Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn một số giải pháp dạy học tích hợp bài thơ “đồng chí” của chính hữu trong chương trình ngữ văn 9 ở trường PTDT bán trú THCS tam thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.56 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SÔ GIẢI PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP BÀI THƠ
“ĐỒNG CHÍ” CỦA CHÍNH HỮU TRONG CHƯƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN LỚP 9 Ở TRƯỜNG PTDT BT THCS TAM THANH

Người thực hiện: Nguyễn Đình Ân
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường PTDT BT THCS Tam Thanh
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn

THANH HÓA, NĂM 2018


MỤC LỤC
Nội dung

Mục
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3


2.3.1

PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lí luận
Thực trạng vấn đề
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Giải pháp 1: Biên soạn giáo án tích hợp phù hợp cho việc

2.3.2
2.3.3
2.4
3
3.1
3.2

giảng dạy.
Giải pháp 2: Tổ chức giảng dạy bài học theo hướng tích hợp.
Giải pháp 3: Tích hợp trong kiểm tra đánh giá học sinh .
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị

Trang
1

1
2
2
2
3
3
4
5
5
9
16
18
18
18
19


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, toàn ngành Giáo dục đang tiến hành đổi mới, coi
trọng việc tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với sự phát triển của học sinh,
học sinh hoạt động học tập một cách chủ động, tích cực. Đồng thời tạo cơ hội cho
giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt
động dạy học một cách linh hoạt, đáp ứng mục tiêu phát triển toàn diện. Trong
tiến trình đổi mới đó, dạy học theo hướng tích hợp đang được đặc biệt chú ý hơn
cả. Với hướng đi ấy, bài toán được đặt ra trong lĩnh vực lí luận và phương pháp
dạy học bộ môn là phải tiếp cận, nghiên cứu và vận dụng dạy học tích hợp vào
dạy học Ngữ văn trong nhà trường nhằm hình thành và phát triển năng lực cho
học sinh trong việc giảng dạy bộ môn.Vấn đề dạy học theo hướng tích hợp trở
nên bức thiết trong hoạt động giáo dục của người giáo viên. Trường PTDT Bán

trú THCS Tam Thanh là nhà trường đóng trên địa bàn biên giới của huyện Quan
Sơn. Năm học 2017 – 2018, nhà trường có 8 lớp với tổng số 264 học sinh. Ban
giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo trong trường luôn đề cao tinh thần trách
nhiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao cho. Xác định được nhiệm vụ
toàn ngành Giáo dục đang ra sức thực hiện, nhiệm vụ trọng tâm của năm học, các
thầy cô cũng như các thầy cô giảng dạy môn Ngữ văn đã không ngừng học tập
trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương
pháp dạy học, áp dụng dạy học tích hợp trong các tiết dạy. Tuy nhiên chất lượng
giáo dục của nhà trường không chuyển biến là bao, tỉ lệ học sinh giỏi còn thấp,
vẫn còn nhiều học sinh yếu kém.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, do sự phát triển của nền kinh tế, kéo
theo sự phát triển công nghệ thông tin và các điều kiện khác trong đời sống dẫn
đến việc các em học sinh thích “sống ảo” mà không còn “yêu văn ” như xưa. Việc
học giờ đây đa số chạy theo các môn thời thượng mà không chú ý đến các môn
khác để dẫn đến sự phát triển thiếu toàn diện trong nhân cách các em. Một số thầy
cô giáo còn những hạn chế khi tiếp cận với những phương pháp dạy học mới nên
dễ biến tiết dạy thành tiết diễn thuyết hoặc trình diễn trước học sinh. Xu hướng
dạy học chú trọng phát triển năng lực học sinh, tích hợp kiến thức đã thực hiện qua
một thời gian dài nhưng vẫn còn nhiều nội dung chưa thật sự nhuần nhuyễn, khi
thực hiện tiết dạy các bài học có nội dung đến phần tích hợp các thầy cô thường
không thống nhất, mỗi người dạy theo một cách từ góc độ cá nhân, giáo viên dự
các tiết của đồng nghiệp và đánh giá về nội dung đó cũng tương tự như vậy.
Hiện nay, nguồn tài liệu về tích hợp đối với môn Ngữ văn bậc học THCS còn
chưa nhiều, chưa có tài liệu cụ thể cho từng phần của mỗi bài học nhất là ở từng
địa bàn cụ thể khi thực hiện giảng dạy…
Tất cả lí do trên, bản thân nhận thấy vấn đề tích hợp trong dạy học là hết
sức quan trọng nên tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp dạy học tích hợp bài thơ
1



“Đồng chí” của Chính Hữu trong chương trình Ngữ văn 9 ở trường PTDT Bán trú
THCS Tam Thanh.”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài này sẽ góp phần tìm ra một số giải pháp dạy học tích hợp để nâng cao
chất lượng dạy học bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu trong chương trình Ngữ
văn 9 ở trường PTDT bán trú THCS Tam Thanh.
Với viêc nghiên cứu đề tài này, bản thân sẽ có cơ hội học tập, hiểu biết hơn
về dạy học tích hợp.
1.3.Đối tượng nghiên cứu.
Thực hiện nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp dạy học tích hợp bài thơ
“Đồng chí” của Chính Hữu trong chương trình Ngữ văn 9 ở trường PTDT Bán trú
THCS Tam Thanh.” Đối tượng nghiên cứu được xác định đó chính là những kiến
thức lí luận chung, kiến thức cơ bản nhất về dạy học tích hợp trong các nhà trường
THCS. Đề tài nghiên cứu các giải pháp dạy học tích hợp bài thơ “Đồng chí” của
Chính Hữu trong chương trình Ngữ văn 9 ở trường PTDT Bán trú THCS Tam
Thanh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu :
Để nghiên cứu được vấn đề này một cách sâu sắc tôi đã áp dụng:
*Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích bằng cách nghiên cứu các tài
liệu về dạy học tích hợp, tư liệu trên mạng internet, tạp chí GD....
*Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp khảo sát tình hình thực tiễn và đúc rút kinh nghiệm thực tiễn
giảng dạy hàng năm để tìm ra giải pháp chung.
- Phương pháp thực hành: tổ chức các hoạt động dạy học để rút ra kết luận.
- Phương pháp nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm: dự giờ của các anh, chị, em
đồng nghiệp trong trường, trong huyện để học tập và đúc rút kinh nghiệm.

2



2, NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận
Trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông năm 2002 của Bộ giáo dục
và đào tạo đã ghi rõ “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo tổ chức nội
dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy”,
“nguyên tắc tích hợp phải được quán triệt trong toàn bộ môn học, từ đọc văn,
Tiếng Việt đến làm văn; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt
trong mọi yếu tố của quá trình học tập; tích hợp trong chương trình; tích hợp trong
SGK; tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viên và trong hoạt động học
tập của học sinh; tích hợp trong các sách đọc thêm, sách tham khảo…” Từ đấy
chúng ta nhận thấy dạy học tích hợp là rất quan trọng và là xu thế tất yếu hiện
nay.
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương
trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp
có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.Theo từ điển Giáo dục học:
“Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập
của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy
học”.
Trong dạy học (DH) các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp
các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (Theo cách hiểu truyền
thống từ trước tới nay) thành một môn học mới hoặc lồng ghép các nội dung cần
thiết vào những nội dung vốn có của môn học, ví dụ: lồng ghép nội dung GD dân
số, GD môi trường, GD an toàn giao thông trong các môn học Đạo đức, Tiếng Việt
hay Tự nhiên và xã hội… xây dựng môn học tích hợp từ các môn học truyền
thống.Tích hợp là một trong những quan điểm GD đã trở thành xu thế trong việc
xác định nội dung DH trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình
môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở
những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình DH. Đưa tư tưởng sư
phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết.

Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp
trong GD và DH sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức
tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với HS so với việc các môn
học, các mặt GD được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm
GD nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ
phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại.
Tư tưởng tích hợp bắt nguồn từ cơ sở khoa học và đời sống. Trước hết phải
thấy rằng cuộc sống là một bộ đại bách khoa toàn thư, là một tập đại thành của tri
thức, kinh nghiệm và phương pháp. Mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao
giờ cũng là những tình huống tích hợp. Không thể giải quyết một vấn đề và nhiệm
vụ nào của lí luận và thực tiễn mà lại không sử dụng tổng hợp và phối hợp kinh
nghiệm kĩ năng đa ngành của nhiều lĩnh vực khác nhau. Tích hợp trong nhà trường
3


sẽ giúp HS học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương
pháp của khối lượng tri thức toàn diện, hài hòa và hợp lí trong giải quyết các tình
huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại.
Ngày nay nhiều lí thuyết hiện đại về quá trình học tập đã nhấn mạnh rằng
hoạt động của HS trước hết là học cách học. Theo ý nghĩa đó, quan điểm dạy học
tích hợp đòi hỏi GV phải có cách dạy chú trọng phát triển ở HS cách thức lĩnh hội
kiến thức và năng lực, phải dạy cho HS cách thức hành động để hình thành kiến
thức và kĩ năng cho chính mình, phải có cách dạy buộc HS phải tự đọc, tự học để
hình thành thói quen tự đọc, tự học suốt đời, coi đó cũng là một hoạt động đọc
hiểu trong suốt quá trình học tập ở nhà trường. Đây thực chất là biến quá trình
truyền thụ tri thức thành quá trình HS tự ý thức về phương pháp chiếm lĩnh tri
thức, hình thành kĩ năng. Muốn vậy, chẳng những cần khắc phục khuynh hướng
dạy tri thức hàn lâm thuần tuý đã đành, mà còn cần khắc phục khuynh hướng rèn
luyện kĩ năng theo lối kinh nghiệm chủ nghĩa, ít có khả năng sử dụng vào đọc hiểu
văn bản, vào những tình huống có ý nghĩa đối với HS, coi nhẹ kiến thức, nhất là

kiến thức phương pháp.
Thiết kế bài dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp không chỉ chú trọng
nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống việc làm,
thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt HS từng bước thực hiện để chiếm lĩnh
đối tượng học tập, nội dung môn học, đồng thời hình thành và phát triển năng lực,
kĩ năng tích hợp, tránh áp đặt một cách làm duy nhất. Giờ học Ngữ văn theo quan
điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ
năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung tích hợp, chứ không phải sự tác
động các hoạt động, kĩ năng riêng rẽ lên một nội dung riêng rẽ thuộc “nội bộ phân
môn”.
Tóm lại, “Quan điểm tích hợp cần được hiểu toàn diện và phải được quán
triệt trong toàn bộ môn học. Quan điểm “lấy HS làm trung tâm” đòi hỏi thực hiện
việc tích cực hoá hoạt động học tập của HS trong mọi mặt, trên lớp và ngoài giờ;
tìm mọi cách phát huy năng lực tự học của HS, phát huy tinh thần dân chủ, bồi
dưỡng lòng tin cho HS thì các em mới tự tin và tự học, mới xem tự học là có ý
nghĩa và như vậy đào tạo mới có kết quả.” (Chương trình THPT môn Ngữ văn Bộ GD&ĐT, năm 2002)./.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng.
M.Goóc - Ki nói: ''Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng
cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở con người khát vọng hướng tới
chân lý. Văn học "chắp đôi cánh" để các em đến với mọi thời đại văn minh, với
mọi nền văn hoá, xây dựng trong các em niềm tin vào cuộc sống , con người, trang
bị cho các em vốn sống, hướng các em tới đỉnh cao của chân, thiện mỹ. Tuy nhiên
trong cuộc sống hiện nay, do sự phát triển nền kinh tế đất nước theo hướng thị
trường nên hầu hết các em học sinh lựa chọn những môn học được đánh giá là
“thời thượng”. Văn học chỉ được các em học theo sự “chỉ đạo” mà đối với các tiết
4


học về thơ lại càng ít được chú ý hơn. Từ những lí do trên dẫn đến việc tổ chức
được các hoạt động cảm thụ, phát triển năng lực ở các em là hết sức hạn chế. Theo

kết quả điều tra thực tế năm học trước – năm học 2016 - 2017 về chất lượng học
Ngữ văn của các em trong trường:
Chất lượng
Số
Ghi
Tt
Lớp
học
Giỏi
Khá
TB
Yếu/ Kém
chú
sinh SL
% SL % SL %
SL
%
1
9A
25
1
4
5
20
11
44
8
32
2
9B

25
0
0
4
16
12
48
9
36
Toàn khối 9
50
1
2
9
18
23
46
17
34
Qua bảng số liêu trên, chúng ta thấy đó là vấn đề đáng lo ngại. Nếu tình trạng
đó không được cải thiện trong một tương lai gần thì hậu quả tai hại vô cùng. Làm
sao thế hệ trẻ của quê hương đất nước lại không không biết về những nét đẹp của
quê hương đất nước mình trước mặt mọi người? Vai trò đối với người giáo viên
đang trực tiếp làm công tác giảng dạy ở các nhà trường là bức thiết. Một việc phải
làm ngay là đổi mới phương pháp, hình thức dạy học để các em học đều, phát
triển toàn diện mọi mặt. Con đường đúng nhất là áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ
thuật, đổi mới phương pháp dạy học, phù hợp hơn cả là dạy học theo hướng tích
hợp.
Thế nhưng, cách dạy theo hướng tích hợp hay bao nhiêu thì các giáo viên áp
dụng càng trăn trở bấy nhiêu, bởi dạy học tích hợp trong thực tế không hề đơn

giản. Vì chương trình học hiện nay dạy theo bài, theo tiết, theo môn hết sức cụ thể.
Trong khi đó, phương pháp dạy học tích hợp là dạy kiến thức theo hướng mở rộng
bao gồm nhiều kiến thức của nhiều phần, thậm chí của nhiều môn và theo một quy
trình chặt chẽ…nhiều vấn đề đặt ra cho người giáo viên trong công tác dạy học
tích hợp. Chính vậy mà bản thân tôi thấy cần tìm ra các giải pháp dạy học tích hợp
một bài học cụ thể - bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu trong chương trình Ngữ
văn 9 ở trường PTDT Bán trú THCS Tam Thanh để làm tiền đề cho các bài khác
qua đó rút ra các kết luận cần thiết.
2.3. Các giải pháp thực hiện giải quyết vấn đề
2.3.1. Giải pháp 1: Biên soạn giáo án tích hợp phù hợp cho việc giảng dạy.
Giáo án tích hợp là khâu đầu tiên, phần quan trọng nhất để dạy học theo
hướng tích hợp. Vì để tổ chức dạy học tích hợp thành công GV phải soạn được
giáo án tích hợp phù hợp với trình độ của người học, với điều kiện thực tiễn của cơ
sở đào tạo, nhưng vẫn đảm bảo thời gian và nội dung theo chương trình đã quy
định.Giáo án tích hợp không phải là một bản đề cương kiến thức để giáo viên lên
lớp truyền thụ áp đặt cho người học, mà là một bản thiết kế các hoạt động, tình
huống nhằm tổ chức cho người học thực hiện trong giờ lên lớp để giải quyết các
nhiệm vụ học tập. Việc xây dựng giáo án tích hợp phải đảm bảo các nội dung và
cấu trúc đặc thù. Việc lựa chọn hoạt động của giáo viên và học sinh đòi hỏi sự
5


sáng tạo linh hoạt để người học thông qua hoạt động mà tự chiếm lĩnh tri thức, kỹ
năng và thái độ.
Một giáo án tích hợp cũng như một giáo án dạy học thông thường trên lớp
đều có các nội dung, các bước cơ bản, cụ thể các phần của giáo án phải cụ thể như
sau:
Ngày soan……………
Ngày thực hiên:…………
Tiết…

Bài:………………..
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ . ..
Hoạt động 2: Vào bài ….
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản….
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
…………………………………

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
………………………………………..

THỜI GIAN
………….

Hoạt động 4: Củng cố….
Hoạt động 5: Hướng dẫn học bài ở nhà……
Hoạt động 6: Rút kinh nghiệm …..
Để có một giáo án tích hợp hoàn chỉnh chúng ta phải trải qua các bước:
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học.
Mục tiêu bài học là những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học phải đạt
được sau khi kết thúc bài dạy. Cũng dựa vào mục tiêu bài học và nội dung bài học,
người giáo viên sẽ xác định được các đơn vị kiến thức cần huy động để tích hợp
trong quá trình bài dạy. Mục tiêu bài học có thể nói là cơ sở để vạch ra kế hoạch
dạy học cụ thể.
Mục tiêu bài học ở bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu được xác định: Giúp
HS đạt được về:
Kiến thức:
- Học sinh nắm chắc những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình
ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.
- Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm

và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.
- Phần tích hợp với kiến thức các môn:
+ Lịch sử: Bài 25 tiết 32 Lịch sử 9 : Những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp
(1946 – 1954).
+ Âm nhạc: Bài hát “Đồng chí” chuyển thể từ bài thơ của Chính Hữu của đồng
chí Minh Quốc.
+ Địa lí:
* Bài 31 tiết 36 Địa lí 8: Các mùa khí hậu và thời tiết nước ta.
* Bài 17 tiết 21 Địa lí 6: Lớp vỏ khí.
* Bài 26 tiết 34 Địa lí 6: Đất. Các nhân tố hình thành đất.
6


+ Giáo dục công dân:
* Bài 9 Giáo dục công dân 8: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng
đồng dân cư.
* Bài10 Giáo dục công dân 9: Lí tưởng sống của thanh niên và bảo vệ hòa bình.
* Bài 6 Giáo dục công dân 6: Biết ơn.
* Bài 5 Giáo dục công dân 7: Tình yêu thương con người.
+ Sinh học: Bài 6 Sinh lớp 7: Trùng kiết lị và trùng sốt rét.
+ Mĩ thuật: Vận dụng kiến thức đã học tưởng tượng và vẽ bức tranh những người
đồng chí đứng gác trong đêm, vận dụng kiến thức đã học về Mĩ thuật để vẽ sơ đồ
tư duy.
Kĩ năng:
- Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh
trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng.
- Nhận diện được yếu tố biểu cảm, yếu tố tự sự đồng thời biết chia sẻ những vui
buồn, khó khăn trong cuộc sống.
- Rèn luyện khả năng tổng kết, khái quát, năng lực phân tích đánh giá nhận xét để
rút ra vấn đề từ tổng hợp kiến thức các bộ môn liên quan.

Thái độ:
-Học sinh hiểu và thấy yêu mến, quý trọng hình ảnh anh bộ đội thời kì đầu của
cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Học sinh biết ơn những con người đã hi sinh cống hiến sương máu, tính mạng để
bảo vệ và xây dựng tổ quốc.
- Học sinh biết chân trọng quá khứ, những kỉ niệm một thời đã qua.
Bước 2: Thiết kế hình thức tổ chức dạy học.
Hình thức tổ chức dạy học là toàn bộ những cách thức tổ chức hoạt động của
giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học ở thời gian và địa điểm nhất định
nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học. Thực tế trong dạy học chúng ta dựa vào
số lượng học sinh, đặc điểm nội dung học tập, điều kiện cơ sở vật chất, thời gian
và không gian dạy học, đặc điểm hoạt động của thầy và trò, mục tiêu học tập cần
đạt để thiết kế các hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Khi dạy bài “Đồng chí” của
Chính Hữu trong chương trình Ngữ văn 9 ở trường PTDT bán trú THCS Tam
Thanh, dựa vào đặc điểm cụ thể của bài thơ này và đặc điểm nhà trường tôi đã lựa
chọn hình thức dạy học phù hợp. Với bài thơ này tôi đã dạy học theo phương pháp
nêu vấn đề. Vì dạy học nêu vấn đề vừa phù hợp với nội dung, hình thức nghệ thuật
của bài thơ này vừa phát huy được hết khả năng của các em học sinh.
Bước 3: Thiết kế nội dung học tập
Căn cứ vào mục tiêu học tập đã xác định cho bài dạy để xác định các nội
dung học tập. Các nội dung học tập được xậy dựng tích hợp theo trình tự lô gíc,
phù hợp với tiến trình thực hiện bài dạy được quy định trong mẫu giáo án. Xác
định nội dung học tập phải được tiến hành cụ thể thông qua các công việc sau:
+ Xác định các bước thực hiện công việc
7


+ Xác định những kiến thức liên quan đến việc hình thành từng kỹ năng
+ Cấu trúc, sắp xếp các nội dung dạy học theo lô gíc nhất định, phù hợp với tiến
trình dạy học

Để thiết kê nội dung học tập chúng ta cần xác định những đơn vị kiến thức cụ
thể của từng nội dung cụ thể trong bài học, qua đó thiết kế quá trình tìm hiểu,
khám phá tri thức của các em cho thật sự hợp lí. Ở bài thơ “Đồng chí” của Chính
Hữu khi cho học sinh tìm hiểu về nhà thơ Chính Hữu phần tìm hiểu chung tôi đã
thiết kế phần này theo chuỗi các hoạt động khám phá của các em thành:
Hoạt động chuẩn bị tại nhà của học sinh: Học sinh tìm hiểu về nhà thơ tại nhà
thông qua các kênh thông tin khác nhau.
Hoạt động tìm hiểu trên lớp:
Giáo viên đưa câu hỏi: Bằng hiểu biết và sự chuẩn bị bài của bản thân em hãy
giới thiệu khái quát một số nét về nhà thơ Chính Hữu?
Học sinh: Giới thiệu khái quát một số nét về t/g.
Giáo viên: Yêu cầu các học sinh bổ sung nội dung về tác giả (nếu học sinh trả
lời còn chưa đầy đủ nội dung theo yêu cầu)
Học sinh: Bổ sung nội dung cần thiết.
Giáo viên: Khái quát, chốt lại vấn đề.
Bước 4: Thiết kế các hoạt động dạy học và phương tiện.
Căn cứ đặc điểm của từng nội dung dạy học cụ thể để thiết kế các hoạt động
dạy học của giáo viên và học sinh theo định hướng phát huy sự tham gia tích cực
của học sinh vào quá trình học tập. Mỗi hoạt động của học sinh cần có ít nhất một
hoạt động tương ứng của giáo viên để hướng dẫn, tổ chức. Thiết kế hoạt động dạy
học không phải nêu tên các hoạt động hay tên của phương pháp dạy mà cần mô tả
rõ cách thức triển khai hoạt động của giáo viên và học sinh. Với mỗi hoạt động
cần cụ thể các nội dung, ghi rõ tên hoạt động, mục tiêu của hoạt động, cách thức
tiến hành các hoạt động.
Bên canh đó cũng căn cứ vào nội dung và phương pháp dạy học, giáo viên
lựa chọn các phương tiện phù hợp mục đích tổ chức tốt hoạt động dạy học,
phương tiện sử dụng phải được mô tả trong các hoạt động dạy học.
Các thiết bị cần chuẩn bị và học liệu cho quá trình thực hiện bài dạy:
- Thiết bị, đồ dùng dạy học:
+ Máy tính, máy chiếu, các hình ảnh dự liệu có liên quan.

+ Giáo án soạn giảng, các tài liệu về các môn học có kiến thức liên quan.
+ Giáo án điện tử, tư liệu lịch sử.
+ Đồ dùng dạy học liên quan đến bài học.
- Học liệu sử dụng trong dạy học:
+ Ngữ văn 9, SGV Ngữ văn 9 Nhà xuất bản giáo dục.
+ Địa lí 6,8 Nhà xuất bản giáo dục.
+ Giáo dục công dân 6,7,8,9 Nhà xuất bản giáo dục.
+ Sinh học 7 Nhà xuất bản giáo dục.
8


Bước 5: Thiết kế tổng kết và hướng dẫn học tập
Thiết kế tổng kết có tác dụng hệ thống lại những kiến thức cốt lõi làm cho học
sinh hiểu bài một cách sâu sắc. Khi thiết kế tổng kết giáo viên có thể sử dụng các
phương tiện trực quan như vẽ bản đồ, mô hình, sản phẩm…để tổ chức hoạt động
Thiết kế hướng dẫn học tập không đơn giản chỉ là giao nhiệm vụ hoặc bài tập
về nhà. Điều chủ yếu nhất của khâu này là giáo viên hướng dẫn cách học, khuyến
khích các em tự học, tự tìm tòi chuẩn bị cho bài học sau. Với bài thơ “Đồng chí”
hệ thống bài tập mở rộng về người lính là một hệ thống bài tập thích hợp, hay và
đặc sắc.
Ví dụ: Hãy sưu tầm những bài thơ viết về đề tài người lính.
Bước 6: Xác định thời gian cho mỗi nội dung của giáo án.
Xác định thời gian cũng là một bước khá quan trọng, bởi đây là bước người
giáo viên nhìn lại tổng thể sau khi đã chuẩn bị những nội dung cơ bản cho một
giáo án tương đối hoàn thiện. Xác định đúng thời gian cho nội dung giáo án chính
là xác định thời gian cho việc hình thành các kỹ năng của học sinh. Khi xác định
đúng thời gian thực hiện các nội dung của giáo án là chúng ta đã xác định được
trọng tâm của bài dạy, nội dung nào cần đào sâu, nội dung nào lướt qua trong quá
trình dạy học. Trọng tâm bài dạy nội dung dài hơn phần ít trong tâm…
Bước 7: Rút kinh nghiệm sau khi thực hiện giáo án.

Tổng kết, đúc rút những ưu điểm, hạn chế mà giáo thực hiện thể hiện qua
đấy tự hoàn thiện bản thân.
Thực hiện giải pháp này, giáo viên đã chuẩn bị tốt hành trang cho bản thân
mình trong bài dạy học tích hợp. Tất cả các nội dung mang tính chất tiền đề cho
bài học đã được hoạch định sẵn. Người giáo viên khi đã thực sự thoải mái về tâm
lí trong quá trình chuẩn bị thì kết quả của bài học sẽ cao là một tất yếu. Giáo án
dạy học tích hợp giúp người giáo viên đi đúng con đường mà mình lựa chọn và
đến được đích, đạt được kết quả đó là mục tiêu đã đưa ra lúc ban đầu.
2.3.2. Giải pháp 2: Tổ chức giảng dạy bài học theo hướng tích hợp.
Tổ chức giờ học trên lớp là tiến trình thực thi bản kế hoạch trong đó phối hợp
hoạt động của giáo viên và học sinh theo một cơ cấu sư phạm hợp lí, khoa
học.Giáo viên giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn, định hướng chứ không phải truyền
thụ áp đặt một chiều. Học sinh được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình tiếp
nhận, đóng vai trò chủ thể cảm thụ, nhận thức thẩm mĩ, trực tiếp tiến hành hoạt
động tiếp cận, khám phá, chiếm lĩnh tri thức.
Tổ chức hoạt động dạy học tích hợp trên lớp, giáo viên phải chú trọng mối
quan hệ giữa học sinh và nội dung dạy học, phải coi đây là mối quan hệ cơ bản,
quan trọng nhất trong giờ học.Muốn vậy, giáo viên phải từ bỏ vai trò, chức năng
truyền thống là truyền đạt kiến thức có sẵn cho học sinh, còn học sinh không thể
duy trì thói quen nghe giảng, ghi chép, học thuộc, rồi làm bài theo lối tái hiện, sao
chép, làm thui chột dần năng lực tư duy sáng tạo, khả năng tự đọc, tự tìm tòi, xử lí
thông tin, tổ chức các kiến thức một cách sáng tạo.Tổ chức chủ đề tích hợp trên
9


lớp là một quá trình lao động nghệ thuật mà trong đó người giáo viên trong vai trò
của một “nghệ sĩ”. Mỗi một hoạt động, phần phải có cách tích hợp sao cho hợp lí
nhất.
Qua trình tổ chức giờ học trên lớp là quá trình giáo viên trợ giúp học sinh
khám phá, phát hiện tri thức thông qua các hoạt động học tập. Các hoạt động học

tập cần được tổ chức phù hợp nhất thì mới đạt được mục tiêu đặt ra. Đối với bài
thơ “Đồng chí” của Chính hữu, người giáo viên phải thực hiện đầy đủ các bước
của việc thực hiện một bài dạy trên lớp khi dạy học tích hợp văn bản này. Tuy
nhiên hoạt động tích hợp ở mỗi hoạt động không giống nhau. Cụ thể:
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ . (2 phút)
- Giáo viên ổn định các nền nếp thông thường
- Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Sau khi thực hiện xong hoạt động ổn định tổ chức, bước sang hoạt động vào
bài chúng ta có thể tích hợp ngay kiến thức nội môn trong môn Ngữ văn về các
bài thơ cùng viết về đề tài người lính:
Hoạt động 2: Vào bài (1 phút )
Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp phần lớn thơ ca viết
về người lính cách mạng thường chủ yếu khai thác cảm hứng lãng mạn anh hùng
với những hình ảnh mang dáng dấp tráng sĩ, trượng phu như “Tây tiến” của
Quang Dũng, “Đèo cả” của Hữu Loan. Ngay Chính Hữu vào đầu những năm
1947 đã có bài “Ngày về” với hình ảnh như “Rách tả tơi đôi giày vạn dặm- Bụi
trường chinh phai bạc áo hào hoa”. Bài thơ “Đồng chí” cùng với một số bài thơ
khác như “Cá nước”, “Phá đường” của Tố Hữu, “Bài ca vỡ đất” của Hoàng
Trung Thông đã mở ra một khuynh hướng khác viết về quần chúng kháng chiến,
cảm hứng thơ hướng về chất thực của đời sống kháng chiến, khai thác cái đẹp và
chất thơ trong cái bình dị, bình thường, không nhấn mạnh cái phi thường.
Để hiểu rõ cảm hứng đó trong bài chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản. ( 38 phút)
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả
2. Bài thơ:
Khi dạy học phần này, nội dung kiến thức bắt buộc yêu cầu tìm ra hoàn cảnh ra
đời của tác phẩm nên nội dung kiến thức lịch sử vô cùng quan trọng vì thế cần tích
hợp với kiến thức môn học đó để các em hiểu hơn vấn đề
Tích hợp kiến thức Lịch sử trong lúc dạy hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Bài thơ

được sáng tác vào đầu năm 1948 - sau khi quân và dân ta đánh thắng cuộc tấn
công quy mô lớn của thực dân Pháp cuối năm 1947 lên khu căn cứ địa Việt Bắc,
lúc đó Chính Hữu là chính trị viên đại đội thuộc trung đoàn thủ đô, bài thơ là kết
quả của những trải nghiệm thực và những cảm xúc sâu xa, mạnh mẽ của tác giả
với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc. Ông viết bài thơ tại nơi ông phải nằm điều
trị bệnh đầu năm 1948.
10


3. Đọc và giải thích từ khó.
Phần đọc và giải thích tư khó, là bước đi đầu tiên đưa học sinh cảm nhận bài,
sau khi cho các em đọc một số lượt chúng ta nên tích hợp với bộ môn Âm nhạc
đặc biệt là đối với thơ. Vì các bài thơ được trích học trong chương trình đều là
những bài thơ hay, giàu tính nhạc, đã được phổ nhạc. “Đồng chí” của Chính Hữu
được đồng chí Minh Quốc phổ nhạc, mang tên là “Tình đồng chí” được rất nhiều
ca sĩ thể hiện. "Tình đồng chí" là một sự khảng định giá trị của bài thơ "Đồng chí"
về cả nội dung và hình thức nghệ thuật. Nhạc phẩm đã góp phần làm nên sự bay
bổng, lãng mạn hơn cho hình ảnh anh bộ đội thời kì kháng chiến chống Pháp.
Để tích hợp nội dung này, ta tổ chức các hoạt động:
HS: Đọc văn bản hai lượt
GV: Nhận xét và hướng dẫn học sinh đọc nhịp thơ chậm, diễn tả tình cảm, cảm
xúc được lắng lại,dồn nén, chú ý giọng đọc 3 câu cuối nhịp chậm hơn, lên giọng
để khắc hoạ những hình ảnh vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa biểu tượng.
GV: Đọc mẫu.
GV: Giáo viên giới thiệu bài thơ đã được phổ nhạc…
HS: Nghe bài hát “Tình Đồng chí.”
4. Thể thơ và bố cục
II. Phân tích.
Hoạt động phân tích bài thơ, người giáo viên phải dựa vào nội dung, mạch cảm
xúc, đặc điểm nghệ thuật từng phần cụ thể theo bố cục để lựa chọn nội dung tích

hợp cho thật hợp lí. Tuy nhiên phải đặc biệt chú ý tới hoạt động tích hợp để tránh
loãng vấn đề do giáo viên thường tham kiến thức, tích hợp để học sinh tự vận dụng
kiến thức các môn khác mà phát hiện, nhớ kiến thức, tích kiệm thời gian các môn
học khác khi đã tích hợp ở môn học.
Tích hợp với kiến thức Địa lí: Dạy tích hợp, nhất là dạy phần thơ, kiến thức
Địa lí rất quan trọng trong phân tích, giúp học sinh cảm nhận mạch cảm xúc thơ.
Chúng ta thường tích hợp với kiến thức Địa lí ở bài học trong mối liên hệ với đặc
điểm tự nhiên, môi trường, kinh tế…
Ở bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu khi dạy học sinh cảm nhận cở sở hình
thành tình đồng chí cơ hội tích hợp với kiến thức môn Địa lí xuất hiện. Tôi đã phát
vấn học sinh, các em vận dụng kiến thức ở môn Địa lí về đặc điểm tự nhiên để
hiểu hơn về hoàn cảnh của mỗi người chiến sĩ – cơ sở đầu tiên hình thành tình
đồng đội, đồng chí hay phần cuối tích hợp để hiểu được các anh chiến đấu trong
hoàn cảnh khó khăn như thế nào?
* Cơ sở hình thành tình đồng chí.
GV: Mở đầu bài thơ là hai câu thơ:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá..”
Kết cấu của hai câu thơ này như thế nào? Ngôn ngữ có gì độc đáo? Tác giả giới
thiệu quê hương của các anh như thế nào?
11


GV: Em hiểu thế nào về vùng quê hương “nước mặn đồng chua”, “đất cày nên
sỏi đá” các anh bộ đội?
HS: Một H/s trả lời, các H/s khác bổ sung.
GV: Hoàn cảnh xuất than của các anh ra sao?
HS: Trả lời.
GV: Tích hợp với kiến thức Địa lí để thấy rõ hoàn cảnh xuất thân, cảnh ngộ khó
khăn của những người lính. Với việc sử dụng thành ngữ: “nước mặn đồng chua”

thành ngữ chỉ những vùng quê ven biển, nước biển xâm lấn khiến đồng ruộng bị
ngập mặn cùng những vùng đất có độ PH cao – đất phèn chua kết hợp với hình
ảnh “đất cày lên sỏi đá” là vùng quê đất hình thành trên nền gốc là đá tổ ong độ
phì nhiêu thấp từ đó gợi ra cho ta liên tưởng về nguồn gốc xuất thân vô cùng khó
khăn của các anh. Nhà thơ đã mở ra cơ sở đầu tiên là tiên đề cơ bản cho tình
đồng đội đồng chí của các những người chiến sĩ bộ đội họ có chung điều kiện,
cảnh ngộ, hoàn cảnh xuất thân.
* Biểu tượng đẹp về người lính.
GV : Đọc đoạn thơ cuối:
“ Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
GV: Khi cảm nhận về những câu thơ cuối này, có ý kiến nhận xét rất tinh tế rằng
đây là bức tranh đẹp về cuộc đời người lính. Trong bức tranh đó có những biểu
tượng tiêu biểu về người lính và cuộc đời người người lính. em hãy chứng minh?
HS: Thảo luận nhóm tìm câu trả lời.
Các nhóm trình bày kết quả

GV: Tích hợp với kiến thức môn Địa lí về đặc điểm thời tiết khí hậu của nước ta
để học sinh hiểu hơn về hiện tượng sương muối và những khắc nghiệt do hiện
12


tượng này gây ra qua đó thấy được hoàn cảnh chiến đấu của người chiến sĩ là hết
sức khó khăn gian khổ.
Tích hợp với kiến thức Lịch sử: Nếu kiến thức Địa lí giúp học sinh thuận lợi
hơn khi tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế… thì kiến Lịch sử giúp các em tìm
hiểu rõ hơn về hoàn cảnh, thời thế… Ở phần phân tích này, để học sinh hiểu rõ về
các giai đoạn lịch sử gắn liền với bài thơ, hình tượng người lính chúng ta có thể
tích hợp các hoạt động:

GV: Ngoài cùng chung cảnh ngộ xuất thân nghèo khó, còn điều gì để hình thành
nên tình đồng chí giữa các anh ?
HS: Trả lời.
GV: Mở rộng kiến thức bằng cách liên hệ với hình ảnh người lính nông dân vừa
mới từ giã gia đình, từ giã "chân lấm tay bùn" trong "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"
của Nguyễn Đình Chiểu.
GV: Tích hợp với kiến thức lịch sử về hoàn cảnh của bộ đội ta trong thời kì đầu
cuộc kháng chiến chống Pháp. Câu thơ: “ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
gợi cho người đọc về một thời kì khó khăn của nước nhà. Đây là thời kì đầu cuộc
kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1946 – 1954, ở giai đoạn này chúng ta mới
giành được độc lập nên tất cả mọi thứ đều vô cùng khó khăn trong đó có trang bị
cho các chiến sĩ bộ đội. Song ở câu thơ này chúng ta lại thấy được từ sự khó khăn
đó những người lính xuất thân từ nông dân gắn bó với nhau hơn gần gủi nhau hơn
để trở thành những đồng chí của nhau. Câu thơ khiến ta thêm yêu, thêm quý các
anh hơn.
GV: Cở sở để tạo nên tình đồng chí của những người lính là gì?
HS: Trả lời và rút ra kết luận về cơ sở của tình đồng chí.
GV: Bên cạnh đó tình đồng chí còn biểu hiện ở khía cạnh nào khác?
HS: Trả lời, phát hiện.
Hoặc ở đoạn:
GV: Tích hợp với kiến thức Lịch sử thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp để
thấy được sự khó khăn của quân và dân ta trong mọi điều kiện. Và qua đó để các
em học sinh thấy được cuộc sống, sự thiếu thốn trong trang bị của anh bộ đội
trong thời kì kháng chiến nhưng không làm các anh sờn lòng đổi chí mà ngược lại
họ càng gần gủi, gắn bó và yêu thương nhau hơn.
GV: Nhận xét đặc điểm cấu trúc giữa các câu thơ và hình ảnh trong đoạn thơ?
HS: Trả lời
GV: Em hiểu như thế nào về câu thơ:
“ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”?
HS: Trả lời.

GV: Từ việc phân tích đoạn thơ này chúng ta rút ra được điều gì?
HS: trả lời
Tích hợp với kiến thức Âm nhạc: Nói đến Âm nhạc là nói đến môn học mang
nặng tính nghệ thuật, sự rung động của con tim mỗi người. Hoạt động học tập tích
13


hợp với kiến thức Âm nhạc thường ở các nội dung thiên về tình cảm nhiều như
bình giảng, cảm nhận ban đầu, nêu ấn tượng. Câu thơ “Đồng chí” rất đặc biệt,
hoàn toàn phù hợp với sự tích hợp đã nêu ở trên.
GV: Mở đầu phần thứ hai của bài thơ có gì đặc biệt?
HS: Học sinh trả lời.
GV: Em hiểu như thế nào về từ “đồng chí”?
HS: Đồng chí là những người cùng chung lý tưởng cách mạng đấu tranh giải
phóng dân tộc. ( Giáo viên tích hợp với kiến thức phần tiếng việt 6 – nghĩa của từ)
GV: Việc tạo câu thơ “Đồng chí ” có gì đặc biệt? Ý nghĩa của việc tạo nên câu thơ
đặc biệt đó của Chính Hữu là gì?
GV: Tích hợp với kiến thức Âm nhạc thông qua việc bình giảng câu thơ “Đồng
chí”. Từ “Đồng chí” được Chính Hữu đặt riêng thành một câu thơ như một nốt
nhạc đặc biệt. Đó là một “nốt trầm xao xuyến” để lại những âm vang khó quên
trong lòng bao thế hệ yêu thơ. Nốt nhạc ấy có sự ngân nga luyến láy chuyển tiếp
tứ thơ ở phần trên và phần dưới, nó cũng là thanh âm khơi gợi, khảng định, khắc
tạc thứ tình cảm cao cả của những người đồng đội đồng chí gắn bó keo sơn, chia
sẻ ngọt bùi…
Tích hợp với kiến thức GDCD: Mục đích của việc tích hợp này là để giáo dục
học sinh những bài học đạo đức, truyền thống văn hóa dân tộc, tình yêu thương
mọi người,…
* Những biểu hiện của tình đồng chí.
GV: Yêu cầu một học sinh đọc lại phần 2.
HS: Đọc lại phần hai.

GV: Sáu câu thơ đầu ở trước câu “Đồng chí” đầy đặc biệt ấy là cội nguồn, cơ sở
cho sự hình thành tình đồng chí keo sơn, gắn bó giữa những người đồng chí, đồng
đội với nhau. Mười câu thơ tiếp sau là những biểu hiện cụ thể và cảm động của
tình đồng đội, đồng chí giữa những người lính. Biểu hiện đầu tiên là gì? Tác giả đã
thể hiện biểu hiện đó bằng biện pháp nghệ thuật nào, các hình ảnh từ ngữ ra sao?
HS: Trả lời
GV: Tích hợp với kiến thức môn Giáo dục công dân về văn hóa làng xã, thôn quê
Việt Nam. Tác giả đã lựa chọn hình ảnh tiêu biểu về văn hóa của các vùng quê
Việt Nam “giếng nước”, “gốc đa” vô cùng phù hợp để thể hiện tâm tư, nỗi lòng
của người lính. Đó chính là những kỉ niệm thân thương từ thủa thiếu thời với mỗi
con người sinh ra ở làng quê, cũng là những hình ảnh theo sát thường trực mỗi
người dân Việt mỗi khi xa quê. Từ đó chúng ta thấy thấm thía hơn nổi lòng của
các anh chiến sĩ bộ đội.
Những câu thơ còn gợi cho chúng ta thấy được tư thế "dứt áo ra đi" vì nghĩa lớn
đã hơn một lần được tái hiện trong thơ ca dân tộc của "những chàng trai chưa
tráng nợ anh hùng"...
GV: Bên cạnh đó tình đồng chí còn biểu hiện ở khía cạnh nào khác?
HS: Trả lời, phát hiện.
14


Ở phần rút ra bài học chúng ta cũng cần tích hợp với GDCD:
GV: Phân tích xong bài thơ “Đồng chí”của nhà thơ Chính Hữu em thấy được sự
hi sinh của các thế hệ cha anh đi trước. Vậy học sinh chúng ta – thế hệ tương lai
của đất nước phải làm gì?
HS: Trả lời và rút ra bài học cho mình.
GV: Tích hợp với kiến thức môn giáo dục công dân về lòng biết ơn, đạo lí uống
nước nhớ nguồn, lí tưởng sống của thanh niên và bảo vệ hòa bình. Để từ đó khơi
gợi ở các em những tình cảm cao đẹp và khát vọng, sự vươn lên trong học tập ...
Tích hợp với các môn học khác: Sinh học, Hóa học,…

GV: Tích hợp với kiến thức môn Sinh học về sốt rét.
Người lính còn biểu hiện tình đồng chí rất sâu nặng thông qua những khia sẻ,
khó khăn của đời lính. Một trong những cái khó khăn nhất mà họ bắt gặp và cùng
chia sẻ để vượt qua trong đời lính của mình là căn bệnh sốt rét rừng. Những ngày
ở trong rừng cùng nhau chiến đấu do điều kiện khó khăn nên bị sốt rét rừng hành
hạ. Cơ thể sốt cao, buồn nôn, rụng hết tóc…Tuy nhiên những khó khăn đó lại là
điều kiện để họ thể hiện tình cảm, sự yêu thương dành cho nhau.
GV: Nhận xét đặc điểm cấu trúc giữa các câu thơ và hình ảnh trong đoạn thơ?
HS: Trả lời
GV: Em hiểu như thế nào về câu thơ:
“ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”?
HS: Trả lời.
GV: Từ việc phân tích đoạn thơ này chúng ta rút ra được điều gì?
HS: trả lời
III. Tổng kết.
1.Nội dung
2.Nghệ thuật
IV.Luyện tập
Hoạt động 4: Củng cố. ( 5 phút)
Ở hoạt động củng cố bài này, kiến thức tích hợp bao giờ cũng yêu cầu tổng
hợp nên khi thực hiện hoạt động giáo viên cần đặc biệt lưu ý. Giáo viên tích hợp
phần củng cố với kiến thức đời sống xã hội.
GV: Sau khi phân tích xong bài thơ chúng ta thấy được sự gắn bó keo sơn của
người lính, hình tượng người lính trong cuộc kháng chiến chống pháp. Các anh đã
hi sinh bản thân cho nền độc lập của dân tộc. Là học sinh trong thời đại mới này,
các em phải làm gì để thể hiện sự biết ơn của mình?
HS: Trả lời.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút)
Phần hướng dẫn học bài ở nhà có đặc điểm, tương đối tự do và nhiều phương
án tổ chức dạy học. Cũng chính điều đó mà người giáo viên có nhiều cơ hội tích

hợp theo năng lực, hoàn cảnh của các em học sinh. Khi dạy bài thơ “Đồng chí”
chúng ta có thể tích hợp với môn Mĩ thuật như yêu cầu các em vẽ tranh về hình
15


ảnh người lính từ bố cục phần cuối của bài thơ – biểu tượng về cuộc đời người
lính hoặc sưu tầm những ca khúc hay viết về người lính…
Việc tích hợp trong hoạt động tổ chức dạy học đã đạt hiệu quả nhất định. Đó là
sự hăng say học tập của các em học sinh. Tiết học sôi nổi, cuốn hút… Sau khi
phân tích xong và khi kết lại bài học, tôi đã thấy niềm vui trong ánh mắt các em
học sinh. Tiếng trống tan tiết học đã điểm mà vẫn còn đâu đó tiếng ê a đọc bài thơ
vang lên trong lớp. Những kiến thức bài học đã được các em tiếp thu bằng chính
sự tìm tòi khám phá của mình thông qua hoạt động dạy học tích hợp. Các em
trưởng thành hơn sau tiết học tích hợp này.
2.3.3. Giải pháp 3: Tích hợp trong kiểm tra đánh giá học sinh .
Kiểm tra đánh giá là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học, đảm
bảo mối liên hệ giữa giáo viên và học sinh. Đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy
học tích hợp theo định hướng năng lực nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh là một yêu cầu cần thiết trong hoạt động dạy và học ở
trường THCS trong giai đoạn mới. Việc biên soạn những câu hỏi kiểm tra theo
định hướng phát triển năng lực cũng phải tuân thủ quy trình chung biên soạn câu
hỏi kiểm tra kiến thức của học sinh, bắt đầu từ việc xác định mục tiêu và chủ đề
kiểm tra, xây dựng ma trận đề kiểm tra, biên soạn câu hỏi, làm đáp án và xây dựng
thang điểm. Trong đó khi thực hiện kiểm tra, đánh giá học sinh chúng ta cũng nên
tích hợp thích hợp thì hiệu quả sẽ tốt hơn.
Kiểm tra, đánh giá một cách khoa học nhất cho một bài học là người giáo
viên phải xác định được nội dung cần kiểm tra, mục đích kiểm tra và đưa ra hình
thức kiểm tra cho từng phần cụ thể. Phần kiểm tra bài cũ thường thường giáo viên
hay sử dụng nội dung tích hợp ở câu hỏi phụ yêu cầu khả năng liên hệ thực tế kiến
thức bài học. Phần củng cố và luyện tập hệ thống bài tập có sự phát triển theo từng

câu hỏi khó dần… Kiểm tra, đánh giá yêu cầu phải có công cụ phù hợp, ở đây
công cụ chính là bộ câu hỏi được biên soạn một cách khoa học.Giáo viên có thể
kiểm tra đánh giá thông qua hệ thống các bài tập. Đây là điều kiện thuận lợi nhất
để GV tiến hành phương pháp tích hợp sau khi học xong một tiết học hoặc học
xong một bài học, giúp HS nắm chắc kiến thức ấy để tích hợp trong việc rèn luyện
kỹ năng: nghe, đọc, nói, viết .
Quá trình thực hiện kiểm tra đánh giá trong dạy học tích hợp cũng phải được
thực hiện tuần tự. Để thực hiện tốt nhất công tác này phải tiến hành các bước:
Bước 1: Xác định nội dung kiểm tra, đánh giá.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá cho bài học.
Bước 3: Xây dựng bộ công cụ kiểm tra, đánh giá.
Bước 4: Thực hiện kiểm tra, đánh giá.
Bước 5: Xử lí kết quả kiểm tra, đánh giá.
Để thực hiện kiểm tra, đánh giá khi dạy bài “Đồng chí”, tôi đã xây dựng bộ
công cụ đánh giá ở bước 3:
Các câu hỏi (Hình thức trắc nghiệm)
16


Câu 1. Bài thơ “Đồng chí ” của Chính Hữu viết về đề tài gì?
A.Tình anh em
B. Tình đồng đội
C.Tình quân dân
C. Tình bạn bè
Câu 2. “Đồng chí” ra đời vào thời kì nào?
A.Trước Cánh mạng tháng tám
B. Trong kháng chiến chống Pháp.
C.Sau đại thắng mũa xuân năm 1975.
D. Trong kháng chiến chống Mĩ.
Các câu hỏi ( Hình thức tự luận)

Câu 3. Viết đoạn văn cảm nhận của em về phần cuối trong bài thơ “Đồng chí”.
“ Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu sung trăng treo.”
Phiếu học tập (Theo hình thức dự án)
PHIẾU HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN
Tiết 50.
Văn bản
ĐỒNG CHÍ
Họ tên học sinh:…………………………………………………Lớp……
__________________________________________
Câu hỏi 1:
Em hãy giới thiệu khái quát về nhà thơ Chính Hữu?
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Câu hỏi 2:
Hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Đồng chí” có gì đặc biệt?
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Câu hỏi 3:
Bài thơ có thể chia bố cục thành mấy phần? Nội dung cụ thể của từng phần?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Câu hỏi 4:
Nội dung chính của bài thơ và nét đặc sắc về nghệ thuât? Cảm nhận của em
về ba câu thơ:
“ Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”

………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
17


Thực hiện kiểm tra đánh giá, người giáo viên phải biết lựa chọn câu hỏi sao
cho thật sự hợp lí. Nếu không làm được điều đó không những không đạt được kết
quả như mong muốn mà ngược lại lại phản tác dụng. Tôi đã thực hiện hệ thống các
câu hỏi tái hiện để củng cố kiến thức, các câu hỏi phát hiện nét độc đáo trong
những câu thơ để khắc sâu, gây ấn tượng, khơi gợi tình cảm,…
Thực hiện giải pháp này cho chúng ta kết quả thực chất việc học tập của các
em. Các em đã chăm chỉ học tập không còn học đối phó như trước kia. Mỗi bài
kiểm tra, mỗi phần kiểm tra đánh giá, mỗi câu hỏi là một cơ hội để học sinh thể
hiện mình. Đấy cũng là nguồn động viên kích thích các em trong học tập nói
chung và học Ngữ văn nói riêng.
2.4. Hiệu quả với hoạt động giáo dục, bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Đề tài đã đạt được kết quả nhất định trong việc nâng cao chất lượng bộ môn
Ngữ văn trong nhà trường PTDT Bán trú THCS Tam Thanh.Từ việc áp dụng đề tài
này đối với các em học sinh ở khối lớp 9 trong nhà trường PTDTBT THCS Tam
Thanh tiết học đã sôi nổi hơn, các em chú ý hơn đến môn học, hăng say và hứng
thú, tích cực tham gia các hoạt động học tập .
Một số giải pháp dạy học tích hợp bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu trong
chương trình Ngữ văn 9 ở trường PTDT Bán trú THCS Tam Thanh là làn gió mới
đối với hứng thú học tập bộ môn Ngữ văn nói chung và tiết học “Đồng chí” nói
riêng. Thực hiện đề tài này bản thân và các đồng nghiệp trong nhà trường mạnh
dạn hơn với việc áp dung phương pháp dạy học tích cực vào trong tiết dạy. Với
việc thực hiện đề tài năng lực của các em đều phát triển đáng kể trong đó năng lực

cảm thụ và sáng tạo là nổi trội hơn cả. Chúng ta có thể theo dõi kết quả đánh giá
các em sau khi học xong bài thơ “Đồng chí” qua phiếu học tập trên, như sau:
Chất lượng học sinh
Tổng
T
số
Giỏi
Khá
TB
Yếu/kém
Ghi
Lớp
T
học
chú
T.lệ
T.lệ
T.lệ
T.lệ
H/s
H/s
H/s
H/s
sinh
(%)
(%)
(%)
(%)
1 9A
37

4
10.8 12 32.4
21
56.8
0
0
2
9B
36
2
5.6
10
28
24
66.4
0
0
Tổng số
73
6
8.2
22 30.1 45
61.7
0
0
Chất lương thực tế đạt được sau khi thực hiện tiết dạy như trên giúp chúng ta
khảng định tính hiệu quả của sáng kiến. Và cũng qua đó chúng ta thấy được sự ưu
việt của dạy học tích hợp.
3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1 Kết luận

Một số giải pháp dạy học tích hợp bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu trong
chương trình Ngữ văn 9 ở trường PTDT Bán trú THCS Tam Thanh có vai trò rất
quan trọng. Đây là một trong những con đường thu hút các em trở lại, yêu bộ môn
Ngữ văn hơn. Đó cũng là cách tốt nhất rèn luyện các em phát triển toàn diện bản
thân. Để thực hiện đề tài này cũng không phải là quá khó, khả năng ứng dụng cao
18


đối với các nhà trường THCS. Tuy nhiên để thực hiện được mỗi người giáo viên
phải không ngừng học tập, rèn luyện và đổi mới phương pháp cho phù hợp. Bên
cạnh đó việc áp dụng sáng kiến sẽ không thể đạt kết quả nếu không có sự ủng hộ
hỗ trợ từ nhiều phía. Bản thân người cán bộ giáo viên phải luôn nhớ rằng không
có bất kỳ một phương pháp nào là vạn năng, không nên lạm dụng. Thế nên dạy
học, dạy học Ngữ văn, dạy phần văn học dân gian cần sự kết hợp hài hoà các biện
pháp, có như vậy mới mong hoàn thành nhiệm vụ giáo dục.
3.2 Kiến nghị
Trong bộ môn Ngữ văn cũng như các bộ môn học khác việc lựa chọn phương
pháp dạy học tích cực phù hợp là hết sức cần thiết. Nhưng nếu chỉ thế thì chưa đủ
mà cần sự quan tâm của các lực lượng giáo dục trong trường, gia đình và toàn xã
hội. Từ việc nghiên cứu về đề tài này tôi có một số đề nghị sau :
* Đối với giáo viên :
- Người giáo viên phải không ngừng tiếp cận với những tiến bộ về công nghệ
thông tin, luôn luôn học tập trau dồi đạo đức chuyên môn, rèn luyện kỹ năng
nghiệp vụ, chủ động, sáng tạo trong công tác giáo dục.
- Phải thật sự nhiệt tình, say mê, yêu nghề, tận tụy với học sinh.
- Người giáo viên phải khiêm tốn, không ngừng học tập…
* Đối với nhà trường :
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho giáo viên: Tài
liệu, sách tham khảo, tổ chức các hội thảo, chuyên đề phù hợp ...
- Nhà trường tạo điều kiện cả về vật chất, tinh thần và quỹ thời gian để các

đồng chí giáo viên có điều kiện phát huy hết khả năng của mình. .
Vì điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn, trình độ năng lực còn hạn chế, đề tài
này chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Vậy tôi rất mong được góp ý của anh chị em
đồng nghiệp, cán bộ phụ trách chuyên môn. Tôi xin chân thành cảm ơn .
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Tam Thanh, ngày 20 tháng 4 năm 2018
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Đình Ân

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dạy học văn bản ngữ văn trung học cơ sở theo đặc trưng phương thức biểu đạt,
NXB GD, 2006.
2. Bộ giáo dục và Đào tạo, Chương trình THCS môn ngữ văn, NXB GD, Hà Nội,
2002.
3. Một số vấn đề về phương pháp dạy- học Văn trong nhà trường, NXBGD, 2001.
4. Ngữ văn 6, tập 1, NXB GD, Hà Nội, 2001.
5. Ngữ văn 6, tập 2, NXB GD, 2002.
6. Địa lí 6, NXB GD, 2009
7. Lịch sử 6, NXB GD, 2009
8. GDCD 6, NXB GD, 2009




×