Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Chủ nghĩa bảo thủ và các đảng bảo thủ trên thế giới hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.51 KB, 6 trang )

EBOOKBK MT.COM

1

CHỦ NGHĨA BẢO THỦ
VÀ CÁC ĐẢNG BẢO THỦ TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY
PGS.TS. Nguyễn Tấn Hùng, Đại học Đà Nẵng
Cùng với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa bảo thủ cũng là một
khuynh hướng chính trị lớn chi phối nền chính trị của nhiều nước trên thế giới trong
quá khứ cũng như hiện nay. Tuy nhiên ở nước ta, người dân kể cả cán bộ giảng dạy,
nghiên cứu ít am hiểu về trào lưu này, một phần vì nó không tồn tại ở nước ta, một
phần vì tên gọi của nó được dịch ra tiếng Việt không phản ánh chính xác bản chất
của khuynh hướng chính trị này. Do đó, việc nghiên cứu trào lưu này một cách có hệ
thống là việc làm cần thiết trong điều kiện hiện nay khi nước ta đang từng bước thực
hiện việc hội nhập với thế giới.

1. Khái niệm chủ nghĩa bảo thủ (CNBT)
Thuật ngữ “bảo thủ” xuất phát từ tiếng Latinh “conservāre” (tiếng Anh:
conserve, tiếng Pháp: conserver, dịch ra tiếng Viêt: bảo tồn, bảo thủ) có nghĩa là
duy trì, bảo tồn khỏi bị mất mát hay bị tổn hại. Các từ này có thể được hiểu theo
nghĩa tích cực hoặc tiêu cực. Trong tiếng Việt, “bảo tồn” và “bảo thủ” là hai từ
có nghĩa trái ngược nhau. Bảo tồn là bảo vệ, giữ gìn những giá trị, những gì tốt
đẹp; còn bảo thủ là duy trì, bảo vệ những gì đã lạc hậu, lỗi thời. Như vậy, thuật
ngữ “chủ nghĩa bảo thủ” trong tiếng Việt chỉ được hiểu theo nghĩa tiêu cực. Tuy
nhiên, trong tiếng nước ngoài, các thuật ngữ “conservatism” (tiếng Anh);
“conservatisme” (tiếng Pháp), dịch ra tiếng Việt là “chủ nghĩa bảo thủ”, được
nhiều đảng chính trị trên thế giới sử dụng để chỉ lập trường chính trị của mình
với nghĩa tích cực là duy trì, bảo tồn những giá trị, những truyền thống, những
thiết chế (chính trị, văn hóa, đạo đức, tôn giáo, v.v.) đã được thử thách trong
lịch sử và chống lại những sự thay đổi căn bản. Tuy nhiên, các khuynh hướng
chính trị đối lập với chủ nghĩa bảo thủ thì thường hiểu lập trường chính trị, tư


tưởng này với nghĩa tiêu cực là bảo vệ, duy trì những yếu tố đã lạc hậu, lỗi thời,
chống lại tiến bộ lịch sử.
CNBT thể hiện không chỉ trong lĩnh vực chính trị, mà còn trong lĩnh vực
văn hóa, đạo đức, tôn giáo… CNBT không phải là một hệ tư tưởng nhất quán.
Một số nhà bảo thủ chủ trương duy trì tình trạng của xã hội hiện tồn và chỉ chấp
nhận sự thay đổi dần dần; trong khi đó, những người khác chủ trương khôi phục
lại những giá trị và thiết chế trong quá khứ.


EBOOKBK MT.COM

2

CNBT có cơ sở triết lý của nó, trong chừng mực nhất định đối lập với chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa tự do. Nếu chủ nghĩa xã hội tin tưởng ở những bước
ngoặt cách mạng trong quá trình tiến hóa của xã hội, ủng hộ những thay đổi căn
bản về chất của xã hội, là sự phủ định với chế độ tư hữu, chế độ đẳng cấp và
“những tư tưởng cổ truyền” gắn với chế độ tư hữu và giai cấp bóc lột, thì trái lại,
CNBT ít tin tưởng ở cái mới, nên coi trọng và chủ trương bảo vệ, duy trì những
giá trị truyền thống, những tập quán, những thiết chế xã hội về chính trị, văn
hóa, đạo đức, tôn giáo đã từng tồn tại trong quá khứ mà họ cho là đã qua thử
thách.
CNBT kiên quyết bảo vệ chế độ tư hữu, coi đó là quyền thiêng liêng bất
khả xâm phạm. CNBT chủ trương bảo tồn những truyền thống và đẳng cấp tôn
giáo đã từng tồn tại trong lịch sử. CNBT ở nước Anh chủ trương duy trì một số
truyền thống, thiết chế, đẳng cấp đã từng tồn tại trong thời kỳ phong kiến mà
nhiều khuynh hướng chính trị khác coi là đã lỗi thời, như các tước hiệu quý tộc,
hình thức nhà nước quân chủ lập hiến, vai trò của hoàng gia, v.v..
Nếu chủ nghĩa tự do tuyệt đối hóa vai trò của cá nhân, tin rằng cá nhân có
đầy đủ lý trí để quyết định mọi hành vi và lối sống của mình, không có sự can

thiệp của tập thể, cộng đồng, nhà nước, thì CNBT có cái nhìn bi quan vào khả
năng lý trí và phẩm chất đạo đức của cá nhân, vì thế nó chủ trương duy trì trật
tự xã hội với những đẳng cấp và thể chế đã qua thử thách, với một nhà nước
mạnh, một chính quyền cai trị từ bên trên và một hệ thống luật pháp nghiêm
minh (chế độ chính trị quý tộc).
2. Quá trình phát triển của chủ nghĩa bảo thủ
CNBT xuất hiện vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thé kỷ XIX như là khuynh
hướng chống lại những biến đổi do cách mạng tư sản đem lại, nhất là cách mạng
Pháp 1789. Những đại biểu của CNBT trước hết phải kể đến Joseph de Maistre
(1753-1821), một luật sư, nhà triết học gốc Pháp. Maistre kịch liệt chống lại tư
tưởng cách mạng của các nhà khai sáng, chống lại cách mạng Pháp, bảo vệ chế
độ quân chủ có đẳng cấp, quyền lực của Giáo hoàng và sự thống trị của Kitô
giáo. CNBT của Maistre là một thứ CNBT phản động bị các nhà tự do chủ nghĩa
cực lực lên án và chống lại. Nhà tự do chủ nghĩa Isaiah Berlin, trong tác phẩm
“Tự do và những kẻ phản bội” đã liệt Maistre vào trong danh sách 6 kẻ thù chính


EBOOKBK MT.COM

3

của tự do và coi CNBT của Maistre là “cố gắng tuyệt vọng cuối cùng” của chủ
nghĩa phong kiến trong đêm trường trung cổ nhằm chống lại hành trình của tiến
bộ lịch sử.
Đồng thời với CNBT của Maistre, có một khuynh hướng bảo thủ có tính ôn
hòa hơn là CNBT của nhà triết học, chính trị Anh gốc Ailen Edmund Burke
(1729-1797). Burke không hoàn toàn phản đối mọi sự thay đổi, mà chỉ chủ
trương vừa thay đổi, vừa bảo tồn. Burke ủng hộ cách mạng Mỹ chống lại ách đô
hộ thực dân Anh. Tuy nhiên, Burke lại phê phán và chống lại biến đổi cách
mạng diến ra ở Pháp. Trong tác phẩm “Những suy tư về cách mạng Pháp”

(1790), Burke cho rằng Cách mạng Mỹ dựa trên những đòi hỏi về những quyền
đã được thừa nhận trong luật pháp nước Anh. Còn Cách mạng Pháp dựa trên
những tư tưởng có tính chất duy lý và tiên nghiệm, đưa ra quyền chưa từng tồn
tại ở nước Pháp. Theo Burke, con người không thể biết được sự vận động lịch sử
sẽ diễn ra như thế nào, do đó những dự án có tính chất duy lý và tiên nghiệm của
cách mạng sẽ gây ra sự tổn hại lớn cho xã hội. Cách mạng Pháp dựa trên những
nguyên lý đơn giản và trừu tượng nên không thể thay thế được trật tự xã hội cũ
và sẽ đưa nước Pháp rơi vào tình trạng hỗn độn. Rõ ràng, CNBT chống lại
những biến đổi có tính bước ngơặt trong lịch sử và khả năng con người có thể
cải tạo được xã hội trên cơ sở nhận thức được những quy luật lịch sử. Nó đòi hỏi
duy trì những gì đã qua thử thách.
3. Chủ nghĩa tân bảo thủ (hay CNBT mới) (Neo-conservatism) là
khuynh hướng chính trị xuất hiện sau Thế chiến II và thịnh hành trong thời kỳ
khủng hoảng kinh tế những năm 70 thế kỷ XX ở các nước Mỹ, Canada, Anh. Vì
có sự gặp nhau giữa chủ nghĩa tân bảo thủ và chủ nghĩa tân tự do (neoliberalism) nên chủ nghĩa tân bảo thủ nhiều khi được đồng nhất với chủ nghĩa
tân tự do về phương diện kinh tế, như ủng hộ thị trường tự do, nhà nước lớn,
quyền tự do cá nhân. Tuy nhiên nhìn chung, chủ nghĩa tân bảo thủ vẫn duy trì sự
phân biệt với chủ nghĩa tân tự do ở cái nhìn bi quan về bản tính con người, ở sự
cần thiết phải duy trì những truyền thống và thiết chế đã qua thử thách, ở niềm
tin vào luật pháp và trật tự xã hội mạnh, ở sự cần thiết phải tăng cường vai trò
của gia đình và giáo hội.
Tóm tại, CNBT là một thứ chủ nghĩa kinh nghiệm, chống lại chủ nghĩa duy
lý. Nó căn cứ trên những sai lầm thực tế của các cuộc cách mạng như Cách


EBOOKBK MT.COM

4

mạng Pháp 1789, Cách mạng tháng Mười Nga 1917 để không tin vào những

biến đổi cách mạng và phủ nhận luôn cả khả năng nhận thức xã hội của con
người, khả năng của con người cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Chủ
nghĩa tân bảo thủ vì có nhiều quan điểm tương đồng nên nó ủng hộ chủ nghĩa
tân tự do, nhưng lại là một trào lưu đối lập với hệ tư tưởng của chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản.
4. Các đảng bảo thủ trên thế giới
Chủ nghĩa bảo thủ là hệ tư tưởng chính trị của các đảng bảo thủ trên thế
giới. Các đảng chính trị có khuynh hướng bảo thủ ra đời ở nhiều nước trên thế
giới từ thế kỷ XIX và tồn tại cho đến nay. Nhiều đảng còn đang phát triển mạnh,
nhưng cũng có một số đảng đã giải tán hoặc liên minh với các đảng khác hình
thành đảng chính trị mới.
Trước hết phải kể đến Đảng Bảo thủ Anh (Conservative Party of Great
Britain) có tiền thân là Đảng Tory (Tory Party, thành lập năm 1678) đến thế kỷ
XIX thì đổi tên thành Đảng bảo thủ như hiện nay. Đảng Bảo thủ Anh nắm chính
quyền ở Vương quốc Anh qua nhiều cuộc tuyển cử trong 2/3 thế kỷ XX. Từ
1979 đến 1997, Đảng Bảo thủ Anh liên tục nắm chức Thủ tướng Anh trong gần
20 năm dưới thời Margaret Thatcher (1979-1990) và John Major (1990-1997).
Hiện nay Đảng Bảo thủ Anh là đảng chính trị lớn thứ hai sau Đảng Lao động
Anh (Labour Party).
Đảng Bào thủ Canada (Conservative Party of Canada) là một đảng chính
trị lớn ở Canada, thành lập năm 1854 và nhiều lần nắm chức thủ tướng trong thế
kỷ 20. Gần đây, Đảng này đã thắng cử trong cuộc bầu cử năm 2006, giành được
124 ghế trong tổng số 308 ghế của Hạ viện, đánh bại Đảng Tự do (103 ghế) và
giành quyền thành lập chính phủ ở Canada do Stephen Harper làm Thủ tướng.
Ở châu Mỹ có một số đảng bảo lớn thủ như: Đảng Bảo thủ Colombia
thành lập năm 1949 thường đứng vị trí thứ hai trong các cuộc bầu của quốc hội;
năm 2006 đảng này nắm 29 trong tổng số 166 ghế hạ viện và 18 trong tổng số
100 ghế thượng viện. Đảng bảo thủ Nicaragua thành lập cuối những năm 1830
đã từng năm chính quyền 35 năm từ 1857 đến 1892; trở lại nắm chính quyền từ
1910 đến 1926; hiện nay đảng này không còn được đa số ủng hộ nên phải liên

minh với các đảng khác trong các cuộc bầu cử. Đảng Bảo thủ Chilê thành lập


EBOOKBK MT.COM

5

năm 1851đến năm 2006 thì tham gia cùng với Đảng Tự do thành lập Đảng Quốc
gia (National Party). Ở nước Mỹ có Đảng Bảo thủ New York (Conservative
Party of New York) thành lập năm 1962 là một đảng nhỏ, thường ủng hộ Đảng
Cộng hòa trong các cuộc bầu cử.
Ở châu Âu, ngoài Đảng Bảo thủ Anh còn có một số đảng bảo thủ tương đối
lớn khác như: Đảng Bảo thủ Na Uy thành lập 1884, được 14,1 % phiếu bầu
trong bầu cử Nghị viên 2005; Đảng Bảo thu Đan Mạch thành lập năm 1915,
được 10,4% cử tri ủng hộ trong cuộc bầu cử nghị viện năm 2007, đứng vị trí thứ
5 trong các đảng chính trị nước này. Các đảng khác như Đảng Bảo thủ Rumani,
Đảng Bảo thủ Grudia, Đảng Bảo thủ Acmenia, v.v., là những đảng ít được cử tri
ủng hộ hơn.
Ở châu Phi, các đảng bảo thủ như Đảng Bảo thủ Nam Phi (thành lập 1982,
sát nhập vào Đảng Mặt trận Tự do năm 2003), Đảng Bảo thủ Uganđa chỉ dành
được 01 trong 289 ghế quốc hội trong cuộc bầu cử năm 2006.
Sở dĩ chủ nghĩa bảo thủ và các đảng bảo thủ vẫn còn được quần chúng ở
nhiều nước trên thế giới ủng hộ vì một số lý do, trong đó có phản ứng của quần
chúng trước những biến đổi tiêu cực trong xã hội do chủ nghĩa tư bản gây ra.
Chủ nghĩa tư bản với nền kinh tế thị trường của nó đã và đang làm mất đi nhiều
truyền thống quy giá, ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa của các dân tộc, do đó
quần chúng nhân dân có khuynh hướng muốn duy trì những truyền thống, tập
quán, thiết chế đã qua thử thách trong lịch sử, kể cả hình thức nhà nước, tôn
giáo, gia đình đã từng tồn tại trong chế độ phong kiến. Quần chúng thường do
dự trước khi chấp nhận những cái mới, do đó chỉ chấp nhận những thay đổi dần

dần chống lại những thay đổi bước ngoặt.
Mặt khác, chủ nghĩa xã hội có nhiều sai lầm trong thời kỳ trước đổi mới, kể
cả hiện nay chủ nghĩa xã hội vẫn chưa thể hiện đầy đủ tính ưu việt của mình nên
quần chúng nhân dân ở nhiều nước chưa thực sự tin tưởng ở những cái mới do
chủ nghĩa xã hội đem lại, những dự án cách mạng của các đảng xã hội chủ nghĩa
và cộng sản ở các nước.


EBOOKBK MT.COM

6

Tài liệu tham khảo:
1. Conservatism, />2. Conservatism, History, and Progress, www.friesian.com/conserv.htm
3. Joseph de Maistre, />4. Edmund Burke, />5. Conservative Party (UK),
/>6. The Conservative Party of Canada,
/>7. Colombian Conservative Party,
/>8. Conservative Party of Nicaragua,
/>9. Conservative Party of Norway.
/>10. Conservative People's Party (Denmark),
/>


×