Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ mẫu giáo lớn 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.57 KB, 12 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Như chúng ta đã biết đối với trẻ em, việc hướng dẫn cho trẻ làm quen với
toán học ngay từ lứa tuổi mầm non là cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ những
khả năng tìm tòi, quan sát, so sánh…tăng cường khả năng ngôn ngữ và tư duy
lôgic. Quá trình hình thành các biểu tượng ban đầu về toán giữ một vai trò quan
trọng, nó góp phần hình thành và phát triển nhân cách trẻ ngay từ thuở ấu thơ.
Những biểu tượng này trẻ không thể tự hình thành cho mình được mà phải có sự
giúp đỡ, hướng dẫn của người lớn đặc biệt là cô giáo mầm non.
Đối với trẻ mầm non, môn làm quen với toán là môn học rất quan trọng và
cần thiết với trẻ và cũng là vốn kiến thức ban đầu để trẻ bước vào ngưỡng cửa
mới của cuộc sống sau này của trẻ. Môn toán đã mang lại cho trẻ sự phát triển tư
duy, đồng thời thông qua môn toán trẻ có thể tìm hiểu, khám phá về thế giới
xung quanh mình. Đến với môn toán trẻ trở nên tích cực hơn, nhanh nhẹn hơn,
đặc biệt là trẻ biết phân biệt thời gian trong một ngày.
Thời gian là một biểu hiện của sự phát triển trí tuệ, tư duy cho trẻ. Nó
không chỉ giúp trẻ thích ứng với môi trường sống mà còn là điều kiện cần thiết
để trẻ tiếp thu, lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng và các diễn biến trong các hoạt
động.
Nhận biết thời gian giúp trẻ biết được các thời điểm trong ngày qua đó trẻ
biết được thời gian diễn ra các sự kiện, hiện tượng trong cuộc sống xung quanh
trẻ, giúp trẻ dễ dàng thực hiện và điều chỉnh các hoạt động của mình một cách
có hiệu quả.
Thông qua các hoạt động nhận biết về thời gian giáo dục ở trẻ tính chính
xác, tính kỷ luật trong các hoạt động cũng như trong công việc. Góp phần hình
thành ở trẻ những phẩm chất quý báu, biết quý trọng và sử dụng thời gian một
cách tiết kiệm và có hiệu quả. Là điều kiện tốt nhất để chuẩn bị cho trẻ vào học
ở trường phổ thông. Dạy trẻ nhận biết thời gian cho trẻ mầm non nói chung và
cho trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng đây là một trong những nội dung rất quan trọng góp
phần thực hiện tốt mục tiêu của giáo dục mầm non và hình thành cho trẻ một


phong cách sống phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện nay.
Hiệu quả của việc dạy trẻ nhận biết về thời gian không chỉ phụ thuộc vào
việc xây dựng các hệ thống về chuẩn của thời gian cho trẻ mà còn phụ thuộc vào
phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức các hoạt động của giáo viên giúp trẻ
nhận biết chính xác hơn các dấu hiệu đặc trưng của thời gian.
Làm thế nào để trẻ tiếp thu một cách tự nhiên không bị gò ép phù hợp với
sự nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này là “ Học bằng chơi,
chơi mà học”.
Khi hiểu và nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc dạy trẻ 5 - 6 tuổi
nhận biết về thời gian tôi đã quyết tâm tìm ra các biện pháp nhằm góp một phần
nhỏ bé của mình trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường
mầm non nói chung và cho trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng. Đây cũng chính là lý do mà
tôi đã chọn và nghiên cứu về đề tài này.
1


1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là hình thành biểu tượng về thời
gian cho trẻ 5 - 6 tuổi để từ đó lựa chọn và thực hiện một số giải pháp và biện
pháp tại trường Mầm non Sơn Thủy
Từ việc nghiên cứu đề tài này rút ra bài học kinh nghiệm để thực hiện tốt
việc xác định về thời gian cho trẻ 5 - 6 tuổi
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
20 Cháu lớp mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi A khu Chung Sơn
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
* Để thực hiện được đề tài này tôi đã tiến hành những phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
+ Nghiên cứu tài liệu chuyên đề về lĩnh vực phát triển nhận thức
+ Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ về việc làm quen với biểu
tượng về toán.

+ Nhận định về đối tượng nghiên cứu, sau đó xây dựng đề cương, áp dụng
sáng kiến và hoàn thành sáng kiến.
- Phương pháp thực nghiệm và thống kê kết quả

2


2. NỘI DUNG
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lý học: ở độ tuổi này biểu tượng về
thời gian của trẻ đã dần hình thành nhưng sự hình thành đó là một quá trình lâu
dài và phức tạp.
Trong thời gian đầu của độ tuổi trẻ đã phân biệt được quá khứ, hiện tại, tương
lai bằng cách cảm nhận và suy luận. Trẻ biết dựa vào các loại dấu hiệu khác
nhau để nhận biết các buổi trong ngày, các ngày trong tuần, các tháng, các mùa
trong năm. Trẻ rất hứng thú khi được tìm hiểu về thời gian vì thế trẻ luôn đặt ra
các câu hỏi:
+ Hôm nay là thứ mấy,
+ Bây giờ là mấy giờ và trẻ thường xuyên sử dụng các từ như: hôm nay,
hôm qua, ngày mai...Đồng thời trẻ đã biết thiết lập các mối liên hệ giữa các sự
kiện lặp đi, lặp lại theo thời gian. Tuy nhiên những biểu tượng về thời gian của
trẻ còn mang tính cụ thể, diễn ra không đồng đều đôi khi còn mờ nhạt và thiếu
chính xác. Trẻ càng lớn thì khả năng nhận biết về thời gian của trẻ càng tốt hơn.
Vì vậy việc dạy trẻ 5 - 6 tuổi nhận biết thời gian là một trong những nhiệm vụ
rất cần thiết. Đó là những tri thức" tiền khoa học" góp phần thực hiện tốt mục
tiêu của chương trình giáo dục mầm non hiện nay.
2.2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ.
Trong những năm qua chuyên đề ở lĩnh vực phát triển nhận thức của nhà
trường nói riêng và của toàn ngành nói chung đặc biệt quan tâm, song hầu hết

các hoạt động chỉ tập trung ở một số bài trong hoạt động cho trẻ làm quen với
môi trường xung quanh như: tìm hiểu "Ngày và đêm", "Các mùa trong năm" các
hoạt động này được thực hiện theo bài soạn sẵn và hướng dẫn trẻ thực hiện đồng
loạt nên việc tiếp thu kiến thức của trẻ mang tính gò bó, dập khuôn, áp đặt,
nhàm chán, không phát huy được tính tích cực, sáng tạo của trẻ.
Trong những năm học gần đây khi thực hiện chương trình giáo dục mầm
non mới thì việc dạy trẻ nhận biết thời gian đã được giáo viên đưa vào trong tất
cả các hoạt động ở mọi lĩnh vực. Nhưng sau các buổi thăm lớp dự giờ của chị
em bạn bè đồng nghiệp cũng như việc theo dõi đánh giá trẻ ở lớp tôi nhận thấy
còn một số hạn chế như sau:
Giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc dạy cho trẻ nhận biết về thời
gian, chưa lồng ghép tích hợp vào trong các hoạt động, phương pháp dạy học
còn mang tính đồng loạt, gò bó, dập khuôn cứng nhắc.
Trong quá trình tổ chức các hoạt động chưa phát huy được tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của trẻ. Khả năng nhận biết về thời gian của trẻ còn hạn chế,
kinh nghiệm của trẻ còn nghèo nàn, kết quả mong đợi chưa cao.
Một số trẻ còn nhầm lẫn giữa các buổi trong ngày, các ngày trong tuần,
các tháng, các mùa trong năm. Qua theo dõi thực tế trẻ ở lớp, ở trường, tôi nhận
thấy:
- Nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch, lựa chọn
nội dung tích hợp vào trong các hoạt động.
3


- Hình thức tổ chức các hoạt động của giáo viên còn nghèo nàn chưa thu
hút sự tập trung chú ý của trẻ.
- Một số giáo viên chưa quan tâm tạo điều kiện cho trẻ được tham gia vào
các hoạt động trải nghiệm.
- Sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc
giáo dục còn hạn chế.

Từ những lý luận và thực tiễn trên bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi, học
hỏi, nghiên cứu, tham khảo các tài liệu, những kinh nghiệm của chị em bạn bè
đồng nghiệp để tìm ra những phương pháp, biện pháp dạy trẻ có hiệu quả nhất.
Bên cạnh những thuận lợi thì trong quá trình giảng dạy còn gặp không ít
khó khăn sau:
- Các cháu có cùng độ tuổi, song khả năng nhận thức và tiếp thu của trẻ
không đồng đều .
- Một số cháu còn nhút nhát, tự ti, sức khoẻ còn chưa được tốt nên phần
nào còn hạn chế ở hoạt động làm quen với toán.
- Phụ huynh chưa chú ý đến việc học của con, chưa nhận thức hết được
yêu cầu và tầm quan trọng về biểu tượng thời gian cho trẻ. Có nhiều phụ huynh
khi đưa trẻ đến lớp chỉ hỏi cô hôm nay cháu học chữ gì? Mà không đề cập gì tới
môn toán.
Chính từ những thực trạng trên nên trước khi nghiên cứu đề tài tôi đã
khảo sát tất cả các cháu trong lớp tôi phụ trách về các biểu tượng thời gian cụ
thể như sau:
Kết quả khảo sát trên trẻ đầu năm học như sau:
Nội dung
Trước khi thực hiện các biện pháp
Đạt
Tỷ lệ %
Chưa đạt
Tỷ lệ %
Khả năng nhận biết, phân biệt
2
10
18
90
thời gian của trẻ.
Các buổi trong ngày

4
20
16
80
Hôm qua, hôm nay, ngày mai
3
15
17
85
Các ngày trong tuần
5
25
15
75
Các tháng, mùa trong năm
1
5
19
95
Qua kết quả khảo sát trên tôi thấy số trẻ nắm được kiến thức và kỹ năng
tham gia hoạt động còn thấp, khả năng nhận biết phân biệt, thời gian các buổi
trong ngày,hôm qua, hôm nay, ngày mai, các ngày trong tuần, các tháng, các
mùa trong năm chưa đạt kết quả cao.
3. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

3.1. Biện pháp 1: Dạy trẻ nhận biết thời gian thông qua các hoạt động trong
ngày.
Có thể nói rằng đây chính là một trong những nội dung rất quan trọng vì
mỗi hoạt động thường bắt đầu ở một thời điểm và kết thúc ở một thời điểm nhất
định trong ngày. Một trong những đặc điểm của thời gian là nó không có hình

dạng trực quan để trẻ có thể nhìn, nghe, sờ, ngửi được. Nhưng nó lại gắn liền với
không gian và sự chuyển động mà trẻ có thể nhận biết thời gian một cách gián
4


tiếp đó là những dấu hiệu về cuộc sống hoạt động của con người và những dấu
hiệu về thiên nhiên.
Sự hình thành và khả năng nhận biết về thời gian của trẻ hoàn toàn phụ
thuộc vào phương pháp dạy học của người lớn. Tuy nhiên các phương pháp dạy
học chỉ đem lại hiệu quả khi có sự tác động đúng của giáo viên.
Vậy làm thế nào để thông qua các hoạt động giúp trẻ nhận biết được thời
gian một các dễ dàng.
* Trong giờ đón trẻ tôi thường trao đổi trò chuyện với trẻ bằng cách đưa
ra một số câu hỏi.
Ví dụ: - Ngày đầu tiên trong tuần là ngày nào?
- Hôm nay là thứ mấy?
- Sau ngày thứ hai là thứ mấy?...
- Khi nào thì các con ăn cơm ở trường? Ăn bữa phụ vào buổi nào?
- Lúc Bố mẹ đón con về là buổi nào?
* Khi tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời tôi thường cho trẻ quan sát một
số dấu hiệu về thiên nhiên. Để phát huy, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ
tôi thường đề ra mục đích quan sát rõ ràng, xây dựng kế hoạch cụ thể, hệ thống
câu hỏi phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ đồng thời động viên khuyến
khích trẻ để trẻ tri giác đối tượng và trả lời một cách chính xác, hình thành ở trẻ
những biểu tượng về thời gian góp phần mở rộng vốn từ.
Ví dụ: - Mặt trời mọc là buổi nào trong ngày?
- Khi nào mặt trời lên cao?
- Khi nào mặt trời lặn?
Trong quá trình tổ chức hoạt động để trẻ nhận biết được các thời điểm,
các hoạt động diễn ra xung quanh trẻ, các dấu hiệu đặc trưng của từng thời điểm

trong ngày, tôi luôn tạo ra các tình huống để lôi cuốn sự tập trung của trẻ vào đối
tượng bằng nhiều các câu hỏi khác nhau:
Ví dụ: - Buổi sáng mặt trời ở phía nào?
- Mặt trời cao hay thấp?
- Quang cảnh vào buổi sáng như thế nào?
- Buổi sáng còn được gọi là gì?
- Thời tiết buổi sáng như thế nào?
Cho trẻ biết được tắm ánh nắng mặt trời vào những buổi sáng sớm rất tốt cho cơ
thể bé vì giúp bé phòng tránh được bệnh còi xương.
- Buổi sáng sau khi ngủ dậy con thường làm những công việc gì?
- Sau buổi sáng là buổi nào?
- Buổi trưa thời tiết như thế nào?
- Cho trẻ đọc các bài thơ: "Bình minh trong vườn ", "Nắng sớm"
* Trong các giờ hoạt động chung tôi thường lồng ghép nội dung giáo dục
này vào trong các lĩnh vực ở các chủ đề của năm học. Thông qua các hoạt động
nhằm hình thành biểu tượng về ngày, biết được các buổi trong ngày, các ngày
trong tuần, số lượng và trình tự của các mùa trong năm và sự thay đổi theo chu
kỳ của các mùa.
5


Ví dụ: Khi cho trẻ tìm hiểu về "Các mùa trong năm " ở Chủ đề "Hiện
tượng tự nhiên" tôi trò chuyện với trẻ về các dấu hiệu đặc trưng của từng mùa,
các lễ hội trong năm như: Tết trung thu, Tết nguyên đán... đồng thời giải thích
cho trẻ hiểu được sự lặp đi lặp lại của những dấu hiệu đặc trưng và thời gian lặp
đi lặp lại một vòng của những dấu hiệu đó là một năm. Một năm là chuỗi các
mùa kế tiếp nhau: xuân, hạ, thu, đông. Để trẻ biết được số lượng, trình tự, dấu
hiệu đặc trưng của các mùa tôi hỏi trẻ:
- Một năm có mấy mùa?
- Bắt đầu từ mùa nào?

- Bây giờ là mùa nào?
- Mùa hè có những đặc điểm gì?
- Sau mùa hè là mùa nào?
Rồi cho trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể dưới hình thức thi đua theo
tổ như: chọn tranh theo mùa, xếp các bức tranh theo trình tự các mùa, tô màu,
vẽ, xé, dán bức tranh về các mùa...
Sau khi tổ chức hoạt động này cho trẻ tôi nhận thấy rất hứng thú tham gia
vào các hoạt động, tiết học sinh động, đảm bảo được yêu cầu đề ra đồng thời rèn
luyện cho trẻ tính nhanh nhẹn, tinh thần hợp tác, chấp hành quy định chung của
tập thể.
Khi áp dụng các biện pháp trên vào trong quá trình tổ chức các hoạt động
để dạy trẻ tôi nhận thấy hầu hết số trẻ trong lớp đã nắm được những dấu hiệu
đặc trưng của thiên nhiên tại các thời điểm khác nhau. Hình thành ở trẻ mối liên
hệ giữa hiện tượng thiên nhiên với cuộc sống con người vào các buổi trong
ngày, các mùa trong năm.
3.2. Biện pháp 2: Thông qua các câu chuyện giúp trẻ nhận biết về thời
gian.
Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng truyện luôn là đề
tài hấp dẫn, là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với trẻ.
Thông qua nội dung các câu chuyện giúp trẻ có một số hiểu biết ban đầu
về cuộc sống xung quanh đồng thời khơi gợi ở trẻ tính tò mò, lòng ham hiểu
biết, khả năng ghi nhớ.
Đặc biệt là qua các câu truyện trẻ nhận biết được các sự kiện sảy ra trong
câu truyện, thời gian diễn ra các hoạt động, phân biệt được quá khứ với hiện tại
và biết quý trọng thời gian. Nhưng trong quá trình tổ chức các hoạt động không
phải câu truyện nào cũng mang lại hiệu quả mà điều đó lại phụ thuộc vào việc
lựa chọn nội dung câu truyện, hình thức tổ chức của giáo viên .
Vì thế trước khi kể cho trẻ nghe các câu truyện tôi phải xác định rõ yêu
cầu của hoạt động cũng như nội dung cần dạy trẻ trong hoạt động cho phù hợp
với độ tuổi, khả năng nhận thức của trẻ. Bên cạnh đó tôi thường quan tâm đến

tình tiết, diến biến và thời gian xảy ra các sự kiện...trong câu truyện.
Ví dụ: Khi kể cho trẻ nghe câu truyện " Một tuần của mèo ngoan" tôi trò
chuyện cùng trẻ:
- Câu chuyện kể về ai?
6


- Thứ hai mèo con chơi trò chơi gì?
- Thứ ba thời tiết như thế nào? mèo con làm gì?
- Thứ tư mèo con đón bình minh ở đâu?
- Thứ năm mèo con học những gì?...
- Mèo con được về quê ngày nào?
- Mèo con thích nhất ngày nào? Vì sao?
Hoặc khi kể cho trẻ nghe câu truyện "Bốn mùa của chim én" tôi trò chuyện
với trẻ:
- Truyện có tên là gì?
- Trong câu truyện có những ai?
- Mùa xuân thời tiết như thế nào?
- Chim én đã làm gì?
- Mùa hè, mùa thu thời tiết như thế nào?
- Én con đã làm gì trong những ngày đông giá rét?
- Én con đã trải qua những mùa nào trong năm?
Sau khi kể cho trẻ nghe những câu truyện và cùng trẻ trao đổi đàm thoại
về nội dung câu truyện tôi thấy trẻ rất thích thú khi nghe cô kể, tích cực suy nghĩ
trả lời câu hỏi, khả năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc hơn, vốn từ được mở rộng.
Điều đặc biệt là phát triển ở trẻ khả năng ghi nhớ chủ định.
3.3. Biện pháp 3: Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm giúp trẻ nhận
biết thời gian.
Đây là một trong những nội dung rất quan trọng được coi là một trong
những phương pháp dạy học có hiệu quả. Thông qua các hoạt động trải nghiệm

trẻ được củng cố và làm sâu sắc hơn những biểu tượng thời gian của trẻ góp
phần phát triển các tri giác, hình thành cho trẻ những biểu tượng ban đầu về thời
gian. Giúp trẻ hệ thống và khái quát hoá những kiến thức về thời gian mà trẻ đã
có đồng thời làm phong phú thêm những biểu tượng thời gian mà trẻ đã tích luỹ
được trong cuộc sống hàng ngày. Sau đây tôi xin trình bày một số hoạt động cụ
thể như sau:
Hoạt động 1: Chuẩn bị một chiếc đồng hồ treo ở phía trước rồi yêu cầu
trẻ ngồi im theo dõi thời gian chuyển động hết một vòng của kim phút trên đồng
hồ.
Hoạt động 2: Ở chủ đề" Động vật" tôi chuẩn bị nhiều các con vật bằng
các loại đồ chơi khác nhau như ( gà, vịt, chó, mèo, bò, voi, hổ, tôm, cá...) cho trẻ
chọn và phân loại con vật theo đặc điểm, môi trường sống, sinh sản... bản tôi tổ
chức cho trẻ chơi dưới hình thức thi đua theo ( tổ, nhóm, cá nhân) và quy định
thời gian thực hiện cho mỗi lần chơi.
Hoạt động 3: Khi cho trẻ tìm hiểu về các mùa trong năm ở chủ đề" Hiện
tượng tự nhiên" tôi nói đặc điểm của mùa và yêu cầu trẻ nói tên mùa, hoặc cho
trẻ chọn các bức tranh để xếp thành một năm bắt đầu từ mùa bất kỳ. Tương tự
như vậy tôi cho trẻ xem và bóc lịch hàng ngày vào mỗi buổi sáng, chuẩn bị
nhiều tờ lịch cũ và yêu cầu trẻ xếp theo các ngày, thứ trong tuần bắt đầu từ một
ngày bất kỳ.
7


Hoạt động 4: "Mỗi ngày một việc" ở hoạt động này tôi phân công trẻ trực
nhật theo các thứ trong tuần. Cụ thể tôi chia lớp thành các tổ và giao nhiệm vụ
cho các tổ.
Ví dụ: - Thứ hai tổ 1 kê bàn ăn.
- Thứ ba tổ 2 lau rửa đồ dùng đồ chơi.
- Thứ tư tổ 3 tưới cây vệ sinh môi trường.
Cứ như thế tôi cho trẻ ở các tổ luân phiên làm những công việc khác nhau

nhằm tạo cho trẻ thói quen, kỹ năng tốt trong cuộc sống. Biết xác định thời gian
để hoàn thành công việc được giao.
Tương tự như vậy tôi cho trẻ biết lịch hoạt động của lớp (thời gian biểu):
- Thứ 2: Thể dục.
- Thứ 3: Hoạt động khám phá khoa học.
- Thứ 4: Làm quen chữ cái.
- Thứ 5: Tạo hình.
- Thứ 6: Âm nhạc.
Trước khi tổ chức các hoạt động cho trẻ tôi trò chuyện với trẻ "Hôm nay
là thứ mấy? Các con sẽ được học gì? Như thế tôi thấy trẻ không những nhớ được
các ngày trong tuần mà còn biết hoạt động của trẻ trong ngày cũng như trong
tuần, từ đó giúp trẻ có thói quen tốt trong học tập.
Hoạt động 5: Tổ chức cho trẻ quan sát, nhận xét, so sánh bóng của mình,
của bạn và đồ vật vào những hôm có ánh nắng mặt trời ở các thời thời điểm
khác nhau.
Với hình thức tổ chức trên tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia vào các hoạt
động. Đặc biết là khả năng nhận biết về thời gian của trẻ ở lớp tôi phụ trách đã
có những chuyển biến khá rõ rệt.
3.4. Biện pháp 4: Phối kết hợp với gia đình trong việc dạy trẻ nhận
biết về thời gian.
Đây là một trong những việc làm có ý nghĩa rất quan trọng đối với những
người làm công tác giáo dục nói chung và đối với giáo viên mầm non nói riêng.
Vì gia đình là môi trường đầu tiên trẻ được tiếp xúc, là trường học đầu tiên để
trẻ" học làm người", các thành viên trong gia đình luôn yêu thương quan tâm,
chăm sóc lẫn nhau và dành cho nhau những tình cảm đặc biệt.
Gia đình là môi trường giáo dục có ảnh hưởng sớm nhất tới sự hình thành
và phát triển của trẻ, là nơi đầu tiên nuôi dưỡng trẻ, rèn luyện cho trẻ những
phẩm chất, năng lực và tích luỹ cho trẻ những kinh nghiệm sống, hình thành ở
trẻ một số kỹ năng nhận biết về thời gian qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện về
nhân cách và trí tuệ là hành trang vững chắc để trẻ vào học lớp một .

Nhưng trong thực tế một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến các
hoạt động của con em mình vì thế sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ ở
lớp.
Trước thực trạng đó là những người giáo viên trực tiếp chăm sóc, giảng
dạy, bản thân tôi rất băn khoăn không biết làm gì và làm như thế nào để các bậc
phụ huynh hiểu được.
8


Ngay từ những ngày đầu của năm học bản thân tôi đã tìm hiểu về trẻ
thông qua các hoạt động ở mọi lúc mọi nơi. Khi hiểu được đặc điểm tâm sinh lý
cũng như khả năng nhận biết về thời gian của trẻ bản thân tôi đã mạnh dạn đề
xuất với Ban giám hiệu nhà trường dành thời gian trong các buổi họp phụ huynh
để trao đổi về tình hình sức khoẻ, khả năng nhận biết và một số nội dung dạy trẻ
nhận biết thời gian ở lớp, giới thiệu cho phụ huynh biết được một số cuốn truyện
có nội dung dạy trẻ để phụ huynh tham khảo đồng thời cũng chia sẻ một số kinh
nghiệm để các bậc phụ huynh hiểu và nắm được.
Ví dụ: Ở gia đình cha mẹ nên lên kế hoạch các hoạt động của trẻ trong
tuần " Một tuần của bé" chẳng hạn như:
- Thứ hai bé xem phim hoạt hình, nhặt rau giúp mẹ nấu ăn.
- Thứ ba bé xem chương trình Đồ Rê Mí, .......
- Thứ sáu bé sắp xếp đồ dùng đồ chơi, thứ bẩy bé cùng bố mẹ sang
thăm ông bà..). Sau mỗi buổi sáng khi thức dậy cha mẹ có thể hỏi " Hôm nay
con có biết là thứ mấy không? Hôm nay công việc của con là gì? Trên cơ sở đó
cha mẹ cần cung cấp cho trẻ một số khái niệm như: Hôm qua, hôm nay và ngày
mai.
Hoặc vào những buổi tối sau khi trẻ về nhà các bậc phụ huynh có thể trao
đổi trò chuyện với trẻ và hỏi trẻ bằng những câu hỏi gần gũi như:
- Sáng nay, ở trường cô giáo dạy con những gì?
- Buổi chiều con được học gì?

Để cho trẻ ghi nhớ được các mùa trong năm và khắc sâu được đặc điểm
đặc trưng của các mùa các bậc phụ huynh thường xuyên kể cho trẻ nghe các câu
chuyện có thật trong cuộc sống hàng ngày và những câu chuyện kể dành cho bé
ở các độ tuổi.
Bằng những việc làm cụ thể của trẻ hàng ngày ở gia đình và phương pháp
giáo dục của các bậc phụ huynh sẽ tạo cho trẻ những thói quen, những ấn tượng
tốt trong cuộc sống hàng ngày, giúp trẻ có khả năng nhận biết tốt về thời gian.
4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Qua quá trình giảng dạy bản thân tôi đã sử dụng các biện pháp dạy trẻ
hình thành biểu tượng về thời gian đạt đạt được trên trẻ khá khả quan cụ thể:
Kết quả khảo sát trên trẻ cuối năm học như sau:
Nội dung
Sau khi thực hiện các biện pháp
Đạt Tỷ lệ % Chưa đạt Tỷ lệ %
Khả năng nhận biết, phân biệt thời gian 20
100
0
0
của trẻ.
Các buổi trong ngày
20
100
0
0
Hôm qua, hôm nay, ngày mai
20
100
0
0
Các ngày trong tuần

20
100
0
0
Các tháng, mùa trong năm
19
95
1
5
Nhìn vào kết quả cho chúng ta thấy các cháu rất yêu thích và hứng thú với
hoạt động làm quen về thời gian.

9


Kết quả đó là nguồn động viên, khích lệ rất lớn để bản thân tôi cố gắng
thực hiện tốt hơn nữa trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

10


5. KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT
5.1.Kết luận
Sau một thời gian thực hiện các phương pháp vào trong quá trình giáo dục
trẻ ở lớp tôi phụ trách bản thân tôi nhận thấy:
Giáo viên có thêm một số kinh nghiệm trong việc lựa chọn hình thức tổ
chức các hoạt động dạy trẻ nhận biết thời gian.
Chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch, biết lồng
ghép nội dụng dạy trẻ vào trong các hoạt động chăm sóc giáo trẻ theo các chủ
đề, có nhiều tiết học được chị em đồng nghiệp và Ban giám hiệu nhà trường

đánh giá rất cao.
Các bậc phụ huynh đã nhiệt tình tham gia vào các hoạt động của trường,
lớp, tạo được mối quan hệ tốt giữa gia đình và nhà trường góp phần thực hiện tốt
công tác xã hội hoá giáo dục.
Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động, nhận biết thời gian một cách nhẹ
nhàng. Thông qua các hoạt động hình thành cho trẻ tinh thần đoàn kết, tính ý
thức tổ chức kỷ luật, biết điều chỉnh thời gian, quý trọng và tiết kiệm thời gian
trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Cô giáo phải có lập trường tư tưởng vững vàng có trình độ hiểu biết nhất
định, mẫu mực, chịu khó, kiên trì tìm tòi học hỏi, luôn có biện pháp sáng tạo
trong giảng dạy và chăm sóc giáo dục trẻ. Luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm
của mình đối với công việc được giao đồng thời cần phải chọn lọc những kiến
thức, kỹ năng mới, mở rộng và chính xác hoá, khái quát hoá những biểu tượng
về thời gian đã có. Từ đó dần hình thành ở trẻ thói quen tự giải quyết vấn đề một
cách chủ động, sáng tạo.
Tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng về mọi mặt để nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân.
Tích hợp nội dung dạy trẻ vào trong các hoạt động, lựa chọn những câu
truyện, mẩu truyện hay phù hợp với nội dung giáo dục và độ tuổi để dạy trẻ, tạo
điều kiện cho trẻ được tham gia nhiều vào các hoạt động trải nghiệm.
Thường xuyên theo dõi khả năng nhận thức của trẻ thông qua việc đánh
giá trẻ cuối ngày, đánh giá trẻ cuối chủ đề... luôn quan tâm động viên khuyến
khích kịp thời những khả năng nhận biết, phát hiện...của trẻ trong các hoạt động
đồng thời tìm ra những nguyên nhân, phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức
để khắc phục những hạn chế của trẻ. Luôn đề cao và coi trọng phương pháp dạy
học" Lấy trẻ làm trung tâm" để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ.
Linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong quá trình xây dựng và thiết kế các
hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, lựa chọn nội dung cũng như phương pháp để
giúp trẻ nhận biết về thời gian phù hợp với các chủ đề, chủ điểm và tình hình
thực tế của địa phương.

Làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh và cộng đồng để
từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng với yêu cầu hiện
nay.

11


5.2. Kiến nghị
* Với nhà trường.
Xây dựng kế hoạch cụ thể về nội dung, phương pháp để dạy trẻ nhận biết
thời gian theo các chủ đề, chủ điểm và phù hợp với từng độ tuổi.
Tổ chức các hoạt động về nội dung dạy trẻ nhận biết thời gian để chị em
giáo viên trao đổi rút kinh nghiệm...từ đó thống nhất phương pháp, biện pháp,
hình thức tổ chức dạy học có hiệu quả.
* Với phòng giáo dục.
Tổ chức các buổi chuyên đề về hoạt động dạy trẻ nhận biết thời gian ở các
lĩnh vực cho giáo viên mẫu giáo dự để chia sẻ, học tập kinh nghiệm.
Lựa chọn những đề tài, sáng kiến trong và ngoài huyện đã đạt kết quả cao
cho giáo viên tham khảo.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã thực hiện trong năm học để dạy trẻ
5 - 6 tuổi nhận biết thời gian nhưng không tránh khỏi những hạn chế. Vậy tôi rất
mong được sự giúp đỡ của chị em bạn bè đồng nghiệp, Ban giám hiệu nhà
trường, Phòng giáo dục để đề tài của tôi thêm phong phú và đạt kết quả cao hơn
nữa trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Tôi xin chân thành cảm ơn./
Xác nhận của thủ
trưởng đơn vị

Quan Sơn, ngày 18 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,

không sao chép nội dung của người khác
Người viết

Phạm Thị Lựu

Phạm Thị Vui

12



×