Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.55 KB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

TRẦN XUÂN HẢI

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH HOÁ

Chuyên ngành: QLKT
Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Xuân Hƣơng

Hà Nội, 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là của riêng cá nhân tôi. Các số liệu
thu thập, kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn có thật.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hà Nội, tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Xuân Hải




ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo Cao học Quản lý kinh tế khoá học
2015 - 2017, được sự đồng ý của Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Phòng
Đào tạo sau đại học - Trường Đại học Lâm nghiệp, tôi thực hiện đề tài nghiên
cứu: “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hoá”. Sau một
thời gian tiến hành, đến nay đề tài đã được hoàn thành.
Nhân dịp này cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn
Thị Xuân Hương người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu ở trường, cũng như trong quá trình thực hiện
đề tài.
Qua đây cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo Khoa
Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã tham gia trực tiếp giảng dạy, cán bộ phòng
Đào tạo sau đại học trường Đại học lâm nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - Chi nhánh Thanh Hoá và tất cả các bạn bè đồng nghiệp và những
người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn.
Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, bản luận văn chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp quí báu của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học, cùng bạn bè đồng
nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2017
Tác giả


iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................ii
Mục lục............................................................................................................iii
Danh mục các bảng…………………………………………………….……..v
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ………………………………………...………vi
Danh mục các từ viết tắt…………………………………………….……….vii
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................ 4
1.1. Cơ sở lý luận về tín dụng và rủi ro tín dụng ngân hàng....................... 4
1.1.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng ............................. 4
1.1.2. Rủi ro tín dụng ............................................................................ 8
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng Việt
Nam và trên thế giới .................................................................................. 24
1.2.1. Kinh nghiệm của các nước trong lĩnh vực ngân hàng .............. 24
1.2.2. Kinh nghiệm của một số ngân hàng trên thế giới: .................... 29
1.2.3. Kinh nghiệm của các ngân hàng trong nước: ........................... 31
1.3. Bài học kinh nghiệm cho công tác Quản lý rủi ro tại BIDV Thanh
Hóa ............................................................................................................ 33
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 35
2.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu .......................................... 35
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hoá .................. 35
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Thanh Hóa ........ 37
2.1.3. Đánh giá về địa bàn nghiên cứu................................................ 39
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 40
2.2.1. Phương pháp tiếp cận ................................................................ 40



iv

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu.................................................... 40
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 44
3.1 Thực trạng công tác QLRR tín dụng................................................... 44
3.1.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh của BIDV Thanh Hóa.......... 44
3.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014 – 2016 ............. 51
3.1.2 Thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Thanh Hóa . 53
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại NHĐT Thanh Hóa ... 66
3.3 Đánh giá chung về công tác quản lý rủi ro tại NHĐT Thanh Hoá ..... 69
3.3.1. Kết quả đạt được ....................................................................... 72
3.3.2. Những mặt tồn tại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi
nhánh Thanh Hóa .................................................................................... 72
3.4. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa............................................ 75
3.4.1. Định hướng hoạt động tín dụng của BIDV Thanh Hóa trong
giai đoạn tới: ........................................................................................... 75
3.4.1.1. Định hướng chung ................................................................. 75
3.4.1.2. Định hướng cho hoạt động tín dụng ...................................... 76
3.4.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại BIDV Thanh Hóa: ........ 77
3.5.1 Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam ......................................................................................... 92
3.5.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và các cấp, các ngành có liên
quan: ........................................................................................................ 93
3.5.3 Kiến nghị với Chính phủ............................................................ 94
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 98

PHỤ BIỂU


v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh doanh chung của BIDV Thanh Hóa ......................44
Bảng 3.2: Tổng vốn huy động của BIDV Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2016 ....47
Bảng 3.3: Tình hình hoạt động tín dụng của BIDV Thanh Hóa giai đoạn 2013 2016 ...............................................................................................................................49
Bảng 3.4: Kết quả kinh doanh Chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2016 .......52
Bảng 3.5. Phân loại nợ tại BIDV theo thông tư của Ngân hàng nhà nước ..... 60
Bảng 3.6. Đánh giá về quy trình cho vay, chính sách và quản lý tín dụng của
BIDV Thanh Hóa .........................................................................................................67
Bảng 3.7. Đánh giá về công tác quản trị rủi ro tín dụng của BIDV Thanh Hóa: ...68
Bảng 3.8. Thang điểm xếp hạng tín dụng khách hàng .............................................70


vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức tại BIDV Thanh Hóa ............................................ 38
Biểu đồ 3.1: Kết cấu dư nợ tín dụng phân theo loại nợ của Chi nhánh Thanh
Hóa giai đoạn 2013 - 2016 .............................................................................. 61
Biểu đồ 3.2: Tổng dư nợ quá hạn phân theo nhóm nợ của Chi nhánh Thanh
Hóa giai đoạn 2013 - 2016 .............................................................................. 62
Biểu đồ 3.3: Tổng dư nợ tín dụng phân theo TSĐB của Chi nhánh Thanh Hóa
giai đoạn 2013 - 2016 ...................................................................................... 63
Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ và số tiền trích lập dự phòng rủi ro của BIDV Thanh Hóa
qua các năm 2013 - 2016 ................................................................................ 64



vii

DA NH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1

KÍ HIỆU
NHTM

2

CIC

3
4

TMCP
NHNN

5

BIDV

7
8
9
10
11
12

13
14
15
16

CBTD
QLRR
RRTD
DPRR
BCTC
HĐKD
TSBĐ
KQHĐKD
KCN
NQD

17

VAMC

18
19
20
21
22
23
24
25
26


DNNN
TCTD
KHDN
KHCN
HĐQT
ACB
IMF
ADB
WB

NỘI DUNG
Ngân hàng thương mại
Trung tâm thông tin tín dụng và phòng ngừa rủi ro
tín dụng của NHNN
Thương mại cổ phần
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam
Cán bộ tín dụng
Quản lý rủi ro
Rủi ro tín dụng
Dự phòng rủi ro
Báo cáo tài chính
Hoạt động kinh doanh
Tài sản bảo đảm
Kết quả hoạt động kinh doanh
Khu công nghiệp
Ngoài quốc doanh
Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ
chức tín dụng Việt Nam

Doanh nghiệp nhà nước
Tổ chức tín dụng
Khách hàng doanh nghiệp
Khách hàng cá nhân
Hội đồng quản trị
Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu
Quỹ tiền tệ Quốc tế
Ngân hàng Phát triển Châu Á
Ngân hàng Thế Giới


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cùng những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi
xướng và lãnh đạo, những năm qua hệ thống ngân hàng đã từng bước lớn
mạnh không ngừng và thu được những thành tựu quan trọng góp phần không
nhỏ trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, trong những năm
gần đây, ngày càng có nhiều ngân hàng được thành lập và đi vào hoạt động,
mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong đó, cho vay là hoạt động đem lại
thu nhập lớn cho ngân hàng, cũng chính là hoạt động cạnh tranh rất gay gắt và
tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Rủi ro tín dụng xảy ra sẽ không chỉ ảnh hưởng tới kết
quả kinh doanh của Ngân hàng mà còn ảnh hưởng tới uy tín của Ngân hàng,
làm giảm niềm tin của công chúng đối với cả hệ thống Ngân hàng. Do vậy để
đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động cho vay thì công tác quản lý rủi
ro cho vay luôn là ưu tiên hàng đầu của các ngân hàng thương mại
Thời gian vừa một số Ngân hàng có nợ xấu cao cũng như công tác quản
lý rủi ro kém hiệu quả nên đã bị sáp nhập với các ngân hàng khác hoặc bị
Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá “0"đồng. Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hoá (BIDV Thanh Hóa) nhận thức

rõ được điều này nên đã và đang rất chú trọng tới quản lý rủi ro đặc biệt là rủi
ro tín dụng trong cho vay. Tuy nhiên công tác quản lý rủi ro tín dụng của chi
nhánh vẫn còn có những hạn chế, rủi ro cho vay vẫn còn xảy ra và chứa đựng
nhiều tiềm ẩn.
Chính vì vậy để chi nhánh phục vụ tốt cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, phát huy tốt vai trò của mình, đảm bảo
tăng trưởng cao và bền vững thì cần phải có sự phân tích, đánh giá về thực tại
cũng như có các giải pháp về quản lý, hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay
để đảm bảo hoạt động và an toàn vốn của ngân hàng là một đòi hỏi tất yếu
Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết trên, và hiện là cán bộ đang công tác


2
tại Ngân hàng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh
Thanh Hoá, học viên chọn đề tài: “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong
cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh
Thanh Hoá” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng nhằm đề xuất các
giải pháp hạn chế rủi ro này tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
(BIDV) Thanh Hóa.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro tín dụng trong cho
vay của các Ngân hàng thương mại.
- Đánh giá được thực trạng rủi ro và quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV
Thanh Hóa.
- Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro tín
dụng tại BIDV Thanh Hóa
- Đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tại BIDV
Thanh Hóa trong thời gian tới.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Thanh Hóa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu những rủi ro và hoạt động
quản lý rủi ro trong cho vay của ngân hàng BIDV thanh Hóa, từ đó xác định
các loại rủi ro, nguyên nhân dẫn đến các rủi ro để đề xuất các giải pháp nâng
cao hiệu quả quản lý các rủi ro này của Ngân hàng.


3

3.2.2. Phạm vi không gian
Luận văn nghiên cứu rủi ro trong cho vay tại BIDV Thanh Hóa.
3.2.3. Phạm vi về thời gian
Thu thập thông tin trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2016
qua đó đề xuất những giải pháp khắc phục, phòng tránh, hạn chế những rủi ro
trong quá trình cho vay trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro và công tác quản lý rủi ro tín dụng
tại các ngân hàng thương mại;
- Phân tích thực trạng rủi ro và quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Thanh
Hóa;
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng tại
BIDV Thanh Hóa;
- Các giải pháp đề xuất hạn chể rủi ro tín dụng tại BIDV Thanh Hóa.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rủi ro tín dụng trong các
ngân hàng thương mại.
Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu


4
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Cơ sở lý luận về tín dụng và rủi ro tín dụng ngân hàng
1.1.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng
1.1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng
Khái niệm tín dụng ra đời từ rất lâu nhưng đến nay, định nghĩa về tín
dụng vẫn chưa được thống nhất và có nhiều cách hiểu khác nhau dưới nhiều
góc độ tiếp cận.
Về nguồn gốc, khái niệm “Tín dụng"(Tiếng Anh là Credit có nguồn gốc
từ chữ La-tinh là Credo có nghĩa là sự tin tưởng, tín nhiệm. [1]
Tín dụng còn là hình thức cho vay, là việc một bên (bên cho vay) cung
cấp nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ
hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường
kèm theo lãi suất. Do hoạt động này làm phát sinh một khoản nợ nên bên cho
vay còn gọi là chủ nợ, bên đi vay gọi là con nợ. Do đó, Tín dụng phản ánh
mối quan hệ giữa một bên là người cho vay, và một bên là người đi vay. Quan
hệ giữa hai bên ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, thỏa thuận thời gian cho vay,
lãi suất phải trả...
- Trong hoạt động ngân hàng thì Tín dụng là một giao dịch về tài sản
(tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay là ngân hàng và các định chế tài chính
khác với một bên là các chủ thể trong nền kinh tế, trong đó bên cho vay
chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo

thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả tài sản vô điều kiện (bao gồm:
vốn gốc và lãi) cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.[1]
1.1.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng có 5 đặc điểm của tín dụng nói chung như sau:


Luận văn đủ ở file: Luận văn full














×