Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

ĐỀ CƯƠNG THẠC sĩ kỹ THUẬT (chuyên ngành phát triển nguồn nước)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.94 KB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI


ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC ĐIỀU PHỐI CÁC HỒ CHỨA LỚN
CẤP NƯỚC MÙA CẠN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - THÁI BÌNH

Hà Nội, tháng

năm


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI


ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC ĐIỀU PHỐI CÁC HỒ CHỨA LỚN
CẤP NƯỚC MÙA CẠN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - THÁI BÌNH

Chuyên ngành:
Mã số:



Phát triển nguồn nước
60 - 44 - 92

Học viên cao học:
Người hướng dẫn khoa học:

Hà Nội, tháng 5 năm 2006


Mục lục

I.

Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................1

II.

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước..............................................3
II.1 Ngoài nước...............................................................................................3
II.2 Trong nước...............................................................................................4
II.3 Về dòng chảy mùa cạn và giải quyết mâu thuẫn giữa phát điện với các
nhu cầu nước khác cho hệ thống..............................................................6

III.

Mục tiêu....................................................................................................7

IV.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ứng dụng............................................7

V.

Phương pháp nghiên cứu, công cụ sử dụng..............................................7
V.1 Phương pháp.............................................................................................7
V.2 Công cụ sử dụng.......................................................................................7

VI.

Các nội dung dự kiến................................................................................8

VII.

Chuẩn bị của Nghiên cứu sinh.................................................................9

VII.1 Tham gia các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học.....................................9
VII.2 Chuẩn bị của Nghiên cứu sinh...............................................................10
VIII.

Kế hoạch dự kiến thực hiện nghiên cứu.................................................10

IX.

Tài liệu tham khảo..................................................................................11

i


Vùng nghiên cứu: lưu vực sông Hồng - Thái Bình


ii


Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC ĐIỀU PHỐI CÁC HỒ CHỨA LỚN
CẤP NƯỚC MÙA CẠN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - THÁI BÌNH
I.

Tính cấp thiết của đề tài

Lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình là một hệ thống sông liên quốc gia chảy
qua ba nước Trung Quốc, Việt Nam và Lào. Đây là một trong những lưu vực
sông có lượng nước dồi dào - đứng thứ 22 trên thế giới với tổng lượng nước
hàng năm khoảng 130 đến 140 km3.
Phần lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình thuộc lãnh thổ Việt Nam bao gồm 26
tỉnh là nơi sinh sống của khoảng 25 triệu dân. Đặc biệt các khu dân cư tập trung
ở vùng châu thổ-có thủ đô Hà Nội-là trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế của cả
nước.
Sông Hồng - sông Thái Bình có lượng nước nhiều song phân bố không đều theo
không gian và thời gian. Hơn 90% bề mặt của lưu vực là đồi núi, nguồn nước
mặt chủ yếu do mưa. Về mùa mưa một lượng nước lớn tập trung nhanh thành
dòng chảy mặt gây nên lũ lớn trên diện rộng. Về mùa khô các sông suối thượng
nguồn khô hạn, nhiều vùng thiếu nước nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến hoạt
động phát triển kinh tế trên lưu vực. Thiếu nước nhiều khi nghiêm trọng ảnh
hưởng đến cả lượng nước cho ăn uống và sinh hoạt của người dân sống trên lưu
vực. Thiếu nước cũng dẫn đến nước mặn xâm nhập, giao thông thuỷ bị gián
đoạn, lượng nước duy trì hệ sinh thái sông không được đảm bảo.
Hệ thống công trình thuỷ lợi đã được liên tục đầu tư phát triển trên toàn phạm vi
lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình. Nhiều hồ chứa trên dòng chính, dòng

nhánh đã được xây dựng. Hệ thống các trạm bơm, đập dâng, cống lấy nước,
bơm tiêu, hệ thống kênh trục, kênh dẫn nước tưới, các hệ thống đê, công trình
phòng chống lũ, nhà máy thuỷ điện, công trình phục vụ giao thông thuỷ đã được
đầu tư xây dựng.
Tuy vậy cho đến nay hàng năm bão lũ, hạn hán vẫn thường xuyên xảy ra trên
phạm vi rộng. Đặc biệt tình hình thiếu nước ngày càng trở nên trầm trọng và có
diễn biến bất thường như mùa khô năm 2004, 2005 và 2006 mực nước sông
Hồng tại Hà Nội đã xuống tới mức báo động khoảng 1,38 đến 1,45 m (năm
1


2006), thấp nhất trong vòng 100 năm qua, thiếu nước đe dọa các hoạt động kinh
tế xã hội, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp của người nông dân trên toàn lưu
vực. Một số hệ thống thủy nông đã phải tận dụng thủy triều lấy nước triều
ngược vào hệ thống (hệ thống Bắc Hưng Hải) nên chất lượng nước khó đảm
bảo. Tuy nhiên, qua đợt hạn năm 2004, 2005 và hiện nay là năm 2006, nhờ có
hệ thống hồ điều tiết thượng lưu, đặc biệt là các hồ lớn như Hoà Bình, Thác Bà
đã điều phối cấp nước tưới trong giai đoạn đầu của vụ đông xuân, nhưng thiệt
hại do hạn hán và mực nước sông hạ thấp gây ra vẫn vô cùng lớn.
Một số lưu vực sông có tiềm năng phát triển thuỷ điện lớn ở nước ta như lưu
vực sông Đà, Lô ở miền Bắc, lưu vực sông Srepok, Sesan ở Tây Nguyên, lưu
vực sông Đồng Nai thuộc Đông Nam Bộ… có nhiều công trình thuỷ điện lớn và
vừa đã xây dựng và đi vào vận hành phục vụ đa mục tiêu phát điện, chống lũ và
cấp nước cho hạ du… Khi thiết kế các công trình thuỷ điện đều có quy trình vận
hành tuy mới ở mức độc lập, riêng rẽ phục vụ chủ yếu cho phát điện và chống
lũ. Việc phối hợp vận hành hợp lý của các hồ chứa bậc thang phục vụ đa mục
tiêu như sản xuất điện, nông nghiệp, công nghiệp, dân sinh, du lịch, sinh thái,
môi trường,…chưa được xem xét một cách chi tiết, đặc biệt là chưa có quy trình
vận hành điều phối cấp nước trong mùa cạn.
Hồ Hoà Bình trên sông Đà được xây dựng và đưa vào vận hành từ năm 1989

với quy trình vận hành năm 1994 (thiết kế) và qui trình vận hành chống lũ hạ du
ban hành năm 1997, 2005. Công trình đã vận hành hơn 15 năm, đã tham gia
chống lũ rất có hiệu quả, cấp nước cho hạ du hàng năm (từ tháng 1 đến tháng 3)
theo yêu cầu thực tế của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chứ chưa có
quy trình vận hành một cách chủ động. Hiện tại ở thượng lưu vực sông Hồng có
hai hồ lớn là Hòa Bình và Thác Bà, trong tương lai không xa sẽ có thêm một số
hồ chứa lớn tham gia vào phát điện và điều tiết dòng chảy cho hạ du (năm 2007
hồ Tuyên Quang trên sông Gâm, sau năm 2010 hồ Sơn La, Lai Châu (Nậm
Nhùn), Huổi Quảng, Bản Chát trên lưu vực sông Đà, hồ Văn Lăng và Nà Lạnh
thượng du sông Thái Bình). Theo các nghiên cứu qui hoạch cấp nước lưu vực
sông Hồng - Thái Bình do Viện QHTL thực hiện thì các hồ trên sẽ đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 và 2020. Mặc dù vậy, lượng nước
tích ở các hồ chứa có hạn, nhu cầu phát triển kinh tế sẽ tăng mạnh sau năm 2010
cùng với biến đổi khí hậu bất lợi thì việc thiếu nước là điều khó tránh khỏi. Do
2


đó, việc nghiên cứu các biện pháp phát triển tài nguyên nước trên lưu vực sông
Hồng - sông Thái Bình là đặc biệt quan trọng.
Vì vậy, việc điều phối cấp nước hợp lý trong mùa cạn của các hồ chứa lớn
thượng nguồn cho đồng bằng sông Hồng điều hòa lợi ích của các hộ dùng nước
khác nhau với mục tiêu mang lại hiệu quả kinh tế lớn nhất cho đồng bằng sông
Hồng - Thái Bình là rất cần thiết.
II.

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

II.1
a)


Ngoài nước
Phương pháp luận

Trên thế giới, việc nghiên cứu điều hành lũ, điều phối cấp nước, phát điện và
các lợi ích khác được nhiều học giả và các chuyên gia nghiên cứu rất sâu. Đối
với việc quản lý hệ thống các hồ phòng lũ, phát điện và cấp nước có thể tóm tắt
những hướng phát triển chính như sau:
(1) Quản lý hệ thống theo biểu đồ điều phối cấp nước: Hướng nghiên cứu này
thường được ứng dụng đối với các hồ chứa độc lập và đơn thuần chỉ có
nhiệm vụ cấp nước, phát điện và chống lũ cho bản thân công trình. Đối với
hệ thống hồ chứa bậc thang phát điện đã nghiên cứu phát triển các phương
pháp tối ưu hoá để xác định chế độ làm việc tối ưu của hệ thống hồ chứa.
(2) Quản lý theo mô hình: đây là hướng phát triển hiện đại. Hệ thống các hồ
chứa và công trình phân phối nước được thiết lập như một hệ thống tổng hợp.
Các nghiên cứu tập trung xây dựng các mô hình mô phỏng kết hợp với dự
báo để trợ giúp điều hành cho công tác quản lý vận hành.
Theo hướng này, một loạt các mô hình mô phỏng phục vụ công tác điều hành
và quản lý hệ thống đã được phát triển: Các mô hình mô phỏng tính toán
dòng chảy trong hệ thống sông như mô hình thuỷ lực 1 chiều, 2 chiều, 3
chiều, họ mô hình HEC (HEC-3, HEC-5, HEC-RAS, HEC-ResSim). Các mô
hình tính toán vỡ đập như DWOPER, DAMBRK, FLDWAY; tính toán và
điều phối nguồn nước lưu vực (MIKE11, MIKE21, MIKE BASIN, MITSIM,
RIBASIM)

3


(3) Tự động hoá trong công tác điều hành: Việc tự động hoá đã được thực hiện ở
những nước tiên tiến như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Đài loan, Trung quốc.
Theo hướng này, để có thể tự động hoá trong điều hành hệ thống cần thiết

phải kèm theo các thiết bị đo và điều khiển tự động.
b)

Công nghệ dự báo hiện đại

Nhiều mô hình toán đã kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu như hệ thông tin địa lý
(GIS), các vệ tinh, Rada để tăng tính hiệu quả của các mô hình toán. Kỹ thuật
dự báo số trong dự báo tác nghiệp được phát triển mạnh.
c)

Các trung tâm kiểm soát và điều độ nguồn nước phạm vi quốc gia

Nhằm điều hành thống nhất và có hiệu quả kiểm soát lũ, chia sẻ nguồn nước
trên phạm vi quốc gia phần lớn các nước tiên tiến như Nga, Mỹ, Anh, Nhật, Hà
Lan, Đan Mạch, Canada, Cộng hoà Liên bang Đức v.v đã xây dựng các trung
tâm, chia sẻ thông tin với nhau. Ở các trung tâm này có các trang thiết bị thu
phát thông tin hiện đại, các phần mềm mạnh và đặc biệt là việc ứng dụng công
nghệ viễn thám cho phép phân tích ngập lụt, hạn hán và tổn thất thiên tai, nhằm
trợ giúp lựa chọn giải pháp phòng tránh hiệu quả. Các trung tâm có trang WEB
riêng và thường xuyên phát tin trên mạng Internet.
II.2
a)

Trong nước
Các dự án làm thay đổi cơ sở hạ tầng

- Dự án nâng lõi đập hồ Hòa Bình đến cao trình 122,5m phục vụ chống lũ
49.000 m3/s đã được công ty Hydroproject của Cộng hoà liên bang Nga
thực hiện, Bộ Công nghiệp và Bộ Khoa học & Công nghệ đã tiến hành
thẩm định và đệ trình phê duyệt.

- Hồ chứa Tuyên Quang trên sông Gâm sẽ vận hành tổ máy đầu tiên vào
năm 2007. Sự ra đời của hồ Tuyên Quang sẽ bổ sung thêm dung tích điều
tiết phòng lũ và cấp nước cho hạ du.
- Hồ Sơn La trên sông Đà đưa tổ máy số 1 vào hoạt động năm 2009 sẽ nâng
tổng dung tích phòng lũ hạ du lên 7 tỷ m 3. Hồ Lai Châu (Nậm Nhùn) và
hồ Bản Chát, hồ Nậm Quảng trên nhánh sông Nậm Mu cũng sẽ đưa vào
hoạt động năm 2010 - 2013. Toàn cảnh bức tranh về phòng lũ và khai thác

4


tài nguyên nước trên đồng bằng sông Hồng - Thái Bình sẽ thay đổi sâu
sắc khi hệ thống hồ ra đời. Cần nắm bắt những thay đổi này và thể hiện
trong quy trình điều tiết cấp nước cho đồng bằng sông Hồng - Thái Bình.
- Dự án “làm sống lại sông Đáy” đang được thử nghiệm với những bước đi
ban đầu như xây dựng mới cống Vân Cốc 3 cửa, tiến tới 9 cửa, kênh dẫn
lũ Ngọc Tảo, cống Đáy, thực hiện dẫn nước sông Hồng vào sông Đáy 50
m3/s trong mùa kiệt, thực hiện phân lưu lượng thường xuyên 600 m3/s
vào đầu và cuối mùa lũ hàng năm vào sông Đáy. Với sự ra đời của các hồ
chứa nước lớn thượng nguồn, con người mơ ước trong một tương lai gần
sẽ loại bỏ việc phải sử dụng hai cánh đồng màu mỡ Chương Mỹ, Mỹ Đức,
nơi có gần 1 triệu người đang sinh sống làm khu phân chậm lũ.
b)

Các tiêu chuẩn tính toán và phương pháp luận
- Tiêu chuẩn ngành về phòng chống lũ đồng bằng sông Hồng - Thái Bình:
chống lũ 500 năm giữ mực nước Hà Nội không vượt 13,4 m, mực nước
Phả Lại không vượt 7,2 m đã được thông qua. Đê không tôn cao, chỉ gia
cố tăng mức nước an toàn.


c)

Các dự án và nghiên cứu liên quan đến điều phối cấp nước trong lưu vực
- Dự án xây dựng “Quy trình vận hành liên hồ chứa trên sông Đà và sông
Lô phục vụ đa mục tiêu, đảm bảo an toàn và phát triển kinh tế xã hội đồng
bằng Bắc Bộ”, 2005-2007 (Viện Quy hoạch Thủy lợi, Viện Khoa học
Thủy lợi). Trong dự án này chỉ xét đến 3 hồ chứa Hòa Bình (trên sông
Đà), Thác Bà (trên sông Chảy) và Tuyên Quang (trên sông Gâm).
- Đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn điều hành cấp
nước mùa cạn cho đồng bằng sông Hồng”, 2005-2007 (Trường Đại học
Thủy lợi). Trong đề tài này chỉ xét đến 4 hồ chứa Sơn La và Hòa Bình
(trên sông Đà), Thác Bà (trên sông Chảy) và Tuyên Quang (trên sông
Gâm).

II.3

Về dòng chảy mùa cạn và giải quyết mâu thuẫn giữa phát điện với
các nhu cầu nước khác cho hệ thống

a) Nhiệm vụ cấp nước cho hạ lưu đã thay đổi so với thiết kế ban đầu.

5


- Theo thiết kế xả xuống hạ du mùa kiệt không nhỏ hơn 600 m 3/s, trong đó
dòng chảy sinh thái chưa được xác định một cách có cơ sở khoa học.
- Tần suất cấp nước thiết kế hiện tại p = 75%, nhưng theo quy hoạch phát
triển sẽ nâng lên p = 85%.
- Các nghiên cứu giai đoạn trước khi có thêm các hồ chứa mới như Tuyên
Quang và Sơn La mới là cân bằng lượng nước cho cả mùa mà chưa

nghiên cứu cho tuần, tháng nên đã gây tình trạng thiếu nước trong các
năm từ 2003 - 2004.
b) Tình hình thời tiết biến động, do ảnh hưởng của Elnino và Lanila, các chu ky
khô hạn có xu thế gia tăng và nước đến trong mùa cạn có xu thế ngày càng ít
do mưa mùa cạn giảm làm tăng tính khốc liệt của tình hình thiếu nước. Trong
khi yêu cầu dùng nước của các ngành kinh tế có xu thế ngày càng tăng do
phát triển kinh tế, dân số tăng, đặc biệt là cấp nước vụ đông - đang trở thành
vụ chính do tăng vụ và thâm canh. Điều đó đồng nghĩa với lượng nước cần
tăng đột biến.
c) Đối với hồ chứa Hòa Bình và Thác Bà mới chỉ có quy trình vận hành chống
lũ chứ chưa có quy trình cấp nước trong mùa cạn cho vùng đồng bằng, chính
vì vậy chưa chủ động trong việc lập kế hoạch hàng năm cho phát điện và cấp
nước hạ du.
d) Đối với hệ thống công trình cấp và phân phối nước vùng đồng bằng hiện
chưa có quy trình điều hành chung cho cả hệ thống.
e) Chưa có những nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho việc xác định nhu cầu
nước sinh thái cho các hệ thống sông Hồng - Thái Bình.
Với những vấn đề được trình bày ở trên, việc nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm
điều hành hệ thống các hồ chứa lớn phục vụ điều phối và chia sẻ nguồn nước
cho các hộ dùng nước khác nhau trong mùa cạn, nhằm tránh những tổn thất lớn
về kinh tế xã hội là rất cấp thiết.

6


III.

Mục tiêu

- Đánh giá diễn biến dòng chảy mùa cạn có xem xét đến nhu cầu dùng nước

phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở đồng bằng sông Hồng - Thái Bình.
- Đề xuất cơ sở khoa học điều phối các hồ chứa lớn cấp nước mùa cạn cho
đồng bằng sông Hồng - Thái Bình.
IV.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ứng dụng
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là dòng chảy mặt mùa cạn ở hạ du lưu
vực sông Hồng - sông Thái Bình.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là (về không gian) lưu vực sông Hồng Thái Bình, (về thời gian) tập trung vào thời gian mùa cạn chủ yếu từ tháng
1 đến tháng 3 - là thời gian căng thẳng về nước - lượng nước đến nhỏ
trong khi đó lượng nước sử dụng cho nông nghiệp lại lớn. Dự kiến các hồ
chứa lớn cần đưa vào nghiên cứu bao gồm các hồ đã có như Hòa Bình,
Thác Bà, Tuyên Quang và các hồ sẽ được xem xét như Sơn La, Lai Châu
(Nậm Nhùn), Huổi Quảng, Bản Chát ....

V.

Phương pháp nghiên cứu, công cụ sử dụng

V.1

Phương pháp

- Phương pháp điều tra, khảo sát phân tích tổng hợp.
- Phương pháp phân tích hệ thống, phân tích thống kê.
- Phương pháp mô hình toán thuỷ văn, thuỷ lực, cân bằng nước và ứng
dụng công nghệ hiện đại GIS.
- Phương pháp chuyên gia.
V.2


Công cụ sử dụng

- Khai thác, sử dụng các phần mềm phù hợp với những nội dung nghiên
cứu. Xây dựng và khai thác các mô hình tính toán thủy văn, thủy lực điều
tiết cấp nước từ hệ thống hồ chứa phục vụ cho các hoạt động kinh tế xã
hội vùng đồng bằng.
- Một số mô hình và phần mềm có thể được sử dụng: Mike 11(-GIS), Mike
Basin, HEC-ResSim, …

7


VI.

Các nội dung dự kiến
Dự kiến đề tài bao gồm các nội dung sau:

Nội dung 1: Tổng quan về nghiên cứu điều hành hệ thống hồ chứa cấp
nước trong mùa cạn.
- Các khái niệm và định nghĩa.
- Tình hình nghiên cứu ngoài nước.
- Tình hình nghiên cứu trong nước.
- Những vấn đề tồn tại cần giải quyết.
- Giới hạn của luận án.
Nội dung 2: Thiết lập bài toán điều hành hệ thống hồ chứa cấp nước trong
mùa cạn cho đồng bằng sông Hồng - Thái Bình
- Tổng quan về lưư vực nghiên cứu.
- Hiện trạng điều hành hệ thống hồ chứa và mâu thuẫn giữa các ngành
dùng nước trong mùa cạn.
- Xây dựng bài toán cấp nước trong mùa cạn bao gồm sơ đồ tính toán, mô

phỏng các kịch bản, phân tích và lựa chọn kịch bản.
Nội dung 3: Ứng dụng mô hình toán tính toán theo các kịch bản cấp nước
mùa cạn cho đồng bằng sông Hồng - Thái Bình
- Các ràng buộc
o Ràng buộc về nhu cầu dùng nước của các hộ dùng nước.
o Ràng buộc về dòng chảy sinh thái.
o Ràng buộc về nồng độ mặn v.v…
- Xây dựng tập hàm vào tương ứng với mỗi kịch bản.
- Tính toán các kịch bản.
Nội dung 4: Cơ sở khoa học điều phối các hồ chứa lớn cấp nước mùa cạn
cho đồng bằng sông Hồng - Thái Bình
Trên cơ sở kết quả tính toán diễn biến dòng chảy hiện tại và theo các kịch bản

8


được mô phỏng, đề xuất cơ sở khoa học nhằm điều phối một cách hợp lý các hồ
chứa lớn trong mùa cạn giảm thiểu tình trạng cạn kiệt, đảm bảo lợi ích của các
ngành kinh tế và các hộ dùng nước.
- Những tồn tại trong việc điều phối cấp nước mùa cạn hiện tại
- Ưu nhược điểm và tính khả thi của mỗi kịch bản
- Đề xuất lựa chọn kịch bản điều phối các hồ chứa lớn trong mùa cạn giảm
thiểu tình trạng cạn kiệt, đảm bảo lợi ích của các ngành kinh tế và các hộ
dùng nước
Kết luận
- Các kết luận tổng quát.
- Những đóng góp mới của luận án.
- Các tồn tại và kiến nghị.
VII. Kế hoạch dự kiến thực hiện nghiên cứu
VIII. Tài liệu tham khảo

1. Ngô Đình Tuấn - Nguyễn Như Khuê - Nguyễn Ân Niên + nnk. Nghiên cứu
phân lũ sông Hồng qua sông Đáy - ĐHTL 1973 - 1976.
2. Ngô Đình Tuấn, Hà Văn Khối + nnk. Nghiên cứu dự thảo sửa đổi quy trình
vận hành hồ chứa thủy điện Hòa Bình, 2003-2005.
3. Nguyễn Như Khuê. Mô hình toán thuỷ lực VRSAP - ĐHTL 1973 - 1985 và
1986 - 1997.
4. Nguyễn Ân Niên - Mô hình toán thuỷ lực KOD-01 - ĐHTL 1977 - 1986.
5. Đỗ Cao Đàm, Đoàn Trung Lưu. Xây dựng biểu đồ điều phối tối ưu hồ chứa
thuỷ điện Thác Bà (Đề tài nhánh thuộc đề tài NCKH cấp nhà nước do
Trường Đại học Thuỷ lợi thực hiện (1980).
6. DHI, Đan Mạch. Hướng dẫn sử dụng bộ mô hình họ MIKE.

9



×