Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Đánh giá hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã an lão, huyện bình lục, tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.62 MB, 17 trang )

BỘ
 GIÁO
 DỤC
 VÀ
 ĐÀO
 TẠO
 
 
 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 BỘ
 Y


 TẾ
 
TRƯỜNG
 ĐẠI
 HỌC
 Y
 TẾ
 CÔNG
 CỘNG
 

 

 

 


 

 


 THỊ
 LAN
 HƯƠNG
 

LÊ THỊ LAN HƯƠNG


ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP
CẢI THIỆN KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG
BỆNH TAY – CHÂN - MIỆNG CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI
TẠI XÃ AN LÃO, BÌNH LỤC, HÀ NAM

 

 


 

 

 

 

Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số chuyên ngành: 9720701

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI – 2018


CÔNG TRÌNH NÀY ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
Hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Lê Thị Tài

2. GS. TS. Lê Thị Hương
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án Tiến sỹ cấp trường tại Trường Đại học Y tế Công
cộng. Vào hồi......ngày......tháng......năm 2018.

Có thể tìm luận án tại:
- Thư viện Quốc gia.
- Thư viện trường Đại học Y tế Công cộng
- Viện Thông tin - Thư viện Y học Trung Ương.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.
 
2.
 

 


  Thị
  Lan
  Hương,
  Lê
  Thị
  Tài,
  Lê

  Thị
 
  Hương
  (2016).
 Kiến
 thức,
 thái
 độ,
 thực
 hành
 về
 bệnh
 tay
 
chân
 miệng
 của
 người
 dân
 tại
 xã
 An
 Lão,
 Bình
 Lục,
 Hà
 Nam
 năm
 2013.
 Tạp

 chí
 Y
 học
 Việt
 Nam,
 số
 
442,
 trang
 232-­‐237.
 

  Thị
  Lan
  Hương,
  Lê
  Thị
  Tài,
  Lê
  Thị
  Hương,
  Nguyễn
  Văn
  Hiến
  (2016).
 Thay
 đổi
 về
 kiến
 thức,

 
thái
 độ,
 thực
 hành
 về
 bệnh
 tay
 chân
 miệng
 của
 bà
 mẹ
 có
 con
 dưới
 5
 tuổi
 sau
 hai
 năm
 can
 thiệp
 
bằng
 truyền
 thông
 tại
 xã
 An

 Lão,
 Bình
 Lục,
 Hà
 Nam.
 Tạp
 chí
 Y
 học
 Việt
 Nam,
 số
 444,
 trang
 143-­‐148.
 


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tay-chân-miệng (TCM) là một bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, do vi rút đường ruột gây
ra, bệnh thường gặp ở trẻ em (dưới 5 tuổi) với các biểu hiện sốt (trên 37,5oC), biếng ăn, mệt mỏi, đau họng, loét
miệng hoặc bọng mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng mông, đầu gối. Bệnh có thể lây theo đường tiêu
hóa, nguồn lây trực tiếp từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy
hiểm như viêm não, màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử lý
kịp thời.
Bệnh TCM đã gặp ở tất cả các nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Úc, Hungary, Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam…, nhưng tập trung chủ yếu tại các nước khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Tại Việt Nam, ca bệnh TCM đầu tiên được phát hiện vào năm 2003 và bệnh có xu hướng tăng dần theo thời

gian. Năm 2011, bệnh TCM bùng phát trên toàn quốc với số người mắc và tử vong cao nhất từ trước đến nay
và đã xuất hiện ở cả 63 tỉnh thành phố, với 112.370 ca bệnh, trong đó có 169 ca tử vong, số ca tử vong tăng
gấp 6 lần so với năm 2010.
Hiện nay, bệnh TCM chưa có vắc xin dự phòng và thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị chủ yếu là điều
trị triệu chứng và biến chứng, do vậy, kiến thức, thực hành của các bà mẹ có vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc phòng bệnh TCM. Với câu hỏi kiến thức và thực hành phòng bệnh TCM của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện
Bình Lục, tỉnh Hà Nam như thế nào? những giải pháp can thiệp nào có thể cải thiện kiến thức, thực hành phòng bệnh TCM
của những bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại đây? Để trả lời các câu hỏi này chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá kết quả
can thiệp cải thiện kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay-chân-miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã An Lão,
Bình Lục, Hà Nam” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay-chân-miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã An Lão và
Đồn Xá, huyện Bình Lục, Hà Nam năm 2013.
2. Đánh giá kết quả can thiệp cải thiện kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay-chân-miệng của bà
mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã An Lão, huyện Bình Lục, Hà Nam năm 2015.

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Để phòng bệnh TCM, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động phòng bệnh, tuy nhiên trong thực tiễn,
dịch bệnh TCM vẫn bùng phát ở một số địa phương, đặc biệt là những vùng có điều kiện vệ sinh môi trường
chưa tốt. Cộng đồng nông thôn Hà Nam nói chung, xã An Lão nói riêng phát triển chăn nuôi rất mạnh, nhưng
chưa giải quyết tốt vấn đề vệ sinh môi trường tạo điều kiện cho dịch bùng phát, trong đó có nguy cơ dịch bệnh
TCM.
Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng là hoạt động nghiên cứu mang tính khoa học, có giá trị cao,
kết quả đạt được thật sự là bằng chứng có sức thuyết phục đối với các nhà khoa học và các nhà quản lý. Hoạt
động can thiệp dựa trên nguồn lực sẵn có từ hệ thống y tế cơ sở, cá nhân và sự tham gia của cộng đồng là
chính, nên đảm bảo sự duy trì và tính bền vững.
Đề tài chứng minh được hiệu quả can thiệp TT-GDSK trên toàn cộng đồng. Về can thiệp đã có cái mới là đa
kênh, đa hình thức về truyền thông và có sự giám sát của hệ thống y tế, đánh giá được kiến thức, thực hành của bà mẹ
có con dưới 5 tuổi trong việc phòng bệnh TCM. Đây là cơ sở và là bằng chứng khoa học giúp cho các nhà quản lý vận
dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn để nâng cao hiệu quả hoạt động của chương trình dự phòng, phòng bệnh TCM
cho cộng đồng.

Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích DID (Difference in Difference) để đánh giá hiệu quả can
thiệp về kiến thức/thực hành phòng chống bệnh TCM. Đây là một phương pháp mới trong đánh giá hiệu quả
can thiệp khi không cùng cỡ mẫu trước và sau can thiệp.
Bố cục của luận án: Luận án gồm 123 trang, 21 bảng, 10 biểu đồ, 4 sơ đồ và 109 tài liệu tham khảo,
trong đó có 58 tài liệu bằng tiếng Anh. Đặt vấn đề gồm 2 trang, tổng quan tài liệu 33 trang, đối tượng và
phương pháp nghiên cứu 21 trang, kết quả nghiên cứu 38 trang, bàn luận 26 trang, kết luận 1 trang và khuyến
nghị 1 trang.

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về bệnh tay-chân-miệng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – bệnh TCM là một bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, do
các vi rút thuộc nhóm đường ruột gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi với các biểu hiện sốt (trên
37,50C), biếng ăn, mệt mỏi, đau họng, loét miệng hoặc bọng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng mông,
đầu gối. Hầu hết các trường hợp là tự khỏi, mà không cần điều trị. Một tỷ lệ ít các trường hợp có thể nặng và
biểu hiện triệu chứng thần kinh như viêm màng não, viêm não hoặc liệt do Enterovirus gây ra. Bệnh thường
xảy ra quanh năm và có xu hướng theo mùa (tháng 3-5 và tháng 9-12).


2
Bệnh TCM lây theo đường tiêu hóa, nguồn lây trực tiếp từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm
bệnh, hoặc gián tiếp qua nước, thực phẩm, tay bẩn bị nhiễm phân của người bệnh.
Để chủ động phòng bệnh TCM, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện 6 biện pháp: Rửa tay
thường xuyên với xà phòng, thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, vệ sinh bề mặt, dụng cụ tiếp xúc, sử dụng nhà tiêu
hợp vệ sinh, không cho trẻ tiếp xúc với trẻ bệnh và cần đưa trẻ đi khám khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh.
1.2. Hoạt động truyền thông phòng bệnh tay-chân-miệng
Truyền thông giáo dục sức khoẻ (TT-GDSK) là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác
chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, góp phần giúp mọi người chủ động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ. Trong việc
phòng bệnh TCM tại cộng đồng, thực hiện TT-GDSK là không thể thiếu, dựa vào những hoạt động TT-GDSK
để giúp các bà mẹ biết kiến thức về bệnh và thực hành phòng bệnh TCM thông qua truyền thông trực tiếp và

truyền thông gián tiếp.
Bệnh TCM hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu, do vậy, để phòng bệnh
TCM cho cộng đồng, một trong những hoạt động thiết yếu cần ưu tiên phối hợp liên ngành thực hiện là TTGDSK, các CBYT, tuyên truyền viên, lãnh đạo cộng đồng là những người phải có kiến thức tốt về bệnh TCM
và thực hành đúng các hành vi phòng bệnh TCM đồng thời cần phải thực hiện các hoạt động TT-GDSK đến
tất cả các đối tượng trong cộng đồng, ưu tiên bà mẹ có con dưới 5 tuổi và người trực tiếp chăm sóc trẻ. Nội
dung TT-GDSK phòng bệnh chống TCM cho người dân, cần cụ thể, rõ ràng dễ đọc, dễ hiểu và có khả năng
thực hiện. Các nội dung này bao gồm kiến thức bệnh TCM như biểu hiện của bênh, đường lây truyền... và thực
hành phòng bệnh TCM như: rửa tay bằng xà phòng, thực hiện ăn chín, uống chín, thu gom rác thải, phân của
trẻ đổ nhà tiêu hợp vệ sinh ...., giúp cho người dân thay đổi được các thói quen, lối sống, thực hành các hành vi
có lợi, hạn chế hành vi có hại ảnh hưởng đến sức khoẻ và tránh sự lây lan của bệnh trong cộng đồng.
Đẩy mạnh công tác TT–GDSK phòng bệnh TCM là một chiến lược quan trọng giúp mọi người dân, cụ
thể là các bà mẹ chủ động phòng chống dịch bệnh nói chung và bệnh TCM nói riêng, từ đó có cách nhìn nhận
vấn đề sức khoẻ đúng đắn và hành động thích hợp. Để đảm bảo thành công trong các chương trình TT-GDSK
trong phòng bệnh TCM, không chỉ ngành y tế mà các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể cần phải tham gia
vào hoạt động TT-GDSK.
1.3. Một số nghiên cứu can thiệp phòng chống bệnh tay-chân-miệng trên thế giới và Việt Nam
Các chương trình phòng chống bệnh TCM tại cộng đồng đã được triển khai tại nhiều quốc gia. Các
chương trình này có nhiều điểm tương đồng, bao gồm những nội dung chính: Giáo dục vệ sinh tốt và vệ sinh
cơ bản thông qua chiến dịch truyền thông sâu rộng; xây dựng và củng cố hệ thống giám sát dịch; hỗ trợ cho
trường học và các cơ sở chăm sóc trẻ; phổ biến những yếu tố nguy cơ của bệnh; tuyên truyền các biện pháp
thực hành phòng bệnh. Các nghiên cứu đã có nhiều cách tiếp cận và nhiều biện pháp khác nhau để phòng bệnh
TCM, triển khai các chương trình phòng bệnh TCM tại cộng đồng ở nhiều quốc gia như Trung Quốc,
Singapore..., nội dung chính gồm: Giáo dục vệ sinh tốt và vệ sinh cơ bản thông qua chiến dịch truyền thông
sâu, rộng; Xây dựng và củng cố hệ thống giám sát dịch; hỗ trợ cho trường học và các cơ sở chăm sóc ban
ngày; Phổ biến những yếu tố nguy cơ của bệnh; tuyên truyền các biện pháp thực hành phòng bệnh, các nghiên
cứu đều đạt kết quả tốt trong quá trình thực hiện.
Một số can thiệp YTCC hiệu quả đã được áp dụng phòng chống bệnh TCM tại Trung Quốc, Singapore,
Hồng Kông và được WHO khuyến cáo như: thiết lập hệ thống giám sát và cảnh báo dịch sớm, thường xuyên;
triển khai các chiến dịch truyền thông; triển khai các chiến dịch vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng, chủ động xây
dựng kế hoạch, chính sách phòng bệnh TCM.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 581/QĐ-BYT ngày 24/2/2012 hướng dẫn “Giám sát
và phòng bệnh TCM” nhằm tuyên truyền cho người dân các nội dung: Nguy cơ mắc bệnh; đường lây truyền;
các triệu chứng của bệnh và những dấu hiệu bệnh chuyển nặng để người dân chủ động phòng bệnh, có thể phát
hiện sớm các trường hợp mắc bệnh và đưa đến cơ sở y tế kịp thời; không để bệnh lây lan ra cộng đồng; Thực
hiện 3 sạch: Ăn sạch, ở sạch, bàn tay và chơi đồ chơi sạch. Do vậy, cần có những nghiên cứu can thiệp tiếp
theo, xây dựng mạng lưới truyền thông, huy động sự tham gia của cộng đồng để phòng chống dịch bệnh được
tốt hơn.
1.4. Khung lý thuyết nghiên cứu
Cơ sở xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu:
Kết quả tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam cho thấy việc phòng bệnh TCM của các bà
mẹ có con dưới 5 tuổi phụ thuộc kiến thức của các bà mẹ. Kết quả này phù hợp với nguyên lý mà mô hình
niềm tin sức khoẻ đưa ra. Bên cạnh các yếu tố thuộc về cá nhân, thì những yếu tố tác động từ môi trường xung
quanh như gia đình, cộng đồng cũng ảnh hưởng đến việc phòng bệnh TCM.


3
Từ những phân tích trên, chúng tôi đã xây dựng khung lý thuyết cho nghiên cứu này dựa trên sự kết hợp
từ 2 mô hình lý thuyết, đó là: mô hình lý thuyết thay đổi hành vi là Mô hình niềm tin sức khoẻ để phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe từ đó xác định yếu tố có thể can thiệp, và mô hình lý thuyết về truyền
thông là Mô hình chiến lược truyền thông để xác định đối tượng, nội dung, phương pháp truyền thông phù
hợp.

Sơ đồ 1.1: Khung lý thuyết nghiên cứu.

 

 
Chương
 2


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ: 6/2013 - 12/2015.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại 2 xã thuộc huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam: xã An Lão (xã can thiệp) và xã
Đồn Xá (xã đối chứng).
2.2. Đối tượng nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu định lượng: Bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã An Lão và xã Đồn Xá của huyện
Bình Lục, Hà Nam.
• Đối tượng nghiên cứu định tính: CBYT, đại diện cán bộ chính quyền và một số ban/ngành của huyện,
xã, đại diện bà mẹ có con dưới 5 tuổi.


4
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện theo hai giai đoạn.
- Giai đoạn 1: Nghiên cứu cắt ngang nhằm mô tả thực trạng kiến thức, thực hành phòng bệnh TCM của bà mẹ có
con dưới 5 tuổi tại xã An Lão và Đồn Xá.
- Giai đoạn 2: Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có nhóm chứng, để đánh giá thay đổi kiến thức, thực hành
phòng chống bệnh TCM của bà mẹ có có dưới 5 tuổi.
2.3.2. Mẫu nghiên cứu
2.3.2.1. Cỡ mẫu
Ø Cỡ mẫu cho mục tiêu 1
* Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng:
Đề tài này là một phần của đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu thực trạng, xây dựng mô hình dự báo, kiểm soát
một số nhóm bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam” mã số ĐTĐL.2012- G/32. Từ những người
được phỏng vấn của mỗi xã chúng tôi chỉ lấy bà mẹ có con dưới 5 tuổi để phân tích mô tả thực trạng kiến thức,
thực hành phòng bệnh TCM. Kết quả có 105 bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở xã An Lão và 91 bà mẹ có con dưới 5

tuổi ở xã Đồn Xá được đưa vào phân tích.
* Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính:
- Tuyến huyện: Thực hiện 02 cuộc phỏng vấn sâu và 01 cuộc thảo luận nhóm
- Tuyến xã: Thực hiện 04 cuộc phỏng vấn sâu và 06 cuộc thảo luận nhóm.
Ø Cỡ mẫu cho mục tiêu 2
* Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng:

Trong đó:
n1: Cỡ mẫu cho nhóm chứng, n2: Cỡ mẫu cho nhóm can thiệp.
po= 0,44: Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về phòng bệnh TCM theo nghiên cứu của Trần Thị Anh Đào.
p1= 0,8: Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về phòng bệnh TCM trong nhóm can thiệp dự kiến.
𝜀: Mức độ chính xác mong muốn = 0,2.
Z: hệ số giới hạn tin cậy, ứng với độ tin cậy 95% = 1,96.
Từ đó tính được cỡ mẫu tối thiểu = 117, để tăng độ chính xác lấy hệ số thiết kế d = 2, do vậy cỡ mẫu
là 234 và thêm 5% dự phòng, do vậy cỡ mẫu làm tròn là 250 bà mẹ cho mỗi nhóm can thiệp và nhóm
chứng.
• Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính:
- Tuyến huyện: Thực hiện 02 cuộc phỏng vấn sâu và 01 cuộc thảo luận nhóm
- Tuyến xã: Thực hiện 02 cuộc phỏng vấn sâu và 03 cuộc thảo luận nhóm.
2.3.2.2. Chọn mẫu
• Chọn mẫu cho mục tiêu 1:
- Chọn huyện: Tại tỉnh Hà Nam, chọn chủ đích huyện Bình Lục
- Chọn xã: Chọn chủ đích xã An Lão và xã Đồn Xá của huyện Bình Lục để tiến hành nghiên cứu.
- Chọn đối tượng nghiên cứu:
+ Ở mỗi xã, chọn ngẫu nhiên 04 thôn. Xã An Lão: Gồm các thôn Vĩnh Tứ, Đô Hai, Thứ Nhất, An Lão.
Xã Đồn Xá: Tiên lý 1, Tiên lý 2, Hoà Mục, Thôn Nghĩa. Kết quả giai đoạn này đã phỏng vấn được
105 bà mẹ tại xã An Lão và 91 bà mẹ tại xã Đồn Xá.
+ Chọn ĐTNC cho nghiên cứu đính tính: Chọn chủ đích các đối tượng để thực hiện phỏng vấn sâu và
thảo luận nhóm.
. Phỏng vấn sâu: Tuyến huyện: Chọn phó chủ tịch huyện phụ trách y tế, văn hoá xã hội của huyện;

Giám đốc TTYTDP của huyện. Tuyến xã: Chúng tôi chọn phó chủ tịch xã phụ trách y tế, văn hoá của
xã; Trạm trưởng trạm y tế xã.
. Thảo luận nhóm: Tuyến huyện: Chúng tôi chọn các CBYT ở khoa kiểm soát dịch bệnh và phòng
truyền thông thuộc TTYTDP của huyện. Tuyến xã: Chúng tôi chọn tất cả các CBYT xã và y tế thôn.
. Bà mẹ có con dưới 5 tuổi: Chúng tôi chọn những người đại diện biết nhiều thông tin về cộng đồng
(chúng tôi tham khảo ý kiến của CBYT để chọn được các bà mẹ này).
• Chọn mẫu cho mục tiêu 2:
- Chọn xã can thiệp: xã An Lão được được chọn để thực hiện can thiệp, xã Đồn Xá là xã đối chứng.
- Chọn đối tượng can thiệp: Đề tài thực hiện can thiệp trên toàn cộng đồng và ưu tiên đối tượng là các bà
mẹ có con dưới 5 tuổi để đánh giá sự thay đổi về kiến thức thực hành phòng bệnh TCM. Chọn chủ đích
các đối tượng để thực hiện phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm như ở giai đoạn 1.
2.4. Nội dung, các biến số và chỉ số nghiên cứu
2.4.1. Nội dung, biến số và chỉ số cho mục tiêu 1


5
* Thông tin chung của ĐTNC gồm: tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, kinh tế hộ gia đình, nguồn nước sử
dụng, nhà tiêu, phương tiện thông tin hiện có.
* Thực trạng kiến thức, thực hành phòng bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi gồm: Kiến thức về biểu hiện
của bệnh, đường lây truyền, các biện pháp phòng bệnh và các yếu tố liên quan. Thực hành phòng bệnh TCM
của bà mẹ có con dưới 5 tuổi.
2.4.2. Nội dung, biến số và chỉ số cho mục tiêu 2
Đánh giá sự thay đổi kiến thức, thực hành về phòng bệnh TCM, so sánh sự thay đổi kiến thức, thực hành
của ĐTNC ở mỗi xã trước và sau can thiệp, tính hiệu quả can thiệp.
Tính bền vững của hoạt động can thiệp TT-GDSK: tính phù hợp, khả năng huy động sự tham gia của
cộng đồng và nhân rộng các hoạt động can thiệp.
2.5. Hoạt động can thiệp phòng bệnh tay-chân-miệng tại xã An Lão
Cơ sở xác định hoạt động can thiệp: Từ kết quả điều tra thực trạng, nhận thấy kiến thức, thực hành
phòng bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi. Cần phải xây dựng các hoạt động can thiệp để có tác động
đến nâng cao kiến thức, thực hành phòng bệnh TCM. Cộng đồng sẵn sàng tham gia các hoạt động phòng bệnh

TCM và lồng ghép vào nhiệm vụ đang thực hiện của ngành y tế.
Nội dung can thiệp: tác động vào (1) Kiến thức, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi phòng bệnh
TCM (2) Kiến thức, kỹ năng TT-GDSK của cán bộ y tế, (3) Sự tham gia của lãnh đạo cộng đồng.
Giải pháp can thiệp: Ba giải pháp được áp dụng lồng ghép trong nghiên cứu này: (1) Tập huấn nâng cao
năng lực cho CBYT; (2) Huy động sự tham gia của lãnh đạo cộng đồng; (3) TT-GDSK cho người dân, ưu tiên
bà mẹ có con dưới 5 tuổi.
Báo cáo định kỳ và giám sát hoạt động can thiệp: Từ y tế thôn đến trạm y tế xã thứ tư hàng tuần, hoặc khi có
diễn biến bất thường, đột xuất; Từ xã lên huyện và từ huyện lên tỉnh: theo quy định chung của Bộ Y tế về kiểm soát
bệnh truyền nhiễm. Giám sát của đề tài: Hàng tháng giao ban với CBYT xã, thôn tại trạm y tế xã và 2 tuần/lần đến
từng HGĐ, cơ sở chăm sóc trẻ để truyền thông trực tiếp.
2.6. Kỹ thuật thu thập thông tin
Phỏng vấn trực tiếp bà mẹ có con dưới 5 tuổi dựa vào bộ câu hỏi được thiết kế sẵn để thu thập thông tin
về kiến thức, thực hành bệnh TCM. Phỏng vấn sâu lãnh đạo các cơ sở y tế huyện/xã, lãnh đạo uỷ ban nhân dân
huyện và thảo luận nhóm CBYT huyện/xã/thôn, bà mẹ có con dưới 5 tuổi.
2.7. Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm Epidata 3.1 và SPSS 20. Các kết quả được tính toán theo tỷ lệ
phần trăm của các biến số nghiên cứu.
Xử lý số liệu định tính: dựa trên cơ sở nội dung thông tin từ các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu, nhóm
các thông tin phân tích trích dẫn theo chủ đề.
Cách đánh giá và cho điểm kiến thức, thực hành: Tiêu chí để đánh giá kiến thức, thực hành dựa vào Hướng dẫn
giám sát và phòng bệnh TCM, số 581/QĐ-BYT
• Cách đánh giá điểm kiến thức: Đối với câu hỏi về kiến thức, mỗi ý trả lời đúng được tính điểm theo trọng
số, ĐTNC trả lời được bao nhiêu ý đúng được tính bấy nhiêu điểm theo trọng số và đánh giá đạt hay
không đạt. Điểm tối đa cho phần đánh giá kiến thức là 24 điểm.
- Kiến thức phòng bệnh TCM đạt: Khi ĐTNC trả lời được 12 điểm/24 điểm, trong đó trả lời được ít nhất 3
trong 6 khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng bệnh TCM.
- Kiến thức phòng bệnh TCM không đạt: ĐTNC trả lời dưới 12 điểm/24 điểm, trong đó không trả lời được ít nhất
03 trong 6 khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng bệnh TCM.
• Cách đánh giá điểm thực hành: Mỗi thực hành đúng được tính điểm theo trọng số, ĐTNC có bao nhiêu
thực hành đúng được tính bấy nhiêu điểm theo trọng số và đánh giá đạt hay không đạt. Điểm tối đa cho

phần đánh giá thực hành là 11 điểm.
- Thực hành phòng bệnh TCM đạt: ĐTNC trả lời được 6 điểm/11 điểm, trong đó thực hiện được ít nhất 3
trong 6 biện pháp khuyến cáo của Bộ Y tế.
- Thực hành phòng bệnh TCM không đạt: ĐTNC trả lời dưới 6 điểm/11 điểm, trong đó không thực hiện được ít nhất 3
trong 6 biện pháp khuyến cáo của Bộ Y tế
• Đánh giá kết quả can thiệp:
- Tính tỷ lệ % cải thiện sau can thiệp:
!! !!!

! !!

 𝑥  100; CSHQchứng (%) = ! !  𝑥  100
!!
Trong đó: CSHQ: là chỉ số hiệu quả của nhóm can thiệp và nhóm chứng, pT: là tỷ lệ % chỉ số nghiên cứu trước
can thiệp, pS: là tỷ lệ % chỉ số nghiên cứu sau can thiệp. Hiệu quả can thiệp: HQCT (%) = CSHQ can thiệp –
CSHQ chứng
- Sử dụng phương pháp DID (Difference-in-Difference) để so sánh kết quả giữa nhóm can thiệp và nhóm
chứng sau thời gian can thiệp, ước tính những yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành phòng bệnh
TCM. DID thường được thực hiện như là sự tương tác giữa thời gian và can thiệp thông qua các biến giả
trong mô hình hồi qui.
CSHQcan thiệp (%) =

!!


6
-

Các biến giả:


Thời gian: 1- Trước can thiệp; 0- Sau can thiệp,
Can thiệp: 1- Nhóm can thiệp; 0- Nhóm chứng,
Tương tác: Thời gian * Can thiệp
Phương trình hồi qui:
Kiến thức/Thực hành = β0 + β1*(Thời gian) + β2*(Can thiệp) + β3*(Tương tác)
Trong đó: β0: Là hằng số; β1: Là sự thay đổi kiến thức/thực hành trong quá trình can thiệp của nhóm
chứng, nghĩa là nếu không có can thiệp thì có thể có hoặc không có sự thay đổi trước và sau can thiệp trong
nhóm chứng; β2: Hệ số hồi qui của biến can thiệp, nghĩa là sự khác biệt về kiến thức/thực hành của nhóm can
thiệp và nhóm chứng trước can thiệp; β3: Chỉ số ước tính DID, nó cung cấp thông tin về sự khác biệt kiến
thức/thực hành trước và sau can thiệp của nhóm can thiệp và nhóm chứng là khác nhau sau khi hiệu chỉnh với các
biến thời gian và can thiệp.
Can thiệp được xem là có hiệu quả khi kiểm định hệ số hồi quy β3 có ý nghĩa thống kê (p<0,05) và kiểm
định mô hình có ý nghĩa.
2.8. Vấn đề đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu này là một phần trong đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu thực trạng và xây dựng mô hình dự
báo, kiểm soát một số nhóm bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam”, mã số: ĐTĐL.2012-G/32 do
Trường Đại học Y Hà Nội chủ trì đã được Hội đồng đạo đức của Trường Đại học Y Hà Nội phê duyệt và cho
phép thực hiện theo quyết định số 122/HĐĐĐ –ĐHYHN ngày 28 tháng 02 năm 2013.

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1: Một số đặc điểm về đối tượng nghiên cứu trước can thiệp.

Đặc điểm
Nhóm tuổi
>=35
<35
Trình độ học vấn
Dưới THPT

THPT trở lên
Nghề nghiệp
Cán bộ/ CNV
Làm ruộng/khác (buôn bán,
nội trợ, ..)

Trước can thiệp
Sau can thiệp
An Lão (1) Đồn Xá (2)
An Lão
n=105
n=91
(3) n=250
n
%
n
%
n
%

Đồn Xá (4)
n=250
n
%

p(1,2)

p(3,4)

10

95

9,5
90,5

5
86

5,5
94,5

49
201

19,6
80,4

39
211

15,6
84,4

>0,05

>0,05

81
24


77,1
22,9

76
15

83,5
16,5

160
90

64,0
36,0

155
95

62,0
38,0

>0,05

>0,05

12

11,4

4


4.4

51

20,4

52

20,8

93

88,6

87

95,6

199

79,6

198

79,2

>0,05

>0,05


Nhận xét: Các đặc điểm chung của ĐTNC như: nhóm tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp ở xã An Lão và xã
Đồn Xá không có sự khác biệt trước và sau can thiệp, giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng.
3.2. Thực trạng kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay-chân-miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi năm
2013.
3.2.1. Kiến thức phòng chống bệnh tay-chân-miệng
Bảng 3.3: Kiến thức về bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi.
Xã An Lão Xã Đồn Xá
(n=105)
(n=91)
Kiến thức
p
n
%
n
%
Khả năng lây bệnh và phòng bệnh
1 Bệnh TCM là bệnh lây
94 89,5 71 78,5
>0,05
2 Bệnh có thể phòng ngừa được
88 83,8 70 76,9
>0,05
3 Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh
86 81,9 66 72,5
>0,05
Đường lây truyền
4 Ăn uống/tiêu hóa
15 14,3 18 19,8
>0,05

5 Tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn, bọng nước
59 56,2 45 49,5
>0,05
6 Tiếp xúc với phân của người bệnh
5
4,8
1
1,1
>0,05
7 Không biết về đường lây truyền của bệnh
23 21,9 21 23,5
>0,05


7
Biểu hiện của bệnh
8 Mệt mỏi/bỏ ăn/chảy nước dãi
4
3,8
5
5,5
>0,05
9 Sốt
34 32,4 20 22,0
>0,05
Mụn nước trong miệng, bàn tay/bàn chân/mông/đầu
10
75 71,4 68 68,0
>0,05
gối

11 Không biết về các biểu hiện của bệnh
19 18,1 14 15,4
>0,05
Nhận xét: Kiến thức về bệnh TCM như: khả năng lây bệnh và phòng bệnh, đường lây truyền và biểu hiện
bệnh các bà mẹ biết chưa được đầy đủ ở hai xã. Không có sự khác biệt về tỷ lệ kiến thức bệnh TCM của bà mẹ
có con dưới 5 tuổi ở 2 xã An Lão và Đồn Xá.
Bảng 3.4: Kiến thức về các biện pháp phòng bệnh TCM.
Xã An Lão Xã Đồn Xá
(n=105)
(n=91)
Kiến thức về các biện pháp phòng bệnh TCM
p
n
%
n
%
1.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy
40 38,1 38
41,8
>0,05
2.
Cho trẻ ăn chín, uống sôi
17 16,2 21
23,1
>0,05
Rửa sạch vật dụng chế biến thức ăn và cho ăn trước khi sử
3.
9
8,6

13
14,3
>0,05
dụng
4.
Không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi.
4
3,8
6
6,6
>0,05
Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, cốc, bát, đĩa,
5.
6
5,7
1
1,1
>0,05
thìa,...
6.
Làm sạch đồ chơi, những nơi trẻ hay bám tay
12 11,4 12
13.2
>0,05
7.
Thu gom phân, chất thải của trẻ đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh
2
1,9
3
3,3

>0,05
Không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và tiếp xúc với trẻ
8.
6
5,7
3
3.3
>0,05
bệnh.
9.
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
32 30,5 20
22,0
>0,05
Nhận xét: Các bà mẹ biết kiến thức về bệnh không được đầy đủ ở hai xã. Không có sự khác biệt về tỷ lệ kiến
thức các biện pháp phòng bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở xã An Lão và Đồn Xá.
Bảng 3.5: Mức độ kiến thức về bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi.

 

Xã An Lão
Xã Đồn Xá
(n=105)
(n=91)
p
n
%
n
%
Không đạt

99
94,3
89
97,8
>0,05
Đạt
6
5,7
2
2,2
Tổng
105
100,0
91
100,0
Nhận xét: Hầu hết các bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở 2 xã đều có kiến thức về bệnh TCM không đạt (94,3% ở xã
An Lão, 97,8 ở xã Đồn Xá). Không có sự khác biệt về tỷ lệ kiến thức phòng bệnh TCM đạt và không đạt của
bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở xã An Lão và Đồn Xá.
Mức độ kiến thức

Biểu đồ 3.1: Các bà mẹ có con dưới 5 tuổi biết các dấu hiệu bệnh chuyển nặng ở xã An Lão và xã Đồn Xá.
Nhận xét: Trước can thiệp, không có sự khác biệt về tỷ lệ bà mẹ có con dưới 5 tuổi biết dấu hiệu bệnh chuyển
nặng ở xã An Lão và xã Đồn Xá.
3.2.2. Thực hành phòng chống bệnh tay-chân-miệng.
Bảng 3.6: Thực hành phòng chống bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi.

 

Các biện pháp thực hành đã thực hiện
1


Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng

Xã An Lão
(n=105)
n
%
34 32,4

Xã Đồn Xá
(n=91)
n
%
32
35,2

p
>0,05


8
2
3
4
5
6
7
8

Cho trẻ ăn chín, uống chín

Rửa sạch vật dụng chế biến thức ăn và cho ăn trước khi sử dụng
Không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi
Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, cốc, bát, đĩa, thìa, ...
Làm sạch đồ chơi và đồ dùng, những nơi trẻ hay bám tay
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
Thu gom, xử lý phân, chất thải của trẻ và đổ vào nhà tiêu hợp vệ
sinh

19
11
7
1
9
35

18,1
10,5
6,7
1,0
8,6
33,3

24
10
3
1
11
26

26,4

11,0
3,3
1,1
12,1
28,6

>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05

5

4,8

1

1,1

>0,05

Nhận xét: Không có sự khác biệt về tỷ lệ thực hành các biện pháp phòng bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5
tuổi ở xã An Lão và Đồn Xá.
Bảng 3.7: Mức độ thực hành phòng bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi.

 

Mức độ thực

hành
Không đạt
Đạt
Tổng

Xã An Lão
(n=105)
n
%
100
95,2
5
4,8
105
100,0

Xã Đồn Xá
(n=91)
n
%
88
96,7
3
3,3
91
100,0

p
>0,05


Nhận xét: Hầu hết các bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở 2 xã đều có thực hành phòng bệnh TCM không đạt. Không
có sự khác biệt về tỷ lệ thực hành phòng bệnh TCM đạt và không đạt của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở xã An
Lão và Đồn Xá.
3.2.3. Yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay-chân-miệng

Biểu đồ 3.4: Mối liên quan giữa điểm kiến thức và điểm thực hành phòng bệnh TCM cho trẻ của bà mẹ có
con dưới 5 tuổi.
Phương trình tuyến tính:
Thực hành phòng bệnh TCM = 0,343 x Kiến thức về bệnh TCM - 0,551
Có mối liên quan giữa kiến thức và thực hành phòng bệnh TCM cho trẻ của các bà mẹ có con dưới 5
tuổi (p<0,001). Khi điểm kiến thức phòng bệnh TCM của ĐTNC tăng thêm 1 điểm thì điểm thực hành phòng
bệnh TCM cũng tăng thêm 0,348 điểm. Tuy nhiên, chỉ có 35,2% sự biến thiên của điểm thực hành phòng bệnh
TCM được lý giải bởi sự biến thiên của điểm kiến thức phòng TCM ở bà mẹ có con dưới 5 tuổi.
3.3. Kết quả can thiệp cải thiện kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay-chân-miệng của bà mẹ có con
dưới 5 tuổi tại xã An Lão, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, năm 2015
3.3.1. Các hoạt động can thiệp đã được thực hiện
• Xây dựng mạng lưới truyền thông giáo dục sức khoẻ: Xây dựng được mạng lưới TT-GDSK tại địa bàn can
thiệp từ tỉnh đến huyện và huyện đến xã.
• Phát triển các tài liệu truyền thông: Xây dựng tài liệu truyền thông gồm: Cuốn sách mỏng và tờ rơi về
bệnh TCM. Tài liệu truyền thông cũng được đánh giá cao từ lãnh đạo cộng đồng vì có nội dung dễ hiểu.
• Tập huấn, nâng cao năng lực cho các cán bộ y tế: Đã có 30 CBYT của xã An Lão và mạng lưới y tế
thôn ở xã An Lão, cán bộ TTYTDP của huyện Bình Lục, lãnh đạo cộng đồng đã được tập huấn, nâng cao
kiến thức về phòng bệnh TCM, kỹ năng về truyền thông giáo dục sức khoẻ.
• Thực hiện truyền thông giáo dục sức khoẻ.
- Truyền thông tại HGĐ: Tất cả các HGĐ đều được truyền thông, nhóm nghiên cứu đã đến từng HGĐ
(2500 hộ) hướng dẫn sử dụng cuốn sách mỏng và tờ rơi đồng thời tư vấn theo nội dung trong tài liệu truyền
thông.


9

- Truyền thông trên loa phát thanh của xã mỗi tuần một ngày, phát 2 lần vào 6h30 phút sáng và 17h30
phút chiều do nghiên cứu sinh, Ban văn hóa của xã thực hiện (sử dụng tài liệu cuốn sách mỏng có bài viết về
bệnh TCM), từ tháng 7/2014 đến tháng 12/1015.
Ngoài những hoạt động can thiệp cho toàn bộ cộng đồng, đối tượng ưu tiên là bà mẹ có con dưới 5 tuổi
tiếp tục được: Tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho các bà mẹ có con dưới 5 tuổi về việc phòng bệnh TCM vào ngày
25 hàng tháng (ngày tiêm chủng của trẻ ở Xã An Lão). Phát xà phòng cho các hộ gia đình, hướng dẫn bà mẹ rửa
tay đúng qui trình và cách phòng bệnh TCM cho trẻ.
3.3.2. Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức phòng bệnh tay–chân–miệng
Bảng 3.13: Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức về bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở nhóm can
thiệp và nhóm chứng.
Nhóm Can thiệp
Nhóm chứng
(xã An Lão)
(xã Đồn Xá)
Hiệu quả
Kiến thức về bệnh
Sau
Trước
Sau
Trước
p(1,3)
p(2,4) can thiệp
TCM
CT (2)
(3)
(4)
CT (1) n=105
(%)
n=250
n=91

n=250
n
%
n
%
n
%
n
%
Khả năng lây truyền và phòng bệnh
Bệnh TCM là bệnh lây
94
89,5
243
97,2 71 78,5 218 87,2 >0,05
<0,05
2,5
Có thể phòng ngừa
88
83,8
250
100,0 70 76,9 231 92,4 >0,05
<0,05
0,8
được
Trẻ em là đối tượng dễ
86
81,9
250
100,0 66 72,5 226 90,4 >0,05

<0,05
2,6
mắc
Đường lây truyền
Ăn uống/tiêu hóa
15
14,3
194
77,6 18 19,8 89 35,6 >0,05
<0,05
362,9
Tiếp xúc trực tiếp với
dịch của mụn, bọng 59
56,2
228
91,2 45 49,5 116 46,4 >0,05
<0,05
56,0
nước
Tiếp xúc với phân của
5
4,8
155
62,0
1 1,1
27 10,8 >0,05
<0,05
309,9
người bệnh
Biểu hiện của bệnh

Mệt mỏi
4
3,8
204
81,6
5 5,5
26 10,4 >0,05
<0,05
1958,3
Sốt
34
32,4
200
80,0 20 22,0 80 32,0 >0,05
<0,05
101,5
Mụn nước trong miệng,
bàn tay, bàn chân, mông, 75
71,4
240
96,0 68 68,0 185 74,0 >0,05
<0,05
25,6
đầu gối
Nhận xét: Có sự khác biệt về kiến thức bệnh TCM: khả năng lây và phòng bệnh, đường lây truyền, biểu hiện
bệnh của trước và sau can thiệp, ở xã can thiệp và xã chứng, với p<0,05. Hiệu quả can thiệp đạt từ 25,6% 1958,3%.
Bảng 3.14: Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức về các biện pháp phòng bệnh TCM của bà mẹ có con dưới
5 tuổi.
Kiến thức về các biện
pháp phòng bệnh

Rửa tay thường xuyên
bằng xà phòng dưới vòi
nước chảy
Cho trẻ ăn chín, uống sôi
Rửa sạch vật dụng ăn
uống trước khi sử dụng
Không cho trẻ ăn bốc, mút
tay, ngậm mút đồ chơi
Không cho trẻ dùng chung
khăn ăn, khăn tay, vật dụng
ăn uống như cốc, bát, đĩa,
thìa, ...
Làm sạch đồ chơi, những
nơi trẻ hay bám tay

Nhóm can thiệp
(xã An Lão)
Sau
Trước
CT (2)
CT (1) n=105
n=250
n
%
n
%

Nhóm chứng
(xã Đồn Xá)
Trước

Sau
(3)
(4)
n=91
n=250
n
%
n
%

p(1,3)

p(2,4)

Hiệu quả
can thiệp
(%)

40

38,1

247

98,8

38

41,8


134

53,6

>0,05

<0,05

131,1

17

16,2

192

76,8

21

23,1

87

34,8

>0,05

<0,05


323,4

9

8,6

205

82,0

13

14,3

53

21,2

>0,05

<0,05

805,2

4

3,8

152


60,8

6

6,6

42

16,8

>0,05

<0,05

1345,5

6

5,7

147

58,8

1

1,1

10


4,0

>0,05

<0,05

667,9

12

11,4

208

83,2

12

13,2

16

6,4

>0,05

<0,05

681,3



10
Thu gom phân, chất thải
của trẻ đổ vào nhà tiêu
hợp vệ sinh
Không cho trẻ có biểu
hiện bệnh đến lớp và tránh
tiếp xúc với trẻ bệnh.
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

2

1,9

132

52,8

3

3,3

20

8,0

>0,05

<0,05


2536,5

6

5,7

181

72,4

3

3,3

19

7,6

>0,05

<0,05

1039,9

32

30,5

244


97,6

20

22,0

133

53,2

>0,05

<0,05

78,2

Nhận xét: Trước can thiệp, không có sự khác biệt về tỷ lệ các bà mẹ biết các biện pháp phòng bệnh TCM ở 2 xã. Sau
can thiệp, tỷ lệ các bà mẹ có con dưới 5 tuổi biết các biện pháp phòng bệnh TCM của xã can thiệp cao hơn xã chứng.
Hiệu quả can thiệp đạt từ 78,2% - 2536,5%.
Bảng 3.15: Mức độ kiến thức về bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi.
Nhóm can thiệp
Nhóm chứng
(xã An Lão)
(xã Đồn Xá)
Mức độ kiến
HQCT
Trước
Sau
Trước
Sau

p(1,3)
p(2,4)
thức
(%)
CT (1)
CT (2)
CT (3)
CT (4)
n
%
n
%
n
%
n
%
Đạt
6
5,7
244 97,6
2
2,2
11
4,4
1900
>0,05
<0,05
Không đạt
99
94,3

6
2,4
89 97,8 239 95,6
96,3
Tổng
105 100 250
100
91
100 250
100
Nhận xét: Có sự khác biệt về tỷ lệ kiến thức phòng bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi trước và sau can
thiệp, với p<0,05. Sau can thiệp số người có kiến thức đạt ở xã can thiệp tăng rõ rệt (97,6%) và cao hơn hẳn
so với xã đối chứng (4,4%), hiệu quả can thiệp mức kiến thức đạt là 1900%.
3.3.3. Hiệu quả can thiệp thay đổi thực hành phòng chống bệnh tay-chân-miệng
Bảng 3.16: Hiệu quả can thiệp thay đổi thực hành phòng bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở nhóm
can thiệp và nhóm chứng.
Thực hành của bà mẹ có
con dưới 5 tuổi

Rửa tay thường xuyên bằng
xà phòng.
Cho trẻ ăn chín, uống sôi,
Rửa sạch vật dụng ăn
uống trước khi sử dụng,
Không cho trẻ ăn bốc, mút
tay, ngậm mút đồ chơi,
Không cho trẻ dùng chung
khăn ăn, khăn tay, vật
dụng ăn uống như cốc,
bát, đĩa, thìa,

Làm sạch đồ chơi, những
nơi trẻ hay bám tay,
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ,
Thu gom, xử lý phân, chất
thải của trẻ và đổ vào nhà
tiêu hợp vệ sinh,

Nhóm can thiệp
(xã An Lão)
Trước
Sau
CT (1)
CT (2)
n=105
n=250
n
%
n
%

Nhóm chứng
(xã Đồn Xá)
Trước (3)
n=91

Sau (4)
n=250

n


%

n

%

p(1,3)

p(2,4)

HQCT
(%)

34

32,4

244

97,6

32

35,2

130

52,0

>0,05


<0,05

153,5

19

18,1

205

82,0

24

26,4

89

35,6

>0,05

<0,05

318,2

11

10,5


207

82,8

10

11,0

55

22,0

>0,05

<0,05

588,6

7

6,7

162

64,8

3

3,3


50

20,0

>0,05

<0,05

361,1

1

1,0

126

50,4

1

1,1

17

6,8

>0,05

<0,05


4421,8

9

8,6

231

92,4

11

12,1

23

9,2

>0,05

<0,05

998,4

35

33,3

243


97,2

26

28,6

115

46,0

>0,05

<0,05

131,1

5

4,8

158

63,2

1

1,1

33


13,2

>0,05

<0,05

116,7

Nhận xét: Có sự khác biệt về tỷ lệ các biện pháp thực hành phòng bệnh trước và sau can thiệp với p<0,05.
Hiệu quả can thiệp đạt từ 116,7 - 4421,8 %.
Bảng 3.17: Thay đổi về mức độ thực hành phòng bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở nhóm can thiệp
và nhóm chứng.
Nhóm can thiệp
Nhóm chứng
(xã An Lão)
(xã Đồn Xá)
Mức độ thực
HQCT
Trước
Sau
Trước
Sau
p(1,3)
p(2,4)
hành
(%)
CT (1)
CT (2)
CT (1)

CT (2)
n
%
n
%
n
%
n
%
Đạt
5
4,8
239 95,6
3
3,3
6
2,4
1918,9
>0,05
<0,05
Không đạt
100 95,2
11
4,4
88 96,7 244 97,6
96,3
Tổng
105 100 250
100
91

100 250
100


11
Nhận xét: Sau can thiệp, có sự khác biệt về tỷ lệ thực hành phòng bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở xã An
Lão và xã Đồn Xá với p<0,05. Sau can thiệp số người có thực hành đạt ở xã can thiệp tăng rõ rệt (95,6%) và
cao hơn hẳn so với xã đối chứng (2,4%). Hiệu quả can thiệp mức thực hành đạt là 1918,9%.
• Đánh giá kết quả can thiệp dựa vào phân tích DID (Different in different).
- Đánh giá hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức phòng bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi:
Bảng 3.18: Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức phòng chống bệnh TCM
95%CI for EXP(B)
Các yếu tố
Hệ số B
p
Exp(B)
Lower
Upper
(β0) Hằng số
-3,795 0,000
0,022
(β1) Thời gian
0,493
0,551
1,64
0,324
8,29
(β2) Can thiệp
0,992
0,232

2,68
0,531
13,71
(β3) Tương tác
5,769
0,000 320,32
42,295
425,95
(Thời gian * can thiệp)
* p (của mô hình) <0,05.
Phương trình hồi qui logistic đa biến:
Kiến thức = 0,992*Can thiệp + 0,493*Thời gian + 5,769*Tương tác – 3,795.
Nhận xét: Có sự khác biệt về kiến thức phòng chống bệnh TCM trước và sau can thiệp với p(tương tác)<0,05.
Sau can thiệp, khả năng nhóm can thiệp có kiến thức phòng chống bệnh TCM cao gấp 320,32 lần so với nhóm
chứng có ý nghĩa thống kê do 95%CI: 42,295 - 425,95.
- Đánh giá hiệu quả can thiệp thay đổi thực hành phòng chống bệnh TCM trước - sau can thiệp của bà mẹ
có con dưới 5 tuổi:
Bảng 3.19: Hiệu quả can thiệp thay đổi thực hành phòng chống bệnh TCM
95%CI for EXP(B)
Các yếu tố
Hệ số B
p
Exp(B)
Lower
Upper
(β0) Hằng số
-3,379
0,000
0,034
(β1) Thời gian

-0,112
0,880
0,89
0,21
3,83
(β2) Can thiệp
0,383
0,607
1,47
0,34
6,31
(β3) Tương tác
6,078
0,000 436,10
68,48
777,11
(Thời gian * can thiệp)
* p của mô hình <0,05.
Phương trình hồi quy logistic đa biến:
Thực hành = 0,383*Can thiệp - 0,112*Thời gian + 6,078*Tương tác – 3,379
Nhận xét: Có sự khác biệt về thực hành phòng chống bệnh TCM trước và sau can thiệp với p(tương
tác)<0,05. Sau can thiệp, khả năng nhóm can thiệp có thực hành phòng chống bệnh TCM cao gấp 436,10 lần
so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với 95%CI: 68,480 – 777,11.
3.3.4. Khả năng duy trì và nhân rộng các hoạt động can thiệp
Người dân ủng hộ, tích cực tham gia, được CBYT xã An Lão đánh giá cao. Đây là một điểm quan trọng để có
thể duy trì và nhân rộng các hoạt động can thiệp.
Các hoạt động can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành phòng bệnh TCM của chúng tôi là một phần của
Mô hình kiểm soát một số nhóm bệnh liên quan đến biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng đã được Trung tâm y
tế huyện Bình Lục gửi công văn nhân rộng mô hình kiểm soát dịch bệnh kiên quan đến biến đổi khí hậu tại các
xã/thị trấn trong huyện. Đồng thời, Uỷ ban nhân dân xã An Lão cũng ra quyết định thành lập Nhóm Hành

động Ứng phó nhanh với dịch bệnh liên quan đến biến đổi khí hậu trong đó có bệnh TCM để khẳng định các
hoạt động can thiệp tại xã An Lão có hiệu quả, được cộng đồng đánh giá cao.


 

Chương 4
BÀN LUẬN

4.1. Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay-chân-miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã An Lão và
xã Đồn Xá, huyện Bình Lục, Hà Nam năm 2013 và một số yếu tố liên quan
Kiến thức về bệnh và phòng TCM của các ĐTNC chưa được tốt (bảng 3.3, bảng 3.4, bảng 3.5), các bà mẹ
chưa có kiến thức đầy đủ về bệnh TCM cũng như về nguồn lây bệnh, đường lây truyền, dấu hiệu nhận biết
bệnh và các biện pháp phòng bệnh. Trong bảng 3.6, bảng 3.7 cho thấy, việc thực hành các biện pháp phòng


12
bệnh của ĐTNC chưa được toàn diện, việc lau rửa vệ sinh sàn nhà, đồ chơi, đồ dùng, của trẻ hàng ngày chưa
được các bà mẹ quan tâm thực hiện. Vì vậy, trong các hoạt động can thiệp, cần tập trung công tác tuyên
truyền, tập huấn bổ sung kiến thức cho các bà mẹ để các bà mẹ biết đầy đủ kiến thức về bệnh TCM, để các bà
mẹ chủ động trong việc phòng bệnh cho con mình, sớm phát hiện bệnh kịp thời, tránh để bệnh TCM chuyển
nặng, gây tử vong ở trẻ.
Các bà mẹ cũng mong muốn tìm hiểm về bệnh TCM qua ti vi, qua CBYT, và qua tờ rơi, do vậy cần phải nâng
cao kiến thức phòng bệnh TCM cho các CBYT và kỹ năng TT-GDSK, đồng thời thiết kế tờ rơi rõ ràng, dễ hiểu, thu
hút.
Trên cơ sở chấm điểm để đánh giá kiến thức, thực hành phòng bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi,
kết quả biểu đồ 3.4 cho thấy có mối liên quan tuyến tính giữa điểm kiến thức về bệnh TCM với điểm thực
hành phòng bệnh TCM cho trẻ của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi. Những bà mẹ có con dưới 5 tuổi có kiến thức
phòng bệnh TCM tốt có xu hướng thực hành phòng bệnh TCM tốt hơn so với những bà mẹ có kiến thức chưa
tốt. Vì vậy, cần quan tâm tuyên truyền kiến thức về bệnh, phòng bệnh TCM đến các bà mẹ có con nhỏ nói

chung, và bà mẹ có con dưới 5 tuổi nói riêng, kiến thức phòng bệnh TCM của các bà mẹ tốt sẽ thực hành
phòng bệnh được tốt hơn. Đồng thời, cần quan tâm hơn đối với các bà mẹ là nông dân, những bà mẹ có học
vấn thấp và những bà mẹ thuộc hộ nghèo vì trong nghiên cứu này họ có kiến thức, thực hành phòng bệnh
TCM thấp hơn những bà mẹ khác.
4.2. Kết quả can thiệp cải thiện kiến thức, thực hành phòng bệnh tay-chân-miệng của bà mẹ có con dưới 5
tuổi tại xã An Lão, Bình Lục, Hà Nam năm 2015
4.2.1. Các hoạt động can thiệp đã được thực hiện
• Xây dựng mạng lưới TT-GDSK: Chúng tôi đã xây dựng được mạng lưới TT-GDSK, thành lập được ban
chỉ đạo tuyến huyện, tuyến xã và phân công trách nhiệm cho người tham gia TT-GDSK phòng bệnh TCM tại
cộng đồng. Đây là một nhân tố rất quan trọng, nếu không có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền thì
cũng sẽ rất khó huy động được cộng đồng tham gia.
• Kết quả phát triển tài liệu truyền thông: Qua các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với cán bộ y
tế, ban chỉ đạo huyện, người dân, bà mẹ có con dưới 5 tuổi. Tài liệu đã được các ĐTNC đánh giá cao về
giá trị nội dung, rất có ích, viết ngắn gọn, rõ ràng, đọc rất dễ hiểu. Cuốn tài liệu này rất phù hơp cho người
dân và người làm công tác tuyên truyền.
• Kết quả tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ y tế.
Trong quá trình can thiệp chúng tôi đã tổ chức tập huấn cho các CBYT kiến thức về bệnh và cách phòng
bệnh TCM, kỹ năng TT-GDSK, kỹ năng tư vấn sức khoẻ. Sau 18 tháng can thiệp, qua các cuộc phỏng vấn sâu
lãnh đạo cộng đồng, thảo luận nhóm CBYT huyện, CBYT xã/thôn và thảo luận nhóm của người dân, các ý
kiến đều cho rằng: Cán bộ tham gia đề tài đã được học tập về kiến thức, kỹ năng truyền thông nên đã áp dụng
vào công việc của mình tốt, họ tự tin và chủ động hơn trong hoạt động TT-GDSK, biết kết hợp lồng ghép hoạt
động phòng bệnh TCM với các hoạt động y tế khác ở địa phương.
• Kết quả thực hiện TT-GDSK.
Các ý kiến đều cho rằng hoạt động TT-GDSK là phù hợp và được người dân chấp nhận, ủng hộ. Sự phù hợp
của hoạt động can thiệp còn thể hiện ở chỗ các hoạt động TT-GDSK đáp ứng nhu cầu thực tế hiện nay trong phong
trào xây dựng nông thôn mới, thu hút được chính quyền và nhiều ban ngành, đoàn thể tham gia. Trong các hoạt
động can thiệp tại xã An Lão, chúng tôi quan tâm đến hoạt động TT-GDSK cho cộng đồng, coi đây là hoạt động
can thiệp cốt lõi của nghiên cứu.
Bên cạnh những tác động tích cực đến người dân, các can thiệp cũng ảnh hưởng tích cực đến các nhà quản lý
tại địa phương. Nhiều hoạt động chỉ đạo cụ thể của chính quyền xã, thôn đã tác động đến người dân theo nhiều

kênh thông tin, giúp người dân nhớ được những kiến thức về bệnh và thường xuyên có các việc làm cụ thể, góp
phần phòng chống bệnh tật nói chung và bệnh TCM nói riêng.
4.2.2. Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay-chân-miệng của bà mẹ có
con dưới 5 tuổi
• Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức phòng chống bệnh tay-chân-miệng của bà mẹ có con dưới 5
tuổi.
Sau thời gian can thiệp, sự thay đổi kiến thức về bệnh TCM của ĐTNC đã cho kết quả rõ rệt, kết quả này
phần nào đã thể hiện các hoạt động TT-GDSK được thực hiện là phù hợp. Các hoạt động can thiệp đã được
ĐTNC tích cực hưởng hứng thể hiện thông qua hiểu biết kiến thức của bệnh (bảng 3.13, bảng 3.14, bảng
3.15). ĐTNC không chỉ quan tâm đến các biểu hiện của bệnh rõ ràng mà còn quan tâm đến các biểu hiện sớm,
để có biện pháp xử trí kịp thời, tránh bệnh trầm trọng. Kết quả này cũng cho thấy hiệu quả của chương trình
can thiệp phòng bệnh TCM tại xã An Lão, các bà mẹ có kiến thức phòng bệnh TCM tốt sẽ thực hành phòng
bệnh TCM tốt hơn.
Như vậy hoạt động can thiệp phòng bệnh TCM của đề tài tại xã An Lão đã đạt được kết quả nhất định,
kiến thức về bệnh TCM đã tăng lên đáng kể so với trước can thiệp và so với nhóm chứng. Tỷ lệ ĐTNC có kiến
thức chung về bệnh TCM đạt của xã can thiệp là 97,6% cao hơn nhiều so với trước can thiệp là 5,7%, hiệu quả


13
can thiệp đạt 1900%, tuy nhiên vẫn còn 2,4% bà mẹ có kiến thức về bệnh TCM chưa đạt, do vậy các hoạt
động can thiệp tại xã tiếp tục phải được đẩy mạnh và duy trì thường xuyên, việc phòng bệnh tại địa phương
được tốt hơn. Để phòng bệnh TCM, ngoài việc biết kiến thức về bệnh thì các bà mẹ cần phải biết các dấu hiệu
bệnh TCM chuyển nặng là rất quan trọng, vì trẻ có những dấu hiệu này sẽ được đưa đến bệnh viện sớm để theo
dõi và điều trị kịp thời, giúp giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong ở trẻ.
• Hiệu quả can thiệp thay đổi thực hành phòng chống bệnh tay-chân-miệng của bà mẹ có con dưới 5
tuổi.
Sau can thiệp, tỷ lệ ĐTNC thực hành các biện pháp phòng bệnh tăng lên ở cả hai xã nhưng xã can thiệp
tăng nhiều hơn so với xã đối chứng và so với trước can thiệp (bảng 3.16, bảng 3.17). Tỷ lệ ĐTNC có thực
hành chung về bệnh TCM đạt của xã can thiệp là 95,6% cao hơn nhiều so với trước can thiệp là 4,8%, hiệu
quả can thiệp đạt 1918,9%. Sự vào cuộc của các cấp chính quyền, của các lãnh đạo cộng đồng và của người

dân, đặc biệt là các bà mẹ có con dưới 5 tuổi của chương trình can thiệp đã tác động đến hành vi của người
dân, đặc biệt là bà mẹ có con dưới 5 tuổi, họ đã chủ động trong việc phòng bệnh cho gia đình và cộng đồng,
tránh sự lây lan của bệnh.
Dựa vào phân tích DID, kết quả (bảng 3.18, bảng 3.19) cho thấy các hoạt động can thiệp tiến hành tại xã
An Lão có hiệu quả, cải thiện kiến thức, thực hành phòng bệnh TCM của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi. Sau
can thiệp, khả năng nhóm can thiệp có kiến thức phòng bệnh TCM cao gấp 320,32 lần so với nhóm chứng có ý
nghĩa thống kê với 95%CI: 42,295 - 425,95. Sau can thiệp, khả năng nhóm can thiệp có thực hành phòng
chống bệnh TCM cao gấp 436,10 lần so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với 95%CI: 68,480 – 777,11.
4.2.3. Khả năng duy trì và nhân rộng hoạt động can thiệp
Hoạt động TT-GDSK đã làm thay đổi kiến thức, thực hành của đối tượng tham gia nghiên cứu trong đó
có CBYT. Với kết quả thảo luận nhóm trong ban chỉ đạo huyện Bình Lục cũng như lãnh đạo ban ngành của xã
An Lão đã đánh giá cao giá trị của đề tài và mong muốn tiếp tục mở rộng hoạt động TT-GDSK và khẳng định
hoạt động TT-GDSK có thể duy trì được.
Chúng tôi cho rằng, để duy trì các hoạt động can thiệp ở xã An Lão và mở rộng ra các xã khác cần tiếp
tục đẩy mạnh TT-GDSK, hướng dẫn cộng đồng hành động. Mặt khác không thể thiếu sự chỉ đạo của chính
quyền, ngành y tế và sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể để duy trì bền vững các hoạt động can thiệp
phòng chống dịch bệnh trong đó có bệnh TCM.
4.3. Ưu điểm và hạn chế của đề tài
Đề tài này là một phần của đề tài cấp nhà nước, đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và hỗ trợ của các cấp
chính quyền địa phương và người dân, cùng với sự tham gia tích cực của đội ngũ cán bộ y tế từ tỉnh, huyện, xã
đến thôn xóm nên các hoạt động can thiệp đều được triển khai đúng tiến độ.
Đề tài sử dụng một phần số liệu của đề tài cấp nhà nước, nên cỡ mẫu điều tra ban đầu được lấy từ đề tài
cấp nhà nước, do vậy cỡ mẫu điều tra ban đầu nhỏ hơn cỡ mẫu đánh giá sau can thiệp. Tuy nhiên, chúng tôi đã
tiến hành can thiệp toàn bộ cộng đồng, đồng thời chúng tôi cũng điều tra kiến thức, thực hành của các hộ gia
đình trước can thiệp trong đó có cả bà mẹ có con dưới 5 tuổi.
Khi đánh giá thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi, chúng tôi chỉ khảo sát ý kiến của bà mẹ thông qua
bộ câu hỏi, không quan sát được thực hành của các bà mẹ. Điều này chúng tôi đã khắc phục trong khi thiết kế
bộ câu hỏi phỏng vấn các bà mẹ, những câu hỏi mang tính chất nhớ lại, chúng tôi có những câu hỏi kiểm tra
chéo thông tin.



 

KẾT LUẬN


 

1. Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay-chân-miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở xã An Lão và xã
Đồn Xá, Bình Lục, Hà Nam năm 2013.
Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh TCM năm 2013 của bà mẹ có con dưới 5 tuổi rất hạn chế, cần
tập trung công tác tuyên truyền, tập huấn bổ sung kiến thức cho các bà mẹ để các bà mẹ biết đầy đủ đường lây
truyền, biểu hiện của bệnh và các biện pháp phòng bệnh TCM. Không có sự khác biệt giữa nhóm can thiệp và
nhóm chứng.
Tỷ lệ bà mẹ có con dưới 5 tuổi có kiến thức về bệnh và phòng chống bệnh TCM đạt chỉ 5,7%, không đạt
chiến 94,3%. Tỷ lệ bà mẹ có con dưới 5 tuổi có thực hành phòng bệnh TCM đạt chỉ chiếm 4,8%, không đạt
chiếm 95,2%.
2. Kết quả can thiệp cải thiện kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay-chân-miệng của bà mẹ có con dưới
5 tuổi tại xã An Lão, Bình Lục, Hà Nam năm 2015
Hoạt động can thiệp được thực hiện tại xã An Lão, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam đã thu hút được sự
tham gia của chính quyền, ban ngành, đoàn thể trong việc phòng chống bệnh TCM. Kiến thức, thực hành
phòng chống bệnh TCM sau can thiệp của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tăng lên đáng kể. Có sự khác biệt kiến


14
thức, thực hành phòng chống bệnh TCM giữa trước và sau can thiệp, giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng. Tỷ
lệ ĐTNC có kiến thức mức đạt về bệnh và phòng bệnh TCM sau can thiệp đạt chiếm 97,6%. Hiệu quả can
thiệp thay đổi kiến thức phòng bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi mức đạt là 1900%, kiến thức đạt tăng
thêm 91,9%.
Tỷ lệ ĐTNC thực hành phòng chống bệnh TCM mức đạt của các bà mẹ chiếm 95,6%. Hiệu quả can thiệp

làm thay đổi thực hành phòng bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi mức đạt là 1918,9%, thực hành đạt
tăng thêm 90,8%.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: cần duy trì và mở rộng các hoạt động can thiệp TT-GDSK, huy động
nguồn lực của cộng đồng và nâng cao nâng lực cho cộng đồng. Các hoạt động can thiệp phòng chống bệnh
TCM có khả năng duy trì và nhân rộng ra các xã khác của huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, phù hợp với tiêu chí
xây dựng nông thôn mới hiện nay.

KHUYẾN NGHỊ

 

Đối với các bà mẹ:
1. Duy trì các hoạt động phòng bệnh TCM đã thực hiện tại địa phương và áp dụng thực hiện tốt, thường
xuyên, đầy đủ các biện pháp phòng bệnh TCM khi chăm sóc trẻ.
2. Chủ động và tích cực tham gia các hoạt động hướng dẫn phòng bệnh TCM do địa phương tổ chức. Tích
cực tham gia tuyên truyền cho gia đình, bạn bè, cộng đồng phòng bệnh TCM.
Đối với chính quyền, CBYT, ban ngành đoàn thể liên quan:
1. Tăng cường công tác TT-GDSK trên các phương tiện thông tin đại chúng về nguồn lây bệnh, biểu hiện
của bệnh và các biện pháp phòng chống TCM tại cộng đồng.
3. Chính quyền UBND xã An Lão cần tiếp tục chỉ đạo, tăng cường sự phối hợp các ban ngành, đoàn thể để
duy trì và nhân rộng các kết quả can thiệp đã đạt được tại xã.
4. CBYT xã An Lão cần tiếp tục tăng cường lồng ghép thực hiện các hoạt động TT-GDSK, góp phần quan
trọng trong kiểm soát bệnh TCM. Tập huấn nâng cao trình độ cho CBYT công tác phòng chống bệnh
TCM và đội ngũ cộng tác viên, kỹ năng truyền thông cho cộng đồng.
5. Trung tâm y tế huyện Bình Lục cần có kế hoạch tiếp tục hỗ trợ trạm y tế xã trong việc duy trì hoạt động
TT-GDSK tại xã An Lão và mở rộng hoạt động TT-GDSK sang các xã khác trong huyện Bình Lục.


 




×