh tế phát triển, là nguồn hạnh phúc của gia đình. Tuy nhiên một vấn đề nan giải và
bức xúc đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triển thì tình trạng trẻ em lang thang đang trở
thành một vấn đề nhức nhối.
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, về trẻ em lang thang thì: năm 1997 có 16.263 em; năm 1998
có 19.024 em; năm 1999 có 23.000 em; năm 2000 lên đến khoảng 25.000 em, tháng 2 năm 2003 cả nước còn khoảng 21.000 trẻ
em lang thang.
Còn ở tỉnh Quảng Bình theo số liệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh báo cáo số trẻ em dưới 16 tuổi có nguy
cơ lang thang đến cuối quý I năm 2009 là 100 em, trong đó số trẻ em lang thang hiện có trên địa bàn tỉnh là 78 em, chủ yếu ở
thành phố Đồng Hới.
Những đứa trẻ tội nghiệp này phải chịu biết bao khắc nghiệt của cuộc sống, tiếp xúc với biết bao loại người và nếu các
em không được bảo vệ thì dễ bị lôi kéo, dụ dỗ vào con đường phạm tội, nhiễm những thói hư tật xấu dẫn đến tha hóa về đạo đức,
dễ bị lạm dụng sức lao động, lạm dụng tình dục...
Trong những năm qua, Công tác xã hội luôn đóng một vai trò rất quan trọng góp phần xây dựng một xã hội công bằng
văn minh và công tác xã hội đã thực sự trở thành một công cụ hữu hiệu để thực hiện các chính sách xã hội thuộc hệ thống an
sinh xã hội. Và trẻ em là đối tượng yếu thế luôn được ngành công tác xã hội xác định, dành được sự quan tâm và có vị trí xứng



đáng trong chương trình, chiến lược phát triển của ngành. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động công tác xã hội với trẻ em bao
gồm cả trẻ em lang thang nhưng hiệu quả chưa cao.
Chính vì những lý do đó nên việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hành
công tác xã hội với trẻ em lang thang tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình’’, là một nhu cầu cấp thiết.
2. NỘI DUNG
2.1 Thực trạng và nguyên nhân trẻ em lang thang ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
2.1.1 Thực trạng trẻ em lang thang ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
- Độ tuổi của trẻ em lang thang kiếm sống ở thành phố Đồng Hới
Nếu như một đứa trẻ sống trong môi trường bình thường thì ở độ tuổi từ 10 tuổi đến 16 tuổi này, hoạt động cơ bản để phát
triển trí tuệ của trẻ em là quá trình học tập nhưng trong độ tuổi tiếp thu kiến thức tốt nhất thì các em phải mang trên mình gánh
nặng cơm, áo, gạo, tiền.
Bảng 2.1: Độ tuổi của trẻ em lang thang kiếm sống ở thành phố Đồng Hới
STT
1
2
3
4
5
6

Độ tuổi
10 tuổi
12 tuổi
13 tuổi
14 tuổi
15 tuổi
16 tuổi

Tổng số trẻ em

1
4
1
9
8
7

Tỷ lệ (%)
3,3%
13,4%
3,3%
30%
26,7 %
23,3%

Tổng hợp độ tuổi trẻ em lang thang
30.00%
25.00%
20.00%
15.00%
Tỷ lệ %

10.00%
5.00%
0.00%

10 tuổi

12 tuổi


13 tuổi

14 tuổi

15 tuổi

16 tuổi

độ tuổi

Biểu đồ 2.2: Tổng hợp độ tuổi trẻ em lang thang tại thành phố Đồng Hới


- Trình độ học vấn của trẻ em lang thang
Bảng 2.3: Trình độ học vấn của một số trẻ em lang thang trên địa bàn Đồng Hới
Trình độ học vấn
Lớp 4
Lớp 6
Lớp 7
Lớp 8
Lớp 9
Lớp 10

Tổng số trẻ em
1
4
1
9
9
6


Tỷ lệ (%)
3,3%
13,4%
3,3%
30%
30%
20%

Biểu đồ 2.4: Tổng hợp trình độ học vấn của một số trẻ em lang thang trên địa bàn thành phố Đồng Hới

Vì không có điều kiện học tập tốt nên trình độ học vấn của các em tương đối thấp.
Công việc kiếm ăn trên đường phố không hề đơn giản nhưng do cuộc sống mưu sinh và do nhiều yếu tố khác đã khiến trẻ
gắn bó với nghề.
- Thời gian kiếm sống của trẻ em lang thang
Bảng 2.5: Thời gian lang thang kiếm sống của một số trẻ em lang thang ở thành phố Đồng Hới.
Thời gian lang thang kiếm sống
10 ngày
2 tháng
1 năm
2 năm
3 năm
4 năm
7 năm

Tổng số trẻ em
1
2
7
10

6
3
1

Tỷ lệ(%)
3,3%
6,7%
23,4%
33,3%
20%
10%
3,3%


Bảng 2.6: Biểu đồ tổng hợp thời gian lang
thang kiếm sống của một số trẻ em lang thang
ở thành phố Đồng Hới

- Thu nhập của trẻ em lang thang
Trung bình mỗi ngày các em có thể
đánh được từ 10 đến 15 đôi giày, bình quân
mỗi ngày các em thu nhập được từ 50000
đồng/ngày đến 70000 đồng/ngày
Bảng 2.7: Thống kê thu nhập của trẻ em
đường phố ở thành phố Đồng Hới
Thu nhập theo ngày
50000 đồng

Thu nhập theo tháng
1.500.000 đồng


Tổng số trẻ em
9

Tỷ lệ(%)
30%

50000 đồng – 60000 đồng

1.700.000 đồng

14

46,7%

60000 đồng – 70000 đồng

2.000.000 đồng

7

23,3%

Biểu đồ 2.8: Thống kê thu nhập của trẻ em lang thang ở thành phố Đồng Hới

Chỉ với công việc đánh giày nhưng số tiền hàng tháng mà các em kiếm được là không nhỏ, chính vì vậy khi được hỏi các
em có muốn tiếp tục công việc này không thì có tới 90% số trẻ trả lời “có”.


2.1.2. Một số thuận lợi và khó khăn trong thực hành công tác xã hội với trẻ em lang thang ở Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng

Bình
* Một số thuận lợi trong thực hành công tác xã hội với trẻ em lang thang ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
- Trẻ em lang thang luôn là đối tượng quan tâm của đảng, Nhà nước và của chuyên ngành công tác xã hội.
- Trường Đại học Quảng Bình bắt đầu đào tạo ngành công tác xã hội từ năm 2005, hàng năm đều có đợt thực hành, thực
tập và có các hoạt động thực hành, thực tập liên quan đến trẻ em và có cả trẻ em lang thang.
- Có nguồn nhân lực trong lĩnh vực công tác xã hội dồi dào đang hoạt động trong lĩnh vực công tác xã hội.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình luôn sẵn sàng tiếp nhận sinh viên chuyên ngành công tác xã hội
đến thực hành tại cơ sở.
- Gần đây Chính phủ phê duyệt đề án của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội về việc mở mã ngạch công tác xã hội giai đoạn
2010 – 2020.
* Một số khó khăn trong thực hành công tác xã hội với trẻ em lang thang ở Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
+ Đối với người làm công tác xã hội với trẻ em
- Do công tác xã hội là một ngành mới, nên xã hội cho rằng những nhân viên công tác xã hội là những người “ăn cơm nhà
vác tù và hàng tổng” trong việc giúp đỡ trẻ em lang thang.
- Những người làm công tác xã hội với trẻ em người thì có kinh nghiệm lại thiếu về lý thuyết chuyên ngành và ngược lại nên
chất lượng và hiệu quả làm việc chưa cao.
- Những người làm công tác xã hội với trẻ em nói chung chưa thực sự được cộng đồng ủng hộ, nên việc can thiệp và giải
quyết gặp không ít khó khăn.
- Cộng đồng cũng chưa thực sự tin tưởng vào nhân viên công tác xã hội trong việc giúp đỡ trẻ em lang thang và có thể nguyên
nhân là từ chính những người đang làm việc và hoạt động trong lĩnh vực này và cả những sinh viên đang non nớt thiếu kinh
nghiệm thực tiễn.
- Việc thiết lập mối quan hệ giữa nhân viên công tác xã hội và trẻ em lang thang không thành công có thể bắt đầu từ nhiều
nguyên nhân khác nhau vì thế trẻ thiếu tự tin, không hợp tác với nhân viên công tác xã hội.
+ Đối với các tổ chức đang hoạt động trong lĩnh vực công tác xã hội với trẻ em lang thang
- Do kinh phí hàng năm còn hạn hẹp cho hoạt động thống kê, đánh giá hiệu quả các chương trình hành động liên quan đến
trẻ em đặc biệt khó khăn và trẻ em lang thang nên chất lượng và hiệu quả không cao.


- Những người đang hoạt động trong lĩnh vực công tác xã hội với trẻ em lang thang cơ bản là trái chuyên ngành nên sự đam
mê, yêu nghề có hạn chế.

2.1.3 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em lang thang ở Thành phố Đồng Hới hiện nay
- Nhóm nguyên nhân về kinh tế
Phân tích kết quả điều tra cho thấy 100% trẻ em lang thang xuất thân từ gia đình đói nghèo, thiếu việc làm.
- Nhóm nguyên nhân về gia đình
Những nguyên nhân từ phía gia đình dẫn trẻ em đến con đường lang thang thường là do nguyên nhân kinh tế gia đình khó
khăn, gia đình đông con, bố hoặc mẹ mất sớm, bố hoặc mẹ tái giá, tác động tiêu cực từ môi trường xã hội của những phương
pháp giáo dục thiếu khoa học, thiếu sự quản lý chặt chẽ của gia đình, làm cho đứa trẻ bị bỏ rơi, hư hỏng…dẫn đến tình trạng trẻ
bỏ nhà đi lang thang.
Một bộ phận không ít các gia đình có suy nghĩ cho con đi kiếm sống vừa đỡ một khẩu phần ăn, vừa khiến cho trẻ khôn lớn,
trưởng thành và có tiền phụ cấp gia đình, (thậm chí có gia đình lợi dụng con nhỏ, con tàn tật để đi ăn xin.)
Cũng còn có nhiều nguyên nhân thuộc về bản thân trẻ em như một số trẻ em thích sống tự do, buông thả, muốn thoát ly
khỏi sự ràng buộc của gia đình, thích tụ tập bạn bè, muốn khẳng định mình.
- Nhóm nguyên nhân về xã hội
Điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho việc thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em còn hạn chế (trường học, dịch vụ khám
chữa bệnh, khu vui chơi...)
Bên cạnh đó, nhận thức của một số cán bộ, chính quyền địa phương còn hạn chế chưa thấy hết trách nhiệm trong việc quản
lý giáo dục trên địa bàn, chưa có biện pháp ngăn chặn hiện tượng trẻ em lang thang ngay từ địa phương, gia đình, nơi các em
sinh sống.
- Các yếu tố về nhân khẩu học
Đô thị hóa là quy luật tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế của các nước đang phát triển, sự phát triển kinh tế không
đồng đều giữa các vùng, sự cách biệt lớn trong thu nhập giữa khu vực thành thị và nông thôn làm cho số lượng người di dân tự
do (trong đó có trẻ em) từ nông thôn đến các đô thị sẽ ngày càng tăng.
2.1.4 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hành công tác xã hội với trẻ em lang thang
+ Nhóm giải pháp vĩ mô
- Cần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của trẻ em, các quyền lợi của trẻ, thực hiện tốt các chương trình hành động
dành cho trẻ em nói chung và trẻ em lang thang nói riêng để gia đình, cộng đồng có hành động thiết thực hơn trong việc giúp đỡ
trẻ em lang thang.


- Có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành có liên quan trong việc giúp đỡ trẻ em lang thang.

- Huy động nguồn nhân lực hiện có thuộc chuyên ngành công tác xã hội đang được đào tạo tại trường Đại học Quảng Bình
và các trường khác đang làm việc tại Quảng Bình kết hợp với kinh nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực này đồng kết hợp
những người làm việc lâu năm với trẻ em nhằm đưa ra các phương án giải quyết các vấn đề trẻ em lang thang ở Thành phố Đồng
Hới, tỉnh Quảng Bình hiện nay.
- Hàng năm, tỉnh Quảng Bình cần tổ chức hội nghị, hội thảo để đánh giá thực trạng, nguyên nhân, hiệu quả, bài học kinh
nghiệm về vấn đề trẻ em lang thang từ đó nhằm đề ra các chương trình, chiến lược giúp trẻ và giải quyết vấn nạn này.
- Cần có sự quan tâm xứng đáng về vấn đề trẻ em lang thang nói riêng và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói chung
trong chương trình đào tạo ngành công tác xã hội ở các trường đang đào tạo ngành công tác xã hội ngày nay.
- Có các chính sách khen thưởng, động viên với các cá nhân, gia đình, cộng đồng có hành vi tích cực trong việc giúp đỡ
trẻ em lang thang ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Có chế độ phụ cấp phù hợp đối với những người làm công tác này.
- Có các chương trình, chính sách tạo công ăn việc làm ở nông thôn để làm giảm tốc độ di dân từ nông thôn đến thành thị
trong đó có trẻ em lang thang.
- Huy động sự tham gia của sinh viên chuyên ngành công tác xã hội trong việc giải quyết vấn đề trẻ em lang thang.
- Cần nhanh chóng xây dựng trung tâm Công tác xã hội với trẻ em ở tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
- Có các giải pháp phòng ngừa vấn đề trẻ em lang thang ở các huyện trong tỉnh.
- Tăng cường huy động các nguồn lực cộng đồng, mở rộng quan hệ quốc tế thông qua các tổ chức phi chính phủ để triển
khai thực hiện các chương trình giúp đỡ trẻ em lang thang đường phố.
- Kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy làm công tác xã hội của trẻ em nói chung và trẻ em lang thang nói riêng.
+ Nhóm giải pháp vi mô
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong thực hành công tác xã hội với trẻ em lang thang đường phố thông qua việc áp dụng
phương pháp công tác xã hội với cá nhân
Nhân viên công tác xã hội sử dụng tiến trình công tác xã hội với cá nhân đối với trẻ có gia đình đặc biệt khó khăn, trẻ mồ
côi, trẻ có thời gian kiếm sống ở Thành phố Đồng Hới lâu nhất (Thời gian kiếm sống là 7 năm). Phương án giải quyết cho từng
trường hợp cụ thể:
Trường hợp 1: Trẻ em lang thang có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn
Áp dụng phương pháp này đối với trẻ em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, nhân viên công tác xã hội cần làm việc
với trẻ và gia đình của trẻ, tiến trình làm việc như sau:
Bước 1: Tìm hiểu trẻ và gia đình của trẻ



Bước 2: Xác định chính xác vấn đề của thân chủ
Bước 3: Phân tích vấn đề theo mô hình A - B - C
Bước 4: Tìm hướng giải quyết mong muốn
Bước 5: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề
Bước 6: Tổ chức thực hiện kế hoạch đã lập
Bước 7: Đáng giá kết quả
Bước 8: Kết thúc hay tiếp tục
Trường hợp 2: Đối với thân chủ là trẻ em lang thang nhưng có thời gian lang thang lâu năm tại thành phố Đồng Hới và
thân chủ là trẻ mồ côi, nhân viên công tác xã hội có thể tham khảo và áp dụng tiến trình công tác xã hội với cá nhân theo 7 bước:
Bước 1: Nhận diện vấn đề
Bước 2: Thu thập thông tin
Bước 3: Chẩn đoán vấn đề
Bước 4: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề
Bước 5: Thực hiện kế hoạch đã lập
Bước 6: Đánh giá kết quả
Bước 7: Kết thúc hay tiếp tục
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong thực hành công tác xã hội với trẻ em lang thang đường phố thông qua việc áp dụng
phương pháp công tác xã hội với nhóm
Áp dụng phương pháp công tác xã hội với nhóm trong trường hợp thân chủ có cùng hoàn cảnh như nhau. Khi thực hành
công tác xã hội với nhóm trẻ em lang thang ở thành phố Đồng Hới, nhân viên công tác xã hội có thể áp dụng mô hình nhóm, bao
gồm: Nhóm giải trí, nhóm hành động, nhóm xã hội hóa. Dù lựa chọn giải pháp nào thì tiến trình công tác xã hội với nhóm trẻ em
lang thang cần tuân thủ theo 3 giai đoạn sau đây:
Giai đoạn 1: Thành lập nhóm
Giai đoạn 2: Triển khai các hoạt động
Giai đoạn 3: Kết thúc
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong thực hành công tác xã hội với trẻ em lang thang đường phố thông qua việc áp dụng
phương pháp công tác xã hội với cộng đồng
Cách thức giải quyết:
Giải quyết vấn đề kinh tế khó khăn.



Xây dựng các dự án nhằm hỗ trợ trẻ em lang thang và gia đình có trẻ em lang thang ở xã Quảng Thọ, huyện Quảng Trạch
thông qua các hoạt động cụ thể: tác động vào các thể chế - chính sách, tập huấn nhằm nâng cao năng lực, giúp trẻ hồi gia và tái
hòa nhập cộng đồng, kết nối trẻ với các dịch vụ hiện có tại cộng đồng (y tế, giáo dục), tổ chức dạy nghề cho trẻ, phát triển kinh
tế hộ gia đình phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của địa phương. Vai trò chủ yếu của nhân viên công tác xã hội trong giải pháp
này là nhà giáo dục, người xúc tác và là một người kết nối cộng đồng với các nguồn lực bên trong và bên ngoài cộng đồng.
Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề trẻ em lang thang.
Cách thức tổ chức: Nhân viên công tác xã hội kết hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức có liên quan nhằm thức
tỉnh cộng đồng giúp cho các gia đình có trẻ em lang thang nhận thức được các nguy cơ mà trẻ có thể gặp phải trong quá trình
sống lang thang trên đường phố. Và nhân viên xã hội có nhiệm vụ khôi phục cho trẻ em lang thang các quyền được hưởng như
quyền học hành, được chăm sóc về sức khỏe, được che chở và bảo vệ cho trẻ trước các nguy cơ bị đánh mất.
3. KẾT LUẬN
Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hành công tác xã hội với trẻ em lang thang có ý nghĩa quan trọng trong việc
ngăn ngừa và giảm thiểu trẻ em lang thang, giúp các em tái hòa nhập với cộng đồng, tạo cơ hội cho các em phát triển và tiếp cận
với các dịch vụ xã hội. Từ đó góp phần giảm thiểu những nguy cơ mà trẻ em lang thang dễ bị mắc phải như vi phạm pháp luật,
tệ nạn xã hội, rút ngắn khoảng cách so với những trẻ em khác, tạo cơ hội cho các em được phát triển trở thành công dân có ích
cho xã hội. Đây cũng chính là lòng nhân ái, thể hiện tính nhân văn sâu sắc, là truyền thống quý báu của dân tộc ta và cũng là
quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình phát triển đất nước và cũng đồng nghĩa với việc xây dựng một
xã hội tiến bộ, công bằng, văn minh và phát triển giàu đẹp và đây cũng là mục tiêu của ngành công tác xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Thị Mai Hương (2010), Bài giảng Thực hành công tác xã hội I, Trường Đại Học Quảng Bình .
[2] Lê Thị Mai Hương (2010), Bài giảng Thực hành công tác xã hội II, Trường Đại học Quảng Bình.
[3] Lương Thị Lan Huệ, Công tác xã hội với cá nhân, Trường Đại học Quảng Bình.
[4] Marian Brandon - Gillian Schofield - Liz Trinder. Người dịch Nguyễn Thị Nhẫn ( 2001), Công tác xã hội với trẻ em, Ban xuất bản Đại học mở Bán
công Tp. Hồ Chí Minh.
[5] Nguyễn Ngọc Lâm, Công tác xã hội với trẻ em và gia đình, Ban xuất bản Đại học mở bán công Tp. Hồ Chí Minh.
[6] Trần Thị Minh Ngọc, Bài giảng quy trình và phương pháp điều tra xã hội học
[7] Trẻ em lang thang và nhu cầu trợ giúp tâm lý, Trung tâm Nghiên cứu về phụ nữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội.





×