Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

skkn một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 6 thực hiện tốt các phép tính trong tập số nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.73 KB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN QUAN SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY GIÚP HỌC SINH
TRÁNH SAI LẦM TRONG GIẢI TOÁN VỀ CĂN BẬC HAI.

MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 6 THỰC
HIỆN TỐT CÁC PHÉP TÍNH TRONG TẬP SỐ NGUYÊN.

Người thực hiện: Ngô Ngọc Thành
Người
thựcGiáo
hiện:viên
Phạm Minh Thoả
Chức vụ:
Chức vụ: Giáo viên
Đơnvịvịcông
côngtác:
tác: Trường
TrườngPTDTBT
PTDTBT THCS
THCSSơn
SơnThủy
Thủy
Đơn
SKKNthuộc


thuộclĩnh
lĩnhmực
mực(môn):
(môn): Toán
Toán
SKKN

THANH HOÁ NĂM 2017

THANH HOÁ NĂM 2018
Mục lục
1. MỞ ĐẦU................................................................................................Trang 1


1.1. Lí do chọn đề tài..................................................................................Trang 1
1.2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................Trang 1
1.3. Đối tượng ngiên cứu ...........................................................................Trang 1
1.4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................Trang 1
1.5. Những điểm mới của SKKN…………………………………………Trang 2
2. NỘI DUNG.............................................................................................Trang 2
2.1. Cơ sơ lí luận.........................................................................................Trang 2
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm...............Trang 2
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề....................................Trang 3
2.4. Hiệu quả ..............................................................................................Trang 10
3. KẾT LUẬN............................................................................................Trang 11
3.1. Kết luận................................................................................................Trang 11
3.2 Kiến nghị..............................................................................................Trang 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................Trang 13



1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Qua nhiều năm giảng dạy ở trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Sơn
Thuỷ tôi nhận thấy còn rất nhiều học sinh làm các phép tính còn yếu, đặc biệt là
học sinh lớp 6, bởi vì nếu học sinh không thực hiện tốt các phép tính trong tập số
nguyên thì việc học tốt toán ở các lớp sau rất hạn chế. Để giúp học sinh lớp 6
thực hiện tốt các phép tính trong tập số nguyên, qua những năm dạy lớp 6 tôi đút
rút được một số kinh nghiệm để giúp các em làm các phép tính tốt hơn.
Ở lớp 6 sau khi học chương I ôn tập và bổ túc về số tự nhiên, học sinh bắt
đầu làm quen với số nguyên âm, tập hợp số nguyên Z. Các phép tính trong tập
hợp số nguyên Z này cũng không dễ dàng gì đối với các em. Đối với việc thực
hiện các phép tính với số nguyên dương thì tương đối dễ dàng, nhưng với hai số
nguyên khác dấu thì các em thường hay nhầm lẫn. [1]
Như vậy, việc giúp học sinh làm tốt các phép tính trong tập hợp số nguyên ở
lớp 6 là nền tảng vững chắc, là hành trang không thể thiếu để các em mang theo ở
những lớp học kế tiếp và còn được áp dụng rất nhiều trong thực tiễn cuộc sống
sau này.
Do đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp
6 thực hiện tốt các phép tính trong tập số nguyên”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ thực tế trên, qua những năm giảng dạy và học hỏi ở đồng
nghiệp, tôi rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân để có thể giúp cho các
nhớ được những kiến thức cơ bản, những kĩ năng tính toán để có thể làm tốt các
phép tính trong tập hợp số nguyên.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 6 trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Sơn Thuỷ
và các phép tính trong tập hợp số nguyên (Toán 6)
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Đọc tài liệu, kết hợp với thực tiễn dạy trên lớp, khảo sát học sinh làm bài tập để
đưa ra những phương pháp, hướng dẫn học sinh dễ tiếp thu nhất.

- Sưu tầm tài liệu và chọn lọc các tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp quan sát.

1


1.5. Những điểm mới của SKKN
Với sáng kiến này tôi đã lấy ví dụ bằng các số cụ thể để học sinh dễ áp dụng vào
thực hiện các phép tính, lấy ví dụ để liên hệ thực tế đời sống hàng ngày để học
sinh dễ hiểu nhất. Đặc biệt tôi đã dùng trục số nguyên để biểu diễn bằng hình ảnh
trực quan nhất, chỉ rõ từng vị trí của các số và kết quả nhận được.
2. NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lí luận
Ở cấp tiểu học học sinh đã được làm quen với các phép tính trong tập hợp
số tự nhiên. Đó là những phép tính mà các em bắt đầu được làm quen từ lớp một
cho đến lớp 5 như phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Tuy nhiên các phép tính đó
không phải lúc nào cũng thực hiện được do vậy lên lớp 6 chương trình đã đưa
vào thêm một tập hợp nữa đó là tập hợp số nguyên (Z).
Trong tập hợp số tự nhiên thì các phép tính đơn giản hơn do chưa liên quan
đến số âm, hiệu quả hai số tự nhiên chỉ có thể nhỏ nhất là bằng 0 do số trừ chỉ
nhỏ hơn hoặc bằng số bị trừ. Không phải phép trừ trong tập số tự nhiên không
phải lúc nào cũng thực hiện được. Tập hợp số tự nhiên thì phép trừ chỉ có thể xảy
ra là a – 0 = a; a – a = 0. Ngoài các phép trừ có kết quả nhỏ nhất bằng 0 thì phép
tính cũng có kết quả nhỏ nhất là 0.
Tuy nhiên, đối với các phép tính trong tập hợp số nguyên thì lại khác, phép
trừ trong tập số nguyên lúc nào cũng thực hiện được do được mở rộng thêm tập
số nguyên âm. Do có thêm các số nguyên âm nên các phép tính trong tập số
nguyên sẽ có các trường hợp xảy ra đó là “cùng dấu”, “khác dấu”
Toán lớp 6 có vai trò cực kỳ quan trọng vì nó là cơ sở vững chắc để học tốt
các môn tự nhiên khác như môn Vật lý, Hoá học… Trong phần các phép tính

trong tập hợp số nguyên học sinh thường bị lúng túng trong việc tính toán, đặc
biệt là thường sai nhiều về phần dấu của kết quả. Do đó hướng dẫn mẹo để học
sinh ghi nhớ để áp dụng vào các bài tập là việc rất quan trọng.
2.2. Thực trạng
Ở năm học trước, tôi được phân công dạy môn toán từ lớp 7 đến lớp 9. Tôi
nhận thấy rằng, khi tính toán cộng, trừ nhân chia các số (nhất là với các số khác
dấu), rất nhiều học sinh có kết quả sai. Theo tôi, sở dĩ các em gặp phải những sai
sót đó là do các em chưa nắm vững các qui tắc, chưa biết mẹo để tính toán.

2


Năm học 2017- 2018 này, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn toán 6,
sau khi dạy xong các bài học về các phép tính trong tập hợp số nguyên. Mỗi phép
tính đều có một quy tắc để tính và không ít học sinh cứ mỗi lần làm bài lại phải
ngồi nhớ lại quy tắc thì mới làm được. Đối với các em học sinh có học lực yếu,
kém có khi không nhớ quy tắc lại không làm được, kể cả nhớ quy tắc nhưng cũng
không làm được bài tập bởi vì không hiểu được bản chất của các quy tắc.
Trong khi đó, các quy tắc và tính toán này khá quan trọng trong các lớp học
tiếp theo và trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
* Khảo sát đánh giá
Qua các tiết dạy trên lớp tôi, qua các tiết luyện tập, tiết kiểm tra tôi đã phát
hiện ra rất nhiều học sinh mắc sai lầm về các phép tính về số nguyên, nhất các
phép tính về cộng, trừ hai số nguyên khác dấu, qua đó giáo viên có những
phương pháp truyền thụ phù hợp bằng những ví dụ cụ thể để học sinh vận dung
theo.
KẾT QUẢ KHẢO SÁT HỌC SINH KHỐI 6 NĂM HỌC 2016 – 2017
( Học sinh thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trên tập số Z)
Lớp
6A + 6B


Số học
sinh
50

Học lực
Giỏi

Tỉ lệ
%

Khá

Tỉ lệ
%

Trung
bình

Tỉ lệ
%

Yếu
-kém

Tỉ lệ
%

0


0

5

10

15

30

30

60

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Giải pháp thứ nhất: Giá trị tuyệt đối của một số nguyên
Đối với phần này giáo viên không bắt buộc học sinh phải thuộc định nghĩa
giá trị tuyệt đối của một số nguyên. Bởi định nghĩa đó rất là khó hiểu đối với các
học sinh có học lực yếu kém, đôi khi học sinh trung bình cũng gặp rất nhiều khó
khăn trong tính toán. Do đó, khi dạy phần này giáo viên chỉ cần giảng và chỉ cho
học sinh rằng giá trị tuyệt đối của một số âm hay số dương đều ra kết quả là số
dương. [1]
Ví dụ:

a, 10  10;

b, 12  12 ;

c, 0  0 ;


2.3.2. Giải pháp thứ hai: cộng, trừ hai số nguyên khác dấu:

3

D, 1  1


Trong mỗi bài học, các phép tính đều có một quy tắc để học sinh áp dụng
vào tính toán. Thế nhưng, các em rất dễ nhầm lẫn giữa các quy tắc, nhất là các
quy tắc cộng, trừ hai số nguyên. Vì thế, giáo viên có thể chỉ cho học sinh mẹo
không quan tâm đến dấu các số hạng thông qua các ví dụ cụ thể.
- Trường hợp thứ nhất: Cộng hai số nguyên khác dấu
Đối với phép cộng hai số nguyên khác dấu giáo viên có thể chỉ mẹo cho
học sinh như sau: Không quan tâm gì đến dấu của hai số, xét xem số nào lớn hơn
thì lấy số đó trừ đi số còn lại, xem số lớn hơn mang dấu gì thì đặt dấu đó đằng
trước kết quả. Nếu số lớn hơn mang dấu “+” thì kết quả là số dương, nếu số lớn
hơn mang dấu “–” thì kết quả là số âm. [1]
Ví dụ 1: Để tính (-60) + 30, Giáo viên lưu ý học sinh là ta không cần để ý đến
dấu của các số hạng, ta xét thấy 60 > 30, ta lấy 60 – 30 = 30, số lớn hơn là 60
mang dấu “–” nên ta đặt dấu “–” trước số -30. Vậy (-60) + 30 = -30. Hoặc GV có
thể lấy ví dục thực tế cuộc sống, nếu em nợ 60 nghìn mà trả đi 30 còn nợ lại bao
nhiêu. HS dễ dàng trả lời được
Ví dụ 2: Để tính 60 + (-30), không để ý đến dấu của các số, ta thấy 60 > 30, lấy
60 – 30 = 30, số lớn hơn là 60 mang dấu “+” nên ta đặt dấu “+” trước kết quả
(không cần đặt dấu “+” cũng được).
Vậy: 60 + (-30) = 30
- Trường hợp thứ hai: Cộng hai số nguyên cùng dấu
+ Cộng hai số nguyên dương: Đây là cộng hai số tự nhiên mà các em đã
được học từ nhỏ đến giờ.
Ví du 1:


(+14) + (+6) = (+20) hay 14 + 6 = 20

+ Cộng hai số nguyên âm: Đối với hai số nguyên âm thì có thể chỉ cho
các em là không để ý đến dấu của hai số nguyên âm, ta lấy hai số đó cộng lại với
nhau ( hai số tự nhiên cộng) được kết quả là bao nhiêu sau đó ghi dấu “-” vào thì
sẽ ra được kết quả.
Ví du 2: Để tính (-14) + (-6) thì ta lấy 14 + 6 = 20 sau đó ghi dấu “-” vào số 20
được kết quả là -20.
- Trường hợp thứ ba: Trừ hai số nguyên
- Đối với các phép toán hai số nguyên dương trừ cho nhau:

4


+ Nếu là số nguyên dương lớn trừ cho số nguyên dương nhỏ thì thực hiện
bình thường như phép trừ hai số tự nhiên.
+ Nếu là số nguyên dương nhỏ trừ cho số nguyên dương lớn thì ta lấy số
lớn trừ đi số nhỏ và đặt dấu “–” trước kết quả.
Ví du: 100 – 120, ta lấy 120 – 100 = 20, sau đó đặt dấu “–” trước số 20 ta được:
100 – 120 = - 9
- Đối với phép trừ số nguyên dương cho số nguyên âm, ta không quan tâm
đến các dấu “–” của bài, ta lấy 2 số cộng lại với nhau thì ra được kết quả.
Ví du: Tính 27 – ( -3) = 27 + 3 = 30
- Đối với phép trừ số nguyên âm cho số nguyên dương thì giáo viên cần
chỉ cho học sinh mẹo sau: không cần chú ý đến các dấu “–” các em hãy lấy hai số
(nhớ là không có dấu) cộng lại với nhau và đặt dấu trừ trước kết quả.
- Số nguyên âm trừ cho số nguyên âm.
Ví du: (- 13 ) – 9, ta không chú ý đến dấú trừ thì được hai số là 13 và 9, lấy 13 +
9 = 22, đặt dấu “–” trước kết quả 22 ta được (- 13) – 9 = - 22.

- Trừ hai số nguyên âm cho nhau: không quan tâm đến các dấu có trong bài
toán, ta chỉ lấy số lớn trừ cho số bé, nếu trong bài toán số lớn đứng sau phép tính
thì ta kết quả là số dương, nếu số lớn đứng trước thì kết quả là số âm.
Ví dụ: Để tính : (-9) – (-13), không quan tâm đến dấu của bài toán ở dây có hai
số là 9 và 13, mà 13 > 9 nên ta lấy 14 – 9 = 4. Vì 13 đứng sau trong phép tính
nên kết quả của phép tính này là 4, tức (-9) – (-13) = 4.
Ví dụ: Để tính: (-13) – (-9), không quan tâm đến các dấu, ở đây có hai số là 13 và
9, vì 13 > 9 nên ta lấy 13 – 9 = 4, trong bài toán này số lớn (13) đứng trước nên
kết quả sẽ mang dấu “-”. Vậy (-13) – (-9) = - 4.
2.3.3. Giải pháp thứ ba: Nhân, chia hai số nguyên:
- Trường hợp thứ nhất: Nhân hai số nguyên dương
Ví dụ: (+5).(+10) = 5.10 = 100
- Trường hợp thứ hai: Nhân hai số nguyên âm, ta không quan tâm đến hai dấu
trừ của hai số này mà chỉ cần lấy hai số đó nhân với nhau là ra được kết quả.
Ví du: Tính (- 5) . (-10), ta chỉ cần lấy hai số 5 . 10 = 50 là ra được kết quả của
bài toán. Vậy (- 5) .(-10) = 50.

5


- Trường hợp thứ ba: Nhân hai số nguyên khác dấu giáo viên cần nhấn mạnh để
học sinh nhớ rằng tích của hai số nguyên khác dấu luôn luôn là số nguyên âm. Vì
vậy khi hai số nguyên khác dấu nhân với nhau ta chỉ cần lấy hai số đó nhân với
nhau và đặt dấu “–” trước kết quả.
Ví du: (-3) .6, ta lấy 3 . 6 = 18, rồi đặt dấu “–” trước 18.
Vậy (-3) . 6 = -18.
- Trường hợp thứ tư: Chia hai số nguyên (trong trường hợp chia hết)
Dấu của kết quả phép chia giống như dấu của kết quả phép nhân. Chia hai
số nguyên cùng dấu thì kết quả mang dấu dương, chia hai số nguyên khác dấu thì
kết quả mang dấu âm.

2.3.4. Giải pháp thứ tư: Dùng trục số
Đây là cách tính trực quan mà trong bài dạy “Cộng hai số nguyên cùng
dấu, Cộng hai số nguyên khác dấu” giáo viên cũng đã hướng dẫn cho học sinh sử
dụng để tính toán.
Đối với cách tính này chỉ cho phép tính toán trong phạm vi nhỏ tuỳ theo
giới hạn của trục số chúng ta làm, có thể chỉ tính trong phạm vi -10; 10 hoặc -20;
20 và chỉ sử dụng đối với phép toán cộng, trừ các số nguyên chứ không sử dụng
để tính tích của các số nguyên được.
- Trường hợp thứ nhất: Cộng hai số nguyên cùng dấu
+ Cộng hai số nguyên dương: 2 + 4
Đánh dấu vào số 2 (ở bên phải số 0) trên trục số, sau đó đếm từ điểm số 2
đánh dấu sang phải thêm 4 đơn vị nữa, đến điểm nào thì đó chính là kết quả của
phép tính.
Vậy: 2 + 4 = 6

+2

+4
+6

- Cộng hai số nguyên âm: (-1) + (-1)
Đánh vào số - 1 (ở bên trái số 0) trên trục số, sau đó đếm từ điểm -1 sang
trái thêm 1 đơn vị nữa, ta sẽ được kết quả của phép tính.
Vậy: (- 1) + (-1) = - 2
-1

-1

6



-2
- Trường hợp thứ hai: Cộng hai số nguyên khác dấu
- Tính: 3 + (-4)
Ta làm như sau: Đánh dấu điểm 3 trên trục số, từ điểm 3 đếm sang bên trái
4 đơn vị nữa, sẽ được kết quả là -1
Vậy: 3 + (-4 )= -1

+3

-1
- Trường hợp thứ ba: Ttrừ hai số nguyên:
+ Phép trừ hai số nguyên dương: 5 - 3
Đánh dấu vào điểm 5, đếm từ điểm 5 sang bên trái 3 đơn vị nữa, điểm đó
chính là kết quả cần tìm. ( kết quả bằng 2)
+ Phép trừ hai số nguyên dương: 3 - 5
Đánh dấu điểm 3, đếm sang bên trái 5 đơn vị nữa, khi đó ta tìm được kết
quả là: -2.
+ Phép trừ hai số nguyên âm: (-3) – (-5)
Đánh dấu vào điểm –3 trên trục số, rồi đếm sang phải 5 đơn vị nữa, tới
điểm nào thì số đó chính là kết quả của phép tính. ( kết quả là 2)
+ Phép trừ hai số nguyên âm: (- 5) – (-3)
Đánh dấu điểm (-5), sau đó đếm về phía bên phải thêm 3 đơn vị nữa, tới
điểm nào thì số đó chính là kết quả của phép tính. ( kết quả là -2)
+ Phép trừ hai số nguyên khác dấu: (-6) - 9
Đánh dấu điểm – 6, rồi đếm sang bên trái 9 đơn vị nữa, đánh dấu lại điểm đó ta
được kết quả. ( kết quả -15)
+ Phép trừ hai số nguyên khác dấu: 6 - (-9)
Đánh dấu điểm 6 trên trục số, từ điểm 6 đếm qua bên phải 9 đơn vị nữa,
đến điểm 15.

Đây là một cách tính tương đối dễ dàng và nhất là đối với các em học sinh
yếu, kém. Khi học những quy tắc, các em ít khi thuộc để áp dụng vào tính toán,

7


với cách tính này giúp các em có một cách tính trực quan, dễ nhớ, dễ thực hiện
hơn.Tuy nhiên, chỉ có thể thực hiện trong một phạm vi nhỏ mà thôi.
* Bảng xác định dấu: + Phép cộng hai số nguyên:
Dấu của a
+
+
+
Ví dụ
+3
-7
+10
-10

Dấu của b
+
-

Dấu của a + b
+
+ (Nếu a  b )
- (Nếu a  b )

+6
-3

-5
+5
+Phép trừ hai số nguyên:

Dấu của a
+
+
+
-

Dấu của b
+
+
+

+9
-10
+5 ( vì +10 > -5)
-5 ( vì -10 < + 5)
Dấu của a - b
+ ( a > b)
- ( a < b)
+ ( a > b)
- ( a < b)
+
-

+ Phép nhân số nguyên:
Dấu của a
+

+

Dấu của b
+
+
-

Dấu của a.b
+
+
-

Ví dụ: (+4) . (+2) = (+8);

(-5) . (+6) = (-30);

(-9) . (-4) = (36);

(+7) . (-3) = (-21);

* Bảng xác định dấu của luỹ thừa:
Dấu của a
+
Ví dụ: a = (+10)
a = (-3)

Dấu của an

Dấu của an


(n là số lẻ)
+
-

(n là số chẵn)
+
+



a2 = (+100);

a3 = + 1000



a4 = 81;

a5 = -243

8


2.3.5. Giải pháp thứ năm: Ví dụ liên hệ thực tế đời sống hàng ngày
Việc lấy ví dụ thực tế rất quan trọng giúp học sinh nhớ và vận dụng được các
quy tắc đã học. Qua ví dụ thực tế học sinh gặp hàng ngày học sinh sẽ nhớ rất lâu.
Ví dụ thực tế yếu được áp dụng cho phép cộng, phép trừ các số nguyên, ít sử
dụng đối với phép nhân các số nguyên.
Khi học sinh thực hiện phép tính cộng, hoặc trừ giữa các số nguyên khác
dấu, có nhiều em không thể nhớ được quy tắc, hoặc nhầm lẫn giữa các quy tắc,

do đó dẫn đến tính toán sai. Những lúc như vậy, tôi đã áp dụng phương pháp lấy
ví dụ trong thực tế, chẳng hạn như sử dụng ví dụ số tiền có, số tiền nợ để giúp các
em có thể tính toán dễ dàng hơn.
Ví dụ 1: Để tính (-100 000) + (-50 000), ta có thể chỉ học sinh như sau:
(-100 000) coi như là nợ Đức 100 nghìn
(-50 000) coi như là nợ Anh 50 nghìn
Bạn đã nợ Đức 100 nghìn, bây giờ nợ thêm bạn Anh 50 nghìn nữa, vậy
tổng cộng bạn có hay nợ bạn Đức và bạn Anh bao nhiêu?
Khi đó học sinh sẽ dễ dàng tính đựơc rằng nợ bạn Đức100 nghìn, nợ thêm
bạn Anh 50 nghìn nữa là nợ hai bạn 150 nghìn.
Vậy (-100 000) + (-50 000) = -150 000
Ví dụ 2: Để tính (-20 000) + 30 000, ta có thể chỉ học sinh như sau:
(- 20 000) coi như là nợ Mạnh 20 000 ngàn.
30 000 coi như là có 30 000 ngàn .
Bạn nợ Mạnh 20 000 ngàn, mà bạn đang có 30 000 ngàn. Vậy khi trả nợ
Mạnh bạn sẽ nợ hay có bao nhiêu tiền?
Khi đó học sinh sẽ dễ dàng trả lời được là nợ Mạnh 20 000 ngàn, có 30 000
ngàn, khi trả nợ sẽ dư được 10 000 ngàn.
Vậy: (-20 000) + 30 000 = 10 000
Ví dụ 3: Để tính (-30 000) + 10 000, ta có thể chỉ học sinh như sau:
(- 30 000) coi như là nợ Hùng 30 000 ngàn.
10 000 coi như là có 10 000 ngàn .
Bạn Hùng nợ 30 000 ngàn, mà bạn đang có 10 000 ngàn. Vậy khi trả nợ đó
bạn sẽ nợ hay có bao nhiêu tiền?

9


Khi đó học sinh sẽ dễ dàng trả lời được là nợ Hùng 30 000 ngàn, có 10 000
ngàn, khi trả nợ 10 000 sẽ còn nợ Hùng lại 20 000 ngàn.

Vậy: (-30 000) + 10 000 = -20 000
2.4. Hiệu quả.
Sáng kiến đã góp phần nâng cao chất lượng chung của nhà trường, đặc biệt
tạo cho học sinh yêu thích môn toán hơn, vì sáng kiến này làm cho học sinh cảm
thấy dễ tiếp thu và rất thức tế. Ngoài chất lượng môn toán được nâng lên còn có
các môn khác chất lượng cũng được nâng lên. Qua đó góp phần nâng cao chất
lượng chung của nhà trường.
KẾT QUẢ ÁP DỤNG ĐỀ TÀI NĂM HỌC 2017 - 2018
( Học sinh thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trên tập số Z)
Lớp

Số học
sinh

6A + 6B

47

Học lực
Giỏi

Tỉ lệ

Khá

Tỉ lệ

Trung
bình


Tỉ lệ

Yếu
-kém

Tỉ lệ

4

8.5

16

34

17

36.2

10

21.3

Sự tiến bộ của học sinh được thể hiện rõ trong các tiết học, học sinh hăng
say phát biểu xây dựng bài học, điểm các bài kiểm tra cũng nhiều điểm cao hơn.
BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ CỦA NĂM HỌC 2016-2017 VỚI NĂM
HỌC 2017-2018
( Học sinh thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trên tập số Z)
Năm học
2016-2017

2017-2018

Tăng (+)
Giảm (-)

Giỏi

Học lực
Khá

Trung bình

Yếu-kém

+4

+11

+2

-20

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Sau khi áp dụng các phương pháp này thì tôi thấy học sinh hăng say học
tập trong những giờ mà tôi giảng dạy. Giờ đây các bài toán liên quan đến việc
thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong số nguyên đã trở nên đơn giản
hơn đối với các em, không còn là vấn đề đáng lo ngại nữa. Qua các giải pháp áp
dụng vào tiết dạy đã giải quyết được thực trạng học sinh hay mắc sai lầm về dấu,
10



tôi thấy học sinh tính toán rất nhanh, xác định dấu của kết quả phép tính rất chuẩn
xác.
Số lượng học sinh biết tính toán và tính đúng đã tăng lên đáng kể, qua đó
giúp học sinh tự tin hơn khi giải các bài tập về số nguyên. Đặc biệt là cơ sở để
học sinh học tốt hơn ở các lớp sau.
Sáng kiến này cũng đã khắc phụ được
Tôi nhận thấy rằng các phương pháp này đã đạt được hiệu quả tương đối
tốt, khả thi, tôi sẽ cố gắng tiếp tục phát triển và tìm tòi các phương pháp mới để
hiệu quả dạy học ngày càng cao hơn, có chất lượng tốt hơn.
Sự tiến bộ và đam mê của các em luôn là nguồn sức mạnh tiếp thêm cho
tôi trong công tác giảng dạy của mình.
3.2. Kiến nghị
- Nhà trường cần tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm để xác định đối
tượng học sinh yếu kém để có kế hoạch phụ đạo.
- Tăng cường phối hợp giữa gia đình với nhà trường, giữa giáo viên bộ
môn với giáo viên chủ nhiệm để tạo ra một sức mạnh tổng hợp.
- Ngoài dạy các kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, giáo viên cần dạy
và liên hệ thực tế đời sống để học sinh dễ hiểu và nhớ lâu hơn.
- Phát động các đợt thi đua học tập trong công tác Đội. Tổ chức các câu lạc
bộ giúp nhau học tập.
Sáng kiến này chỉ là một số kinh nghiệm nhỏ trong việc thực hiện phép
tính về số nguyên, chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế. Cuối cùng, tôi rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để sáng kiến này của tôi
ngày càng hoàn thiện hơn, góp được một phần nhỏ bé của mình trong việc nâng
cao chất lượng dạy học của trường PTDTBT THCS Sơn Thuỷ.

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG


Quan Sơn, ngày 18 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

11


Phạm Minh Thoả

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Ngọc Mai – Gv trường THCS Phước Thạnh - huyện Củ Chi - Tp Hồ
Chí Minh “Một số phương pháp giúp học sinh lớp 6 thực hiện tốt các
phép tính trong tập số nguyên”
2. Sách giáo khoa Toán 6 (Tập 1. Phan đức Chính- chủ biên)
3. Mạng Internet

12



×