Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

ĐỀ XUẤT TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC THỐNG KÊ CHO BỘ LAO ĐỘNG- THƯƠNG BÌNH VÀ XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.36 KB, 39 trang )

ĐỀ XUẤT
TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC THỐNG KÊ
CHO BỘ LAO ĐỘNG- THƯƠNG BÌNH
VÀ XÃ HỘI

Nguyễn Thị Lan Hương, Chuyên gia trong nước
Tống Thị Minh, Chuyên gia đầu mối Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội
Josie B. Perez, Chuyên gia quốc tế

30/11/2007

Báo cáo của Dự án 00040722
"Hỗ trợ Giám sát phát triển kinh tế-xã hội "
Tổng cục Thống kê- Hà Nội

Trang i


MỤC LỤC
Trang
I.

Phần giới thiệu ………………………………………………………………………………

II. Đánh giá thực trạng cơ cấu tổ chức thống kê …………………………………………….

1
1

2.1 Đề xuất thay đổi………………………………………………………………………….. 3
III. Đánh giá về các hoạt động thống kê và các cuộc điều tra chính do bộ thực hiện ……



3

3.1 Điều tra lao động-việc làm ………..…………………………………………

3

3.2 Xử lý số liệu ……………………….…………………………………………..

4

3.3 Đề xuất giải pháp …………………………………………………………..

4

IV. Đánh giá các chỉ tiêu của Bộ LĐ,TB&XH trong mối quan hệ với Hệ thống chỉ tiêu thống
kê quốc gia/Chương trình điều tra quốc gia ………………………………………………. 6
4.1 Đề xuất các bước thực hiện …………………………………………….

7

VI. Đánh giá về đội ngũ cán bộ thống kê và trình độ của cán bộ trong hoạt động thống kê
lao động, thương binh và xã hội …………………………………………………
8
6.1 Thực trạng Cán bộ thống kê ngành lao động, thương binh và xã hội………..

8

6.2 Quan điểm và nhận định …………………………………………………….


9

VI. Tóm tắt về phần nhận định, kết luận và kiến nghị ……………………..

9


Trang ii

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Biểu 1 – Số lượng cán bộ thống kê Vụ Kế hoạch Tài chính phân theo trình độ cao nhất đạt
được và vị trí công tác ……………………………………
8
Biểu 2 – Số lượng cán bộ thống kê ở các đơn vị khác phân theo trình độ cao nhất đạt được
…………………………………..
9
Biểu 3 – Đề xuất tăng cường năng lực cho Bộ LĐ,TB&XH ……………………

11

SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1 – Sơ đồ tổ chức Bộ LĐ, TB&XH ……………………………………….

2

PHỤ LỤC
Phụ lục A – Sự giống và khác nhau giữa các chỉ tiêu thuộc NSIS và SEDP ……………

16



Trang iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GSO

Tổng cục Thống kê

LES

Điều tra lao động- việc làm

MOET

Bộ Giáo dục và Đào tạo

MOH

Bộ Y tế

MOLISA

Bộ Lao động, thương binh và xã hội

MPS

Bộ Công an

NSIS


Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia

PFD

Vụ Kế hoạch tài chính

SEDP

Chương trình phát triển kinh tế- xã hội

UNICEF

Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc


Trang 1

I. Phần giới thiệu
Bộ Lao động – Thương binh và xã hội là cơ quan Chính phủ, thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. Các tổ chức giúp Bộ
trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước bao gồm : Vụ lao động - Việc làm ; Vụ Tiền
lương - Tiền công, Vụ Bảo hiểm xã hội, Vụ Bảo trợ xã hội, Vụ pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế,
Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ tổ chức cán bộ, Cục quản lý lao động ngoài nước, Cục An toàn
lao động, Cục Thương binh liệt sỹ và người có công, Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Tổng
cục Dạy nghề, Thanh tra, Văn phòng. Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ bao gồm : Viện Khoa
học Lao động và Xã hội, Viện Khoa học Chỉnh hình - Phục hồi chức năng, Trung tâm tin học,
Báo Lao động và Xã hội, Tạp chí Lao động và Xã hội.
Theo Quyết định số 1001/QD/TTg ngày 08/08/2007 của Thủ tướng chính phủ về
chức năng quản lý nhà nước về trẻ em, 5 tổ chức trước kia thuộc Uỷ ban Dân số, Gia đình và

Trẻ em được chuyển sang Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (Vụ Trẻ em, Quỹ bảo trợ trẻ
em, Tạp chí gia đình và trẻ em, Ban quản lý các dự án/ tiểu dự án hợp tác Việt Nam –
UNICEF và Trung tâm tư vấn và dịch vụ truyền thông để phục vụ quản lý nhà nước về trẻ em)
II. Đánh giá thực trạng cơ cấu tổ chức thống kê
2. 1 Thực trạng
Phòng thống kê trực thuộc Vụ Kế hoạch – Tài chính theo quyết định do Bộ trưởng Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội ký ngày 01/11/2004. Tuy nhiên Quyết định này không quy
định chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho Phòng mà giao Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính. Các
nhiệm vụ chủ yếu đó là :







Giúp Vụ trưởng nghiên cứu, trình Bộ ban hành các văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực
Thống kê thuộc thẩm quyền của Bộ theo quy định của Luật thống kê và các văn bản
hướng dẫn Luật Thống kê của Chính phủ.
Phối hợp nghiên cứu và chịu trách nhiệm thẩm định các văn bản có liên quan đến chế
độ báo cáo Thống kê thuộc các lĩnh vực quản lý của Bộ do các cơ quan quản lý đối
với từng lĩnh vực xây dựng, trình Bộ ban hành theo thẩm quyền.
Xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm về các cuộc điều tra thống kê.
Thẩm định các báo cáo thống kê, phương án, công cụ, dự toán, kết quả các cuộc điều
tra thống kê của Bộ ( không trực tiếp tổ chức triển khai các cuộc điều tra).
Thực hiện báo cáo thống kê của Bộ đối với cơ quan Thống kê theo quy định.
Tham gia góp ý các văn bản pháp luật, các cuộc điều tra thống kê do Tổng cục Thống
kê thực hiện.
Xem Sơ đồ 1 về cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội



S 1: C cu t chc B LTB & XH

B TRNG V TH TRNG

Cỏc n v qun lớ nh nc

V Vic lm

Cỏc n v hnh
hớ h
Viện Khoa học Lao động và
Xã hội

V Lao ng-Tin lng
Vụ Bảo hiểm xã hội

Viện KH Chỉnh hình - Phục hồi
chức năng

Vụ Bảo trợ xã hội(*)

Trung tâm Tin học

V Phỏp ch

Báo Lao động và Xã hội

V Hp tỏc quc t


Vụ Kế hoạch - Tài chính

Vụ Tổ chức cán bộ
Cục Quản lý lao động ngoài
nớc
Cục An toàn lao động
Cục Thơng binh - Liệt sỹ
và ngời có công

Cục Phòng, chống tệ nạn
V Tr em
Tng cc dy ngh
Ban Thanh tra
Vn phũng

Tạp chí Lao động và Xã hội

Qu bo tr tr em

Tp chớ gia ỡnh v tr em
Trung tõm Giỏo dc Y khoa
Ban qun lý cỏc d ỏn hp tỏc
Vit Nam- UNICEF


Trang 3
(*) Bao gồm cả Cục Bảo vệ trẻ em

2.1 Đề xuất các thay đổi
Ở một số nước, tổ chức/cơ quan thống kê của các bộ ngành thường đóng vai trò

chính trong việc thực hiện các hoạt động thống kê. Tổ chức thống kê hầu hết thường được
đặt ở cấp vụ/cục để có cùng một cấp (hoặc hầu như cùng một cấp) với các đối tác trong cơ
quan thống kê quốc gia. Trong Vụ/cục này có một bộ phận CNTT và các đơn vị khác để hỗ
trợ cho hoạt động thống kê chẳng hạn như bộ phận xuất bản, hành chính… Các cán bộ
thống kê tham gia vào tất cả các lĩnh vực của công tác thống kê từ lập kế hoạch và chuẩn vị
các công cụ thu thập số liệu (biểu mẫu hay là bảng hỏi), các qui trình thu thập số liệu và
hiệu đính, lập biểu, tổng hợp, tính toán và ước tính; phối hợp giữa công tác xử lý số liệu với
xây dựng các chỉ tiêu ởcác bộ phận CNTT; phân tích các chỉ tiêu tổng hợp; phổ biến và xuất
bản thông tin đến các nhà dùng tin chính và các nhà sử dụng hoạt động thống kê về
LĐTB&XH khác. Vì vậy, cần tăng cường vai trò của Phòng Thống Kê thuộc Bộ LĐTB&XH,
nâng tầm lên thành cấp vụ/ cục và giao trách nhiệm quản lý các hoạt động thống kê của bộ.
Để đội ngũ cán bộ của các vụ khác thực hiện vai trò quản lý nhà nước được giao còn đội
ngũ cán bộ của Phòng Thống kê chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp và cung cấp số liệu
thống kê cho các vụ khác trong bộ.
Một trong những chức năng của Phòng Thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội là phối hợp nghiên cứu và thẩm định các văn bản có liên quan đến chế độ báo cáo
Thống kê ở Bộ. Lưu ý rằng chức năng này không đề cập đến cơ chế phối hợp nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho việc thực hiện thành công công tác thống kê. Bộ nên nêu rõ chức năng của
Phòng Thống kê, bao gồm các nhiệm vụ được giao khác nhau, đó là phối hợp với các đơn vị
khác trong Bộ để chia sẻ thông tin, lấy ý kiến phản hồi v…v. và quản lý các hoạt động thống
kê. Phòng Thống Kê là đơn vị chủ chốt thực hiện công tác thống kê ở Bộ Lao động – Thương
Binh và Xã hội. Nếu Phòng Thống kê được nâng tầm lên thành cấp vụ/ cục thì nên bổ sung
chức năng lưu trữ, phục hồi tất cả thông tin của bộ. Bộ phận CNTT thuộc vụ này và các đơn
vị hỗ trợ khác nên quản lý việc in ấn và xuất bản số liệu ... Phòng Thống kê phải được giao
chức năng chuẩn bị và thực hiện các kế hoạch/chương trình đào tạo hàng năm cho tất cả
các cán bộ làm công tác thống kê ở các cấp (xã, huyện, tỉnh và trung ương).

III. Đánh giá công tác thống kê và các cuộc điều tra chính do Bộ thực hiện
3.1


Điều tra lao động việc làm

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã thực hiện điều tra Lao động việc làm được
12 năm. Đây là cuộc điều tra mẫu với cỡ mẫu khoảng trên 100 ngàn hộ phân bổ trên phạm vi
64 tỉnh/thành cả nước, đơn vị điều tra là hộ gia đình (nguồn cung lao động). Ngân sách chi
cho điều tra khoảng 3-4 tỷ đồng/năm từ chương trình mục tiêu Quốc gia hàng năm về Việc
làm.
Các chỉ tiêu được công bố chủ yếu của cuộc điều tra là : số lượng và cơ cấu lực
lượng lao động, số lượng và cơ cấu việc làm, số lượng và cơ cấu thất nghiệp. Từ năm 1996 –
2005 Tổng cục Thống kê là cơ quan đồng chủ trì thực hiện cuộc điều tra này (theo quyết định


của Thủ tướng Chính phủ) chịu trách nhiệm xử lý số liệu điều tra. Sau quyết định được ký
năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ, chỉ tiêu lực lượng lao động thuộc trách nhiệm của Tổng
cục Thống kê còn chỉ tiêu thất nghiệp thuộc trách nhiệm của Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội. Do đó cuộc Điều tra được điều chỉnh thành Điều tra việc làm và Thất nghiệp. Tổng cục
Thống kê chỉ thẩm định phương án, thẩm định kết quả và công bố kết quả điều tra theo quy
định của Luật Thống kê và Quyết định). Có thể nói rằng những năm vừa qua cuộc điều tra là
nguồn số liệu chính thống cho việc đánh giá tình hình lao động, việc làm và thất nghiệp ở Việt
Nam, góp phần đáng kể cho công tác quản lý, điều hành của Bộ và Quốc gia.








Tuy nhiên, cuộc điều tra này đến nay bộc lộ một số nhược điểm sau :
Nội dung của cuộc điều tra chưa phản ánh được Cung lao động. Thị trường lao động

đòi hỏi phải phản ánh cầu lao động và giá cả sức lao động. Đây cũng là yếu tố hết sức
quan trọng trong quản lý điều hành vĩ mô của Bộ, Chính phủ.
Dàn mẫu cuộc điều tra năm 2007 được xây dựng dựa trên năm 2000 (trên cơ sở kết
quả Tổng điều tra dân số năm 1999). Vì vậy không còn phù hợp so với những biến đổi
của quy mô dân số, lao động, vấn đề đô thị hoá, thay đổi đơn vị hành chính, v.v. dẫn
đến những sai số lớn trong suy rộng kết quả đến từng tỉnh, thành phố. Nếu tiếp tục
điều tra cần xây dựng một phương án mới, dàn mẫu mới.
Các tham số thống kê chưa được công bố trong quá trình xử lý và công bố kết quả.
Kết quả công bố vẫn còn hạn chế ở cấp quốc gia và tỉnh.
Bộ số liệu gốc chưa được khai thác và xâu chuỗi giữa các năm một cách hệ thống.
Năm 2006, Tổng cục Thống kê cũng tiến hành một cuộc điều tra trong đó có các nộii
dung tương tự với cuộc điều tra do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện.
Chính vì vậy đã tạo nên những số liệu thiếu thống nhất giữa 2 cơ quan khác nhau của
Chính phủ. Năm 2006 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đưa chỉ số thất nghiệp là
5.3% trong khi đó chỉ số của Tổng cục Thống kê đưa ra là 4,2%. (Từ cuộc điều tra
biến động dân số tháng 4 năm 2004)

Hàng năm, để phục vụ công tác quản lý, điều hành, Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội cũng tiến hành khoảng 3-4 cuộc điều tra mang tính chuyên đề (hầu hết là điều tra chọn
mẫu) với quy mô nhỏ. Kinh phí mỗi cuộc điều tra khoảng 300-500 triệu đồng. Kết quả điều tra
phục vụ xử lý những vấn đề mang tính cấp bách, nảy sinh trong năm theo chương trình công
tác của Chính phủ và chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ.
3.2

Xử lý số liệu

Các biểu bảng sử dụng hàng năm để tổng hợp số liệu được thu thập từ báo cáo thống
kê của các địa phương như số hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo, số lao động được tạo việc làm trong
năm, số lao động xuất khẩu, số người bị tai nạn lao động, số đối tượng nghiện ma tuý, số gái
mại dâm, số đối tượng bảo trợ xã hội, v.v.

Đối với các cuộc điều tra hầu hết được nhập tin, xử lý tin trên máy tính với các phần
mềm chuyên dùng như MS Excel, FOXPro hoặc các phần mềm thống kê như SPSS, STATA,
CSPro V5. Việc sử dụng từng loại phần mềm là do sự lựa chọn và khả năng sử dụng của
từng chủ dự án. Cho đến nay, cơ quan Thống kê của Bộ cũng chưa có một khuyến cáo nào
trong việc sử dụng các phần mềm thống kê tương ứng. Điều đáng chú ý là trong quá trình xử
lý số liệu thống kê cho dù có sử dụng các kiểm định thống kê hay không song hầu hết các
cuộc điều tra các tham số thống kê thường không được công bố.
3.3

Đề xuất các giải pháp

Nói chung, cuộc điều tra Lao động việc làm chỉ phản ánh cung lao động vì mục tiêu
chính của cuộc điều tra nhằm xác định tỉ lệ lực lượng lao động tham gia, tỉ lệ việc làm, tỉ lệ thất
nghiệp. Còn cầu lao động và giá cả sức lao động cần phải được thực hiện trong cuộc điều tra


khác mà Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ tiến hành và nên phối hợp với Tổng cục
Thống kê nếu cuộc điều tra này vẫn chưa thực hiện.
Dàn mẫu cho cuộc điều tra năm 2007 hay bất cứ cuộc điều tra nào thường lấy từ
Tổng điều tra dân số nhưng do chỉ tiến hành theo chu kỳ 5 năm hoặc 10 năm một lần phụ
thuộc nguồn ngân sách và nhu cầu của nhà nước nên không còn thích hợp sau 1 hoặc 2
năm. Ở các nước khác như Phi-lip-pin, các thủ tục thông thường khi điều tra là phải cập nhật
mới danh sách hộ gia đình ở đơn vị mẫu đầu tiên của mô hình mẫu gồm hai giai đoạn để khi
các hộ gia đình mẫu (nếu đây là đơn vị mẫu cuối cùng) được đưa ra thì cuộc điều tra mới có
thể ước tính đúng kết quả điều tra. Dựa vào báo cáo của Vụ tiến hành Điều tra về tình trạng
việc làm và thất nghiệp hoặc cuộc điều tra Lao động Việc làm thuộc Bộ LĐTB&XH và dựa vào
kiểm chứng từ Vụ dân số và lao động thuộcTổng Cục Thống kê, cuộc điều tra này có quy
trình chọn mẫu gồm hai giai đoạn. Mỗi tỉnh sẽ được chia thành 2 khu vực : nông thôn và thành
thị. Ở cấp tỉnh, các khu vực điều tra mẫu được chọn vào đơn vị mẫu đầu tiên. Từ những địa
bàn điều tra mẫu, các đơn vị mẫu thứ 2 hay đơn vị mẫu cuối cùng hoặc các hộ gia đình sẽ

được chọn. Danh sách của các hộ (từ cuộc điều tra cuối cùng) trong các địa bàn điều tra mẫu
được cập nhật mỗi năm. Tám mươi phần trăm (80%) hộ gia đình mẫu trong vòng đầu của
cuộc điều tra được giữ lại cho vòng tiếp theo trong lúc 20% còn lại được thay thế bằng các hộ
gia đình mới được lấy từ danh sách mới cập nhật. Nếu đây là quy trình chọn hộ gia đình mẫu
từ địa bàn điều tra mẫu được cập nhật hàng năm thì không có lí do nào để nói rằng dàn mẫu
không phù hợp cho biến đổi của quy mô dân số, vấn đề đô thị hoá, thay đổi đơn vị hành
chính, v.v. vì mục đích chính của cuộc điều tra là nhằm xác định số lượng tăng/ giảm trong
dân số lao động/ cung lao động và tỉ lệ thất nghiệp. Cuộc điều tra trước đây thường không xác
định biến đổi của quy mô dân số, vấn đề đô thị hoá, thay đổi đơn vị hành chính, v.v. Điều này
chỉ được xác định trong cuộc tổng điều tra dân số được tiến hành 10 năm 1 lần
Để xác định hiệu quả của việc cập nhật các địa bàn điều tra mẫu hàng năm và quy
trình sử dụng 20% hộ gia đình mới và giữ lại 80% hộ gia đình cũ về độ chính xác và độ tin cậy
của kết quả cuộc Điều tra lao động việc làm, đánh giá phương pháp ước tính đã được sử
dụng để xem liệu đã có những thay đổi đáng kể trong việc đưa ra các nhân tố cho cả 2 giai
đoạn và cũng như xác định xem kết quả của cuộc điều tra liệu có vượt quá hay thấp hơn số
liệu ước tính. Điều này có thể được làm bằng cách so sánh tất cả các cuộc điều tra đã tiến
hành trong 12 năm.
Mức độ phân tích kết quả điều tra phụ thuộc vào mẫu thiết kế, tỉ lệ hoặc số mẫu và
ngân sách. Sẽ rất tốt nếu Cuộc điều tra lao động việc làm có thể cung cấp số liệu ở cấp tỉnh.
Tuy nhiên cũng cần cảnh báo cho người dùng số liệu về độ tin cậy của số liệu cấp tỉnh bằng
cách công bố sai số chuẩn, hệ số phương sai, và 95% độ tin cậy của mỗi số liệu được đưa ra.
Có một số phần mềm có sẵn để tính toán các tham số này. Xem Phụ lục C.
Có thể sử dụng phân tích theo chuỗi thời gian để xác định xu hướng của số liệu từ
Cuộc điều tra lao động việc làm. Cả 2 chương trình SPSS và STATA đều có phần mềm phân
tích theo chuỗi thời gian có thể dùng để phân tích số liệu lao động. Tuy nhiên nếu mục đích
xâu chuỗi dữ liệu của các cuộc điều tra trước là nhằm để nghiên cứu số liệu theo dạng panel
(theo chiều dọc) thì đây là một công việc nhàm chán không chỉ trong việc tính toán mà còn cả
trong việc xác định hộ gia đình mẫu được dùng trong các cuộc điều tra trước và hiện nay. Vì
vậy cần xem lại tất cả số liệu gốc đầu tiên của các cuộc điều tra trước đây và những thay đổi
trong các hộ gia đình mẫu. Tùy vào mục tiêu nghiên cứu theo chiều dọc mà chọn các năm

điều tra thích hợp để sử dụng lại hộ gia đình mẫu
Tổng Cục Thống kê bắt đầu tiến hành cuộc điều tra lao động việc làm vào tháng
4/2006 theo Quyết định số 305/2005/QD-TTg, do Thủ Tướng chính phủ ban hành và ký. Theo
quyết định này Tổng Cục Thống kê sẽ công bố số liệu về lực lượng lao động trong khi Bộ
LĐTB&XH chịu trách nhiệm về số liệu thất nghiệp. Bộ LĐTB&XH đã tiến hành Điều tra về tình
trạng việc làm và thất nghiệp vào tháng 07/2006. Cả 2 cuộc điều tra đều sử dụng thời kỳ tham


chiếu tuần trước đó. Về việc Tổng cục Thống kê và Bộ LĐTB&XH cùng tiến hành một cuộc
điều tra giống nhau vào năm 2006 là không hề có. Điều tra lực lượng lao động (LFS) điều tra
tình trạng lực lượng lao động vào tháng 4 trong khi Điều tra về tình trạng việc làm và thất
nghiệp lại điều tra điều kiện lực lượng lao động vào tháng 7. Thông thường tình trạng lực
lượng lao động ở các nước đang phát triển thay đổi theo từng quý hoặc hàng tháng phụ thuộc
vào điều kiện kinh tế của mỗi nước. Vì vậy sự khác nhau giữa tỉ lệ thất nghiệp (5.3%) do Bộ
LĐTB&XH công bố và Tổng Cục Thống kê (4.2%) không phải là do cùng tiến hành một cuộc
điều tra giống nhau mà lại công bố kết quả không thống nhất, mà là do những thay đổi về tình
hình lực lượng lao động trong tháng đầu của 2 quý (tháng 4 và tháng 7). Điều đó có nghĩa
rằng tỉ lệ thất nghiệp cao hơn 1.1% vào tháng 7 so với tình hình tháng 4. Thực ra khi so sánh
tình hình lực lượng lao động đặc biệt là tỉ lệ thất nghiệp thì cần phải so sánh tình hình ở thời
điểm đó với cùng thời điểm của năm trước hoặc năm sau đó; cho nên tỉ lệ thất nghiệp 7/2006
nên đem so với tỉ lệ thất nghiệp của tháng 7/2005 hoặc với kết quả của tháng 7/2007
Vì 2 cuộc điều tra có định nghĩa khác nhau và được thực hiện bởi 2 cơ quan dùng giai
đoạn tham chiếu khác nhau, vì vậy không nên so sánh kết quả của cuộc điều tra này mà chỉ
cần giải thích ý nghĩa của mỗi cuộc điều tra để người sử dụng số liệu không bị nhầm lẫn.
Trong tương lai, nếu cuộc Điều tra lực lượng lao động (LFS) do Tổng cục Thống kê hay bất
cứ cơ quan nào thực hiện thì tốt nhất nên tiến hành vào tháng đầu tiên của mỗi quý để có thể
xây dựng được chuỗi số liệu thời gian thể hiện những thay đổi hay tính chất theo mùa của
tình hình lao động trong nước. Nếu chuỗi số liệu về lực lượng lao động được tổng hợp thống
nhất, thì sẽ rất hữu ích để lập dự án về cung lao động trong tương lai.
Vấn đề là việc công bố số liệu. Cuộc Điều tra về tình trạng việc làm và thất nghiệp

tháng 7/2006 đã được công bố vào 10/2006, trong khi đó tháng 4/2006 cuộc Điều tra lực
lượng lao động (LFS) cũng được công bố. Việc công bố muộn về số liệu Điều tra lực lượng
lao động (LFS) đã tạo ra sự nhầm lẫn cho người sử dụng số liệu. Tuy nhiên điều này lẽ ra đã
được giải quyết nếu có những ghi chú giải thích rõ ràng và kết quả của cuộc Điều tra lực
lượng lao động (LFS) là tình hình lực lượng lao động đến tháng 4/2006 trong khi kết quả của
Điều tra về tình trạng việc làm và thất nghiệp là tình hình lực lượng lao động đến tháng
7/2006.
Vì 2 cơ quan đã đồng ý giải quyết bằng cách kết hợp Điều tra về tình trạng việc làm
và thất nghiệp với cuộc Điều tra lực lượng lao động (LFS) và sẽ do Tổng cục Thống kê tiến
hành điều tra, nên Bộ LĐTB&XH cần tích cực tham gia vào : quá trình lập kế hoạch cho cuộc
điều tra lao động trong đó cần xác định và quyết định các mục số liệu khái niệm và định
nghĩa; thiết kế và hoàn tất công cụ cho cuộc điều tra (Bảng câu hỏi và bản hướng dẫn), và
biểu bảng; và công bố kết quả. Tổng cục Thống kê nên hiểu rằng Bộ LĐTB&XH rất cần số liệu
kịp thời; vì vậy kết quả của cuộc điều tra cần phải được công bố 2 tháng sau khi thu thập số
liệu. Tổng cục Thống kê có thể chọn cung cấp trước những số liệu sơ bộ mà Bộ LĐTB&XH
cần . Sau đó Tổng cục Thống kê nên cung cấp số liệu dưới dạng biểu bảng cho Bộ LĐTB&XH
cùng ngày hoặc một ngày sau khi công bố số liệu rộng rãi cũng như bộ số liệu gốc cùng với từ
điển số liệu và hướng dẫn về cách sử dụng. Tuy nhiên, bộ số liệu gốc có thể công bố sau khi
kết quả điều tra cuối cùng được công bố. Nếu có thể thì nên giao bộ số liệu gốc cho Phòng
Thống kê của Bộ LĐTB&XH để Phòng có thể tổng hợp những nhu cầu. Nếu có thể, số liệu thô
nên được gởi trực tiếp cho Phòng Thống kê của Bộ LĐTB&XH để Bộ có thể tổng hợp số liệu
theo yêu cầu của Bộ về các biểu bảng thống kê bổ sung.


Nếu Điều tra về tình trạng việc làm và thất nghiệp được chuyển sang Tổng cục Thống
kê thì Phòng Thống kê của Bộ LĐTB&XH có thể thu thập số liệu từ các cuộc điều tra hàng
quý để nâng cấp số liệu về thị trường lao động phục vụ việc quản lý hoạt động mà không gây
ra sự mâu thuẫn với các cuộc điều tra của Tổng cục Thống kê. Nếu những số liệu này chưa
được thu thập trong các cuộc điều tra của Tổng cục Thống kê thì đề xuất thu thập các mục số
liệu sau đây: số người làm việc có trong danh sách thanh toán tiền lương theo nhóm nghề

nghiệp chính trong mỗi loại cơ sở/doanh nghiệp, những nghề chính trong mỗi cơ sở/doanh
nghiệp, những nghề khó tìm được nhân lực, lương và phụ cấp theo nhóm nghề nghiệp,
phương thức thực hành, phương thức thanh toán và các mục số liệu khác liên quan đến mục
tiêu của các cuộc điều tra. Nên giảm bớt các cuộc điều tra tự phát do Bộ LĐTB&XH thực hiện.
Nên xác định nhu cầu số liệu thống nhất của chính phủ và của lãnh đạo các bộ. Từ những
nhu cầu này, nên thành lập các cuộc điều tra định kỳ hàng quý hoặc hàng năm
Bộ, thông qua Phòng Thống kê của Vụ Kế hoạch Tài Chính, nên thành lập Ban Kỹ
thuật có nhiệm vụ bàn bạc và giải quyết những vấn đề liên quan đến Điều tra lao động-việc
làm/ Điều tra về tình trạng việc làm và thất nghiệp cũng như các cuộc điều tra, các báo cáo
và các nhiệm vụ thống kê khác. Phòng Thống kê là cánh tay hỗ trợ công tác thống kê của
Bộ, có thể khởi xướng thành lập Ban Kỹ thuật Thống kê Lao động và Thương binh (TC-LIS),
và Ban Kỹ thuật thống kê xã hội (TC-SAS). Để các ban này chính thức được chấp nhận đối
với các vụ khác trong bộ, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH nên ký và ban hành Quyết định. Ban Kỹ
thuật thống kê Lao động và Thương binh và Ban kỹ thuật thống kê Xã hội sẽ bao gồm Vụ
trưởng của các vụ có các chỉ tiêu/ dữ liệu thống kê. Có thể mời các Bộ, ngành có hoạt động
thống kê về Lao động- thương binh và xã hội như Tổng Cục Thống kê, Bộ Y tế, Bộ Lao động
– Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo v.v... tham gia. Một trong những Thứ
trưởng của Bộ LĐTB&XH, hoặc nếu những thứ trưởng này vắng mặt, thì Phòng Thống kê
(một khi được nâng tầm lên thành cấp vụ/ cục) sẽ làm chủ toạ.. Đồng chủ toạ sẽ được chọn
từ các vụ khác. Ban kỹ thuật thống kê Lao động và Thương binh và Ban kỹ thuật thống kê Xã
hội nên tổ chức các cuộc họp đều đặn, hàng tháng, hai tháng một lần, hoặc hàng quý. Mục
đích của các cuộc họp là bàn bạc giải quyết những vấn đề kỹ thuật nảy sinh từ công tác
thống kê lao động, thương binh và xã hội, chẳng hạn như nội dung của cuộc điều tra Lao
động Việc làm hiện nay hay cuộc điều tra lực lượng lao động (LFS) của Tổng cục Thống kê
sau này, chia sẻ thông tin, độ chính xác của việc phân tích và các chỉ tiêu ước tính v.v... Tài
liệu của cuộc thảo luận và hướng giải quyết trong mỗi cuộc họp phải đựơc ghi chép lại.
Ban kỹ thuật về thống kê lao động và thương binh và Ban kỹ thuật thống kê Xã hội
phải có nhóm kỹ thuật chung. Nhóm kỹ thuật được phân chia phụ trách các hoạt động như
sau:








Chuẩn thống kê – chuẩn hoá các định nghĩa, phân loại, mã hoá, chia sẻ dữ liệu,
viết báo cáo, các qui trình thu thập số liệu, phương tiện thu thập số liệu (Bảng/
mẫu điều tra và sách hướng dẫn hàng năm) và các thủ tục, hướng dẫn chuẩn bị.
Chất lượng Dữ liệu/Chỉ tiêu/Phân tích – độ chính xác và tin cậy của hệ thống chỉ
tiêu lao động- thương binh và xã hội, các phương pháp, phần mềm sử dụng để
phân tích, tổng hợp số liệu, viết báo cáo, phân tích và dự báo.
Xử lý dữ liệu và Hệ thống CSDL – biên tập các qui trình, lưu trữ dữ liệu, phần
mềm sử dụng cho quá trình xử lý và hệ thống CSDL, cung cấp đầy đủ dữ liệu
trong hệ thống CSDL, nâng cấp hệ thống CSDL, lưu trữ dữ liệu, duy trì website
thống kê của Bộ....
Phổ biến dữ liệu - xuất bản các loại ấn phẩm, họp mặt/ cố vấn cho các nhà sử
dụng dữ liệu, tiến hành đánh giá dữ liệu, hiện đại hoá các hoạt động thống kê...
Phát triển nguồn nhân lực – đào tạo (chuyên môn và ngay tại chỗ), đào tạo
chuyên sâu, tham gia hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm, thực hiện các chuyến tham
quan học tập.


Một trong những nhiệm vụ được đề xuất ở trên cho Ban kỹ thuật về thống kê lao
động và thương binh là nhằm xác định loại điều tra cần được tiến hành để cung cấp số liệu về
cầu lao động và giá lao động
.Cần lưu ý rằng Ban kỹ thuật về thống kê lao động và thương binh và Ban kỹ thuật
thống kê Xã hội cũng phải phụ trách việc phổ biến số liệu vì Phòng Thống kê không chỉ cố vấn
cho nhà sử dụng số liệu hay xuất bản niên giám hoặc các ấn phẩm khác mà còn tổ chức các
hội nghị chuyên đề cho các nhà sử dụng số liệu thống kê về lao động – thương binh và xã hội.

Trong việc đánh giá số liệu, các nhà sử dụng số liệu nên học cách sử dụng số liệu và nhận
thấy tầm quan trọng của số liệu, những hạn chế của số liệu, số liệu đang có và cách tiếp cận
với nguồn số liệu của bộ.

IV. Đánh giá các Chỉ tiêu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong mối liên hệ
với Hệ thống Chỉ tiêu Thống kê Quốc gia/Chương trình Điều tra Quốc gia
4.1 Tình hình thực tế
Liên quan đến Hệ thống chỉ tiêu Thống kê Quốc gia, Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp 11 chỉ tiêu/ nhóm chỉ tiêu trong đó 7 chỉ tiêu do Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội trực tiếp thu thập và 4 chỉ tiêu còn lại do Bộ phối hợp với
Tổng cục Thống kê, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công An, thu thập, tổng hợp.





Việc thực hiện hệ thống chỉ tiêu này đã gặp phải một số khó khăn sau:
Không có quy định cụ thể về chuẩn hoá, nội dung, phương pháp tính và nguồn dữ liệu
cho mỗi chỉ tiêu.
Không có quy định về chế độ báo cáo tổng hợp và chế độ báo cáo thống kê cơ sở để
thu thập những chỉ tiêu này.
Không ban hành danh mục các cuộc điều quốc gia để tạo điều kiện thuận lợi cho việc
thu thập chỉ tiêu từ các cuộc điều tra này và,
Chưa có sự sắp xếp lại bộ máy các Bộ ngành thuộc Chính phủ (theo Quyết định của
Chính phủ ban hành ngày 8/8/2007) chịu trách nhiệm thu thập và tổng hợp chỉ tiêu).

Trong những khó khăn cuối cùng nêu trên, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là
một trong những cơ quan của Chính phủ được giao thêm trách nhiệm quản lý nhà nước về trẻ
em. Trước khi Quyết định này được ban hành, Uỷ ban Dân số và Trẻ em chịu trách nhiệm thu
thập và tổng hợp chỉ tiêu “số vụ ngược đãi người già, phụ nữ và trẻ em trong gia đình và số

vụ đã được xử lý”. Chỉ tiêu về chăm sóc và bảo vệ trẻ em được bổ sung vào hệ thống chỉ tiêu
của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để đáp ứng chức năng và nhiệm vụ mới giao cho
Bộ.
Theo quy định trong Hệ thống chỉ tiêu Quốc gia, Tổng cục Thống kê chịu trách nhiệm
chính chuẩn bị các quy đinh về chuẩn hoá, nội dung, phương pháp tính, nguồn dữ liệu, tổng
hợp và chế độ báo cáo cơ sở cho việc thu thập chỉ tiêu và danh mục các cuộc điều tra Quốc
gia. Nếu như thực hiện được những công việc này thì những khó khăn nêu trên sẽ được khắc
phục.
Ngoài 11 chỉ tiêu quốc gia, còn có 32 chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu do Bộ ban hành. Những
chỉ tiêu này được đề cập trong bảng Phụ lục A.
Hiện nay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã dự thảo chuẩn hoá hệ thống khái
niệm, nội dung, phương pháp tính và nguồn số liệu của từng chỉ tiêu và dự thảo chế độ báo
cáo thống kê cơ sở và chế độ báo cáo thống kê tổng hợp theo quy định. Dự kiến ban hành
sau khi Tổng cục Thống kê ban hành chuẩn hoá hướng dẫn đối với Hệ thống chỉ tiêu thống kê


Trang 7

Quốc gia cũng như trình Chính phủ ban hành chế độ báo cáo thống kê cơ sở và báo cáo
thống kê tổng hợp quốc gia.
Hệ thống Cơ sở dữ liệu phục vụ cho thực hiện chế độ báo cáo thống kê còn thiếu
nhiều. Năm 2007 - 2008, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang tập trung từng bước
xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về hộ nghèo, các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên và các hộ gia đình thuộc diện hưởng chính sách trợ cấp
ưu đãi người có công. Tiến tới phải xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về lao động, tai nạn lao
động, trẻ em.v.v..
4.2 Đề xuất các bước thực hiện
Việc chưa có quy định về chuẩn hoá, nội dung, phương pháp tính, nguồn số liệu của
từng chỉ tiêu, chế độ báo cáo thống kê tổng hợp và chế độ báo cáo thống kê cơ sở để thu
thập các chỉ tiêu này cần phải được nêu ra trong các hội thảo do Chương trình Điều tra Quốc

gia tổ chức. Trong hội thảo này Tổng Cục Thống kê và các Bộ khác cần đề cập lại trách
nhiệm của mỗi Bộ về quy định hay hướng dẫn nhằm tạo điều kiện công bố các chỉ tiêu của
Hệ thống Chỉ tiêu Thống kê Quốc gia. Chương trình Điều tra Quốc gia bao gồm danh sách
38 cuộc điều tra được thực hiện trong nước để đưa ra Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
và các chỉ tiêu Phát triển Kinh tế Xã hội (SED). Phòng Thống kê của Bộ LĐTB&XH nên tích
cực tham gia hội thảo và có thể nêu ra nhu cầu số liệu về cầu lao động và giá lao động.
Vụ/ đơn vị CNTT của Bộ LĐTB&XH đã xây dựng một hệ thống CSDL chính cho bộ
nhưng hệ thống này không lưu trữ toàn bộ thông tin thống kê bộ thu thập được. Hệ thống
CSDL nên được xây dựng, bảo trì và nâng cấp bởi Trung tâm/ Cục CNTT, nhưng nên đặt
trong cục thống kê. Tất cả dữ liệu do các vụ, đơn vị khác trong bộ thu thập phải được đặt ở
CSDL chính. Trung tâm CNTT nên kết nối CSDL chính với CSDL khác của cục/ đơn vị (nếu
có) để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận (truyền tải và lấy) dữ liệu. Máy chủ có chứa
CSDL chính nên cung cấp tất cả các file.
Khoảng một nửa trong tổng số các chỉ tiêu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
(bao gồm cả chỉ tiêu trong Hệ thống Chỉ tiêu Thống kê Quốc gia và các chỉ tiêu khác của Bộ)
được phân tổ theo giới tính. Chỉ có 3 chỉ tiêu được phân tổ theo dân tộc. Các chỉ tiêu khác
cũng được phân tổ theo tuổi và dân tộc. Việc phân tổ số liệu theo tuổi, giới tính và dân tộc
rất cần thiết để xác định lực lượng lao động nam và nữ, v.v..cũng như nhóm tuổi và các
nhóm dân tộc khác nhau. Ngày nay phụ nữ đã tham gia lao động nhưng đóng góp của họ
cho nền kinh tế vẫn còn hạn chế. Cuộc điều tra lao động việc làm giúp thấy rõ đóng góp của
phụ nữ và các nhóm dân tộc trong lực lượng lao động.
Trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội đã đóng góp 7 chỉ tiêu để giám sát, tính toán và báo cáo. Đó là các chỉ tiêu: (1) Tỷ lệ
phần trăm việc làm trong ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong tổng lực lượng lao
động, (2) tỉ lệ lao động được đào tạo, (3) tỉ lệ thất nghiệp ở vùng thành thị, tỉ lệ sử dụng thời
gian lao động ở nông thôn, (4) số lao động được tuyển dụng ,(5) tỉ lệ lao động nữ giới trong
tổng số công việc mới, và (6) số lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Còn chỉ tiêu thứ
7 về số lao động được đào tạo nghề,được tuyển dụng mới mà theo Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội là rất khó để tính đặc biệt là số lao động được đào tạo ngắn hạn. Những chỉ
tiêu này do nhiều tổ chức cung cấp. Chưa có quy định ai chịu trách nhiệm báo cáo, thu thập

dữ liệu từ các tổ chức này. Nếu gặp khó khăn khi lấy số lao động được đào tạo nghề ngắn
hạn thì chỉ cần lấy số lao động được đào tạo dài hạn. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
nên nêu vấn đề này với Ban chịu trách nhiệm SEDP để xem xét khả năng giúp Bộ thu thập số
liệu từ các tổ chức đào tạo nghề ngắn hạn trong tương lai bằng việc ban hành Quyết định.


V. Đánh giá về đội ngũ cán bộ thống kê và trình độ của cán bộ trong hoạt động thống
kê lao động, thương binh và xã hội
Trang 8

5.1 Thực trạng Cán bộ thống kê ngành lao động, thương binh và xã hội

Vụ Kế hoạch –Tài chính có 1 lãnh đạo Vụ - Tiến sĩ kinh tế chuyên ngành Thống kê
được phân công phụ trách công tác thống kê ở Bộ. Có 4 cán bộ ở bộ phận thống kê của Vụ
kế hoạch – Tài chính có bằng Đại học và bằng Thạc sỹ (xem ở Biểu 1)

Biểu 1 – Số cán bộ thống kê ở Vụ Kế hoạch – Tài chính phân theo bằng cấp cao
nhất đạt được và vị trí công tác
Bằng cao nhất
Cử nhân
Thạc sỹ

Tổng

Chức vụ

Tổng số
Phó trưởng phòng
Chuyên viên chính
Chuyên viên


Trong
đó, Nữ

Số
4

Trong đó,
, Nữ

Tổng

1

1

1

3

Trong
đó, ,
Nữ
1

1

1

Tổng


1

1

1

2

2

Có rất ít cán bộ có chuyên môn về thống kê. Có 10 cán bộ có trình độ cử nhân. Tuy
nhiên, phần lớn đều không phải làm công tác thống kê theo phân công của đơn vị
Biểu 2 – Số cán bộ Thống kê ở các Vụ khác phân theo bằng cấp cao nhất đạt được
Theo trình độ cao nhất

Tổng

Đơn vị
Tổng số
Tổng cục dạy nghề
Vụ Lao động việc làm
Trung tâm tin học
Viện KHLĐ & XH
Văn phòng Bộ

Tổng

Tiến sỹ


Nữ

10

4

Tổng
1

3

1

1

Nữ

Thạc sỹ
Tổng
2

Cử nhân

Nữ
2

2

1
2


Tổng
7

Nữ
2
1

1
1

2

3

1

1

1

1

1

1

1

1


2

Cán bộ làm công tác thống kê ở địa phương là một vấn đề đáng quan tâm. Hiện nay
chưa có một văn bản nào quy định các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Lao
động – Thương binh và Xã hội cấp huyện có cán bộ làm công tác thống kê chuyên trách trong
khi đây là đầu mối quan trọng thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu thống kê tại địa phương. Đối với
cấp Xã cán bộ làm công tác lao động, thương binh và xã hội cũng chỉ ở ½ định xuất cán bộ
văn hoá- xã hội xã. Điều này là khó khăn lớn cho việc triển khai chế độ báo cáo thống kê cơ
sở đối với Bộ và Ngành
5.2

Quan điểm và nhận định
Cán bộ thống kê ở Vụ Kế hoạch – Tài chính cần được giao công tác thống kê vì tất cả
đều tốt nghiệp bằng Cử nhân hoặc cao hơn. Nên để 10 cán bộ có bằng cử nhân thống kê tích
cực tham gia vào Ban kỹ thuật thống kê lao động và thương binh và Ban kỹ thuật thống kê Xã
hội để giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động thống kê lao động-thương binh và xã hội
và cố vấn cho các thành viên của TWG-SS và TWG-QDA về thiết kế biểu mẫu, thiết kế các


công cụ phục vụ điều tra cho các cuộc điều tra sau này và áp dụng các công cụ thống kê vào
phân tích. Đội ngũ này nên tham gia đào tạo các cán bộ không có chuyên ngành về thống kê.
Khi chuẩn bị các chương trình đào tạo hàng năm, Phòng thống kê của Vụ kế hoạch–
Tài chính cần xem lại nguồn số liệu ở cấp tỉnh và huyện để hướng dẫn họ cách đánh giá số
liệu đã thu thập từ xã và tạo điều kiện tổng hợp các số liệu này.
Để xây dựng năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác thống kê, Phòng Thống kê
nên tổ chức các cuộc họp thường xuyên có thể sử dụng một trong những Nhóm Kỹ thuật
làm nơi gặp mặt để trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động thống kê và các vấn đề khác.
Phòng Thống kê cũng nên tổ chức và thực hiện các chương trình đào tạo hàng năm cho đội
ngũ cán bộ thống kê cũng như đội ngũ cán bộ tin học

Để duy trì và nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu của Bộ, Bộ cần cử một hoặc hai cán
bộ tham gia vào các khóa đào tạo về chỉnh sửa, lưu trữ phục hồi số liệu ở trong nước hoặc
ở các nước Châu Á láng giềng. Cán bộ về CNTT cũng có thể tham dự một số khóa đào tạo
về hoàn thiện trang web của Bộ. Mặt khác, để cải tiến công tác viết báo cáo, phân tích và kỹ
năng thiết kế điều tra cho các cán bộ thống kê, cũng xin đề xuất một số khóa đào tạo sau:







Viết báo cáo kỹ thuật/phân tích
Thiết kế điều tra và phương pháp chọn mẫu
Các phương pháp thống kê nâng cao như phân tích đa biến, nghiên cứu dữ liệu
hàng dọc, phân tích theo chuỗi thời gian, v.v.
Sử dụng số liệu thống kê lao động, tàn tật và xã hội trong việc lập chính sách và
ra quyết định
Đào tạo về sử dụng bảng phân ngành quốc tế về các loại bệnh (ICD10)
Sử dụng các phần mềm phân tích như SPSS và STATA

Bộ có thể cử nhiều nhất là hai cán bộ thống kê đi đào tạo trong nước hoặc nếu có
ngân sách thì đi đào tạo ở bất kỳ một nước châu Á nào có tổ chức các khóa đào tạo nói
trên. Nếu ngân sách quá eo hẹp thì bộ có thể thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với TCTK hoặc
bất kỳ trường đại học trong nước nào có khả năng cung cấp các khóa đào tạo thuộc loại
này. Cũng có những phần mềm có thể tải từ internet hoặc có thể mua. Những phần mềm
này có thể dùng để xác định xu thế hoặc tính chất theo mùa của các số liệu chuỗi thời gian.
Xin xem phần phụ lục C để biết các thông tin về các phần mềm này.
Sử dụng chương trình phần mềm SPSS (từ trang web của SPSS), ta có thể:
ƒ

ƒ
ƒ
ƒ
ƒ
ƒ

Truy cập và tổng hợp số liệu từ các nhiều nguồn.
Thu thập một cách hiệu quả số liệu mới
Khám phá ra các mô hình ngay cả với một lượng số liệu rất lớn
Trình bày thông tin dưới dạng đồ họa nhằm giúp hiểu số liệu và thực hiện được
dễ dàng hơn
Chia sẻ thông tin một cách an toàn với các vụ/cơ quan khác
Quản lý các mô hình dự báo như tài sản thông tin

Ngoài ra STATA là một phần mềm thống kê tổng hợp hoàn thiện có thể cung cấp
mọi điều mà bộ cần về phân tích số liệu, quản lý số liệu và đồ họa.


Cả hai phần mềm này đều có công cụ để phân tích theo chuỗi thời gian. Cũng có
những phần mềm khác có thể sử dụng cho các cuộc điều tra/phân tích số liệu thu thập
được.
Bộ cũng có thể gửi cán bộ thống kê tham gia các khoá đào tạo chuyên sâu về thống
kê lao động và xã hội hoặc kinh tế học hoặc các khoá học có liên quan khác bằng cách cấp
học bổng hoặc cho phép những cán bộ có khả năng chi trả học phí bằng tiền túi đi học
nhưng vẫn được hưởng lương. Bộ có thể thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với một trong các
trường đại học trong nước để xây dựng các chương trình đào tạo bằng Thạc sĩ hoặc bằng
Tiến sĩ về thống kê lao động và xã hội và tạo cơ hội cho cán bộ lấy bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ
Cần tăng số lượng cán bộ làm công tác thống kê lao động- thương binh và xã hội ở
cấp xã như đã đề cập trong báo cáo ban đầu. Trong tương lai, Nếu Phòng Thống kê được
tăng cường thêm đội ngũ cán bộ, thì nên tuyển thêm những cán bộ có chuyên môn về toán

và thống kê học để giúp hoàn thành tốt công tác thống kê.
VI. Tóm tắt kết quả nghiên cứu, kết luận và đề xuất
Không giống như 4 bộ kia, Bộ LĐTB&XH đã có kinh nghiệm thực hiện các cuộc điều
tra thường xuyên của bộ, cuộc Điều tra Lao động Việc làm. Mặc dù cuộc điều tra này sẽ được
giao cho TCTK vào năm 2008 nhưng Bộ LĐTB&XH cũng phải xem xét tiến hành các cuộc
điều tra mới để đáp ứng nhu cầu số liệu của bộ.
Bức tranh toàn cảnh của Dự án tăng cường năng lực công tác thống kê cho Bộ
LĐTB&XH như sau:
Bộ phải đẩy mạnh chức năng của đơn vị/phòng thống kê và nâng tầm lên thành cấp
vụ/cục để thực hiện quản lí công tác thống kê của bộ. Trung tâm CNTT và các đơn vị khác
thuộc bộ cần phải hỗ trợ thêm cho vụ/cục thống kê. Vụ/ cục thống kê nên đi đầu trong chức
năng phối hợp để có thể hợp tác chặt chẽ với các vụ/ đơn vị khác thuộc bộ về lưu trữ phục hồi
số liệu và đẩy mạnh việc sử dụng và kết nối CSDL trong bộ và chuẩn bị thực hiện các chương
trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của đội ngũ cán bộ thống kê.
Nếu có thể thực hiện được những điều này thì Cục Thống kê là đơn vị có thể khởi
xướng thành lập Ban Kỹ thuật Thống kê Lao động và Thương binh (TC-LIS). Ban Kỹ thuật
thống kê xã hội (TC-SAS) và Nhóm Kỹ Thuật là nơi để thảo luận những vấn đề liên quan
đến công tác thống kê lao động – thương binh và xã hội và chuẩn bị các tài liệu hướng dẫn,
thủ tục, đánh giá chất lượng số liệu và phân tích. Để hỗ trợ Ban Kỹ thuật đưa ra những kết
quả và quyết định thì Bộ cần phải trang bị thêm cho cục/vụ thống kê và các vụ khác thiết bị
và các tài liệu cũng như xây dựng nguồn nhân lực.
Biểu 3 dưới đây sẽ trình bày kết luận và đề xuất về những vấn đề đã nêu trong báo
cáo.


Trang 10

Biểu 3 – Đề xuất tăng cường năng lực thống kê cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Vấn đề
1. Chức năng phối hợp của bộ không đề

cập đến “ phối hợp để tạo điều kiện
thuận lợi thực hiện hiệu quả các hoạt
động thống kê”

Các đơn vị có
liên quan
Phòng Thống kê Vụ Kế
hoạch – Tài chính

Mục tiêu
1. Tăng cường năng lực Phòng
Thống kê và xem đây là đầu
mối quan trọng làm công tác
thống kê thuộc lĩnh vực lao
động, người có công và xã hội
của Bộ

Đề xuất hoạt động
Ngắn hạn
1. Tăng cường năng lực Phòng
Thống kê và nâng tầm lên thành
cấp Vụ/cục để đảm nhiệm công
tác thống kê của bộ.
2. Bộ nên chỉ rõ chức năng phối hợp
của Phòng Thống kê bao gồm các
nhiệm vụ khác, đó là phối hợp với
các đơn vị khác trong Bộ để chia sẻ
thông tin, góp ý v.v..
3. Phòng Thống kê nên quản lý số liệu
thống kê của Bộ, các hoạt động và

bất cứ công việc gì liên quan đến
thống kê. Vì vậy cần cần đi đầu
trong chức năng phối hợp lưu trữ,
phục hồi số liệu cho Phòng thống
kê.
4. Chức năng được khuyến nghị cuối
cùng cho Phòng thống kê là chuẩn
bị và tiến hành chương trình/ kế
hoạch đào tạo hàng năm cho đội
ngũ cán bộ làm công tác thống kê ở
các cấp hoặc cung cấp nguồn
thông tin.

2. Về Cuộc điều tra Dân số và Lao động
2.1. Nội dung cuộc điều tra lao động việc
làm không phản ánh Cung lao động

Vụ Kế hoạch – Tài chính
của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
phối hợp với Tổng Cục
Thống kê và các vụ
thống kê được đề cập
trong đề xuất

1. Tìm thêm các phương án để
thu thập số liệu về Cung lao
động

1. Cần phải có một cuộc điều tra nữa
do Phòng Thống kê của Bộ

LĐTB&XH thực hiện để thu thập
số liệu về cung lao động và giá lao
động; nhưng cuộc điều tra này
không được đối lập với cuộc điều
tra của TCTK.

Dài hạn


Trang 11

Biểu 3 – Đề xuất tăng cường năng lực thống kê cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Vấn đề

Các đơn vị có
liên quan

Mục tiêu

2.2 Dàn mẫu đã lạc hậu
.

Vụ Kế hoạch – Tài chính
của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
và các Vụ thống kê được
đề cập trong đề xuất

1. Thu thập số liệu chính xác
bằng cách cập nhật danh sách

hộ gia đình ở đơn vị mẫu đầu
tiên
2. Cập nhật danh sách các hộ
gia đình ở các đơn vị mẫu đầu
tiên

2.3 Kết quả phải được công bố ở phạm
vi toàn quốc và tỉnh. Tham số thống
kê không được công bố trong suốt
quá trình xử lý và công bố kết quả kể
từ năm 2006.

Vụ Kế hoạch – Tài chính
của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
và các vụ thống kê đựơc
đề cập trong đề xuất

1. Tính toán và công bố tham số
thống kê hướng dẫn người sử
dụng số liệu cách ước tính ở
cấp tỉnh

Đề xuất hoạt động
Ngắn hạn

Dài hạn
1. Xác định hiệu quả của việc cập nhật
địa bàn điều tra mẫu hàng năm và
quy trình sử dụng 20% hộ gia đình
mới và giữ lại 80% hộ gia đình cũ

về độ chính xác và tin cậy của kết
quả Cuộc điều tra Lao động việc
làm bằng cách đánh giá phương
pháp ước tính đã dùng để xem liệu
đã có thay đổi đáng kể nào khi đưa
ra yếu tố cho cả 2 giai đoạn và đánh
giá xem liệu số liệu ước tính có
vượt quá hay thấp hơn so với kết
quả cuộc điều tra. Điều này có thể
thực hiện được bằng cách so sánh
kết quả của tất cả các cuộc điều tra
trong 12 năm.

1. Cần cảnh báo cho người sử dụng
số liệu về độ tin cậy của một số số
liệu ở cấp tỉnh bằng cách công bố
sai số chuẩn t, hệ số phương sai và
95% độ tin cậy của các số liệu thu
thập Có một số phần mềm có sẵn
để tính toán các tham số này.


Trang 12

Biểu 3 – Đề xuất tăng cường năng lực thống kê cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Vấn đề

Các đơn vị có
liên quan


Mục tiêu

2.4 Bộ số liệu gốc chưa được khai thác
và xâu chuỗi giữa các năm một cách
hệ thống. .

Vụ Kế hoạch – Tài chính
của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
và các vụ thống kê được
đề cập trong đề xuất

1. Nhằm xác định khả năng xâu
chuỗi 12 chuỗi số liệu lao động.

2.5 Tổng cục Thống kê tiến hành các
cuộc điều tra với nội dung tương tự như
Điều tra Lao động và Việc làm.

Vụ Kế hoạch – Tài chính
của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
và các vụ thống kê được
đề cập trong đề xuất

1. Tránh điều tra chồng chéo và
số liệu thống kê về lao động
thiếu thống nhất.

Đề xuất hoạt động
Ngắn hạn
1. Có thể sử dụng việc phân tích theo

chuỗi thời gian để xác định xu hướng
số liệu từ Cuộc điều tra Lao động Việc
làm. Tuy nhiên nếu mục đích của việc
xâu chuỗi số liệu gốc trong các cuộc
điều tra trước đây là để nghiên cứu số
liệu hàng dọc thì đây là một việc làm
nhàm chán, không chỉ về mặt tính
toán mà còn về mặt xác định hộ gia
đình mẫu được dùng trong các cuộc
điều tra trước đây và bây giờ. Trước
hết cần phải xem lại bộ số liệu gốc
của các cuộc điều trước đây và việc
thay đổi hộ gia đình mẫu . Phụ thuộc
vào mục tiêu của nghiên cứu hàng
dọc mà chọn năm thích hợp để tiến
hành điều tra nhằm sử dụng lại hộ gia
đình mẫu.
1. Vấn đề là việc công bố muộn số
liệu của TCTK. Điều này tạo ra sự
nhầm lẫn cho những người sử dụng
tin. Tuy nhiên điều này lẽ ra đã được
giải quyết bằng cách đưa ra những lời
giải thích phù hợp và kết quả của
Cuộc điều tra Lao động Việc làm
được à tình hình lực lượng lao động
đến tháng 4/2006 trong khi kết quả
SEU l là Tình hình Lực lượng Lao
động đến tháng 07 năm 2006

Dài hạn



Trang 13

Biểu 3 – Đề xuất tăng cường năng lực thống kê cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Vấn đề

Các đơn vị có
liên quan

3. Chưa có quy định về việc chuẩn
hóa, nội dung, phương pháp tính
toán, nguồn số liệu của từng chỉ
tiêu. Chưa có quy định chế độ báo
cáo thống kê tổng hợp, chế độ báo
cáo thống kê cơ sở cho việc thu
thập các chỉ tiêu đưa ra trong hệ
thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và
danh sách các cuộc điều tra quốc
gia chưa được cung cấp. Những
cuộc điều tra này đều giao cho Tổng
cục Thống kê như đã thỏa thuận.

Tất cả các bộ/ngành
liên quan, trong đó Bộ
Lao động Thương
binh và Xã hội chủ trì
cuộc họp và thảo luận

4 Thiếu CSDL cho hệ thống thông

tin báo cáo

Vụ Kế hoạch Tài
chính và các vụ/cục
khác trong Bộ Lao
động Thương binh và
Xã hội

Mục tiêu
1. Giải quyết vấn đề này
nhằm tạo điều kiện cho việc
tính toán và chế độ báo cáo
của các chỉ tiêu trong Hệ
thống chỉ tiêu thống kê quốc
gia.

1. Thiết lập hệ thống CSDL
thống kê về lao động,
thương binh và xã hội

Đề xuất hoạt động
Ngắn hạn

Dài hạn

1. Những vấn đề này nên được
giải quyết trong các hội thảo của
chương trình điều tra TK quốc gia
Trong hội thảo, nên nhắc nhở về
trách nhiệm của Tổng cục Thống

kê và các bộ khác trong việc đưa
ra những quy định và hướng dẫn
công bố các chỉ tiêu trong hệ
thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.

2. Phòng Thống kê của Bộ LĐTB&XH
nên tích cực tham gia hội thảo. Phòng
có thể đề xuất cácnhu cầu số liệu về
cung lao động và giá lao động trong hội
thảo.
1. Vụ/cơ quan CNTT của Bộ
LĐTB&XH đã xây dựng một hệ
thống CSDL chính cho bộ nhưng hệ
thống này chưa lưu trữ đầy đủ mọi
thông tin thống kê mà bộ thu thập
được. Hệ thống CSDL phải được
Trung tâm CNTT xây dựng, duy trì
và nâng cấp. và nên đặt tại vụ thống
kê. Tất cả dữ liệu mà các vụ khác
trong bộ thu thập được phải được
lưu trữ trong CSDL chính.
Trung tâm CNTT nên nối kết CSDL
chính với các CSDL khác của các
vụ/đơn vị trong bộ (nếu có) để tạo điều
kiện thuận lợi cho việc tiếp cận (
truyền tải và lấy) dữ liệu. Máy chủ
có chứa CSDL chính nên cung
cấp tất cả các file

1. Đào tạo 1 hoặc 2 cán bộ về

lưu trữ hoặc sắp xếp dữ liệu và
trang bị/ nâng cấp các máy tính
có khả năng lưu trũ/ phục hồi
dung lượng dữ liệu lớn và đào
tạo cho các cán bộ này về bất cứ
phần mềm dùng để chỉnh sửa và
lưu trữ số liệu . Điều này có thể
thực hiện được thông qua mối
quan hệ mật thiết của TCTK với
bất cứ bộ hoặc văn phòng nào
để tổ chức khoá đào tạo. Nếu có
kinh phí thì có thể gửi cán bộ đi
đào tạo ở các nước Đông Nam
Á. .
Bắt đầu phát triển hệ thống
CSDL bằng cách ủy quyền cho
Phòng Thống kê của Vụ Kế
hoạch Tài chính đóng vai trò chủ


chốt, với sự hỗ trợ của các
phòng ban / vụ trực thuộc bộ, và
là kho chứa tất cả nguồn thông
tin trong bộ.
2. Thành lập Nhóm Kỹ thuật phụ
trách hệ thống CSDL, bao gồm
những cán bộ tuyển chọn từ Vụ
Kế hoạch Tài chính và các
phòng ban/vụ khác.
5. Cải thiện các chỉ tiêu của Bộ

LĐTB&XH trong Hệ thống chỉ tiêu thống
kê quốc gia/ Phát triển kinh tế - xã hội

Tất cả các vụ/ đơn vị của
Bộ LĐTB&XH

Cải thiện các chỉ tiêu trong Hệ
thống chỉ tiêu thống kê
quốc gia/Phát triển kinh tế
- xã hội cũng như hệ thống
chỉ tiêu của bộ.

.1. Phân tích các chỉ tiêu khác theo
tuổi và dân tộc
2. Còn chỉ tiêu thứ 7 của Bộ
LĐTB&XH trong việc Phát triển
kinh tế - xã hội là chỉ tiêu về số
lao động được đào tạo nghề được
tuyển dụng mới mà theo Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội là
rất khó để tính đặc biệt là số lao
động được đào tạo ngắn hạn.
Chưa có quy định ai chịu trách
nhiệm báo cáo, thu thập dữ liệu từ
các tổ chức này. Chỉ cần lấy số
lao động được đào tạo dài hạn.
Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội nên nêu vấn đề này với
Ban chịu trách nhiệm Kế hoạch
Phát triển kinh tế - xã hội để xem

xét khả năng giúp Bộ thu thập số
liệu từ các tổ chức đào tạo nghề
ngắn hạn trong tương lai.


Trang 14

Biểu 3 – Đề xuất tăng cường năng lực thống kê cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Vấn đề
6. Thiếu đội ngũ cán bộ có kiến
thức về thống kê đặc biệt ở cấp xã
và chưa có khoá đào tạo nào cho số
cán bộ này

Các đơn vị có
liên quan
Vụ Kế hoạch Tài
chính và các vụ/cục
khác trong Bộ Lao
động Thương binh và
Xã hội

Mục tiêu
1. Đào tạo đội ngũ cán bộ
trong lĩnh vực thống kê .

Đề xuất hoạt động
Ngắn hạn
1. Phòng thống kê của Vụ kế
hoạch – Tài chính khi chuẩn bị

các chương trình đào tạo hàng
năm cần xem lại nguồn số liệu ở
cấp tỉnh và huyện để hướng dẫn
họ cách đánh giá số liệu đã thu
thập từ xã và tạo điều kiện tổng
hợp các số liệu này
2. Để nâng cao năng lực cho đội
ngũ cán bộ làm công tác thống
kê, Phòng Thống kê nên tổ chức
các cuộc họp thường xuyên có
thể sử dụng một trong những
Nhóm Kỹ thuật làm nơi gặp mặt
để trao đổi kinh nghiệm trong
công tác thống kê và các vấn đề
khác. Phòng Thống kê cũng nên
tổ chức và thực hiện các chương
trình đào tạo hàng năm cho đội
ngũ cán bộ thống kê cũng như
đội ngũ cán bộ tin học
3. Tổ chức
thực hiện các
chương trình đào tạo để cập nhật
kiến thức thống kê
4. Đội ngũ cán bộ có bằng Cử
nhân thống kê có thể đào tạo đội
ngũ cán chưa có trình độ về
thống kê

Dài hạn
1. Bổ nhiệm cán bộ cấp xã chịu trách

nhiệm công tác thống kê về lao
động-thương binh và xã hội và viết
báo cáo ban đầu
2.Trong tương lai, Nếu Phòng
Thống kê được tăng cường
thêm đội ngũ cán bộ, thì nên
tuyển thêm những cán bộ có
chuyên môn về toán và thống
kê học để giúp hoàn thành tốt
công tác thống kê
3. Đào tạo đội ngũ cán bộ viết báo
cáo kỹ thuật/ phân tích và các
chương trình đào tạo khác.
4. Đào tạo chuyên sâu về thống kê
lao động và xã hội và các ngành
khoa học xã hội có liên quan
5. Việc đào tạo chuyên sâu có thể
thực hiện trong nước ( thông qua
mối quan hệ mật thiết với TCTK
hoặc một trường đại học để tổ
chức đào tạo) hoặc gửi đi đào tạo ở
nước ngoài nếu có kinh phí.


7. Cơ cấu tổ chức của cơ quan thống kê
trong các bộ và ngành.

8. Những vấn đề nảy sinh trong công tác
thống kê về lao động-thương binh và
xã hội


Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội

Phòng Thống kê

1. Thông báo vai trò cụ thể của
đội ngũ cán bộ thống kê

• Giải quyết những vấn đê
về “ tổ chức công tác
thống kê. Xác định nhu
cầu số liệu của các vụ có
liên quan đến công tác
thống kê và công tác thống
kê phải đáp ứng những
nhu cầu này.
• Hỗ trợ các vụ trong việc
lập kế hoạch và chuẩn bị
cho các hoạt động thống
kê được xác định này.

1.Phòng Thống kê không chỉ cố vấn
cho các nhà sử dụng số liệu hoặc
xuất bản niên giám hoặc các ấn phẩm
khác mà còn tổ chức hội nghị đánh
giá cho các nhà sử dụng số liệu lao
động-thương binh và xã hội. Trong
việc đánh giá số liệu nhà sử dụng số
liệu nên học cách sử dụng và nhận

thấy tầm quan trọng của số liệu,
những hạn chế, số liệu sẵn có và
cách tiếp cận số liệu từ bộ

1. Ở một số nước, tổ chức/cơ
quan thống kê của các bộ ngành
thường đóng vai trò chính trong
việc thực hiện các hoạt động
thống kê. Tổ chức thống kê hầu
hết thường được đặt ở cấp
vụ/cục để có cùng một cấp (hoặc
hầu như cùng một cấp) với các
đối tác trong cơ quan thống kê
quốc gia. Trong Vụ/cục này có
một bộ phận CNTT và các đơn vị
khác để hỗ trợ cho hoạt động
thống kê chẳng hạn như bộ phận
xuất bản, hành chính…Các cán
bộ thống kê tham gia vào tất cả
các lĩnh vực của công tác thống
kê từ lập kế hoạch và phổ
biến/công bố các thông tin cho
người sử dụng tin.
1. Thành lập Ban Kỹ thuật thống kê lao
động-thương binh (TC-LIS) và Ban Kỹ
thuật Thống kê Xã hội (TCSAS) và các
Nhóm Kỹ thuật (TWGs).

Ban Kỹ thuật sẽ thảo luận các
vấn đề về công tác thống kê.


Nhóm Kỹ thuật sẽ chuẩn bị các
tài liệu cần thiết – các biểu
bảng thống kê, định nghĩa,,
khái niệm và các thuật ngữ
được dùng, các vấn đề gặp
phải...


PHỤ LỤC A
HỆ THỐNG CHỈ TIÊU CỦA BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI


MÃ SỐ

NHÓM, TÊN CHỈ TIÊU

PHÂN TỔ CHỦ YẾU

NGUỒN SỐ
LIỆU

KỲ
CÔNG
BỐ

CƠ QUAN CHÍNH CHỊU
TRÁCH NHIỆM THU THẬP,
TỔNG HỢP


1. Lao động - việc làm
101

Số lao động người nước
ngoài được cấp phép
trong kỳ

quốc tịch, giới tính, trình độ chuyên
môn, ngành kinh tế, loại hình kinh tế,
tỉnh/thành phố

Báo cáo thống kê

năm

Vụ Lao động - Việc làm

102

Số lao động làm việc có
thời hạn ở nước ngoài vi
phạm hợp đồng trong
năm ở nước ngoài

giới tính, lao động phổ thông, lao
động có nghề, thị trường

Báo cáo thống kê

năm


Cục Quản lý lao động ngoài
nước

103

Số lao động làm việc có
thời hạn ở nước ngoài kết
thúc hợp đồng về nước

giới tính, lao động phổ thông, lao
động có nghề, thị trường

Báo cáo thống kê

năm

Cục Quản lý lao động ngoài
nước

104

Số đơn vị được cấp phép
hoạt động xuất khẩu lao
động
Số người bị tai nạn lao
động được trợ cấp, bồi
thường
Số lao động mắc bệnh
nghề nghiệp được bồi

thường
Số lượng và tỷ lệ lao
động phải làm việc trong
điều kiện nặng nhọc, độc
hại

loại hình kinh tế, tỉnh/thành phố

Báo cáo thống kê

năm

Cục Quản lý lao động ngoài
nước

giới tính, ngành kinh tế, được trợ
cấp, được bồi thường, tỉnh/thành
phố
giới tính, ngành kinh tế, tỉnh/thành
phố

Báo cáo thống kê

năm

Cục An toàn lao động

Báo cáo thống kê

năm


Cục An toàn lao động

giới tính, loại hình kinh tế, ngành
kinh tế, tỉnh/thành phố

Điều tra thống kê

5 năm

Cục An toàn lao động

105

106

107


×