Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

skkn hướng dẫn học sinh lớp 6 trường PTDT bán trú THCS sơn điện sử dụng dấu chấm và dấu chấm phẩy nhằm nâng cao khả năng diễn đạt trong câu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.16 KB, 15 trang )

1.PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài
Trong những lần cầm bút để chấm bài cho học sinh khối 6 đầu
cấp nói riêng và học sinh khối 7,8,9 nói chung, tôi không khỏi băn
khoăn suy nghĩ mỗi khi nhận xét bài làm của các em và hạ bút cho
điểm. Không phải vì bản thân tôi khó tính trong điểm chác hay vì tôi
đang chạy theo bệnh thành tích trong thi cử mà vì tôi luôn trăn trở về
bài viết của các em đang còn vụng về trong việc diễn đạt câu và sử
dụng các dấu câu còn chưa linh hoạt. Trong các bài viết của học sinh, lỗi
về dấu câu còn rất phổ biến. Sự không hiểu đầy đủ chức năng hay công
dụng và quy tắc dùng dấu câu đã hạn chế rất lớn khả năng diễn đạt trong
sáng, chính xác, tư tưởng, tình cảm. Một trong những nguyên nhân của việc
dạy dấu câu chưa tốt là do giáo viên chưa tiếp cận được các công trình
nghiên cứu và chưa nắm rõ quy tắc dấu câu.
Nghiên cứu về dấu câu tiếng Việt là góp phần quan trọng vào việc giữ
gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt. Vì vậy nhiệm vụ của môn Ngữ
văn trong nhà trường THCS hiện nay là: “Làm cho học sinh dần dần có ý
thức, có trình độ, thói quen và viết đúng tiếng Việt. phải dạy cho học sinh
cách trình bày một bài văn cho đàng hoàng từ chữ viết đến chấm câu, bố
cục”.
Thực tế trong quá trình chấm bài của các thế hệ học sinh đầu cấp nói
riêng và học sinh toàn khối của trường PTDT bán trú THCS Sơn Điện nói
chung suốt 10 năm qua, bản thân tôi nhận thấy các em còn mắc nhiều lỗi,
trong đó lỗi về dấu câu là một lỗi thường gặp. Việc dùng sai dấu câu hạn chế
rất lớn khả năng diễn đạt trong sáng, chính xác, tế nhị những tư tưởng, tình
cảm của người viết.
Tìm hiểu lỗi dấu câu của học sinh giúp ta tìm ra nguyên nhân, cách
khắc phục những lỗi, làm cho phương thức biểu đạt, quan hệ giữa các thành
phân câu, ý nghĩa của câu được hay hơn, phát huy tác dụng của dấu câu.
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học thực tiễn nêu trên về dấu câu, với tư


cách là một giáo viên Ngữ văn, tôi nghĩ rằng đề tài này sẽ giúp tôi thực hiện
tốt việc giảng dạy môn Ngữ văn ở trường PTDT bán trú THCS Sơn Điện nói
chung và đối với khối lớp 6 nói riêng nên tôi chọn đề tài: “Hướng dẫn học
1


sinh lớp 6 trường PTDT bán trú THCS Sơn Điện sử dụng dấu chấm
và dấu chấm phẩy nhằm nâng cao khả năng diễn đạt trong câu”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Học sinh lớp 6 là khối đầu cấp tuy ở cấp dưới các em đã được làm
quen với việc sử dụng các dấu câu dưới hình thức tập đọc và luyện câu
nhưng các em đang còn thói quen làm bài văn giản đơn và giờ đây các
em phải làm quen vào việc trình bày câu, bài văn theo một yêu cầu chặt
chẽ và nâng cao hơn so với chương trình bậc tiểu học. Hơn nữa, cách
diễn đạt cũng phong phú hơn, ngữ pháp cũng phức tạp hơn, vì vậy yêu
cầu về việc sử dụng các dấu câu cũng cao hơn nên tôi đi sâu vào
nghiên cứu đề tài này để giúp các em sử dụng dấu câu một cách hợp lí
và đạt hiệu quả cao trong quá trình diễn đạt, tạo tiền đề cho các em
phát triển vốn văn ở các khối lớp cao hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh khối lớp 6 trường PTDT bán trú THCS Sơn Điện.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện được đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp như
sau:
* Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
* Phương pháp khảo sát từ thực tế.
* Phương pháp phân loại thống kê.
* Phương ph¸p thùc nghiÖm.

2. PHẦN NỘI DUNG

2.1. Cơ sở lý luận.
Dấu câu là phương tiện ngữ pháp dùng trong chữ viết. Tác dụng của
nó là làm rõ trên mặt chữ viết một cấu tạo ngữ pháp, bằng cách chỉ ranh giới
giữa các câu, giữa các thành phần của câu đơn, giữa các vế của câu ghép,
giữa các yếu tố của ngữ và của liên hợp. Nói chung nó thể hiện ngữ điệu lên
câu văn, câu thơ. Cho nên có trường hợp nó không phải chỉ là, mà còn là
phương tiện để biểu thị những sắc thái tế nhị về nghĩa của câu, về tư tưởng,
về cả tình cảm thái độ của người viết. Dấu câu dùng thích hợp thì bài viết
được người đọc hiểu rõ hơn, nhanh hơn. Không dùng dấu câu, có thể gây ra
2


hiểu lầm. Có trường hợp vì dùng sai dấu câu mà thành ra sai ngữ pháp, sai
nghĩa.
Cho nên quy tắc dùng về dấu câu cần được vận dụng nghiêm túc.
Xuất phát từ vai trò của dấu câu nên dấu câu được giải thích được cả
ba tiêu chí: Ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ điệu.
Về mặt ý nghĩa: Dấu câu biểu thị những ý nghĩa khái quát trong cấu
trúc cú pháp nhất định. Mặt ý nghĩa không tồn tại độc lập nếu không có mặt
hình thức biểu đạt nó (hình thức đó chính là cấu trúc cú pháp).
Ngữ điệu cũng là phương thức cú pháp quan trọng để biểu đạt tư
tưởng, là nhân tố bắt buộc phải có của câu. Do đó nó cũng là cơ sở của dấu
câu. Cơ sở dùng dấu câu là quan hệ ngữ nghĩa - ngữ pháp trong lời nói.
Hiện nay, cách dùng sai dấu câu là hiện tượng khá phổ biến của học
sinh. Hiện tượng đó có thể do nguyên nhân khách quan của người viết. Điều
đó đôi khi gây ra những nhầm lẫn đáng tiếc. Ý nghĩa của câu có thể bị hiểu
sai hoặc phần nào gây nên khó khăn đối với cách lĩnh hội ngôn ngữ.
Lỗi dấu câu là sai sót do không thực hiện đúng quy tắc nên dùng dấu
sai vị trí, sai chức năng. Vì thế cần phải căn cứ vào hoạt động của dấu câu
trong câu và trong các đơn vị ngôn ngữ lớn hơn để vạch ra các tiêu chí phân

loại lỗi.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
Trong chương trình ngữ văn 6 phần tiếng Việt, yêu cầu đối với học
sinh về việc nắm dấu câu: Hiểu và vận dụng trong bài làm văn trên lớp còn
chưa linh hoạt, bị nhầm lẫn giữa các dấu câu. Bài văn đặt dấu chấm chấm,
dấu phẩy không rõ ràng.
Để điều tra thực tế về trình độ sử dụng dấu câu của học sinh lớp 6A
và lớp 6B trường PTDT bán trú THCS Sơn Điện, tôi đã tập trung khảo sát
vào 3 bài viết của các em:
* Viết bài tập làm văn số 1 – văn kể chuyện.
Đề bài: Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của
em.
* Viết bài tập làm văn số 2 - kể chuyện đời thường.
Đề bài: Kể về một việc tốt mà em đã làm.
* Viết bài tập làm văn số 3 - Kể chuyện đời thường.
Đề bài: Kể về một người thân của em (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị …)
Trong khi yêu cầu của chương trình (như đã trình bày ở trên) thì qua
khảo sát bài làm học sinh, tôi thấy các em chưa đạt được yêu cầu, còn tồn tại
một số lỗi về dấu câu thường hay sử dụng như sau:
2.2.1. Lỗi về dấu chấm.
Trong bài làm, các em thường đặt dấu chấm khi câu mới chỉ có một
vế, một thành phần hoặc một bộ phận, chưa trọn ý, chưa đủ kết cấu ngữ
pháp như trong bài viết số 1, rất nhiều em viết như thế này:
“Một hôm. Tôi đi ra đồng thấy một dấu chân khác lạ”
3


Lại có những em thường không dùng dấu chấm để ngắt câu khi câu
đã kết thúc.
Cụ thể như đoạn văn sau đây:

“Mẹ - người em yêu nhất trong cuộc đời này hình ảnh mẹ bao giờ
cũng làm em cảm động, làm em nhận ra mình rõ hơn mỗi lúc làm việc gì tốt
hay xấu em rất yêu mẹ, mẹ là tất cả đối với em”
Bên cạnh những em mắc phải 2 loại lỗi trên, khi chấm bài, tôi còn
thấy tình trạng lẫn lộn chức năng của các dấu câu đưa đến hiện tượng trong
bài làm của các em có khi đánh dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm sau những câu
có tính chất tường thuật …. Dùng dấu chấm ở chỗ lẽ ra phải dùng dấu chấm
than, dấu chấm hỏi,…Có những em lại dùng dấu chấm giữa các vế câu có
liên quan chặt chẽ với nhau về ngữ pháp và liên kết bằng cặp quan hệ từ .
Ví dụ như:
“ Mẹ tôi đôi lúc mắng mõ. Quát tháo tôi. Mẹ rất thương tôi.”
2.2.2. Lỗi về dấu phẩy.
Trong bài làm của học sinh, tôi thấy các em thường không đánh đấu
phẩy để ngắt các bộ phận của câu:
+ Không dùng dấu phẩy để ngắt giữa các thành phần nòng cốt và
thành phần không nòng cốt.
Ví dụ: Có những em viết: “Từ xưa đến nay Tháng Gióng luôn là hình
ảnh rực rỡ về lòng yêu nước.”
Giữa thành phần phụ trạng ngữ “ từ xưa đến nay’’ và thành phần
chính “ Thánh Gióng luôn là hình ảnh rực rỡ về lòng yêu nước” không có
dấu phẩy ngăn cách
+ Không dánh đấu phẩy ở thành phần liệt kê, thành phần đẳng lập
( không có từ nối)
Ví dụ: Có em viết: “Sứ giả đem ngựa sắt roi sắt áo giáp sắt.
Lẫn lộn chức năng dấu phẩy với các dấu khác.
Ví dụ: Có những em viết: “Vừa lúc đó. Sứ giả đem ngựa sắt; roi sắt;
áo giáp sắt.”
Học sinh mắc những lỗi về dấu phẩy như đã nói ở trên là các em đã vi
phạm quy tắc tách các bộ phận của câu. Kết quả cụ thể từng bài như sau:
* Lớp 6A sĩ số học sinh 30 em.

Chất lượng sử dụng
Đúng
Sai
dấu câu Dấu
Dấu
Dấu
Dấu
Tên bài
chấm
phẩy
chấm
phẩy
SL TL SL TL SL TL SL TL
Bài viết số 1 - Đề bài
- Kể lại 1 truyện đã biết (Cổ 10 33% 20 67% 20 67% 10 33%
tích, TT) bằng lời văn của
em.
17
57% 22
73% 13
43% 8
27%
Bài viết số 2 - Đề bài
- Kể về một việc tốt mà em
4


đã làm
Bài viết số 3 - Đề bài
- Kể về một người thân của

em

18

60%

23

77%

* Lớp 6B sĩ số học sinh 31 em.
Chất lượng sử dụng
Đúng
dấu câu
Dấu
Dấu
Tên bài
chấm
phẩy
SL TL SL TL
Bài viết số 1 - Đề bài
- Kể lại 1 truyện đã biết (Cổ 20 65% 23 74%
tích, TT) bằng lời văn của
em.
Bài viết số 2 - Đề bài
- Kể về một việc tốt mà em 22 71% 19 61%
đã làm
Bài viết số 3 - Đề bài
- Kể về một người thân của 23 74% 21 68%
em


9

40%

7

23%

Sai
Dấu
chấm
SL TL

Dấu
phẩy
SL TL

11

35%

8

26%

9

29%


12

39%

8

26%

10

32%

2.3. Các nguyên nhân, giải pháp.
2.3.1. Lỗi về dấu chấm.
Qua việc khảo sát bài làm của học sinh, tôi thấy nguyên nhân dẫn tới
lỗi về dấu câu của học sinh là do các em chưa nắm được thành phần hạt
nhân (Nòng cốt của câu).
Đối với những em thường không dùng dấu chấm để ngắt câu khi câu
đã kết thúc là do các em không nắm vững quy tắc dùng dấu chấm, tư duy
không rành mạch.
Những em thường đặt dấu chấm khi câu mới chỉ có một vế, một thành
phần hoặc một bộ phận, chưa trọn ý. Là bởi kiến thức về cú pháp của các
em còn mơ hồ.
Đối với một số em thường hay lẫn lộn chức năng của các dấu câu,
đưa đến hiện tượng trong bài làm của các em có khi đánh dấu chấm hỏi,
chấm than sau những câu có tính chất tường thuật. Dùng dấu chấm lẽ ra phải
dùng dâu chấm than, dấu chấm hỏi. Là do các em chưa nhận biết được mục
đích nói của câu. Tức là chưa chưa xác định được các kiểu câu phân loại
theo mục đích nói.
Ví dụ: Nó hỏi tôi mai có đi học không.

Đây là một câu trần thuật, cuối câu phải đặt dấu chấm. Nhưng thay vì
kết thúc câu có dạng nghi vấn nên học sinh rất dễ đặt dấu chấm hỏi. Đặt như
vậy là không đúng, tuy nhiên, nếu đó là lời dẫn trực tiếp thì lại cần đặt dấu
chấm hỏi:
5


Ví dụ: Nó hỏi tôi: “Mai có đi học không?”
2.3.2. Lỗi về dấu phẩy.
Nguyên nhân dẫn đến học sinh mắc lỗi về dấu phẩy củng do nguyên
nhân là do các em chưa nắm được thành phần cốt lõi (nòng cốt) của câu.
Qua chấm bài, tôi thấy đối với những em thường không dùng dấu
phẩy để ngăn cách các bộ phận, giữa các thành phần nòng cốt và thành phần
ngoài nòng cốt là do các em không nắm được quy tắc dùng dấu phẩy kiến
thức về cú pháp mờ nhạt dẫn đến lỗi dấu phẩy là điều không thể tránh khỏi.
Có một số em hay lẫn lộn chức năng của dấu phẩy với các dấu khác
như dấu chấm phẩy. Nguyên nhân này là do các em chưa nắm rõ về chức
năng của dấu phẩy, công dụng của dấu phẩy.
Ngoài những nguyên nhân đã nêu trên, còn phải nói tới một nguyên
nhân khác khiến cho học sinh mắc lỗi về dấu câu. Đó là nguyên nhân thuộc
về ý thức, thái độ của học sinh: Thói tuỳ tiện cẩu thả, mỏi tay đâu thì đấu
phẩy đặt ở đấy, mắc lỗi nhiều lần không chịu sửa.
Nắm được những nguyên nhân dẫn đến lỗi về dấu câu của học sinh,
tôi đã tìm ra một số giải pháp để khắc phục sau:
+ Phân loại học sinh cùng mắc phải các lỗi sai giống nhau.
+” Mổ xẻ’ từng câu văn sai trong các tiết trả bài.
+ Lựa chọn các biện pháp thích hợp để uốn nắn, sửa chữa cho từng
em với từng lỗi cụ thể.
+ Hình thành cho học sinh nhu cầu tự học, tự luyện viết.
* Lỗi về dấu chấm.

Dấu chấm là dấu dùng để kết thúc câu, ngắt một câu đã trọn ý, ngăn
cách câu với câu.
a. Đối với nhóm học sinh thường không dùng dấu chấm để kết thúc
câu.
Đối với nhóm học sinh này thì điều quan trọng nhất là giáo viên là
phải giúp học sinh nắm vững quy tắc dùng dấu chấm câu dựa vào vai trò
chức năng của nó.
Trường hợp không dùng dấu chấm khi câu đã kết thúc thì giáo viên
cần đặt ra câu hỏi: Câu này diễn đạt đã trọn vẹn một nội dung thông báo
chưa? Hoặc câu đã trọn nghĩa chưa?
Một câu được coi là trọn nghĩa khi nó diễn đạt trọn vẹn một nội dung
thông báo. Nếu thấy câu đã trọn ý thì dùng dấu ngắt câu, không nên viết
nhiều, viết thừa.
Ví dụ: Mẹ là người em yêu nhất trong cuộc đời này.
Hỏi: Câu này đã diễn đạt trọn vẹn một nội dung thông báo chưa?
Vậy nó đã thành câu hỏi? Từ đó giáo viên đưa ra cách sử dụng dấu
chấm.
6


b. Đối với trường hợp thường chấm câu khi câu mới chỉ có một vế,
một thành phần hoặc một bộ phận.
Ngoài việc đặt vấn đề để hỏi: Câu đã trọn nghĩa chưa thì còn phải
xem xét mối quan hệ giữa các thành phần câu, các vế câu, các bộ phận câu
trên trên phương diện ngữ nghĩa và ngữ pháp cụ thể. Nếu thiếu thành phần,
thiếu bộ phận hoặc vế nào đó thì phải thêm vào để cho câu vặn trọn ý mới
được dùng dấu chấm.
Ví dụ: Trên con đường làng quen thuộc.
Câu này mới có thành phần phụ trạng ngữ mà dùng dấu chấm là sai,
bởi nội dung thông báo chưa trọn vẹn, người nghe chưa hiểu được ý người

viết thế nào. Bây giờ cần phải: Một là thêm bộ phận nòng cốt vào để câu
được hoàn chỉnh:
Ví dụ: Trên con đường làng quen thuộc, tôi tung tăng đến trường.
Hoặc là chúng ta không thêm thành phần nòng cốt câu vào mà chỉ cần
bỏ đi một từ (Trên) thì cụm từ ấy lại trở thành một câu rất tường minh:
“ Con đường làng quen thuộc.”
Muốn vậy người giáo viên phải nắm vững cơ sở ngữ nghĩa - ngữ
pháp, khi dạy giáo viên phải dự tính trước các lỗi sai của học sinh để sắp
xếp các lỗi đó sửa theo một trình tự:
+ Luyện viết những câu văn có cấu tạo đơn giản (Câu đơn 2 thành
phần)
+ Luyện viết những câu văn có thành phần nòng cốt câu và thành
phần ngoài nòng cốt câu.
+ Luyện cách tạo câu hoàn chỉnh.
c. Đối với một số em thường hay lẫn lộn chức năng của các dấu câu
(Đánh dấu sai mục đích phát ngôn của câu).
Trong bài làm của học sinh, có nhiều em thường hay lẫn lộn chức
năng của các dấu câu. Đối với những trường hợp này, thì giáo viên phải chủ
động trong cách dạy các em cách xác định kiểu câu phân loại theo mục đích
nói. Để luyện câu xác định kiểu câu cho học sinh thì trước tiên giáo viên cần
luyện cho các em cách tạo câu (Câu kể, câu nghi vấn, câu cảm thán và câu
cầu khiến).
Đối với câu kể, miêu tả thì cần đặt dấu chấm ở cuối câu.
Đối với câu tỏ ý nghi nghờ, hoặc chưa hiểu ý thì cần đặt dấu hỏi.
Đối với câu thể hiện tình cảm thì phải đặt dấu cảm thán.
Đối với câu cần người khác làm theo ý minh hoặc khuyên bảo thì phải
đặt dấu chấm than hoặc dấu chấm.
Trên cơ sở giáo viên định hướng để các em tìm ra cách sử dụng dấu
câu cho phù hợp.
Để việc sử dụng dấu chấm câu có hiệu quả, cần kết hợp các phương

pháp luyện tập như:
Phương pháp luyện tập có ý thức
Phương pháp luyện tập không có ý thức
7


Phương pháp so sánh (giữa bài viết của học sinh với học sinh)
Mặt khác giáo viên phải tạo điều kiện để các em được thực hành viết
nhiều hơn. Giao việc cụ thể cho từng em thực hành khi ở nhà hay lúc ra
chơi. Luôn theo sát nhắc nhở động viên khích lệ các em để các em phát biểu
ý kiến xây dựng bài trong giờ trả bài, nhất là chữa: đặc biệt câu dài, đoạn
văn sau mỗi lẫn chữa lỗi giáo viên có nhận xét đánh giá, khen sự tiến bộ của
các em.
- Những giải pháp tôi đã áp dụng chữa lỗi dấu chấm cho học sinh:
Đối với những học sinh hay mắc lỗi mỗi tuần viết hai bài chính tả:
+ Viết theo mẫu – trích từ các văn bản đang học.
+ Viết theo sự cảm nhận - tập dựng đoạn văn theo chủ đề tự chọn.
Sau đó cho cả lớp mổ xẻ sản phẩm cưa các em để từ đó các em rút
kinh nghiệm cho bản thân trong cách sử dụng các dấu câu vào bài viết..
Ngoài ra tôi còn phải kết hợp với gia đình phụ huynh để thông tin kịp
thời về tình hình học tập của các em cho gia đình các em biết để có hướng
khắc phục.
Từ chỗ các em sử dụng dấu câu còn yếu, sau một thời gian kiên trì
với cách làm này, tôi thấy việc sử dụng dấu câu đã có sự chuyển biến, các
em dần hiểu được công dụng của các dấu câu và xác định được mục đích
nói của câu để việc sử dụng các dấu câu không bị lúng túng.
*. Lỗi về dấu phẩy.
Như chúng ta đã biết, dấu phẩy là dấu thường xuất hiện ở giữa câu, nó
được dùng rất phổ biến và có chức năng dùng để phân cách, tách biệt các bộ
phận, các thành phần câu.

Thực hiện chức năng phân cách, dấu phẩy thường được dùng trong
các trường hợp sau:
Dùng để chỉ ra giữa bộ phận nòng cốt và các thành phần ngoài nòng cốt câu,
giữa các bộ phận câu khi cần.
Dùng dấu phẩy để ngăn cách các vế, các đoạn câu trong câu phức hợp
không có từ nối …
Dấu phẩy còn dùng trong các trường hợp liệt kê sự vật, hiện tượng để
nhấn mạnh ý.
a. Xuất phát từ chức năng công dụng của dấu phẩy như đã nói ở trên
đối với nhóm học sinh mắc lỗi về dấu phẩy trong bài viết và thường không
dùng dấu phẩy để ngắt các bộ phận câu thì giáo viên cần giúp học sinh nắm
lại quy tắc dùng dấu phẩy. Cần chú ý hướng dẩn cho học sinh nhận biết
được: Trong câu thành phần nào, bộ phận nào có thể ngăn cách ra làm cho
câu rõ ràng hơn, mạch lạc hơn. Người đọc không hiểu sai về nghĩa của câu.
Ví dụ có em viết: Hôm nay trời ửng nắng mẹ lại cầm chiếc nón cũ đi
ra ngoài cách đồng. Lòng tôi lại thương mẹ biết bao.
Chúng ta thấy rằng: Giữa thành phần phụ trạng ngữ “Hôm nay trờ ửng
nắng” và thành phần chính “mẹ lại cầm chiếc nón cũ đi ra ngoài cánh đồng”
học sinh không dùng dấu phẩy.
8


Trong phần lỗi dấu phẩy, có thể chữa bằng cách: Thêm dấu phẩy vào
vị trí danh giới giữa thành phần phụ trạng ngữ với thành phần chính (thành
phần nòng cốt câu) câu trên trở thành:
“Hôm nay trời ửng nắng, mẹ lại cầm chiếc nón cũ đi ra ngoài cánh
đồng.”
Đối với các em học sinh còn mắc lỗi không dùng dấu phẩy để ngăn
cách các bộ phận, các thành phần câu, các vế câu thì giáo viên phải nắm
vững cơ sở ngữ nghĩa - ngữ pháp của dấu câu. Dự tính những chỗ học sinh

thường không dùng dấu phẩy khi viết đặc biệt là những câu dài. Từ đó xác
định rõ những chỗ cần đặt dấu phẩy trong khi diễn đạt. Đồng thời chỉ rõ học
sinh thấy tác dụng của dấu phẩy.
Xác định được những chỗ học sinh đặt dấu câu sai, giáo viên sẽ chủ
động trong cách dạy các em đặt đúng dấu câu. Xét về mặt nghĩa nếu đặt dấu
như vậy, em hiểu nội dung câu văn đó như thế nào? Từ đó giáo viên đưa ra
cách sử dụng dấu câu:
Ví dụ: Cả ngày đó, mẹ không sai bảo con làm việc gì cả. Còn con
nhiều lần muốn xin lỗi mẹ, nhưng sao lời nói sao ngập ngừng.
Giáo viên so sánh cách trình bày bài văn như đã dẫn ở trên cho học sinh
thấy: Ở cách trình bày sau mới đúng quy tắc.
Để sửa lỗi sai về dấu phẩy cho học sinh, thì giáo viên phải luyện cho
các em cách xác định các thành phần trong câu: thành phần chủ ngữ, thành
phần vị ngữ, thành phần phụ.
Dấu phẩy là dấu được dùng trong nội bộ câu, không phải là dấu kết
thúc câu. Cho nên, giáo viên cần phải luyện cho học sinh tìm ranh giới giữa
thành phần phụ với thành phần phụ với thành phần chủ ngữ và vị ngữ. Tìm
ranh giới giữa các cụm chủ ngữ - cụm vị ngữ (giữa các vế của câu ghép).
Muốn vậy, giáo viên phải tăng cường cho học sinh luyện tập và phải
luyện tập trong thời gian dài để xoá bỏ thói quen không dùng dấu phẩy hoặc
dùng dấu phẩy tuỳ tiện.
b. Đối với nhóm học sinh còn lẫn lộn chức năng dấu phẩy với dấu
khác hay gặp nhất là dấu phẩy với dấu chấm phẩy thì cách khắc phục tốt
nhất là giáo viên giúp học sinh nắm vững quy tắc chính tả, nắm vững chức
năng, các trường hợp dùng của dấu phẩy.
Giáo viên phải luyện cho học sinh viết câu ghép.
Luyện viết câu có từ hai chủ ngữ - vị ngữ trở lên.
Luyện cho học sinh viết câu, dựng đoạn có thành phần chú thích.
Để việc sử dụng dấu câu (dấu phẩy) có hiệu quả, cũng như muốn nâng
cao hiệu quả sử dụng dấu chấm thì giáo viên cũng cần phải kết hợp với các

phương pháp luyện tập cho học sinh:
Phương pháp luyện tập có ý thức.
Phương pháp luyện tập không có ý thức.
Phương pháp so sánh (bài của học sinh với nhau)
Giáo viên nên tạo điều kiện cho các em được thực hành viết nhiều
hơn.
9


Đối với từng nhóm, từng cá nhân mắc lỗi thì giáo viên phải chủ động
để có những phương pháp giao việc cụ thể cho từng đối tượng thực hành khi
ở nhà hay lúc ra chơi. Khuyến khích cách học đối soát giữa bài của học sinh
với bài của học sinh. Khích lệ các em phát hiện ra lỗi sai và chữa lỗi sai, sau
mỗi lần học sinh phát hiện ra lỗi sai và chữa lỗi sai, giáo viên phải có nhận
xét, đánh giá và biểu dương sự tiến bộ của các em.
Sau một học kỳ áp dụng cách trên ở lớp 6A, 6B Trường PTDT bán trú
THCS Sơn Điện, tôi đã khảo sát lại với 3 bài viết tiếp theo:
Bài 1: Nêu cảm nhận của em về người mẹ qua văn bản: “Mẹ hiền dạy
con”(thời gian làm bài là 15 phút).
Bài 2: Em hãy tưởng tượng ra mình là người gặp Thánh Gióng ngay
tại núi Sóc Sơn, lúc tráng sĩ chuẩn bị bay về trời. Em và tráng sĩ đã nói với
nhau những gì?
Hãy viết một đoạn văn kể lại đoạn kết đó (Thời gian làm bài 15 phút).
Bài 3:
“Đóng vai bà đỡ Trần kể lại sự việc trên”.
Tôi nhận thấy: Chất lượng sử dụng dấu câu của học sinh đã có sự tiến
bộ, khác biệt giữa hai lớp (Một lớp áp dụng cách làm trên “lớp 6A” và một
lớp áp dụng cách truyền thống “lớp 6B”).
Kết quả cụ thể như sau:
Lớp 6A – Sĩ số: 30 (Học sinh)

Chất lượng sự dụng Đúng
Sai
dấu câu Dấu
Dấu phẩy Dấu
Dấu phẩy
Tên bài
chấm
chấm
SL TL SL TL SL TL SL TL
Bài 1: Nêu cảm nhận của em
27% 10
33%
về người mẹ qua văn bản: 22 73% 20 67% 8
“Mẹ hiền dạy con”
Bài 2: Em hãy tưởng tượng
ra mình là người gặp Thánh
Gióng ngay tại núi Sóc Sơn,
lúc tráng sĩ chuẩn bị bay về
24
80% 23 77% 6
20% 7
23%
trời. Em và tráng sĩ đã nói
với nhau những gì?
Hãy viết một đoạn văn kể lại
đoạn kết đó
Bài 3: Bài kiểm tra tổng hợp
cuối kỳ I - phần II: Tự luận:
25
83% 26 87% 5

17% 4
13%
“Đóng vai bà đỡ Trần kể lại
sự việc trên”.
Lớp 6B – Sĩ số: 31 (Học sinh)
10


Chất lượng sự dụng
dấu câu

Đúng
Dấu chấm

Tên bài
SL

TL

Sai
Dấu phẩy Dấu
chấm
SL TL SL TL

Dấu
phẩy
SL TL

Bài 1: Nêu cảm nhận của em
74% 22

71% 8
26% 9
29%
về người mẹ qua văn bản: 23
“Mẹ hiền dạy con”
Bài 2: Em hãy tưởng tượng ra
mình là người gặp Thánh
Gióng ngay tại núi Sóc Sơn,
lúc tráng sĩ chuẩn bị bay về
24
77% 22
71% 7
23% 9
29%
trời. Em và tráng sĩ đã nói
với nhau những gì?
Hãy viết một đoạn văn kể lại
đoạn kết đó
Bài 3: Bài kiểm tra tổng hợp
cuối kỳ I - phần II: Tự luận:
25
81% 25
81% 6
19% 6
19%
“Đóng vai bà đỡ Trần kể lại
sự việc trên”.
Vẫn kiên trì với cách làm trên, đến giữa học kỳ II tôi tiếp tục tiến hành
khảo sát lại qua bài viết số 5, bài viết số 6 và bài viết số 7. Tôi thật sự ngỡ
ngàng về sự chuyển biến rõ rệt của các em, đặc biệt là so với kết quả đầu

năm không những về mặt sử dụng dấu câu mà còn chữ viết của các em cũng
chuẩn hơn, đẹp hơn.
Kết quả cụ thể như sau:
Lớp 6A – Sĩ số: 30 (Học sinh)
Chất lượng sự Đúng
dụng dấu câu
Dấu chấm
SL TL
Tên bài
Bài viết số 5: Hãy tả lại
hình ảnh cây đào vào dịp 26
87%
tết đến, xuân về.
Bài viết số 6: hãy miêu tả
hình ảnh mẹ: lúc mẹ ốm,
27
90%
khi em mắc lỗi, khi em
làm được một việc tốt.
Bài viết số 7: Hãy miêu
tả quang cảnh một phiên
26
87%
chợ theo tưởng tượng
của em.
Lớp 6B – Sĩ số: 31(Học sinh)
11

Dấu phẩy
SL TL


Sai
Dấu chấm
SL TL

Dấu phẩy
SL TL

27

90% 4

13% 3

10%

26

87% 3

10% 4

13%

26

87% 4

13% 13


2%


Chất lượng sự dụng
dấu câu
Tên bài
Bài viết số 5: Hãy tả lại
hình ảnh cây đào vào dịp
tết đến, xuân về.
Bài viết số 6: hãy miêu
tả hình ảnh mẹ: lúc mẹ
ốm, khi em mắc lỗi, khi
em làm được một việc
tốt.
Bài viết số 7: Hãy miêu
tả quang cảnh một phiên
chợ theo tưởng tượng
của em.

Đúng
Dấu chấm Dấu phẩy
SL TL
SL TL

Sai
Dấu chấm
SL TL

Dấu phẩy
SL TL


26

84% 27

87% 5

16%

4

13%

27

87% 28

90% 4

13%

3

10%

27

87% 27

87% 4


13%

4

13%

Xuất phát từ nhiệm vụ cơ bản của đề tài: Hướng dẫn sử dụng dấu
chấm và dấu phẩy ở học sinh lớp 6, tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách chữa.
Tôi đã mạnh dạn đề xuất vài phương pháp chữa lỗi. Lý thuyết bao giờ cũng
là cơ sở cho thực hành, ngược lại thực hành sẽ kiểm nghiệm, chứng minh,
cũng cố được lý thuyết. Vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra một số bài tập về hai
loại dấu câu đã nói ở phần trên, áp dụng thử với lớp 6 thuộc trường THCS.
2.4. Hiệu quả đạt được.
Bài tập 1:
Những câu sau đây đặt dấu chấm có đúng không? Vì sao? Nếu sai em
hãy chữa lại:
a. Hơn mười năm sau. Bác Tiều già rồi chết. (ngữ Văn 6 “Con Hổ có
nghĩa”)
b. Nếu em thi đạt giải.
Yêu cầu:
+ Phân tích cách dùng dấu chấm trong mỗi câu.
+ Nhận diện xem nó đúng hay sai.
+ Sữa lại cho đúng (nếu dấu chấm đó dùng sai).
Cách thử nghiệm (chung cho tất cả các bài tập)
Bước 1: Giảng lý thuyết.
Bước 2: Đưa ra bài tập.
Bước 3: Chấm và đưa ra kết quả.
Kết quả thực nghiệm ở bài tập 1:
Trong 15 em tham gia có 10 em viết nhận xét cách dùng dấu chấm

trong các câu đã cho và chữa lại đúng.
Câu a: Bỏ dấu chấm và thay vào đó là dấu phẩy.
Câu b: Bỏ dấu chấm sau câu thể hiện trực tiếp nội dung cầu khiến và
thay vào đó bằng dấu chấm than.
Kết quả: Học sinh làm đúng là 70%.
12


Bài tập 2:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ
cái đầu câu trả lời đúng nhất trong 4 câu trả lời ?
“ Buổi sáng sương muối phủ trắng cành cây bãi cỏ. Gió bắc hun hút thổi.
Núi đồi thung lũng làng bản chìm trong biển mây mù. Mây bò trên mặt đất
tràn vào trong nhà quấn lấy người đi đường” ( theo tập đọc lớp 5 – 1980 )
Câu này thiếu:
a. Bốn dấu phẩy.
b. Năm dấu phẩy.
c. Sáu dấu phẩy.
d. Bảy dấu phẩy.
Yêu cầu:
Đây là bài tập trắc nghiệm yêu cầu học sinh phải phân tích và nhận
diện những chỗ nào trong câu nên dùng dấu phẩy. Từ đó đi đến lựa chọn
trong đáp án đúng.
Kết quả thực nghiệm:
15 em tham gia có 10 đánh dấu (C) và 5 em đánh dấu (A)
Kết quả: 67% học sinh sử dụng đúng dấu câu.
Bài tập 3;
- Thêm dấu phẩy vào những câu sau và nói rõ lý do dùng dấu phẩy ở
đó.
- Trong vườn hoa lây ơn hoa cúc hoa hồng đua nhau nở rộ.

Kết quả: 10 em tham gia trong đó có 8 em làm đúng và giải thích lý do dùng
dấu phẩy và 2 em dùng không hoàn chỉnh.
Kết quả: 80% học sinh làm đúng và sử dụng đúng và giải thích lý do dùng
dấu phẩy.
Đáp án:
- Trong vườn, hoa lay ơn, hoa cúc, hoa hồng đua nhau nở rộ.
3.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Lỗi về dấu câu trong học sinh lớp 6 là một vấn đề vô cùng phức tạp và
nan giải. Vậy để sử dụng dấu câu có hiệu quả, trong các giờ lý thuyết giáo
viên cần phải cung cấp đầy đủ những kiến thức cơ bản về dấu câu để học
sinh có cơ sở vận dụng tốt. Đặc biệt là trong giờ luyện tập, thực hành và làm
bài làm văn. Giáo viên cần dành một thời gian nhất định để chỉ rõ lỗi và
hướng dẫn cách chữa lỗi ở các tiết trả bài, giáo viên phải xem việc sửa lỗi
cho học sinh mắc lỗi về dấu câu là một quá trình dài hơi không phải một
sớm một chiều.
3.2. Kiến nghị.
3.2.1.Đề nghị với phòng GD: Tăng cường mở các lớp tập huấn về các lĩnh
vực chuyên môn, nghiên cứu đề tài để giáo viên được tham gia và học hỏi
kinh nghiệm.
3.2.2.Đề nghị nhà trường và tổ chuyên môn: Sinh hoạt chuyên môn hàng
tháng, tập trung nhiều vào việc đánh giá, nhận xét các hoạt động giảng dạy,
13


đồng thời ban giám hiệu nhà trường đưa ra các sáng kiến, đề tài của giáo
viên đã đạt giải các cấp để cùng nhau trao đổi và rút ra được những kinh
nghiệm làm tiền đề cho các sáng kiến, để tài của các năm tiếp theo.
Tuy vậy bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót do hạn chế về khả
năng của bản thân. Tôi rất mong được sự lĩnh hội các thông tin đánh giá của

hội đồng khoa học và của đồng nghiệp để tôi tiếp tục nghiên cứu, bổ sung
hoàn thiện đề tài của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sơn Điện, ngày 04 tháng 04 năm 2018
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG DƠN VỊ

Giáo viên thực hiện

Trần Thị Huê

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Trong phạm vị đề tài này, tôi đã đưa ra một số ý kiến cuả mình trên cơ sở
có tham khảo tài liệu:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên ngữ văn 6.
- Sách giáo khoa ngữ văn 7.
- “Chữa lỗi chính tả cho học sinh” Phan Ngọc – NXB Giáo dục 1982;
- “Phương pháp dạy dấu câu tiếng Việt ở trường THCS”.
và một số tài liệu khác.
- Một số bài làm của học sinh lớp 6.

15



×