Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thiHK2-NV 9 (co đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.07 KB, 4 trang )

PHÒNG GD-ĐT ĐỨC LINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2008-2009
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 (Thời gian làm bài: 90 phút)
Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Lớp: . . . . . . . .
Điểm Lời phê của Thầy (cô)

I/TRẮC NGHIỆM:(3đ)
Đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1: Bài thơ nào được sáng tác trong một hoàn cảnh rất đặc biệt và thể hiện khát vọng được cống hiến cho
cuộc đời?
A. Mùa xuân nho nhỏ B. Con cò C.Viếng lăng Bác D. Nói với con
Câu 2: Cảm xúc của tác giả để viết nên “Mùa xuân nho nhỏ” bắt nguồn từ:
A. Vẻ đẹp đặc trưng của mùa xuân Hà Nội. B. Vẻ đẹp đặc trưng của mùa xuân đất nước ta.
C. Vẻ đẹp đặc trưng của mùa xuân Nam Bộ. D. Vẻ đẹp đặc trưng của mùa xuân xứ Huế.
Câu 3 : Ý nào nêu đúng cảm xúc chủ đạo trong bài thơ Viếng lăng Bác?
A. Nỗi đau đớn, tiếc thương của nhà thơ khi Bác không còn nữa.
B. Lòng kính yêu và biết ơn vô hạn của tác giả với Bác khi đến viếng Bác.
C. Những ghi nhận của tác giả trong cuộc hành trình từ miền Nam ra thăm Bác.
D. Những suy nghĩ về đất nước, quê hương của tác giả khi vào lăng viếng Bác
Câu 4: Mạch cảm xúc trong bài thơ Viếng lăng Bác được biểu hiện theo:
A. Trình tự cuộc hành trình từ Nam ra Bắc. B. Trình tự cuộc vào lăng viếng Bác.
C. Trình tự quan sát từ gần ra xa. D. Trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại
Câu 5: Văn bản Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê thuộc thể loại nào?
A. Hồi kí B. Truyện ngắn C. Tuỳ bút D. Phóng sự
Câu 6: “Thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu” là đặc điểm của thành phần
biệt lập nào?
A. Phụ chú B. Cảm thán C. Tình thái D. Gọi đáp
Câu 7: Câu thơ “Mà sao nghe nhói ở trong tim!” thuộc loại câu nào?
A. Cầu trần thuật B. Câu nghi vấn C. Cầu cầu khiến D. Câu cảm thán
Câu 8: Câu thơ nào sau đây chứa hình ảnh ẩn dụ?
A. “ Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát” B. “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”


C. “ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” D. “Không có kính không phải vì xe không có
kính”
Câu 9: Câu nào chứa thành phần khởi ngữ?
A. Giàu, tôi cũng giàu rồi. B. Trời ơi, chỉ còn năm phút!
C. Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa. D. Ồ, sao mà độ ấy vui thế.
Câu 10 : Dòng thơ nào mang nghĩa tường minh:
A. “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” B. “Đêm nay rừng hoang sương muối”
C. “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” D. “Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Câu 11: Câu văn: “ Một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn.” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. So sánh B. Nhân hoá C. Ẩn dụ D. Nói quá
Câu 12: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là sự cảm thụ, bình giảng, nhận xét, đánh giá về:
A. Cái hay trong nội dung của đoạn thơ, bài thơ.
B. Cái đẹp trong nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
C. Cả A,B
II/ TỰ LUẬN: (7điểm)
Câu 1: Chép lại 4 câu thơ đầu của bài thơ Viếng lăng Bác; giới thiệu nét chính về tác giả và hoàn cảnh
sáng tác bài thơ. (2 điểm)
Câu 2: Cảm nhận của em về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. (5 điểm)
---
PHÒNG GD-ĐT ĐỨC LINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2008-2009
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp
án
A D B B B C D B A B A C
* Trả lời đúng mỗi câu cho 0,25 điểm
II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
ĐÁP ÁN
Câu 1: (2 điểm)

+ Chép đúng 4 câu thơ đầu của bài thơ Viếng lăng Bác. Cho 1 điểm ; chép sai mỗi từ trừ 0,25
điểm.
+ Giới thiệu tác giả - tác phẩm:
- Tác giả Viễn Phương (1928-2005) quê An Giang. (0,5 điểm)
- Bài thơ được sáng tác năm 1976 –sau cuộc kháng chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước
thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành, Viễn Phương ra thăm
miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. (0,5 điểm)
Câu 2: (5 điểm)
A/ Yêu cầu
I- Yêu cầu chung: Biết cách nghị luận về một bài thơ
II- Yêu cầu cụ thể:
1. Về nội dung:
- Sơ lược vài nét về tác giả Hữu Thỉnh.
- Phân tích bài thơ để thấy được những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự thay
đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. Thiên thiên đất trời lúc giao mùa có
những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt thể hiện qua các chi tiết, hình ảnh
giàu sức gợi tả, gợi cảm: hương ổi, gió se, sương chùng chình, sông dềnh
dàng, chim vội vã, mây “vắt nửa mình”, nắng “vẫn còn”, mưa “vơi dần”, sấm
“bớt bất ngờ”…
- Cảm nhận được sự suy tưởng triết lí qua hai câu cuối bài thơ.
2. Về hình thức:
- Bố cục rõ ràng, hợp lí.
- Trình bày cảm nhận có thứ tự, gọn gàng, đầy đủ; lời văn trong sáng, giàu tính
biểu cảm.
- Tránh các lỗi thông thường về diễn đạt, chính tả, dấu câu, dùng từ.
BIỂU ĐIỂM
- Điểm 5:
+ Bài làm đáp ứng được trọn vẹn các yêu cầu ở đáp án.
+ Hành văn mạch lạc, trôi chảy. bố cục rõ ràng, hợp lí.
+ Mắc vài lỗi về dùng từ, diễn đạt.

- Điểm 3-4:
+ Bài làm cơ bản đáp ứng khá trọn vẹn các yêu cầu của đáp án.
+ Bố cục rõ ràng, hợp lí.
+ Còn mắc một vài lỗi chính tả và dùng từ.
- Điểm 1-2:
+ Bài làm còn sơ sài. Suy nghĩ, cảm nhận còn chung chung, chưa biết bám vào
các từ ngữ, hình ảnh…của bài thơ, sa vào diễn xuôi ý thơ.
+ Bố cục chưa rõ ràng
+ Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, viết câu, diễn đạt.
- Điểm 0:
+ Bài làm hoàn toàn lạc đề hoặc bỏ trống.
***
PHÒNG GD-ĐT ĐỨC LINH GIỚI HẠN NỘI DUNG ÔN TẬP
KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2008-2009
MÔN : NGỮ VĂN 9
1/ Phần văn bản:
Tập trung vào một số văn bản: Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Nói với con, Sang thu,
Những ngôi sao xa xôi, Bến quê.
Yêu cầu: Học thuộc lòng các bài thơ; nắm nội dung - nghệ thuật chính của từng văn bản;
nêu được tác giả - tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác.
2/ Phần Tiếng Việt:
Ôn tập các nội dung:
- Các thành phần biệt lập.
- Liên kết câu-liên kết đoạn văn.
- Nghĩa tường minh và hàm ý.
- Các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ.
- Các kiểu câu (câu đơn, câu ghép, câu ứng với mục đích giao tiếp)
Yêu cầu: Nắm khái niệm, cho được ví dụ, cách nhận biết.
3/ Phần Tập làm văn:
- Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

- Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Yêu cầu: Nắm nội dung, yêu cầu, cách làm của từng kiểu bài.
---oOo---

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×