Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện quản bạ, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 136 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
chƣa từng công bố. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cám ơn và các
thông tin trích dẫn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trƣớc Hội đồng đánh giá khoa học
của Trƣờng Đại học Lâm nghiệp về công trình và kết quả nghiên cứu của
mình.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2017

Tác giả

Đỗ Thị Hân


ii

LỜI CẢM ƠN
Để đánh giá lại những kiến thức đã thu nhận đƣợc sau 2 năm học tập và
nghiên cứu theo chƣơng trình đào tạo thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế
của trƣờng Đại học Lâm nghiệp. Đƣợc sự cho phép của Nhà trƣờng và Khoa
Sau đại học tôi thực hiện đề tài:“Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện
Quản Bạ, tỉnh Hà Giang” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Nghĩa Biên đã
hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin cảm ơn đến toàn thể cán bộ của UBND huyện Quản Bạ, Phòng
Tài nguyên và môi trƣờng, Phòng Lao động thƣơng binh và xã hội, Phòng


Thống kê huyện Quản Bạ đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng; tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và toàn thể bạn bè đã
động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Mặc dù đã có sự cố gắng song thời gian có hạn, kinh nghiệm còn chƣa
nhiều nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy; tôi rất
mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô và các bạn để đề tài đƣợc hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả

Đỗ Thị Hân


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA GIẢM NGHÈO BỀN
VỮNG ............................................................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về giảm nghèo bền vững...................................................... 5
1.1.1. Đói nghèo và nguyên nhân đói nghèo..................................................... 5
1.1.2. Giảm nghèo bền vững ........................................................................... 10

1.2. Cơ sở thực tiễn về giảm nghèo bền vững................................................. 20
1.2.1. Trên thế giới .......................................................................................... 20
1.2.1.1. Trung Quốc ........................................................................................ 20
1.2.1.2. Hàn Quốc............................................................................................ 21
1.2.1.3. Thái Lan ............................................................................................. 23
1.2.2. Trong nƣớc ............................................................................................ 24
1.2.2.1. Tỉnh An Giang.................................................................................... 24
1.2.2.2. Hòa Bình ............................................................................................ 25
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho giảm nghèo bền vững tại huyện Quản Bạ.... 27
1.2.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan ........................................... 29
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Quản Bạ ...................................................... 32
2.1.1. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên ................................................................ 32
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội .................................................... 38


iv

2.1.3. Đánh giá chung ..................................................................................... 43
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu ................................................... 45
2.2.3. Phƣơng pháp xử lý, phân tích số liệu .................................................... 46
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài ............................... 47
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 48
3.1. Thực trạng nghèo và công tác giảm nghèo tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà
Giang ............................................................................................................... 48
3.1.1. Thực trạng nghèo tại huyện Quản Bạ giai đoạn 2014 - 2016 ............... 48
3.1.1.1. Thực trạng hộ nghèo .......................................................................... 48
3.1.2. Kết quả các chƣơng trình giảm nghèo tại huyện Quản Bạ ................... 56
3.1.3. Tác động từ các chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo ................................. 60
3.1.3.1. Điều kiện sản xuất của hộ .................................................................. 60
a. Tình hình về nhân khẩu và lao động ........................................................... 60

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2017) .................................................. 60
3.2. Phân tích một số nhân tố ảnh hƣởng đến giảm nghèo bền vững ............. 73
3.3. Những vấn đề đặt ra cho công tác giảm nghèo bền vững huyện Quản Bạ
......................................................................................................................... 77
3.3.1. Đánh giá chung ..................................................................................... 77
3.3.2. Những tồn tại, hạn chế .......................................................................... 79
3.3.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 82
3.4. Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Quản Bạ ............................... 83
3.4.1. Định hƣớng giảm nghèo bền vững huyện Quản Bạ.............................. 83
3.4.2. Giải pháp giảm nghèo bền vững huyện Quản Bạ ................................. 85
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Viết tắt
CB

Cán bộ

CNH

Công nghiệp hóa

CNH - HĐH


Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

BHYT

Bảo hiểm y tế

DTTS

Dân tộc thiểu số

ĐVT

Đơn vị tính

ESCAP

Ủy ban kinh tế xã hội châu Á Thái Bình Dƣơng Liên Hợp Quốc

GNBV

Giảm nghèo bền vững

HDI

Chỉ tiêu phát triển con ngƣời

KHKT

Khoa học kỹ thuật


KT - XH

Kinh tế - xã hội

KTTT

Kinh tế thị trƣờng



Lao động

LĐ-TB&XH

Lao động – Thƣơng binh và Xã hội

LHQ

Liên Hợp Quốc

NN&PTNN

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NXB

Nhà xuất bản

NTTS


Nuôi trồng thủy sản

PQLI

Chất lƣợng cuộc sống

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TP

Thành phố

TT

Tỷ trọng

UBND

Ủy ban nhân dân


VS

Vệ sinh

WB

Ngân hàng thế giới


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
1.1
1.2
2.1
2.2
2.3
2.4
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11

3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
3.19

Tên bảng
Một số tiêu chí xác định chuẩn nghèo của thế giới
Chuẩn nghèo đói đƣợc áp dụng qua các thời kỳ
Hiện trạng sử dụng đất huyện Quản Bạ năm 2016
Cơ cấu lao động phân theo khu vực và thành phần kinh tế
Dự báo dân số, lao động huyện Quản Bạ đến năm 2030
Tổng hợp số hộ điều tra trên địa bàn
Tổng hợp thực trạng nghèo của các xã trong huyện Quản Bạ
giai đoạn 2014 - 2016
Thực trạng hộ cận nghèo huyện Quản Bạ giai đoạn 2014 2016
Thực trạng hộ thoát nghèo huyện Quản Bạ giai đoạn 2014 2016
Thực trạng hộ tái nghèo huyện Quản Bạ giai đoạn 2014 - 2016
Thực trạng hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ
bản năm 2016
Kết quả đầu tƣ của chƣơng trình 30a giai đoạn 2014 - 2016
Kết quả đầu tƣ chƣơng trình 135 tại huyện Quản Bạ giai đoạn
2014 - 2016
Kết quả đầu tƣ một số chƣơng trình giảm nghèo khác tại huyện
Quản Bạ giai đoạn 2014 - 2016
Tình hình về nhân khẩu và lao động của hộ điều tra năm 2017
Tình hình cơ sở vật chất, sinh hoạt của các hộ điều tra năm

2017
Tình hình trang bị công cụ, thiết bị sản xuất của hộ năm 2017
Tình hình về đất sản xuất của hộ điều tra theo địa điểm điều tra
năm 2017
Tình hình vay vốn sản xuất của hộ điều tra giai đoạn 2014 2016
Số lƣợng, sản lƣợng một số loại vật nuôi chủ yếu của hộ điều
tra năm 2017
Chi phí sản xuất của hộ điều tra năm 2017
Thu nhập của hộ điều tra năm 2017
Quy mô hộ thoát nghèo giai đoạn 2014 - 2016
Tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói của hộ
điều tra năm 2017
Thuận lợi và khó khăn trong công tác giảm nghèo

Trang
8
9
35
41
43
45
48
50
51
53
54
57
58
59
60

62
63
65
66
69
70
71
72
74
78


vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TT
3.1

Tên biểu đồ
Thực trạng nghèo huyện Quản Bạ giai đoạn 2014 - 2016

Trang
56


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đói nghèo là một hiện tƣợng kinh tế - xã hội, vừa là vấn đề của lịch sử

để lại, vừa là vấn đề của phát triển mà quốc gia nào cũng phải trải qua. Nó
ảnh hƣởng trực tiếp tới cuộc sống của con ngƣời, từng cá nhân, gia đình đến
cộng đồng. Mỗi quốc gia ở mức độ khác nhau đều phải quan tâm giải quyết
vấn đề đói nghèo để vƣợt qua những trở ngại cho sự phát triển kinh tế và từng
bƣớc đạt tới công bằng xã hội. Tất nhiên, ở mỗi chế độ khác nhau thì mục
đích và mức độ quan tâm cũng khác nhau. Song đây luôn là vấn đề mang tính
toàn cầu nên cũng thu hút đƣợc sự quan tâm, phối hợp của cộng đồng quốc tế.
Ở Việt Nam, vấn đề xóa đói giảm nghèo không chỉ là một trong những
chính sách kinh tế, mà còn là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy
xóa đói giảm nghèo luôn nhận đƣợc sự quan tâm của các nhà quản lý, hoạch
định chính sách. Ở mỗi giai đoạn, tuy có những nội dung, giải pháp khác nhau
về xóa đói giảm nghèo nhƣng đều hƣớng tới một mục tiêu chung là nâng cao
mức sống của ngƣời dân, giảm nhanh tỷ lệ hộ sống dƣới ngƣỡng nghèo, góp
phần tăng trƣởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, an sinh xã hội cho
ngƣời dân, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn và những
ngƣời thuộc diện yếu thế trong xã hội.
Quản Bạ là huyện vùng cao, biên giới phía Bắc của tỉnh Hà Giang, là
một trong 61 huyện nghèo nhất của cả nƣớc. Trong những năm qua, vấn đề
xóa đói giảm nghèo luôn đƣợc tỉnh Hà Giang và huyện Quản Bạ quan tâm
thực hiện với nhiều giải pháp thiết thực. Tuy nhiên, công tác xóa đói giảm
nghèo ở Quản Bạ vẫn đang gặp nhiều khó khăn, khiến cho việc thoát nghèo
thiếu tính bền vững, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cƣ
chƣa đƣợc thu hẹp, đặc biệt là các xã miền núi. Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo đã


2

giảm do huyện có chƣơng trình đặc thù, vận động toàn bộ hệ thống chính trị
vào cuộc nhƣng đời sống của nhân dân, đặc biệt là các đối tƣợng dân tộc thiểu

số, ngƣời yếu thế, ngƣời già cô đơn vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
Tình hình trên do nhiều nguyên nhân. Trƣớc hết phạm vi đói nghèo đã
phân tầng, phân nhóm đa dạng, nguyên nhân đói nghèo cũng đa chiều hơn.
Ngoài ra, các nguyên nhân khách quan về điều kiện tự nhiên, điều kiện sản
xuất, năng lực và trình độ nhận thức, tập quán sinh sống của đồng bào dân tộc
thiểu số, xuất phát điểm về kinh tế thấp, các nguyên nhân về tổ chức, cơ chế,
chính sách, điều hành và thực hiện giảm nghèo chƣa đem lại hiệu quả bền
vững. Bởi vậy làm thế nào để thực hiện đƣợc mục tiêu giảm nghèo bền vững
một cách hiệu quả nhất đang là vấn đề cấp bách đặt ra cho huyện trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi lựa chọn đề tài “Giải pháp giảm
nghèo bền vững tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang” làm luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng nghèo và kết quả thực hiện công tác
giảm nghèo trên địa bàn, luận văn nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm
giảm nghèo bền vững tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về xóa đói, giảm nghèo và giảm
nghèo bền vững.
+ Đánh giá thực trạng nghèo và công tác giảm nghèo tại huyện Quản
Bạ, tỉnh Hà Giang.
+ Tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng đến tính bền vững của công tác giảm
nghèo tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.


3

+ Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm giảm nghèo bền vững tại

huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận và thực tiễn về
giảm nghèo bao gồm tình hình giảm nghèo và kết quả thực hiện các chƣơng
trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Quản Bạ.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài :
+ Phạm vi về nội dung:
Đề tài nghiên cứu thực trạng nghèo và giảm nghèo bền vững theo nội
dung tiêu chí chƣơng trình giảm nghèo quốc gia.
+ Phạm vi về không gian:
Đề tài nghiên cứu tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.
+ Phạm vi về thời gian:
Các số liệu thu thập và phân tích trong khoảng thời gian từ năm 2014 2016 và số liệu thứ cấp của năm 2017. Các giải pháp giảm nghèo tại huyện
Quản Bạ đƣợc đề xuất cho giai đoạn 2017 - 2020.
4. Nội dung nghiên cứu
- Các vấn đề lý luận và thực tiễn về xóa đói, giảm nghèo và giảm nghèo
bền vững.
- Thực trạng nghèo và công tác giảm nghèo tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà
Giang.
- Những yếu tố ảnh hƣởng đến tính bền vững của công tác giảm nghèo
tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.
- Những giải pháp chủ yếu nhằm giảm nghèo bền vững tại huyện Quản
Bạ, tỉnh Hà Giang.


4

5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Đặt vấn đề và Kết luận, nội dung chính của Luận văn bao

gồm 3 chƣơng đƣợc kết cấu nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của giảm nghèo bền vững
Chƣơng 2: Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu


5

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
1.1. Cơ sở lý luận về giảm nghèo bền vững
1.1.1. Đói nghèo và nguyên nhân đói nghèo
1.1.1.1. Những quan niệm chung về đói nghèo
Đói nghèo là một hiện tƣợng kinh tế xã hội mang tính chất toàn cầu. Nó
không chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà nó còn tồn
tại ngay tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên tùy thuộc vào
điều kiện tự nhiên, thể chế chính trị xã hội và điều kiện kinh tế của mỗi quốc
gia mà tính chất, mức độ nghèo đói của từng quốc gia có khác nhau.
Tại hội nghị bàn về xóa đói giảm nghèo do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc
Thái Lan tháng 9 năm 1993 đã đƣa ra khái niệm về nghèo đói nhƣ sau: "Nghèo
đói là tình trạng một bộ phận dân cƣ không đƣợc hƣởng và thỏa mãn những
nhu cầu cơ bản của con ngƣời đã đƣợc xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát
triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của các địa phƣơng" [1]. Theo đinh
nghĩa này thì mức độ nghèo đói ở các nƣớc khác nhau là khác nhau. Theo số
liệu của ngân hàng thế giới thì hiện nay trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ ngƣời
sống dƣới mức nghèo khổ, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em.
Ở nƣớc ta căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội và mức thu nhập của
nhân dân trong những năm qua thì khái niệm đói nghèo đƣợc xác định nhƣ
sau:
Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cƣ chỉ có những điều kiện thỏa

mãn những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức sống
thấp hơn mức sống của cộng đồng xét trên mọi phƣơng diện.
Nghèo là một bộ phận dân cƣ có mức sống dƣới ngƣỡng quy định của
sự nghèo. Nhƣng ngƣỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng
địa phƣơng, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội cụ
thể của từng địa phƣơng hay từng quốc gia.


6

Ở Việt Nam thì nghèo đƣợc chia thành các mức khác nhau: nghèo tuyệt
đối, nghèo tƣơng đối, nghèo có nhu cầu tối thiểu [31].
- Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cƣ thuộc diện nghèo
không có khả năng thỏa mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc sống: ăn, mặc, ở, đi
lại…
- Nghèo tƣơng đối: Là tình trạng một bộ phận dân cƣ thuộc diện nghèo
có mức sống dƣới mức sống trung bình của cộng đồng và địa phƣơng đang xét.
Nghèo có nhu cầu tối thiểu: Đây là tình trạng một bộ phận dân cƣ có
những đảm bảo tối thiểu để duy trì cuộc sống nhƣ đủ ăn, đủ mặc, đủ ở và một
số sinh hoạt hàng ngày nhƣng ở mức độ tối thiểu [31].
Nghèo tƣơng đối lại phản ánh sự chênh lệch về mức sống của một bộ
phận dân cƣ khi so sánh với mức sống trung bình của cộng đồng địa phƣơng
trong một thời kỳ nhất định. Do đó, có thể xóa dần nghèo tuyệt đối, còn nghèo
tƣơng đối luôn xảy ra trong xã hội, vấn đề quan tâm ở đây là rút ngắn khoảng
cách chênh lệch giàu nghèo và hạn chế sự phân hóa giàu nghèo, giảm thiểu
tới mức thấp nhất tỷ lệ nghèo tƣơng đối.
Dựa vào những khái niệm chung do các tổ chức quốc tế đƣa ra và căn
cứ vào thực trạng kinh tế - xã hội ở Việt Nam, trong chiến lƣợc toàn diện về
tăng trƣởng và xoá đói, giảm nghèo năm 2010, Việt Nam thừa nhận định
nghĩa chung về nghèo đói do Hội nghị chống đói nghèo khu vực châu Á Thái Bình Dƣơng do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan) tháng 9/1993

[1]. Đồng thời vấn đề đói nghèo ở Việt Nam còn đƣợc nghiên cứu ở các cấp
độ khác nhau nhƣ cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng, do đó bên cạnh khái
niệm nghèo đói, ở nƣớc ta còn có một số khái niệm sau:
Đói: Là tình trạng một bộ phận dân cƣ có mức sống cực thấp so với
mức nhu cầu tối thiểu; chịu đói và chịu đứt bữa, không đủ mặc và có mức
cung cấp khoảng từ 1500 - 2000 calo/ngƣời/ngày. Theo cách hiểu này, thì đói
là tình trạng một bộ phận dân cƣ có mức sống dƣới mức tối thiểu thu nhập
không đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống hàng ngày.


7

Hộ đói: Là một bộ phận hộ gia đình có mức sống của từng thành viên
dƣới mức tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống;
hay nói cách khác đó là một bộ phận dân cƣ thiếu ăn, đứt bữa, thƣờng xuyên
phải vay nợ và thiếu khả năng trả nợ.
Hộ nghèo: Là tình trạng một số hội gia đình chỉ thõa mãn một phần nhu
cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống của cộng đồng
xét trên mọi phƣơng diện [6].
Nhƣ vậy, đói nghèo là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phƣơng diện
nhƣ: thu nhập hạn chế hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm
bảo tiêu dùng những lúc khó khăn và dễ bị tổn thƣơng trƣớc những đột biến,
ít đƣợc tham gia vào quá trình ra quyết định...
Vì vậy, khi nghiên cứu những tác động ảnh hƣởng đến thực trạng, xu
hƣớng, cách thức giải quyết vấn đề đói nghèo cần phải đánh giá những tác
động của nhân tố chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng có nhƣ vậy
mới đề ra đƣợc các giải pháp đồng bộ cho công tác xoá đói, giảm nghèo ở
nƣớc ta.
1.1.1.2. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo
a. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo của thế giới

Để xác định chuẩn nghèo có nhiều tiêu chí, chuẩn mực đánh giá khác
nhau. Trên thế giới ngƣời ta lấy những chỉ tiêu: chất lƣợng cuộc sống (PQLI),
chỉ tiêu phát triển con ngƣời (HDI), chỉ tiêu nhu cầu dinh dƣỡng, chỉ tiêu thu
nhập quốc dân bình quân theo đầu ngƣời để làm các tiêu chí xác định chuẩn
nghèo.


8

Bảng 1.1: Một số tiêu chí xác định chuẩn nghèo của thế giới
STT

Chỉ tiêu

Nội dung
Bao gồm ba nhân tố cơ bản đó là tuổi thọ, tỷ lệ tử vong của

Chất lƣợng
1

cuộc sống
(PQLI)

trẻ sơ sinh và tỷ lệ mù chữ. Đề cập vào ba điểm có tính phổ
biến về nhu cầu cơ bản của con ngƣời:
+ Tuổi thọ dự báo khi một tuổi
+ Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh
+ Tỷ lệ xoá mù chữ
Chỉ tiêu này do Chƣơng trình phát triển liên hợp quốc đƣa


Chỉ tiêu phát
2

triển con
ngƣời (HDI)

ra gồm 3 chỉ tiêu chính:
+ Tuổi thọ trung bình dân cƣ
+ Trình độ học vấn, bao gồm tỉ lệ biết đọc, biết viết
của dân cƣ, số năm đi học trung bình của ngƣời dân.
+ Thu nhập bình quân đầu ngƣời.

Chỉ tiêu nhu Tính mức tiêu dùng quy ra kilocalo cho một ngƣời trong
3

cầu dinh

một ngày.

dƣỡng
Đây là chỉ tiêu chính mà hiện nay nhiều nƣớc và tổ chức
Chỉ tiêu thu quốc tế đang dùng để xác định giàu nghèo. Tại Đại hội lần

4

nhập quốc

thứ II của Ủy ban kinh tế - xã hội châu Á Thái Bình Dƣơng

dân bình


Liên Hợp Quốc (ESCAP) họp tại Băng Cốc (Thái Lan) vào

quân theo

tháng 9 năm 1995, Ngân hàng thế giới đƣa ra chuẩn mực

đầu ngƣời

nghèo khổ chung của toàn cầu là thu nhập bình quân đầu
ngƣời dƣới 370 USD/ngƣời/năm.
(Nguồn: Mai Ngọc Nhuần, 2017)

Sự kết hợp chỉ tiêu thu nhập quốc dân bình quân theo đầu ngƣời, chỉ
tiêu phát triển con ngƣời và chỉ tiêu chất lƣợng cuộc sống cho phép chúng ta


9

nhìn nhận các nƣớc giàu, nghèo chính xác và khách quan hơn. Bởi nó cho
phép đánh giá khách quan, toàn diện sự phát triển con ngƣời trên các mặt kinh
tế, văn hóa, xã hội.
Theo phƣơng pháp này, mức giàu trung bình toàn thế giới là 86.000
USD/ngƣời. Nƣớc giàu nhất hiện nay là Qatar với 146.000 USD/ngƣời. Nƣớc
nghèo nhất là Malawi với mức 250 USD/ngƣời theo bảng xếp hạng. Việt Nam
với mức 2.233 USD/ngƣời.
b. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo của Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam dựa vào hai căn cứ để xác định chuẩn nghèo. Một
là, căn cứ vào chuẩn nghèo của Chính phủ do Bộ Lao động - Thƣơng binh và
Xã hội đƣa ra để áp dụng trong công tác xoá đói giảm nghèo theo tiêu chí thu

nhập bình quân đầu ngƣời. Hai là, chuẩn nghèo của Nhà nƣớc do Tổng cục
Thống kê và Ngân hàng Thế giới đƣa ra để đánh giá đói nghèo trên giác độ vĩ
mô, dựa theo mức chi tiêu thông qua các cuộc điều tra mức sống dân cƣ.
Đối với nƣớc ta chuẩn nghèo đƣợc áp dụng trong các thời kỳ khác
nhau, từ 1993 đến 2016 đã 7 lần điều chỉnh chuẩn nghèo, đó là:
Bảng 1.2: Chuẩn nghèo đói đƣợc áp dụng qua các thời kỳ
Giai đoạn

Đơn vị tính

Hộ đói

Hộ nghèo

(Gạo)

Dƣới mức

Dƣới mức

Khu vực nông thôn

Kg/ngƣời/tháng

8

15

Khu vực thành thị


Kg/ngƣời/tháng

13

20

1. Giai đoạn 1993 - 1994

2. Giai đoạn 1995 - 1997

(Gạo)

Vùng nông thôn miền núi, hải đảo

Kg/ngƣời/tháng

13

15

Vùng nông thôn đồng bằng, trung du

Kg/ngƣời/tháng

13

20

Vùng thành thị


Kg/ngƣời/tháng

13

25

45.000

55.000

3. Giai đoạn 1997 - 2000
Vùng nông thôn miền núi, hải đảo

(Tiền)
Đồng/ngƣời/tháng


10

Giai đoạn

Đơn vị tính

Hộ đói

Hộ nghèo

Vùng nông thôn đồng bằng, trung du Đồng/ngƣời/tháng

45.000


70.000

Vùng thành thị

45.000

90.000

Đồng/ngƣời/tháng

4. Giai đoạn 2001 - 2005
Vùng nông thôn miền núi, hải đảo

(Tiền)
Đồng/ngƣời/tháng

80.000

Vùng nông thôn đồng bằng, trung du Đồng/ngƣời/tháng

100.000

Vùng thành thị

150.000

Đồng/ngƣời/tháng

5. Giai đoạn 2006 - 2010


(Tiền)

Khu vực nông thôn

Đồng/ngƣời/tháng

200.000

Khu vực thành thị

Đồng/ngƣời/tháng

260.000

6. Giai đoạn 2011 - 2015

(Tiền)

Khu vực nông thôn

Đồng/ngƣời/tháng

400.000

Khu vực thành thị

Đồng/ngƣời/tháng

500.000


7. Giai đoạn 2016 - 2020

(Tiền)

Khu vực nông thôn

Đồng/ngƣời/tháng

700.000

Khu vực thành thị

Đồng/ngƣời/tháng

900.000

(Nguồn:Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 1993 - 2016)
Mặc dù có một số hạn chế nhƣng cách tính chuẩn nghèo của Bộ lao
động - Thƣơng binh và Xã hội là tƣơng đối phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam
hiện nay.
1.1.2. Giảm nghèo bền vững
1.1.2.1. Khái niệm về giảm nghèo, giảm nghèo bền vững
“Giảm nghèo” là tạo điều kiện cho bộ phận dân cƣ nghèo tiếp cận đƣợc
với các nguồn lực cần thiết để họ tự nâng cao mức sống, từng bƣớc thoát khỏi
tình trạng nghèo. Giảm nghèo còn đƣợc hiểu là quá trình chuyển một bộ phận
dân cƣ nghèo lên một mức sống cao hơn nhờ sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, cộng
đồng và sự nỗ lực vƣơn lên của bản thân các hộ nghèo. Ở khía cạnh khác, giảm



11

nghèo là chuyển từ tình trạng ngƣời nghèo có sự lựa chọn sang tình trạng có
nhiều sự lựa chọn hơn để cải thiện đời sống mọi mặt của mỗi ngƣời [17].
“Giảm nghèo bền vững” là phải dựa trên cơ sở các nguồn lực đầu tƣ
đƣợc hỗ trợ, đƣợc tăng cƣờng, tạo ra những điều kiện thuận lợi để ngƣời
nghèo và cộng đồng nghèo tiếp cận đƣợc các cơ hội phát triển sản xuất, kinh
doanh và hƣởng thụ đƣợc từ thành quả tăng trƣởng một cách nhanh nhất và
ổn định lâu dài.
Nói chung, giảm nghèo bền vững: là việc giảm nghèo ở hiện tại nhƣng
đảm bảo sự ổn định và phát triển cho các hộ đã đƣợc giảm nghèo không bị đói
nghèo và tiếp tục giảm tỷ lệ hộ nghèo khác trong tƣơng lai. Để giảm nghèo thì
các dự án xóa đói giảm nghèo không chỉ đầu tƣ kinh phí để giảm ngay tỷ lệ
hộ nghèo đói mà hết dự án lại tái nghèo, mà các dự án phải giải quyết đƣợc
tận gốc các nguyên nhân đói nghèo, để mang tính bền vững lâu dài ổn định và
phát triển cho ngƣời dân không bị tái nghèo [17].
1.1.2.2. Nội dung giảm nghèo bền vững
Giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của Chiến lƣợc phát triển kinh tế
- xã hội 2011 - 2020 (Quyết định 432/QĐ-Ttg ngày 12/04/2012 của Thủ tƣớng
chính phủ về phê duyệt chiến lƣợc phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn
2011 - 2020) [24] nhằm cải thiện và từng bƣớc nâng cao điều kiện sống của
ngƣời nghèo, trƣớc hết là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số;
tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách
chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các
nhóm dân cƣ. Do đó nội dung giảm nghèo bền vững đƣợc hiểu nhƣ sau:
Thứ nhất, tăng thu nhập cho người nghèo, vùng nghèo.
Khi đánh giá vấn đề nghèo đói, các tổ chức quốc tế cũng nhƣ các nƣớc
khác nhau lựa chọn phƣơng pháp và chỉ tiêu đánh giá cơ bản giống nhau.
Nhìn chung các quốc gia đều căn cứ vào chỉ tiêu chính là thu nhập để đánh



12

giá. Nhƣ vậy, tăng thu nhập cho đối tƣợng nghèo là nội dung cần đƣợc quan
tâm nhất đối với công tác giảm nghèo.
Thứ hai, tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực phát triển và dịch vụ
công đối với người nghèo, vùng nghèo.
- Phần lớn ngƣời nghèo tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn, nhất là
vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Những nơi này thƣờng là xa các trung tâm
kinh tế và dịch vụ xã hội. Hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu và yếu hơn so với
những vùng khác. Phổ biến là tình trạng thiếu điện, thiếu nƣớc tƣới, nƣớc sinh
hoạt, thiếu thông tin, thiếu thị trƣờng tiêu thụ, thiếu vốn, đất sản xuất và giao
thông đi lại khó khăn.
- Nghèo thƣờng gắn liền với dân trí thấp. Do nghèo mà không có điều
kiện đầu tƣ cho con cái học hành để nâng cao trình độ hiểu biết. Dân trí thấp
thì không có khả năng tiếp thu tiến bộ của khoa học kỹ thuật để áp dụng vào
sản xuất và không có khả năng tiếp cận với những tiến bộ, văn minh của nhân
loại nên dẫn đến nghèo về mọi mặt (kinh tế, tinh thần và chính trị). Vì vậy, để
giảm nghèo phải nâng cao trình độ dân trí, nâng cao sự hiểu biết cho ngƣời
nghèo là giải pháp có tính chiến lƣợc lâu dài.
- Thêm vào đó là phải tạo điều kiện để giúp ngƣời nghèo tiếp cận có
hiệu quả với các dịch vụ y tế, dịch vụ tài chính, tín dụng và tiến bộ của khoa
học, kỹ thuật, công nghệ... Hỗ trợ ngƣời nghèo về y tế để họ có điều kiện
chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, hạn chế đƣợc bệnh tật, từ đó có điều kiện tái sản
xuất sức lao động, đây là yếu tố quan trọng để tăng trƣởng về phát triển.
Ngƣời nghèo là những ngƣời có thu nhập thấp nên những lao động nghèo
thƣờng thiếu vốn để kinh doanh, thiếu kinh nghiệm sản xuất, thiếu thông tin
thị trƣờng và thiếu kiến thức về khoa học công nghệ. Do vậy, hoạt động giảm
nghèo phải hỗ trợ cho ngƣời nghèo có đƣợc sự tiếp cận tốt hơn những yếu tố
trên.



13

Thứ ba, giảm thiểu sự tổn thương cho người nghèo để giảm nghèo.
- Trong thực tiễn ngƣời nghèo rất dễ bị tổn thƣơng giảm nghèo có tình
trạng khá phổ biến là có rất nhiều hộ gia đình sau khi thoát nghèo một thời
gian do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ: gặp thiên tai, tai nạn, rủi ro trong
sản xuất, ốm đau, do tác động của phân hóa giàu - nghèo của quá trình phát
triển...
- Vì vậy, nhiệm vụ của công tác giảm nghèo không chỉ hỗ trợ để ngƣời
nghèo vƣợt qua ngƣỡng cửa nghèo một cách thụ động mà phải có giải pháp
tích cực để bản thân ngƣời nghèo chủ động tự vƣơn lên thoát nghèo vững
chắc tiến tới trở thành hộ khá, hộ giàu. Đồng thời Nhà nƣớc phải có chính
sách, giải pháp giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trƣởng và giảm
nghèo. Trong những trƣờng hợp cần thiết phải có sự trợ giúp kịp thời để họ
vƣợt qua sự biến động của cuộc sống. Phải xây dựng chiến lƣợc giảm nghèo
dài hạn và chiến lƣợc này phải đƣợc đặt trong tổng thể chiến lƣợc phát triển
KT-XH chung của quốc gia, địa phƣơng.
Thứ tƣ, giảm nghèo trước hết phải ưu tiên các đối tượng chính sách
Ở nƣớc ta, trong những năm đổi mới nền kinh tế đã có bƣớc phát triển
vƣợt bậc, đời sống của đa số dân cƣ đƣợc cải thiện; công tác giảm nghèo đã
thu đƣợc những thành tựu đáng kể. Tuy vậy, mức sống của ngƣời dân vẫn còn
thấp, phân hóa thu nhập có xu hƣớng tăng lên, một bộ phận khá lớn dân cƣ
vẫn sống nghèo đói. Trong đó có một số vùng dân tộc ít ngƣời vẫn chịu nhiều
thiệt thòi trong hội nhập cộng đồng và không đủ sức tiếp nhận những thành
quả do công cuộc đổi mới mang lại. Những giải pháp giảm nghèo tập trung
cho đối tƣợng này vừa là yêu cầu cấp thiết đối với mục tiêu phát triển bền
vững, vừa mang tính nhân văn sâu sắc.



14

1.1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của công tác giảm nghèo
Để đánh giá mức độ bền vững trong giảm nghèo, không thể chỉ đánh
giá dựa trên số lƣợng ngƣời nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, huyện nghèo giảm
xuống mà phải căn cứ trên nhiều chỉ tiêu khác nhau [7] [27].
a. Các chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất của nông hộ
Chỉ tiêu về nhà ở và tiện nghi sinh hoạt: Căn cứ trên hiện trạng về nhà
cửa và các đồ dùng sinh hoạt. Chỉ tiêu này mang tính chất tƣơng đối vì phụ
thuộc vào thời điểm đánh giá chỉ tiêu.
Chỉ tiêu tƣ liệu sản xuất: Bao gồm lực lƣợng lao động, trang bị công cụ,
thiết bị sản xuất, đất sản xuất…
Chỉ tiêu về vốn: Tính trên số tiền đƣợc sử dụng vào sản xuất kinh
doanh. Ngƣời nghèo hiện nay đa phần là đi vay nợ hoặc vay tín dụng của
ngân hàng và các tổ chức tài chính vi mô.
b. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của hộ
Chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh tế của nông hộ: Giá trị sản xuất của hoạt
động trồng trọt, hoạt động chăn nuôi. Hoạt động sản xuất của hộ có đạt hiệu
quả thì sẽ tác động đến thu nhập của hộ.
c. Các chỉ tiêu phản ánh mức thu nhập của nông hộ
Thu nhập bình quân một ngƣời một tháng (hoặc năm) đƣợc đo bằng chỉ
tiêu giá trị hay hiện vật quy đổi, thƣờng dùng lƣơng thực (gạo) hoặc tiền để
đánh giá. Tăng trƣởng mức thu nhập và duy trì mức tăng trƣởng thu nhập
bình quân đầu ngƣời là yếu tố cơ bản đảm bảo thoát nghèo đối với hộ. Do vậy
khả năng duy trì thu nhập bình quân đầu ngƣời cao hơn chuẩn nghèo sau khi
thoát nghèo cũng là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh thoát nghèo/giảm nghèo
bền vững. Mức tăng trƣởng mức thu nhập càng cao thì khả năng thoát khỏi hộ
nghèo càng lớn; ngƣợc lại, mức tăng trƣởng mức thu nhập nhỏ, khả năng
thoát nghèo càng thấp.



15

d. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ giảm nghèo bền vững
- Quy mô thoát nghèo
Quy mô thoát nghèo là tổng số hộ/ngƣời thoát nghèo đƣợc xác định tại
thời điểm cụ thể cho một giai đoạn nhất định. Quy mô thoát nghèo càng lớn
phản ánh giảm nghèo đạt hiệu quả tốt, quy mô thoát nghèo nhỏ, phản ánh hiệu
quả giảm nghèo kém.
- Biến động tỷ lệ nghèo
Biến động tỷ lệ nghèo là sự chênh lệch chỉ số đếm đầu của một cộng
đồng dân cƣ tại các thời điểm khác nhau. Biến động tỷ lệ thoát nghèo càng
lớn phản ánh giảm nghèo đạt hiệu quả tốt, ngƣợc lại, biến động tỷ lệ thoát
nghèo càng nhỏ, phản ánh hiệu quả giảm nghèo kém.
- Quy mô tái nghèo
Quy mô tái nghèo là tổng số hộ/ngƣời tái nghèo đƣợc xác định tại thời
điểm cụ thể. Quy mô tái nghèo càng lớn phản ánh giảm nghèo đạt hiệu quả
kém, quy mô tái nghèo càng nhỏ, phản ánh hiệu quả giảm nghèo tốt.
- Tỷ lệ tái nghèo
Tỷ lệ tái nghèo tính bằng tỷ lệ % giữa quy mô hay tổng số hô/ ngƣời tái
nghèo với quy mô hay tổng số hộ /ngƣời thoát nghèo , phản ánh mức độ bền
vững trong giảm nghèo tại một cộng đồng trong một thời kỳ. Biến động tỷ lệ
tái nghèo càng lớn phản ánh giảm nghèo đạt hiệu quả kém, ngƣợc lại, biến
động tỷ lệ tái nghèo càng nhỏ, phản ánh hiệu quả giảm nghèo tốt.
- Quy mô thoát nghèo bền vững
Quy mô thoát nghèo bền vững là tổng số hộ/ngƣời thoát nghèo bền
vững đƣợc xác định tại thời điểm cụ thể. Quy mô thoát nghèo bền vững càng
lớn phản ánh giảm nghèo đạt hiệu quả tốt; ngƣợc lại, quy mô thoát nghèo bền
vững càng nhỏ, phản ánh hiệu quả giảm nghèo kém.

- Tỷ lệ thoát nghèo bền vững


16

Tỷ lệ thoát nghèo bền vững là tỷ lệ % giữa quy mô hay tổng số
hộ/ngƣời thoát nghèo bền vững với quy mô hay tổng số hộ/ngƣời thoát nghèo
đƣợc xác định tại thời điểm cụ thể trong cùng một giai đoạn. Biến động tỷ lệ
thoát nghèo bền vững càng lớn phản ánh giảm nghèo đạt hiệu quả tốt; ngƣợc
lại, biến động tỷ lệ thoát nghèo bền vững càng nhỏ, phản ánh hiệu quả giảm
nghèo kém.
Hiện nay, các chỉ tiêu đánh giá nghèo đói còn xét trên nhiều yếu tố
khác nhƣ giáo dục, y tế, nguy cơ dễ bị tổn thƣơng, không có tiếng nói và
không có quyền lực. Căn cứ so sánh với những chỉ tiêu này chúng ta có thể
thấy đƣợc công tác giảm nghèo, kết quả giảm nghèo bền vững ở mức độ nào,
trên cơ sở đó có những biện pháp để tăng tính bền vững của giảm nghèo.
1.1.2.4. Những nhân tố cơ bản tác động đến giảm nghèo bền vững
Để đánh giá đƣợc tình trạng giảm nghèo bền vững, trƣớc tiên cần tìm
hiểu các nhân tố tác động đến vấn đề giảm nghèo bền vững. Có rất nhiều nhân
tố ảnh hƣởng đến giảm nghèo bền vững; các yếu tố tác động có thể phân
thành các nhóm cơ bản nhƣ sau:
Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
- Điều kiện tự nhiên: Ví trí địa lý không thuận lợi ở những nơi xa xôi
hẻo lánh, địa hình chia cắt phức tạp, đƣờng giao thông khó khăn nguy hiểm,
làm cho cô lập, tách biệt với bên ngoài, khó tiếp cận đƣợc với nguồn lực và
thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, cuộc sống của ngƣời dân lạc hậu, khó phát triển,
kinh tế chủ yếu là tự cấp tự túc, tác động đến vấn đề nghèo đói; đất sản xuất
ít, cằn cỗi, khó canh tác, cho năng xuất thấp, dẫn đến sản xuất trong nông
nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, thu nhập của ngƣời nông dân đạt thấp, việc
tích lũy để tái sản xuất mở rộng bị hạn chế hoặc không có, đây là nguyên

nhân chính dẫn đến tình trạng túng thiếu, đói ăn, đặc biệt là ở khu vực vùng
miền núi nhƣ Hà Giang.


17

Nhóm nhân tố về sự phát triển kinh tế và khoa học công nghệ:
Phát triển kinh tế hàm chứa không chỉ tăng trƣởng kinh tế mà cả những
quá trình hoàn thiện các yếu tố xã hội, nâng cao phúc lợi cho tất cả thành viên
xã hội. Nếu kinh tế phát triển thì giảm nghèo có cơ hội hơn, tỷ lệ hộ nghèo
thấp hơn và ngƣợc lại. Mặt khác, GDP tăng nhanh sẽ làm cho GDP bình quân
đầu ngƣời cao, số ngƣời có thu nhập lớn hơn chuẩn nghèo sẽ nhiều hơn.
Kinh tế phát triển, sẽ tạo ra tiền đề vật chất cho việc cải thiện đời sống
xã hội, các điều kiện để hỗ trợ ngƣời nghèo, hộ nghèo vƣợt qua đói nghèo sẽ
sẽ tốt hơn.
Sự phát triển Khoa học công nghệ là một trong những yếu tố gắn liền
với vốn nhân lực, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả
của các hoạt động sinh kế, nâng cao năng suất lao động và cải thiện thu nhập.
Ví dụ, những hộ sản xuất đúng quy trình kỹ thuật sẽ thƣờng có năng suất, chất
lƣợng cao hơn, thu nhập cao và bền vững hơn.
Nhóm các nhân tố xã hội:
Quy mô và tốc độ tăng dân số: Vấn đề dân số là một nhân tố quan trọng
và là cơ bản đối với vấn đề giảm nghèo bền vững hiện nay. Một sự thật hiển
nhiên rằng nếu đồng thời dân số giảm và kinh tế tăng trƣởng thì đời sống
ngƣời dân sẽ đƣợc nâng cao. Nhiều nhà nhân khẩu học kinh tế đã xây dựng
mô hình và đƣa ra học thuyết đã đƣợc nhiều nƣớc ứng dụng. Theo học thuyết
này, giữa tốc độ tăng trƣởng kinh tế và tốc độ phát triển dân số có mối tƣơng
quan chặt chẽ tỷ lệ nghịch, "Ðể bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội nhƣ hiện tại,
nếu tốc độ phát triển dân số là 1% thì tốc độ tăng trƣởng kinh tế tƣơng đƣơng
phải là 4%". Nhƣ vậy, theo mục tiêu phấn đấu tăng trƣởng kinh tế - xã hội,

phải xác định và khống chế tốc độ tăng dân số ở mức hợp lý để phát triển kinh
tế bảo đảm có khả năng tích lũy.
Trong yếu tố dân số, chất lƣợng dân số, quy mô và cơ cấu hộ gia đình,


18

tỷ lệ ngƣời sống phụ thuộc, giới tính của ngƣời làm chủ hộ gia đình là những
nhân tố quan trọng, ảnh hƣớng tới tình trạng nghèo đói cũng nhƣ vấn đề giảm
nghèo bền vững của hộ gia đình.
+ Nhân tố giáo dục: Ngƣời nghèo thƣờng có trình độ học vấn tƣơng đối
thấp, thiếu kỹ năng làm việc và thông tin, thiếu kinh nghiệm sản xuất, không
có kinh nghiệm làm ăn, dẫn đến không có giải pháp để tự thoát nghèo. Dân trí
thấp, kém năng động, lại không đƣợc hƣớng dẫn cách thức làm ăn là nguyên
nhân làm cho nhiều hộ rơi vào cảnh nghèo đói triền miên, đặc biệt là các hộ
vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thực tế đã chứng minh, các hộ nghèo đói thƣờng thì chủ hộ có trình độ học
vấn thấp, trình độ học vấn càng cao, tỷ lệ nghèo đói càng thấp.
+ Nhân tố sức khỏe: Ngƣời dân có thu nhập thấp, sẽ không có điều kiện
cải thiện sức khỏe, dễ bị ốm đau và ít có cơ hội điều trị bệnh. Ngƣợc lại, sức
khỏe không tốt cũng gây ảnh hƣởng tiêu cực đến việc làm và thu nhập.
+ Cơ sở hạ tầng nhƣ đƣờng giao thông, chợ, điện, thủy lợi, nƣớc sinh
hoạt, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, thông tin đặc biệt có ý nghĩa đảm bảo các
điều kiện để phát triển các hoạt động sinh kế, tiếp cận các dịch vụ xã hội, hỗ
trợ giảm nghèo.
+ Phong tục tập quán ảnh hƣởng khá rõ nét đến giảm nghèo bền vững,
đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phong tục tập quán lạc hậu, ma
chay, cƣới xin tốn kém, làm cho các gia đình đã nghèo lại càng nghèo hơn.
Nhóm các nhân tố chủ quan từ chính bản thân người nghèo
Bản thân ngƣời nghèo có đủ năng lực và ý chí vƣơn lên thoát nghèo là

động lực quyết định để thực hiện giảm nghèo thành công. Trong cuộc sống,
con ngƣời sinh ra ai cũng phải hành động để mong muốn mang lại lợi ích cho
mình, mà trƣớc hết là để tồn tại. Nhƣng mỗi con ngƣời có năng lực và ý chí
khác nhau nên kết quả hành động của họ trong những điều kiện giống nhau có


×