Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Thiết kế tiến trình dạy học chương cân bằng và chuyển động của vật rắn vật lý 10 theo hướng phát triển nhận thức tích cực, sáng tạo của học sinh ( Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (992.88 KB, 136 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
--------------------------

NGUYỄN THÀNH TRUNG

THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƢƠNG “CÂN BẰNG
VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN ” - VẬT LÍ 10 THEO
HƢỚNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC TÍCH CỰC, SÁNG TẠO
CỦA HỌC SINH

Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp giảng dạy Vật lí
Mã số: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-------------------------------

NGUYỄN THÀNH TRUNG
THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƢƠNG “CÂN BẰNG
VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN ” - VẬT LÍ 10 THEO
HƢỚNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC TÍCH CỰC, SÁNG TẠO
CỦA HỌC SINH



Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp giảng dạy Vật lí
Mã số: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN VĂN KHẢI

THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học PGS. TS
Nguyễn Văn Khải đã tận tình chỉ dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa sau đại học, khoa Vật lí,
các thầy cô giáo giảng dạy cùng toàn thể các bạn học viên lớp cao học K20
trường ĐHSP – ĐHTN đã tận tình giảng dạy, góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo của trường
THPT Lương Phú – Phú Bình – Thái nguyên đã tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành luận văn này.
Thái nguyên, tháng 04 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thành Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong
một công trình nào khác.
Thái nguyên, tháng 04 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thành Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CNTT-TT

công nghệ thông tin truyền thông (ICT)

DH

dạy học

GD

Giáo dục


GV

Giáo viên

HS

Học sinh

MH

Mô hình

PP

Phương pháp

PPDH

Phương pháp dạy học

SGK

Sách giáo khoa

TC

Tích cực

THPT


Trung học phổ thông.

TTC

Tính tích cực

T/N

Thí nghiệm

TN

Thực nghiệm

TNSP

Thực nghiệm sư phạm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: So sánh phương pháp dạy học tích cực và phương pháp dạy học
truyền thống ..................................................................................................... 13
Bảng 1.2: Sử dụng sách phục vụ cho giảng dạy của giáo viên……………....43
Bảng 1.3: Phương pháp dạy học của giáo viên………………………………44
Bảng 1.4: Mục đích, động cơ, hứng thú và cách thức học môn vật lý của học
sinh ..………………………………………………………………………..45

Bảng 1.5: Khả năng nhận thức, mức độ tích cực của HS……………………45
Bảng 3.1: Số lượng, chất lượng học tập giữa kì I của HS năm học 2013- 2014 .
......................................................................................................................... 84
Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả thái độ, tình cảm, tác phong của HS .................. 91
Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra lần 1 ..................................................................... 91
Bảng 3.4: Xếp loại kiểm tra lần 1 .................................................................... 92
Bảng 3.5 : Phân phối tần suất kết quả kiểm tra lần 1 ...................................... 93
Bảng 3.6 : Phân phối tần suất lũy tích kết quả kiểm tra lần 1 ......................... 94
Bảng 3.7 : Kết quả kiểm tra lần 2 .................................................................... 95
Bảng 3.8: Xếp loại kiểm tra lần 2 .................................................................... 96
Bảng 3.9 : Phân phối tần suất kết quả kiểm tra lần 2 ...................................... 97
Bảng 3.10 : Phân phối tần suất lũy tích kết quả kiểm tra lần 2 ....................... 98
Bảng 3.11: Kết quả kiểm tra lần 3 ................................................................... 99
Bảng 3.12: Xếp loại kiểm tra lần 3 ................................................................ 100
Bảng 3.13 : Phân phối tần suất kết quả kiểm tra lần 3 .................................. 101
Bảng 3.14 : Phân phối tần suất lũy tích kết quả kiểm tra lần 3 ..................... 102
Bảng 3.15: Tổng hợp các thông số thống kê qua ba bài kiểm tra TNSP ...... 104

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ VÀ BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ xếp loại kiểm tra lần 1 ................................................... 93
Đồ thị 3.1: Đồ thị đường phân phối tần suất lần 1........................................... 94
Đồ thị 3.2: Đồ thị đường phân phối tần suất lũy tích lần 1 ............................. 94
Biểu đồ 3.2 : Biểu đồ xếp loại kiểm tra lần 2 .................................................. 97
Đồ thị 3.3 : Đồ thị đường phân phối tần suất lần 2 ......................................... 98
Đồ thị 3.4 : Đồ thị đường phân phối tần suất lũy tích lần 2 ........................... 98
Biểu đồ 3.3 : Biểu đồ xếp loại kiểm tra lần 3 ................................................ 101

Đồ thị 3.5: Đồ thị đường phân phối tần suất lần 3 ........................................ 102
Đồ thị 3.6: Đồ thị đường phân phối tần suất lũy tích lần 3 ........................... 102

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
I. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1
II. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 2
III. Giả thuyết khoa học ..................................................................................... 2
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 2
V. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 3
VI. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 3
VII. Đóng góp của đề tài .................................................................................. 3
VIII. Cấu trúc của đề tài .................................................................................... 4
Chƣơng I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển nhận thức tích
cực, sáng tạo của HS ........................................................................................ 5
1.1 Tổng qua các vấn đề nghiên cứu ................................................................. 5
1.2 Phát triển nhận thức tích cực, sáng tạo ...................................................... 6
1.2.1 Tính tích cực hoạt động nhận thức của HS .............................................. 6
1.2.1.1 Tính tích cực hoạt động nhận thức là gì ? ............................................. 6
1.2.1.2 Những biểu hiện của tính tích cực hoạt động nhận thức của HS ....... 9
1.2.1.3 Phân loại tính tích cực hoạt động nhận thức ....................................... 10
1.2.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến tính tích cực nhận thức ...................... 10
1.2.1.5 Biện pháp chung phát huy tính tích cực ............................................ 11
1.2.2 Tính sáng tạo trong dạy học vật lí .......................................................... 14
1.2.2.1 Khái niệm về tính sáng tạo .................................................................. 14
1.2.2.2 Vai trò và những biểu hiện của tính sáng tạo trong hoạt động nhận thức

của HS .............................................................................................................. 15
1.2.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến tính sáng tạo trong hoạt động nhận thức
của HS .............................................................................................................. 18
1.2.2.4 Các biện pháp phát triển tính sáng tạo ................................................ 23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

1.3 Các bước thiết kế tiến trình hoạt động dạy học kiến thức theo hướng phát
huy tính tích cực, sáng tạo của HS .................................................................. 29
1.3.1 Dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS ............ 30
1.3.2 Tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong nguyên tắc DH .......... 31
1.3.3 Phương Pháp sư phạm tích cực .............................................................. 36
1.3.4 Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm ................ 36
1.3.5 Phương pháp dạy học tích cực................................................................ 37
1.4 Nghiên cứu thực trạng dạy học các kiến thức về chương “ Cân bằng và
chuyển động của vật rắn” ................................................................................ 40
1.4.1 Mục đích ................................................................................................. 40
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 41
1.4.3 Kết quả .................................................................................................... 41
Kết luận chƣơng I .......................................................................................... 47
Chƣơng II: Thiết kế tiến trình dạy học các kiến thức về chƣơng “Cân bằng
và chuyển động của vật rắn” (Vật lí 10) theo hƣớng phát triển nhận
thức tích cực, sáng tạo của HS .............................................................. 48
2.1 Chương trình SGK vật lí 10 và nội dung kiến thức chương “ Cân bằng và
chuyển động của vật rắn” ............................................................................... 48
2.1.1 Chương trình SGK vật lí 10.................................................................... 48
2.1.2 Vị trí, vai trò, cấu trúc chương “ Cân bằng và chuyển động của vật rắn”
– vật lí 10 ............................................................................................... 50

2.1.2.1 Vị trí, vai trò chương “ Cân bằng và chuyển động của vật rắn” ........ 50
2.1.2.2 Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” .
..................................................................................................................................... 51
2.2 Tổ chức hoạt động dạy và học một số bài chương “Cân bằng và chuyển động
của vật rắn” nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS THPT ........................ 52
2.2.1 Xây dựng kế hoạch DHTC cho một số bài cụ thể ................................ 52
2.2.1.1 Các hoạt động xây dựng tiến trình DHTC ................................................... 52
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

2.2.1.2 Xây dựng kế hoạch bài học........................................................................... 54
Bài 17: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không
song song (Tiết 1) ............................................................................................ 55
Bài 17: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không
song song (Tiết 2) ............................................................................................ 63
Bài 18 : Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Momen lực .................. 70
Kết luận chƣơng II......................................................................................... 79
Chƣơng III: Thực nghiệm sƣ phạm ............................................................. 80
3.1 Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm .................................... 80
3.1.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm ...................................................... 80
3.1.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ..................................................... 80
3.2 Đối tượng và phương pháp thực nghiệm .................................................. 81
3.2.1 Đối tượng của thực thực nghiệm sư phạm ............................................. 81
3.2.2 Khống chế những những ảnh hưởng tới kết quả TNSP ........................ 81
3.2.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm ...................................................... 81
3.3 Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ............................... 82
3.3.1 Căn cứ để đánh giá ................................................................................. 82
3.3.2 Đánh giá, xếp loại ................................................................................... 83
3. 4 Các giai đoạn thực nghiệm sư phạm ........................................................ 83

3.4.1 Công tác chuẩn bị cho thực nghiệm sư phạm......................................... 83
3.4.1.1 Chọn lớp thực nghiệm và đối chứng ................................................... 84
3.4.1.2 Chọn các bài thực nghiệm ................................................................... 84
3.4.1.3 Các giáo viên cộng tác thực nghiệm sư phạm ..................................... 84
3.4.1.4 Lịch lên lớp ......................................................................................... 84
3.4.2 Kết quả và xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm ..................................... 85
3.4.2.1 Tính khả thi của tiến trình dạy học đã soạn thảo ................................. 85
3.4.2.2 Yêu cầu chung về cách xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm .............. 90
3.4.2.3 Kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................................ 91
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

3.5 Đánh giá chung về thực nghiệm sư phạm ............................................... 104
3.5.1 Đánh giá định tính qua thống kê........................................................... 104
3.5.2 Đánh giá định lượng qua bài kiểm tra .................................................... 105
Kết luận chƣơng III ..................................................................................... 106
Kết luận chung ............................................................................................. 107
Tài liệu tham khảo ....................................................................................... 110
Phụ lục……………………………………………………………………113

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bước vào thế kỷ XXI cả nước đang nỗ lực phấn đấu để đến năm 20 của
thế kỷ sẽ hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Trước yêu cầu đó GD phải đổi mới toàn diện cả nội dung, PP nhằm đào tạo ra

những con người có khả năng đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Hội nghị lần
thứ hai BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam khoá VIII đã nêu ra: “Nhiệm vụ và
mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người có ý thức
cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và
công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi…”. Để đạt
được mục tiêu đề ra, Hội nghị cũng đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp
giáo dục-Đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư
duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và
hiện đại vào quá trình dạy học…”.
Tuy nhiên trong thực tế việc giảng dạy ở trường phổ thông trongnhững năm
vừa qua vẫn còn chậm đổi mới. PPDH vẫn xoay quanh, thầy đọc - trò ghi có
xen kẽ vấn đáp, giải thích, minh hoạ là chính. GV không cố gắng tổ chức cho
HS hoạt động nhóm. Các tiết dạy sử dụng ít T/N vì sợ không thành công và mất
nhiều thời gian để chuẩn bị cũng như thực hiện. Kiểu DH như vậy không phát
huy được TTC của HS, làm cho khả năng tự học, tự tìm tòi nghiên cứu, của HS
bị hạn chế.
Đã có nhiều nghiên cứu vấn đề phát huy TTC, tự chủ của HS trong DH
vật lí. Về nghiên cứu lý luận có: “Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh
trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông”. Nguyễn Đức Thâm - Nguyễn Ngọc
Hƣng (1999). “Chiến lược dạy học giải quyết vấn đề. Tổ chức, định hướng
hoạt động tìm tòi sáng tạo giải quyết vấn đề và tư duy khoa học cho học sinh”.
Phạm Hữu Tòng (2001).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Về nghiên cứu vận dụng lý luận vào dạy học ở phổ thông có: “Thiết kế tiến
trình hoạt động dạy học các kiến thức về Lực ma sát theo SGK vật lý lớp 10 thí
điểm ban khoa học tự nhiên nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ của học sinh

trong học tập ”. Nguyễn Thị Hƣơng- ĐHSP Hà Nội (2004). “Một số biện pháp
phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh học nghề khi dạy một số kiến thức
chương- Dòng điện trong các môi trường- lớp 11 Bổ túc văn hoá THPT”
Lƣơng Thị Tâm - ĐHSP Thái Nguyên (2006). “Thiết kế nội dung và tiến trình
hoạt động dạy học chương- Động học chất điểm- Vật lý lớp 10-THPT theo định
hướng phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự chủ của học sinh”. Thân
Thị Ngọc Tâm - ĐHSP Hà Nội (2006)…Nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu
thiết kế tiến trình hoạt động DH (một số kiến thức) chương “Cân bằng và
chuyển động của vật rắn” SGK vật lí lớp 10.
Nghiên cứu sách giáo khoa vật lý lớp 10 ban cơ bản, Tôi nhận thấy
chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” có nội dung kiến thức phong
phú và tương đối trừu tượng với HS, vì vậy cũng gây nhiều khó khăn cho việc
dạy và học. Với mong muốn góp phần vào việc nghiên cứu nâng cao chất
lượng, hiệu quả dạy và học vật lí chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Thiết kế tiến
trình dạy học các kiến thức về “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” (Vật
lí 10) theo hướng phát triển nhận thức tích cực, sáng tạo của học sinh.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiến trình dạy học các kiến thức về “Cân bằng và chuyển động
của vật rắn” (Vật lí 10) theo hướng phát triển nhận thức tích cực, sáng tạo của
học sinh.
III. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu thiết kế được tiến trình dạy học phù hợp với lí luận dạy học vật lí hiện
đại thì sẽ phát huy được nhận thức tích cực, sáng tạo của học sinh.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu các quan điểm hiện đại về DH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>


- Nghiên cứu lí luận về năng lực tư duy sáng tạo của học sinh trong dạy
học.
- Nghiên cứu lí luận về dạy và học.
- Nghiên cứu hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học
sinh.
- Nghiên cứu hoạt động dạy học theo hướng phát huy năng lực tư duy
sáng tạo.
- Nghiên cứu chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn ” (Vật lí10 )
- Điều tra thực trạng về việc rèn luyện tính tự lực, năng lực tư duy, sáng
tạo của học sinh trường THPT.
- Thiết kế tiến trình dạy học các kiến thức về “Cân bằng và chuyển động
của vật rắn” (Vật lí 10) theo hướng phát triển nhận thức tích cực, sáng tạo của
học sinh.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT.
V. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Hoạt động dạy và học của GV và HS trong giờ học vật lí.
- Nội dung một số kiến thức thuộc chương “Cân bằng và chuyển động của
vật rắn” theo SGK vật lí lớp 10.
VI. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu lí luận.
- Điều tra và tổng kết kinh nghiệm sư phạm.
- Thực nghiệm sư phạm.
VII. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Góp phần làm sáng tỏ hệ thống lý luận về dạy học theo hướng phát huy
tính sáng tạo của người học.
- Đề xuất một số giải pháp để giáo viên phát huy năng lực sáng tạo cho
học sinh trường THPT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


/>

- Kết quả nghiên cứu của đề tài nói chung và các bài dạy có thể làm tài
liệu tham khảo cho GV phổ thông.
VIII. CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm ba chương:
Chƣơng I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động dạy học theo
hướng phát triển nhận thức tích cực, sáng tạo của học sinh .
Chƣơng II: Thiết kế tiến trình dạy học các kiến thức về chương “Cân bằng và
chuyển động của vật rắn” (Vật lí 10) theo hướng phát triển nhận thức tích cực,
sáng tạo của học sinh.
Chƣơng III: Thực nghiệm sư phạm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NHẬN
THỨC TÍCH CỰC, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH
1.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Có thể nói, dạy học nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, bồi dưỡng
phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn không
còn là vấn đề quá mới mẻ. Cách đây 2500 năm, Khổng Tử đã quan niệm “học”
trước hiểu là “bắt chước”, thứ hai “học” để cho biết, thứ ba “học” để làm. Sau
Khổng Tử, nhiều nhà sư phạm lỗi lạc thế kỉ XVII cũng đã đưa ra những
phương pháp dạy học bắt HS phải tìm tòi suy nghĩ để tự nắm bắt bản chất của
sự vật - hiện tượng: J.A.Komenxki và J.J.Ruxô cho rằng phải hướng HS tích
cực tự giành kiến thức bằng cách tìm hiểu, khám phá và sáng tạo; A.Distecvec

thì cho rằng người GV tồi là người cung cấp cho HS chân lí, người GV giỏi là
người dạy HS tìm ra chân lí. Ngày nay, xu hướng dạy học này đã trở thành xu
thế chung của các nhà trường trên thế giới và trở thành yêu cầu bắt buộc đối
với các nhà trường Việt Nam. Khoản 2, điều 28 luật giáo dục Việt Nam ghi rõ:
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi
dưỡng phương pháp tự học,khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh”.
Là một môn học mang tính ứng dụng cao, vì thế giảng dạy bộ môn Vật lí
trong trường phổ thông càng phải tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu nêu
trên. Đặc thù bộ môn đã cho thấy việc sử dụng thiết bị hỗ trợ dạy học để làm
nổi bật bản chất của các hiện tượng Vật lí là rất cần thiết. Trong đó, thí nghiệm
Vật lí đã được nhiều nhà sư phạm sử dụng như là một phương pháp dạy học
tích cực. Vấn đề này được các tác giả trình bày trong công trình nghiên cứu,
như: “Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học Vật lí ở trường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full











×