Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Xác định cha mẹ con theo thủ tục tư pháp”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.72 KB, 19 trang )

A.

MỞ BÀI
Mỗi người luôn có một người cha và một người mẹ. Quy tắc này đã

có giá trị ngang với một định đề toán học, trong suốt th ời kỳ mà sự sinh
sản diễn ra một cách tự nhiên, cho đến khi khoa học gi ới thi ệu các ph ương
pháp sinh sản nhân tạo và vô tính. Lai lịch của cha m ẹ của m ột ng ười là
một phần lai lịch của bản thân người đó. Trong đa số tr ường h ợp, con bi ết
lai lịch của cha và mẹ của mình; nhưng cũng có trường hợp con không bi ết
hoặc không biết rõ. Song, dù biết hay không, sự tồn tại của cha và m ẹ là
chắc chắn, ở một điểm nào đó trong không gian và trong thời gian.
Việc làm rõ quan hệ cha mẹ-con ruột không chỉ cần thiết trong
trường hợp có tranh cãi về tư cách cha, mẹ, con của một người. Một người
nào đó đến cơ quan công chứng và tự xưng rằng mình là con ru ột c ủa m ột
người đã chết và di sản đang được thanh toán; cơ quan công ch ứng ph ải
kiểm tra tư cách con của người tự xưng đó trước khi ng ười này tham gia
vào việc thanh toán di sản. Cha giao kết hợp đồng cho m ượn m ột tài s ản;
đến ngày lấy lại tài sản, cha gọi điện thoại cho người mượn nói rằng sẽ có
con của mình đến nhận lại tài sản; tất nhiên, người m ượn ch ỉ có th ể yên
tâm giao tài sản khi biết chắc rằng người nhận đích th ực là con của ng ười
cho mượn...
Qua đó có thể thấy được tầm quan trọng của việc xác định cha m ẹ
con. Bài nghiên cứu về đề tài số 6: “Xác đ ịnh cha m ẹ con theo th ủ t ục t ư
pháp”. Nhóm chúng em sẽ làm rõ mối quan hệ giữa cha mẹ con và cách xác
định cha mẹ con theo thủ tục tư pháp để thấy rõ tầm quan trọng đó và góp
phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay.

1



B.

NỘI DUNG
I. Khái quát khái niệm
Thủ tục tư pháp được hiểu là tổng thể những hàng vi pháp lý cần

thiết phải thực hiện theo cách thức, trình tự do pháp luật xãc định nh ằm t ổ
chứ nhiệm vụ, quyền hạn hy quyền nghĩa vụ các chủ thể trong quản lí
hành chính nhà nước
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của quyền lực nhà nước, th ực
hiện quyền tư pháp. Thông thường, Tòa án Nhân dân có hai loại:
-

Tòa án Nhân dân Tối cao, trực thuộc Trung ương, là tòa án nhân dân

cấp cao nhất trong hệ thống luật pháp của vài n ước theo ch ủ nghĩa c ộng
sản.
- Tòa án Nhân dân địa phương, gồm có tòa án cấp tỉnh, cấp huy ện,...
Tranh chấp" nói chung được hiểu là sự bất đồng, mâu thuẫn về
quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh giữa các bên liên quan. Nh ững bất đ ồng,
mâu thuẫn này có thể phát sinh từ những quan hệ xã hội do nhiều ngành
luật điều chỉnh nên chúng được gọi theo ngành luật đó. Ví d ụ: Tranh ch ấp
về tiền lương giữa người lao động và người sử dụng lao đ ộng đ ược g ọi là
tranh chấp lao động. Tương tự như vậy, tranh chấp dân sự, tranh ch ấp đ ất
đai ... những tranh chấp rõ là có liên quan đến lợi ích kinh tế c ủa các bên .
Quan hệ cha, mẹ, con là quan hệ tràn đầy tình c ảm yêu, th ương chăm
sóc như một lẽ tự nhiên, nhưng lại đầy ý thức trách nhiệm và nghĩa v ụ
trước xã hội.
Xác định quan hệ cha, mẹ, con là một hành vi pháp lý do các cá nhân,
cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật có quy ền yêu c ầu c ơ quan

Nhà nước có thẩm quyền thừa nhận hoặc không thừa nhận quan hệ cha,
mẹ đối với con cái và ngược lại
Dưới góc độ sinh học - xã hội: Xác định cha, mẹ, con là dựa trên cơ s ở
2


huyết thống, nó được hiểu là việc nghiên cứu, tìm kiếm, nhận diện m ối
quan hệ huyết thống giữa hai thế hệ kế tiếp nhau thông qua sự kiện sinh
đẻ.
Dưới góc độ luật học việc xác định cha, mẹ, con trong t ừ điển Luật
học lại đưa ra khái niệm “ xác định cha, mẹ cho con” là: “ định rõ m ột ng ười
là cha hoặc một người là mẹ cho con trên cơ sở các quy định của pháp
luật”.
Dưới góc độ pháp lý thì xác định cha, mẹ, con là một chế định pháp lý
bao gồm các quy phạm pháp luật quy định về căn cứ pháp lý, th ủ t ục và
nghĩa vụ theo luật định. Như vậy đứng trên nhiều góc độ ta có th ể có nhiều
cách hiểu về khái niệm xác định cha, mẹ, con.
Đối với các trường hợp sinh con tự nhiên, thì có th ể dễ dàng xác đ ịnh
người phụ nữ sinh ra đứa trẻ là mẹ của đứa trẻ đó. Đối với trường hợp
sinh con bằng kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai h ộ vì m ục
đích nhân đạothì việc xác định quan hệ cha mẹ con có m ột số đi ểm khác
với trường hợp sinh con tựu nhiên.
Trong khoa học pháp lý và trên thực tế, việc xác định quan hệ cha –
con cần phải dựa trên mối quan hệ giữa người đàn ông (là cha) và ng ười
phụ nữ đã sinh ra người con (là mẹ).
Quyền làm cha mẹ là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ yêu thương,
nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, giáo
dục,tạo điều kiện cho con được phát triển lành mạnh, toàn diện về th ể
chất, trí tuệ và đạo đức.
II.

Cách xác định cha mẹ, con theo thủ tục tư pháp
1. Xác định cha mẹ con theo sự kiện sinh đẻ
a. Xác định cha, mẹ, con khi cha mẹ có hôn nhân hợp pháp
(trong giá thú).

3


Cơ sở pháp lý là Điều 88 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy đ ịnh v ề
căn cứ xác định cha mẹ, con khi cha mẹ có hôn nhân hợp pháp. Đó là căn c ứ
vào thời kỳ hôn nhân, sự kiện sinh đẻ, sự thừa nhận của cha mẹ và con,
theo đó:
“1.Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người v ợ có thai trong
thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm d ứt
hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ th ừa nh ận là
con chung của vợ chồng.
2.Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có ch ứng c ứ
và phải được Tòa án xác định.”
Thủ tục tư pháp trong trường hợp này xảy ra khi có tranh chấp trong
việc xác định cha mẹ, con được thực hiện tại Tòa án nhân dân.
- Quyền khởi kiện:
Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu
Tòa án xác định người đó là con mình (Khoản 1 Điều 89 Luật hôn nhân và
gia đình 2014).
Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án
xác định người đó không phải là con mình (Khoản 2 Điều 89 Luật hôn nhân
và gia đình 2014)
Những chủ thể chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng bị mất

năng lực hành vi dân sự thì quyền khởi kiện sẽ thuộc về người giám hộ của
họ, các cơ quan quản lý nhà nước hoặc hội liên hiệp phụ n ữ.

4


Chứng cứ xác minh trong vụ án xác định lại quan hệ cha mẹ, con khi
cha mẹ có hôn nhân hợp pháp. Việc chứng minh lại ở đây có th ể hi ểu là cha
mẹ bỏ con sau khi sinh, sau một thời gian thì quay lại nh ận con; con bị
người khác chiếm giữ bất hợp pháp…
Để xác định quan hệ trong trường hợp này rất phức tạp. Nếu ng ười
mẹ yêu cầu xác định con cho mình thì phải cung cấp ch ứng c ứ đ ể ch ứng
minh rằng đã sinh ra đứa trẻ. Nếu người con yêu cầu xác định cha mẹ, con
cho mình thì phải cung cấp chứng cứ để chứng minh quan hệ. Ch ứng c ứ đó
có thể là giấy tờ, đồ dùng cá nhân của con khi bị bỏ rơi hoặc b ị chi ếm đo ạt,
lời khai của người làm chứng… Trong trường hợp người yêu cầu không th ể
cung cấp các chứng cứ có tính thuyết phục thì có th ể yêu cầu Tòa án nhân
dân giám định AND.
- Thủ tục hòa giải
Vụ án xác định cha mẹ, con không thuộc những vụ án dân s ự không
được phép hòa giải. và hòa giải được coi là thủ tục bắt buộc trong giải
quyết vụ án. Nội dung của hòa giải nhằm để các đương sự tự nguyện thỏa
thuận với nhau về việc giải quyết vụ án . Việc hòa giải này không ch ỉ d ựa
trên sự tự nguyện thỏa thuận nhận cha, nhận mẹ, nhận con vì nếu các bên
tự nguyện thì việc xác định cha mẹ, con đã thuộc thẩm quyền của UBND.
Vì vậy, nếu trong quá trình giải quyết vụ án mà các đương s ự l ại t ự
nguyện, thỏa thuận nhận cha, mẹ, con thì TAND vẫn ph ải căn c ứ vào
những chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con để giải quyết.
b.


Xác định cha, mẹ, con khi cha và mẹ của người con không

tồn tại quan hệ hôn nhân (ngoài giá thú).
Khi người mẹ không có chồng mà có thai hoặc sinh con ho ặc ng ười
mẹ tuy đang có chồng mà có thai hoặc sinh con nh ưng người chồng yêu
cầu và Tòa án đã xác định người chồng không phải là cha c ủa con thì ng ười
5


con đó là con ngoài giá thú. Việc xác định quan hệ cha – con trong tr ường
hợp này gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Người yêu cầu xác định quan h ệ
cha – con phải chứng minh được các căn cứ sau:
Trong thời gian có thể thụ thai người con thì người đàn ông này và
người mẹ đã chung sống như vợ chồng hoặc đã yêu thương nhau, h ứa hẹn
kết hôn hoặc định kết hôn nhưng sau đó họ bỏ nhau và không c ưới n ữa;
trong thời gian có thể thụ thai, mẹ của người con đã bị người đàn ông này
cưỡng dâm hoặc hiếp dâm; khi con được sinh ra, người đàn ông này đã yêu
thương như con mình; có giấy tờ hoặc thư từ do người đàn ông này viết
xác nhận người này là con họ.
Ngoài các căn cứ trên, việc xác định quan hệ cha – con còn có th ể d ựa
trên kết quả giám định AND của những người được cho là có quan hệ cha –
con.
c.

Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con theo

phương pháp khoa học.
Căn cứ bao gồm: căn cứ vào thời kỳ hôn nhân của cặp v ợ ch ồng vô
sinh; căn cứ vào sự tự nguyện của cặp vợ chồng vô sinh hoặc ng ười ph ụ
nữa độc thân, của người cho nhận noãn, cho và nhận tinh trùng.

Về nguyên tắc, trong trường hợp sinh con theo phương pháp khoa
học, khi quan hệ cha mẹ và con được xác lập gi ữa c ặp v ợ ch ồng vô sinh v ới
đứa con được sinh ra thì không đặt ra việc xác đ ịnh l ại quan h ệ gi ữa cha
mẹ và con. Bởi vì sinh con theo phương pháp khoa học ch ỉ được th ực hiện
khi có sự tự nguyện của cặp vợ chồng vô sinh, được thể hiện rất rõ rang và
chặt chẽ.
Tuy nhiên, trên thực tế đã xảy ra những trường hợp tranh chấp trong
việc xác định cha mẹ, con. Ví dụ như một người phụ n ữa đồng ý mang thai
hộ cho cặp vợ chồng vô sinh nhưng sau khi sinh lại không mu ốn trao đ ứa
6


bé. Các bên ký kết hợp đồng mang thai một cách lén lút có s ự h ỗ tr ợ c ủa
nhân viên y tế và người phụ nữ sau khi sinh cũng không muốn trao đ ứa tr ẻ.
Trường hợp người vợ không thể mang thai đã thỏa thuận v ới ch ồng và
một người phụ nữ khác làm hợp đồng đẻ thuê, sau khi sinh người phụ n ữ
đó cũng không muốn trao đứa bé.
Trong những trường hợp trên, phương pháp giải quy ết là Tòa án
tuyên bố hợp đồng mang thai hộ hoặc hợp đồng thuê mang thai vô hiệu
theo pháp luật dân sự. Vì vây trong tr ường h ợp này, vi ệc khôi ph ục l ại
trạng thái ban đầu khi đã tuyên bố giao dịch vô hiệu là không th ể th ực hi ện
được.
Tóm lại, thủ tục tư pháp được giải quyết tại Tòa án nhân dân khi có
tranh chấp về việc xác định cha mẹ, con. Các tr ường h ợp xác đ ịnh cha m ẹ,
con trong giá thú theo thủ tục tư pháp thường ít h ơn nhiều so v ới các
trường hợp ngoài giá thú. Chủ yếu tập trung vào các trương h ợp ng ười mẹ
muốn xác định cha đứa con mình sinh ra hoặc người con đã thành niên
muốn xác định cha mẹ mình.

2. Xác định cha mẹ con dựa trên sự kiện nuôi con nuôi.

(Theo luật nuôi con nuôi 2010)
Nuôi con nuôi là việc một người nhận nuôi d ưỡng một đứa trẻ (trừ
trường hợp đặc biệt có thể ng ười được nhận làm con nuôi là người đã
thành niên) mà không do họ sinh ra nhăm xác lập quan hệ cha, m ẹ và con
giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi; bảo đ ảm
cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội.

7


a. Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi theo luật nuôi con
nuôi 2010.
Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi
“1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại c ơ sở giáo d ục, c ơ s ở
chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm ph ạm tính m ạng,
sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi ho ặc hành h ạ
ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi d ưỡng mình; d ụ
dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật;
mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nh ận con riêng
của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nh ận cháu làm con
nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 đi ều này.”
8


b. Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi:
Điều 8. Người được nhận làm con nuôi
“1. Trẻ em dưới 16 tuổi
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các tr ường
hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc c ủa c ả
hai người là vợ chồng.
4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ r ơi, tr ẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.”
c. Sự tự nguyện giữa người nhận nuôi con nuôi và người con
nuôi.
Điều 21. Sự đồng ý cho làm con nuôi1
1. Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ c ủa ng ười
được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã ch ết, m ất tích, m ất
năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải đ ược sự đ ồng ý
của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, m ất năng l ực
hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của
người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi
thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.

1 Hướng dẫn tại Điều 9 Nghị định 19/2011/NĐ - CP


9


2. Người đồng ý cho làm con nuôi quy định tại khoản 1 đi ều này ph ải đ ược
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ v ề m ục đích nuôi
con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quy ền, nghĩa v ụ
giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi.
3. Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép bu ộc,
không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu c ầu tr ả
tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
4. Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã đ ược
sinh ra ít nhất 15 ngày.
III.

Thẩm quyền giải quyết và người có quyền yêu cầu xác định
cha, mẹ, con.

1. Đối với sự kiện sinh đẻ
Điều 101. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, m ẹ, con:
“1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy
định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.
2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường
hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã
chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.
Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được g ửi cho c ơ quan
đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về h ộ tịch; các bên
trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ ch ức có liên quan
theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”
Điều 102 Luật HN&GĐ 2014: Người có quyền yêu cầu xác định
cha, mẹ, con:

10


“1. Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân s ự có
quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình
trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật này.
2. Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân s ự, có quy ền
yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường h ợp đ ược quy
định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật v ề tố
tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con ch ưa thành
niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác đ ịnh con cho cha,
mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự trong các trường
hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này:
a) Cha, mẹ, con, người giám hộ;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ."
a. Kiện từ phía người tự xưng hoặc được gọi là cha (mẹ)
Người tự xưng là cha (mẹ). Người tự xưng là cha của một người khác có
thể yêu cầu Tòa án xác định rằng mình là cha (mẹ) ruột của người đó. Nếu người
được yêu cầu xác định là con đang mang tư cách con của một người cha khác,
thì yêu cầu này bao hàm yêu cầu kép: 1. Thừa nhận rằng con đó là con chung
của người tự xưng và người đang được coi là mẹ của con đó; 2. Bác tư cách cha
của người mà người con đó đang gọi là cha.
Người tự xưng là mẹ của một người khác có thể yêu cầu Tòa án xác định
rằng mình là mẹ ruột của người đó. Nếu người được yêu cầu xác định là con
đang mang tư cách con của một người mẹ khác, thì yêu cầu này bao hàm yêu
cầu thừa nhận rằng có sự đánh tráo trẻ lúc mới sinh hoặc có việc nhận trẻ bị thất
lạc làm con.

Những người tự xưng là cha và mẹ của một người khác có thể yêu cầu
Tòa án xác định rằng họ là cha và mẹ của người đó. Nếu người được yêu cầu
11


xác định là con đang có cha, mẹ khác, thì yêu cầu bao hàm việc thực hiện quyền
đòi lại con do người khác nhận nhầm.
Người được xác định là cha mẹ. Người đang mang tư cách cha của một
người khác có quyền yêu cầu Tòa án xác định rằng mình không phải là cha của
người đó. Nếu người yêu cầu đang có vợ và người vợ đồng thời mang tư cách
mẹ của người con đó, thì yêu cầu bao hàm yêu cầu xác định rằng con đó là con
ngoài giá thú của người mẹ.
Trái lại, hầu như khó có thể hình dung trong thực tiễn Việt Nam việc một
người đang mang tư cách mẹ của một người khác yêu cầu Tòa án xác định rằng
mình không phải là mẹ của người đó; càng không thể hình dung việc những
người đang mang tư cách cha và mẹ của một người lại cùng nhau yêu cầu Tòa
án xác định mình không phải là cha mẹ của người đó. Thường, ngay cả khi biết
rằng một người nào đó thực ra không phải là con của mình, người mẹ vẫn chấp
nhận duy trì quan hệ mẹ con; và trong điều kiện người mẹ chấp nhận duy trì
quan hệ mẹ - con, thì người cha thường sẽ không tìm cách chối bỏ quan hệ cha con. Nói chung, việc cha và mẹ đồng loạt yêu cầu xác định mình không phải là
cha, mẹ của một người không bị luật cấm; nhưng quyền yêu cầu đó chỉ có ý
nghĩa lý thuyết trong khung cảnh của đạo đức Việt Nam.
b. Kiện cáo từ phía người tự xưng hoặc được gọi là con
Người tự xưng là con. Người tự xưng là con của một người khác có thể
yêu cầu Tòa án xác định mình là con của người đó. Vấn đề khá tế nhị:
Nếu người khác đó là một người đàn ông và người tự xưng là con đang
mang tư cách con chung của hai người khác nữa, thì yêu cầu này bao hàm một
yêu cầu kép: 1. Bác bỏ tư cách của người đang là cha của người yêu cầu; 2.
Thừa nhận quan hệ xác thịt ngoài giá thú của người đang là mẹ và người được
yêu cầu xác định là cha.

Nếu người khác đó là một người đàn bà và người tự xưng là con đang
mang tư cách con chung của hai người khác nữa, thì yêu cầu này bao hàm việc
xác định có một vụ đánh tráo trẻ mới sinh hoặc nhặt con rơi và nhận làm con
ruột.
Người được gọi là con. Thực ra, luật không thừa nhận một cách rõ ràng
việc một người được gọi là con yêu cầu Tòa án xác định mình không phải là con
của người mình đang gọi là cha, mẹ. Tuy nhiên do con có quyền xin nhận cha,
mẹ mà không có trường hợp ngoại lệ, việc một người đang mang tư cách con
của một người khác xin nhận một người khác nữa làm cha hoặc mẹ cho phép
nghĩ rằng nếu Tòa án xác định người được yêu cầu xác định là cha (mẹ) đích
thực là cha (mẹ) của người yêu cầu, thì người đang là cha (mẹ) của người yêu
cầu sẽ mất tư cách đó.
Luật viết có vẻ còn khá đơn giản và chắc chắn sẽ được tiếp tục hoàn thiện
để giải quyết nhiều vấn đề tế nhị mà đạo đức đặt ra. Một số quy định hơi thiên
về bảo vệ lợi ích của con, khiến cho việc bảo đảm sự cân đối giữa lợi ích của
12


con và lợi ích của cha mẹ có thể bị thử thách: con đã thành niên xin nhận cha,
không đòi hỏi có sự đồng ý của mẹ; xin nhận mẹ không đòi hỏi có sự đồng ý của
cha (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 65 khoản 2).
c. Kiện cáo từ người thứ ba
Kiện cáo vì lợi ích của đương sự:
“ Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng
dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con ch ưa thành niên,
con đã thành niên mất năng lực hành vi dân s ự; xác đ ịnh con cho cha, m ẹ
chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân s ự trong các tr ường h ợp
được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này:
a) Cha, mẹ, con, người giám hộ;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.”
Từ các quy định dẫn trên, có thể nhấn mạnh rằng việc kiện cáo theo sáng
kiến của người thứ ba và được thực hiện vì lợi ích của đương sự trong quan hệ
cha mẹ-con ruột chỉ được chấp nhận trong trường hợp người hưởng có lợi ích là
người chưa thành niên hoặc đã thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự.
Người đã thành niên và có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc chỉ bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự phải tự mình yêu cầu.
Thực tiễn ghi nhận rằng sự can thiệp của Viện kiểm sát và các cơ quan
khác thường xảy ra trong trường hợp người được coi là cha, mẹ cố tình không
thừa nhận con mình hoặc người được coi là con cố tình không thừa nhận cha,
mẹ mình, nhằm trốn tránh các nghĩa vụ của cha, mẹ, con đối với người không
được thừa nhận.

13


Ðiều quan trọng: luật chỉ cho phép người thứ ba yêu cầu xác định con cho
cha, mẹ hoặc cha, mẹ cho con. Người thứ ba không có quyền yêu cầu Tòa án
xác định người đang được coi là cha, mẹ của một người khác không phải là cha,
mẹ của người khác đó.
Kiện cáo vì lợi ích của bản thân. Trong khung cảnh của luật thực định,
quyền nhận cha mẹ hoặc quyền nhận con, cũng như quyền phủ nhận tư cách cha,
mẹ, tư cách con là các quyền gắn liền với nhân thân của người có quyền. Trừ
những người được luật liệt kê, có vẻ như không ai khác có thể thực hiện quyền
đó, thay cho người có quyền.
Tuy nhiên, có trường hợp người thứ ba lại có lợi ích gắn liền với các việc
kiện liên quan đến quan hệ cha mẹ-con của người khác. Ví dụ điển hình là người
thừa kế của một bên trong quan hệ cha mẹ-con ruột bị tranh cãi. Có thể hình
dung: Cha chết để lại hai con ruột; một con kiện yêu cầu Tòa án xác định người

đồng thừa kế còn lại không phải là con của người chết. Ta thấy ngay lợi ích của
vụ án: nếu thắng kiện, người yêu cầu sẽ được hưởng trọn di sản.
Theo BLDS Ðiều 639, những quyền của người chết sẽ được di chuyển
cho người thừa kế. Nhưng, đó phải là những quyền chuyển giao được. Quyền
được cấp dưỡng, quyền hưởng trợ cấp hưu trí, quyền bầu cử, ... là những quyền
gắn liền với nhân thân của con người và không thể được chuyển giao. Khi xây
dựng các chế định quyền nhận cha, mẹ, quyền nhận con, người làm luật không
xác định tính chất có thể hoặc không thể chuyển giao của các quyền ấy. Theo
một quan điểm nào đó, thì mọi quyền đều chuyển giao được, nếu không có quy
định cấm của người làm luật. Vậy, do không có quy định cấm của người làm
luật, các quyền nhận cha mẹ, quyền nhận con có thể được thực hiện, sau khi
người có quyền chết, bởi người thừa kế.
Trường hợp cha, mẹ yêu cầu bác bỏ tư cách mẹ, cha của người khác. Liệu
một người mẹ hoặc một người cha có quyền yêu cầu Tòa án xác định rằng người
14


đang là cha hoặc đang là mẹ không phải là cha hoặc mẹ của con mình ? Ta có
thể trả lời ngay: có trong những trường hợp do luật quy định. Thực vậy, ta biết
rằng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 200 Ðiều 66 khoản 1, mẹ, cha của con
chưa thành niên hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi có quyền yêu cầu
Tòa án xác định cha, mẹ cho con. Hẳn, khi xây dựng điều luật, người làm luật
chỉ quan tâm đến trường hợp con có mẹ mà chưa tìm được cha hoặc có cha mà
chưa tìm được mẹ. Tuy nhiên, câu chữ của điều luật cũng cho phép mẹ, cha yêu
cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con cả trong trường hợp con đang có cha hoặc
đang có mẹ. Chỉ cần thỏa mãn điều kiện của luật: con trong vụ án là con chưa
thành niên hoặc con đã thành niên mà mất năng lực hành vi... Cần có thời gian
để đánh giá tác động về mặt xã hội của giải pháp này.
2. Đối với sự kiện nuôi con nuôi
Điều 9. Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi 2

1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân
dân cấp xã) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi ho ặc
của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi
chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi thường trú của người được giới
thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố n ước ngoài; Sở
Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi
có yếu tố nước ngoài.
3. Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 3 ở nước
ngoài đăng ký việc nuôi con nuôi của công dân Vi ệt Nam t ạm trú ở n ước
ngoài.
Điều 22. Đăng ký việc nuôi con nuôi 4
2 Hướng dẫn tại Điều 2 Nghị định 19/2011/NĐ - CP
3 Hướng dẫn tại Mục 5 Chương II Nghị định 19/2011/NĐ - CP
4 Hướng dẫn tại Điều 10 và Điều 29 Nghị định 19/2011/NĐ - CP

15


1. Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được gi ới thiệu làm con nuôi
có đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ
chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha
mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng,
tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể
từ ngày có ý kiến đồng ý của những người quy đ ịnh tại Đi ều 21 c ủa Lu ật
này.
2. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối đăng ký thì ph ải tr ả l ời
bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ
hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do trong th ời h ạn 10 ngày, k ể
từ ngày có ý kiến của những người quy định tại Điều 21 của Lu ật này.

3. Giấy chứng nhận nuôi con nuôi được gửi Ủy ban nhân dân cấp xã n ơi
thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người đ ược nhận làm con
nuôi.

C. KẾT BÀI
Nếu quan hệ giữa vợ chồng là quan hệ pháp lý hôn nhân thì quan hệ
giữa cha mẹ và con cái là quan hệ tràn đầy tình cảm yêu thương chăm sóc,
16


nhưng lại đầy ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ trước xã hội. Có th ể th ấy
rằng quan hệ cha, mẹ, con vừa có ý nghĩa quan trọng về m ặt pháp lý, v ừa
có ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội. Quan hệ cha, m ẹ, con xác l ập đ ược
pháp luật và cộng đồng thừa nhận, là cơ sở để thực hiện tốt những quy
định và quyền nhân thân, quyền tài sản giữa cha mẹ và con, về quy ền th ừa
kế… Bên cạnh đó, quan hệ này còn là điều kiện phát sinh nghĩa vụ c ấp
dưỡng của cha mẹ với con và của con với cha mẹ. Đồng thời khi có tranh
chấp xảy ra giữa các thành viên trong gia đình thì mối quan h ệ này sẽ là c ơ
sở để giải quyết nhanh chóng, kịp thời.
Bên cạnh ý nghĩa quan trọng về mặt pháp lý và về mặt xã hội thì h ệ
thống pháp luật Việt Nam quy định về vấn đề xác định quan h ệ cha, m ẹ,
con nói chung và theo thủ tục tư pháp nói riêng còn bộc lộ một số h ạn chế,
bất cập. Qua đó, các cơ quan Nhà nước có th ẩm quy ền c ần xem xét và đ ưa
ra những quy định để khác phục những hạn chế, bất cập đó nhằm hoàn
thiện hệ thống pháp luật.

17


MỤC LỤC

A. MỞ BÀI........................................................................................................................... 1
B. NỘI DUNG..................................................................................................................... 2
I. Khái quát khái niệm........................................................................................... 2
II. Xác định cha mẹ, con theo thủ tục tư pháp...........................................3
1. Xác định cha, mẹ, con khi cha mẹ có hôn nhân h ợp pháp .........3
2. Xác định cha, mẹ, con khi cha và mẹ c ủa người con không t ồn
tại quan hệ hôn nhân…………………………….…………………………5
3. Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con theo ph ương
pháp khoa học............................................................................................................ 6
C. KẾT BÀI.......................................................................................................................... 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình - Trường ĐH Ki ểm sát Hà
Nội năm 2015.
2. Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình – Trường ĐH Luật Hà Nội
năm 2012.
3. Trang web:123.doc
4. Trang web: thongtinphapluatdansu.edu.vn

18


19



×