Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN vận dụng tư tưởng HCM vào dạy lịch sử THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.56 KB, 22 trang )

LỒNG GHÉP GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT

I. Đặt vấn đề:
“ Trồng người” một nhiệm vụ thiêng liêng và cao quý của sự nghiệp giáo
dục đã được Đảng và Nhà nước xác định là: “Quốc sách hàng đầu”. Trong luật
giáo dục Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 2/12/1998 đã nêu “ Mục tiêu
giáo dục là đào tạo ra con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri
thức, sức khỏe, thẩm mỹ về nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực
của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ”.
Sinh thời, Bác Hồ trong thư gửi thầy, cô giáo và học sinh nhân ngày khai
giảng đầu tiên của một nước nhà độc lập. Người viết “…trong công cuộc kiến
thiết đó non sông chờ đợi ở các cháu rất nhiều. Non sông Việt Nam có được trở
nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có trở nên vẻ vang sánh vai với các
cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ phần lớn trong công học tập
của các cháu”.
Để đạt được mục tiêu giáo dục của Đảng và nhà nước ta, nguyện vọng hoài bão
lớn của Bác Hồ, nhất là trong công cuộc CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc
tế hiện nay đòi hỏi bất cứ người giáo viên, bộ môn nào cũng phải không ngừng
nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của người thầy giáo, không
ngừng học hỏi, cải tiến phương pháp, nghiệp vụ giảng dạy góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục, qua đó góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách của học sinh.
Là một giáo viên dạy môn lịch sử, bản thân tôi đã không ngừng tìm tòi nhằm
đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học. Ngoài việc ứng dụng công nghệ thông tin
1


vào trong dạy học thì một phương pháp khác mà bản thân tôi thấy cần áp dụng
để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và đạo đức cho học sinh đó là:
“ Lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh vào dạy học lịch sử ở


trường THPT”. Vì:
Thứ nhất: Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức
của dân tộc, là sự kế thừa và phát triển những tư tưởng đạo đức tốt đẹp, truyền
thống của nhân loại, cả phương Đông và phương Tây. Đặc biệt là sự tiếp thu có
chon lọc chủ nghĩa Mác-Lênin.
Thứ hai: Hiện nay chất lượng học tập bộ môn lịch sử ở trường phổ thông ngày
càng xuống thấp, hiện tượng học sinh thi Đại học môn lịch sử bị hàng ngàn điểm
0 đang là hồi chuông báo động. Ngoài ra vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh
trong nhà trường vẫn chưa đạt được hiệu quả, hiện tượng bạo lực học đường
ngày càng phổ biến, hiện tượng học sinh bỏ giờ vô lễ với Bố mẹ- thầy cô giáo
ngày càng gia tăng…
Thứ ba: Môn lịch sử đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho
học sinh, giáo dục học sinh lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lòng
biết ơn ông cha ta đã đổ bao mồ hôi, xương máu mới có được cuộc sống tốt đẹp
như ngày hôm nay. Giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã
hội…
Thứ tư: Trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay, trước những âm mưu, thủ
đoạn mới của kẻ thù trong việc thực hiện chiến lược “ diễn biến hòa bình”, “bạo
loạn lật đổ”, những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật về Bác Hồ về Đảng
Cộng sản Việt Nam; phá hoại chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của
nhà nước. Vì vậy cần chú trọng việc bồi dưỡng, giáo dục đạo đức cách mạng,
đặc biệt là tư tưởng Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ.
Vì vậy, giáo viên dạy lịch sử cần phải lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức
Hồ Chí Minh trong từng tiết dạy để học sinh thấm nhuần tư tưởng đạo đức của
2


Bác. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác để sau này trở thành
những công dân có đủ phẩm chất cách mạng, có tinh thần yêu nước, yêu chủ
nghĩa xã hội góp phần xây dựng quê hương, đất nước.


II. Giải quyết vấn đề:
1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
Cung cấp cho học sinh những mẩu chuyện, tư tưởng và hành động cụ thể về
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Từ đó, vận dụng những kiến thức đã học để
làm “mềm” hóa tiết giảng. Sự kính trọng, yêu mến Bác, làm cho các em khi bước
vào tiết giảng tập trung cao hơn. Con đường nhanh nhất cho học sinh tiếp cận,
tình yêu quê hương đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội; yêu cái thiện, cái đẹp, và trân
trọng nâng niu gìn giữ nó. Tất cả đều nằm trong nội hàm tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh. Qua từng phần, mục, dùng những câu nói của Bác kết luận; Những
mẩu chuyện của Bác định hướng cho các em.
Học hỏi, kế thừa phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, họ tộc,
quê hương, Tổ quốc Việt Nam. Từ đó, xây dựng cho các em lòng tự hào dân tộc,
tự tôn dân tộc. Hình thành lí tưởng sống, “ mọi người vì mình và mình vì mọi
người”. Có khát vọng vươn lên, đền ơn, đáp nghĩa…có nghĩa vụ với những
người đã ngã xuống cho cuộc sống yên bình hôm nay.
Có thái độ đấu tranh kiên quyết với những thói hư tật xấu. Xây dựng cho
các em một niềm tin, lối sống cao đẹp, vươn đến mục tiêu trong sáng, lành mạnh,
nhân ái, cao thượng .
2. Thực trạng của vấn đề:
Có thể nói trong nhiều năm nay, học sinh đầu tư cho các môn học xã hội nói
chung, môn lịch sử nói riêng có phần hạn chế. Vố môn Sử là môn có nhiều nội
dung sự kiện, nhiều khái niệm… đòi hỏi học sinh phải ghi nhớ nhiều ( mất nhiều
thời gian để học), trong khi thời gian giành cho môn học ở trường lại rất ít. Nếu
giáo viên không chịu khó nghiên cứu đầu tư, khi lên lớp dễ gây sự nhàm chán,
3


khô khan cho học sinh. Mặt khác môn lịch sử vốn luôn bị coi là môn phụ, là môn
thi của những người không học được khối A, B, D và là môn của những người

học “thuộc lòng”… đã đưa đến việc cách học cho chiếu lệ, qua loa của học sinh,
làm cho môn học vốn đã khó càng khó hơn.
Bên cạnh đó, sự lên ngôi của các ngành kinh tế, kỹ thuật và công nghệ ở bậc
đại học trong những năm qua cũng góp phần làm hạ thấp vai trò của môn lịch sử
nói riêng và các môn khoa học xã hội và nhân văn nói chung. Ngày càng ít học
sinh có năng lực đam mê hoặc có mong muốn theo học môn lịch sử.
Xu hướng này có lẽ đi ngược với xu hướng phát triển của những nền giáo dục
tiên tiến. Chúng ta không học đâu xa, hãy nhìn sang Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Thái Lan… Đó là những nền giáo dục biết coi trọng môn lịch sử thể hiện
qua việc sản xuất và xuất khẩu được nhiều bộ phim lịch sử của nước mình. Có
được điều đó xuất phát từ việc nhà nước, xã hội và nhà trường nhận thức đúng
đắn về tầm quan trọng của giáo dục lịch sử dân tộc.
Hiện nay đất nước ta đang đấy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, tiến
nhanh, tiến mạnh trên con đường XHCN. Từng bước hội nhập quốc tế để đưa
nước ta trở thành nước công nghiệp, sánh vai cùng với các cường quốc năm
châu, thực hiện mục tiêu của Đảng là “Xây dựng thành công CNXH và bảo vệ
vững chắc nước Việt Nam XHCN” Học sinh khi ra trường phải là người vừa có
tài, có đức “ vừa hồng, vừa chuyên”.
Cùng với các môn văn, GDCD…thì giáo dục đạo đức cho học sinh qua tiết học
lịch sử là rất quan trọng. Vì môn lịch sử xuyên suốt tiến trình lịch sử của dân tộc,
mỗi thời đại đều xuất hiện những anh hùng dân tộc có đầy đủ phẩm chất đạo đức
để giữ gìn nền độc lập của Tổ quốc đưa đất nước ta phát triển. Tiêu biểu trong
các vị anh hùng dân tộc đó là chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ kính yêu của dân
tộc. Người đã dâng hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng. Người là kết tinh
các phẩm chất cao đẹp của dân tộc ta suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ
4


nước. Người đã đi xa nhưng Người đã để lại cho dân tộc một di sản tinh thần hết
sức to lớn trên mọi lĩnh vực. Những tư tưởng của Người là “ Kim chỉ nam” cho

mọi hoạt động của Đảng và nhà nước ta. Hiện nay toàn Đảng, toàn quân, toàn
dân đang thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Là giáo viên dạy học lịch sử, qua nhiều năm kinh nghiệm, tôi nhận thấy
rằng việc lồng ghép giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh trong các bài giảng
là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao được tư tưởng đạo đức cách mạng cho học
sinh. Bởi vì cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác đã đi suốt quá trình lịch sử
cứu nước của dân tộc. Tư tưởng của Người còn định hướng cho mọi hoạt động
của Đảng và nhà nước ta trong công cuộc đổi mới hiện nay.
Trước những biến động phức tạp của thế giới. Một bộ phận cán bộ, Đảng viên
với lối sống tha hóa, suy thoái về đạo đức, đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín
của Đảng, niềm tin của nhân dân. Vì vậy để giáo dục thế hệ trẻ tin tưởng vào sự
lãnh đạo của Đảng, có lối sống lành mạnh, tinh thần yêu nước, yêu CNXH sâu
sắc thì việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức của Bác trong dạy lịch sử góp
phần hình thành nhân cách, lối sống của học sinh.
3. Đối tượng, cơ sở, nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu.
3.1/ Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh các lớp khối 12 Trường THPT Trần Ân Chiêm.
3.2/ Cơ sở nghiên cứu:
Các tác phẩm:
- Cuộc đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh của Trần Dân Tiên.
- Kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh
- Tác phẩm văn của chủ tịch Hồ Chí Minh( Hà Minh Đức)
- Các chuyên đề về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh(Nxb chính trị quốc gia)
Và các tài liệu liên quan đến cuộc đời hoạt động của Bác
- Sách báo, ti vi, phim ảnh tư liệu lịch sử.
5


- Bảo tàng, di tích lịch sử, nhà truyền thống và đặc biệt là qua các bài dự thi
tìm hiểu lịch sử

- Sách giáo khoa lịch sử 12.
- Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh…
3.3/ Nguyên tắc nghiên cứu:
- Cần xác định rõ rằng, đây là dạy học bộ môn lịch sử, không phải dạy về tiểu sử
Hồ Chí Minh .
- Dựa theo “chuẩn kiến thức, kĩ năng và hướng thái độ” của các môn học ở
trường phổ thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Nắm vững những nguyên tắc phương pháp luận về sư phạm: khai thác sự kiện,
kết luận sự kiện, vận dụng sáng tạo
- Bồi dưỡng kỹ năng, phát huy tính tích cực của học sinh
- Tuân thủ những nguyên lý giáo dục nói chung : học đi đôi với hành, tự nguyện
tự giác, nói đi đôi với làm, nêu gương sáng, tạo môi trường giáo dục lành mạnh,
nhà trường gắn liền với xã hội
- Phải tạo điều kiện cần thiết về thiết bị, đổi mới phương pháp dạy học,…
3.4/ Phương pháp nghiên cứu:
-Trao đổi với học sinh
-Điều tra bằng phiếu, bài thu hoạch qua các đợt vận động “ Học tập và làm
theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh”
-So sánh đối chiếu
4. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
4.1/ Sự chuẩn bị của giáo viên:
Đối với công việc dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng. Việc chuẩn bị
của giáo viên là vô cùng cần thiết. Ngoài việc xác định mục đích, yêu cầu, đồ
dùng dạy học liên quan đến bài dạy. Giáo viên còn dự kiến cho bài dạy, dạy mục
nào, chuẩn bị đồ dùng dạy học gì, kiến thức cho mục đó ra sao… Đối với những
6


bài dạy liên quan đến việc vận dụng, tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thì
giáo viên phải xác định nội dung cần tích hợp, thời điểm tích hợp, cách lồng

ghép như thế nào cho phù hợp với bài dạy…Trong một bài dạy có thể dùng hình
ảnh tư liệu, phim tư liệu, kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh, trích dẫn những câu
nói của Bác hoặc trích dẫn những danh nhân, tư liệu văn học, thơ văn, tư liệu âm
thanh, âm nhạc về Bác để giáo dục tư tưởng của Bác đối với học sinh. Bởi vì tư
tưởng đạo đức của Bác là vô cùng rộng trên nhiều lĩnh vực… Giáo viên phải biết
chọn lọc, linh hoạt vận dụng một tư tưởng nào đó để tích hợp vào bài dạy. Khi áp
dụng phương pháp nào thì giáo viên phải chú ý đến thời gian phân bố trong tiết
học. Tuyệt đối giáo viên không được“Tham” kiến thức, sa đà. Tránh tình trạng
biến giờ dạy lịch sử thành tiết kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh.
Những biện pháp mang lại hiệu quả trong việc lồng ghép đó là: biện pháp sử
dụng tư liệu lịch sử, biện pháp thuyết trình, sử dụng kênh hình, bài tập tự học ,
kiến thức liên môn và sử dụng băng hình…
Có nhiều dạng kiểu và phương tiện tích hợp như: Sử dụng khi vào bài mới,
trong từng đơn vị kiến thức, trong từng bài học….
4.2/Một vài nội dung về lồng ghép, giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
trong môn lịch sử Lớp 12.
Bài 12:PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1919 -1925
-Chủ đề giáo dục: giáo dục tinh thần vượt qua mọi khó khăn gian khổ quyết
tâm tìm đường cứu nước. GPDT.
-Mức độ lồng ghép: Qua khai thác mục 3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.
( sự kiện bắt gặp luận cương của Lênin)
Bài13: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1925 -1930
-Chủ đề giáo dục: Ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân.
-Mức độ giáo dục: Qua khai thác mục 1. Hội Việt nam Cách Mạng thanh Niên.
Mục II.Đảng Cộng Sản Việt nam ra đời.
7


Bài 16: PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA
THÁNG TÁM (1939 – 1945)……

-Chủ đề giáo dục: Ý thức trách nhiệm với đất nước. Giáo dục công lao to lớn
của Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945.
- Mức độ : Liên hệ
-Nội dung : -Trước thời cơ cách mạng đã chín muồi Hồ Chí Minh đã chủ trì Hội
nghị toàn quốc của Đảng (14 đến 15/8/1945) quyết định phát động Tổng khởi
nghĩa trong cả nước.
-Đại hội quốc dân Tân Trào đại diện cho ý chí nguyện vọng của toàn dân, nhất trí
tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Mặt trận Việt
Minh,lập Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam, quyết định quốc kì, quốc ca.
-Khi cách mạng thắng lợi Hồ Chí Minh đã đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (2/9/1945)
Bài 17:

NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ TỪ SAU NGÀY 2-9-

1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19-12-1946.
-Chủ đề giáo dục: Ý thức trách nhiệm với đất nước,tinh thần đấu tranh, lòng
yêu nước.
-Mức độ lồng ghép: -Liên hệ qua các hoạt động chống giặc đói, giặc dốt, khó
khăn về tài chính và việc chống ngoại xâm, nội phản.
-Nội dung: -Liên hệ vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn này.
- Khai thác nội dung tuyên ngôn độc lập
Bài 18:

NHỮNG NĂM ĐẦU CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC ( 1946

– 1950).
-Chủ đề giáo dục: Ý thức trách nhiệm với đất nước
-Mức độ lồng ghép: Liên hệ qua hình ảnh Bác Hồ trực tiếp tham gia chiến
đấu ở chiến dịch biên giới 1950


8


Bài 19: BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP( 1951 – 1953)
-Chủ đề giáo dục: Ý thức trách nhiệm với đất nước, tinh thần yêu nước
quyết tâm chống Pháp của Người
-Mức độ lồng ghép: - Liên hệ
- Nội dung : Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã đưa cuộc kháng chiến chống Pháp phát triển. Với các sự kiện Hồ
Chí Minh trực tiếp ra trận ở chiến dịch Biên giới 1950, Bác tham gia chủ trì đại
hội toàn quốc lần thứ hai của Đảng (1951)… giáo dục tinh thần không sợ hi
sinh, gian khổ trực tiếp tham gia chiến dịch, xây dựng đường lối cho cách mạng
Việt Nam trong Đại hội Đảng lần thứ hai.
Bài 20: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
KẾT THÚC (1953-1954)
-Chủ đề giáo dục: Ý thức trách nhiệm với đất nước,tinh thần đấu tranh, tấm
gương tận tuỵ vì cách mạng của Bác
-Mức độ lồng ghép: - Liên hệ hình ảnh Bác cùng Bộ Chính Trị bàn kế hoạch
đánh Điện Biên Phủ
Bài 21:

XÂY DỰNG CNXH Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ

QUỐC MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954 – 1965)
-Chủ đề : Giáo dục tinh thần lao động, tinh thần chiến đấu cho học sinh
-Mức độ lồng ghép: Liên hệ hình ảnh của Bác trong xây dựng CNXH ở miền
Bắc và vai trò của Bác trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ ba (9-1960).
Bài 22:


NHÂN DÂN HAI MIỀN TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG ĐẾ

QUỐC MỸ XÂM LƯỢC….. (1965 – 1973)
-Chủ đề giáo dục: Ý thức trách nhiệm với Đảng với dân,tinh thần đấu tranh,
lòng yêu nước.

9


-Mức độ lồng ghép: Liên hệ với những tuyên bố của Bác, với di chúc thiêng
liêng của Bác.
Bài 24: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU SAU THẮNG LỢI CỦA
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ, CỨU NƯỚC 1975.
- Chủ đề giáo dục: Giáo dục tinh thần đoàn kết của Hồ Chí Minh.
-Mức độ lồng ghép : Liên hệ
- Nội dung: Thông qua sự kiện thống nhất đất nước về mặt Nhà nước
Bài 25: VIỆT NAM XÂY DỰNG CNXH VÀ ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ
QUỐC (1976-1986).
-Chủ đề giáo dục: Giáo dục tinh thần lao động và bảo vệ nền độc lập thiêng
liêng của tổ quốc.
-Mức độ lồng ghép: Liên hệ
- Nội dung: Những thành tựu trong công cuộc xây dựng đất nước, đấu tranh
bảo vệ tổ quốc.
Bài 26: ĐẤT NƯỚC TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CNXH (1986-2000)
-Chủ đề giáo dục: Giáo dục tinh thần lao động sáng tạo.
-Mức độ lồng ghép: Liên hệ
- Nội dung : Tiến hành công cuộc đổi mới của Đảng và nhân dân ta.

4.3/ Một số ví dụ cụ thể:

-Khi dạy bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến
năm 1925. Qua mục 3 của phần II: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, có thể
liên hệ đến tấm gương Bác Hồ, để giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, ý
trí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc. Giáo viên khái quát khi vào
bài: Sau khi phong trào Cần Vương thất bại đến cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX,
có nhiều xu hướng cứu nước xuất hiện. Nhưng tất cả các phong trào này đều bị
thất bại. Cách mạng Việt Nam bị khủng hoảng về con đường cứu nước “ đen tối
10


tưởng không có đường ra”. Trong hoàn cảnh đó Nguyễn Tất Thành đã đáp ứng
được yêu cầu của lịch sử. Sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước, quê
hương có truyền thống cách mạng. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của
các bậc tiền bối như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh ….nhưng Người không
tán thành đường lối cứu nước của các cụ, Người quyết định tìm con đường cứu
nước mới cho dân tộc. Giáo viên kể chuyện “Hai bàn tay”. Khi vào Sài gòn
Nguyễn Tất Thành gặp lại anh Tư Lê người quen cũ lúc còn ở Phan Thiết. Lúc
bấy giờ, muốn có người bạn đồng hành đi tìm đường cứu nước. Bác hỏi anh Lê :
anh Lê anh có yêu nước không? Anh Lê đáp, có chứ ! Bác nói; Tôi muốn đi nước
ngoài xem họ làm thế nào để về giúp đồng bào ta. Khi Bác hỏi : Anh có đi với tôi
không ? anh Lê hỏi tiền đâu ! Bác đưa hai bàn tay trắng và nói tiền đây. Anh Lê
không nói gì. Thế là ngày hôm sau Bác bước chân xuống tàu Latusơtơrêvin
không thấy anh Lê đi cùng, Bác một mình làm phụ bếp trên tàu La-tu-sơ-trơ-rêvin ra nước ngoài tìm đường cứu nước.

Thông qua việc lồng ghép giáo dục tư tưởng cứu nước, học sinh càng biết ơn
Bác đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta để có cuộc sống tươi
đẹp như ngày hôm nay.
Để giáo dục tư tưởng tinh thần đoàn kết quốc tế “Bốn phương vô sản đều là
anh em” của Bác, giáo viên dùng lược đồ giới thiệu hành trình tìm đường cứu
nước của Bác từ năm 1911-1917, sau đó khái quát: Sau khi đến Pháp, Bác đã đi

rất nhiều nơi, làm rất nhiều nghề để sống và hoạt động Bác đã rút ra nhận xét:
“Người Pháp ở Pháp tốt hơn người Pháp ở Đông Dương” và “dù mầu da có
11


khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống
người bị bóc lột…”.Như vậy từ xác định rõ kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc, người đã
thấy được bạn đồng minh là nhân dân lao động ở các chính quốc và thuộc địa, để
thấy được chúng ta chống bọn thực dân Pháp kẻ đã gây bao đau thương, tang tóc
cho các dân tộc thuộc địa chứ người Pháp tiến bộ là bạn chúng ta. Phải tranh thủ
sự giúp đỡ của họ. Bác từng đi thăm khu phố Hac-lem nơi ở của người da đen ở
Mĩ Người hiểu rõ được bản chất tàn bạo của chủ nghĩa thực dân. Người nhận xét
“Chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là thù, nhân dân lao động ở đâu cũng là bạn”. Vì
vậy muốn đánh đổ đế quốc thực dân thì “vô sản quốc tế phải đoàn kết lại”, từ
đó hình thành cho học sinh cách nhìn nhận “bạn” “thù” một cách rõ ràng, rành
mạch. Chúng ta căm thù chủ nghĩa đế quốc, thực dân kẻ đã xâm lược đất nước
ta, gây bao nỗi đau khổ cho dân tộc ta chứ nhân dân tiến bộ các nước là anh em,
như nhân dân Pháp, Mĩ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ họ đã tích
cực ủng hộ cuộc kháng chiến của ta. Như anh Hăng-ri-mác-tanh không chịu sang
Đông Dương giết hại nhân dân Đông Dương, chị Ray-mông-điêng nằm trên
đường ray để cản đoàn tàu chở vũ khí sang Đông Dương của Pháp. Anh Mo-rixơn tự thiêu trước nhà quốc hội Mĩ để phản đối cuộc chiến tranh của đế quốc Mĩ
ở Việt Nam, và bao nhiêu thanh niên Mĩ đã không chịu sang Việt Nam tàn sát
đồng bào ta… Ngày nay đất nước đã thống nhất, Nhà nước ta thực hiện đường
lối đối ngoại tích cực quan hệ giao lưu với thế giới, nhưng vẫn giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc, chúng ta “Hòa nhập chứ không hòa tan” Việt Nam muốn là bạn
với tất cả các nước trên thế giới”. Cả dân tộc ta khép lại quá khứ hướng tới tương
lai để xây dựng đất nước. Đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại,
chúng ta khép lại quá khứ chứ không bao giờ quên quá khứ. Vì vậy trong dạy
học lịch sử lồng ghép tư tưởng này để học sinh nhìn nhận đúng đắn đường lối
đối ngoại của Đảng ta.


12


Cũng trong mục này, qua sự kiện 7/1920 Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất
những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lê-nin. Luận cương của
Lênin đã diễn đạt một cách đầy đủ và sâu sắc những điều người đang nung nấu,
do vậy Người đã mừng rỡ đến trào nước mắt, đã reo lên như tìm ra một phát kiến
vĩ đại! Chính Luận cương của Lênin đã giúp Người tìm ra con đường chân chính
cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc “Muốn cứu nước và giải phóng dân
tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản”. Để giáo dục
tư tưởng: Suốt cuộc đời hoạt động của Bác là giải phóng giai cấp, giải phóng
loài người xây dựng một xã hội tốt đẹp không còn người bóc lột người.
Khi dạy bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 19251930,mục 1 của I: Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên: giáo viên liên hệ với
tấm gương Bác Hồ, giáo dục tư tưởng ý thức trách nhiệm đối với đất nước, đối
với nhân dân. Giáo viên nêu rõ: Suốt trong cuộc đời hoạt động của Người lúc
nào Người cũng chăm lo bồi dưỡng tinh thần cách mạng cho thế hệ thanh niên.
Sau tiếng bom Sa Diện rất nhiều thanh niên yêu nước của Việt Nam đã sang
Trung Quốc, họ nhiệt tình yêu nước nhưng chưa biết đi theo con đường nào.
Tháng 6/1925, Người đã thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, nhằm
giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác-Lê Nin cho thanh niên, đây chính là tiền
thân của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này. Người mở lớp huấn luyện, trực tiếp
Người giảng dạy, đào tạo cho thanh niên yêu nước từ trong nước sang. Sau khi
đào tạo xong một số người xuất sắc thì được cử đi học các trường Đại học cao
hơn ở Trung Quốc và Liên Xô, những người này trở thành những cán bộ cốt cán
của Đảng sau này như đồng chí Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng
Phong….Còn lại cử về nước hoạt động đi vào phong trào công nhân để truyền bá
lí luận giải phóng dân tộc và tổ chức, giác ngộ quần chúng đấu tranh gây dựng
cơ sở cách mạng để chuẩn bị cho sự ra đời của một chính Đảng vô sản của giai
cấp công nhân.

13


Có thể nói, suốt cuộc đời hoạt động của Bác lúc nào Người cũng chăm lo bồi
dưỡng đội ngũ kế cận, chăm lo giáo dục tư tưởng cách mạng cho thế hệ thanh
niên bởi vì tổ chức Đoàn là cánh tay đắc lực của Đảng. Ngày nay trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thanh niên là lực lượng nòng cốt
của sự nghiệp này. Vì thanh niên là lực lượng có sức khỏe, có hoài bão, có nghị
lực, có văn hóa…Từ việc giáo dục tư tưởng này để cho học sinh nhận thức được
vài trò của thế hệ thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ đó
ra sức học tập, chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại góp phần xây dựng và bảo
vệ quê hương đất nước.
Bác không chỉ chăm lo bồi dưỡng tư tưởng cách mạng cho thế hệ thanh niên
mà Người còn quan tâm đến các chái thiếu niên nhi đồng. Khi dạy bài 17: Nước
Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-121946. Giáo viên liên hệ: Ngay sau khi khai trường đầu tiên sau cách mạng Hồ
chủ tịch căn dặn thế hệ trẻ : “Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông
mong, chờ đợi các cháu rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay
không, dân tộc Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có
bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay
không. Chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu” và Bác căn dặn
thanh niên, nhi đồng “Muốn làm người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay
hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải ra sức làm việc để
chuẩn bị cho cái tương lai đó. Ngày nay các cháu là nhi đồng ngày mai các cháu
là chủ của nước nhà, của thế giới. Các cháu đoàn kết thì thế giới hòa bình,và dân
chủ, sẽ không có chiến tranh.Các cháu phải thi đua, tùy theo sức của các cháu,
làm việc gì có ích cho kháng chiến thì thi đua vậy”. Giáo viên liên hệ thực tế để
giáo dục học sinh. Ngày nay đất nước hòa bình cả nước tiến hành công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước thì mỗi học sinh phải ra sức học tập, rèn luyện, tu

14



dưỡng phẩm chất đạo đức, chiếm lĩnh đỉnh cao của tri thức. Để sau này góp phần
xây dựng đất nước.

Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc

Khi dạy bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng
Tám(1939-1945), phầnIII-Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền . Giáo
viên liên hệ đến tấm gương của Bác, giáo dục cho học sinh tinh thần vì dân vì
nước của Bác (Ý thức trách nhiệm đối với đất nước). Tư tưởng này xuyên suốt
trong cuộc đời hoạt động của Bác, thể hiện qua nhiều bài dạy. Suốt cuộc đời của
chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi ra đi tìm đường cứu nước đến khi vĩnh biệt chúng ta
Người chỉ có một ham muốn “Ham muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà hoàn
toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai
cũng được học hành….” Bác đã từng căn dặn các vị lãnh đạo “ Độc lập dân tộc
phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội đem lại cơm no, áo ấm cho dân, nếu độc lập,
dân còn nghèo đói thì độc lập không có nghĩa lí gì”.
Giáo viên nhấn mạnh: Giữa tháng 8/1945, sau khi phát xít Nhật đầu hàng, quân
Đồng Minh chuẩn bị kéo vào Đông Dương, nhân dân ta đã có sự chuẩn bị chu
đáo về mọi mặt sẵn sàng nổi dậy tổng khởi nghĩa.Thời cơ tổng khởi nghĩa đã
chín muồi. Trong lúc Bác đang bị bệnh rất nặng có nguy cơ không qua khỏi
nhưng Bác vẫn căn dặn: “Thời cơ đã đến dù phải đốt cháy dãy Trường Sơn cũng
cố giành cho được độc lập”. Dù hoàn cảnh nào Bác vẫn nghĩ tới dân tộc.

15


Cũng khi dạy Bài 17, mục 2 của phần II: Giải quyết nạn đói
Gv khai thác bức tranh hình 45 sgk: nhân dân Nam Bộ cứu giúp đồng bào bị đói

ở Bắc Bộ (10/1945) có thể đưa ra câu hỏi: Bức tranh nói lên điều gì? Thể hiện
tinh thần tương thân tương ái của người Việt, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo, lá lành
đùm lá rách, tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Thể hiện lòng nhân ái của con
người, đó là truyền thống tốt đẹp mà trong hoàn khó khăn đó Đảng ta triệt để
phát huy.
-Gv lên hệ hình ảnh Bác Hồ: Thực hiện một tuần nhịn ăn một bữa để quyên góp
gạo, giải quyết nạn đói -> Tích hợp: niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng; bài học
về cần, kiệm, liêm, chính, nói đi đôi với làm.(Học tập)
-Liên hệ với các phong trào hiện nay trong cả nước: Bão, lũ…(làm theo).
Hay khi dạy mục 3: Kí hoà ước với Pháp đẩy quân THDQ ra khỏi nước
ta. Giáo viên cho học sinh tìm hiểu nội dung của 2 bản hòa ước và chốt: Việc kí
hai bản hoà ước trên là một quyết định cực kì sáng suốt của Đảng, Chính phủ và
Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một mẫu mực tuyệt vời về sự lợi dụng mâu thuẩn
trong hàng ngũ kẻ thù và về sự nhân nhượng có nguyên tắc. Hồ Chí Minh đánh
giá “Chúng ta cần hoà bình để xây dựng nước nhà, cho nên chúng ta phải ép lòng
mà nhân nhượng để giữ hoà bình. Dù thực dân Pháp có bội ước, đã gây chiến
tranh, nhưng gần một năm hoà bình đã cho chúng ta thời gian để xây dựng lực
lượng, khi Pháp cố ý gây chiến tranh, chúng ta không nhịn được nữa thì kháng
chiến toàn quốc bắt đầu”.
Qua nội dung trên giáo dục tinh thần yêu nước, những sách lược khôn khéo
mềm dẻo của Hồ Chí Minh trong việc đối phó với thù trong giặc ngoài, kí các
hoà ước với Pháp nhưng vẫn giữ vững được độc lập dân tộc “dĩ bất biến,ứng vạn
biến”.

16


Khi dạy bài 22 : Nhân dân hai miền trực tiếp chống đế quốc Mĩ xâm
lược…(1965-1973). Mục 2-Phần IV: Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh
tế xã hội, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của Mĩ…

Giáo viên có thể sử dụng tư liệu lịch sử : Sử dụng thông tin về việc Bác Hồ
đoán định Mĩ sẽ đánh phá Hà Nội bằng B52 khi Người đến thăm Bộ Tư lệnh
Phòng không- Không quân: “Ở Triều Tiên, trước khi thua, đế quốc Mỹ đã dùng
không quân san phẳng Bình Nhưỡng. Sớm muộn rồi chúng cũng đem B52 ra
đánh Hà Nội rồi thua nó mới chịu thua”.
Mục đích để học sinh nhận thức thêm được tầm tư duy chiến lược của Bác
trong lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Mĩ cứu nước, chúng ta cảnh giác,
đánh thắng trận “Điện Biên Phủ trên không”, buộc đế quốc Mĩ phải trở lại Pa-ri
đàm phán, chấp thuận những điều kiện của ta.
Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta ở hai miền Nam Bắc
trên đà thắng lợi thì ngày 2-9-1969 chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Một tổn thất
lớn đối với dân tộc ta. Suốt cuộc đời Người chiến đấu, hi sinh vì độc lập dân tộc
vì sự ấm no của nhân dân ta. “ Nước Việt Nam đã sinh ra chủ tịch Hồ Chí Minh
Người đã làm rạng rỡ non sông ta, đất nước ta...” Người không còn nữa biến đau
thương thành hành động, nhân dân hai miền Nam-Bắc đẩy mạnh cuộc kháng
chiến đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào.
Có thể nói thông qua giờ dạy lịch sử giáo viên nên lồng ghép giáo dục cho học
sinh học tập đức tính giản dị của Hồ chủ Tịch. Bởi vì thế hệ thanh thiếu niên hiện
nay do bị tác động bởi nhiều yếu tố, như phim ảnh, lối sống không lành mạnh đã
suy thoái về đạo đức, lối sống, từ trang phục, cách cư xử với mọi người…. Vì
vậy giáo dục học sinh học tập đức tính giản dị của Bác là vô cùng cần thiết từ đó
góp phần hình thành nhân cách cho học sinh.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh rất rộng trải dài trên nhiều lĩnh vực, vì vậy
việc lồng ghép giáo dục tư tưởng của Bác vào dạy học để góp phần giáo dục đạo
17


đức, tư tưởng cách mạng cho học sinh là rất nhiều, có thể áp dụng lồng ghép vào
nhiều tiết dạy. Trên đây là một vài ví dụ nhỏ về lồng ghép, giáo dục tư tưởng,
đạo đức của Bác vào dạy học lịch sử ở trường THPT.

5/ Kết quả đạt được:
Qua nhiều năm nghiên cứu và vận dụng vào giảng dạy trong năm học 20102011, với kết quả thu được tôi nhận thấy rằng. Việc vận dụng- tích hợp tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh trong các tiết dạy làm cho tiết dạy sinh động, học sinh
hứng thú học tập, hiểu thêm về cuộc đời hoạt động gian khổ và phẩm chất cao
đẹp của Bác. Từ đó giáo dục học sinh kính yêu Bác và ra sức học tập, rèn luyện,
tu dưỡng phẩm chất đạo đức làm theo lời Bác dạy. Ngoài tiết học trên lớp tôi cho
học sinh về nhà sưu tầm những câu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác. Khi
dạy chương trình ngoại khóa, học lịch sử địa phương… Tôi cho học sinh thi kể
chuyện đạo đức Hồ Chí Minh hoặc cho các em trình bầy những hiểu biết của
mình về Bác Hồ với quê hương. Và khi kiểm tra định kì :15 phút, 1 tiết, đặc biệt
là thi học kì tập trung ở trường, qua việc chấm bài kiểm tra, so sánh kết quả ở 4
lớp tôi dạy: 12B4, 12B9, áp dụng và 12B10,12B11 không áp dụng kết quả thu
được có sự khác biệt .
TT Lớp


Số

1
2
3
4

12B10
12B111
12B4
12B9

50
48

48
49

Giỏi
SL
%

Khá
SL

9
3

8
12
27
20

19
6

%

TB
SL

16
25
56
41


26
24
11
19

%

Yếu
SL

%

Kém
SL
%

52
50
23
39

10
8
1
6

20
17
2

14

6
4
/
/

12
8
/
/

Trong đó Lớp 12B4, có 9 em đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh thì 6 em đều có giải
trong đó có 1 giải nhì, 1 giải ba và 4 giải KK.
III. Kết luận và đề xuất:
1/ Kết luận:

18


Dạy học là việc làm sáng tạo. Giáo viên được mệnh danh là “kĩ sư tâm hồn, là
chiến sĩ trên mặt trận văn hóa”. Vì vậy để dạy tốt gây hứng thú cho học sinh, góp
phần giáo dục đạo đức cho học sinh qua tiết học lịch sử thì mỗi giáo viên cần
phải sử dụng các phương pháp dạy học, tùy theo nội dung bài học, tùy theo đối
tượng học của từng khối, lớp. Đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông
qua việc lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong tiết học lịch
sử, thì giáo viên phải biết linh hoạt, phân bố thời gian, kiến thức cho phù hợp với
từng bài. Tránh tình trạng giáo viên quá sa đà dẫn đến việc biến tiết học lịch sử
thành tiết kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh. Không truyền thụ hết nội dung trong
bài học.

2/ Những đề xuất:
Để nâng cao chất lượng giáo dục. Thực hiện mục tiêu của Đảng là giáo dục,
đào tạo thế hệ trẻ vừa “Hồng vừa chuyên”. Thì mỗi giáo viên phải không ngừng
nâng cao tri thức, thực hiện linh hoạt các phương pháp dạy và học.
Để giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh thông qua việc lồng ghép giáo dục
tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy môn lịch sử thì bản thân tôi xin có một
số đề xuất:
- Cùng với Sở GD&ĐT, Huyện đoàn, thì nhà trường cần phải tổ chức nhiều
cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời hoạt động, học tập và làm theo tấm giương đạo đức
Hồ Chí Minh, phát động học sinh sưu tầm ảnh tư liệu lịch sử về Bác, lịch sử cách
mạng…
-Trong các ngày lễ lớn, hoặc chương trình ngoại khóa, nhà trường kết hợp với
đoàn thanh niên cho học sinh thi kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh.
-Thư viện nhà trường cần phải trang bị nhiều tư liệu, sách về cuộc đời hoạt động
của chủ tịch Hồ Chí Minh .

19


-Nhà trường phải có phòng truyền thống cách mạng, ảnh tư liệu về Bác và các
chiến sĩ cách mạng, những nhà yêu nước để giáo dục truyền thống yêu nước cho
học sinh…
Trên đây tôi mạnh dạn nêu lên một vài lĩnh vực trong tư tưởng của Bác
trong một số tiết học rất mong sự trao đổi, đóng góp của đồng nghiệp để phục
vụ ngày một tốt hơn nhiệm vụ dạy và học.
Tôi xin cảm ơn.
Yên Định, ngày 10 tháng 5 năm 2012
Người thực hiện
Đỗ Thanh Hiền


IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO :
- Di chúc Hồ Chí Minh.
- Vừa đi đường vừa kể chuyện- Thanh Lam
- Cuộc đời hoạt động Hồ Chủ tịch .-Trần Dân Tiên .
- Nghị quyết : Trung ương 2 khóa VIII.
- Nghị quyết Đại hội khóa X.
- Nghị quyết Đại hội khóa XI.
- Giáo trình lịch sử lớp 12
- Sách giáo viên lịch sử lớp 12 .
-Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh.

20


V. MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề
( Trang 01)
II. Giải quyết vấn đề.
(Tr 03)
1. Cơ sở lý luận của vấn đề.
( Tr 03)
2. Thực trạng của vấn đề.
( Tr 04)
3. Đối tượng, cơ sở, nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu.
( Tr 05)
3.1/ Đối tượng nghiên cứu.
( Tr 05)
3.2/ Cơ sở nghiên cứu.
( Tr 06)
3.3/ nguyên tắc nghiên cứu :

( Tr 06)
3.4/ Phương pháp nghiên cứu.
(Tr 06)
4. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
( Tr 07)
4.1/ Sự chuận bị của giáo viên.
( Tr 07)
4.2/ Một vài nội dung về lồng ghép, giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh trong dạy học lịch sử lớp 12.
( Tr 08)
4.3/ Một số ví dụ cụ thể.
( Tr 11)
5. Kết quả đạt được.
(Tr 19)
III. Kết luận và đề xuất.
( Tr 20)
IV. Tài liệu tham khảo .
( Tr 21)
V. Mục lục.
( Tr 22)

21


22



×