Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐINH DUY HƢNG

GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT
VÀ TIÊU THỤ RAU HỮU CƠ TẠI HUYỆN LƢƠNG SƠN,
TỈNH HÕA BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ HẢI NINH

Hà Nội, 2017


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên
cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận


đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày

tháng 10 năm 2017

Ngƣời cam đoan

Đinh Duy Hƣng


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo Cao học Quản lý kinh tế khoá học
2015 - 2017, được sự đồng ý của Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Phòng
Đào tạo sau đại học - Trường Đại học Lâm nghiệp, tôi thực hiện đề tài nghiên
cứu: Giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ tại
huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Sau một thời gian tiến hành, đến nay đề tài
đã được hoàn thành.
Nhân dịp này cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn
Thị Hải Ninh người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu ở trường, cũng như trong quá trình thực hiện đề tài.
Qua đây cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo Khoa
Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã tham gia trực tiếp giảng dạy, cán bộ phòng
Đào tạo sau đại học trường Đại học lâm nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới UBND huyện Lương Sơn, Phòng TNMT,
Phòng NN, và tất cả các bạn bè đồng nghiệp và những người thân trong gia
đình đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn.
Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, bản luận văn chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng

góp quí báu của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học, cùng bạn bè đồng
nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 10 năm 2017
Tác giả

Đinh Duy Hƣng


iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan.....................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................ii
Mục lục............................................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt...................................................................................v
Danh mục các bảng..........................................................................................vi
Danh mục các hình..........................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT TRONG
SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN ...................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 5
1.1.1. Cơ sở lý luận về liên kết ................................................................. 5
1.1.2. Ý nghĩa, vai trò và đặc điểm của liên kết trong sản xuất và tiêu
thụ nông sản ........................................................................................... 11
1.1.3. Các chủ thể tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. 14
1.1.4. Nội dung của liên kết ................................................................... 16
1.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu

thụ nông sản .......................................................................................... 19
1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 24
1.2.1. Tình hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản trên thế giới ... 24
1.2.2. Tình hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản ở Việt Nam .. 27
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thế giới và Việt Nam .................... 33
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .35
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình ....................... 35
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên.................................................... 35
2.1.2. Các đặc điểm kinh tế xã hội ......................................................... 40


iv

2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng
đến phát triển sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn huyện Lương Sơn. 46
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 49
2.2.1.

Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu ................................ 49

2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu........................................ 49
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ...................................... 51
2.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng trong đề tài ............... 52
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 53
3.1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của huyện Lương Sơn .... 53
3.1.1. Tình hình sản xuất rau hữu cơ ..................................................... 53
3.1.2 Tình hình kênh phân phối rau hữu cơ của huyện Lương Sơn ...... 66
3.2. Thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn
huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình .............................................................. 70
3.2.1. Chủ thể tham gia liên kết ............................................................. 70

3.2.2. Thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ .......... 74
3.2.3. Tình hình thực hiện hợp đồng liên kết ......................................... 81
3.2.4. Đánh giá chung về liên kết sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ tại
huyện Lương Sơn ................................................................................... 83
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ
trên địa bàn huyện Lương Sơn ...................................................................... 90
3.3.1. Trình độ của nền sản xuất ........................................................... 90
3.3.2. Yếu tố thị trường .......................................................................... 91
3.3.3. Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ ........................................... 92
3.3.4. Yếu tố tổ chức sản xuất ................................................................ 92
3.3.5. Quan hệ giữa cơ sở chế biến và vùng nguyên liệu ...................... 93


v

3.4. Phân tích SWOT về liên kết của hộ nông dân với doanh nghiệp trong
sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa
Bình ............................................................................................................ 93
3.5. Giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên
địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình………………………………..93
3.5.1. Định hướng trong thời gian tới………………………………….…93
3.5.2. Giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu
cơ trên địa bàn huyện Lương sơn, tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới..94
KẾT LUẬN ................................................................................................... 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ BIỂU


vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Viết đầy đủ

ADĐA

Agricultural Development Denmark Asia

CNH, HĐH.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

BVTV

Bảo vệ thực vật

HTX

Hợp tác xã



Hợp đồng

RHC

Rau hữu cơ

MTV


Một thành viên

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

SX

Sản xuất

KHCN

Khoa học công nghệ

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

KHKT

Khoa học kỹ thuật

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TNMT

Tài nguyên môi trường


UBND

Ủy ban nhân dân

QL

Quốc lộ

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu đất đai huyện Lương Sơn - Hòa Bình năm 2016…………39
Bảng 2.2. Hiện trạng dân số, lao động huyện Lương Sơn năm 2016 ............. 41
Bảng 2.3. Số lượng mẫu điều tra..................................................................... 50
Bảng 3.1. Diện tích các xã nằm trong vùng quy hoạch sản xuất rau hữu cơ của
huyện Lương Sơn ............................................................................................ 55
Bảng 3.2: Chi phí đầu tư bình quân trồng 1 sào/vụ …………………………53
Bảng 3.3. Một số nội dung ghi trong hợp đồng .............................................. 59
Bảng 3.4. Diện tích, năng suất và sản lượng rau hữu cơ từ giai đoạn 2014 2016 huyện Lương Sơn ................................................................................... 62
Bảng 3.5. Diện tích trồng rau hữu cơ tại các xã của huyện Lương Sơn năm
2016 ................................................................................................................. 63
Bảng 3.6. Chủng loại rau hữu cơ và thời gian gieo trồng trong năm ............. 65
Bảng 3.7. Hình thức phân phối rau hữu cơ của huyện năm 2016 ................... 70
Bảng 3.8. Tình hình tham gia liên kết của người sản xuất ............................. 75

Bảng 3.9. Tình hình thực hiện hợp đồng giữa nhà sản xuất và nhà doanh
nghiệp năm 2016 ............................................................................................. 81
Bảng 3.10. Thị trường tiêu thụ rau hữu cơ của huyện Lương Sơn ................. 91
Bảng 3.11: Phân tích SWOT về liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp
trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ .............................................................. 94


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Lương Sơn năm 2016 ....................... 43
Hình 3.1: Biến động sản xuất các rau hữu cơ trong tháng .............................. 65
Hình 3.2. Kênh tiêu thụ trực tiếp..................................................................... 66
Hình 3.3. Kênh tiêu thụ gián tiếp .................................................................... 67
Hình 3.4. Biểu đồ thị trường tiêu thụ rau hữu cơ của huyện Lương Sơn ....... 92


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ông cha ta đã có câu nói “Cơm không rau như ốm đau không thuốc”
bởi vì rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu được trong đời sống hằng
ngày của người Việt Nam. Cùng với thức ăn động vật rau cung cấp những dinh
dưỡng cần thiết cho sự phát triển của con người đặc biệt là các vitamin, chất
khoáng, rau xanh làm cho ta ngon miệng và tăng sức khỏe.
Tuy nhiên rau xanh cũng như cây trồng khác để có giá trị kinh tế cao,
người dân trồng rau không ngừng cải tiến kỹ thuật canh tác, nâng cao đầu tư
phân bón, thuốc trừ sâu dẫn đến tình trạng rau và thực phẩm bị ô nhiễm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng ảnh hưởng đến đời sống của

người dân gây bệnh tật ốm đau tổn hại đến nền kinh tế của đất nước.
Vì vậy vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đặc biệt đối với rau
xanh đang là mối quan tâm thường xuyên của mọi người dân trên toàn thế giới
nói chung và ở Việt Nam nói riêng bởi vấn đề tồn dư thuốc bảo yệ thực vật và
hoá chất trong rau do lạm dụng trong quá trình canh tác còn khá cao.
Để khắc phục tình trạng trên trong những năm qua chương trình phát
triến rau an toàn (rau hữu cơ) đã được triển khai đồng thời ở trên cả nước với sự
quan tâm của nhà nước cũng như người dân từ nơi sản xuất đến bữa ăn. Đặc
biệt là sản xuất rau hữu cơ được Đảng và nhà nước rất quan tâm Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp với bộ KHCN đã ban hành Quyết định
số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/1/2008 về tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn
thực phẩm để mọi người có cơ sở thực hiện nhà nước cũng đã thí điểm các mô
hình sản xuất rau hữu cơ thông qua khuôn khổ Dự án Phát triển sản xuất và
Marketing nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam do Tổ chức Phát triển nông nghiệp
Châu Á - Đan Mạch (ADĐA) tài trợ.
Trong những năm gần đây sản xuất rau hữu cơ trên cả nước đã phát triển


2

mạnh mẽ với sự hợp tác của nhà sản xuất, nhà đầu tư, nhà nghiên cứu nhà tiêu
thụ. Nên tiêu dùng rau hữu cơ đã trở nên dần quen thuộc với người dân Việt
Nam và trở thành triển vọng lớn cho sản xuất rau Việt Nam để tiêu dùng và
xuất khẩu sang các nước.
Nhưng vấn đề đặt ra là sản xuất rau hữu cơ đang còn nhiều tồn tại và bất
cập nhất là sự lẫn lộn giữa rau thường và rau hữu cơ về cả chất lượng và phân
biệt sử dụng. Chính vì vậy sản xuất rau hữu cơ chưa thực sự được người dân tin
dùng, hiệu quả kinh tế chưa thực sự cao còn ảnh hưởng đến sức khỏe cửa người
dân. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do sự kết hợp chưa
chặt chẽ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, giữa các nhà sản xuất với nhà

nghiên cứu.
Lương sơn là địa phương sản xuất rau đồng thời là một trong những địa
phương đi tiên phong trong việc sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ. Hiện nay, diện
tích và sản lượng rau hữu cơ chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng diện tích, sản
lượng rau toàn huyện nói riêng . Tuy nhiên, hiện nay nông dân đang sản xuất
theo quan điểm phong trào, chưa xác định rõ thị trường sản phẩm bán ở đâu,
bán cho ai, cần phải đầu tư canh tác thế nào, sự hợp tác ra sao. Do đó cần phải
có sự liên kết chặt chẽ từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm mà vai trò các cơ sở
làm trung gian phân phối rất quan trọng trong việc xây dựng chỉến lược kinh
doanh cho sản phẩm, còn nông dân tập trung sản xuất để bảo đảm chất lượng
của sản phẩm. Để góp phần cải thiện tình hình trên chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu
cơ tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động liên kết trong sản xuất và tiêu
thụ rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, từ đó đề xuất một số giải


3

pháp nhằm tăng cường mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ tại
Lương Sơn, Hòa Bình.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết trong sản xuất và
tiêu thụ nông sản;
- Đánh giá thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên
địa bàn huyện Lương Sơn, Hòa Bình.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường liên kết trong sản xuất và
tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn huyện Lương Sơn, Hòa Bình.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động liên kết trong sản xuất và
tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
+ Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu thực trạng liên kết trong sản xuất
và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn nghiên cứu, các yếu tố ảnh hưởng đến liên
kết trong sản xuất, tiêu thụ rau hữu cơ và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường
liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn huyện Lương Sơn,
tỉnh Hòa Bình.
+ Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại huyện Lương Sơn, tỉnh
Hòa Bình.
+ Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm (20142016); Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2017.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.
- Thực trạng hoạt động liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ
trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.


Luận văn đủ ở file: Luận văn full















×