Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn một số giải pháp dạy học tăng thời lượng môn tập đọc cho học sinh lớp 1 vùng dân tộc thiểu số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.81 KB, 18 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Qua quá trình dạy học thực tế và theo chương trình - SGK Tiếng Việt 1
chương trình hiện hành nói chung và tập đọc lớp 1 nói riêng. Trong quá trình
công tác và giảng dạy ở vùng đồng bào dân tộc ít người. Tôi đã nhận thấy việc
nói và viết Tiếng Việt của các em còn sai nhiều, đặc biệt là đọc thế nào viết thế
đó, sử dụng từ và đặt câu còn gặp nhiều khó khăn, vốn ngôn ngữ còn nghèo nàn
nên khi nói và viết chưa lưu loát, sai lỗi nhiều. Từ đó tôi thấy một số điều bất
cập sau:
- Học sinh đọc chưa đạt yêu cầu theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (nhiều em
khi đọc còn phải đánh vần và đọc chậm).
- Học sinh ít hiểu nội dung bài đọc.
- Học sinh phát âm còn sai nhiều.
- Học sinh ngắt, nghỉ hơi chưa đúng chỗ.
- Học sinh chưa hiểu các từ ngữ trong văn bản, nhất là các từ ngữ mới.
- Nội dung bài tập đọc khá dài, trong khi đó học sinh đọc chậm, dẫn đến 2
tiết học rất khó cho giáo viên hoàn thành một bài tập đọc.
- Học sinh còn đọc vẹt (đọc theo giáo viên, đọc theo bạn mà một lúc sau
không đọc được, không hiểu nội dung bài đọc) khá nhiều.
Trong khi đó, tập đọc là phân môn rất quan trọng trong chương trình
Tiếng Việt lớp 1, rất nhiều bài tập đọc là ngữ liệu dạy học cho các phân môn
khác trong môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác.
Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: "Một số giải pháp dạy - học tăng thời
lượng môn Tập đọc cho học sinh lớp 1 vùng dân tộc thiểu số" để áp dụng
vào công tác giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn tập
đọc cho học sinh vùng dân tộc thiểu số.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Phương pháp dạy - học tập đọc được rất nhiều tác giả nổi tiếng nghiên
cứu và đã có nhiều đề tài có ứng dụng thực tế như tác giả: Lê Phương Nga,
Nguyễn Trí, Nguyễn Minh Thuyết,…Và cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về
phương pháp dạy học tập đọc cho học sinh vùng khó. Song đề tài "Một số giải


pháp dạy - học tăng thời lượng môn Tập đọc cho học sinh lớp 1 vùng dân
tộc thiểu số" là một đề tài rất mới mẻ mà tôi trong quá trình dạy học đã rút ra để
nghiên cứu nhằm mục đích phục vụ cho việc dạy học của các thầy, cô giáo ở
vùng dân tộc ít người.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu chính là việc dạy học tập đọc cho học sinh lớp 1 ở
vùng dân tộc thiểu số. Vì vậy, tạo điều kiện cho các em viết được, đọc được, đến
đọc thông, viết thạo và hiểu được nội dung của bài tập đọc. Đây là vấn đề đang
được xã hội, ngành giáo dục và đặc biệt là những giáo viên trực tiếp giảng dạy
học sinh lớp 1 vùng dân tộc thiểu số quan tâm.
1.4. Phạm vi nghiên cứu:
- Học sinh khối 1 trường Tiểu học Trung Xuân.
1


1.5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu chính đó là dựa vào kinh nghiệm giảng dạy của
mình và đồng nghiệp, dựa vào chương trình- SGK Tiếng Việt 1 nói chung và tập
đọc nói riêng, và tham khảo một số tài liệu như: Dạy tập đọc của tác giả: Lê
Phương Nga, Phương pháp dạy học Tiếng Việt của tác giả: Nguyễn Trí – Lê
Phương Nga, Phương pháp dạy học Tiếng Việt I (Tập hai) của tác giả: Đặng Thị
Lanh, Dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học theo chương trình mới của tác
giả: Nguyễn Trí – NXB Giáo dục 2003,...
1.6. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua quá trình dạy học thực tế và theo chương trình - SGK Tiếng Việt 1
chương trình hiện hành nói chung và tập đọc lớp 1 nói riêng. Trong quá trình
công tác và giảng dạy ở vùng đồng bào dân tộc ít người. Tôi đã nhận thấy việc
nói và viết Tiếng Việt của các em còn sai nhiều, đặc biệt là đọc thế nào viết thế
đó, sử dụng từ và đặt câu còn gặp nhiều khó khăn, vốn ngôn ngữ còn nghèo nàn
nên khi nói và viết chưa lưu loát, sai lỗi còn nhiều. Việc dạy cho học sinh biết

đọc và đọc đúng, đọc chuẩn là vấn đề day dứt của tất cả giáo viên trong trường
tiểu học Trung Xuân - Quan Sơn - Thanh Hóa. Vì vậy, qua đề tài này, tôi mong
sẽ góp phần cho việc dạy học tập đọc cho học sinh lớp 1 vùng dân tộc thiểu số
có hiệu quả và thành công. Làm sao khi hoàn thành chương trình lớp 1, học sinh
có thể đọc được tối thiểu 30 tiếng/phút, hiểu đúng nội dung bài tập đọc, đọc
đúng ngữ điệu, đúng chính âm và biết sử dụng Tiếng Việt như sử dụng tiếng mẹ
đẻ của các em.
2. PHẦN NỘI DUNG:
2.1. Cơ sở lý luận:
a) Đặc điểm tâm, sinh lí, nhận thức của học sinh lớp 1 nói chung:
* Đặc điểm tâm, sinh lí:
- Đây là giai đoạn bắt đầu của bậc tiểu học, các em đều đến lứa tuổi 6 - 7,
cơ thể các em đã phát triển khá hoàn thiện, bộ máy cấu âm khá hoàn chỉnh giúp
các em giao tiếp dễ dàng. Ở lứa tuổi này các em bước đầu đã biết quan tâm dến
bản thân và mọi người. Song tính cách của các em chưa mạnh dạn trong giao
tiếp với bạn bè, thầy cô giáo, còn rụt rè, e sợ. Trong giai đoạn này, các em đã có
một suy nghĩ và hành động mới. Đó là diều kiện thuận lợi cho các em trong học
tập và cuộc sống. Nhưng trong lứa tuổi này các em vẫn chưa xác định được việc
học là trọng tâm. Chính vì vậy, khi dạy học giáo viên phải chú ý đến những đặc
điểm tâm, sinh lí của các em.
* Đặc điểm nhận thức:
- Bước qua lứa tuổi 6 - 7, tư duy của các em có sự phát triển mới. Nhưng
trong quá trình học tập, các kiến thức được các em ghi nhớ chưa chắc chắn và
chưa có lôgic. Các em có thể tìm hiểu được các nội dung bài học mà phải có sự
giúp đỡ, “cầm tay chỉ đường” của giáo viên. Vì vậy, trong quá trình dạy học,
giáo viên phải dựa vào trình độ học sinh để phát huy khả năng tư duy vốn có của
các em.
2



b) Đặc điểm tâm, sinh lí, nhận thức của học sinh lớp 1 ở vùng dân tộc
thiểu số:
* Đặc điểm tâm, sinh lí:
- Ở lứa tuổi này cơ thể của các em phát triển khá hoàn thiện, bộ máy cấu
âm cũng khá hoàn chỉnh. Song đặc điểm tâm, sinh lí nổi bật của các em là:
+ Còn ham chơi: Vì các em chưa quan tâm đến việc học tập và do phong
tục tập quán của người dân, khi cần các em có thể bỏ học nhiều ngày để đi chơi.
Nhiều em đến lớp chỉ với mục đính đơn giản là có nhiều bạn để chơi.
+ Rụt rè, nhút nhát: Cho dù các em đã học đến lớp 1, đã quen với trường
lớp, bạn bè, thầy cô, nhưng các em vẫn không tự tin vào mình. Nhiều em thấy
thầy, cô mới là tròn mắt ngạc nhiên, có em sợ đến phát khóc. Trong học tập, thầy
cô hỏi thì cứ ngồi lì một chỗ không dám đứng lên trả lời cho dù các em đã biết
câu trả lời. Nhiều em thấy thầy, cô đến nhà là bỏ chạy, thấy thầy cô là trốn.
+ Ngại đến trường vì xấu hổ : Nhiều em không dám đến trường đơn giản
chỉ vì là không có quần áo mới để mặc, không có cặp sách mới,…sợ các bạn chê
cười. Mặt khác, nhiều em do học lực hạn chế nên luôn bị áp lực và rồi cũng
không đến trường.
+ Bỏ học để đi làm giúp đỡ gia đình: Kinh tế gia đình của các em đa phần
là khó khăn nên việc đi làm nương rẫy đã ăn vào máu thịt của các em từ khi các
em đang nằm trên lưng mẹ. Vì vậy nhiều em bỏ học dài ngày để đi làm: Chăn
trâu, giữ em, thả lưới, lượm sắn,…
+ Sợ thầy, cô: Nhiều em không dám tới trường vì sợ thầy, cô. Không biết
trong dạy học giáo viên đã làm gì mà học sinh sợ đến vậy. Song theo tôi thì đây
là bản chất của các em vì tôi cũng đã làm nhiều cách, vậy mà có em vẫn sợ. Các
em sợ thầy, cô đánh đập, la mắng,…mà điều này là do các em tưởng tượng ra
mà thôi.
+ Luôn cho mình là người học dốt: Nhiều em không dám tới trường vì cho
rằng mình không biết đọc, không biết viết, không biết làm toán,…ngay cả bố,
mẹ các em cũng cho rằng: “Nó học không được đâu cô ơi!”.
+ Gầy yếu do suy dinh dưỡng: Nhiều học sinh lớp 1 nhưng thể lực còn

yếu, cơ thể phát triển chậm, do gia đình các em còn khó khăn nên việc ăn uống
của các em không đảm bảo dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng. Mặt khác, việc ăn ở
của các em còn thiếu vệ sinh nên mắc nhiều bệnh tật.
* Đặc điểm nhận thức:
- So với học sinh lớp 1 vùng thuận lợi thì trình độ nhận thức của học sinh
lớp 1 ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng cao còn rất hạn chế, tư duy còn
phiến diện. Các em chưa (hoặc rất ít) phân tích, khái quát hoá vấn đề mà trong
khi đó các bài học của các em đều yêu cầu các thao tác tư duy đó.
- Đặc điểm nổi bật trong nhận thức của các em là:
+ Chưa nhận thức đúng vấn đề học tập: Đây là do lịch sử để lại, bởi nhận
thức của người dân còn rất hạn chế. Nhiều em còn ngây thơ bảo rằng: “Học để
làm gì?”, “Vì sao phải đi học?”, “Đi học có no cái bụng không?”,..Vì vậy, nhiều
em không muốn đi học.
3


+ Nhận thức còn phiến diện: Nhiều học sinh vẫn còn suy nghĩ rằng: Chỉ
cần đi làm rẫy có cơm ăn là tốt rồi, không cần phải học, các em đâu biết rằng
nếu muốn làm rẫy có thu hoạch cao phải biết tính toán, phải học cái hay. Các em
chỉ mới biết nghĩ cho ngày hôm nay thôi, không cần nghĩ cho mai sau.
+ Chưa ghi nhớ được vấn đề: Nhiều em cứ học trước quên sau, mới học
hôm qua thì hôm nay đã quên, thậm chí có em mới học xong giáo viên hỏi lại là
không nhớ rồi. Chính vì vậy, chỉ cần nghỉ khoảng 1 tháng thì bài của thầy cô,
các em đã “trả lại” đủ.
+ Học vẹt: Nhiều em cứ đọc, nói vanh vách nhưng khi hỏi nội dung thì
không biết. Chẳng hạn có nhiều em đọc một bài tập đọc học thuộc lòng thì thuộc
vanh vách, nhưng khi giáo viên hỏi về nội dung bài thì các em không trả lời
được, hoặc nếu trả lời thì không đúng nội dung.
- Nói chung, nhận thức của các em còn yếu, vì thế việc truyền thụ kiến
thức cho các em là rất khó khăn cho giáo viên. Đây chính là sự băn khoăn của

tất cả giáo viên đang công tác tại huyện vùng cao Quan Sơn này.
2.2 Thực trạng trước khi áp dụng:
- Việc dạy cho các em đọc được quả là rất khó khăn, đó là chưa nói đến
việc dạy cho các em đọc hiểu, đọc diễn cảm ở mức đơn giản. Mỗi giờ dạy tập
đọc là mỗi giờ giáo viên phải vất vả, khó khăn mới truyền thụ được kiến thức
cho các em. Những khó khăn chủ yếu đó là:
a) Do ảnh hưởng từ tiếng mẹ đẻ của các em:
- Học sinh dân tộc khi tới trường mới bắt đầu tiếp xúc làm quen và học tập
bằng một ngôn ngữ hoàn toàn mới là tiếng Việt. Tuy đầu năm các năm học, Phòng
Giáo dục và đào tạo huyện Quan Sơn đều có kế hoạch dạy tiếng Việt cho học sinh
chuẩn bị vào lớp 1, nhưng với khoảng thời gian hơn hai tuần không thể đủ cho
giáo viên cung cấp vốn tiếng Việt cho các em, từ đó vốn tiếng Việt của học sinh
khi vào lớp 1 không thể được như học sinh người Việt (Kinh). Như vậy, ngay
những ngày mới tới trường, học sinh phải học đồng thời cả ngôn ngữ nói và ngôn
ngữ viết. Các em phải làm quen với một hệ thống ngữ âm không giống với tiếng
mẹ đẻ. Với người học ngôn ngữ thứ hai thì học phát âm đúng âm, vần đóng vai
trò quan trọng ; khi đã biết cách phát âm thì những khâu tiếp theo như đọc tiếng,
từ, câu sẻ trở nên dễ dàng hơn. Bởi vậy, cần phải dạy cho các em phát âm đúng
ngay từ khi học âm, vần của tiếng Việt.
- Từ lúc mới chào đời, các em đã làm quen với ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ
(tiếng dân tộc). Ngôn ngữ đó đã ngự trị trong cuộc sống sinh hoạt của các em.
Vì thế, việc học Tiếng Việt đối với các em như chúng ta học tiếng nước ngoài
vậy, cho dù một số em có tiếp xúc với người Kinh hoặc nghe bố, mẹ, anh, chị,…
nên có một số ít ngôn ngữ tiêng Việt, nhưng chừng đó quả là quá ít đối với việc
học Tiếng Việt - là một ngôn ngữ chính thống. Trong khi đó những học sinh
người Kinh thì nhiều em vào lớp 1 đã biết đọc, biết viết.
- Mặt khác, các em học Tiếng Việt nhưng không giao tiếp bằng tiếng Việt
nên học xong lại chóng quên. Nhiều em mới biết đọc thì sau 3 tháng hè đã
không còn nhớ mặt chữ nữa.
4



- Hơn nữa, trong ngôn ngữ của các em rất nặng, đa số những tiếng có
thanh trắc (hỏi, ngã, nặng) và rất ít thanh bằng (huyền, không); trong khi nói,
đọc các em thường kéo dài những tiếng cuối từ, cuối câu nên nhiều em phát âm
sai với chuẩn chính âm của Tiếng Việt.
Ví dụ:
+ Thênh thang - đọc thành: thêênh th…a..ng.
+ Thấm thía - đọc thành: Thớm thé.
Trong khi đọc, các em còn chẻ từ ra để ngắt, nghỉ hơi, ngắt câu. Đây là do
các em chưa hiểu về cấu tạo từ, đơn vị từ, cấu tạo câu của Tiếng Việt. Các em
đọc ngắt, nghỉ rất tự do, cứ khi nào hết hơi là các em ngắt, nghỉ để lấy hơi cho
dù giáo viên nhắc nhiều lần.
Ví dụ:
+ Nghe lời chị, tôi đem những chú chim/ non đặt lại vào tổ.
( Bài: Không nên phá tổ chim)
+ Cúc đỏ mặt, ngượng/ nghịu cảm ơn Hà.
( Bài: Người bạn tốt)
+ Hoa lan lấp/ ló qua kẽ lá.
( Bài: Hoa ngọc lan)
Nhiều em vừa đọc, vừa đánh vần, đọc câu nọ sang câu kia mà không tính
đến nghĩa các câu. Đó là do các em chưa có kĩ năng đọc, chưa thuộc cấu trúc từ,
câu của Tiếng Việt.
Nói chung, việc ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ của các em đã làm cho việc dạy
tập đọc hết sức khó khăn và đây là khó khăn bậc nhất cho giáo viên.
b) Do chương trình và sách giáo khoa:
- Chương trình - sách giáo khoa khá nặng về kiến thức đối với học sinh,
nhất là học sinh ở vùng dân tộc thiểu số. Nội dung kiến thức thì nhiều, trong khi
vốn ngôn ngữ Tiếng Việt của các em lại có hạn, nên việc truyền đạt kiến thức
cho học sinh trong 1 tiết học là điều quá khó khăn. Ở nước ta, nền giáo dục đã

có sự điều chỉnh và giảm tải cho các đối tượng học sinh, nhưng dù vùng thuận
lợi hay khó khăn đều học cùng một chương trình, nên vẫn còn thiệt thòi cho các
học sinh vùng khó khăn. Nên chăng cần phải có sự chỉnh sửa hợp lí đối với học
sinh vùng khó khăn và chuẩn kiến thức riêng, bởi lẽ yêu cầu tất cả học sinh đều
phải đạt theo chuẩn kiến thức kĩ năng đã quy định chung.
c) Do tầm quan trọng của bài tập đọc trong môn Tiếng Việt lớp 1:
- Phân môn tập đọc lớp 1 mỗi tuần có 6 tiết (mỗi bài 2 tiết), trong đó rất
nhiều bài tập đọc lại là ngữ liệu dạy học của các môn học khác. Vì vậy, chỉ khi
đọc được, hiểu được bài tập đọc đó thì các em mới có thể vận dụng vào các môn
học khác. Chính vì thế, càng khó khăn và nặng nề cho giáo viên khi dạy tập đọc.
* Trong năm học 2016-2017, khi chưa thực nghiệm dạy - học tăng thời
lượng môn tập đọc cho học sinh lớp 1 tôi đã khảo sát ngẫu nhiên 10 học sinh
khối 1. Kết quả như sau:
Bảng khảo sát chất lượng sau khi chưa thực hiện dạy - học tăng thời
lượng môn tập đọc lớp 1:
5


Tổng số học sinh
10

Số học sinh đọc đạt 30
tiếng/ phút
Số lượng
Tỷ lệ %
4
40%

Số học sinh đọc chưa đạt 30
tiếng/ phút

Số lượng
Tỷ lệ %
6
60%

Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ học sinh hoàn thành tốt còn thấp và tỷ lệ
học sinh chưa hoàn thành cao. Từ thực trạng trên tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu,
lựa chọn và áp dụng các phương pháp, giải pháp phù hợp vào quá trình dạy học
dựa trên trình độ, đặc điểm tâm lý của học sinh lớp tôi chủ nhiệm nhằm giải
quyết thực trạng trên.
2.3. Các sáng kiến, các giải pháp đã sử dụng để dạy học Tập đọc lớp 1:
a. Vị trí của việc dạy Tập đọc lớp 1:
* Đọc là gì:
- Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực
hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện
trong 4 dạng hoạt động, tương ứng với chúng là 4 kĩ năng: Nghe, đọc, nói, viết.
Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng từ chữ viết sang
lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá
trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị có nghĩa không có
âm thanh (ứng với hình thức đọc thầm).
* Ý nghĩa của việc đọc:
- Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá, khoa học,
tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của những người đương thời phần lớn
đã được ghi lại bằng chữ viết. Vì vậy, việc đọc có ý nghĩa sau:
+ Tiếp thu được nền văn minh của loài người: Kho tàng, văn minh của
loài người là rất phong phú và được ghi lại bằng chữ viết. Vì thế, chỉ khi nào đọc
được, hiểu được các em mới có thể tiếp thu được các kiến thức đó.
+ Hiểu và đánh giá cuộc sống; nhận thức được mối quan hệ tự nhiên, xã
hội, tư duy.
+ Giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác; thông hiểu tư

tưởng, tình cảm của người khác,…Từ đó, có những nhận thức và rung động tình
cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, lòng nhân ái, lòng vị tha,…Qua đó, bồi
dưỡng tâm hồn và nhân cách cho học sinh.
* Nhiệm vụ của dạy tập đọc lớp 1:
- Tập đọc là phân môn thực hành. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng nhất của
nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh.
- Giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm
việc với văn bản, làm việc với sách cho học sinh.
- Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ đời sống và kiến thức văn học cho học sinh.
- Phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh.
- Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh.
b. Mục tiêu phân môn Tập đọc lớp 1:
Phát triển kĩ năng đọc và nghe cho học sinh, cụ thể là:
6


* Đọc thành tiếng:
- Phát âm đúng.
- Ngắt nghỉ hơi hợp lí.
- Cường độ đọc vừa phải (không đọc to quá hoặc đọc lí nhí).
- Tốc độ đọc vừa phải (không ê a, ngắc ngứ hay liến thoắng), đạt yêu cầu
tối thiểu 30 tiếng/phút.
* Đọc thầm và hiểu nội dung:
- Biết đọc thầm, không mấp máy môi.
- Hiểu được nghĩa của các từ ngữ trong văn cảnh (bài đọc); trả lời được
các câu hỏi trong bài.
- Có khả năng trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc
luyện nói theo mẫu, phát biểu ý kiến của bản thân về một nhân vật hoặc một vấn
đề trong bài đọc.
* Nghe:

- Nghe và nắm được cách đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài.
- Nghe - hiểu các câu hỏi và yêu cầu của thầy, cô.
- Nghe - hiểu và có khả năng nhận xét ý kiến của bạn.
Trau dồi vốn tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu
biết của học sinh về cuộc sống, cụ thể:
- Làm giàu và tích cực hoá vốn từ, vốn diễn đạt.
- Bồi dưỡng vốn văn học ban đầu, mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống,
cung cấp mẫu để hình thành một số kĩ năng phục vụ cho đời sống và việc học
tập của bản thân.
- Phát triển một số thao tác tư duy cơ bản.
Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng; tình yêu
cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng trong cuộc sống; hứng thú đọc sách và
yêu thích tiếng Việt, cụ thể:
- Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng, biết ơn và trách nhiệm đối với
ông bà, cha mẹ, thầy cô; yêu trường lớp; đoàn kết, giúp đỡ bạn bè; vị tha, nhân hậu.
- Xây dựng ý thức và năng lực thực hiện những phép xã giao tối thiểu,
- Từ những mẩu chuyện, bài văn, bài thơ hấp dẫn trong sách giáo khoa,
hình thành ham muốn đọc sách, khả năng cảm thụ văn bản văn học, cảm thụ vẻ
đẹp của tiếng Việt và tình yêu tiếng Việt.
c. Nội dung chương trình và sách giáo khoa Tập đọc lớp 1:
Nội dung chương trình và sách giáo khoa phân môn tập đọc lớp 1 hiện
hành là:
- Tổng số tiết: 6 tiết/tuần x 13 tuần = 78 tiết.
(Trong đó có 6 tiết dành cho ôn tập)
- Gồm có: 3 chủ điểm và mỗi chủ điểm được học trong 4 tuần.
+ Nhà trường:
4 tuần: 24 tiết.
+ Gia đình:
4 tuần: 24 tiết.
+ Thiên nhiên - đất nước: 4 tuần: 24 tiết.

+ Một tuần dành cho ôn tập - kiểm tra.
7


- Về hình thức: Sách giáo khoa trình bày đẹp, phù hợp với nội dung:
+ Về kênh hình: Đa dạng và phong phú, đẹp về hình thức, rõ về nội
dung. Giúp cho học sinh định hướng được nội dung bài tập đọc sẽ học.
+ Về kênh chữ: Trình bày rõ ràng, mực in tốt. Giúp học sinh có thể
đọc thầm một cách dễ dàng.
d. Nội dung dạy - học Tập đọc lớp 1:
* Củng cố và nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh:
- Thông qua 36 bài tập đọc, trong đó có 22 bài văn xuôi (truyện, văn miêu
tả, văn bản khoa học và văn bản thông thường), 14 bài thơ, phân môn tập đọc
lớp 1 bước đầu nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm, bước đầu rèn luyện kĩ năng
đọc hiểu.
- Bám sát các chủ điểm, nội dung tập đọc phản ánh nhiều lĩnh vực khác
nhau, từ gia đình, nhà trường, thiên nhiên - đất nước, các vùng miền và các dân
tộc anh em trên đất nước ta đến các hoạt động văn hoá, khoa học, thể thao và các
vấn đề của xã hội như bảo vệ môi trường sống, rèn luyện kĩ năng sống hằng
ngày, nói về thiên nhiên đất nước Việt Nam...
- Qua phần hướng dẫn sư phạm cuối bài (bao gồm các mục từ ngữ, tìm
tiếng trong bài, ngoài bài, nối câu theo mẫu, câu hỏi, nói theo bài ), phân môn
tập đọc còn giúp học sinh nâng cao kĩ năng đọc - hiểu văn bản, cụ thể là:
- Tìm tiếng trong bài và ngoài bài có chứa vần đã học.
- Biết nói câu theo mẫu.
- Trả lời các câu hỏi trong nội dung bài.
- Nắm được nội dung bài tập đọc.
- Luyện nói theo bài vừa học giúp cho học sinh phát triển thêm lời nói,
ngôn ngữ của mình.
* Mở rộng vốn hiểu biết; bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, nhân cách cho

học sinh.
- Nội dung các bài tập đọc trong sách Tiếng Việt 1 phản ánh một số vấn
đề lớn đang đặt ra trước nhân dân ta và toàn nhân loại thông qua ngôn ngữ văn
học và những hình tượng giàu chất thẩm mĩ và nhân văn, do đó có tác dụng mở
rộng tầm hiểu biết, tầm nhìn về tự nhiên, xã hội, đất nước và đời sống; bồi
dưỡng tư tưởng, tình cảm và nhân cách cho học sinh.
e. Nguyên tắc dạy - học Tập đọc lớp 1:
* Nguyên tắc giao tiếp:
+ Học sinh phải được giao tiếp: Thể hiện qua việc đọc, hiểu nội dung bài
tập đọc, học sinh biết trao đổi với bạn về bài tập đọc, phải để học sinh tự nêu ý
kiến của mình nhằm tạo cho học sinh nhu cầu được giao tiếp.
+ Phải đặt học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức trong giờ học tập
đọc, phải làm sao cho tất cả học sinh đều được đọc, được trao đổi ý kiến.
+ Hình thành cho học sinh kĩ năng giao tiếp trong giờ tập đọc, phải đảm
bảo trong một giờ tập đọc các em được giao tiếp với thầy (cô) giáo và với các
bạn trong lớp. Từ đó tạo cho các em sự mạnh dạn, lựa chọn ngôn ngữ trong giao
tiếp thường ngày.
8


+ Đối với đối tượng học sinh vùng dân tộc thiểu số thì giáo viên phải tạo
cho học sinh có thói quen sử dụng tiếng Việt để giao tiếp: Trong quá trình học
tại lớp giáo viên phải nhắc nhở các em phải sử dụng tiếng Việt để giao tiếp với
bạn bè và thầy (cô). Đây là cách rất tốt để các em sử dụng tiếng Việt có kĩ năng
và có kĩ xảo.
* Nguyên tắc tư duy:
- Xuất phát từ mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy “Ngôn ngữ là quá
trình phản ánh trực tiếp của tư duy”, nên khi dạy học tập đọc cần phát triển tư
duy cho học sinh, cụ thể là:
+ Rèn luyện các thao tác và phẩm chất tư duy cho học sinh: Các thao tác

tư duy phải đi từ cụ thể đến trừu tượng: Phân tích - tổng hợp - so sánh, đối chiếu
- khái quát hoá - trừu tượng hoá.
+ Phải làm cho học sinh thông hiểu các đơn vị, ý nghĩa của các đơn vị
ngôn ngữ trong từng bài tập đọc.
+ Phải tạo điều kiện cho học sinh nắm được nội dung bài tập đọc và sử
dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong giờ tập đọc.
* Nguyên tắc chú ý đến tiếng mẹ đẻ của học sinh:
- Đối với học sinh người Kinh thì tiếng mẹ đẻ của các em là tiếng Việt nên
các em đã có có một vốn ngôn ngữ nhất định, hơn nữa các em đã được học phần
Học vần thì các em bước đầu đã có kĩ năng đọc, có em đã đọc trơn được các từ.
Đây là điều kiện thuận lợi cho giáo viên.
Tuy nhiên, đối tượng mà tôi nghiên cứu là học sinh ở vùng dân tộc thiểu
số đa số các em đều là con em dân tộc thiểu số, tiếng dân tộc chính là tiếng mẹ
đẻ của các em. Chính vì vậy, khi dạy tập đọc, giáo viên cần chú ý:
+ Khảo sát vốn ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh: Các em bắt đầu bước
vào lớp 1, vì thế các em có một số vốn ngôn ngữ tiếng Việt rất hạn chế, song rất
nhiều em còn chậm trong việc đọc, nhút nhát có em còn bập bẹ đánh vần. Vì
vậy, giáo viên phải lấy học sinh đọc tốt đọc mẫu nhằm mục đích giúp cho học
sinh hạn chế về đọc có hướng đọc theo, những từ nào mà các em còn lẫn lộn hay
đọc sai đã có bạn giúp đỡ.
Điều quan trọng là giáo viên phải khảo sát kĩ càng vốn ngôn ngữ tiếng
Việt của từng học sinh một, xem vốn ngôn ngữ tiếng Việt của từng em như thế
nào để có những biện pháp cụ thể để hướng dẫn các em.
g. Các phương pháp chung của dạy học Tập đọc lớp 1:
* Phương pháp phân tích ngôn ngữ:
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ là phương pháp xem xét các đơn vị
ngôn ngữ trên các bình diện để thấy rõ: Cấu trúc, ý nghĩa đặc trưng của các đơn
vị ngôn ngữ đó, nhằm giúp học sinh sử dụng các đơn vị ngôn ngữ có kĩ năng.
* Các dạng phân tích là:
- Quan sát ngôn ngữ: Khi dạy tập đọc phải để các em quan sát mặt chữ

của văn bản nhằm giúp các em định hướng tốt khi đọc.
- Phân tích ngữ âm: Nhằm giúp học sinh phát âm đúng các âm khó đọc
trong tiếng, trong từ.
9


- Phân tích ngữ pháp: Nhằm giúp học sinh xác định được câu trong văn bản.
- Phân tích chính tả: Nhằm giúp học sinh đọc đúng chính tả, không đọc sai
từ, tiếng, nhất là các dấu thanh (mà học sinh người ở vùng dân tộc thiểu số
thường mắc phải).
- Phân tích văn chương: Thường được sử dụng khi đọc - hiểu và đọc diễn
cảm, nhằm giúp học sinh hiểu được nội dung bài tâp đọc, tính cách nhân vật
trong các bài văn. Qua đó, giúp cho học sinh có năng lực cảm thụ văn học.
* Cách sử dụng:
- Khái quát hoá các bước phân tích trong các dạng ngôn ngữ.
- Sử dụng phối hợp với các phương pháp khác.
* Phương pháp luyện theo mẫu:
- Phương pháp luyện theo mẫu là phương pháp nhằm giúp học sinh tạo ra
đơn vị ngôn ngữ, lời nói theo mẫu.
- Đây là phương pháp phù hợp với học sinh người dân tộc thiểu số, bởi
nó phù hợp với tâm lí và trình độ nhận thức của các em (bắt chước, tư duy trực
quan cụ thể cao).
* Để thực hiện tốt phương pháp này giáo viên cần chú ý:
- Phải có mẫu đúng, hợp lí, phong phú, đa dạng, nhưng chú ý phải phù
hợp với trình độ của học sinh và nội dung bài tập đọc:
+ Giáo viên làm mẫu.
+ Đồ dùng dạy học trực quan.
+ Học sinh đọc tốt làm mẫu.
- Phát huy tính sáng tạo của học sinh tùy theo nội dung bài tập đọc.
- Sử dụng phối hợp với các phương pháp khác.

Tuy nhiên, giáo viên không nên lạm dụng phương pháp này bởi ít phát
huy tính sáng tạo, tính tích cực của học sinh vì các em chỉ biết bắt chước.
* Phương pháp giao tiếp:
- Phương pháp giao tiếp là phương pháp dựa vào lời nói, dựa vào thông
báo sinh động của cuộc sống, qua đó phát triển lời nói cho học sinh.
* Trong quá trình dạy học tập đọc, khi sử dụng phương pháp này giáo
viên cần chú ý:
- Tạo được môi trường giao tiếp: Không gian lớp học, thái độ thầy và trò,
ánh mắt của thầy, tạo sự gần gũi giữa giáo viên và học sinh …
- Tạo cho học sinh có hứng thú giao tiếp.
- Có nội dung giao tiếp: Trong hệ thống câu hỏi, trong tình huống dạy học.
Tuy nhiên, nội dung giao tiếp gắn với hoàn cảnh và mục đích giao tiếp.
- Có phương tiện giao tiếp.
h. Coi trọng nguyên tắc trực quan trong dạy học Tập đọc lớp 1:
- Sự cần thiết phải coi trọng nguyên tắc trực quan trong giờ dạy tập đọc
lớp 1, nhất là đối với học sinh ở vùng dân tộc thiểu số là rất cần thiết. Lê-nin
nói: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến
thực tiễn là con đường biện chứng của quá trình nhận thức”.

10


- Nguyên tắc trực quan trong dạy học tập đọc lớp 1 mà tôi muốn nói ở đây
là đồ dùng dạy học trực quan. Đối với học sinh tiểu học mới bắt đầu tiếp xúc với
tiếng Việt thì đồ dùng dạy học trực quan đóng một vai trò rất quan trọng. Chính
vì vậy, khi dạy học giáo viên chú ý:
+ Đọc mẫu: Trong dạy học tập đọc đối với đối tượng học sinh này việc
đọc mẫu tốt sẽ giúp các em định hướng tốt cho quá trình học đọc của mình.
+ Tranh, ảnh, vật thật hoặc vật thay thế: Đây là yêu cầu bắt buộc giáo viên
phải chuẩn bị khi dạy tập đọc lớp 1, đặc biệt khi dùng nó vào việc giải nghĩa từ.

Muốn các em hiểu hết nghĩa của các từ mới thì cần có tranh, ảnh, để giải nghĩa
từ đó. Qua đó, giúp học sinh ghi nhớ lâu hơn và việc đọc - hiểu của các em cũng
dễ dàng hơn.
+ Dùng ngôn ngữ của các em để giải nghĩa từ: Nếu giáo viên thành thạo
được ngôn ngữ của các em thì việc dạy đọc sẽ thuận lợi hơn nhiều, nhất là giúp
các em hiểu nghĩa từ mới và sửa sai khi các em đọc thành tiếng.
* Tuy nhiên, khi sử dụng đồ dùng dạy học trực quan, giáo viên cần chú ý:
+ Đồ dùng dạy học phải rõ ràng về nội dung và hình thức.
+ Đồ dùng dạy học phải đúng và đầy đủ với yêu cầu của bài học, không
nên sử dụng những đồ dùng dạy học chỉ có nêu một nghĩa so với yêu cầu hoặc
chỉ là vật tượng trưng cho yêu cầu của vấn đề. Bởi nếu như vậy làm cho học
sinh hiểu một cách phiến diện hoặc chung chung về vấn đề cần giải thích.
+ Không được lạm dụng đồ dùng dạy học trực quan, phải nắm rõ yêu cầu
của bài học để lựa chọn và đưa ra các đồ dùng dạy học, tài liệu trực quan có chất
lượng và sử dụng đúng mục đích dạy học đã xác định.
i. Các biện pháp dạy - học Tập đọc lớp 1 cho học sinh vùng dân tộc
thiểu số:
* Hướng dẫn đọc- học thuộc lòng:
- Yêu cầu:
+ Tốc độ đọc tối thiểu 30 tiếng/phút.
+ Đọc thành tiếng và đọc thầm:
Biết cách đọc phù hợp với các loại văn bản khác nhau (Nghệ thuật, khoa
học, nghị luận, văn bản thông thường,…). Biết đọc phân biệt lời người dẫn
chuyện và lời của các nhân vật.
- Kĩ năng phụ trợ:
+ Biết ghi chép các thông tin đã học.
+ Thuộc lòng một số bài văn vần.
- Đọc thành tiếng:
- Đọc mẫu: Việc đọc mẫu ở lớp 1 do giáo viên đảm nhiệm, việc đọc mẫu
bao gồm:

+ Đọc toàn bài: Thường nhằm giới thiệu, gây cảm xúc, tạo hứng thú và tư
thế đọc cho học sinh. Căn cứ trình độ học sinh của lớp mình mà giáo viên có thể
đọc mẫu 1 hoặc 2 lần, theo mục tiêu đề ra.
+ Đọc câu, đoạn: Nhằm hướng dẫn, gợi ý hoặc tạo “tình huống” để học sinh
nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc… (có thể đọc vài lần trong quá trình dạy học).
11


+ Đọc từ, cụm từ: Nhằm sửa phát âm sai và rèn luyện cách đọc đúng cho
học sinh. Phần này giáo viên phải chú ý đến từng học sinh vì các em thường
phát âm không đúng với chuẩn chính âm của tiếng Việt.
- Dùng lời nói, kết hợp với chữ viết, kí hiệu và đồ dùng dạy học để hướng
dẫn cách nghỉ hơi, tốc độ đọc, giọng đọc thích hợp (Thường phần này học sinh tại
địa phương tôi công tác đọc sai nhiều, nhiều em không biết cách ngắt câu, nghỉ hơi,
còn chẻ từ ra để đọc, … Vì vậy, giáo viên cần chú ý hướng dẫn kĩ phần này.
- Tổ chức đọc cá nhân (Đọc trong nhóm, đọc trước lớp), đọc đồng thanh
(Cả nhóm, cả tổ, cả lớp); nhận xét cách đọc của học sinh, sửa lỗi phát âm hoặc
lỗi thể hiện nội dung qua giọng đọc cho học sinh.
Trong việc luyện đọc cho học sinh, giáo viên cần biết nghe học sinh đọc
để có cách rèn luyện thích hợp với từng em và cần khuyến khích học sinh trong
lớp trao đổi, nhận xét về chỗ được, chỗ chưa được của bạn, nhằm giúp học sinh
rút kinh nghiệm để đọc tốt hơn.
- Đọc thầm:
- Dựa vào sách giáo khoa, giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh
nhằm định hướng việc đọc - hiểu (Đọc câu, đoạn hay khổ thơ nào? Đọc để biết,
hiểu, nhớ điều gì?...). Có đoạn văn (thơ) cần cho học sinh đọc thầm 2, 3 lượt với
tốc độ nhanh dần và từng bước thực hiện các yêu cầu từ dễ đến khó, nhằm rèn
luyện kĩ năng đọc - hiểu. Cần khắc phục tình trạng học sinh đọc thầm một cách
hình thức, giáo viên không nắm được kết quả đọc - hiểu của học sinh để nhắc
nhở trong quá trình dạy học.

- Các biện pháp có thể áp dụng là:
+ Giao nhiệm vụ để định hướng rõ yêu cầu đọc thầm cho học sinh (Đọc
câu nào, đoạn nào; đọc để trả lời câu hỏi hay để ghi nhớ, thuộc lòng; đọc để trả
lời câu hỏi nào).
+ Giới hạn thời gian để tăng cường tốc độ đọc thầm cho học sinh.
- Cách thực hiện biện pháp này là từng bước rút ngắn thời gian đọc của
học sinh và tăng độ khó của nhiệm vụ (Đọc lướt để tìm từ ngữ hay chi tiết, hình
ảnh nhất định trong 2 phút, rồi rút ngắn xuống 1 phút).
- Luyện đọc thuộc lòng:
- Ở những bài dạy có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cần cho học sinh
luyện đọc kĩ hơn. Có thể ghi bảng một số từ làm “điểm tựa” để học sinh tự nhớ
và đọc thuộc toàn bộ; hoặc tổ chức cuộc thi hay trò chơi luyện học thuộc lòng
một cách nhẹ nhàng gây hứng thú cho học sinh.
*) Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ trong bài và nội dung bài đọc:
- Yêu cầu:
+ Biết trả lời các câu hỏi liên quan đến bài tập đọc.
+ Hiểu nghĩa các từ mới trong bài.
+ Bước đầu biết đánh giá nhân vật, chi tiết và ngôn ngữ trong các bài tập
đọc có giá trị văn chương.
- Giúp học sinh hiểu nghĩa từ mới:
+ Những từ cần tìm hiểu nghĩa:
12


+ Từ ngữ khó đối với học sinh được nêu ở sau bài học.
+ Từ ngữ phổ thông mà học sinh địa phương chưa quen.
Đối với những từ ngữ còn lại, nếu học sinh nào chưa hiểu, giáo viên giải
thích riêng cho học sinh đó hoặc tạo điều kiện để học sinh khác giải thích giúp,
không nhất thiết phải đưa ra giảng giải chung cho cả lớp.
- Cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ ngữ: học sinh có thể tự

tìm hiểu nghĩa của từ ngữ bằng cách hiểu biết của mình. Bên cạnh đó, giáo viên
cũng có thể dựa vào vốn từ học sinh đã có để giải nghĩa, giải nghĩa bằng đồ
dùng dạy học (hiện vật, tranh vẽ, mô hình,…), dùng ngôn ngữ tiếng dân tộc hoặc
cho học sinh làm những bài tập nhỏ để nắm nghĩa của từ ngữ. Ví dụ:
+ Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa hoặc từ ngữ thông dụng ở địa phương,
tranh, ảnh, vật thật,…để giải nghĩa từ đó.
+ Đặt câu với từ ngữ đó.
+ Miêu tả sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm hoặc tính chất được gọi
tên bằng từ ngữ đó.
Điều cần chú ý là dù giải nghĩa từ ngữ theo cách nào cũng chỉ nên giới
hạn trong phạm vi nghĩa cụ thể ở bài học, không mở rộng ra những nghĩa khác,
nhất là những nghĩa xa lạ với học sinh. Giải nghĩa từ ngữ là một phần rất nhỏ
trong giờ tập đọc. Vì vậy, không nên đưa ra những biện pháp giải nghĩa cồng
kềnh vừa gây quá tải, vừa làm mất thời gian luyện đọc của học sinh.
- Giúp học sinh nắm vững câu hỏi (bài tập) tìm hiểu bài:
+ Phạm vi nội dung cần tìm hiểu:
+ Nhân vật (số lượng, tên, đặc điểm), tình tiết của câu chuyện.
+ Ý nghĩa của câu chuyện, của bài văn, bài thơ.
+ Cách tìm hiểu nội dung bài đọc: Phương hướng và trình tự tìm hiểu nội
dung bài đọc thể hiện ở những câu hỏi và bài tập đặt sau mỗi bài. Đối với học
sinh lớp 1, trước hết sách giáo khoa nêu các câu hỏi giúp học sinh tái hiện nội
dung bài đọc (câu hỏi tái hiện), sau đó dặt ra những câu hỏi giúp các em nắm
được những vấn đề thuộc tầng sâu hơn như ý nghĩa của bài, tính cách nhân vật,
thái độ của tác giả (câu hỏi suy luận). Dựa vào hệ thống câu hỏi và bài tập trong
sách giáo khoa, giáo viên tổ chức sao cho mỗi học sinh đều được làm việc để tự
mình nắm được bài.
Tuy nhiên, do yêu cầu hạn chế số chữ ở các câu hỏi cho phù hợp với khả
năng đọc của học sinh lớp 1, sách giáo khoa chỉ có thể nêu những vấn đề chính
cần thảo luận. Để giúp học sinh hiểu bài, giáo viên cần có thêm những câu hỏi
phụ, những yêu cầu, những lời giải bổ sung.

Sau khi học sinh nêu ý kiến, giáo viên sơ kết nhấn mạnh ý chính và ghi
bảng (nếu cần).
Giáo viên có thể tổ chức linh hoạt các biện pháp sau:
+ Tổ chức cho học sinh đọc thầm câu hỏi (bài tập) rồi trình bày lại yêu
cầu câu hỏi (bài tập) đó.
+ Giáo viên giải thích thêm cho rõ yêu cầu của câu hỏi (bài tập).

13


+ Tách câu hỏi (bài tập) trong sách giáo khoa thành một số câu hỏi (bài
tập) nhỏ hoặc bổ sung câu hỏi phụ để học sinh thực hiện. Chú ý, tránh đặt những
câu hỏi không phù hợp với nội dung câu hỏi chính, với chủ điểm học tập hoặc
vượt quá khả năng nhận thức của học sinh.
+ Tổ chức cho học sinh trả lời hay thực hiện làm mẫu một phần của câu
hỏi (bài tập) để cả lớp nắm được yêu cầu của câu hỏi (bài tập) đó.
+ Trong quá trình tìm hiểu bài, giáo viên cần chú ý rèn luyện cho học sinh
cách trả lời câu hỏi, diễn đạt ý bằng câu văn gọn, rõ.
- Tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi (thực hiện bài tập) tìm hiểu bài:
Dựa vào trình độ của học sinh để giáo viên có thể sử dụng các biện pháp sau:
+ Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân hoặc theo cặp, theo nhóm để trả
lời các câu hỏi hoặc thực hiện bài tập.
+ Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả bằng nhiều hình thức khác nhau.
Chú ý phải tập cho học sinh diễn đạt theo ý mình.
+ Trao đổi với học sinh, sửa lỗi cho học sinh hoặc tổ chức để học sinh giải
đáp thắc mắc cho nhau, góp ý cho nhau, đánh giá cho nhau trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ tìm hiểu bài.
+ Sơ kết, tổng kết ý kiến học sinh; ghi bảng nếu cần thiết.
k. Quy trình dạy - học Tập đọc tăng thời lượng cho học sinh lớp 1
vùng dân tộc thiểu số (Một bài Tập đọc dạy 3 tiết học):

TIẾT 1
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 – 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi ở bài tập đọc trước.
- GV nhận xét đánh giá.
B. Dạy học bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- GV sử dụng tranh ảnh, bài hát… phù hợp để giới thiệu và ghi đề bài lên bảng.
- Học sinh nối tiếp nhau nhắc lại tên bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc
a) GV đọc mẫu lần 1: HS nghe, xác định câu, dòng.
HS chỉ và nêu câu: Câu 1 từ ... đến ... GV đánh vị trí câu.
GV: Bài này có tất cả mấy câu?
HS: Tìm tiếng có vần khó đọc.
HS nêu, GV bổ sung một số từ và gạch chân.
b) Hướng dẫn HS luyện đọc
* Luyện các tiếng, từ ngữ:
- GV gọi HS đọc (cá nhân, cả lớp). Chú ý đọc theo GV chỉ.
- GV yêu cầu HS phân tích các tiếng khó, HS ghép các từ ngữ.
- GV giải nghĩa các từ, ngữ khó.
* Luyện đọc câu
- Mỗi câu 2 HS đọc, mỗi bàn đọc đồng thanh 1 câu.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
* Luyện đọc đoạn, bài
14


- Mỗi đoạn 2 – 3 HS đọc. HS đọc nối tiếp đoạn (cá nhân)
- 2 HS đọc toàn bài, cả lớp đọc đồng thanh.
* Thi đọc trơn cả bài
- Mỗi tổ cử 1 HS đại diện tổ (nhóm) để thi đọc giữa các tổ (nhóm), vài HS

có thể tham gia nhận xét đánh giá cùng giáo viên.
TIẾT 2
Hoạt động 3: Ôn các vần
a) Tìm tiếng trong bài có vần... (bài tập 1)
- GV cho HS tìm tiếng trong bài có vần ...
- HS đọc và phân tích các tiếng vừa tìm.
b) Tìm tiếng ngoài bài có vần ... (bài tập 2)
- GV gọi 2 HS đọc từ mẫu trong SGK và chia nhóm (3 - 4 HS thành một nhóm).
- HS thảo luận, tìm tiếng có vần ... sau đó đại diện nhóm nói tiếng có vần ...
- GV gọi các nhóm khác bổ sung, GV ghi nhanh các tiếng, từ HS tìm
được lên bảng và yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh toàn bộ các từ trên bảng.
c) Nói câu có tiếng chứa vần ...
- GV chia lớp thành 2 nhóm..
- HS quan sát tranh trong SGK, đọc câu mẫu.
- GV chia một đội nói câu có tiếng chứa vần ..., một đội nói câu có tiếng
chứa vần .... Đội nào nói được một câu được gắn 1 ngôi sao, đội nào chưa nói
kịp trừ 1 ngôi sao. Sau khoảng 3 - 5 phút, GV tổng kết đội nào được gắn nhiều
ngôi sao hơn sẽ thắng.
Hoạt động 4: Luyện đọc đoạn, tìm hiểu bài đọc và luyện nói
a) Luyện đọc
- HS đọc nối tiếp từng câu.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- HS đọc cả bài (cá nhân, lớp)
TIẾT 3
b) Tìm hiểu bài:
- HS đọc cá nhân từng câu hoặc đoạn của bài.
- HS đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi của bài.
c) Thi đọc hay:
- HS thi đua đọc giữa các tổ (.
d) Luyện nói

- HS đọc tên bài luyện nói.
- HS luyện nói theo gợi ý của GV.
C. Củng cố - dặn dò:
- HS đọc toàn bài.
- Về nhà đọc bài và xem bài sau.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Từ việc áp dụng các giải pháp đã nêu trên, kết quả đã có sự chuyển biến
rõ rệt. Kết quả khảo sát đã đạt được như sau:
15


Bảng khảo sát chất lượng sau khi thực hiện dạy - học tăng thời lượng
môn tập đọc lớp 1:
Tổng số
Số học sinh đọc đạt 30
Số học sinh đọc chưa đạt 30
Lớp
học sinh
tiếng/ phút
tiếng/ phút
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
1A
10
80
70%
2

20%
- Để đạt được kết quả cao trong việc giảng dạy các tiết Tiếng Việt nói
chung và phân môn tập đọc lớp 1 có tăng thời lượng trong một bài học nói riêng.
GV cần phải có phương pháp tổ chức linh hoạt tuỳ theo từng dạng bài, đồng thời
phải có kĩ năng, thao tác rõ ràng, chính xác để học sinh học hỏi. Bên cạnh đó
học sinh cũng cần có kiến thức cơ bản để nắm bài và vận dụng vào trong quá
trình tiếp thu của mình.
- Trong quá trình lên lớp giáo viên không nhất nhất theo khuôn mẫu mà
cần linh hoạt dựa vào thực trạng học sinh của lớp mình để có hình thức dạy học
phù hợp, phải làm thế nào để rèn cho học sinh được các kĩ năng, thao tác cần
thiết trong quá trình học.
- Trong mỗi tiết học cần phân định rõ ràng từng đối tượng học sinh để có
biện pháp dạy học phù hợp. Cụ thể đối với những học sinh chưa đọc câu được
mới chỉ đánh vần từng tiếng. nhận diện âm vần... giáo viên cần tách hẳn nhóm
đối tượng này riêng biệt và sử dụng hình thức dạy học riêng.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:
Qua quá trình dạy học thực tế, tôi đã rút ra được các kinh nghiệm trên
nhằm phục vụ cho tôi và đồng nghiệp trong việc dạy học tập đọc cho học sinh
lớp 1 ở vùng dân tộc thiểu số có chất lượng cao. Tôi mong sao qua đề tài này
chúng ta có thể áp dụng vào thực tế hiện nay, làm sao khi hoàn thành chương
trình tập đọc lớp 1 tất cả học sinh của chúng ta đọc khá thành thạo ngôn ngữ
tiếng Việt, hiểu nội dung văn bản và giao tiếp được với mọi người bằng ngôn
ngữ tiếng Việt. Từ việc đọc được, hiểu được ngôn ngữ tiếng Việt các em sẽ thấy
được sự phong phú của tiếng Việt, tạo cho các em hứng thú trong quá trình học
tiếng Việt. Qua các tác phẩm văn học, các em sẽ tìm được những cái hay, cái đẹp
và học tập theo, từ đó bồi dưỡng cho các em phẩm chất đạo đức và nhân cách
con người mới - đẹp và trong sáng về tâm hồn, thông minh về trí tuệ.
3.2. Kiến nghị:
+ Các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn nữa đến việc học tập của con em mình.

+ Các cấp Ủy Đảng, Chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đến
công tác giáo dục ở địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Dạy tập đọc - Lê Phương Nga - NXB Giáo dục - 2003.
2. Phương pháp dạy học Tiếng Việt - Lê Phương Nga, Nguyễn Trí
3. Sách giáo viên Tiếng Việt 1 (tập II) - Đặng Thị Lanh - NXB Giáo dục - 2002.

16


4. Phương pháp dạy học Tiếng Việt II - Lê Pương Nga, Nguyễn Trí- NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội - 2003.
5. Dạy học Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học theo chương trình mới Nguyễn Trí - NXB Giáo dục 2003.
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYÊN, TỈNH VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Vi Thị Hiền
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Trung Xuân
TT
1

Năm học

Tên đề tài

2014-2015 Một số kinh nghiệm
trong công tác CN
lớp ở tiểu học


XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Hội đồng KH
ĐG-XL
Phòng GD&ĐT
Quan Sơn

Xếp loại

Ghi chú

C

Quan Sơn, ngày 15 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Vi Thị Hiền

17


18



×