Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Dạy học mạch kiến thức chia hết trên tập hợp số tự nhiên theo quan điểm kiến tạo (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932.04 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ THỊ THÙY HƯƠNG

DẠY HỌC MẠCH KIẾN THỨC CHIA HẾT
TRÊN TẬP HỢP SỐ TỰ NHIÊN
THEO QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO
Demo Version - Select.Pdf SDK
CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC (Giáo dục Tiểu học)
MÃ SỐ: 60140101

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ KIM THOA

HUẾ, NĂM 2014
i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là
trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa
từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Huế, ngày 10 tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn


Demo Version - Select.Pdf SDK
Lê Thị Thùy Hương

ii


Lời Cảm Ơn
Xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến
TS.
Nguyễn Thị Kim Thoa - Người đã tận tình hướng
dẫn, truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu
giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn quý Thầy Cô giáo
đã tận tâm giảng dạy lớp Giáo dục học K21 - Chuyên
ngành Giáo dục Tiểu học trong suốt hai năm học vừa
SDK
qua. NhDemo
ân dịVersion
p này-, Select.Pdf
xin gửi lờ
i cảm ơn chân thành

đến quý Thầy Cô trong khoa Giáo dục Tiểu học đã
luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp chúng
tôi hoàn thành khóa học này.
Xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường
và toàn thể giáo viên của trường tiểu học số 1 Triệu
Phước và trường tiểu học thị trấn Ái Tử thuộc huyện
Triệu Phong tỉ nh Quảng Trị đã quan tâm, giúp đỡ
tôi trong quá trình thực nghiệm đề tài.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
gia đình, bạn bè và các cấp lãnh đạo nơi tôi đang
iii


công tác đã tạo mọi điều kiện, động viên và ủng hộ
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận
văn.
Tác giả luận văn
Lê Thị Thùy Hương

iii

Demo Version - Select.Pdf SDK

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ...............................................................................................................i

Lời cam đoan ..................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ....................................................................................................... iii
Mục lục .............................................................................................................. 1
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................. 5
Danh mục bảng biểu và biểu đồ ........................................................................ 6
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................7

1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 7

1.2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................. 9
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 9
1.4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ....................................................... 9
1.5. Phạm vi nghiên cứu................................................................................ 9
1.6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 9
Demo Version - Select.Pdf SDK
1.7. Giả thuyết khoa học ............................................................................. 10
1.8. Đóng góp của luận văn......................................................................... 10
1.9. Cấu trúc của luận văn ........................................................................... 10
1.10. Tiểu kết chương 1 .............................................................................. 11
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................12

2.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................... 12
2.2. Khái luận về lý thuyết kiến tạo ............................................................ 15
2.2.1. Tư tưởng của lý thuyết kiến tạo ........................................................ 15
2.2.2. Một số khái niệm về dạy học theo quan điểm kiến tạo..................... 16
2.2.3. Các loại kiến tạo ................................................................................ 17
2.2.3.1. Kiến tạo cơ bản .............................................................................. 17
2.2.3.2. Kiến tạo xã hội ............................................................................... 18
2.2.4. Các luận điểm cơ bản của lí thuyết kiến tạo trong dạy học .............. 18

1


2.2.5. Những đặc điểm cơ bản của việc dạy học theo quan điểm kiến tạo ở
tiểu học ........................................................................................................ 20
2.2.5.1. Những đặc điểm cơ bản của việc học theo quan điểm kiến tạo ở
tiểu học ........................................................................................................ 20
2.2.5.2. Những đặc điểm cơ bản của việc dạy theo quan điểm kiến tạo ở
tiểu học ........................................................................................................ 23

2.2.6. Một số lưu ý khi vận dụng lý thuyết kiến tạo vào trong dạy học ..... 23
2.3. Cơ sở toán học xây dựng mạch kiến thức chia hết trên tập hợp số tự nhiên .. 24
2.3.1. Quan hệ chia hết ................................................................................ 25
2.3.2. Số tự nhiên chẵn - Số tự nhiên lẻ ...................................................... 25
2.3.3. Phép chia có dư ................................................................................. 26
2.3.4. Đồng dư thức..................................................................................... 26
2.3.4.1. Định nghĩa đồng dư thức................................................................ 26
2.3.4.2. Chứng minh sự chia hết ................................................................. 26
2.3.4.3. Dấu hiệu chia hết trong hệ thập phận............................................. 26
Demo
Version
- Select.Pdf
2.4. Nội dung
mạch
kiến thức
chia hết trênSDK
tập hợp số tự nhiên trong chương
trình môn Toán ở tiểu học ............................................................................ 27
2.5. Con đường tiếp cận dạy học mạch kiến thức chia hết trên tập hợp số tự
nhiên ở tiểu học theo quan điểm kiến tạo ................................................... 29
2.5.1. Quá trình phát triển tư duy của học sinh tiểu học ............................. 29
2.5.2. Các con đường suy luận trong dạy học mạch kiến thức chia hết trên
tập hợp số tự nhiên ở tiểu học ..................................................................... 30
2.5.2.1. Con đường suy luận quy nạp ......................................................... 30
2.5.2.2. Con đường suy luận suy diễn ......................................................... 31
2.6. Quy trình dạy học toán theo quan điểm kiến tạo ................................. 32
2.7. Tiểu kết chương 2 ................................................................................ 34
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .............................................................35

3.1. Giới thiệu.............................................................................................. 35

3.2. Thiết kế quá trình nghiên cứu .............................................................. 35
2


3.3. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 35
3.4. Công cụ nghiên cứu ............................................................................. 35
3.5. Phương pháp thu thập dữ liệu .............................................................. 36
3.6. Phương pháp phân tích, xử lí dữ liệu ................................................... 37
3.7. Hạn chế................................................................................................. 37
3.8. Tiểu kết chương 3 ................................................................................ 37
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................38

4.1. Kết quả khảo sát giáo viên và học sinh ................................................ 38
4.1.1. Kết quả khảo sát học sinh ................................................................. 38
4.1.2. Kết quả khảo sát giáo viên ................................................................ 40
4.2. Định hướng dạy học mạch kiến thức chia hết trên tập hợp số tự nhiên
theo quan điểm kiến tạo .............................................................................. 41
4.3. Những yêu cầu khi thiết kế bài dạy theo quan điểm kiến tạo .............. 43
4.3.1. Xác định rõ vị trí, vai trò của giáo viên, học sinh trong quá trình dạy học .. 43
4.3.2. Xác định mục tiêu và nhiệm vụ học tập............................................ 43
Demo
Select.Pdf
SDK
4.3.2.1. Xác
địnhVersion
mục tiêu-bài
học..............................................................
43
4.3.2.2. Xác định các nhiệm vụ học tập của học sinh ................................. 43
4.3.3. Xác định các phương pháp dạy học .................................................. 44

4.3.4. Xác định các phương tiện dạy học .................................................... 44
4.3.5. Xác định các hình thức tổ chức dạy học ........................................... 44
4.3.6. Dự đoán những khó khăn hoặc những sai lầm học sinh có thể gặp
trong quá trình kiến tạo tri thức .................................................................. 45
4.4. Dạy học mạch kiến thức chia hết trên tập hợp số tự nhiên theo quan
điểm kiến tạo ở tiểu học .............................................................................. 45
4.4.1. Thiết kế tình huống học tập theo quan điểm kiến tạo ....................... 45
4.4.1.1. Những yêu cầu khi thiết kế tình huống học tập theo quan điểm kiến tạo ... 45
4.4.1.2. Thiết kế các tình huống học tập trong mạch kiến thức chia hết trên
tập hợp số tự nhiên theo quan điểm kiến tạo ở tiểu học ............................. 45
4.4.2. Tổ chức hoạt động dạy học MKTCH trên THSTN ở tiểu học ......... 54
3


4.4.2.1. Mục đích tổ chức hoạt động dạy học ............................................. 54
4.4.2.2. Nội dung tổ chức hoạt động dạy học ............................................. 55
4.4.2.3. Tổ chức hoạt động dạy học ............................................................ 55
4.4.2.4. Mô tả quá trình tổ chức thực nghiệm ............................................. 57
4.5. Đánh giá kết quả................................................................................... 57
4.5.1. Phương pháp xử lý số liệu................................................................. 57
4.5.2. Kết quả thực nghiệm ......................................................................... 58
4.5.2.1. Đánh giá định tính .......................................................................... 58
4.5.2.2. Đánh giá định lượng....................................................................... 59
4.6. Tiểu kết chương 4 ................................................................................ 66
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................67

5.1. Kết luận ................................................................................................ 67
5.2. Kiến nghị .............................................................................................. 67
5.2.1. GV nên thường xuyên tạo các THHT gắn liền với thực tiễn cuộc
sống từ đó làm nảy sinh nhu cầu nhận thức của học sinh ........................... 68

Version
- Select.Pdf
SDK
5.2.2. TổDemo
chức các
hoạt động
trực quan, ứng
dụng công nghệ thông tin
trong quá trình dạy học làm nảy sinh nhu cầu nhận thức của học sinh ...... 68
5.2.3. Coi trọng việc rèn luyện cho học sinh kỹ thuật ước lượng thương .. 69
5.2.4. Chú trọng tổ chức các hoạt động thực hành vận dụng các kiến thức, kĩ
năng sau mỗi bài học về MKTCH trên THSTN thông qua hệ thống bài tập ... 70
5.3. Tiểu kết chương 5 ................................................................................ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................72

PHỤ LỤC

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

ĐC

: Đối chứng


GV

: Giáo viên

GVTH

: Giáo viên tiểu học

HS

: Học sinh

HSTH

: Học sinh tiểu học

LTKT

: Lí thuyết kiến tạo

MKTCH

: Mạch kiến thức chia hết

PPDH

: Phương pháp dạy học

THHT


: Tình huống học tập

TN

: Thực nghiệm

STN

: Số tự nhiên

Demo Version
SDK
THSTN - Select.Pdf
: Tập hợp số
tự nhiên

5


DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
 BẢNG BIỂU
Bảng 4.1. Tiêu chí đánh giá tác động ........................................................................58
Bảng 4.2. Tiêu chí Cohen ..........................................................................................58
Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả kiểm tra khối lớp 2 trước thực nghiệm ........................59
Bảng 4.4. Tổng hợp kết quả kiểm tra khối lớp 3 trước thực nghiệm ........................60
Bảng 4.5. Tổng hợp kết quả kiểm tra khối lớp 4 trước thực nghiệm ........................60
Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra của nhóm TN và ĐC trước thực nghiệm .61
Bảng 4.7. Bảng phân phối học lực nhóm TN và nhóm ĐC trước thực nghiệm .......61
Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả kiểm tra khối lớp 2 sau thực nghiệm ...........................62

Bảng 4.9. So sánh cặp TN - ĐC khối lớp 2 với phép thử student sau thực nghiệm .62
Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả kiểm tra khối lớp 3 sau thực nghiệm .........................63
Bảng 4.12. Tổng hợp kết quả kiểm tra khối lớp 4 sau thực nghiệm .........................64
Bảng 4.13. So sánh cặp TN - ĐC khối lớp 4 với phép thử student sau thực nghiệm ....64
Bảng 4.15. Bảng
phân
phối học-lực
nhóm TN và
nhóm ĐC sau thực nghiệm.........65
Demo
Version
Select.Pdf
SDK
Bảng 4.16. So sánh cặp TN - ĐC với phép thử student sau thực nghiệm.................66
 BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. So sánh tỉ lệ % học lực cặp TN - ĐC trước thực nghiệm .....................61
Biểu đồ 4.2. So sánh tỉ lệ % học lực cặp nhóm TN- ĐC sau thực nghiệm ...............65

6


CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục được xem là một động lực thúc đẩy mọi sự phát triển trong xã hội
hiện đại. Việt Nam chúng ta đang từng bước chuyển mình đi từ một nước nông
nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp. Để đạt được mục tiêu này có rất nhiều
điều kiện, trong đó chất lượng của nguồn lao động đóng vai trò quan trọng. Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần VIII đã chỉ rõ: nước ta đi vào công nghiệp hóa và

hiện đại hóa bằng giáo dục và đào tạo. Tại hội nghị lần thứ 8, BCH TW khóa XI đã ra
Nghị quyết số 29 - NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp
ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa…”. Để đáp ứng yêu cầu trên, một trong
những định hướng chung của đổi mới giáo dục nước ta hiện nay là chuyển từ giáo dục
chú trọng nội dung, kiến thức sang giáo dục đặt trọng tâm phát triển năng lực của
người học, đặc biệt là năng lực sáng tạo, kĩ năng vận dụng linh hoạt các kiến thức vào
đời sống thực tiễn. Qua đó, phát triển một cách toàn diện nhân cách của HS, đáp ứng

Demo Version - Select.Pdf SDK

nhu cầu ngày càng cao của xã hội về phẩm chất trí tuệ của người lao động mới.
Đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của HS là một trong những
biện pháp đổi mới trong giáo dục hiện nay. Vấn đề đổi mới PPDH không đồng
nghĩa với loại bỏ, xóa bỏ những PPDH truyền thống mà là sự kết hợp linh hoạt giữa
các PPDH hiện đại và truyền thống, biết thiết kế các tình huống dạy học hợp lý sao
cho HS nắm vững được kiến thức mới, có hào hứng trong học tập và biết vận dụng
các kiến thức một cách sáng tạo vào giải quyết các tình huống thực tiễn, tạo cho các
em có được niềm tin, có sức bật mới trong nhận thức.
Vận dụng LTKT vào trong dạy học được hình thành dựa trên những thành
tựu của Tâm lí học hiện đại, đó chính là lý thuyết hoạt động của J. Piage, Vygotsky,
Leeonchev,… Theo các nhà tâm lý hoạt động học tập đem lại sự phát triển tư duy và
trẻ em có thể tự xây nên kiến thức cho bản thân thông qua các hoạt động học tập có
định hướng sư phạm của người GV. Những tri thức các em kiến tạo được sẽ sâu sắc,
ghi nhớ lâu hơn, trở nên hữu dụng hơn trong quá trình học tập và hoạt động thực
tiễn. Như vậy, dạy học theo quan điểm kiến tạo là dạy học đề cao vai trò chủ động
7


của người học. Tri thức được tạo nên một cách tích cực bởi chủ thể nhận thức chứ
không phải tiếp thu một cách thụ động từ bên ngoài. Điều đó hoàn toàn phù hợp với

quan điểm dạy học đổi mới hiện nay của nước ta là “dạy học lấy HS làm trung tâm”.
Như chúng ta biết, bản chất của giáo dục là tạo ra sự phát triển cho HS. Giáo
dục ở bậc Tiểu học nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển
đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các năng lực cơ bản để
tiếp tục học các bậc học tiếp theo. Môn Toán là một môn học chiếm một vị trí rất
quan trọng và then chốt trong nội dung chương trình giáo dục Tiểu học. Tuy nội dung
kiến thức chỉ ở mức độ sơ giản, các tri thức Toán học hiện đại không được trình bày
tường minh nhưng lại là những kiến thức cơ bản cho việc học Toán sau này của mỗi
HS, góp phần rèn luyện và phát triển tư duy logic, tư duy sáng tạo… Đồng thời phát
triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo, hình thành các phẩm
chất cần thiết và quan trọng của người lao động như: cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt
khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và tác phong khoa học. Nhờ đó hình thành
cho HS có phương pháp khoa học để nhận thức thế giới xung quanh.
MKTCH trên THSTN nằm trong tuyến kiến thức Số học trong chương trình

Demo
- Select.Pdf
SDK
toán ở tiểu học
đượcVersion
bắt đầu dạy
ở lớp 2 và phát
triển nâng cao dần cho đến lớp 5.
Đây là mạch kiến thức quan trọng làm nền tảng giúp HS học tốt các mạch kiến thức
khác như giải toán có lời văn, phân số, số thập phân,… Việc dạy như thế nào để
giúp các em hiểu được khái niệm, nắm vững các quy tắc thực hiện, biết vận dụng
kiến thức vào giải quyết các bài tập cũng như trong thực tiễn cuộc sống là điều rất
quan trọng.
Thực tế hiện nay khi dạy học MKTCH có rất nhiều GV không chú trọng hoạt
động nhận thức các khái niệm cơ bản cho HS mà cung cấp thẳng kiến thức, các thủ

thuật chia ngay từ đầu tiết học sau đó tiến hành tổ chức thực hành luyện tập. Kết quả
là HS thực hiện được phép chia và giải được các bài toán tương tự nhưng không
hiểu được bản chất của nó và thường gặp khó khăn khi gặp các bài toán nâng cao.
Việc dạy như vậy không những không đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay mà
còn làm hạn chế sự phát triển tư duy của HS. Mặc dù tư duy lứa tuổi tiểu học phát
triển chưa cao nhưng các em lại rất thích tự tìm tòi, khám phá và sáng tạo, rất hứng
thú với kết quả mà bản thân tự khám phá được.
8


Vì vậy, việc vận dụng quan điểm kiến tạo trong dạy học Toán ở tiểu học nói
chung và trong dạy học MKTCH sẽ tạo cơ hội giúp các em có niềm tin vào bản
thân, kích thích sự hứng thú, có lòng say mê học Toán, góp phần phát triển năng lực
tư duy, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp giải quyết vấn đề và phát
triển trí thông minh. Vì vậy, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Dạy học mạch kiến
thức chia hết trên tập hợp số tự nhiên theo quan điểm kiến tạo”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề lý luận
dạy học Toán theo quan điểm kiến tạo và MKTCH trên THSTN ở tiểu học, từ đó đề
xuất những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dạy và học về MKTCH trên
THSTN.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ sở khoa học nào để tổ chức hoạt động dạy học MKTCH trên THSTN
theo quan điểm kiến tạo?
- Thiết kế bài học thuộc MKTCH như thế nào để làm rõ quan điểm dạy học
kiến tạo?

Version
Select.Pdf
SDK

- TácDemo
động của
quá trình- dạy
học MKTCH
trên THSTN theo quan điểm kiến
tạo đến từng học sinh tiểu học như thế nào?
1.4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là MKTCH trên THSTN.
1.4.2. Khách thể nghiên cứu
GV và HS của trường tiểu học số 1 Triệu Phước và trường tiểu học thị trấn
Ái Tử thuộc huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là dạy học MKTCH trên THSTN trong
chương trình môn Toán ở tiểu học hiện hành.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến LTKT, dạy học môn Toán ở nhà
trường phổ thông, nội dung MKTCH trên THSTN trong chương trình môn Toán ở
9


tiểu học. Nghiên cứu về tâm lý học và giáo dục học để rút ra các vấn đề cần thiết
làm cơ sở lý luận cho đề tài.
1.6.2. Phương pháp quan sát và điều tra
- Điều tra thực trạng dạy học MKTCH trên THSTN ở tiểu học.
- Quan sát việc thực hiện các hoạt động học tập của HS trên lớp học.
- Trao đổi, lấy ý kiến với GV, các nhà giáo dục về dạy học Toán ở tiểu học.
1.6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm với đối tượng HS ở các lớp 2, 3, 4 của hai trường tiểu

học: trường tiểu học số 1 Triệu Phước và trường tiểu học thị trấn Ái Tử thuộc huyện
Triệu Phong tỉnh Quảng Trị nhằm kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài.
1.6.4. Phương pháp xử lý số liệu thống kê toán học
Phân tích định tính, định lượng các kết quả thực nghiệm để làm cơ sở đánh
giá tính khả thi của đề tài.
1.7. Giả thuyết khoa học
Nếu đề tài nghiêu cứu thành công sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học
MKTCH trên THSTN ở tiểu học, đồng thời phát triển tính độc lập suy nghĩ, tư duy

Demo
- Select.Pdf SDK
sáng tạo, tư duy
phê Version
phán cho HSTH.
1.8. Đóng góp của luận văn
1.8.1. Về mặt lý luận
Làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận dạy học Toán ở tiểu học theo quan
điểm kiến tạo; làm rõ quy trình dạy học theo quan điểm kiến tạo.
1.8.2. Về mặt thực tiễn
Kế hoạch bài học thuộc nội dung MKTCH trên THSTN ở tiểu học được thiết
kế theo quan điểm kiến tạo là tư liệu tham khảo tốt cho GVTH và sinh viên ngành
Giáo dục tiểu học.
1.9. Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Tổng quan vấn đề nghên cứu
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận
10



1.10. Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, chúng tôi đã nêu lên nhu cầu của vấn đề nghiên cứu, phát
biểu vấn đề lựa chọn nghiên cứu để từ đó xác định rõ mục đích, đối tượng và khách
thể của nghiên cứu. Với mục đích đề ra chúng tôi đã đặt ra các câu hỏi nghiên cứu
nhằm giải quyết vấn đề trọng tâm của đề tài, lựa chọn các phương pháp nghiên cứu
phù hợp nhằm khẳng định tính khả thi của đề tài. Phần cuối chương 1 trình bày cấu
trúc của luận văn.

Demo Version - Select.Pdf SDK

11



×