Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Quản lý các hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.91 KB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
_____________
______________

PHẠM ĐÌNH HÒE

QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN CỦA
HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN TRỰC NINH, TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN

HÀ NỘI - 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Tác giả trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo của Học viện Quản lý
giáo dục đã tận tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong suốt quá trình
học tập cũng như nghiên cứu luận văn.
Tác giả trân trọng cảm ơn Phòng GD&ĐT Trực Ninh, Ban giám hiệu
các trường THCS thuộc huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định đã cung cấp số liệu
và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tác giả bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến GS.TS Nguyễn Thị


Hoàng Yến người hướng dẫn khoa học, đã bổ sung kiến thức và phương pháp
luận, tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài, tác giả đã hết
sức cố gắng, song không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự
chỉ dẫn, đóng góp kiến của các thầy giáo, cô giáo, các nhà quản lý và các bạn
đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, tháng 12 năm 2016
Tác giả

Phạm Đình Hòe


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng luận văn là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi,
không trùng lặp với bất kì kết quả nghiên cứu nào đã có. Số liệu và kết quả
trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ trong nguồn gốc hoặc chỉ rõ trong
tài liệu tham khảo.

Hà Nội, tháng 11 năm 2016
Tác giả

Phạm Đình Hòe


iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................ 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 3
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .................................................................. 3
5. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... 3
6. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4
8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 7
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN
MÔN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ........................................................... 8
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề........................................................................ 8
1.1.1. Trên thế giới ........................................................................................... 8
1.1.2. Ở Việt Nam .......................................................................................... 11
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài .................................................................. 14
1.2.1. Quản lý ................................................................................................. 14
1.2.2. Quản lý giáo dục................................................................................... 16
1.2.3. Quản lý nhà trường ............................................................................... 18
1.2.4 Tổ chuyên môn ...................................................................................... 19
1.3. Một số vấn đề chung về trường trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục
quốc dân Việt Nam ............................................................................................ 21
1.3.1. Vị trí, vai trò của trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân ........ 21

1.3.2. Mục tiêu giáo dục của trường THCS..................................................... 21
1.3.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường THCS ............................................ 22
1.3.4. Tổ chuyên môn và hoạt động của tổ chuyên môn trong trường THCS .. 23
1.4. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THCS ............... 32
1.4.1. Hiệu trưởng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong trường THCS ...... 32
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong trường THCS........... 33


iv
1.4.3. Hoạt động quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục............................................................................................. 40
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................ 42
Chương 2.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN .... 44
2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và giáo dục đào tạo. ............ 44
2.2. Thực trạng giáo dục ở các trường trung học cơ sở ....................................... 45
2.2.1. Quy mô trường, lớp .............................................................................. 45
2.2.2. Thực trạng về đội ngũ cán bộ quản lý ................................................... 46
2.2.3. Thực trạng về đội ngũ tổ trưởng chuyên môn........................................ 47
2.2.4. Thực trạng về đội ngũ giáo viên nhà trường .......................................... 48
2.2.5. Kết quả học tập của học sinh năm học 2015 - 2016............................... 51
2.3. Thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THCS ..................... 53
2.3.1. Thực trạng về nhận thức của CBQL, GV về vai trò, tầm quan trọng
của hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS .......................................... 54
2.3.2. Thực trạng về việc thực hiện các nội dung hoạt động của tổ chuyên
môn trong trường THCS ................................................................................ 55
2.3.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chuyên môn
trong các trường THCS ................................................................................. 62
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng các trường
THCS ................................................................................................................ 63
2.4.1. Thực trạng đội ngũ Hiệu trưởng, tổ trưởng CM tại các trường THCS .. 64

2.4.2. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của quản lý
hoạt động của tổ chuyên môn trong trường THCS .......................................... 66
2.4.3. Thực trạng nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn ......................... 67
2.4. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn và quản lý
hoạt động của tổ chuyên môn tại các trường THCS . .......................................... 75
2.4.1. Những mặt tích cực .............................................................................. 75
2.4.2. Những mặt tồn tại, hạn chế ................................................................... 75
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế .......................................................... 76
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 77
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN
CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN TRỰC NINH TỈNH NAM ĐỊNH ............................................................................................... 78
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ............................................................... 78
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ........................................................ 78
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ........................................................ 79


v
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính cấn thiết ........................................................ 79
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi........................................................... 79
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học ....................................................... 80
3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển...................................... 80
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các
trường THCS huyện Trực Ninh.......................................................................... 81
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về vị trí, vai trò,
tầm quan trọng của tổ chuyên môn và quản lý hoạt động của tổ chuyên
môn trong trường THCS ................................................................................. 81
3.2.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo các tổ chuyên môn lập kế hoạch hoạt động của
tổ hàng năm .................................................................................................... 85
3.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng và phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn
theo chuẩn quy định ....................................................................................... 86

3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức bồi dưỡng giáo
viên theo chuẩn nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện
của ngành GD&ĐT ........................................................................................ 92
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức đổi mới
phương pháp giảng dạy bộ môn ...................................................................... 94
3.2.6. Biện pháp 6: Đảm bảo các điều kiện đáp ứng yêu cầu hoạt động cho
tổ chuyên môn ................................................................................................ 98
3.2.7. Biện pháp 7: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của
tổ chuyên môn .............................................................................................. 101
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................ 102
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp .................... 103
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 108
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 109
1. Kết luận ....................................................................................................... 109
2. Khuyến nghị ................................................................................................ 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 112
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

GV, HS

:

Giáo viên, học sinh.

CBQL


:

Cán bộ quản lý

CM

:

Chuyên môn

GD&ĐT

:

Giáo dục và đào tạo

PPDH

:

Phương pháp dạy học

KTĐG

:

Kiểm tra đánh giá

TCM


:

Tổ chuyên môn

TTCM

:

Tổ trưởng chuyên môn

THCS, THPT

:

Trung học cơ sở, trung học phổ thông

PPDH

:

Phương pháp dạy học

QL

:

Quản lý

QLGD


:

Quản lý giáo dục

SHCM

:

Sinh hoạt chuyên môn


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:
Bảng 2.2:
Bảng 2.3:
Bảng 2.4:
Bảng 2.5:
Bảng 2.6:
Bảng 2.7:
Bảng 2.8:
Bảng 2.9:

Quy mô trường lớp và số học sinh năm học 2016 - 2017 .................... 45
Thống kê đội ngũ cán bộ quản lý năm học 2016 - 2017 ...................... 46
Thống kê đội ngũ tổ trưởng chuyên môn năm học 2016 - 2017 .......... 47
Thống kê đội ngũ giáo viên năm học 2015 - 2016 .............................. 48
Kết quả thi giáo viên giỏi cấp huyện năm học 2016 - 2017................. 49

Kết quả xếp loại thi đua năm học 2015 - 2016 .................................... 50
Thống kê kết quả dự thi sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 - 2016 ........... 50
Thống kê kết quả xếp loại học lực năm học 2015 - 2016 .................... 51
Kết quả học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2015 - 2016 thi vào
lớp 10 THPT năm 2016 ...................................................................... 52
Bảng 2.10: Thống kê kết quả học sinh giỏi cấp huyện năm học 2015 - 2016............ 53
Bảng 2.11. Nhận thức của đội ngũ CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt
động tổ chuyên môn trong các trường THCS ..................................... 54
Bảng 2.12. Tổng hợp kết quả đánh giá đội ngũ CBQL, GV về việc thực hiện
các nội dung hoạt động của tổ chuyên môn trong trường THCS ......... 55
Bảng 2.13. Tổng hợp kết quả đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
của tổ chuyên môn ở các trường THCS huyện Trực Ninh, tỉnh
Nam Định .......................................................................................... 62
Bảng 2.14: Thống kê đội ngũ hiệu trưởng năm học 2016 - 2017 .......................... 64
Bảng 2.15. Tổng hợp kết quả đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về năng lực
quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động tổ chuyên môn trong các
trường THCS ..................................................................................... 65
Bảng 2.16. Tổng hợp kết quả khảo sát về nhận thức của CBQL, GV về tầm
quan trọng của quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường
THCS ................................................................................................. 66
Bảng 2.17. Tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ thực hiện các nội dung quản
lý hoạt động của tổ chuyên môn trong trường THCS.......................... 67
Bảng 2.18. Tổng hợp kết quả đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về mức độ thực
hiện các loại kế hoạch của tổ chuyên môn trong các trường THCS .... 68
Bảng 2.19. Tổng hợp kết quả đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về mức độ thực
hiện công tác tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục của tổ chuyên
môn trong các trường THCS .............................................................. 70
Bảng 2.20. Tổng hợp kết quả đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về mức độ thực
hiện công tác xây dựng và phát triển đội ngũ của tổ chuyên môn
trong các trường THCS ...................................................................... 72

Bảng 2.21. Tổng hợp kết quả đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về mức độ thực
hiện quản lý công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động của TCM
trong các trường THCS ...................................................................... 74
Bảng 3.1 Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất ....................... 104
Bảng 3.2 Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp ...................................... 105
Bảng 3.3 Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của
các biện pháp đề xuất ....................................................................... 106


viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Kết quả khảo nghiệm đánh giá mức độ cần thiết107 và khả thi của các
biện pháp đề xuất ........................................................................... 107


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (Nghị quyết số 29NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ
phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối
truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách
nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức,
kỹ năng, phát triển năng lực”.
Như vậy mục đích của giáo dục ngày nay là tập trung phát triển trí tuệ,
thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng

năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống,
ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào
thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.
Khi xác định những nhiệm vụ, giải pháp về thực hiện Nghị quyết Hội
nghị Trung ương 8 khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW), Bộ Chính trị đã chỉ
rõ: “Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại,
bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu
nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp”. Như
vậy đội ngũ nhà giáo có vai trò quan trọng, phát triển đội ngũ nhà giáo ở các
nhà trường cũng như hoạt động của các tổ, nhóm chuyên môn trong trường
học là một vấn đề cấp thiết, cần có sự quan tâm, chỉ đạo, thực hiện tốt đáp ứng
yêu cầu hiện nay.


2

Tổ chuyên môn, một tổ chức quan trọng và nòng cốt trong các nhà
trường phổ thông, là đơn vị cơ sở tổ chức việc dạy và học trong nhà trường.
Vì vậy, quản lý hoạt động tổ nhóm chuyên môn là một trong những vấn đề
trọng tâm và thường xuyên của Hiệu trưởng, đòi hỏi hiệu trưởng cần có
những biện pháp quản lý việc sinh hoạt chuyên môn, đổi mới hoạt động
chuyên môn của các tổ, nhóm chuyên môn trong nhà trường một cách hiệu
quả, nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn và tạo chuyển biến
mạnh mẽ về chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện, nâng cao chất lượng nền
giáo dục Việt Nam nói chung, chất lượng giáo dục ở các trường THCS nói
riêng, Hiệu trưởng cần thay đổi tư duy quản lý, phải có kiến thức, có kỹ năng
quản lý hoạt động tổ, nhóm chuyên môn theo hướng chuẩn hóa, góp phần
thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược của ngành Giáo dục và

Đào tạo.
Trong những năm qua, công tác quản lý nhà trường nói chung và công
tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng các trường THCS
huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định đã thu được những kết quả nhất định nhưng
vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập: việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn của
Hiệu trưởng ở một số trường THCS còn mang tính chủ quan, làm theo kinh
nghiệm, thiếu tính khoa học, …. Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc
nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi
mới giáo dục trong yêu cầu hiện nay. Do vậy, việc quản lý hoạt động chuyên
môn của hiệu trưởng các trường phổ thông nói chung và các trường THCS
huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định nói riêng cần phải có những giải pháp phù
hợp, thiết thực, hiệu quả để thực hiện tốt nhiệm vụ đổi mới PPDH trong các
nhà trường. Góp phần vào công cuộc đó tác giả chọn nghiên cứu đề tài:


3

"Quản lý các hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng các trường trung học
cơ sở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định" làm vấn đề nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác quản lý sinh
hoạt tổ chuyên môn ở các trường THCS huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, đề
tài đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ
chuyên môn ở các trường THCS huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tổ chuyên môn của
hiệu trưởng trường THCS.
- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên
môn của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu

trưởng các trường trung học cơ sở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng các trường trung
học cơ sở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng các
trường trung học cơ sở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
5. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động tổ
chuyên môn của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Trực Ninh,
tỉnh Nam Định.


Luận văn đủ ở file: Luận văn full















×