Có thể pha trộn loại thứ 1 và loại thứ 4 với nhau như trong Hình 71. Cần phải lưu ý đến các qui tắc viết đối
âm theo các loại khác ngoài loại thứ 1.
Hình 71
BÀI TẬP
Với giai điệu không đổi a, viết 2 bè đối âm trên và 2 bè đối âm dưới theo loại thứ 4.
Với giai điệu không đổi b, viết 2 bè ở trên và 2 bè ở dưới, 3 nốt trắng cho mỗi ô nhịp với các nhịp ngoại.
Viết các câu nhạc 8 ô nhịp có pha trộn loại thứ 1 và loại thứ 4.
GIAI ĐIỆU KHÔNG ĐỔI
Hình 72
Tất cả các qui tắc trước đây về cách phối phối hợp các loại vẫn còn được áp dụng.
Trong việc phối hợp loại thứ 4 với các loại khác ngoài loại thứ 1, có thể sử dụng các quãng sau đây trong
phần nửa đầu của ô nhịp ngoài những quãng đã nêu trong Bài 7:
Khi âm đối ở dưới, quãng 4, 5 và 7 treo và quãng 9 chậm trể; và khi âm đối ở trên, quãng 5 treo và quãng 7
chậm trể. Nhưng trong mỗi trường hợp như thế, thì bè có các loại khác ngoài loại thứ 4 phải nhảy đến một
âm nào đó trong hợp âm trước khi giải nốt treo [Hình 73].
Hình 73
Âm dẫn có thể được nhân đôi như trong Hình 74. Khi đó, âm dẫn, đã được chuẩn bị, sẽ nhảy đến một âm
nào đó trong hợp âm trong khi âm dẫn mới đứng yên.
Hình 74
Có thể sử dụng quãng 7 thứ hoặc giảm, quãng 9 trưởng hoặc thứ để chuẩn bị cho nhịp ngoại trong bất kỳ
bè nào miễn là phải tiến đến các quãng này bằng bước nhảy theo chiều đi lên và các quãng này phải thuận
với bè kia hoặc là một trong những quãng nghịch được cho phép [Hình 75].
Hình 75
Có thể phối hợp loại thứ 4 với loại thứ 2 hoặc thứ 3 và có thể viết 2 hoặc 3 nốt treo trong một bè với 6 nốt
trong bè kia [Hình 76].
Hình 76
BÀI TẬP
Với giai điệu không đổi, viết một bè đối âm ở trên và một bè đối âm ở dưới theo loại thứ 4.
Viết một câu nhạc 8 ô nhịp theo các phối hợp sau: loại thứ 4 với loại thứ 2; loại thứ 4 với loại thứ 3; 2 nốt
treo so với 6 nốt; và 3 nốt treo so với 6 nốt. Viết vài câu theo cung trưởng và vài câu theo cung thứ [Hình
76].
GIAI ĐIỆU KHÔNG ĐỔI
Hình 77
Hình 78
Đối âm hoa mỹ là đối âm hỗn hợp gồm các loại thứ 2, thứ 3 và thứ 4.
Bổ sung vào các loại này, các nốt móc đơn có thể được sử dụng theo các nhóm gồm 2 nốt tại nốt đen thứ 2
và thứ 4 của ô nhịp. Cả 2 nốt phải được tiến đến và rời đi theo từng bước với ngoaị lệ là có thể đến nốt móc
đơn thứ 1 bằng bước nhảy [Hình 79].
Hình 79
Không được sử dụng bất kỳ loại nào liên tục quá 1 ô nhịp rưỡi trong một bè. [Hình 80].
Hình 80
Nên cẩn thận khi sử dụng các nốt đen. Có thể sử dụng các nốt này trong phần nửa đầu của ô nhịp nếu
trước đó có nốt đen, khi nguyên cả ô nhịp được lấp đầy hoặc khi các nốt đen này đi trước một nốt trắng
đang được chuẩn bị để treo. Trong phần nửa sau của ô nhịp, việc sử dụng các nốt đen là tốt [Hình 81].
Hình 81
Cho đến bây giờ thì nốt treo không được ngắn hơn một nốt trắng hoặc không được ngắn hơn tiết tấu tương
tự với nốt treo này trong giải kết hoa mỹ.
Trong loại này, nốt treo có thể được giải một cách hoa mỹ, nghĩa là, có thể có một hoặc vài nốt chen giữa
nốt treo và nốt giải kết. Vị trí tương đối của nốt treo và nốt giải kết phải được giữ y như đối với cách giải kết
thông thường [Hình 82].
Khi nôt treo được rời đi bằng bước nhảy, nốt được nhảy đến phải thuận với bè kia (b). Khi có sử dụng nốt
móc đơn, như tại (a), các nốt móc đơn này phải được tiến đến và rời đi từng bước.
Nốt treo, thay vì được kéo dài như một nốt trắng, có thể được lặp lại tại nốt đen thứ 2. như tại (c). Trong
trường hợp này, cách tốt nhất là nên tiếp tục tiến từng bước đến âm giải kết.
Tại d, nốt giải kết, thay vì tiến đến phần nửa sau của ô nhịp, thì lại xuất hiện tại các nốt đen ở bên này hoặc
ở bên kia. Tiến hành đối âm này là tốt.
Hình 82
Có thể sử dụng giải kết hoa mỹ trong bất kỳ bè nào.
Hãy sử dụng thoải mái nốt treo.
Kết quả là phải nghe ra âm nhạc và nên viết đi viết lại nhiều lần cho đến khi thật tốt.
Có thể sử dụng tất cả các giải kết của loại thứ 2, thứ 3 và thứ 4 hoặc bất kỳ sự phối hợp nào của các loại
này.
BÀI TẬP
Với các giai điệu không đổi a và b, hãy viết 2 bè đối âm trên và 2 bè đối âm dưới theo loại 5.
GIAI ĐIỆU KHÔNG ĐỔI
Hình 83
Khi đối âm hoa mỹ được phối hợp với các loại khác ngoài loại thứ 1 thì nốt trắng chấm được theo sau bằng
nốt đen (a), hoặc 2 nốt móc đơn (b) là tốt. Ngoài ra, có thể sử dụng âm hình tiết tấu như tại c trong đó có
nốt trắng thay thế nốt đen thứ 2 và thứ 3 [Hình 84].
Hình 84
BÀI TẬP
Viết câu nhạc 8 ô nhịp, mỗi câu với các phối hợp sau: loại thứ 5 với loaị thứ 2; loại thứ 5 với loại thứ 3 và
loại thứ 5 với loại thứ 4. Ngoài ra, viết 2 câu nhạc, mỗi câu 8 ô nhịp với 2 bè sử dụng đối âm loại thứ 5
[Hình 85].
Hình 85
Hình 86
Phải lưu ý đến tất cả các qui tắc của đối âm 2 bè trừ phi có ghi chú khác.
Nếu có thể, mỗi ô nhịp phải chứa một hợp âm đầy đủ. Trong khi đối với loại thứ 1 thì phải cần thiết nhân đôi
một quãng và nên chọn âm gốc. Quãng 3 chỉ được nhân đôi nếu chắc chắn tạo ra được tiến hành giai điệu
dịu dàng và khi cả 2 quãng 3 này nằm ở bên ngoài, mỗi quãng 3 này phải được tiến đến và rởi đi theo từng