Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Kế toán chi tiêu nội bộ tập trung tại Hội sở miền Nam Ngân Hàng TMCP TIÊN PHONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.53 KB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

BÁO CÁO THỰC TẬP
NGÀNH: KẾ TOÁN

KẾ TOÁN CHI TIÊU NỘI BỘ TẬP TRUNG
TẠI HỘI SỞ MIỀN NAM NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG

GVHD: NGUYỄN THỊ THU HIỀN
SVTH: KHƯU MINH TUYỀN
MSSV: 1354040233
Ngành: Kế toán


Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập này, ngoài nổ lực và sự chăm chỉ của
bản thân, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ phía Ngân hàng Thương
Mại Cổ Phần Tiên Phong và giảng viên hướng dẫn.
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn, cô
Nguyễn Thị Thu Hiền, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, góp ý, chỉnh sửa và tạo điều
kiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian thực tập để em có thể hoàn thành tốt bài báo
cáo này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Tiên
Phong và Phòng Kế toán đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại đây. Đồng thời em
xin cảm ơn đến chị Trương Ngọc Như Quỳnh, chị Phạm Thị Anh Thư, chị Đỗ Thị
Minh Châu và các chị công tác tại Phòng Kế toán. Các chị đã nhiệt tình giúp đỡ,


hướng dẫn em rất nhiều trong thời gian em thực tập tại đơn vị, giúp em hiểu hơn về
công tác kế toán ngân hàng trên thực tế và hoàn thành bài báo cáo nột cách tốt nhất.
Cuối cùng, em xin cảm ơn quý Nhà trường, quý thầy cô đã giúp em có kiến
thức, hiểu biết về nghề nghiệp trong tương lai để em có thể thực tập tốt. Cảm ơn gia
đình và bạn bè đã luôn ủng hộ tinh thần cho em trong quá trình thực tập vừa qua.
Kính chúc quý thầy cô, các chị và các bạn sức khỏe, nhiều thành công và may
mắn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực tập

Khưu Minh Tuyền


XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
Xác nhận của đơn vị


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh ngày…. tháng…. năm….

GVHD Ths. Nguyễn Thị Thu Hiền


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

VNĐ

Việt Nam Đồng

TMCP

Thương mại cổ phần

TPBank

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong


TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TT

Thông tư



Quyết định

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

BTC

Bộ Tài chính

STT

Số thứ tự

TK

Tài khoản

GTGT


Giá trị gia tăng

TT

Thanh toán



Tạm ứng



Hoàn ứng

HO

Hội sở của Ngân hàng TMCP Tiên Phong

KTTC

Kế toán tài chính

KVMN

Khu vực miền Nam

KTTH & CSKT

Kế toán tổng hợp và chính sách kế toán


KTCTNB HO & MB

Kế toán chi tiêu nội bộ Hội sở và miền Bắc

TTKD

Trung tâm kinh doanh

NHCN

Ngân hàng cá nhân

NHDN

Ngân hàng doanh nghiệp

NHBB

Ngân hàng bán buôn


NV

Nhân viên

TTTC

Trung tâm tài chính


BTT

Bán trực tiếp

KSV

Kiểm soát viên

TP

Trưởng phòng

PP

Phó phòng

KTT

Kế toán trưởng

KTC

Khối tài chính

NK

Nhập kho


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016......................................1

2.3.3. Kế toán thanh toán các khoản chi tiêu nội bộ..............................................................................................21
2.3.4. Sổ sách kế toán.............................................................................................................................................33


1


LỜI MỞ ĐẦU

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngân hàng thương mại ngoài những chức năng đặc biệt và ngành nghề kinh
doanh tài chính - tiền tệ đặc trưng thì cũng mang những đặc điểm giống như một
doanh nghiệp trong nền kinh tế. Doanh thu, chi phí cũng là một trong những mối quan
tâm hàng đầu của ngân hàng thương mại; gia tăng doanh thu, kiểm soát chi phí để đạt
được lợi nhuận cao nhất là mục tiêu quan trọng của bất kỳ ngân hàng thương mại nào
và Ngân hàng TMCP Tiên Phong cũng không phải là ngoại lệ.
Vì vậy, trong thời gian thực tập tại hội sở chính miền Nam của Ngân hàng
TMCP Tiên Phong, em đã quyết định chọn đề tài: “Kế toán chi tiêu nội bộ tập trung tại
hội sở chính miền Nam Ngân hàng TMCP Tiên Phong” để hoàn thành bài báo cáo thực
tập của mình.
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Tìm hiểu và đánh giá tình hình hoạt động kế toán chi tiêu nội bộ tập trung tại hội
sở miền Nam của Ngân hàng TMCP Tiên Phong. Nêu lên điểm mạnh, điểm yếu trong
công tác kế toán chi tiêu nội bộ tập trung tại hội sở của Ngân hàng.
Đề ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác kế toán chi tiêu nội bộ tập
trung tại hội sở của Ngân hàng.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quan sát, tìm hiểu, đánh giá, phỏng vấn.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đới tượng nghiên cứu: Kế toán chi tiêu nội bộ tập trung tại hội sở miền Nam

Ngân hàng TMCP Tiên Phong.
Phạm vi nghiên cứu: Các vấn đề cơ bản về công tác kế toán chi tiêu nội bộ tập
trung tại hội sở chính miền Nam Ngân hàng trong năm 2015.
Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Hệ thống hóa hoạt động kế toán chi tiêu nội bộ tập trung tại Hội sở miền Nam
Ngân hàng TMCP Tiên Phong. Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động kế
toán chi tiêu, từ đó đề xuất biện pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động của Ngân
hàng.

1


Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của báo cáo thực tập gồm 3 phần chính:
- Phần 1: Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Tiên Phong.
- Phần 2: Thực trạng công tác kế toán chi tiêu tập trung tại hội sở chính miền
Nam Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong.
- Phần 3: Nhận xét, kiến nghị.

2


PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ
HÀNG TMCP TIÊN PHONG

NGÂN

1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG
- Tên tổ chức: Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong.
- Tên tiếng Anh: Tien Phong Commercial Joint Bank.
- Tên giao dịch quốc tế: TPBank.

- Tên viết tắt: TPBank.
- Trụ sở chính: Tòa nhà TPBank, Số 57, phố Lý Thường Kiệt - Phường Trần
Hưng Đạo - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
- Ngành nghề kinh doanh: Huy động vốn, nhận tiền gửi và cho vay ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn; thực hiện cá giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại
quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác, kinh doanh
vàng và các dịch vụ ngân hàng khác.
- Vốn điều lệ: 5.550.000.000.000 VNĐ.
- Logo:

Hình 1.1: Logo Ngân hàng TMCP Tiên Phong
Nguồn: www.tpb.vn

- Điện thoại: (84.4) 37.68.89.98
- Fax: (84.4) 37.68.89.79
- Website: />- Email:

3


1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (gọi tắt là “TPBank”) được thành
lập ngày 05 tháng 05 năm 2008. Xác định rõ yếu tố quyết định thành công của một tổ
chức là con người, Tiên Phong đã xây dựng cho mình được một đội ngũ cán bộ gồm
252 người có trình độ, kinh nghiệm, trong đó có nhiều các nhân đã trải qua các vị trí
khác nhau tại các tổ chức tài chính lớn trong và ngoài nước. TPBank là ngân hàng đầu
tiên trong cả nước thiết lập được hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000 được tổ chức Bureauu Vertitas cấp giấy chứng nhận chỉ sau một thời gian
ngắn sau khi ngân hàng chính thức đi vào hoạt động. Liêm chính, sáng tạo, cầu tiến,
hợp lực, bền bỉ là 5 giá trị cốt lõi làm nền tảng để TPBank xây dựng thương hiệu, xứng

đáng với sự tin tưởng của khách hàng, các cổ đông và là điều kiện cần để TPBank đạt
được các mục tiêu chiến lược hiện tại và tương lai.
Được kế thừa những thế mạnh về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm thị trường
cùng tiềm lực tài chính của các cổ đông chiến lược bao gồm: Tập đoàn Vàng bạc Đá
quý DOJI, Tập đoàn Công nghệ FPT, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone, Tổng công
ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare) và Tập đoàn Tài chính SBI Ven Holding Pte. Ltd.,
Singapore. TPBank cam kết mang đến khách hàng những sản phẩm dịch vụ tài chính
ngân hàng hiện đại, hiệu quả và đơn giản dựa trên nền tảng công nghệ cao.
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI và các cổ đông liên quan nắm giữ 20% cổ
phần của TPBank. DoJI là công ty đứng top 3 trong 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất
Việt Nam, doanh thu năm 2011 lên tới trên 30.000 tỷ đồng.
Công ty cổ phần FPT là cổ đông sáng lập, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ
trợ công nghệ và kinh nghiệm khai thác các giải pháp công nghệ trong hoạt động Ngân
hàng. Khách hàng của TPBank cũng được hưởng nhiều ưu đãi thông qua các gói dịch
vụ liên kết giữa TPBank và các đơn vị thành viên khác thuộc FPT.
Tổng công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare) hỗ trợ lớn cho TPBank
về tiềm lực tài chính và hệ thống đối tác rộng khắp, kinh nghiệm và chuyên môn trong
lĩnh vực quản trị tài chính.
Công ty Thông tin Di động VMS (MobiFone) đóng vai trò chiến lược trong
việc hỗ trợ các giải pháp về sử dụng các dịch vụ ngân hàng thông qua kênh điện thoại
di động (Mobile Banking) với chất lượng dịch vụ cao.
Tập đoàn tài chính SBI Ven Holding Pte. Ltd Singapore là thành viên của SBI
Group. SBI Ven Holding Pte. Ltd có trụ sở chính ở Singapore, hoạt động trong lĩnh
vực ngân hàng đầu tư, dịch vụ tài chính, quản lý tài sản, bất động sản. SBI Ven
Holding Pte. Ltd là thành viên thuộc Tập đoàn SBI, một trong những tập đoàn tài
chính lớn nhất Nhật Bản, đồng thời sở hữu SoftBank - ngân hàng điện tử hàng đầu tại
Nhật.
4



1.1.2. Những cột mốc đáng nhớ của Ngân hàng TMCP Tiên Phong
 Tháng 5/ 2008, Ngân hàng TMCP Tiên Phong chính thức nhận giấy phép thành
lập, đồng thời hoàn tất việc triển khai hệ thống ngân hàng lõi Flex-cube.
 Tháng 6/ 2008, khai trương TPBank, đồng thời ký kết hợp tác chiến lược toàn
diện với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và khung hợp tác
chung với Ngân hàng Citi.
 Tháng 8/2008, khai trương TPBank - Chi nhánh Hà Nội; chính thức tham gia
mạng thanh toán lớn nhất Việt Nam – SmartLink; ra mắt hệ thống ngân hàng tự
động MiniBank 24/7.
 Tháng 9/2008, chính thức là công ty đại chúng.
 Tháng 10/2008, ra mắt dịch vụ Internet Banking dành cho khách hàng cá nhân
và doanh nghiệp; khai trương TPBank - Chi nhánh Tp. HCM.
 Tháng 12/2008, nhận chứng chỉ ISO 9001: 2000 cho toàn bộ hoạt động, sản
phẩm, dịch vụ của TPBank.
 Tháng 3/2009, đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất của TPBank được tổ chức.
 Tháng 6/2009, khai trương TPBank - Chi nhánh Cần Thơ.
 Tháng 8/2009, khai trương TPBank - Chi nhánh Hải Phòng.
 Tháng 3/2010, Đại hội đồng cổ đông lafn thứ hai của TPBank được tổ chức.
 Tháng 5/2010, khai trương Sở giao dịch của TPBank tại Hà Nội.
 Tháng 8/2010, tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng.
 Tháng 9/2010, khai trương TPBank - Chi nhánh Sài Gòn.
 Tháng 10/2010, khai trương TPBank - Chi nhánh Thăng Long.
 Tháng 12/2010, tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng.
 Tháng 1/2011, khai trương TPBank - Chi nhánh Đồng Nai và chi nhánh An
Giang.
 Tháng 4/2011, Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba của TPBank được tổ chức.
 Tháng 8/2011, Đại hội đồng Cổ đông bất thường của TPBank được tổ chức.
 Tháng 11/2011, khai trương TPBank – Quỹ tiết kiệm Khâm Thiên và Quỹ tiết
kiệm Nguyễn Trãi.
 Tháng 4/2012, Đại hội đồng Cổ đông TPBank 2012 được tỏ chức.

 Tháng 6/2012, khai trương TPBank – Phòng giao dịch Lê Ngọc Hân.
5


 Tháng 7/2012, khai trương TPBank – Phòng giao dịch Phú Xuyên
 Tháng 8/2012, khai trương TPBank – Phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng.
 Tháng 11/2012, đạt Giải thưởng "Tin và Dùng" 2013 cho Dịch vụ Ngân hàng điện
tử do độc giả Thời báo Kinh tế Việt Nam - Tạp chí Tư vấn Tiêu & Dùng bình
chọn.
 Tháng 1/2013, chính thức tham gia thị trường vàng.
 Tháng 3/2013, khai trương TPBank – 4 điểm giao dịch mới: Hai Bà Trưng, Linh
Đàm, Mỹ Đình, Đông Đô.
 Tháng 4/2013, Đại hội đồng Cổ đông TPBank 2013 được tổ chức.
 Tháng 7/2013, Ra mắt giải pháp công nghệ eCounter – eGold và Thẻ tiêu dùng Đa
tiện ích - các giải pháp công nghệ thông minh lần đầu tiên tại Việt Nam.
 Tháng 8/2013, khai trương TPBank - Chi nhánh Hà Thành và chi nhánh Hải
Phòng.
 Tháng 9/2013, khai trương TPBank - Chi nhánh Ba Đình.
 Tháng 10/2013, khai trương TPBank - Chi nhánh Cộng Hòa và chi nhánh Tân
Bình.
 Tháng 11/2013, TPBank đạt giải "Ngân hàng sáng tạo tiêu biểu" năm 2013 - giải
thưởng do Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG song hành cùng hội thảo Diễn đàn Ngân
hàng khu vực Đông Nam Á bình chọn.
 Tháng 12/2013, TPBank ra mắt nhận diện thương hiệu mới và đón nhận bằng khen
của Thủ tướng Chính phủ về thành tích xuất sắc trong công tác tái cơ cấu.
 Tháng 1/2014, khai trương TPBank - Chi nhánh Bến Thành, TP.HCM.
 Tháng 2/2014, khai trương TPBank - Chi nhánh Bình Dương.
 Tháng 3/2014, khai trương TPBank - Chi nhánh Đà Nẵng.
 Tháng 5/2014, khai trương TPBank - Chi nhánh An Giang trụ sở mới.
 Tháng 6/2014, khai trương TPBank - Chi nhánh Tây Hà Nội.

 Tháng 7/2014, khai trương TPBank - Chi nhánh Hùng Vương, TP.HCM
 Tháng 9/2014, Là ngân hàng đầu tiên trên cả nước ra mắt phiên bản eBank trên
nền công nghệ HTML5 có tính năng nhất thể hóa cả hai phiên bản Mobile
Banking và Internet Banking.
 Tháng 12/2014, TPBank khai trương trụ sở mới: Trụ sở được đặt tại 57 Lý Thường
Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội với một cơ ngơi bề thế ở ngay trung tâm giao thương
6


kinh tế lớn nhất của Thủ đô có diện tích sử dụng hơn 6000 m2 bao gồm 10 tầng
làm việc và 4 tầng hầm phục vụ cho gần 1000 cán bộ nhân viên. Sự kiện này đánh
dấu vị thế mới của TPBank, đồng thời nâng cấp thành công hệ thống core banking
FCC lên phiên bản 12.0.3
 Tháng 1/2015, khai trương TPBank Hoàng Mai tại địa chỉ số 25 Tân Mai, Hoàng
Mai, Hà Nội.
 Tháng 3/2015, khai trương TPBank Cửu Long số 445 Lý Thường Kiệt, Phường 8,
quận Tân Bình, TP.HCM; khai trương TPBank Tân Phú tại số 623 Lũy Bán Bích,
Phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, TP.HCM; khai trương trụ sở mới của TPBank
Hoàn Kiếm tại số 38 - 40 Hàng Da, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
 Tháng 6/2015, khai trương TPBank Quảng Ninh tầng 1 tòa nhà Hạ Long DC, số 8
đường 25/4, phường Hồng Gai, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
 Tháng 7/2015, khai trương TPBank Nghệ An tại địa chỉ Lô 12, cụm CT1 Quang
Trung, phường Quang Trung, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An.
 Tháng 8/2015, khai trương TPBank Long Biên tại địa chỉ 489 Nguyễn Văn Cừ
quận Long Biên, Hà Nội.
 Tháng 9/2015, khai trương TPBank Đắk Lắk tại địa chỉ số 56-58 Y Jut, phường
Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
 Tháng 10/2015, khai trương TPBank Thanh Trì tại địa chỉ số 407-409 Ngọc Hồi,
Thị trấn Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội.
Tính đến cuối năm 2015, mạng lưới của TPBank đã phủ khắp cả ba miền với

một Hội sở chính cùng 43 Chi nhánh và Phòng giao dịch, 8 Trung tâm khách hàng cao
cấp, 1 Trung tâm kinh doanh sản phẩm đặc biệt và 4 Trung tâm khách hàng Doanh
nghiệp lớn. Để gia tăng nhận diện trên cả nước, năm 2015, TPBank đã mở rộng thêm 9
chi nhánh, điểm giao dịch mới tại các tỉnh thành là trung tâm kinh tế của cả nước và
vùng trọng điểm như: Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh, Nghệ An, Đắk Lắk… Với kết
quả hoạt động kinh doanh tốt, hoạt động ổn định và bền vững sẽ là tiền đề để TPBank
tiếp tục được Thống đốc NHNN cấp phép cho mở tiếp thêm các chi nhánh và phòng
giao dịch mới trong năm 2016.

7


1.2. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG

Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức hoạt động của TPBank
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2015 của Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Dưới các cấp lãnh đạo như Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Trung tâm kiểm
toán Nội bộ, Tổng Giám đốc,… cơ cấu tổ chức của TPBank được chia ra thành 3 khối
chính:
- Khối hỗ trợ vận hành gồm: Khối Vận hành; Khối Quản trị Nguồn nhân lực;
Khối Công nghệ Thông tin; Trung tâm Truyền thông, Quản lý thông tin và Marketing.
- Khối hỗ trợ quản trị gồm: Khối Tài chính; Khối Quản trị Rủi ro; Khối Tín
dụng; Khối Pháp chế, Giám sát và Xử lý nợ.
- Khối kinh doanh gồm: Khối Ngân hàng Bán buôn; Khối Bán trực tiếp; Khối
Ngân hàng Danh nghiệp (CB); Khối Nguồn vốn và Thị trường Tài chính (CM); Khối
Đầu tư và Ngân hàng Lưu ký.
Trong đó, bộ phận tài chính kế toán nội bộ miền Nam nằm trong Khối Tài
chính.


8


1.2.1. Cơ cấu tổ chức của bộ máy Kế toán tài chính của TPbank
Tổng Giám
đốc

Giám
Giám đốc
đốc
Khối
Khối

Cấp độ Trung tâm
Trung
Trung tâm
tâm kế
kế
hoạch
hoạch &
& MIS
MIS

Kế
Kế toán
toán trưởng
trưởng

Cấp độ Phòng
Phòng

Phòng
KTTH &
CSKT
CSKT

Phòng
Phòng
KTCTNB
HO
HO &
& MB
MB

Phòng Hỗ trợ
ALCO

Phòng
PFA

Phòng
MIS FA,
CB, WB

Phòng
MIS RB
& KPP

Cấp độ Bộ phận
Bộ
Bộ phận

phận
Thuế

Bộ phận
KTTC
KTTC
KVMN
KVMN

Bộ phận Quản lý
Ngân sách

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của bộ máy Kế toán Tài chính của TPBank
Nguồn: Quy chế cơ cấu tổ chức và hoạt động của Khối Tài chính của TPBank

1.2.2. Chức năng của từng bộ phận
- Trung tâm kế hoạch và thông tin quản trị: Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc
trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch ngân sách, kế hoạch tài chính hàng
năm; làm đầu mối thực hiện các báo cáo quản trị, báo cáo phân tích tài chính và tình
hình hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống TPBank và theo từng đơn vị; đầu mối
quy hoạch thông tin phục vụ mục đích quản trị, xây dựng hệ thống thông tin quản trị
(MIS) tập trung toàn hệ thống; đánh giá hiệu quả hoạt động của các đơn vị thuộc
TPBank; xây dựng cơ chế, giao chỉ tiêu và ghi nhận đánh giá hiệu quả làm việc của
các cán bộ bán hàng thuộc các đơn vị kinh doanh toàn hệ thống TPBank; đầu mối quản
lý, theo dõi, giám sát ngân sách hoạt động của toàn hệ thống TPBank; thực hiện các
nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc Khối Tài chính và lãnh đạo TPBank.

9



- Phòng Kế hoạch và Phân tích Tài chính: Tham mưu cho Ban điều hành trong
việc xây dựng kế hoạch kinh doanh của TPBank; xây dựng kế hoạch cho toàn hệ
thống, đến các cấp độ đơn vị kinh doanh và các đơn vị hỗ trợ; tổ chức và điều phối
việc xây dựng kế hoạch kinh doanh cho toàn hệ thống hàng năm và phân phối xuống
các đơn vị của TPBank; cập nhật, hoàn thiện các báo cáo về tình hình thực hiện kế
hoạch của toàn hệ thống và của các đơn vị kinh doanh cuat TPBank; đánh giá hiệu quả
hoạt động của các đơn vị kinh doanh thuộc TPBank; phân tích tình hình hoạt động
kinh doanh toàn hệ thống TPBank cũng như hoạt động của các Khối và chi nhánh;
phân tích tính hợp lý của các chỉ số kinh doanh, tài chính. Thực hiện các điều chỉnh
hoạt đề xuất những cơ chế ghi nhận, phân bổ kết quả doanh thu, chi phí giữa các đơn
vị, các hoạt động, các sản phẩm,… để đảm bảo các chi tiêu/ báo cáo được phản ánh
đúng bản chất; phân tích đối thủ cạnh tranh về các chỉ số kinh doanh, tài chính; điều
chỉnh bổ sung kế hoạch kịp thời khi tình hình kinh doanh có nhiều biến động gây bất
lợi hoặc khi xuất hiện thêm những cơ hội mới cho TPBank; báo cáo định kỳ EXCO,
ban điều hành kế quả kinh doanh của toàn TPBank theo ngày, tuần, tháng, quý, 6
tháng, năm; thực hiện các báo cáo quản trị phục vụ các đơn vị kinh doanh quản trị các
chỉ tiêu kinh doanh như quy mô, thu nhập – chi phí quản trị,..
- Phòng Thông tin quản trị nguồn gốc, Ngân hàng doanh nghiệp và Ngân hàng
Bán buôn: Làm đầu mối liên lạc của Khối tài chính với NV và TTTC, NHDN và
NHBB liên quan đến mảng báo cáo quản trị; cung cấp các báo cáo quản trị cần thiết
cho NV và TTTC, NHDN và NHBB; xây dựng cơ chế, giao chỉ tiêu và ghi nhận, đánh
giá hiệu quả làm việc (KPIs) các cán bộ bán hàng trực tiếp thuộc NV và TTTC, NHDN
và NHBB; theo dõi, đánh giá hiệu quả các chương trình, sản phẩm thuộc NV và
TTTC, NHDN và NHBB; xây dựng và tổ chức hệ thống thông tin đầu vào liên quan
đến hoạt động của phân khúc khách hàng doanh nghiệp, nguồn vốn để đảm bảo cung
cấp kịp thời số liệu/ báo cáo cần thiết.
- Phòng Thông tin Quản trị Ngân hàng Cá Nhân và Kênh phân phối: Làm đầu
mối liên lạc của Khối tài chính với NHCN, BTT và các chi nhánh/ TTKD liên quan
đến báo cáo quản trị; cung cấp các báo cáo quản trị cần thiết cho NHCN, BTT như:
Các báo cáo về khả năng sinh lời theo khách hàng cá nhân, kênh bán hàng; xây dựng

cơ chế, giao chỉ tiêu và ghi nhận, đánh giá hiệu quả làm việc (KPIs) các cán bộ bán
hàng trực tiếp, các giao dịch viên thuộc NHCN, BTT và chi nhánh/ TTKD; xây dựng
bộ KPIs cho các đơn vị hỗ trợ, theo dõi, đánh giá KPI và tính lương kinh doanh cho
các đơn vị hỗ trợ đã có KPIs; xây dựng và tổ chức hệ thống thông tin đầu vào liên
quan đến hoạt động của phân khúc khách hàng cá nhân, kênh bán hàng để đảm bảo
cung cấp kịp thời thông tin/ báo cáo cần thiết.
- Bộ phận Quản lý ngân sách: Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Ban điều hành
trong việc xây dựng kế hoạch ngân sách hàng năm; tổ chức và điều phối việc xây dựng
kế hoạch ngân sách cho toàn hệ thống hàng năm và phân bổ xuống các khối, phòng,
10


ban và đơn vị của TPBank; quản lý, theo dõi, giám sát việc thực hiện ngân sách của
các Khối, phòng, ban, đơn vị trên toàn hệ thống; xây dựng kế hoạch lợi nhuận từ dịch
vụ nội bộ cho toàn bộ Khối hỗ trợ tại Hội sở, theo dõi, đánh giá việc thực hiện chỉ tiêu
lợi nhuận dịch vụ nội bộ; điều chỉnh, cập nhật bổ sung kế hoạch ngân sách theo từng
thời kỳ phù hợp với nhu cầu thực tế phát sinh của TPBank; thực hiện các báo cáo quản
trị phục vụ Hội đồng quản trị, ban Điều hành, các Khối, phòng, ban, đơn vị trong việc
quản trị các chi tiêu ngân sách theo định kỳ.
- Phòng Kế toán tổng hợp và chính sách kế toán: Làm đầu mối thực hiện các
báo cáo liên quan tới thông tin tài chính kế toán theo quy định của các cơ quan quản lý
Nhà nước cho toàn hệ thống và các đơn vị của TPBank; lập báo cáo tài chính theo định
kỳ và báo cáo tài chính hợp nhất cho TPBank; tổng hợp số liệu để thực hiện việc báo
cáo phân loại nợ, trích lập, hoàn nhập, xử lý dự phòng theo quy định của NHNN, Bộ
Tài chính; thực hiện hạch toán chi phí dự phòng cho các đơn vị kinh doanh làm xơ sở
đánh giá kế quả kinh doanh của các đơn vị này; đầu mối quản lý Quỹ dự phòng; lập
báo cáo cân đối theo định kỳ cho toàn hệ thống TPBank, báo cáo dự trữ bắt buộc, bảo
hiểm tiền gửi, báo cáo các Tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng; đôn đốc
các đơn vị khác thực hiện chế độ báo cáo cho các cơ quan quản lý nhà nước đảm bảo
báo cáo thống nhất, đầy đủ, chính xác, kịp thời và tuân thủ đúng các quy định pháp

luật và yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước; kiểm tra tính hợp lệ cân đối hệ
thống; kiểm soát các tài khoản treo, các số dư phải thu, phải trả toàn hệ thống; thiết lập
và hướng dẫn lập hế thống sổ sách, chứng từ, mẫu biểu kế toán, kiểm tra, kiểm soát hệ
thống tài khoản kế toán của TPBank; hạch toán các khoản đầu tư bên ngoài; làm đầu
mối thực hiện báo cáo kiểm toán bán niên, cuối kỳ hàng năm; làm đầu mối thực hiện
công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định về tính và nộp phí BHTG của BHTG
Việt Nam; cung cấp số liệu tổng thể toàn hệ thống TPBank cho các đối tác.
- Phòng Kế toán chi tiêu nội bộ Hội sở và miền Bắc: Xây dựng và hướng dẫn
thực hiện các quy chế tài chính cho toàn hệ thống; xây dựng công cụ tính toán/ theo
dõi/ hạch toán/ báo cáo và hướng dẫn thực hiện liên quan đến công tác chi tiêu nội bộ
cho toàn hệ thống TPBank theo yêu cầu của cơ quan quản lý và yêu cầu quản trị của
Ngân hàng tại từng thời kỳ; đầu mối nghiên cứu và đề xuất cải tiến quy trình thực hiện
công tác chi tiêu nội bộ và quản lý tài sản cố định, công cụ dụng cụ cho toàn hệ thống
TPBank. Nâng cáo hiệu quả và năng suất lao động của CBNV mảng chi tiêu nội bộ;
thực hiện hạch toán kế toán các khoản chi tiêu nội bộ cho các đơn vị tahi Hội sở và chi
nhánh từ Đà Nẵng trở ra phía Bắc đối với các khoản thanh toán tập trung; theo dõi giá
trị sổ sách các khoản vật liệu, công cụ lao động, tài sản cố định cho các đơn vị tại Hội
sở. Định kỳ, kết hợp với các bộ phận quản lý tài sản tiến hành kiểm kê để đảm bảo số
liệu giữa sổ sách khớp với kiểm kê thực tế; phối hợp với Bộ phận Thuế và bộ phận
Quản lý ngân sách thực hiện các chương trình, chính sách để quản lý tối ưu Thuế/
ngân sách hoạt động của Ngân hàng.
11


- Phòng hỗ trợ ALCO: Phân tích và giám sát các chỉ tiêu tài chính; tổng hợp
thông tin về tình hình lãi suất của các đối thủ cạnh tranh; xây dựng và triển khai chính
sách, quy trình quản lý cơ cấu bảng cân đối tài sản; lập báo cáo và tính toán điều chỉnh
liên quan đến Điều chuyển vốn nội bộ; xây dựng thực hiện quy trình quản lý, theo dõi
đối với tài sản nợ, tài sản có; làm đầu mối tổ chức, làm thư ký cho các cuộc họp định
kỳ của Ủy ban ALCO, tổng hợp nhận các báo cáo từ các đơn vị khác trong TPBank để

báo cáo; lưu trữ mọi tài liệu, tờ trình, nghị quyết của ủy ban ALCO.
- Bộ phận Thuế: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch thuế, triển khai các phương
pháp tối ưu hóa thuế trong khuôn khổ pháp luật dối với phạm vi toàn TPBank; thực
hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đối với toàn hệ thống TPBank; hướng dẫn,
giải đáp các vướng mắc theo yêu cầu của các đơn vị trong toàn hệ thống TPBank liên
quan đến quy định pháp luật về Thuế; là đầu mối làm việc với cơ quan Thuế về tất cả
các báo cáo, yêu cầu thanh tra, giải trình số liệu,… liên quan đế thuế đối với phạm vi
toàn TPBank; thực hiện hạch toán, kê khai và quyết toán thế GTGT, thuế nhà thầu, các
loại thuế khác (nếu có) phát sinh tại các đơn vị Hội sở và chi nhánh từ Thành phố Đà
Nẵng trở ra phía Bắc.
- Bộ phận Kế toán tài chính khu vực miền Nam: Thực hiện theo dõi, quản lý,
hạch toán kế toán các khoản chi tiêu nội bộ, tình hình sử dụng tái sản cố định của các
đơn vị từ tỉnh Quảng Ngãi trở vào phía Nam; thực hiện hạch toán, kê khai và quyết
toán thế GTGT, thuế môn bài, các loại thuế khác (nếu có) đối với các đơn vị từ tỉnh
Quảng Ngãi trở vào phía Nam; phối hợp với các đơn vị từ tỉnh Quảng Ngãi trở vào
phía Nam thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất cho NHNN địa phương bao gồm báo
cáo thống kê, tuân thủ và báo cáo theo các công văn yêu cầu riêng ở cấp độ đặc thù
của từng địa phương; thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của kế toán
trưởng, Giám đốc Khooai Tài chính và lãnh đạo TPBank.

1.3. NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHI PHÍ NỘI BỘ CỦA
NGÂN HÀNG
Để có thể tính toán chính xác một đơn vị hoạt động tốt hay không, tạo ra lợi
nhuận cho tổ chức của họ nhiều hay ít, ngoài việc theo dõi doanh thu, thì cũng cần
phải theo dõi các khoản chi phí mà các cán bộ nhân viên đã chi tiêu cho công tác tạo ra
lợi nhuận của họ. Chính vì thế mà chi chí nội bộ phát sinh cũng là một khoản chi tiêu
khá lớn mà bất cứ đơn vị nào cũng cần theo dõi và kiểm soát kỹ lưỡng, tránh tình trạng
có các cá nhân có ý định tham ô hay vụ lợi riêng thông qua các khoản chi tiêu cho việc
công. Nội dung các khoản chi tiêu phát sinh trong nội bộ Ngân hàng TMCP Tiên
Phong được kế toán chi tiêu nội bộ theo dõi, quản lý, và hạch toán chủ yếu là các

khoản phí phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp (như tiền điện, tiền
nước, thuê văn phòng, mua sắm tài sản cố định, sửa chữa lớn, phí bảo vệ,…) hoặc các
12


khoản hỗ trợ nhân viên trong khi công tác tại các đơn vị (như phụ cấp xăng xe, điện
thoại, công tác phí, chi phí tiếp khách,…). Bên cạnh đó, kế toán chi tiêu nội bộ còn
theo dõi quá trình phân bổ chi phí khấu hao của các tài sản cố định có giá trị lớn (như
xe tiền, máy móc, thiết bị văn phòng,…). Do đó, các khoản mục chi tiêu nội bộ được
thể hiện trên báo cáo tài chính ở mục “Chi phí hoạt động”.
Trình tự, thủ tục xét duyệt và ghi nhận chi phí:

Sơ đồ 1.2: Quy trình xét duyệt và ghi nhận chi phí

Quy trình tạm ứng các khoản chi phí:

Sơ đồ 1.3: Quy trình tạm ứng chi phí

Quy trình thanh toán/ hoàn tạm ứng các khoản chi phí:

13


Sơ đồ 1.4: Quy trình thanh toán chi phí
Trong trường hợp bộ hồ sơ chứng từ thanh toán/ hoàn tạm ứng được gửi sang
không đầy đủ và hợp lệ, kế toán viên Bộ phận kế toán chi tiêu nội bộ sẽ gửi trả lại đơn
vị/ cá nhân đề nghị thanh toán để bổ sung và hoàn thiện.
Các khoản đề nghị thanh toán vượt định mức kế hoạch, Bộ phận kế toán sẽ chỉ
ký duyệt thanh toán khoản tiền trong định mức.
Đối với các khoản đề nghị hoàn tạm ứng, nếu chứng từ cho thấy thực tế phát

sinh nhiều hơn số tiền đã tạm ứng trước đó thì đơn vị/ cá nhân đề nghị thanh toán sẽ
được bộ phận kế toán thanh toán thêm phần phát sinh (trong trường hợp vẫn nằm trong
định mức kế hoạch), nếu chứng từ cho thấy thực chi ít hơn số tiền đã tạm ứng trước đó
thì đơn vị/ cá nhân đó phải hoàn trả lại số tiền thừa.
Một số quy định về trách nhiệm của cán bộ có liên quan:
- Đối với đơn vị/ cá nhân đề nghị tạm ứng/ thanh toán/ hoàn tạm ứng:
 Cán bộ trực tiếp và Trưởng đơn vị làm tạm ứng/ thanh toán chịu trách nhiệm về
tính hợp lý, hợp pháp và tính trung thực của hóa đơn, chứng từ tạm ứng/ thanh
toán. Đồng thời chịu trách nhiệm chi đúng, chi đủ về các khoản chi và đối
tượng chi; có trách nhiệm hoàn tạm ứng theo quy định.
 Tuân thủ đúng các quy định về hồ sơ chứng từ, quy định về thời gian tạm ứng/
thanh toán/ phân bổ chi phí và các quy định khác liên quan đến việc mua sắm
hàng hóa, dịch vụ và hạn mức tài chính khác.
- Đối với Khối Tài chính – Kế toán:
 Kiểm tra, giám sát, ký duyệt các khoản chi phí của đơn vị mình quản lý theo
thẩm quyền.
14


 Có trách nhiệm quản lý về mặt hiện vật các tài sản cố định, công cụ dụng cụ và
tài sản khác đồng thời định kỳ kiểm kê, đối chiếu với số liệu sổ sách theo quy
định.
 Được quyền yêu cầu phòng Kế toán chi tiêu nội bộ và Thuế/ Bộ phận Kế toán
tài chính khu vực miền Nam cung cấp cũng như giải thích các số liệu liên quan
tới chi phí hoạt động của đơn vị khi cần thiết.
 Có trách nhiệm chuyển các hồ sơ/ chứng từ thanh toán/ tạm ứng/ hoàn ứng chi
phí cho phòng Kế toán chi tiêu nội bộ và Thuế/ Bộ phận Kế toán tài chính khu
vực miền Nam trước 2 ngày làm việc cuối tháng, trừ trường hợp gấp có lý do
chính đáng.


1.4. CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
Bên cạnh những văn bản và quy định nội bộ, TPBank cũng áp dụng và xây
dựng quy chế riêng trên cơ sở là các hướng dẫn và quy định chung mà NHNN ban
hành. Theo văn bản 10/2014/TT-NHNN, ban hành ngày 20/03/2014, quy định hệ
thống tài khoản kế toán của các tổ chức tín dụng: là TT sửa đổi, bổ sung một số tài
khoản trong hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định
số 479/2004/QĐ-NHNN, cụ thể như sau: Một số Tài khoản kế toán được bổ sung vào
hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng, trong đó đáng chú ý là các Tài khoản:
16 - Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn; 139- Dự phòng rủi ro; 26 - Tín dụng
đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài; 304 - Bất động sản đầu tư;… Ngoài ra Thông
tư bãi bỏ 16 tài khoản không còn phù hợp với cơ chế nghiệp vụ tài chính các TCTTD;
đồng thời sửa đổi bổ sung một số nội dung trong HTTKKT các TCTD.

1.5. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA
NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG
Ngân hàng TPBank sử dụng hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng được ban
hành theo Quyết định số 77/2013/QĐ-TPB.KTC, ban hành ngày 1/2/2013.
Căn cứ theo:
- Thông tư số 10/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 03 năm 2014 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số tài khoản trong Hệ
thống tài khoản kế toán các Tổ chức tín dụng;
15


- Thông tư số 19/2015/TT-NHNN ngày 22 tháng 10 năm 2015 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà
nướcViệt Nam;
- Điều lệ của Ngân hàng TMCP Tiên Phong;
- Căn cứ yêu cầu công việc.
Cấu trúc tài khoản:

Ngân hàng TMCP Tiên Phong quy định tài khoản nội bảng, ngoại bảng thống
nhất trong hệ thống gồm có 9 số, trong đó chia làm 2 nhóm cách nhau bởi số “0” ở
giữa và có dạng như sau:
X X X X 0 X X X X
1 2 3 4 5 6 7 8 9
(1)

(2)

- Nhóm 1 (vị trí từ 1 đến 4) là tài khoản cấp III theo Hệ thống tài khoản NHNN.
Đây là tài khoản tổng hợp, dung làm cơ sở báo cáo kế toán cho NHNN.
- Nhóm 2 (vị trí từ 6 đến 9) là tài khoản cấp IV, cấp V. Đây là tài khoản tổng
hợp do Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Tiên Phong quy định theo yêu cầu quản lý
trong toàn hệ thống.
Ví dụ minh họa:
TK 869 - Các khoản chi phí quản lý khác
Các tài khoản chi tiết gồm:
TK 869100000 - chi vệ sinh cơ quan
TK 869100001 – chi nước cơ quan
TK 869100002 – chi tiền điện
Báo cáo tài chính những năm gần đây: (Phụ lục 1, 2, 3, 4, 5)
Nhận xét:
Tổng chi phí hoạt động tăng đều qua các năm, cụ thể như sau:
Năm 2014 khoản mục chi phí hoạt động đạt mức 665.222 triệu đồng (tăng
242.087 triệu đồng, ứng với tỷ lệ là 57,21% so với năm 2013). Sang năm 2015, tổng
chi phí hoạt động của Ngân hàng tiếp tục tăng và đạt mức 794.793 triệu đồng (tăng
129.571 triệu đồng, ứng với tỷ lệ 19,48% so với năm 2014). Trong giai đoạn này,
TPBank đang phát triển và mở rộng quy mô, nên việc gia tăng chi phí hoạt động là
điều tất yếu, tuy nhiên mức độ gia tăng vẫn nằm ở mức cho phép.
16



PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI TIÊU
TẬP TRUNG TẠI HỘI SỞ MIỀN NAM
NGÂN
HÀNG TMCP TIÊN PHONG
2.1. CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG
TÁC KẾ TOÁN CHI TIÊU NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG
Ngoài việc tuân thủ theo các văn bản và quyết định của các cơ quan có thẩm
quyền chi phối như NHNN và Cơ quan thuế, thì TPBank cũng có những quy trình, quy
định riêng nhằm tăng cường công tác quản lý, kiểm soát và lập báo cáo nội bộ, cụ thể
như sau:
- Theo QĐ 2814/2016/QĐ-TPB.KTC, ban hành ngày 8/10/2016 quy định về bộ
hồ sơ, hóa đơn, chứng từ trong nghiệp vụ kế toán chi tiêu nội bộ của TPBank phải có
đầy đủ các thủ tục cần thiết như giấy đề nghị, các bảng kê, các chứng từ có liên quan,
và xác nhận các cấp có thẩm quyền ký duyệt.
- Theo QĐ 844/2014/QĐ-TPB.KTC, ban hành ngày 01/06/2014 quy định hạch
toán kế toán về thời gian cụ thể cho việc giải quyết một bộ chứng từ, cách phân bổ chi
phí cho từng phòng ban có liên quan.
- Theo QĐ 77/2013/QĐ-TPB.KTC, ban hành ngày 1/2/2013 quy định Kế toán
chi tiêu nội bộ và Thuế tập trung kê khai và hạch toán chi tiêu tập trung tại Hội sở ỏa
hai khu vực miền Bắc và miền Nam.
- Theo QĐ 1336/2015/QT-TPB.TCH, ban hành ngày 17/10/2015 quy trình mở,
đóng, sửa thông tin và kiểm soát các Tài khoản treo trung gian nội bộ được bộ phận kế
toán tài chính tập trung tại hội sở theo dõi và thực hiện khi được yêu cầu.
17


×