Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ của Hiệu trưởng các trường mầm non thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
------------------------------

NGUYỄN THỊ THÁI HẰNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ
CỦA HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG MẦM NON
THÀNH PHỐ HÀ GIANG, TỈNH HÀ GIANG
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ MINH HẰNG

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu
và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Học viên

Nguyễn Thị Thái Hằng


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm luận văn, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS.



Trần Thị Minh Hằng là người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy, cô của Học viện Quản lý
Giáo dục đã trang bị kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học
tập và thực hiện luận văn.
Tôi trân trọng cảm ơn lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà
Giang, Ban Giám hiệu và giáo viên của 5 trường mầm non thành phố Hà Giang đã
nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành việc thu thập số
liệu phục vụ luận văn này.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình,
bạn bè đã luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2016
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Thái Hằng


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CS-GD

:

Chăm sóc – giáo duc

GD & ĐT

:


Giáo dục và Đào tạo

GDMN

:

Giáo dục mầm non

ĐTB

:

Điểm trung bình

Nxb

:

Nhà xuất bản

TB

:

Thứ bậc


MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 2
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 3
5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
6. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
8. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC
- GIÁO DỤC TRẺ CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG MẦM NON........... 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................... 6
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................. 6
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................... 9
1.2. Các khái niệm cơ bản ............................................................................... 11
1.2.1. Quản lý .................................................................................................. 11
1.2.2. Quản lý giáo dục ................................................................................... 13
1.2.3. Khái niệm quản lý trường mầm non ..................................................... 14
1.2.4. Khái niệm hoạt động ............................................................................. 15
1.2.5. Khái niệm chăm sóc – giáo dục ............................................................ 16
1.2.6. Khái niệm hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ ở trường mầm non ............ 16
1.2.7. Khái niệm quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ ở trường
mầm non của hiệu trưởng ............................................................................... 16
1.3. Hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ ở trường mầm non .......................... 17


1.3.1. Hoạt động chăm sóc trẻ ở trường mầm non ......................................... 17
1.3.2. Hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non .......................................... 19
1.4. Quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ ở trường mầm non

của hiệu trưởng ................................................................................................ 21
1.4.1. Nội dung quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ ở trường
mầm non của hiệu trưởng ............................................................................... 21
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ
ở trường mầm non của hiệu trưởng ................................................................ 27
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 30
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ CỦA HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG MẦM NON
THÀNH PHỐ HÀ GIANG, TỈNH HÀ GIANG ......................................... 31
2.1. Khái quát về hoạt động giáo dục mầm non của thành phố Hà Giang ..... 31
2.1.1. Mạng lưới trường, lớp mầm non ........................................................... 31
2.1.2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên mầm non....................... 31
2.1.3. Chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục mầm non .......................... 33
2.2. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................. 34
2.2.1 Mẫu nghiên cứu...................................................................................... 34
2.2.2. Quy trình tổ chức khảo sát .................................................................... 34
2.3. Thực trạng hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ của các trường mầm non
thành phố Hà Giang ........................................................................................ 35
2.3.1. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ
ở các trường mầm non thành phố Hà Giang .................................................. 35
2.3.2. Thực trạng hoạt động chăm sóc trẻ của các trường mầm non
thành phố Hà Giang ........................................................................................ 36
2.3.4. Thực trạng hoạt động giáo dục trẻ của các trường mầm non
thành phố Hà Giang theo đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên ............ 39


2.4. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ của hiệu trưởng
các trường mầm non thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang ............................. 41
2.4.1. Nhận thức về tầm quan trọng của quản lý hoạt động chăm sóc –
giáo dục trẻ...................................................................................................... 41
2.4.2. Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ

của hiệu trưởng ............................................................................................... 42
2.4.3. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ
của hiệu trưởng ............................................................................................... 46
2.4.4. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ
của hiệu trưởng ............................................................................................... 50
2.4.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ
của hiệu trưởng ............................................................................................... 53
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động CS - GD trẻ ở các trường
mầm non thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang ................................................... 57
2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục
trẻ của hiệu trưởng các trường mầm non thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang .... 58
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 62
Chƣơng 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ CỦA HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG MẦM NON
THÀNH PHỐ HÀ GIANG, TỈNH HÀ GIANG............................................ 63
3.1. Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp ................................................ 63
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục........................................................ 63
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ....................................................... 63
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất .................................................... 63
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .......................................................... 64
3.2. Đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục
trẻ của hiệu trưởng các trường mầm non thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang .... 64


3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý,
giáo viên mầm non .......................................................................................... 64
3.2.2. Xây dựng kế hoạch quản lý tạo thế chủ độngtrong việc tổ chức
hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ ................................................................. 67
3.2.3. Chỉ đạo đổi mới phương pháp chăm sóc – giáo dục trẻ theo hướng
an toàn, hiệu quả, chất lượng ......................................................................... 71
3.2.4. Tạo môi trường thuận lợi và tạo động lực thúc đẩy giáo viên phát huy

năng lực chăm sóc, giáo dục trẻ ..................................................................... 73
3.2.5. Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ................. 75
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .............................................................. 79
3.4. Khảo nghiệm nhận thức về mức độ cần thiết và tính khả thi của
các biện pháp ................................................................................................... 80
3.4.1. Tính cần thiết của các biện pháp đề xuất ............................................. 80
3.4.2. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất ................................................ 82
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 85
1. Kết luận ....................................................................................................... 85
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 86
3. Hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................................ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1. Mạng lưới trường, lớp mầm non ở thành phố Hà Giang ............... 31
Bảng 2.2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên mầm non ................ 32
Bảng 2.3. Chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục mầm non .................. 33
Bảng 2.4. Đối tượng khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
giáo viên mầm non các trường công lập thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang ..... 34
Bảng 2.5. Bảng quy đổi điểm theo mức độ thang đo ...................................... 35
Bảng 2.6: Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động
chăm sóc – giáo dục trẻ ở các trường mầm non thành phố Hà Giang........... 36
Bảng 2.7: Thực trạng việc thực hiện hoạt động chăm sóc trẻ ........................ 37
Bảng 2.8. Thực trạng hực hiện hoạt động giáo dục trẻ .................................. 40
Bảng 2.9: Đánh giá về tầm quan trọng của công tác QL hoạt động CS - GD
trẻ của hiệu trưởng .......................................................................................... 41
Bảng 2.10: Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động CS - GD trẻ

của hiệu trưởng ............................................................................................... 42
Bảng 2.11: Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động CS – GD trẻ ................. 47
Bảng 2.12. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động CS - GD trẻ
của hiệu trưởng ............................................................................................... 50
Bảng 2.13. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động CS - GD trẻ
của hiệu trưởng ............................................................................................... 54
Bảng 2.14: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động CS – GD
trẻ của hiệu trưởng các trường mầm non thành phố Hà Giang............................ 59
Bảng 3.1. Kết quả về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý
hoạt động CS – GD trẻ .................................................................................... 81
Bảng 3.2. Kết quả kiểm chứng về tính khả thi của các biện pháp quản lý
hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ ................................................................. 82
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp.................................................... 80
Biểu đồ 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
quản lý hoạt động CS – GD trẻ ở trường mầm non thành phố Hà Giang...... 83


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và
thẩm mỹ cho trẻ em. Những kiến thức và kỹ năng mà trẻ tiếp thu được qua
chương trình giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập, thành công
của trẻ sau này. Theo Luật giáo dục sửa đổi 2009, giáo dục mầm nọn thực
hiện nhiệm vụ chăm sóc - giáo dục trẻ em từ ba tháng đến sáu tuổi (điều 21).
Mục tiêu của giáo dục mầm nọn là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí
tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên cuả nhân cách, chuẩn bị cho
trẻ em vào lớp Một (điều 22). [31].

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có chính sách cụ thể
nhằm phát triển giáo dục mầm non như: Đầu tư xây dựng trường lớp, cơ sở
vật chất; đổi mới phương pháp giảng dạy; cải tiến chế độ tiền lương đối với
giáo viên mầm non; xã hội hóa giáo dục mầm non…
Trẻ ở lứa tuổi mầm non là thời kỳ tăng trưởng về cơ thể và phát triển trí
tuệ, tình cảm, xã hội diễn ra rất nhanh, có thể nói đây là thời kỳ tăng trưởng và
phát triển nhanh nhất so với các giai đoạn sau này của cuộc đời con người.
Những thành tựu khoa học nghiên cứu về trẻ em cho thấy: Có tới 50% sự phát
triển trí tuệ của con người diễn ra trong lứa tuổi từ bào thai đến 4 tuổi. Từ 4
tuổi đến 8 tuổi đạt được 30% nữa và tiếp tục hoàn thiện đến tuổi trưởng thành
nhưng tốc độ chậm dần sau 18 tuổi. Do đặc điểm phát triển cơ thể và tâm lý, trẻ
ở độ tuổi mầm non rất cần được quan tâm chăm sóc - giáo dục đúng định
hướng để có thể phát triển tốt nhất, có khả năng đảm nhận trọng trách xã hội
giao cho sau này.
Để phát triển bậc mầm non theo đúng định hướng về chất lượng hoạt
động, vai trò quản lý của hiệu trưởng các trường mầm non là rất quan trọng.


2

Việc quản lý các trường mầm non hoạt động đạt chất lượng tốt, tạo được sự
tín nhiệm của phụ huynh học sinh, hiệu trưởng luôn tăng cường các biện pháp
quản lý, vừa thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục
cho trẻ, vừa nghiên cứu công tác quản lý, để nhà trường ngày càng phát huy
được vai trò, trọng trách mà phụ huynh học sinh và xã hội giao phó, góp phần
vào thành quả chung của ngành giáo dục. Thực tế cho thấy nếu hiệu trưởng có
phong cách và kế hoạch làm việc khoa học, có những biện pháp và sáng tạo
riêng, thì hiệu quả quản lý sẽ được nâng cao, chất lượng chăm sóc - giáo dục
sẽ đáp ứng được nhu cầu của phụ huynh học sinh, làm tăng uy tín của nhà
tường đối với xã hội. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt

động chăm sóc - giáo dục trẻ của hiệu trưởng các trường mầm non thành
phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang”
Là hiệu trưởng trường mầm non thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang,
tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài này nhằm giúp cho quản lý của hiệu
trưởng các trường mầm non thực sự trở thành một hoạt động mang tính khoa
học, đạt hiệu quả và chất lượng cao hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thực trạng quản lý hoạt động
chăm sóc - giáo dục trẻ của hiệu trưởng các trường mầm non thành phố
Hà Giang, tỉnh Hà Giang, đề xuất một số biện pháp để tăng cường quản lý
hoạt động này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Hệ thống hóa cơ sở lý về quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục
trẻ của hiệu trưởng các trường mầm non.
3.2. Khảo sát, phân tích thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc - giáo
dục trẻ mầm non của hiệu trưởng các trường mầm non thành phố Hà Giang,
tỉnh Hà Giang.


3

3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ của
hiệu trưởng các trường mầm non thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ của hiệu trưởng
các trường mầm non thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ của hiệu
trưởng các trường mầm non thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ
của hiệu trưởng các trường mầm non thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.
Số liệu điều tra tại Phòng giáo dục và 05 trường mầm non thành phố
Hà Giang, tỉnh Hà Giang năm học 2015 – 2016.
5.2. Giới hạn khách thể điều tra
Lãnh đạo, cán bộ chuyên trách giáo dục mầm non của Phòng giáo dục
thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang, Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng 5
trường mầm non (13 người).
Giáo viên mầm non: 150 người của 5 trường mầm non (Hoa Lê, Hoa
Lan, Phương Độ, Phương Thiện, Họa Mi).
6. Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ của hiệu trưởng các trường
mầm non thành phố Hà Giang,tỉnh Hà Giang đã đạt được những kết quả nhất
định, tuy nhiên còn bộc lộ nhiều bất cập như xây dựng quy hoạch trường
lớp, kế hoạch, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chăm sóc – giáo dục trẻ, trong
kiểm tra đánh giá. Nếu nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp và


Luận văn đủ ở file: Luận văn full















×