Tải bản đầy đủ (.doc) (190 trang)

Định hướng thị hiếu thẩm mỹ của học viên ở các nhà trường quân đội nhân dân việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (727.89 KB, 190 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực
và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Phạm Văn Hậu


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1.
Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến luận án
1.2.
Khái quát kết quả các công trình đã công bố và những vấn
đề luận án cần giải quyết
Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG THỊ
HIẾU THẨM MỸ CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC NHÀ
TRƯỜNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
2.1.
Quan niệm về thị hiếu thẩm mỹ và định hướng thị hiếu
thẩm mỹ của học viên ở các nhà trường Quân đội nhân
dân Việt Nam
2.2.


Một số vấn đề có tính quy luật trong định hướng thị hiếu
thẩm mỹ của học viên ở các nhà trường Quân đội nhân
dân Việt Nam
Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ YÊU CẦU TRONG ĐỊNH HƯỚNG
THỊ HIẾU THẨM MỸ CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC NHÀ
TRƯỜNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN
NAY
3.1.
Thực trạng định hướng thị hiếu thẩm mỹ của học viên ở
các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
3.2.
Một số yêu cầu trong định hướng thị hiếu thẩm mỹ của học
viên ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
Chương 4 GIẢI PHÁP CƠ BẢN BẢO ĐẢM ĐỊNH HƯỚNG THỊ HIẾU
THẨM MỸ CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC NHÀ TRƯỜNG QUÂN
ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY
4.1.
Nâng cao năng lực thẩm mỹ của các chủ thể giáo dục đào
tạo ở mỗi nhà trường
4.2.
Xây dựng môi trường văn hóa giàu tính thẩm mỹ ở các nhà
trường quân đội
4.3.
Tích cực hóa vai trò của học viên trong tự định hướng thị
hiếu thẩm mỹ
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


5
9
9
24
28
28
58

77
77
116
125
125
135
150
163
164
165


PHỤ LỤC

176


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thị hiếu thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng cấu thành ý thức

thẩm mỹ của con người, là “phong vũ biểu” của sự thưởng thức, đánh giá,
sáng tạo thẩm mỹ và nghệ thuật. Nó giúp con người nhận thức, cảm thụ thế
giới thẩm mỹ bằng những mẫn cảm đặc biệt, giúp chủ thể loại bỏ cái sai, cái
xấu, cái phi lý, cảm nhận cái đúng, cái đẹp, cái hài hòa. Không có thị hiếu
thẩm mỹ đúng, có ý nghĩa đích thực thì không có cuộc sống đẹp, nó là tiềm
năng, là sự sáng tạo và cũng là thước đo quan trọng của phẩm cách văn hóa.
Ngày nay, tác động của mặt trái kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, mở cửa, giao lưu, hội nhập làm cho quan điểm thẩm mỹ của xã hội có
những biến đổi phức tạp. Nó đang tạo ra những xung đột giữa những quan điểm
thẩm mỹ mới và cũ, truyền thống và hiện đại. Các tàn dư của quan điểm thẩm mỹ
thấp kém, sai lầm trong thế giới hiện đại đang tạo ra các xáo trộn trong thị hiếu
thẩm mỹ của nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Cùng với đó, chủ nghĩa đế quốc và
các thế lực thù địch đang đẩy mạnh chiến lược "diễn biến hòa bình", thúc đẩy "tự
diễn biến", "tự chuyển hóa". Chúng tập trung phá hoại truyền thống văn hóa thẩm
mỹ dân tộc, truyền bá văn hóa thẩm mỹ phương Tây, làm lệch lạc thị hiếu thẩm
mỹ, thị hiếu nghệ thuật của nhân dân. Những tác động đó càng trở nên phức tạp
trước cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Với các phương tiện kết nối
internet rất phổ biến hiện nay, mọi người đều có thể tiếp cận với đủ loại quan
điểm và các sản phẩm văn hóa thẩm mỹ, trong đó thực - ảo, đúng - sai, đẹp - xấu,
tích cực - tiêu cực, cách mạng - phản động… đen xen, lẫn lộn. Do đó, nếu không
có sự định hướng nhân dân, nhất là thế hệ trẻ rất dễ lệch lạc về thị hiếu.
Đối với học viên ở các nhà trường quân đội nhân dân Việt Nam, định
hướng thị hiếu thẩm mỹ còn có vai trò đặc biệt. Bởi vì, họ là những người được
đào tạo trở thành sĩ quan cấp phân đội, trực tiếp giữ gìn, phát huy các giá trị thẩm
mỹ quân sự và sẽ là người giáo dục, định hướng thẩm mỹ quân sự cho cán bộ,
chiến sĩ khi ra trường. Trong khi đó, họ đều là thanh niên trẻ, tri thức, kinh
nghiệm thẩm mỹ hạn chế, dễ thay đổi, chán nản khi gặp khó khăn, thử thách... Họ


6


đều mới tiếp xúc với môi trường quân sự với những yêu cầu mới về mặt thẩm mỹ
rất khác biệt. Cho nên, định hướng thị hiếu thẩm mỹ còn hướng cho học viên hình
thành, phát triển thị hiếu thẩm mỹ quân sự vững chắc, biết thưởng thức, đánh giá
và sáng tạo các giá trị thẩm mỹ trong quá trình học tập; hoàn thiện văn hóa thẩm
mỹ của người cán bộ, sĩ quan Quân đội để sau khi ra trường họ biết lãnh đạo, chỉ
đạo, định hướng cho cán bộ, chiến sĩ có đời sống thẩm mỹ lành mạnh, tiến bộ.
Thực tiễn quá trình giáo dục đào tạo ở các nhà trường Quân đội
những năm qua cho thấy, cấp ủy đảng, người chỉ huy, chính ủy, chính trị
viên và đội ngũ giảng viên ở các nhà trường Quân đội đã có những chủ
trương, biện pháp bảo đảm định hướng thị hiếu thẩm mỹ của học viên. Vì
vậy, thị hiếu thẩm mỹ của học viên phát triển đúng quy luật, góp phần tích
cực vào việc hình thành thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, hoàn thiện nhân cách
Bộ đội Cụ Hồ, thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục đào tạo. Bên cạnh
những thành tựu đạt được, định hướng thị hiếu thẩm mỹ của học viên vẫn
có những hạn chế như: Nhận thức và năng lực của các chủ thể về định
hướng thị hiếu thẩm mỹ còn hạn chế; cơ sở vật chất, phương tiện bảo đảm
cho định hướng còn thiếu; khai thác giá trị văn hóa thẩm mỹ ở các nhà
trường còn bất cập; đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục thẩm mỹ chưa
hiệu quả; chất lượng quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa thẩm mỹ
chưa cao; tính tự giác trong tự định hướng của học viên chưa phát huy tốt,...
Từ các lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề“Định hướng thị hiếu thẩm mỹ của
học viên ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về thị hiếu thẩm mỹ và định
hướng thị hiếu thẩm mỹ của học viên các nhà trường Quân đội nhân dân Việt
Nam, từ đó đề xuất giải pháp cơ bản bảo đảm định hướng thị hiếu thẩm mỹ
của học viên ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu



7

Làm rõ một số vấn đề cơ bản về thị hiếu thẩm mỹ và đặc điểm thị hiếu
thẩm mỹ của học viên ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam.
Luận giải thực chất, những vấn đề có tính quy luật trong định hướng thị
hiếu thẩm mỹ của học viên ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam.
Làm rõ thực trạng và những yêu cầu trong định hướng thị hiếu thẩm mỹ
của học viên ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
Đề xuất giải pháp cơ bản bảo đảm định hướng thị hiếu thẩm mỹ của
học viên ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
* Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực chất và những vấn đề có tính quy luật trong định hướng
thị hiếu thẩm mỹ của học viên ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu
Những vấn đề lý luận, thực tiễn cơ bản về giáo dục thẩm mỹ và định
hướng thị hiếu thẩm mỹ của học viên ở các nhà trường Quân đội nhân dân
Việt Nam (đối tượng đào tạo bậc đại học chính quy, tập trung, đào tạo ra làm
sĩ quan cấp phân đội).
Phạm vi khảo sát: Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục
Quân 1, Trường Sĩ quan Pháo Binh, thời gian nghiên cứu, khảo sát từ năm
2011 đến nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án
* Cơ sở lý luận
Là hệ thống những quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, mỹ
học Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng về
về văn hóa thẩm mỹ, giáo dục thẩm mỹ, về chiến lược phát triển con người
nói chung, chiến lược con người trong lĩnh vực quân sự nói riêng và thành tựu

của các công trình khoa học đã công bố có liên quan trực tiếp đến luận án.
* Cơ sở thực tiễn
Các báo cáo tổng kết có liên quan của các cơ quan chức năng, các
khoa giáo viên ở các nhà trường quân đội từ năm học 2011 - 2012 đến nay và
các số liệu điều tra xã hội học của tác giả.
* Phương pháp nghiên cứu


8

Luận án nghiên cứu thẩm mỹ ở đối tượng đang xét dưới góc độ triết học,
chủ yếu sử dụng hệ thống phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử; ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu khác như: lôgíc và lịch sử; hệ thống - cấu trúc; phân tích và tổng hợp; thống
kê và so sánh; điều tra xã hội học và phương pháp xin ý kiến chuyên gia.
5. Những đóng góp mới của luận án
Nội dung đặc thù và tính quy luật trong định hướng thị hiếu thẩm mỹ của
học viên ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam.
Phác họa bức tranh chân thực về thực trạng định hướng thị hiếu thẩm mỹ
của học viên ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
Những giải pháp cơ bản bảo đảm định hướng thị hiếu thẩm mỹ của
học viên ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần cung cấp luận cứ khoa
học cho định hướng thị hiếu thẩm mỹ của học viên ở các nhà trường Quân đội
nhân dân Việt Nam hiện nay.
Luận án còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng
dạy và vận dụng vào định hướng thị hiếu thẩm mỹ của học viên các trường
trong và ngoài quân đội hiện nay.
7. Kết cấu của luận án

Luận án gồm: Mở đầu; tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến
đề tài luận án; 3 chương (9 tiết); kết luận; danh mục các công trình của tác giả đã
công bố có liên quan đến đề tài; danh mục tài liệu tham khảo; phụ lục.


9

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1 Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến luận án
1.1.1 Những công trình khoa học tiêu biểu về thị hiếu thẩm mỹ
Tư tưởng về thị hiếu thẩm mỹ xuất hiện từ rất sớm trong triết học Hy
Lạp, La Mã cổ, trung đại đến triết học Trung Hoa, Ấn Độ cổ, trung đại.
Thuật ngữ "Gustus" trong tiếng La Tinh và thuật ngữ "Thị hiếu" trong tiếng
Trung Quốc cổ đều có nghĩa là "sở thích".
Người đầu tiên nghiên cứu sâu sắc về khái niệm thị hiếu là E. Cantơ.
Trong công trình "Phê phán năng lực phán đoán" [9] viết năm 1790, E. Cantơ
đã coi thị hiếu là khả năng tự tìm ra các sở thích riêng của mình. Với mệnh đề
"phán đoán thị hiếu là phán đoán thẩm mỹ" [9, tr. 38], E. Cantơ đã xây dựng
một công trình khoa học công phu nghiên cứu về khả năng, năng lực phán đoán
của cá nhân về cái đẹp và cái cao cả. Ông cho rằng thị hiếu thẩm mỹ về bản
chất mang tính vô tư, thờ ơ với các quyền lợi vật chất. Đó là cảm thụ mang tính
chủ quan của chủ thể trước cái đẹp và cái cao cả. Mặc dù có đóng góp to lớn
cho sự phát triển của khoa học mỹ học nhưng E. Cantơ lại rơi vào chủ nghĩa
duy tâm chủ quan cực đoan trong thưởng thức, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ.
G. Hêghen, người có nhiều đóng góp vào sự phát triển của triết học nhân
loại nói chung, mỹ học và nghệ thuật nói riêng. Các quan điểm thẩm mỹ của ông
được trình bày tập trung trong tập bài giảng "Mỹ học" [42] tại trường đại học
Béclin và trường đại học Hayđenbéc từ năm 1817 đến năm 1829. Trong các bài

giảng của mình, Hêghen khẳng định: Cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả được vận
động theo sự vận động của ý niệm trong lĩnh vực nghệ thuật. Theo đó, quan
niệm về thị hiếu thẩm mỹ của G. Hêghen gắn liền với sở thích trong cảm thụ và
sáng tạo nghệ thuật. Tuy nhiên, trên lập trường duy tâm khách quan, G. Hêghen
luận giải sai lầm về bản chất của thị hiếu nghệ thuật, ông quy cái thẩm mỹ và
nghệ thuật về sự tự nhận thức các “ý niệm tuyệt đối”.


10

Khác với khuynh hướng duy tâm khách quan và duy tâm chủ quan cho
cái thẩm mỹ không có trong hiện thực, dó đó thị hiếu thẩm mỹ gắn liền với
cảm giác chủ quan của con người hoặc do thế giới tinh thần thần bí chi phối.
Các nhà mỹ học duy vật trước C. Mác cho rằng, cái thẩm mỹ tồn tại ngay
trong đời sống. Đại biểu tiêu biểu cho khuynh hướng này là nhà mỹ học dân
chủ Nga G. Tsérnưsépxki. Trong tác phẩm: "Quan hệ thẩm mỹ của nghệ
thuật với hiện thực" [121], G. Tsérnưsépxki đã phê phán toàn diện các bài
giảng mỹ học của G. Hêghen cho rằng cái thẩm mỹ là thuộc tính vốn có của
ý niệm, và khẳng định cái thẩm mỹ là thuộc tính của đời sống. Cái thẩm mỹ
là cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài trong đời sống con người. Nghệ thuật là
sự tái hiện thực tại, chủ yếu là sự tái hiện cuộc sống con người. Do đó, thị
hiếu thẩm mỹ là sở thích gắn liền với cái đẹp và nghệ thuật, gắn liền với
cuộc sống. Tuy nhiên, hạn chế trong quan niệm về cái đẹp, nghệ thuật của
ông là chưa thấy được sự phụ thuộc của nó vào sự biến đổi trong hạ tầng cơ
sở xã hội, nên quan niệm về thị hiếu còn chung chung, phi lịch sử.
Triết học Mác - Lênin ra đời tạo nên bước ngoặt cách mạng cho việc
nghiên cứu các khoa học xã hội, trong đó có triết học về thẩm mỹ. Trên cơ sở
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử, nhiều công trình nghiên cứu về mỹ học ra đời, luận giải một cách toàn
diện bản chất, vai trò đời sống thẩm mỹ của con người. Trong đó, thị hiếu

thẩm mỹ được coi là thành tố cơ bản của năng lực thẩm mỹ, có vai trò quan
trọng trong đời sống thẩm mỹ, đời sống nghệ thuật của mỗi cá nhân và xã hội.
Công trình "Nguyên lý mỹ học Mác - lênin" [76], của tác giả I.U.
Lukin và V.C. Xcachersicôp, "Mỹ học căn bản nâng cao [86] của M.F.
Ốpxianhicốp, Mỹ học Mác - Lênin với việc giáo dục bộ đội [81] của tác giả
A.X. Milôviđốp và tác giả B.V. Xaphrônốp đã nghiên cứu toàn diện những
vấn đề lý luận của Mỹ học Mác - Lênin. Các công trình đều thống nhất coi
thị hiếu thẩm mỹ là sở thích của con người về phương diện thẩm mỹ, thị
hiếu thẩm mỹ là năng lực đánh giá bằng tình cảm, cảm xúc trực tiếp của cá


11

nhân trước các hiện tượng thẩm mỹ xuất hiện trong đời sống, từ đó có sự
đánh giá bằng cảm xúc tích cực hay tiêu cực, đẹp hay không đẹp, hài hòa
hay phản hài hòa; hướng cho chủ thể thưởng thức hay không thưởng thức,
cảm thụ hay không cảm thụ về nó [76, tr. 38]. Thị hiếu thẩm mỹ là sự thống
nhất chặt chẽ giữa cảm tính và lý tính, giữa nhu cầu và lý tưởng. Thị hiếu
thẩm mỹ có quan hệ chặt chẽ với điều kiện đời sống và điều kiện xã hội mà
chủ thể đó hoạt động.
Ở trong nước, có nhiều công trình nghiên cứu cơ bản, toàn diện về các
vấn đề mỹ học, tiêu biểu như: "Tìm hiểu mỹ học mác - Lênin" [68] của tác giả
Hoài Lam; "Mỹ học đại cương" [120] của tác giả Lê Ngọc Trà; "Những nguyên
lý cơ bản của mỹ học Mác - Lênin" [45] do Học viện Chính trị Quân sự biên
soạn… Bên cạnh đó, một số công trình nghiên sâu sắc về thị hiếu thẩm mỹ như:
"Cái đẹp - một giá trị" [49]; "Giáo dục thẩm mỹ - một số vấn đề lý luận và thực
tiễn" [51]; "Giáo dục thị hiếu nghệ thuật cho thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay" [56],
của tác giả Đỗ Huy; "Thị hiếu thẩm mỹ trong đời sống" [84] của tác giả Nguyễn
Chương Nhiếp;... Các công trình trên trên đều bàn đến khái niệm, bản chất, vị
trí, vai trò của thị hiếu thẩm mỹ trong thưởng thức, đánh giá và sáng tạo thẩm

mỹ của mỗi cá nhân và xã hội.
Về khái niệm thị hiếu thẩm mỹ, các công trình nghiên cứu đều cho rằng
thị hiếu thẩm mỹ là sở thích của chủ thể trước đối tượng trong quan hệ thẩm
mỹ. Cũng có công trình cho rằng thị hiếu còn là năng lực của chủ thể. Chẳng
hạn, công trình "Giáo dục thị hiếu nghệ thuật cho thế hệ trẻ ở nước ta hiện
nay" [56], tác giả Đỗ Huy quan niệm: "Thị hiếu thẩm mỹ là năng lực của con
người, là sở thích của cá nhân và nhóm xã hội về các quan hệ thẩm mỹ của con
người với cuộc sống. Đó là những sở thích về cái đẹp, cái xấu, cái cao cả, cái
thấp hèn, cái bi, cái hài trong cả cuộc sống lẫn trong nghệ thuật" [56, tr. 20].
Trong công trình "Cái đẹp - một giá trị" [49], tiếp cận dưới góc độ khoa học
giá trị, tác giả Đỗ Huy quan niệm: "Thị hiếu thẩm mỹ là giá trị thẩm mỹ của
cá nhân, là năng lực tập trung của sự đánh giá, là năng lực phân biệt giữa giá


12

trị thẩm mỹ chân chính và giá trị thẩm mỹ giả hiệu, là năng lực phát hiện
nhanh, nhạy những giá trị thẩm mỹ trong các sắc thái của nó" [49, t.162].
Về bản chất, thị hiếu thẩm mỹ có sự thống nhất giữa cái khách quan với
cái chủ quan; sự thống nhất giữa cái chung với cái riêng, cảm tính với lý tính,...
Trong công trình "Cái đẹp - Một giá trị" [49], tác giả Đỗ Huy cho rằng: Chúng
ta phản đối những người cho rằng thị hiếu thẩm mỹ hoàn toàn có tính chất
chung mà không có cái riêng. Nếu thị hiếu như thế thì mọi người đều phải thích
thú một kiểu quần áo, một kiểu dầy dép, một loại màu sắc và một loại hình
nghệ thuật... Cuộc sống sẽ trở nên khô cằn và nghèo nàn biết bao khi xã hội chỉ
có một loại thị hiếu... Từ đó tác giả cho rằng: "sở thích riêng của mỗi người
không phải là thế giới khép kín. Đây là một thế giới đa dạng, phong phú bao
gồm trong đó cả sự phát triển lịch sử truyền thống, tâm lý, cá tính, những bí ẩn
của rung động. Đó chính là tính chất xã hội, chiều dày của xã hội được mã hóa
[49, tr. 160]. Theo tác giả, thị hiếu thẩm mỹ là sở thích của mỗi cá nhân nhưng

có quan hệ chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống, gắn liền với tri thức, tình cảm,
hiểu biết; với chính trị, với đạo đức, thế giới quan, nhân sinh quan của mỗi cá
nhân và xã hội. Từ đó tác giả khẳng định: thị hiếu thẩm mỹ là của cá nhân,
mang những đặc điểm riêng của cá nhân nhưng nó không tách rời cái chung mà
mang tính giai cấp, tính dân tộc, tính thời đại sâu sắc.
Công trình "Thị hiếu thẩm mỹ trong đời sống" [84] của tác giả Nguyễn Chương
Nhiếp có những luận giải sâu sắc, toàn diện về bản chất của thị hiếu thẩm mỹ. Cụ thể:
Thứ nhất, "Sự thống nhất giữa mặt cá nhân và mặt xã hội trong thị hiếu
thẩm mỹ" [84, tr. 32 - 40]. Trên cơ sở phê phán những sai lầm của các nhà mỹ
học trước Mác như E. Cantơ, E. Bớccơ, G. Rútxô... tuyệt đối hóa mặt cá nhân
hoặc mặt xã hội trong thị hiếu thẩm mỹ, tác giả khẳng định: thị hiếu thẩm mỹ
được hình thành trong quan hệ phức tạp giữa cái sinh học và cái xã hội, cái cá
nhân và cái cộng đồng.
Thứ hai, "sự thống nhất giữa cảm tính và lý tính trong thị hiếu thẩm mỹ"
[84, tr. 41 - 46]. Bằng những lập luận, phân tích, tác giả đã phê phán các quan


13

điểm duy cảm và duy lý trong quan niệm về bản chất thị hiếu thẩm mỹ của các
nhà mỹ học trong lịch sử mỹ học và khái quát: "Không thể nói rằng nội dung
của thị hiếu thẩm mỹ chỉ mang tính tình cảm hời hợt hoặc lý trí trừu tượng"
[84, tr. 45]. Từ đó, tác giả đã khẳng định: "Cơ chế phản ánh của thị hiếu thẩm
mỹ là cơ chế hòa nhập của hai yếu tố tình cảm và trí tuệ" [84, tr. 45].
Thứ ba, sự thống nhất giữa nhu cầu thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ trong
thị hiếu thẩm mỹ [84, tr. 46 - 52]. Tác giả cũng đi từ việc phê phán E. Cantơ, và
Ph. Sinle quan niệm về thị hiếu thẩm mỹ không vụ lợi và thoát khỏi mọi quan
hệ, nghĩa là nó thoát khỏi mọi nhu cầu, chỉ là cảm xúc của cá nhân trước các
đối tượng thẩm mỹ; đồng thời phê phán G. Hêghen tuyệt đối hóa lý tưởng thẩm
mỹ, lý tưởng nghệ thuật, coi đó là nhân tố quyết định đến thị hiếu nghệ thuật.

Từ đó, tác giả cho rằng: Thị hiếu thẩm mỹ không phải là cái có sẵn của chủ thể,
không phải là thắng lợi của giấc mơ trong quá trình thỏa hiệp với hiện thực. Thị
hiếu thẩm mỹ gắn chặt với mọi quan hệ xã hội, "thị hiếu thẩm mỹ xuất phát từ
nhu cầu hưởng thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp, cái cao cả và mọi hiện tượng
thẩm mỹ khác" [84, tr. 50]; tác giả cũng khẳng định "lý tưởng tồn tại trong hiện
thực. Lý tưởng thẩm mỹ xã hội là những mục tiêu định hướng các ước mơ, các
khát vọng, các hoài bão của cá nhân. Thị hiếu thẩm mỹ là một hình thái của ý
thức thẩm mỹ, ở đó có sự thống nhất giữa tình cảm và lý tưởng" [84, tr. 52].
Về vai trò của thị hiếu thẩm mỹ trong đời sống thẩm mỹ, tác giả Đỗ Huy
khẳng định "Thị hiếu của con người là cái phong vũ biểu của đời sống" [51, tr. 73].
Thị hiếu thẩm mỹ giúp cho con người tiến sâu hơn vào thế giới thẩm mỹ bằng
những mẫn cảm đặc biệt và những khát vọng thiết tha. Khi thưởng thức cái
đẹp, căm giận cái xấu, xót xa trước cái bi thương, khâm phục cái cao cả anh
hùng, định trước các giá trị thẩm mỹ, thực hiện các hoạt động hưởng thụ và
sáng tạo thẩm mỹ... "thị hiếu thẩm mỹ tốt sẽ hướng mỗi người phấn đấu cho
những cái đẹp, cái tốt, cái đúng. Không có thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, đúng
đắn thì không có cuộc sống đẹp. Thị hiếu thẩm mỹ là tiềm năng thường trực,


14

là khát vọng vươn tới của con người. Nó trở thành động lực quan trọng của
phẩm chất văn hóa và là nội dung sâu sắc của cá tính cao đẹp” [51, tr. 75].
Trong công trình “Cái đẹp - một giá trị” [49], tác giả nhấn mạnh vai trò của
thị hiếu thẩm mỹ "là giá trị của cá nhân. Là một biểu hiện quan trọng của
năng lực thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ giúp khả năng đánh giá tiến sâu hơn vào
thế giới thẩm mỹ bằng những mẫn cảm đặc biệt trong thưởng thức và sáng
tạo. Thị hiếu thẩm mỹ như một tiềm năng thường trực của con người và cũng
là thước đo của khả năng đánh giá, hưởng thụ. Nếu ta có thể tìm thấy trong
thị hiếu những khát vọng chiếm lĩnh cái đẹp, những phản ứng tức thời đối với

các quan hệ thẩm mỹ thì càng chứng tỏ rằng trong cơ chế đánh giá thẩm mỹ,
thị hiếu thẩm mỹ quan trọng biết nhường nào"... [49, tr. 156].
Trong công trình, "Thị hiếu thẩm mỹ trong đời sống" [84] tác giả
Nhuyễn Chương Nhiếp cũng khẳng định thị hiếu thẩm mỹ giữ vai trò là nhân
tố chủ đạo trong thưởng thức thẩm mỹ, có vai trò quan trọng trong đánh giá
thẩm mỹ và là một yếu tố cấu thành năng lực sáng tạo thẩm mỹ.
Những kết quả nghiên cứu trên đây là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả
luận án kế thừa, tiếp thu, trên cơ sở đó có thể đưa ra quan niệm đầy đủ về thị
hiếu thẩm mỹ và vị trí, vai trò, đặc điểm thị hiếu thẩm mỹ của học viên ở các
nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam dưới góc độ tiếp cận, luận giải của
phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
1.1.2. Những công trình khoa học tiêu biểu về định hướng thị hiếu thẩm mỹ
Trong các công trình nghiên cứu của mỹ học mácxít, mặc dù chưa có
công trình nào nghiên cứu trực tiếp về định hướng thị hiếu thẩm mỹ nhưng có
nhiều công trình đã gián tiếp bàn đến.
Các công trình "Nguyên lý Mỹ học Mác - Lênin" [76] của hai tác giả
IU.A. Lukin, V.C. Xcacherơsiccôp; "Mỹ học cơ bản và nâng cao" [86] của
M.F. Ôpxiannhicôp chủ biên; "Mỹ học - khoa học diệu kỳ" của tác giả B.A.
Erengrốt [32],... trên lập trường chủ nghĩa Mác - Lênin, các tác giả đã
nghiên cứu sâu sắc những vấn đề lý luận về mỹ học và các loại hình nghệ


15

thuật; nêu rõ vị trí, vai trò giáo dục thẩm mỹ, vai trò của nghệ thuật với
việc định hướng thị hiếu thẩm mỹ cho con người mới xã hội chủ nghĩa. Các
tác giả nêu rõ: "Việc giáo dục con người mới sẽ là vô nghĩa nếu thiếu đi sự thống
nhất của văn hóa thẩm mỹ, văn hóa đạo đức và văn hóa trí tuệ" [76, tr. 336 - 337];
"Giáo dục thẩm mỹ cho nhân dân, trước hết cho thế hệ thiếu niên, có trách
nhiệm phát triển văn hóa thẩm mỹ cho con người, thúc đẩy việc xây dựng các

nhu cầu thẩm mỹ, các quan điểm và thị hiếu thẩm mỹ, triển khai khả năng sáng
tạo". [76, tr. 338]. Từ đó, tác giả khẳng định việc giáo dục văn hóa thẩm mỹ
"phải gắn liền với các nhiệm vụ giáo dục con người mới" [76, tr.17] và phải
làm cho "văn hóa thẩm mỹ thâm nhập dần dần vào tất cả mọi lĩnh vực sống và
hoạt động của con người… đồng thời, vạch mặt tất cả những thế lực phản thẩm
mỹ" [86, tr. 687]. Trong các công trình trên, các tác giả đều khẳng định, thông
qua các hình thức phong phú, đa dạng của giáo dục thẩm mỹ và các loại hình
nghệ thuật để định hướng thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, tiến bộ; hướng đến đời
sống thẩm mỹ, đời sống tinh thần phong phú và khả năng sáng tạo theo quy
luật của cái đẹp cho các tầng lớp nhân dân trong chế độ mới.
Các công trình: "Giáo dục thẩm mỹ và xây dựng con người mới Việt
Nam" [119] của tác giả Lê Anh Trà; "Giáo dục thẩm mỹ, một số vấn đề lý luận
và thực tiễn" [51] của tác giả Đỗ Huy; "Về giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện
nay" [70] của tác giả Vĩnh Quang Lê;… đều khẳng định giáo dục thẩm mỹ
nhằm xây dựng nhu cầu, thị hiếu, lý tưởng thẩm mỹ tiên tiến góp phần nâng
cao và phát triển đời sống thẩm mỹ, đời sống tinh thần nhân dân, hướng tới
hoàn thiện nhân cách người công dân mới. Theo các tác giả, giáo dục thẩm mỹ
là một bộ phận, một hình thức của hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa. Nó bao
gồm một nội dung rộng lớn, trong đó nội dung quan trọng là định hướng cho
các tầng lớp nhân dân có thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh. Theo tác giả Lê Anh Trà
"giáo dục sự hình thành những khả năng và thị hiếu thẩm mỹ đúng đắn, giúp
cho con người hiểu biết, xúc cảm, hành động đúng trước cái đẹp của đời sống


16

xã hội, của cảnh vật thiên nhiên, của tác phẩm nghệ thuật và điều quan trọng
hơn hết là biết sáng tạo những cái đẹp ngày càng phong phú và đa dạng trong
mọi lĩnh vực của cuộc sống, nhất là trong lĩnh vực xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc” [119, tr. 3]. Tác giả Đỗ Huy cũng khẳng định: Sở dĩ người ta cần quan

tâm thích đáng đến giáo dục thị hiếu thẩm mỹ này không chỉ vì bản thân nó
luôn gắn liền với những giá trị rất phức tạp của cuộc sống, mà còn vì nó gắn
bó với đạo đức, với hệ tư tưởng và những vấn đề chính trị to lớn của thời
đại… "Giai cấp lãnh đạo ở mỗi thời đại thường hướng thị hiếu của thời đại
mình vào những mục tiêu đạo đức và chính trị nhất định, bởi vì từ vấn đề sở
thích và lựa chọn có tính cá nhân này sẽ lây lan tới những vấn đề như: lối
sống, hệ tư tưởng và nhiều vấn đề khác" [51, tr. 74].
Trong các công trình trên, các tác giả đã trình bày sâu sắc cơ sở lý luận
và nội dung cụ thể của các hình thức và biện pháp giáo dục thẩm mỹ nhằm
định hướng thị hiếu thẩm mỹ tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc cho quần chúng
nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới như: Giáo dục thẩm
mỹ bằng văn hóa - nghệ thuật, giáo dục thẩm mỹ bằng cách nêu gương, giáo
dục thẩm mỹ bằng lao động và thông qua lao động, giáo dục thẩm mỹ bằng
Mỹ học Mác - Lênin.
Các công trình: "Văn hóa thẩm mỹ và nhân cách" của tác giả Lương
Quỳnh Khuê [65], "Văn hóa thẩm mỹ và sự phát triển con người Việt Nam
trong thế kỷ mới" [57], của các tác giả Nguyễn Văn Huyên, Đỗ Huy; "Văn
hóa thẩm mỹ và sự phát triển năng lực sáng tạo của con người" [107] của tác
giả Nguyễn Ngọc Thu, "Triết học thẩm mỹ và nhân cách" [67] của tác giả
Nguyễn Thế Kiệt,… luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về văn hóa thẩm
mỹ và khẳng định vai trò quan trọng của văn hóa thẩm mỹ trong việc hình
thành tính phong phú thẩm mỹ của nhân cách, là cội nguồn quan trọng trong
phát triển năng lực sáng tạo của con người đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, "văn hóa thẩm mỹ có vai trò đánh thức


17

năng lực sáng tạo tiềm ẩn, hoàn thiện năng lực tư duy của con người; tham gia
vào quá trình định hướng giá trị, xây dựng những yếu tố tích cực của xu

hướng nhân cách hiện nay; tham gia vào quá trình bồi dưỡng năng lực cảm
xúc, tạo dựng nhân cách hài hòa cho sự phát triển con người [65, tr. 75-95]".
"Văn hóa thẩm mỹ làm đẹp môi trường sống của con người; làm phong phú
và phát triển thế giới tinh thần; kích thích sự phát triển các khả năng cảm
hứng, tưởng tượng, trực giác, phát triển khả năng sáng tạo của con người"
[107, tr. 52-108]… Từ đó, các tác giả khẳng định: Văn hóa thẩm mỹ phải trở
thành nền tảng tinh thần của xã hội, đóng vai trò điều tiết và thúc đẩy sự phát
triển của kinh tế - xã hội bằng chính tác động của nó đối với việc bồi dưỡng
và phát huy nhân tố con người, hình thành và phát triển ở họ một nhân cách
hài hòa, toàn vẹn và có khả năng sáng tạo. Trên cơ sở đó, các tác giả đề ra các
giải pháp phát huy vai trò của văn hóa thẩm mỹ trong hoàn thiện nhân cách và
khả năng sáng tạo của con người Việt Nam trong thế kỷ mới.
Các công trình "Vai trò của truyền thông đại chúng trong giáo dục thẩm
mỹ ở nước ta hiện nay" [95] của tác giả Trần Ngọc Tăng; "Di sản văn hóa chủ
tịch HCM và vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho quần chúng (thông qua việc phát huy
các di sản tại khu di tích Bác Hồ ở Phủ Chủ Tịch)" [4] của tác giả Trần Quốc
Bảng; "Vai trò của giáo dục thẩm mỹ trong xây dựng lối sống văn hoá cho sinh
viên trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp hiện nay" [97] của tác giả Lương Thanh
Tân;... đều khẳng định, trong giai đoạn hiện nay, tác động của toàn cầu hóa, ảnh
hưởng của nền kinh tế thị trường và cuộc cách mạng khoa học công nghệ làm
biến đổi mọi mặt của đời sống xã hội theo hai chiều hướng cả tích cực và tiêu
cực. Nhất là trong đời sống thẩm mỹ vốn nhạy cảm mang nhiều sắc thái cá nhân,
cảm tính thì việc định hướng thị hiếu thẩm mỹ có vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc đẩy lùi những thị hiếu tầm thường, trái với chuẩn mực thẩm mỹ của
xã hội. Từ đó, các tác giả trình bày sâu sắc cơ sở lý luận và thực tiễn của các
hình thức, phương pháp giáo dục thẩm mỹ cụ thể nhằm tác động vào tư tưởng,


18


tình cảm của con người bằng các giá trị thẩm mỹ để nâng cao khả năng nhận
thức, cảm thụ, đánh giá thẩm mỹ và nghệ thuật của các chủ thể, làm cho họ trở
thành các chủ thể có thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, tiến bộ.
Các công trình: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn học và mỹ học" [11]
của tác giả Cù Huy Chử; "Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thẩm mỹ cho
thế hệ trẻ" [83] do tác giả Nguyễn Chương Nhiếp chủ biên; "Tư tưởng Hồ
Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng con người mới, văn hóa
mới" [108] của Nguyễn Trung Thu;… đã khẳng định, tư tưởng Hồ Chí Minh
là sự kết tinh các giá trị văn hóa mang tầm vóc dân tộc và nhân loại, đại diện
cho trí tuệ, tư tưởng và tình cảm của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng của Người
về văn hóa, thẩm mỹ, nghệ thuật là kim chỉ nam cho hoạt động văn hóa thẩm
mỹ của các tầng lớp nhân dân. Trên cơ sở đó, các tác giả trình bày những giải
pháp nhằm cụ thể hóa tư tưởng của Người trong nâng cao chất lượng văn hóa
thẩm mỹ, giáo dục văn hóa thẩm mỹ cho các tầng lớp nhân dân, hướng tới
xây dựng đời sống văn hóa thẩm mỹ tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, nhằm
định hướng, phát triển các chủ thể thẩm mỹ tài năng và sáng tạo.
Các công trình: "C.Mác - Ph.Ăngghen - V.I.Lênin và một số vấn đề lý
luận văn nghệ" của tác giả Hà Minh Đức [30]; "Vai trò của nghệ thuật trong
đời sống tinh thần của con người" của Đào Duy Thanh [98]; Vai trò của nghệ
thuật trong giáo dục thẩm mỹ [131] của Trần Túy… đã bàn sâu về vai trò của
văn hóa nói chung, văn hóa nghệ thuật nói riêng đối với đời sống tinh thần
con người. Do đó, cần nhận thức đầy đủ về vai trò và tác động của văn hóa
nghệ thuật tới tư tưởng, tình cảm, nhu cầu, thị hiếu của cá nhân và xã hội.
Nghệ thuật chân chính khi tác động đến thế giới tinh thần của con người
không chỉ phát triển thị hiếu, năng lực cảm thụ, xúc cảm thẩm mỹ mà còn có
ý nghĩa đánh giá cái đẹp. Do đó, cần phát huy sức mạnh của văn hóa nghệ
thuật trong định hướng thị hiếu thẩm mỹ, thị hiếu nghệ thuật của nhân dân.
1.1.3. Những công trình tiêu biểu về thị hiếu thẩm mỹ trong lĩnh vực quân sự



19

Công trình "Mỹ học Mác - Lênin với việc giáo dục bộ đội" [81], của tác
giả A.X Milômiđốp và B.V Xaphrônốp là một công trình nghiên cứu toàn diện,
chuyên sâu về mỹ học trong lĩnh vực quân sự. Trong công trình, đi từ nghiên cứu
những vấn đề cơ bản lý luận của mỹ học, nghệ thuật Mác - Lênin, tác giả làm rõ
thẩm mỹ trong hoạt động quân sự, luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn
giáo dục thẩm mỹ cho quân nhân xô viết, từ đó nghiên cứu vai trò của mỹ học
trong cuộc đấu tranh tư tưởng của nhân dân và quân đội xô viết.
Theo tác giả, cái đẹp không chỉ tồn tại trong nghệ thuật, mà "ở đâu lao
động trong đó phát huy được những khả năng sáng tạo của con người thì trở
thành đẹp" [81. tr, 77]. Hoạt động quân sự của quân nhân xô viết là hoạt động
hào hứng say mê và sáng tạo trên cơ sở sự giác ngộ cao về mục tiêu, lý tưởng,
bảo vệ xây dựng chế độ mới nhân văn và tiến bộ cho nên đó cũng là hoạt động
theo quy luật của cái đẹp. Tuy nhiên, cái thẩm mỹ trong hoạt động quân sự
mang tính đặc thù riêng do những hoàn cảnh đặc thù trong quân đội quy
định [81. tr, 79 - 89]. Cái thẩm mỹ trong lĩnh vực quân sự là sự thống nhất
cao giữa nội dung và hình thức, đó là nguồn vui và là nguồn sức mạnh tinh
thần của mỗi quân nhân [81. tr, 90 - 105]. Cái thẩm mỹ trong hoạt động quân
sự rất phong phú, đa dạng, được biểu hiện trong các quan hệ tập thể quân
nhân, trong sinh hoạt của bộ đội, trong các nghi thức quân đội, trong cảm
xúc của quân nhân về thiên nhiên trong lĩnh vực quân sự.
Trong công trình, tác giả đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục thẩm
mỹ cho quân nhân. Tác giả cho rằng, trong các nhiệm vụ chủ yếu về xây
dựng chủ nghĩa cộng sản, việc giáo dục toàn diện con người mới chiếm vị trí
hết sức quan trọng bên cạnh việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật. Trong
đó, nhân tố thẩm mỹ ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của
nhân dân lao động và các quân nhân lực lượng vũ trang, "việc giáo dục thẩm
mỹ cho nhân dân và bộ đội xô viết chẳng những đã trở thành một việc có thể
làm được mà còn là một tất yếu của thời đại" [81, tr. 262]. Giáo dục thẩm



20

mỹ là một bộ phận hữu cơ của giáo dục cộng sản nhằm nâng cao trình độ
văn hóa, trình độ học vấn, giác ngộ xã hội, bồi dưỡng tinh thần cố gắng noi
theo lý tưởng cao cả; "giúp cho người quân nhân xô viết hiểu được cái đẹp
của thực tại xung quanh và của công tác quân sự, của thiêu nhiên và nghệ
thuật, phát huy đầy đủ những khả năng của bản thân với tư cách là người
tích cực xây dựng chủ nghĩa cộng sản và tận tụy bảo vệ Tổ Quốc". Từ đó,
định hướng cho quân nhân có thị hiếu thẩm mỹ phong phú, lành mạnh, tiến
bộ; có năng lực cảm thụ, đánh giá, sáng tạo thẩm mỹ nói chung, thẩm mỹ
trong lĩnh vực quân sự nói riêng.
Trong công trình, tác giả còn đề cập đến nhiều hình thức và phương
pháp giáo dục thẩm mỹ. Trong đó, tác giả đặc biệt quan tâm và đi sâu làm rõ
nội dung giáo dục thẩm mỹ bằng các loại hình nghệ thuật cho bộ đội.
Công trình là cơ sở lý luận, phương pháp luận quan trọng để tác giả
tham khảo, phân tích, làm rõ nhiều vấn đề về cái thẩm mỹ trong đời sống
thẩm mỹ của học viên ở các nhà trường Quân đội hiện nay.
Các công trình "Văn hóa quân sự Việt Nam - truyền thống và hiện đại"
[102], do tác giả Văn Đức Thanh làm tổng chủ biên, "Bản sắc văn hóa Quân sự
Việt Nam" [17] của tác giả Dương Quốc Dũng, "Nuôi dưỡng giá trị văn hóa
trong nhân cách người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam" [113] do tác giả
Đinh Xuân Dũng làm Chủ nhiệm, "Bộ đội Cụ Hồ - Giá trị văn hóa Việt Nam"
[118] do Tổng cục Chính trị phát hành… Các công trình này, tuy không trực tiếp
bàn về định hướng thị hiếu thẩm mỹ trong lĩnh vực quân sự, nhưng gián tiếp đề
cập đến các giá trị thẩm mỹ quân sự, tầm quan trọng của việc định hướng, giữ
gìn, phát huy, phát triển các giá trị văn hóa thẩm mỹ quân sự Việt Nam. Bằng các
cách tiếp cận và khai thác, luận giải khác nhau, các công trình đều định hướng
cho người đọc nhận thức, cảm thụ đúng về giá trị thẩm mỹ quân sự, từ đó biết

cảm nhận, sáng tạo những giá trị ấy lên tầm cao mới. Cụ thể:
Công trình "Văn hóa quân sự Việt Nam - truyền thống và hiện đại"
[102], nghiên cứu công phu, chuyên sâu về văn hóa quân sự, văn hóa giữ


21

nước Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. Với phương pháp tiếp cận văn
hóa - lịch sử - quân sự công trình đã tập trung luận giải nhiều vấn đề như: Bản
chất của văn hóa quân sự Việt Nam, đồng thời đưa ra cách tiếp cận văn hóa
Việt Nam dưới góc nhìn truyền thống và hiện đại; phân tích sự phát triển của
văn hóa Quân sự Việt Nam như một dòng chảy không dứt của mạch nguồn
văn hóa dân tộc, từ thời mở nước và thời kỳ chống Bắc thuộc đến thời kỳ
quốc gia phong kiến tự chủ và thời kỳ cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam; dự báo những nhân tố tác động và đề xuất định hướng
giải pháp phát huy văn hóa quân sự Việt Nam trong tình hình mới.
Công trình "Bản sắc văn hóa Quân sự Việt Nam" [17] khẳng định, bản
sắc văn hóa quân sự Việt Nam là kết tinh của cái chân, thiện, mỹ từ truyền thống
đến hiện đại, thẩm thấu vào tất cả phẩm chất và năng lực, biểu hiện trong mọi
suy nghĩ, hành động của con người quân sự, tạo nên chất lượng nhân tố con
người ngày càng cao trong tổ chức quân sự. Việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn
hóa quân sự Việt Nam cũng là quá trình định hướng cho quân nhân và nhân dân
hướng tới các giá trị tốt đẹp của quân đội, củng cố, phát triển những tình cảm
trước cái đẹp của đời sống quân sự.
Công trình "Nuôi dưỡng giá trị văn hóa trong nhân cách người chiến sĩ
Quân đội nhân dân Việt Nam" [113] tiếp cận định hướng giá trị - nhân cách,
công trình nghiên cứu những vấn đề cơ bản về nhân cách và giá trị văn hóa
trong nhân cách, từ đó khẳng định giá trị nhân cách Bộ đội Cụ Hồ là mẫu nhân
cách tiêu biểu, "kiểu mẫu nhân cách mới - nhân cách chủ nghĩa xã hội" trong
giai đoạn cách mạng mới; đó là sự kết tinh, điểm hội tụ của những đặc điểm

kinh tế, chính trị, xã hội, tinh thần và văn hóa của cách mạng Việt Nam hiện
nay. Công trình cũng đi sâu làm rõ đặc trưng và ý nghĩa xã hội - văn hóa của
Bộ đội Cụ Hồ, từ đó khẳng định những giá trị văn hóa cần nuôi dưỡng và xây
dựng hiện nay. Thực chất, đó là quá trình nuôi dưỡng và phát huy cái đẹp của


22

nhân cách Bộ đội Cụ Hồ trong tình hình mới; là quá trình hướng cho người
chiến sĩ hướng tới hình tượng tốt đẹp để phấn đấu.
Công trình "Bộ đội Cụ Hồ - Giá trị văn hóa Việt Nam" [118] do Tổng
cục Chính trị phát hành, là tập hợp nhiều bài viết của nhiều tác giả sưu tập từ
diễn đàn: "Bộ đội Cụ Hồ - giá trị văn hóa Việt Nam" do Báo Quân đội nhân
dân tổ chức từ tháng 3 đến tháng 12 năm 2014. Các bài viết tiếp cận, khai
thác, lý giải về Bộ đội Cụ Hồ chủ yếu ở góc độ văn hóa. Trong đó, có những
bài luận giải toàn diện, sâu sắc về những phẩm chất đặc trưng của Bộ đội Cụ
Hồ, có những bài đi sâu lý giải, làm rõ từng giá trị cụ thể. Toàn bộ công trình
là lời khẳng định, Bộ đội Cụ Hồ không chỉ là một tên gọi thân thương mà
nhân dân trao tặng cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, mà đã trở
thành giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
Những giá trị ấy đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn lịch sử hơn 70 năm xây
dựng, chiến đấu, trưởng thành của Quân đội ta, được nhân dân ta thừa nhận,
trân trọng và tôn vinh. Những giá trị ấy cần được định hướng, phát huy và tỏa
sáng trong thời đại mới.
Công trình "Một số hiểu biết cơ bản về văn hoá nghệ thuật và giáo
dục thẩm mỹ" [112], do Tổng cục Chính trị phát hành, trình bày toàn diện
và sâu sắc các vấn đề lý luận về văn hóa và nghệ thuật, làm rõ những nội
dung cơ bản của các loại hình nghệ thuật. Công trình cũng trình bày những
vấn đề cơ bản về giáo dục thẩm mỹ trong lực lượng vũ trang nhân dân như:
vị trí, chức năng của giáo dục thẩm mỹ; những nguyên tắc cơ bản của giáo

dục thẩm mỹ; những nội dung cơ bản của mỹ học Mác - Lênin và vận dụng
vào giảng dạy ở các nhà trường Quân đội. Mục tiêu của giáo dục thẩm mỹ
là nâng cao năng lực thẩm mỹ cho người quân nhân trong Quân đội nhân
dân Việt Nam, trong đó, hướng tới xây dựng cho người quân nhân có thị
hiếu thẩm mỹ tốt là một trong những nội dung cốt lõi.
Công trình "Phát triển giá trị văn hóa trong nhân cách sĩ quan trẻ
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay" [129] của tác giả Nguyễn Xuân


23

Trường, tiếp cận nghiên cứu giá trị văn hóa trong nhân cách dưới góc độ triết
học. Tác giả làm rõ nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn, giải pháp phát triển giá trị
văn hóa trong nhân cách sĩ quan trẻ hiện nay. Trong đó, tác giả làm rõ nhiều
vấn đề lý luận, thực tiễn phát triển giá trị văn hóa thẩm mỹ trong nhân cách sĩ
quan trẻ, trong đó có giá trị thẩm mỹ.
Công trình "Phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan
cấp phân đội hiện nay" [109] của tác giả Nguyễn Văn Thủy, nghiên cứu trực
tiếp về ý thức thẩm mỹ trong lĩnh vực quân sự. Tác giả khẳng định tính tất
yếu phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên ở các trường sĩ quan hiện nay,
luận giải bản chất, cấu trúc của ý thức thẩm mỹ, làm rõ biểu hiện ý thức
thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan ở các nhà trường quân đội.
Theo tác giả, thị hiếu thẩm mỹ của học viên là một bộ phận cấu thành
ý thức thẩm mỹ. Phát triển ý thức thẩm mỹ cũng có nghĩa là "làm cho các
yếu tố cấu thành của ý thức thẩm mỹ của học viên được nâng dần theo từng
tầng bậc trong quá trình đào tạo" [109, tr. 51]. Do đó, phát triển ý thức thẩm
mỹ cũng có ý nghĩa là quá trình tác động để hướng thị hiếu thẩm mỹ của học
viên ngày càng lành mạnh, tiến bộ.
Trên cơ sở luận giải bản chất, tính quy luật phát triển ý thức thẩm mỹ
của học viên đào tạo sĩ quan, tác giả đã đánh giá thực trạng và đề xuất những

giải pháp cơ bản phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan cấp
phân đội hiện nay.
Đây là một trong số ít các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp
đến công trình của tác giả hiện nay. Tác giả có thể tham khảo, kế thừa được
từ công trình này nhiều nội dung như tính tất yếu định hướng thị hiếu thẩm
mỹ của học viên, những vấn đề có tính quy luật và những giải pháp định
hướng thị hiếu thẩm mỹ của học viên ở các nhà trường Quân đội hiện nay.
1.2. Khái quát kết quả các công trình đã công bố và những vấn đề luận
án cần giải quyết
1.2.1. Khái quát kết quả chủ yếu các công trình khoa học đã công bố
liên quan đến luận án


24

Một là, trong lịch sử mỹ học, bằng nhiều cách tiếp cận, có nhiều công
trình luận giải, làm rõ khái niệm thị hiếu, thị hiếu thẩm mỹ, bản chất và đặc
điểm thị hiếu thẩm mỹ cũng như vị trí, vai trò của nó trong đời sống thẩm mỹ,
đời sống tâm hồn cá nhân và xã hội. Đặc biệt, trên cơ sở triết học Mác Lênin, các nhà mỹ học mácxít đã kế thừa có phê phán các quan điểm duy tâm,
siêu hình về thị hiếu thẩm mỹ, có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu và
đưa ra quan niệm toàn diện về thị hiếu thẩm mỹ.
Như vậy, về phương diện lý luận, các công trình nghiên cứu trên đây đã
cung cấp cơ sở lý thuyết khoa học chung, nền tảng, xuất phát để tác giả luận
án có thể kế thừa, tiếp cận trong việc nghiên cứu đặc điểm thị hiếu thẩm mỹ
của học viên, xây dựng khái niệm thị hiếu thẩm mỹ của học viên các nhà
trường Quân đội nhân dân Việt Nam.
Hai là, hệ thống các công trình nghiên cứu trong nước đã công bố,
nhiều công trình đã làm rõ các vấn đề thực tiễn về xây dựng đời sống văn hóa
thẩm mỹ, văn hóa nghệ thuật, góp phần định hướng thị hiếu thẩm mỹ của các
tầng lớp nhân dân. Bằng nhiều cách luận giải và tiếp cận khác nhau, các tác

giả đã đánh giá thực trạng đời sống thẩm mỹ của các khách thể, đối tượng
nghiên cứu trong các giai đoạn lịch sử nhất định, trong đó có nhiều công trình
đề cập đến thực trạng thị hiếu thẩm mỹ, thị hiếu nghệ thuật của các tầng lớp
nhân dân. Thực tiễn định hướng thị hiếu thẩm mỹ, thị hiếu nghệ thuật cũng đã
được các công trình nghiên cứu điều tra, khảo sát, tổng kết, khái quát.
Các công trình nghiên cứu cũng đề cập đến thực trạng đời sống văn hóa
thẩm mỹ và ý thức thẩm mỹ của sĩ quan trẻ và học viên đào sĩ quan hiện nay.
Đây là những luận cứ khoa học quý để tác giả nghiên cứu thực trạng
định hướng thị hiếu thẩm mỹ của đối tượng cụ thể là học viên ở các nhà trường
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
Ba là, các công trình đã công bố đưa ra nhiều giải pháp và biện pháp cụ
thể, sáng tạo nhằm nâng cao đời sống văn hóa thẩm mỹ, đời sống tinh thần
nhân dân, từ đó góp phần định hướng thị hiếu thẩm mỹ tiên tiến, đậm đà bản


25

sắc dân tộc cho các tầng lớp nhân dân, góp phần hoàn thiện nhân cách, phát
triển năng lực sáng tạo cho con người Việt Nam hiện nay. Nhiều công trình đi
sâu nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
giáo dục thẩm mỹ nhằm nâng cao đời sống văn hóa thẩm mỹ, hướng tới định
hướng thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh. Đây là cơ sở khoa học để tác giả tham
khảo, xây dựng giải pháp bảo đảm định hướng thị hiếu thẩm mỹ của học viên
ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
1.2.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết
Một là, về lý luận, qua tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến
luận án, chưa có công trình nào đề cập và làm rõ về thị hiếu thẩm mỹ của học
viên ở các trường Quân đội; khái niệm định hướng thị hiếu thẩm mỹ và những
vấn đề có tính quy luật trong đinh hướng thị hiếu thẩm mỹ của học viên ở các
nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam cũng chưa có công trình nào nghiên

cứu. Vì vậy, trên cơ sở lý luận mỹ học Mác - Lênin; nghị quyết của Đảng về
văn hóa thẩm mỹ; từ lịch sử xây dựng Quân đội và nhiệm vụ xây dựng Quân
đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại và nhiệm vụ xây dựng nhà trường
Quân đội trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Tác giả làm rõ đặc điểm thị
hiếu thẩm mỹ của học viên ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam; làm
sáng tỏ nội hàm của khái niệm trung tâm: Định hướng thị hiếu thẩm mỹ của
học viên ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam; đồng thời, phân tích,
luận giải sâu sắc những vấn đề có tính quy luật trong định hướng thị hiếu thẩm
mỹ của học viên ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam.
Hai là, về thực tiễn, trong những công trình khoa học có liên quan đến
luận án đã được công bố, chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp thực
trạng định hướng thị hiếu thẩm mỹ của học viên ở các nhà trường Quân đội
nhân dân Việt Nam hiện nay. Do đó, những kết quả đã đạt được, những tồn tại,
hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó chưa có tác giả nào bàn đến. Luận
án cần phải điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực tiễn để đánh giá chính xác, toàn
diện thực trạng định hướng thị hiếu thẩm mỹ của học viên ở các nhà trường


26

Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay; trên cơ sở đó, chỉ ra những nguyên
nhân ưu điểm, hạn chế và đề xuất những yêu cầu trong định hướng thị hiếu
thẩm mỹ của đối tượng này.
Ba là, về giải pháp, trong các công trình khoa học đã công bố có liên
quan đến luận án, chưa có công trình nào nghiên cứu giải pháp bảo đảm định
hướng thị hiếu thẩm mỹ của đối tượng cụ thể là học viên ở các nhà trường
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề
nghiên cứu, luận án phải đề xuất hệ thống các giải pháp cơ bản, đồng bộ, phù
hợp để bảo đảm định hướng thị hiếu thẩm mỹ của học viên ở các nhà trường
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, nhằm hướng cho thị hiếu thẩm mỹ của

học viên phát triển đúng quy luật; hình thành, phát triển thị hiếu thẩm mỹ
trong sáng, lành mạnh, thị hiếu thẩm mỹ quân sự vững chắc; có khả năng
thưởng thức, đánh giá, sáng tạo các giá trị thẩm mỹ; góp phần hoàn thiện
nhân cách, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của các nhà trường quân đội và
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới hiện nay.


×