Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu luận phap luật đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.6 KB, 13 trang )

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Các mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng được phép biện chứng duy
vật khái quát thành các phạm trù cơ bản. Chúng được hình thành và phát triển trong
quá trình hoạt động nhận thức, hoạt động cải tạo tự nhiên, xã hội.
Phạm trù là những khai niệm rộng nhất, phản ánh những mặt, những thuộc
tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của những sự vật và hiện tượng
thuộc lĩnh vực nhất định.
Mỗi bộ môn khoa học đều có hệ thống phạm trù riêng của mình, phản ánh
những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến thuộc
phạm vi khoa học đó nghiên cứu. Thí dụ trong khoa học có phạm trù “s ố”, “hình”,
“điểm”, “mặt phẳng”, “hàm số”, v.v.. Trong vật lý học có các phạm trù “kh ối
lượng”. “vận tốc”, “lực”, v.v.. Trong kinh tế học có các phạm trù “hang hóa”, “giá
trị”, “giá cả”, “tiền tệ”, “lợi nhuận”, v.v..
Các phạm trù trên đây chỉ phản ánh những mối liên hệ chung trên một lĩnh
vực nhất định của hiện thực thuộc phạm vi nghiên cứu của môn khoa học
chuyên ngành. Khác với các phạm trù đó, những phạm trù của phép bi ện chứng
duy vật như “vật chất”, “ý thức”, “vận động”, “đứng im”, “mâu thuẫn”, “lượng”,
“chất”, “nguyên nhân”, “kết quả”, v.v. là những khái niệm chung nhất, ph ản ánh
những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất không
phải chỉ của một lĩnh vực nhất điịnh nào đó của hiện thực, mà của toàn bộ thế
gioiwss hiện thực, bao gồm cả tự nhiwwn, xã hội và tư duy. Mọi sự vật, hiện
tượng đều có nguyên nhân xuất hiện, đều có quá trình vận động, biến đổi, đều
có mâu thuẫn, có nội dung và hình thức, v.v. ; tức là đều có nh ững mặt, nh ững
thuộc tính, những mối kiên hệ được phản ánh trong các phạm trù của phép bi ện
chứng duy vật. Do vậy, giữa phạm trù của khoa học cụ thể và phạm trù của phép
biện chứng có mối quan hệ biện chứng với nhau; đó là mối quan hệ giữa cái
riêng và cái chung-một trong các cặp phạm trù cơ bản.

PHẦN 2. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. PHẠM TRÙ CÁI RIÊNG, CÁI CHUNG


1


1.1 PHẠM TRÙ CÁI RIÊNG
Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một s ự vật, một hi ện t ượng, m ột
quá trình riêng lẻ nhất định trong thế giới khách quan.
Ví dụ: Một hành tinh nào đấy hay một thực vật, động vật nào đấy là cái đơn
nhất trong giới tự nhiên. Cái riêng trong lịch sử xã hội là một sự kiện riêng lẻ nào
đó, như là cuộc cách mạng tháng Tám của Việt nam chẳng hạn. Một con người
nào đó: Huệ, Trang,... cũng là cái riêng. Cái riêng còn có thể hiểu là một nhóm sự
vật gia nhập vào một nhóm các sự vật rộng hơn, phổ biến hơn. Sự tồn tại cá
biệt đó của cái riêng cho thấy nó chứa đựng trong bản thân những thuộc tính
không lặp lại ở những cấu trúc sự vật khác. Tính chất này được diễn đạt bằng
khái niệm cái đơn nhất. Cái đơn nhất là một phạm trù triết học dùng để chỉ
những thuộc tính, những mặt chỉ có ở một sự vật nhất định mà không lặp lại ở
những sự vật khác. Ví dụ chiều cao, cân nặng, vóc dáng... của một người là cái
đơn nhất. Nó cho biết những đặc điểm của chỉ riêng người đó, không lặp lại ở
một người nào khác. Cần phân biệt “cái riêng” với cái “đơn nhất”.
Mặt khác, giữa những cái riêng có thể chuyển hóa qua lại với nhau, chứng tỏ
giữa chúng có một số đặc điểm chung nào đó. Những đặc điểm chung đó được
triết học khái quát thành khái niệm cái chung.
1.2 PHẠM TRÙ CÁI CHUNG
Cái chung là một phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc
tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nh ất đ ịnh ,mà còn đ ược l ặp l ại
trong nhiều sự vật hiện tượng hay quá trình riêng l ẻ khác, nh ững m ối liên h ệ
giống nhau, hay lặp lại ở nhiều cái riêng.
Cái chung thường chứa đựng ở trong nó tính qui luật, sự lặp lại. Ví dụ như qui
luật cung- cầu, qui luật giá trị thặng dư là những đặc điểm chung mà m ọi nền
kinh tế thị trường bắt buộc phải tuân theo.
1.3 PHẠM TRÙ CÁI ĐƠN NHẤT

Trong mỗi sự vật, hiện tượng ngoài cái chung còn tồn tại cái đơn nhất, đó là
những đặc tính, những tính chất,.. chỉ tồn tại ở một sự vật, một hi ện tượng nào
đó mà không lặp lại ở các sự vật, hiện tượng khác.
Ví dụ:
2


- Thành phố Hồ Chí Minh: là một “cái riêng” ngoài những đặc điểm giống các
thành phố khác ở Việt Nam còn có những nét riêng mà các thành phố khác ở Vi ệt
Nam không có: có bến Nhà Rông, cầu Ánh sao, có Dinh Độc Lập,.... có những nét
văn hóa chỉ có TP.Hồ Chí Minh mới có.
- Giai cấp vô sản Việt Nam là một “cái riêng” ngoài những điểm giống như giai
cấp vô sản ở các nước tư bản phát triển, còn có những nét riêng: nó ra đời cùng
với sự khai thác thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc Pháp, không gắn liền v ới n ền
đại công nghiệp cơ khí, xuất thân từ giai cấp nông dân… chỉ có giai cấp Việt Nam
mới có.
- Sinh viên Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật là một “cái riêng”, ngoài những điểm
giống với sinh viên ở các trường khác, nó còn có cái đặc thù chỉ ở sinh viên đại
học Sư Phạm Kỹ Thuật.
- Các ngành ở trong trường là “cái riêng”.

2. QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI RIÊNG VÀ CÁI CHUNG
Trong lịch sử triết học, mối liên hệ giữa cái riêng và cái chung được quan
niệmkhác nhau. Phái duy thực đồng nhất thượng đếvới cái chung và cho rằng chỉ có
cái chung mới tồn tại độc lập khách quan và là nguồn gốc sản sinh ra cái riêng.
Đối lập lại chủ nghĩa duy thực, các nhà triết học duy danh như P. Abơla (10791142), Đumxcot (1265- 1308) cho rằng chỉ những sự vật, hiện tượng tồn tại riêng biệt
với những chất lượng riêng của chúng mới là có thực còn khái niệm cái chung chỉ là
sản phẩm của tư duy của con người.
Thấy được và khắc phục hạn chế của hai quan niệm trên, triết học duy vật biện
chứng cho rằng cái chung và cái riêng có mối liên hệ biện chứng mật thiết với nhau, và

cả hai đều tồn tại một cách khách quan.
Thứ nhất, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu
hiện sự tồn tại của mình. Nghĩa là không có cái chung thuần túy tồn tại bên ngoài cái
riêng. Chẳng hạn, không có sinh viên nói chung nào tồn tại bên cạnh sinh viên ngành
Điện-điện tử, sinh viên ngành Cơ-điện tử, sinh viên ngành Công nghệ thông tin cụ thể.
Nhưng sinh viên ngành Điện-điện tử, sinh viên ngành Cơ-điện tử … nào cũng phải đến
trường học tập, nghiên cứu, thi cử…theo nội quy nhà trường. Những đặc tính chung
này lặp lại ở những sinh viên riêng lẻ, và được phản ánh trong khái niệm “sinh viên”.
3


Hay như quy luật bóc lột giá trị thặng dư của nhà tư bản là một cái chung, không thế
thì không phải là nhà tư bản, nhưng quy luật đó được thể hiện ra ngoài dưới những
biểu hiện của các nhà tư bản (cái riêng).
Thứ hai, cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Nghĩa là không
có cái riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập, không có liên hệ với cái chung. Thí dụ, mỗi
con người là một cái riêng, nhưng mỗi người không thể tồn tại ngoài mối liên hệ với
xã hội và tự nhiên. Không cá nhân nào không chịu sự tác động của các quy luật sinh
học và quy luật xã hội. Đó là những cái chung trong mỗi con người. Một thí dụ khác,
nền kinh tế của mỗi quốc gia, dân tộc với tất cả những đặc điểm phong phú của nó là
một cái riêng. Nhưng nền kinh tế nào cũng bị chi phối bởi quy luật cung – cầu, quy
luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đó là cái
chung. Như vậy sự vật, hiện tượng riêng nào cũng bao hàm cái chung.
Thứ ba, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung là cái
bộ phận nhưng sâu sắc hơn cái riêng. Cái riêng phong phú hơn cái chung vì ngoài
những đặc điểm chung, cái riêng còn có cái đơn nhất. Cái chung sâu sắc hơn cái riêng
vì cái chung phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ ổn định, tất nhiên, lặp lại ở
nhiều cái riêng cùng loại. Do vậy, cái chung là cái gắn liền với cái bản chất, quy định
phương hướng tồn tại và phát triển của cái riêng. Có thể khái quát một công thức như
sau:

Công thức Cái riêng = Cái chung + Cái đơn nhất có thể là không hoàn toàn
đúng một cách tuyệt đối, nhưng trong một chừng mực nào đó thì nó có thể nói được
một cách chính xác quan hệ bao trùm giữa cái chung và cái riêng. Cái chung chỉ giữ
phần bản chất, hình thành nên chiều sâu của sự vật, còn cái riêng là cái toàn bộ vì nó là
một thực thể sống động. Trong mỗi cái riêng luôn tồn tại đồng thời cả cái chung và cái
đơn nhất. Nhờ thế, giữa những cái riêng vừa có sự tách biệt, vừa có thể tác động qua
lại với nhau, chuyển hóa lẫn nhau. Sự “va chạm” giữa những cái riêng vừa làm cho các
sự vật xích lại gần nhau bởi cái chung, vừa làm cho sự vật tách xa nhau bởi cái đơn
nhất. Cũng nhờ sự tương tác này giữa những cái riêng mà cái chung có thể được phát
hiện. Về điểm này, LêNin có nói: “…Cái riêng chỉ có thể tồn tại trong mối liên hệ dẫn
tới cái chung”.

4


Ví dụ: nguyên tử của mọi nguyên tố đều khác nhau, đều là cái riêng, chúng có
khối lượng nguyên tử của mình, có hóa trị riêng của mình, có điện tích hạt nhân của
mình, có cấu tạo vỏ nguyên tử của mình…Nhưng tất cả mọi nguyên tử đều có cái
chung: trong mọi nguyên tử đều có hạt nhân, vỏ điện tử, đều có những hạt nguyên tố…
Chính nhờ có những đặc tính chung cho mọi nguyên tử mà khoa học mới có khả năng
biến nguyên tử của nguyên tố này thành nguyên tử của một nguyên tố khác. Nguyên tử
cũng như bất kỳ sự vật, hiện tượng nào khác trong thế giới khách quan, là sự thống
nhất giữa cái giống nhau và cái khác nhau, cái đơn nhất và cái phổ biến.
Thứ tư, cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá
trình phát triển của sự vật. Sở dĩ như vậy vì trong hiện thực cái mới không bao giờ
xuất hiện đầy đủ ngay, mà lúc đầu xuất hiện dưới dạng cái đơn nhất. Về sau theo quy
luật, cái mới hoàn thiện dần và thay thế cái cũ, trở thành cái chung, cái phổ biến.
Ngược lại, cái cũ lúc đầu là cái chung, cái phổ biến nhưng về sau do không phù hợp
với điều kiện mới nên mất dần đi và trở thành cái đơn nhất. Như vậy, sự chuyển hóa từ
cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của quá trình cái mới ra đời thay thế cái cũ.

Ngược lại, sự chuyển hóa từ cái chung thành cái đơn nhất là biểu hiện của quá trình cái
cũ, cái lỗi thời bị phủ định. Thí dụ: Trước Đại hội Đảng VI thì kinh tế thị trường,
khoán sản phẩm chỉ là cái đơn nhất, còn cái chung là cơ chế bao cấp; nhưng từ sau Đại
hội Đảng VI thì kinh tế thị trường lại dần trở thành cái chung, còn kinh tế tập trung
bao cấp thành cái đơn nhất, chỉ còn tồn tại trong một số ngành như An ninh quốc
phòng…
Sự phân biệt giữa cái chung và cái đơn nhất nhiều khi chỉ mang tính tương đối.
Có những đặc điểm xét trong nhóm sự vật này là cái đơn nhất, nhưng nếu xét trong
nhóm sự vật khác lại là cái chung. Ví dụ: quy luật cung – cầu là cái chung trong nền
kinh tế thị trường, nhưng trong toàn bộ các hình thức kinh tế trong lịch sử thì nó chỉ là
cái đơn nhất, đặc trưng cho nền kinh tế thị trường mà không thể là đặc điểm chung cho
mọi hình thức khác như kinh tế tự cung tự cấp chẳng hạn.
Trong quá trình phát triển của sự vật hiện tượng, trong những điều kiện nhất định
cái đơn nhất có thể biến thành cái chung và ngược lại cái chung có thể biến thành cái
đơn nhất, nên trong hoạt động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để

5


cái đơn nhất có lợi cho con người trở thành cái chung và cái chung bất lợi trở thành cái
đơn nhất.
Triết học Mác-Lênin đặt ra và giải quyết câu hỏi: Cái riêng chỉ tồn tại
trong một khoảng thời gian có hạn, vậy thì cái chung có t ồn t ại vĩnh vi ễn, vô h ạn
trong thời gian không?
 Cái riêng xuất hiện chỉ tồn tại được trong một khoảng thời gian nhất
định và khi nó mất đi sẽ không bao giờ xuất hiện lại, cái riêng là cái không l ặp
lại.
 Cái chung tồn tại trong nhiều cái riêng, khi một cái riêng nào đó mất đi
thì những cái chung tồn tại ở cái riêng ấy sẽ không mất đi, mà nó vẫn còn tồn tại
ở nhiều cái riêng khác.

Friedrich Engels từng nói: Chúng ta cũng tin chắc rằng, qua tất cả mọi sự
chuyển hóa của nó, vật chất vẫn cứ vĩnh viễn như thế, rằng không bao gi ờ m ột
thuộc tính của nó lại có thể mất đi, và vì thế, nếu như một ngày kia nó ph ải h ủy
diệt mất đóa hoa rực rỡ nhất của nó trên trái đất, tức là cái tinh th ần đang t ư duy
thì nhất định nó lại phải... tái sinh ra cái tinh thần ấy ở m ột n ơi nào khác và trong
một thời gian khác.
Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung đã được V.I.Lênin khái
quát ngắn gọn: "Như vậy, các mặt đối lập (cái riêng đối lập với cái chung) là
đồng nhất: cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung. Cái chung
chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Bất cứ cái riêng (nào cùng) là cái
chung. Bất cứ cái chung nào cùng là (một bộ phận, một khía cạnh, hay một bản
chất) của cái riêng. Bất cứ cái chung nào cũng chỉ bao quát một cách đ ại khái t ất
cả mọi vật riêng lẻ. Bất cứ cái riêng nào cũng không gia nhập đầy đủ vào cái
chung, V.V., V.V.. Bất cứ cái riêng nào cũng thông qua hàng nghìn s ự chuy ển hóa
mà liên hệ với những cái riêng thuộc loại khác (sự vật, hiện tượng, quá trình),
v.v.".

3. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Vì cái chung là cái sâu sắc, bản chất hơn cái riêng, do đó trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn muốn biết được cái chung, cái bản chất thì phải xuất phát từ cái riêng,
6


từ những sự vật, hiện tượng riêng lẻ. rồi từ cái chung, vận dụng cái chung để cải tạo
cái riêng. Trong hoạt động thực tiễn nếu không hiểu biết những nguyên lý chung
(không hiểu biết lý luận), sẽ không tránh khỏi rơi vào tình trạng hoạt động một cách
mò mẫm, mù quáng.
Ví dụ: Từ đặc điểm của một số cây như đỗ tương, đỗ đen, đỗ xanh (cái riêng), người
ta rút ra đặc điểm chung của các cây họ đỗ (cái chung)
Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, nên bất kỳ cái chung nào khi áp dụng vào

trường hợp riêng cũng cần được chú ý đến các đặc điểm cụ thể. Ngược lại, nếu xem
thường cái chung, tuyệt đối hóa cái riêng sẽ rơi vào bệnh cục bộ, địa phương chủ nghĩa
Ví dụ: Trong tiến trình Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội, không thể bê nguyên
nguyên mẫu chủ nghĩa xã hội của Liên Xô vào áp dụng cho Việt Nam, mà phải tuỳ vào
điều kiện của Việt Nam mà tiến hành chọn lọc áp dụng cho phù hợp, linh hoạt.
Cần phải tạo điều kiện cho cái đơn nhất và cái chung chuyển hóa lẫn nhau theo
chiều hướng tiến bộ, có lợi, tạo điều kiện thuận lợi để "cái đơn nhất" có lợi cho con
người trở thành "cái chung" và "cái chung" bất lợi trở thành "cái đơn nhất"
Ví dụ: Quả dưa hấu: phần lớn các giống dưa hấu đều có đặc điểm chung là vỏ xanh,
ruột đỏ, hạt đen (cái chung); nhưng có một số giống dưa hấu không có hạt, giá trị kinh
tế cao (cái đơn nhất có lợi) -> đem lai tạo giống để tạo ra nhiều loại dưa hấu không có
hạt (biến cái đơn nhất thành cái chung)

PHẦN 3. KIẾN THỨC VẬN DỤNG
1. CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG XÉT TRONG KINH TẾ VIỆT
NAM VÀ THẾ GIỚI
Nền kinh kinh tế nước ta đang hòa nhập với nền kinh tế thị trường và thế giới,
sự giao lưu về hang hóa, dịch vụ và đàu tư nước ngoài làm cho sự vân động của nền
kinh tế nước ta gần gũi hơn với nề kinh tế thị trường thế giới. Tương qua giá cả của
các loại hàng hóa trong nước gần gũi hơn với tương qua giá cả hàng hóa quốc tế. Thị
trường trong nước gắn liền với thị trường thế giới. Nói cách khác, kinh tế Việt Nam là
một bộ phận của nền kinh tế thế giới.
Xu hướng chung phát triển kinh tế của thế giới là sự phát triển kinh tế của mỗi
nước không thể tách rời sự phát triển và hòa nhập quốc tế, sự cạnh tranh giữa các quốc
gia đã thay đổi, không còn là dân số đông, vũ khí nhiều, quân đội mạnh mà là tiềm lực
7


kinh tế. Mục đích của các chính sách, của các quốc gia là tạo được nhiều của cải vật
chất trong quốc gia của mình, là tốc độ phát triển kinh tế cao, đời sống nhân dân được

cải thiện. Tiềm lực kinh tế đã trở thành thước đo chủ yếu để bảo vệ uy tính và duy trì
sức mạnh của các đảng cầm quền.
Như vậy với tư cách là một bộ phận của nền kinh tế thế giới thì việc tiếp thu
những đặc trưng cơ bản những nét chung trong tổng thể đó để hoàn thiện nền kinh tế
Việt Nam là tất yếu. Tuy nhiên ta không được phép chỉ tiếp thu một cách hình thức
phải tiếp thu có chọn lọc cho phù hợp với điều kiện đất nước. Phải giữ được những nét
đặc trưng riêng tức là phải tồn những cái đơn nhất của kinh tế Việt Nam từ đó còn phải
xây dựng một nền kinh tế thị trường mới về chất, thể hiện sự phát triển, phủ định biện
chứng đối với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.

2. VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁI RIÊNG VÀ CÁI CHUNG
TRONG VIỆC XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Kinh tế thị trường là một nền kinh tế hàng hoá phát tri ển ở trình
độ cao.Khi chuyển sang cơ chế thị trường, cũng như các nước khác, nền kinh tế
nước ta chịu sự tác động của cơ chế thị trường với hệ thống các quy luật: quy
luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh…, xuất hiện mối quan hệ
hàng hoá tiền tệ,…Nền kinh tế thị trường nước ta cũng có những khuyết tật của
nền kinh tế thị trường nói chung làm cho nền kinh tế phát triển mất cân đối, gây
khủng hoảng, phân cực giàu nghèo quá mức, sử dụng cạn kiệt tài nguyên, gây ô
nhiễm môi trường….Bên cạnh những đặc điểm chung đó, nền kinh tế th ị trường
nước ta còn có những đặc điểm riêng. Đó là khi chuyển sang nền kinh tế thị
trường, nền kinh tế vừa trải qua chiến tranh và cơ chế kinh tế tập trung quan
liêu bao cấp,trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn rất thấp kém, chủ yếu là
kinh tế tự cấp, tự túc, thu nhập thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu và kém,
trình độ quản lý kinh tế còn non yếu. Nhà nước ta do Đảng Cộng Sản lãnh đạo….
Do đó, chúng ta phải có những bước đi riêng đặc thù chứ không thể rập khuôn
theo các nước. Theo tôi để vận dụng thật tốt mối quan hệ giữa “cái riêng” và “cái
chung” trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam cần phải biết đưa
ý nghĩa phương pháp luận của nó ( đã trình bày ở phần trên) vào trong thực ti ễn,
cụ thể là chúng ta phải chú ý một số điểm như sau:

8


Một là: Tạo điều kiện cho sự ra đời và phải phát tri ển đồng bộ các loại thị
trường như thị trường vốn, thị trường hàng hoá, thị trường lao động. Phải tôn
trọng các quy luật kinh tế khách quan như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy
luật cạnh tranh. Cần tiếp thu những kinh nghiệm quý, những mặt tích cực của
nền kinh tế dựa trên cơ sở sở hữu tư nhân dưới sự quản lý của Nhà nước tư
sản, mặt khác cần nghiên cứu kỹ những mặt hạn chế của nó từ đó lấy kinh
nghiệm để giải quyết những vấn đề chung của nền kinh tế thị trường.
Hai là: Đa dạng hoá các hình thức sở hữu, trong đó kinh tế nhà nước giữ
vai trò chủ đạo. Có cơ chế, chính sách phù hợp, mô hình tổ chức đúng đắn, ch ọn
đúng những cán bộ có đủ năng lực và phẩm chất để thành phần kinh tế Nhà
nước thực sự phát huy vai trò kinh tế chủ đạo của mình. Tuy nhiên, điều này
không có nghĩa là thành phần được ưu tiên ưu đãi được hưởng mọi “đặc ân” mà
phải có sự cân đối về quyền lợi kinh tế giữa các thành phần kinh tế từng bước
tránh tình trạng độc quyền.
Ba là: Tôn trọng quan hệ hàng hoá- tiền tệ. Vận dụng tốt phương thức
phân phối theo lao động kết hợp với phân phối theo các nhân tố sản xuất khác
như vốn, tài sản,…Đây là động lực kích thích đối với mọi cá nhân và tập th ể trong
nền kinh tế thị trường. Chính phương thức phân phối này là nhân tố quan trọng
cho phép huy động tối đa mọi nguồn lực.
Bốn là: Xây dựng một nhà nước thực sự trong sạch, vững mạnh, ổn định
về chính trị. Đây là tác nhân quan trọng bảo đảm tính thống nhất trong dịnh
hướng, bảo đảm công bằng xã hội, đưa nền kinh tế quốc dân phát triển vững
mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường nước ta là nền
kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, tức là không chỉ quan tâm đến việc
phát triển kinh tế mà còn quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội, n ền kinh tế th ị
trường chỉ là phương tiện, biện pháp để xây dựng thành công CNXH ở nước ta.
Năm là: Chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới trên

nguyên tắc hoà nhập nhưng không hoà tan, vừa bảo vệ độc lập dân tộc vừa tận
dụng sức mạnh của nền kinh tế thế giới và hợp tác quốc tế, đảm bảo xây dựng

9


một xã hội dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh, xây dựng
một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Sáu là: Khi xây dựng nền kinh tế thị trường cần tránh khuynh hướng tuyệt
đối hoá kinh tế thị trường coi thường vai trò quản lý của nhà nước hay khuynh
hướng quá nhấn mạnh đến các đặc điểm riêng của nước ta mà xa rời các đặc
điểm chung của nền kinh tế thị trường thế giới.

PHẦN 4. KẾT LUẬN
Cái chung và cái riêng là một cặp phạm trù cơ bản của triết học duy vật
biện chứng. Cặp phạm trù này đã góp phần trang bị cho chúng ta m ột phương
pháp luận duy vật biện chứng vận dụng vào thực tế.
Vì “cái chung” chỉ tồn tại trong “cái riêng”, thông qua “cái riêng” nên ch ỉ có
thể tìm “cái chung” trong “cái riêng” chứ không thể ở ngoài “cái riêng”. Đ ể phát
hiện “cái chung” cần xuất phát từ những “cái riêng”, từ những sự v ật, hiện tượng,
quá trình riêng lẻ cụ thể chứ không thể xuất phát từ ý muốn chủ quan của con
người.
Vì cái chung là bộ phận, là cái bản chất chi phối sự vận động của cái riêng,
nên trong hoạt động thực tiễn cần vận dụng cái chung thích hợp với từng cái
riêng với tất cả sự phong phú đa dạng của nó. Từ đó, một kết luận được rút ra
là: bất cứ “cái chung” nào khi áp dụng vào từng trường hợp riêng cũng cần được
cá biệt hóa. Nếu không chú ý tới sự cá biệt hoá đó, đem áp dụng nguyên xi “cái
chung”, tuyệt đối hoá “cái chung”, thì sẽ rơi vào rập khuôn, giáo đi ều. Ngược l ại,
nếu xem thường “cái chung”, chỉ chú ý đến “cái đơn nhất”, tuyệt đối hoá “cái đơn
nhất”, thì sẽ rời vào cục bộ, địa phương chủ nghĩa.

- Vì “cái riêng” gắn bó chặt chẽ với “cái chung”, không tồn t ại ở bên ngoài
mối liên hệ dẫn tới “cái chung”, cho nên để giải quyết những vấn đề riêng một
cách có hiệu quả thì không thể lảng tránh được việc giải quyết những vấn đề
chung - những vấn đề lý luận liên quan với các vấn đề riêng đó. Nếu không gi ải
quyết những vấn đề lý luận chung, thì sẽ không tránh khỏi sa vào tình trạng mò
mẫm, tuỳ tiện, kinh nghiệm chủ nghĩa.

10


- Vì trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều ki ện nhất
định, “cái đơn nhất” có thể biến thành “cái chung”, ngược lại, “cái chung” có th ể
biến thành “cái đơn nhất” nên trong hoạt động thực tiễn cần tạo điều kiện
thuận lợi cho “cái đơn nhất”, biến thành “cái chung” nếu “cái đơn nh ất” đó có l ợi
cho ta; và ngược lại, biến “cái chung” thành “cái đơn nhất”, nếu sự tồn t ại c ủa
“cái chung” không còn là điều ta mong muốn.

11


DANH MỤC THAM KHẢO
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tiểu luận: “ Chức năng
quản lý nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trong điều kiện
kinh tế thị trường hiện nay”. Chúng tôi có tham khảo tài liệu ở các nguồn
website sau đây:
 Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Nhà
xuất bản chính trị Quốc gia
 />%C3%AAng_(Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_Marx-Lenin)
 />%20quan%20he%20bien%20chung%20-%20Cai%20Chung%20Cai%20rieng.DOC
 /> />sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=8&cad=rja&uact=8&ved=0ahUKEwiA6uu

u9dvJAhUOkI4KHXQZDVgQFghHMAc&url=https%3A%2F%2Fs3-ap-southeast1.amazonaws.com%2Fnonghocbucket
%2FUploadDocument_server07_id24231_50525%2FMoi%2520quan%2520he
%2520bien%2520chung%2520-%2520Cai%2520Chung%2520Cai
%2520rieng.DOC&usg=AFQjCNGymzwRh8yo4bOcpCST0fqE7_J2Q&sig2=rXYHlyrGHJsFyjVDBKO6nA
 /> /> />
12


13



×