Tải bản đầy đủ (.pptx) (15 trang)

Thực trạng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644.36 KB, 15 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Môn kinh tế vĩ mô 2
Nhóm 2

Thực trạng tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam


Phần I: Cơ sở lí luận

Phần II: Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Cấu trúc báo cáo
Phần III: Các nhân tố ảnh hưởng

Phần IV: Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam


I. Cơ sở lý luận

1. Khái niệm
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng thu nhập quốc dân
(GNP) trong một khoảng thời gian nhất định.

Tăng trưởng kinh tế còn được định nghĩa là sự gia tăng mức sản xuất của nền kinh tế theo thời gian .

3



2. Công thức tính
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thời kỳ t


II Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

1.
•.

Thành tựu qua các năm

Sau giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990) với mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm chỉ đạt 4,4%, nền kinh tế Việt Nam đã
trải qua gần 20 năm với mức tăng trưởng rất ấn tượng

•.

Giai đoạn 1991-1995, GDP bình quân tăng 8,2%/năm gấp đôi so với 5 năm trước đó; giai đoạn 5 năm tiếp theo 1996-2000,
GDP vẫn duy trì bình quân tăng 7,6%/ năm; giai đoạn 2001-2005, GDP tăng bình quân 7,34%; giai đoạn 2006-2010 Việt
Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6,32%/năm

•.

GDP giai đoạn 2011-2015 của Việt Nam tuy đã chậm lại nhưng vẫn đạt 5,9%/năm.Năm 2003, sau 16 năm đổi mới, GDP bình
quân đầu người ở Việt Nam mới chỉ đạt 471 USD/năm thì đến năm 2015, quy mô nền kinh tế đã đạt khoảng 204 tỷ USD, thu
nhập bình quân đầu người đạt gần 2300 USD


2. Thành tựu theo khu vực




Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục phát triển, trong đó nông nghiệp tăng 4,1%; lâm nghiệp tăng 1,4%;
thủy sản tăng 12,1%. Giá trị tăng lên của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 3,8%/năm (mục tiêu đề
ra là 4,3%).






Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 16%/năm, cao hơn 1,9% so với mục tiêu đề ra
Kinh tế nhà nước tăng 11,5%; kinh tế ngoài nhà nước tăng 21,9%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,8%.
Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp tăng bình quân 10,1%/năm
Khu vực dịch vụ có bước dịch chuyển tịch cực, theo hướng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh và
phụ vụ đời sống nhân dân.Giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ tăng 7,6%/năm, cao hơn kế hoạch đề ra. Giá trị tăng
thêm của ngành dịch vụ tăng gần7,0%/năm (kế hoạch 6,2%).


3. Những tồn tại và hạn chế


Trong nông nghiệp, các phương thức canh tác tiên tiến chậm được áp dụng trên diện rộng, giống cây trồng, vật nuôi tốt còn thiếu, chưa đáp ứng
đủ và kịp thời cho sản xuất




Năng suất nhiều cây trồng, vật nuôi và chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn thấp, còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nông thôn còn chậm. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn chưa được triển khai
một cách có bài bản. Toàn ngành không đạt mục tiêu, chỉ tăng 3,8% so với mục tiêu đề ra là 4,3%.




Trong công nghiệp,tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng hiệu quả chung của toàn ngành chưa được cải thiện, sản phẩm, thương hiệu có sức cạnh
tranh tiến bộ chậm; giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 16%/năm. Tỷ trọng công nghiệp chế tác trong công nghiệp khoảng 60-70%, nhưng
giá trị gia tăng thấp.




Chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp chế biến với phát triển các vùng nguyên liệu nông sản.
Trong dịch vụ, tốc độ tăng trưởng tuy đat vượt mức kế hoạch, nhưng còn thấp so với khả năng phát triển.


III. Các nhân tố ảnh hưởng


1, Nguồn vốn



Nguồn vốn có được từ sự tích luỹ từ giai đoạn trước đó, huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau từ
trong và ngoài nước, từ các tổ chức nhà nước hay tư nhân. Nguồn vốn này sẽ dùng vào việc đầu tư
vào các lĩnh vực sản xuất máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng, chuyển giao công nghệ để tạo ra sản phẩm
có giá trị cho nền kinh tế.




Vốn ( vốn vật chất, máy móc thiết bị,vv…) còn được tạo ra bằng cách tiết kiệm và đầu tư.

Do đó những thay đổi trong đầu tư có thể tác động lớn đến tổng cầu do đó tác động đến sản lượng và
việc làm.


2. Lao động



Lao động là một nguồn lực lượng sản xuất chính, là yếu tố khác tạo đầu ra cho nền kinh tế, vì lao
động cần thiết để làm việc với nguồn vốn đã có sẵn và không thể thiếu được trong các hoạt động
kinh tế và lao động còn là một bộ phận của dân số, là người được hưởng thụ lợi ích của quá trình
phát triển.



Vì vậy, lao động có vai trò là động lực của sự phát triển, là động lực quan trọng trong tăng trưởng
kinh tế. Vốn và lao động sẽ làm việc với nhau để tạo ra một mức GDP bình quân đầu người, được
gọi là trạng thái ổn định.


3. Tài nguyên thiên nhiên



Tài nguyên thiên nhiên là những yếu tố tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến và sử dụng để tạo ra các
sản phẩm vật chất



Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong giai đoạn

đầu của các nước đang phát triển thường quan tâm đến việc xuất khẩu sản phẩm thô, đó là những sản phẩm có
được từ nguồn tài nguyên chưa qua sơ chế hoặc ở dạng sơ chế. Bên cạnh đó, tài nguyên thiên còn là yếu tố quan
trọng tạo điều khiện thuận lợi cho quá trình tích luỹ vốn và phát triển ổn định



Sự giàu có về tài nguyên, là cơ sở để phát triển nhiều ngành kinh tế. Vì vậy những nước có nguồn tài nguyên
phong phú có thể tăng trưởng trong những điều kiện ổn định


4. Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP)



TFP phản ánh tiến bộ của khoa học , kỹ thuật và công nghệ của giáo dục và đào tạo, qua đó gia tăng đầu ra không chỉ phụ
thuộc vào tăng thêm của số lượng đầu vào của các nhân tố vô hình như đổi mới công nghệ, hợp lí hóa sản xuất, cải tiến
quản lí, nâng cao trình độ lao động của công nhân… mà còn vào cả chất lượng của các yếu tố đầu vào là vốn và lao động



Việc tăng TFP gắn liền với áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý và nâng cao kỹ
năng trình độ tay nghề của người lao động…



Việc sử dụng những tiến bộ công nghệ làm tăng năng suất lao động, tăng sản lượng sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, rút
ngắn thời gian tạo sản phẩm, nâng cao chất lượng và tạo giá trị gia tăng cao hơn.


5. Thể chế






Thể chế được hiểu là các ràng buộc do con người tạo ra nhằm quy định cấu trúc tương tác giữa người với người



Một thể chế chính trị xã hội ổn định và mềm dẻo sẽ tạo điều kiện đổi mới liên tục cơ cấu và công nghệ sản xuất phù
hợp với những điều kiện thực tế, tạo ra tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh chóng và ngược lại



Thể chế tạo điều kiện thúc đẩy sự tăng trưởng, tức là tạo điều kiện thuận lợi để hướng các hoạt động theo hướng có lợi
và hạn chế các mặt bất lợi.

Đây cũng là một nhân tố quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế
Thể chế được thông qua các mục tiêu dự kiến, các nguyên tắc quản lý kinh tế - xã hội, các chế độ, chính sách, các
công cụ và bộ máy tổ chức thực hiện.


IV Các giải pháp


Thứ nhất, tập trung kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.



Thứ hai, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư,

kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và Nghị quyết về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.



Thứ ba, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, tập trung phát triển công nghiệp chế biến chế tạo, sản xuất hàng xuất khẩu.



Thứ tư, thực hiện các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu



Thứ năm, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân các nguồn vốn đầu tư; khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước.



Thứ sáu, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm, sử dụng các chất cấm trong trồng trọt, chăn
nuôi.



Đặc biệt, tiếp tục tập trung triển khai các giải pháp cấp bách khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ. Hướng dẫn, hỗ trợ người dân trong việc phát triển nuôi trồng, khai thác, tiêu thụ hải sản; hỗ trợ gạo, ổn định đời sống cho ngư
dân chịu hậu quả của sự cố môi trường biển.


CẢM


Ô

C
ƠN

C

ẠN
ÁC B

ĐÃ

GHE
N
G
LẮN

15



×